Những Thế Lực Đen Tối Trong Giáo Hội Việt Nam

Viễn Phương


15 tháng 8, 2010

Tượng đồng Giám mục Adran và
Hoàng tử Cảnh - nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/

LTS: Trường hợp "khó vào đạo" trong bài kể ra cũng đáng suy nghĩ. Thật ra trên thực tế, dễ hay khó cũng còn tùy trường hợp. Nếu đối tượng là một người có quyền thế, uy tín, hay có ảnh hưởng đến quần chúng, thì không phải là vấn đề "vào đạo" nhưng lại là vấn đề "mời mọc, gài bẫy, khuyến dụ",... Đó là trường hợp của các yếu nhân trong một triều đình, một chính phủ, hay những người nổi tiếng như nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, vân vân. Ai đọc sử cũng biết các trường hợp gài người qua ngõ mỹ nhân kế hay hôn nhân, như Vua Charles I (1626-1649)(Anh), Vua Napoléon III (Pháp), Vua Bảo Đại (Việt Nam),...Bạn đọc có thể xem bài viết về các Vua Anh và Pháp trong đề tài này ở các bài "ÂM MƯU CỦA VATICAN TRONG THỜI VUA CHARLES I", và bài "VATICAN GIĂNG BẪY LÙA TỔNG THỐNG LOUIS NAPOLÉON VÀO CÁI TRÒNG CATÔ" của GS Nguyễn Mạnh Quang. Ngoài ra, các kế sách làm tăng dân số "tín đồ" của Giáo Hội La Mã nằm trong các chính sách "cải đạo những người sắp chết", "cải đạo những người sắp kết hôn", (xin xem bài viết "Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo" của Minh Thạnh), chương trình thăm viếng các tù nhân, làm việc trong các viện mồ côi, các việc can thiệp với chính quyền để "xin tha" các vụ bắt quân dịch, xin tha các người tình nghi nếu "sẽ theo đạo" (thời Ngô Đình Diệm). Bất cứ cơ hội nào đạo Công Giáo cũng ăn vào để kiếm thêm tín đồ. Xem ra, chuyện làm khó những người sẵn sàng muốn vào đạo chỉ là muốn làm ra vẻ cao giá mà thôi. (SH)


Cứ mỗi lúc đi qua các tòa Giám Mục hay các nhà dòng, nhìn thấy vẻ cổ kính và không gian thầm lặng, trong lòng tự dưng nghe chùn lại và muốn quên đi tất cả những mệt nhọc trong cuộc đời trần thế.Có khi, nghĩ nơi đây luôn có Thiên Chúa hiện diện, không bao giờ có tham lam, nhục vọng, tiền tài và các thói hư tật xấu ở ngoài thế gian. Những bóng dáng linh mục, tu sĩ bước đi nhẹ nhàng, thanh thảng, đầu cuối xuống đi dọc hành lang và ngoài sân cỏ như những bóng dáng thiêng thần trên trời cao.

Lễ truyền chứcNhưng, mấy ai biết được ẩn sâu trong bức tranh thánh thiêng nầy có những quyền lực đang chi phối, nó được phân chia vùng để thống trị!.Quyền lực được phân chia theo hệ thống dọc và ngang. Nó cũng phải đi theo nhóm và nhóm gồm có những ai đều được người kế nhiệm quyết định. Ai bảo nơi đây có sự bình an và công bằng thì hãy nghĩ lại, ở đây cũng có luật, những luật cốt yếu để làm khó giáo dân, khi luật được đưa ra, giáo dân muốn công việc mình đi xin đươc trôi chảy thì phải biết điều với người mình đi xin!. Các bí tích đươc lập ra là để ban cho người giáo dân được thụ hưởng, với những điều kiện tất yếu mà Giáo Hội yêu cầu. Nhưng ở thời điểm nầy, khi người giáo dân lúc cần đến lại bị những linh mục làm khó!. Các con hãy đi rao giảng cho muôn dân và làm phép rửa cho họ. Hãy đi đến các người anh chị em của mình, đó có phải là huấn lệnh của Chúa khi xưa? Sao bây giờ lại khó quá. Một người ngoại giáo muốn quay lại với TC đôi khi họ nản lòng vì những luật nầy nọ do các chủ chăn đưa ra, như thế thì GH muốn đưa về một mối hay muốn tỏ cho mọi người thấy được quyền lực của mình và muốn thiết lập trên các phép bí tích cơ chế xin cho?.

