Trong Hơn Một Năm, 95 Nhà thờ Công Giáo Tại Hoa Kỳ Bị Tấn Công

Tổng hợp Vatican News

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgT/TinVatican02.php

28-Dec-2021

LGT: Khi các công nghệ hiện đại tân tiến được phát triển, kính viễn vọng, máy in, công nghệ thông tin, máy dò bằng tia laser xuyên mặt đất... chúng trở thành những cơ quan công tố soi rõ bộ mặt trơ trẽn và những điều dối trá dưới lớp son phấn của hệ thống tôn giáo tự xưng là đạo đức, thánh thiện, đã thống trị cả nửa địa cầu trong hơn ngàn năm qua. Đương nhiên, không dễ gì một người đang ngồi trên ngai vàng từ lâu lại tự động bước xuống chỉ vì những lời tố cáo của hàng dân chúng thấp hèn. Cho nên họ vẫn ở trên ngai, và dân đen chỉ còn cách nổi lên đập phá, đốt cháy những nơi "đạo đức giả" cho đỡ ngứa mắt họ mà thôi. Trong năm qua, những vụ đốt phá nhà thờ được tóm gọn trong hai bản tin dưới đây. Kính mời bạn xem (SH)

Ít Nhất 10 Nhà Thờ ở Canada Đã Bị Đốt Sau Khi Hài Cốt Các Trẻ Em Bản Địa Được Tìm Thấy

[Bản tin dưới đây đã đăng trên trang nhà Vatican News từ ngày 07 tháng 7, 2021]

Từ cuối tháng 5, khi hài cốt của hàng trăm trẻ em người bản địa được tìm thấy trong các trường nội trú cũ của Công giáo ở Canada, cho đến nay, ít nhất 10 nhà thờ Công giáo và Anh giáo đã bị hư hại hay phá huỷ trong các vụ đốt phá.

Hồng Thủy - Vatican News

Một số nhà thờ bị đốt, chủ yếu là của Công giáo, nằm trong lãnh thổ của “những dân tộc đầu tiên của Canada” - sống ở phía nam vùng Bắc Cực của Canada ngày nay.

Lý do của làn sóng phá hoại này được cho là hành động phản ứng lại việc tìm thấy hơn một ngàn ngôi mộ vô danh ở nhiều địa điểm khác nhau của các trường nội trú cũ, trong đó hơn một nửa do Giáo hội Công giáo điều hành từ năm 1831 đến năm 1996.

Theo hãng tin Hoa Kỳ Fox News, nhà thờ đầu tiên bị tấn công là nhà thờ Thánh Tâm, thuộc bang British Columbia, vào ngày 21/6. Cùng ngày hôm đó, nhà thờ thánh Gregorio, cũng ở British Columbia, cũng bị tấn công.

Vào ngày 26/6, hai nhà thờ Công giáo khác đã bị đốt cháy trên vùng đất của người bản địa: đó là nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức Chopaka và nhà thờ thánh Anna. Cùng ngày, nhà thờ Anh giáo thánh Phaolô ở British Columbia cũng bị thiêu rụi, nhưng bị hư hại nhẹ. Tuy nhiên, vào ngày 1/7, nhà thờ này đã bị một trận hỏa hoạn mới thiêu rụi hoàn toàn.

Vào ngày 28/6, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà thờ Công giáo của người bản địa ở Siksika First Nation, nhưng sự việc đã được kiểm soát. Một nhà thờ khác, nhà thờ thánh Gioan Tẩy Giả, bị cháy rụi vào ngày 30/6.

Ngày hôm sau, 1/7, nhà thờ thánh Patrick ở Yellowknife, Miền Tây Bắc, bị hư hại nhẹ do bị cháy. Vào ngày 2/7, nhà thờ Anh giáo thánh Columba ở British Columbia đã bị phóng hỏa, nhưng nhanh chóng được kiểm soát trước khi bị thiệt hại.

