Nhân đọc “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam" của tác giả Bữu Biện Sơn Dã Bần Phu | ||
“Ông Trời trong thi ca Việt-Nam.” Đó là tựa đề cuốn sách của ông Bửu-Biền, mà tôi đã có dịp giới thiệu tác giả từ cuốn TÔN GIÁO CHIẾN TRANH HÒA BÌNH. Sách gồm hơn 500 câu ca dao, tục ngữ, thi văn của Việt-Nam. Kích thước 8-1/2” x 5-1/2” (21,5cm x 14cm), dày 160 trang. Trình bày giản dị, mộc mạc, do Bến Đò Cồn sẽ phát hành tại Pháp năm 2008. Nhân đọc cuốn “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam” bần phu xin lạm bàn về Ngài với vài dòng thô thiển sau đây. “Ông Trời” là một danh xưng để chỉ một vị Toàn năng. “Ông Trời” có quyền thưởng, phạt, sinh, diệt mọi chúng sanh, mọi vật trên trần gian. Đó là một quan niệm về Thần quyền của hầu hết người Việt-Nam chúng ta. Người có chút ít chữ nghĩa thì gọi “Ông Trời” là Thượng-Đế. Kể cả người Trung-Hoa và Nhật-Bản trước đây cũng có quan niệm như vậy. Đối với tín đồ Thiên-chúa-giáo, Ông Trời là “Đức Chúa Blời” (thời giáo sĩ Đắc-Lộ/Alexandre de Rhodes), hay còn gọi là Thiên-Chúa. Đối với tín đồ Hồi-giáo, Ông Trời là Thượng-Đế Allad. Đối với tín đồ Do-Thái-giáo, Ông Trời là Đức Chúa Yahweh, hay còn gọi là Jéhovah. Đối với Lão-giáo thì Ông Trời là “Đạo”. Đối với Khổng-giáo thì Ông Trời là “Thiên mệnh.” Đối với Phật-giáo thì không bàn đến “Ông Trời”. Cùng quan niệm về đấng Toàn Năng mà lại có đến ít nhất ba vị. Tôn giáo nào cũng cho rằng chỉ có Thượng-đế của mình là đấng Chủ tể duy nhất trong vũ trụ. Theo chân lý “Ông Trời” là ai? Có “Ông Trời” hay không? Nêú quả là chân lý thì chỉ có một, tại sao lại có đến ba, bốn? Vậy Ông Trời, Thượng-Đế, Thiên-Chúa, Thánh Allad, Đức Chúa Trời Jéhovah đều chỉ có trong quan niệm về siêu hình mà thôi. Mà đã là quan niệm thì rất mơ hồ. Có thể sai, mà cũng có thể đúng. Mà đúng vì đôi khi chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, rồi tưỡng lầm rằng đó là sự thật. Hoặc là người ta cố gán cho đó là sự thật vì một ý đồ gì bất chánh nào đó. Có lần thầy Tử-Lộ hỏi Đức Khổng-Tử về Thượng-Đế, quỷ, thần, Ngài khuyên rằng chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần “Vị năng sự nhân, yêu năng sự quỷ “. Tuy nhiên đối với thánh thần, ma quỷ thì nên kính trọng, nhưng tránh xa, “Kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị trí hỷ “. Xin ghi chú thêm rằng có hai phái trong giới văn học cổ Trung-Quốc: Một phái cho rằng Khổng-Tử tin có quỷ thần. Một phái khác thì cho rằng Khổng-Tử không tin quỷ thần. Vấn đề này nếu bàn xa thì dài lắm. Còn đối với Phật-giáo thì sao? Có một thanh niên Bà-La-Môn hỏi Đức Phật rằng thế gian này vô biên hay hữu biên, và từ đâu mà sinh ra. Đức Phật chỉ mỉm cười và khuyên không nên hý luận. Hý luận sẽ chẳng đi đến đâu, rồi loài người vì tranh luận mà làm mất hòa khí và gây chiến tranh chết chóc. Thí dụ có một đứa bé bị bỏng, việc đầu tiên của ông bà cha mẹ đứa bé là đi tìm nguồn gốc làm cho đứa bé bỏng? Rồi đi tìm nguyên nhân nào sinh ra lửa, hay điện làm cho đứa bé bỏng? Rồi tìm hiểu lửa hay điện do đâu mà ra? Rồi đi tìm tiểu sử ngừơi phát minh ra