Có đôi vợ chồng nọ, vợ là người CG, chồng ngoại đạo. Sau bao năm chung sống, người chồng thấy được những điều tốt đẹp nơi người vợ của mình, đã xin được trở lại và hợp thức hóa đời sống vợ chồng bằng các phép bí tích. Sau bao ngày tháng đi học các lớp giáo lí, đến ngày chuẫn bị tập nghi thức rửa tội, nhà xứ bảo không rửa tội cho người chồng được vì hai vợ chồng đã ăn ở với nhau trước!. Anh chồng ngỡ ngàng vì không ai trước đó nói cho anh ta biết như thế! Anh bảo: “ Sao vào đạo khó thế, vậy mà tôi cứ nghe các cha bảo luôn chờ đón và rộng vòng tay với những kẻ như tôi, hóa ra lại làm khó nhau giống như đi xin nhập hộ khẩu hay xin giấy chủ quyền nhà!”.Và anh ta thề không bao giờ có ý định như thế nữa….!. Người vợ, 2 năm sau đó đã ra đi vĩnh viễn vì căn bệnh ung thư, mang theo nỗi buồn vì đã cố gắng đưa chồng mình về với Chúa, nhưng lại bị chính các LM quay mặt đi..!!.

Họ đã tạo ra vô số luật, mà chính các luật nầy đã là rào cản mọi người đến với TC, họ bảo: phải xét xem người đó có xứng đáng nhận bí tích rửa tội hay không! Nhưng đã quên rằng họ có là chi mà TC đã đưa họ lên đến hàng khanh tướng?.họ có dám chắc họ xứng đáng không?.Có những người, bao năm sống đời thầy tu, nhưng vì cái tính nói thẳng và không biết cách làm vừa lòng bề trên nên suốt cuộc đời cam phận làm một người thầy già trong nhà dòng. Có người, mới hôm nào đó còn là một thầy mắc bao lỗi phạm, nhưng thoáng một cái đã nghe lên hàng tư tế rồi. Những người nầy, vì biết cúi mình, biết vâng lời và biết giấu đi con người thật của mình. Bề trên biết rất rõ những con người nầy, nhưng vẫn đưa lên gới thiệu tiến chức!.Bởi vì sao?.Vì biết có thể dùng họ vào công việc của mình, và trong nguồn máy riêng có thêm nhân sự thuộc nhóm. bè phái nầy được hình thành từ ngày một người bước những bước đầu tiên vào đại chủng viện hay một nhà dòng nào đó. Ban đầu, họ rất ngỡ ngàng, nhưng ít thời gian sau dần hiểu phải sống ra sao để thích ứng, và mau chóng tìm một chổ dựa vững chắc nếu không muốn thành một ông thầy già và chết đi cũng là một ông thầy. Các thầy lúc đứng trước giáo dân nhân đức là thế, mấy ai được biết họ sống ra sao khi ở phía sau cánh cổng. Họ chia bè, chia nhóm và sẳn sàng hại nhau hay làm mất uy tính của nhau khi có thể. Khi một thầy được lòng bề trên, những thầy khác phía sau luôn ganh ghét và nói xấu đi, họ luôn tìm mọi cách để được bề trên chú ý đến.

Hãy xem một tòa Giám mục ở một vùng phía bắc, tôi đã có dịp gặp và nói chuyện với một vị Giám Mục vùng biên giới. Vị nầy luôn nhắc đến cái tước vị tiến sĩ của mình, ăn mặc rất đẹp, trên bàn ăn sáng, lúc dùng café, ngài nói với tôi và những người bạn cùng đi là người ngoại giáo: (Tôi chỉ uống café số…, nếu có ai muốn biếu tôi café thì phải là loại café nầy thì tôi mới nhận). khi bà cụ thân sinh của ngài qua đời, tôi nghe rất nhiều linh mục, tu sĩ nói rằng: “cho dù đường xa cỡ nào, cũng phải cố gắng có mặt viếng bà cụ, vì ĐGM sẽ đứng ở đầu quan tài điểm danh, camera sẽ nói lên ai đã không có mặt, nếu không có mặt trong những ngày viếng xác thì sau nầy sẽ rất khó sống với ngài!”!.

Trong giáo phận của ngài, có một giáo xứ rất nhỏ bé, nhưng ông cha xứ thì lại rất to. Tôi cũng có dịp ghé thăm giáo xứ nầy. cha xứ ở đây cả ngày không làm gì cả, cơm nước thì đã có các dì phước lo, ăn xong, cha xứ ngồi xỉa răng và uống nước trà, các dì phải bưng bê hầu hạ. Ấy vậy mà các dì luôn bị cha xứ quát mắng. Tôi đã được chứng kiến cảnh ông cha xứ đưa cao tay định đánh một dì phước vì dì nầy đã không làm theo ý của mình. Nhưng mỗi khi có ĐGM cai quản địa phận tới thăm và ở lại ngũ qua đêm tại giáo xứ, ông cha xứ tỏ ra khép nép, luôn miệng dạ vâng với ĐGM. Từ những điều nầy, cho thấy uy lực của những đấng bề trên lớn thế nào.