Một trong những vụ hỏa hoạn mới nhất xảy ra vào Chúa Nhật, ngày 4/7, tại nhà thờ Liên minh Cầu nguyện ở thành phố Calgary. Trong cùng thành phố này, ít nhất 10 nhà thờ đã bị phá hoại bằng sơn đỏ hoặc dấu tay màu đỏ, và cửa kính của một nhà thờ bị đập vỡ để sơn có thể văng vào bên trong.

Ngày 2/7, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cùng với các nhà lãnh đạo người bản địa và các quan chức của các tỉnh bang đã lên án hành động đốt phá. Ngoài các nhà chức trách, những cựu học sinh còn sống của các trường nội trú và các nhà lãnh đạo bản địa cũng đang kêu gọi chấm dứt bạo lực. (ACIPrensa 06/07/2021)

 

Trong hơn một năm, 95 nhà thờ Công giáo tại Hoa Kỳ bị tấn công

[Nhà Thờ San Gabriel, cứ điểm truyền giáo do nhà truyền giáo Junípero Serra thành lập vừa bị đốt cháy. Bản tin "Trong hơn một năm, 95 nhà thờ Công giáo tại Hoa Kỳ bị tấn công" dưới đây đã đăng trên trang nhà Vatican News ngày 16 tháng 9, 2021]

Theo một báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, từ tháng 5/2020 đến nay có ít nhất 95 nhà thờ Công giáo tại 29 tiểu bang của Hoa Kỳ bị phá hoại, từ đốt phá, phá hủy tượng ảnh đến sơn vẽ chữ thập ngoặc và các câu chống Công giáo, vv.

Hồng Thủy - Vatican News

Đức Tổng Giám mục Thomas Wenski của Miami, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo, và Đức Tổng Giám mục Paul Coakley của Oklahoma City, Chủ tịch Ủy ban về Công lý trong nước và Phát triển Con người, đã viết trong một tuyên bố vào tháng 7 năm 2020 rằng “Cho dù những người làm những hành việc này là những cá nhân gặp rắc rối đang kêu cứu hay những kẻ thù ghét tìm cách đe dọa, thì các cuộc tấn công là dấu hiệu của một xã hội cần được chữa lành”.

Vụ phá hoại mới nhất được báo cáo là vào ngày 5/9. Những kẻ phá hoại đã vẽ bậy lên một cánh cửa và hai bảng hiệu tại một nhà thờ Công giáo ở Louisville, bang Colorado.

12 vụ phá hoại ở California

Báo cáo đề cập đến 12 vụ phá hoại xảy ra ở California kể từ tháng 5/2020, bao gồm việc phá hủy và dỡ bỏ tượng thánh Junipero Serra vào tháng 10/2020, và vụ đốt phá vào tháng 7/2020 đã phá hủy một nhà thờ truyền giáo 249 năm tuổi ở San Gabriel.

14 vụ ở New York

Báo cáo cũng nêu lên 14 sự cố ở New York, bao gồm cả việc vẽ bậy chống Công giáo và chống cảnh sát trên tường mặt ngoài của nhà thờ chính tòa thánh Patrick vào tháng 1.

Giáo phận Brooklyn đã yêu cầu cảnh sát tăng cường hiện diện vào tháng 5, sau hai vụ phá hoại tài sản nhà thờ trong vòng ba ngày (1).

Một tượng Đức Mẹ bồng trẻ Giêsu đã bị phá hoại bên ngoài các văn phòng hành chính của giáo phận, Chúa Kitô bị chặt đầu. Một cây Thánh giá bên ngoài một giáo xứ cũng bị lật đổ, với một lá cờ Mỹ bên ngoài nhà xứ bị đốt cháy. Các vụ việc đều được điều tra như là tội thù hận.