điện? Hay là ông bà cha mẹ phải chửa trị vết bỏng cho đứa bé là cần thiết trước tiên? Làm cho đứa bé hết nhức nhối, hết rên la, làm lành vết bỏng? Đạo Phật cũng vậy: Chúng sanh đang mê lầm đau khổ thì Đức Phật tìm con đường giải thoát khỏi đau khổ, thế thôi. Quả vậy, từ khi có các loại thần giáo ra đời, vì mỗi tôn giáo không chấp nhận Thượng-Đế của tôn giáo kia mà nhân loại đã chịu đựng bao nhiêu là chết chóc tang thương, chưa kể chiến tranh vì lý do kinh tế, vì lý do muốn làm chủ tể thiên hạ. Và niềm đau khổ tang thương đó vẫn đang còn tiếp diễn triền miên. Nói đến Thượng-đế là nói về vấn đề tôn giáo. Một vấn đề lớn của nhân loại đã làm đổ máu bao nhiêu sinh linh. Và sẽ đổ máu vô cùng tận cho đến khi loài người bớt cố chấp. Tuy nhiên, ngày nay vì khoa học phát triển nhanh chóng, muốn tôn giáo của giáo hội mình tồn tại, đã có giáo hội đang “update”, tiếng Ý gọi là Aggiornamento (renewal or updating) lại giáo điều của giáo hội mình: Sau Cộng-đồng Vatican II ngày 25-1-1959, 16 văn kiện quan trọng (4 Constitutions, 3 Declarations, và 9 Decrees) được giáo hội công bố. Trong đó Giáo-hoàng John XXIII cho phép các tín đồ Công-giáo La-Mã được thờ cúng tổ tiên theo phong tục của quốc gia các tín đồ. Xin nhớ là trong ngày kỵ giổ, Đông-cung thái-tử Nguyễn-phước-Cảnh nhất định không lạy bàn thờ ông bà, mặc dù Giám-mục Bá-Đa-Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine) đã khuyên nhủ thái-tử nên lạy bàn thờ tổ tiên, vì đây là một cử chỉ tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, một phong tục tốt đẹp của dân tộc. Béhaine đã xin La-Mã cho phép tín đồ Kitô người Việt vẫn được giữ phong tục tốt đẹp này. Nhưng lúc đó La-Mã sợ ảnh hưỡng tư tưởng Khổng-giáo làm lung lay lòng tin Đức Chúa Trời nên không chấp thuận. Giáo hội La-Mã “update” giáo điều lại như thế nào? Có nhiều điều được update, trong đó có nội dung Đức Giáo-hoàng John Paul II đã xác định lại rằng: 1--“Thiên-đường không phải là một nơi chốn trừu tượng hay hữu hình cụ thể chiếm một khoảng không gian trên chín tầng mây. Mà Thiên-đường chỉ là mối liên hệ riêng tư, và sống động giữa cá nhân của chính con người với Chúa Ba Ngôi.” (Heaven is not an abstraction nor a physical place amid the clouds, but a living personal relationship with the Holy Trinity). (Học Hội Giêsu Kitô Phục-sinh, Tuyên cáo 8, điều 1, trang 2.) Và 2--“Địa-ngục không phải là một nơi có những hình phạt do Thượng-đế đặt ra, nhưng chỉ là do kết quả của những thái độ và hành động con người tạo ra trong đời sống của họ.” (Hell is not a punishment imposed extremely by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life.) (Jude Webber, “Nor Fire or brimstone, but hell’s real, pope says.” Houston Chronicle, July 29, 1999, page 26A.) Và nghe đâu cũng không còn danh từ Limbo nữa. Đức Giáo-hoàng Benedict theo đề nghị của các Hồng-y sáng suốt đã bỏ từ Limbo này vào tháng 5-2007 rồi. Tôi dùng chữ “nghe đâu”, vì tôi chưa kiểm chứng. Hợp lý thôi, đã không còn nơi chốn thiên đàng địa ngục thì làm gì có limbo! Giáo-hoàng Paul II cũng đã đồng ý lập tòa án để xét xử hơn 