Luật miễn trừ

Có một điều luật mà ít ai được biết đến. Điều luật nầy chỉ dành riêng cho những người đang ở trong hàng giáo phẩm, đó là luật miễn trừ, điều luật nầy như thế nào? Đó là: Những ai đang mang trên mình chức thánh, từ hồng y trở xuống, nếu đã có gia đình, vợ con, muốn trở lại hàng ngũ tư tế thì giáo hội vẫn đón nhận như không có việc gì trước đó, nhưng với một điều kiện là phải bỏ hết tất cả!. Đây rõ là một ưu ái và cũng là một cách tự bảo vệ nhau của những người trong hàng giáo phẩm. Tôi biết có những dì phước, vì nhiều lí do đã gởi trả lại nhà dòng tu phục để trở về nhà cha mẹ. Nhưng cha xứ nơi ông bà cố của dì đã lên tòa giảng trong ngày chủ nhật đưa vấn đề nầy vào bài giảng và nói rằng sự trở về của dì nầy là sự nhục nhã cho gia đình.

Hãy quay trở lại với điều luật miễn trừ nói ở trên, sẽ thấy những điều nầy:

Thứ 1/. Luật hôn nhân không cho phép ai phân ly cuộc sống vợ chồng.

Vậy, khi cho phép một người trong hàng tư tế đã có vợ con quay trở lại hàng ngũ với điều kiện phải từ bỏ gia đình, giáo hội đã tự phá bỏ luật hôn nhân đã được Thiên Chúa thiết lập.

Thứ 2/. Khi một người trong hàng tư tế từ bỏ vợ con để đủ điều kiện quay trở lại, thì chính giáo hội đã làm cho người nầy trở thành một kẻ vô đạo đức, vì như thế thì vợ con của vị nầy ai sẽ có trách nhiệm nuôi dạy. Như thế, điều luật nầy đã tạo nên một kẻ phá bỏ luật Thiên Chúa, là một kẻ vô trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Từ đây, có thể thấy hàng giáo phẩm tạo nên các luật, các luật chỉ dành cho những người giáo dân chứ không phải cho họ. Họ có quyền cử hành các phép bí tích cho ai, hay từ chối những ai là quyền của họ. Viện đủ lý do đề từ chối, nếu có ai hỏi hay thắc mắc thì họ luôn bảo: “ Tôi học nhiều hơn và hiểu rỏ luật hơn nên tôi có quyền từ chối!”. Nói chung thì tất cả cũng chỉ là quyền và luật do các vị nầy tự lập ra để củng cồ quyền lực của mình mà thôi.

Chính ngay tại nơi mà mọi ngưởi tưởng rằng luôn có sự thống nhất và yêu thương như Tòa Giám Mục thì đã lầm!. Có Tòa GM mà tôi biết và đã từng ghé qua, bộ máy điều hành được chia làm 3, đại diện cho 3 vùng…., 3 nhóm nầy không đồng ý nhau và luôn muốn người vùng của mình lên làm người lãnh đạo. Từ điều nầy, đã tạo nên sự bất phục tùng, và người lãnh đạo cố gắng củng cố địa vị của mình bằng mọi cách. Như thế, thì ở đây là nơi của những người đại diện cho Thiên Chúa chăm sóc các con chiên của Ngài, hay là nơi của sự tranh giành quyền lực để thụ hưởng và cai trị?

Luật im lặng

. Đây là luật buộc các người trong Hàng Giáo Phẩm phải thề hứa không được nói ra với ai những việc làm không đúng, những tội lỗi của những người đang đứng trong hàng ngũ của mình.

Đã và đang có rất nhiều đơn thưa được gởi đến các Tòa Giám Mục, nơi quản lí các Linh Mục để trình bày các tội lổi của các vị nầy. Nhưng, tất cả đều rơi vào sự im lặng như chính cái vẻ bề ngoài của các Tòa Giám Mục!.

Ho sợ điều gì mà không dám lên tiếng?. Họ sợ điều gì đến nổi phải sử dụng đến luật im lặng như tổ chức Mafia đã và đang sử dụng?

Họ sợ khi tất cả những thói hư tật xấu của mình được phơi bày ra ánh sang, các Giáo Dân biết rỏ mọi sự, thì cái sự được kính trọng, cái lối sống trịnh thượng và cách sống ăn trên, ngồi thượng của họ sẽ bị mất đi. Bởi vậy, ho luôn cố gắng ém nhẹm đi tất cả mọi đơn từ thưa kiện được gởi đến bởi nhưng người Giáo Dân có tấm lòng muốn Giáo Hội Công Giáo được tốt đẹp hơn. Nếu có ai cố gắng nói lên những điều nầy một cách công khai, lập tức họ sẽ mang cái ách vạ tuyệt thông ra để đe dọa!

Ta là sự thật và là sự sáng”. Câu nói của Chúa Giêsu khi xưa mà họ hầu như luôn giảng dạy. Nhưng, mỗi khi có ai nói lên sự thật, thì họ lại đi mắng chưởi người đó là ma quỉ, là Satan!. Vậy có phải thật sự mâu thuẩn hay không khi họ dạy GD một đường nhưng lại bảo GD không được sống đúng như những gì họ đã dạy.

Hay họ muốn cái sự thật chỉ dành cho người khác, những người không nằm trong hàng ngũ của họ, còn họ thì đã được cái bộ luật miễn trừ bảo vệ, hay họ nghĩ rằng họ đã là thánh rồi?!

Viễn Phương

Trang Tôn Giáo