Đáp lại thù hận bằng tình yêu (2)

Các tổng giám mục Wenski và Coakley viết: “Quốc gia của chúng ta đang ở trong một thời điểm bất thường về xung đột văn hóa. Con đường phía trước phải thông qua lòng cảm thông và sự hiểu biết được thực hành và dạy dỗ bởi Chúa Giê-su và Thánh Mẫu của ngài. Chúng ta hãy suy gẫm, thay vì hủy hoại, những hình ảnh về những tấm gương yêu thương của Thiên Chúa. Theo gương của Chúa, chúng ta đáp lại sự bối rối bằng sự hiểu biết, và sự thù hận bằng tình yêu”. (CNA 13/09/2021)

____________

Nhận xét:

Phần nhận xét dưới đây được thấy trong email đăng trên các diễn đàn ngày 2021-12-19.

1. Nhungbame ThanhGia <nhungbamethanhgia@gmail.com> on 2021-12-19 22:53

(1) Các giáo dân của nhà thờ chính tòa thánh Patrick đêm ngày ngồi chầu đọc kinh bình an đến cho giáo hội...

(2) Thật ra các nhà thờ đã đặt gắn nhiều camera đắt tiền cùng thả chó săn xung quanh các nhà thờ... Ý thức người dân nhờ internet nên đã nhìn thấy sự thật tôn giáo họ phụng thờ . Vì vậy hàng năm đức thánh cha Vatican chi ra gần 50 triệu USD để giựt xập hoặc mua sạch các: báo chí , tập san và phim ảnh bạch hóa về đạo cong giáo.

Con đường phía trước phải nhẩn nhục , và khuyến bảo con chiên qua 10 điều răn " Kính chúa Yêu cha". Theo gương của Chúa, chúng ta đáp lại bằng hành động như những gì chúng ta đả làm kể từ khi đạo cong giáo ra đời.

2. Khoa T Do wrote:

Chúa JESUS hay Chúa Trời do mấy ông truyền giáo tô son điểm phấn như Thợ làm tượng rồi tô điểm vẽ rắn thêm chưn.

Thật sự không có chúa Trời mà Trời cũng không có luôn [theo lời Đức TLHT Từ Thông].

3. From: sylvia le chớ vội tin tưởng - chớ vội phê phán

Một số không ít những mục sư, linh mục bên Mỹ-Úcvì họ nhận thấy đạo của họ là đạo lừa bịp, dối trá, phi khoa học, gây chiến tranh, gây mất đoàn kết cho các tôn giáo khác, điển hình như "cuộc chiến thập tự chinh" 1095-1099 đã cướp đi hàng triệu mạng sống người Do Thái và rất nhiều cuộc đẫm máu của những người kito giáo cực đoan.

Từ đó Họ nhận ra đạo Phật là một tôn giáo nhân từ, thực tế, không khoa trương tâng bốc, không lừa đảo bất hiếu như đạo kito giáo. Họ đã bỏ đạo kito giáo và Tin Lành, để xuống tóc theo đạo Phật.

Đạo Phật họ dạy con người sống hiền hòa nhân đức, biết ơn Tổ Quốc, biết hiếu thảo với cha mẹ, thờ cúng ông bà, kính nhớ tổ tiên. Còn bên kito giáo thì chỉ duy nhất một lòng thờ chúa, không cần đến tổ tiên ông bà hay cha mẹ.

Trong kinh Luca có viết:

"những ai theo ta mà không ghét bỏ ông bà,cha mẹ, anh chị em và chính bản thân mình, thì sẽ không xứng đáng làm môn đồ của ta",

"hãy mang kẻ thù của ta ra đây, giết chúng trước mặt ta, những kẻ không muốn ta cai trị" và rất nhiều bài kinh rùng rợn khác.

Thôi thì ai theo mặc kệ, em là sẽ quyết định bỏ đạo cho dù gđ có ngăn cản đi chăng nữa.

SH Sưu tầm

Trang Thời Sự