100 (137?) vị thừa sai ở Mỷ bị tố cáo xâm phạm tình dục trẻ em. Trước đây mỗi khi các vị thừa sai nào phạm tội gì thì tín đồ không được bắt lổi, mà bảo rằng sẽ do Thiên-chúa phán xét. Và giáo hội La-Mã có thái độ cởi mở hơn đối với tôn giáo bạn: “Giáo-hội Công-giáo kính trọng sâu xa tất cả các tôn giáo bạn, luôn khuyến khích con cái mình nhìn nhận, bảo tồn và làm phát triển các giá trị thiêng liêng cũng như luân lý, văn hóa cũng như xã hội của các tôn giáo bạn, bằng con đường đối thoại và hợp tác một cách thận trọng và bác ái với các tín đồ các tôn giáo bạn, mà vẫn duy trì chứng tá đức tin và đời sống Kitô hữu”. (Trích trong tập Ra Khơi và các bài giảng của Hồng-y Sepe, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo của Vatican, trong dịp viếng thăm Việt-Nam, tuyên ngôn liên lạc của Giáo-hội Công-giáo với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, số 2).
Ngày 4 tháng 12 năm 2005, khi đến cắt băng khánh thành Nhà Truyền-thống Văn-hóa và Đức-tin Công-giáo thuộc Tổng Giáo phận thành phố Hồ-chí-Minh, Đức Hồng-y Sepe đã dạy các tín đồ của mình rằng: “…Tôi cũng mời gọi các giáo sư, sinh viên Công-giáo và những người thành tâm thiện chí hãy quyết tâm thực hiện những cuộc nghiên cứu nghiêm túc, khách quan và khoa học về lịch sử truyền giảng Tin mừng tại Việt-Nam, để hiểu thái độ của Giáo-hội Công-giáo đối với việc ngoại xâm, cũng như để biết việc đóng góp, việc cổ võ văn hóa, luân lý và tâm linh mà Giáo-hội Công-giáo đã mang đến cho xã hội Việt-Nam. Đó là chân lý giúp giải thoát mọi mặc cảm tự ti hoặc tội lỗi có thể làm u ám trái tim và lương tâm. Nếu trong quá khứ đã có những sai lầm thì đó sẽ là dịp tốt để chúng ta khiêm tốn xin lỗi dân tộc, mong sát cánh cùng với mọi người dân và các tôn giáo bạn mà xây dựng một đất nước công bình hơn và nhân bản hơn…” (Hai đoạn văn trên trích trong cuốn Tãn mạn Phú-Xuân II của cư-sĩ, nhà sưu tập, nghiên cứu, bảo tồn cổ ngoạn Trần-đình-Sơn.) Đối với tín đồ Kitô người Việt, ít ai biết đến những lời công bố, khuyên nhủ trên. Giáo hội công giáo La-Mã tại Việt-Nam không muốn người Việt biết quá nhiều. Một đàn anh trong giới kiến-trúc-sư cho hay rằng linh-mục Th. (bác ruột của anh ấy.) nói rằng từ 1927, La-Mã đã chấp thuận cho giáo dân được thành hôn với người khác tôn giáo mà KHÔNG bắt buộc người tôn giáo kia phải theo Catholic, nhưng con cái thì bắt buộc phải theo. (Bởi vậy Vua Bảo-Đại vẫn không theo Catholic, cho đến khi nghe lời Monica đến rửa tội tại nhà thờ Saint Pierre de Chaillot, Paris XVI, năm 1988). Những cởi mở này chỉ áp dụng giới hạn đối với người Việt mới đây thôi (vài chục năm). Ngoài ra ép được ai thì ép. Tuy nhiên hiện nay có một số linh mục (bằng đưòng dây gia đình, tình yêu) vẫn bắt buộc người kia phải theo Catholic mới được lấy con cái của họ. Qua 2 lời kêu gọi trên, Giáo-hội Công-giáo đã sáng suốt khuyên các tín đồ Kitô bằng những lời khuyên tốt đẹp. Không như trước đây, trong “Phép giảng 8 ngày” có lời dạy rằng “…đánh tan Đạo Bụt thần…”. Tôi đã hỏi kỷ một vị tu xuất từ Dòng Tên, ông ấy xác nhận là do Tòa-thánh La-Mã dạy phải giảng như thế. Tự do tôn giáo ?! Theo lời dạy của Đức Phật Thích-Ca, trong thế gian có hai hạng người mạnh và đáng kính: Một là hạng người không bao giờ sai lầm. Hai là hạng người đã sai lầm mà biết sửa sai. Hạng người thứ nhất e không bao giờ có. Đáng khen thay thái độ tốt đẹp này của Giáo hội La-Mã (chỉ ở trung ương La-Mã thôi, ở các địa phương còn tùy). Khen thay! Đọc Kinh Qur’an của Hồi-giáo, tôi thấy kinh dạy bổn phận con người đối với nhau rất là đầm ấm. Có thể coi đó như là căn bản của nền luân lý trong cộng đồng tín đồ Hồi-giáo. Nhưng đó là kinh kệ. Trên thực tế, sau khi giáo chủ Mohamad qua đời, giáo hội đã phân hóa ra làm hai. Và những cuộc tàn sát đẫm máu lẫn nhau đã xảy ra. Xin xem sách giới thiệu. Tiện đây, tôi xin mượn lời giới thiệu để nói rỏ có “Ông Trời” trong Phật giáo không? Trong suốt hơn bốn mươi năm đi hoằng pháp, Đức Phật không bao giờ nói đến tên, hay nói về một vị thần thánh siêu hình nào. Giáo lý Phật-giáo Nguyên-Thủy không đượm màu huyền bí, siêu hình, hay “mầu nhiệm”. Mãi đến năm 120 sau Công-nguyên, vua Kanishka bên Ấn-Độ triệu tập tất cả các tăng lữ tại kinh đô Ấn- Độ (bây gời là Kasmir), bàn bạc rồi hạ triết lý Phật giáo xuống thấp hơn một bậc, thần thánh hóa Đức Phật Thích-Ca, đặt thêm những vị La-Hán (Arahat), Bồ-Tát (Bodhisattwa). Kể từ đó đặt cơ sở cho Phật-giáo Đại-thừa, hay còn gọi là Tân Phật-giáo (Will Durant, The Story of Civilisation), để dể giáo hóa dân chúng hơn. Và tất cả các kinh điển chỉ tóm lược lại trong ba trăm ngàn câu thơ (Sustra). Vì sao mà phải hạ thấp triết lý Phật-giáo vậy? Vì hầu hết con người, nhất là đối với hạng dân dã, ai cũng nghĩ rằng tôn giáo phải là cái gì huyền bí, siêu phàm, và “mầu nhiệm” mới gọi là tôn giáo. Những người có bằng cấp đầy mình mà còn mê tín thì tôi cũng xem như dân dả mà thôi. Thần giáo chẳng qua cũng chỉ là một loại mê tín, nhưng mà mê tín hạng … cao cấp. Chính vì trình độ nhân loại như vậy cho nên các vị thừa sai, hay các vị lãnh đạo tinh thần thường hay thần thánh hoá các đấng Giáo Tổ để dể bề giáo dục các giáo dân. Một vị Tăng-Thống đã nói với tôi rằng Phật-giáo không phải là tôn-giáo. Tại sao phải là thần giáo mới tốt? Trong Đạo Phật không có Tôn thờ một Giáo điều nào. Lúc Phật Thích-Ca sắp nhập diệt, một vị sư Bà-La-Môn hỏi Phật rằng ông ta muốn bỏ Đạo của ông ấy để theo đạo Phật. Phật trả lời rằng không cần, miễn rằng thực hành theo Bát Chánh Đạo thì sẽ đạt Đạo thôi. Phật còn dạy rằng không nên tin những gì các sư sãi nói, nếu xét thấy không hợp lý. Tóm lược những lời dạy của Đức Phật Thích-Ca, không có tính cách thần thánh thiêng liêng trong đó. Điển hình là 14 điều răn của Phật, và 8 con đường tu hành chân chánh (Bát Chánh Đạo) tôi không thấy đã động gì đến tính cách siêu hình, thần thánh, “mầu nhiệm”, “ban ơn”, hay vì Phật gì cả. Đối với Phật giáo, tu là sửa mình để cá nhân người đó được tốt đẹp hơn. Nếu cá nhân tốt đẹp thì đương nhiên xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Phật Thích-Ca không bắt ai phải thờ phụng Phật như các tôn giáo thuộc loại thần giáo. “... chiếc áo đen của một người Công-giáo theo đuổi chủ nghĩa Thần quyền lạc hậu không thể nào hòa hợp được….” (Bạch Hạc Trần-Đức-Minh, cựu đại-tá Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hoà, Một Thời Nhiểu Nhương 1945-1975, tr. 679). Lucrèce (triết gia La-Tinh thế kỷ -I) đã nói rằng “Sự sợ hải tạo nên các thần linh.” Sợ những sức mạnh ẩn náu trong lòng đất, trong cây cối, trong dòng sông…Vậy tôn giáo là để thờ các sức mạnh đó. (Will & Ariel Durant, Bài Học Của Lịch Sử, NHLê dịch, tr.61). Khoa học càng phát triển thì các quốc gia ở Châu-Âu càng ít tín đồ. Ngày nay Thiên-chúa-giáo phát triển ở những quốc gia đang phát triển mà thôi. Một tu sĩ đã từng khuyên rằng chỉ nên xem Đức Chúa Jesus, hay Phật Thích-Ca là những nhà ĐẠI VĂN-HÓA mà thôi. Léon Tolstoi cũng chủ trương nên sống theo luân lý của Chúa Kitô, nhưng công kích những điều sai lầm của giáo hội Nga, chứ không coi Chúa Kitô như là một đấng thần linh. Somerset Maugham cũng không tin vào kinh thánh. Victor Hugo thì mỉa mai vị thừa sai chủ trì Nhà Thờ Đức Bà ở Paris. Bà Pearl Buck nhìn các vị truyền giáo với con mắt không kính phục gì (mặc dầu cha mẹ Bà là những nhà truyền giáo). Alexandre Dumas (cha) nói rằng Thượng-Đế không có thật, chỉ là ý niệm mà thôi. Nếu có thật tại sao thế gian này xấu xa bỉ ổi đến thế? Theo Will Durant, sử gia Mỷ ( 1885-1981), thì kể từ khi nhà thiên văn học Ba-Lan, Nicola Copernic (1473-1543) chứng minh rằng trái đất không phải là trung tâm vũ trụ như mọi người thời đó vẫn tưởng, mà là 1 hành tinh quay chung quanh mặt trời. Rồi Giodano Bruno (1548-1600), Galiléo Galilei (1564-1642) …. lần lượt công bố những thành quả khoa học, phát hành những cuốn sách khám phá về thiên văn, thì chủ nghĩa Hoài Nghi về Thượng-đế ra đời. Rồi từ đó những giáo phái phát sinh từ đạo Thệ-phản (Tin-Lành) tuyên bố rằng mặc dù tin vào Thánh kinh nhưng cũng phải tin vào Lý Trí (gọi là Tự do Sát Tín). Sau đó lại phê bình “Thánh kinh, bộ sách kỳ diệu đó thực ra là một tác phẩm KHÔNG HOÀN HẢO CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ LẦM LẨN”…. Rồi tới phong trào Tự-nhiên Thần-giáo ở Anh cho rằng “TÔN GIÁO CHỈ LÀ MỘT SỰ TÍN NGƯỠNG MƠ HỒ MỘT VỊ THƯỢNG-ĐẾ KHÔNG KHÁC THIÊN NHIÊN LÀ BAO”. (Will & Ariel Durant, Bài Học Lịch Sử, Nguyễn-hiến-Lê dịch, trang 68). Ánh sáng khoa học càng trải rộng đến đâu, các vị thần linh, trong đó có cả các vị Thượng-Đế của các tôn giáo sẽ càng lui dần sâu vào bóng tối. Và một ngày kia chỉ còn là chuyện hoang đường trong các câu chuyện thần thoại mà thôi. Thí dụ điển hình là ngày xưa bên Ý cũng như Hy-Lạp, Ai-Cập, Ấn-Độ cũng thờ rất nhiều vị thần. “ Sự sợ hải đã tạo nên các thần linh” … (lời của Lucrèces, thi sĩ Latin, thế kỷ I trước CN); Nhưng sau khi Đức Chúa Jésus ra đời thì các vị thần kia đều lùi dần vào bóng tối, và chỉ thờ độc thần, Thiên-Chúa, mà thôi. “Khoa học là tôn giáo của con người tiến bộ. Sau cùng thế hệ của chúng ta có thể là thế hệ “Thượng-Đế đã chết”. (Will & Ariel Durant, Bài học Lịch sử, tr. 61 NHLê dịch). Để biết những vị thần nào của Ý, của Hy-Lạp, Ai-Cập, Ấn-Độ, xin đọc cuốn “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam”. Nếu kể ra đây thì nhiều lắm! Theo nhận xét của người đàn anh đã nói ở trên, từng du lịch nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỷ, Châu Á nói rằng nước Pháp bây giờ chỉ có 12% dân số theo Roman Catholic, mặc dầu Catholic là quốc giáo của Pháp. Các nhà thờ vắng tanh. Chỉ có các cụ già đi lễ vào các chủ-nhật mà thôi. Còn giới trẻ thì đến nhà thờ để …. chụp hình đám cưới cho đẹp! André Maurois cũng xác nhận rằng bây giờ giới trẻ không còn theo tôn giáo nữa (sách viết năm 1965, Lettre ouverte à un jeune home à la conduite de la vie/ Thư ngỏ gửi tuổi đôi mươi, Nguyễn-hiến-Lê dịch). André Malraux cũng chẳng tin tưởng Thượng-Đế (André Malraux, La condition humaine/ Thân Phận Con Người, Lê Thanh Hoàng Dân và Vi Mai Phúc dịch). Mặc dù tôn giáo là một vấn đề nhức nhối cho loài người từ hàng ngàn năm qua (Socratès, 469?-399, bị ép uống thuốc độc chết bởi giáo quyền Athène, Hy-Lạp). Thí dụ như, chưa kể số người bị giết gồm các tín đồ Thiên-chúa-giáo và Phật giáo và chính cả tín đồ Hồi-giáo bởi những người Hồi-giáo, thì theo Lloyd M. Graham, trong Deceptions and Myths of the Bible (Secausus, N.J: Carol Publishing Group, 1999, page 464) số nạn nhân bị giết bởi giáo hội La-Mã là 250 triệu người. Những người bị giết này bao gồm nhiều khoa học gia, tín đồ nhiều tôn giáo, kể cả Công-giáo La-Mã (mà không chấp nhận giáo điều của La-Mã). Tín đồ Phật-giáo không bị giết bởi Thiên-chúa giáo. Nhưng khách quan mà nhìn, dù sao tôn giáo cũng có những hiệu quả tốt cho con người: 1-Thế giới được thanh bình hơn 600 năm, cho đến thế kỷ VII. 2-Người nghèo cảm thấy an phận không chống lại người giàu, vì người ta quan niệm rằng nghèo là do Thượng-Đế an bài. Napoléon I cũng đã nói chính tôn giáo ngăn kẻ nghèo giết kẻ giàu. (Nhưng mà ông ta cũng nói rằng thượng-đế đứng về phía những tiểu đoàn mạnh.) Vì thế mà Tôn-giáo và Không Tưỡng là hai kẻ đối nghịch nhau. Tuy thế, kể từ đầu thập niên 60, dưới thời Giáo-hoàng John XXIII Giáo hội La-Mã đã có sự tiếp xúc với Cộng-sản. Nội dung này tôi đã nói trong một bài trước đây. Vì quyền lợi mà họ buộc phải xích lại gần nhau thôi. Người Mỷ đến đâu, quyền hành giáo hội La-Mã bị thu hẹp đến đó. Vào thời gian ấy, Cộng-sản và khối Tư-Bản đang có chiến tranh lạnh. Vậy thì La-Mã và CS phải đoàn kết để chống Mỷ chớ! (Chống ngầm thôi, xúi dục các nước đàn em, chống nhau công khai lộ liễu quá rồi khó ăn khó nói về sau.) 3-Người bịnh nan y, hoặc gặp hoạn nạn thì hy vọng sẽ được “cứu rỗi” bằng một “phép mầu” nào đó. Bên Phật-giáo thì có “Phật Dược-sư độ”, “Phật Quan-Âm cứu độ”. 4-Người già sắp chết cảm thấy được an ủi và không sợ hải vì tin rằng “sẽ được lên Nước Chúa đời đời”, nếu tin vào Chúa. Khoảng năm 1981 tại Sài-gòn, tôi đến viếng linh cữu thân phụ của bác sĩ Mẫn (nguyên thị trưỡng Đà-Nẵng thời Tổng-thống Diệm), một thân nhân của gia đình bác sĩ vui vẻ mà nói rằng ổng sẽ được lên Cõi Vĩnh hằng với Chúa, đâu có đi đâu mà buồn. Bên Phật-giáo thì có “các vị Phạn Thiên đón về cõi Trời Đâu-Suất, Phật A-Di-Đà đón về cõi Trời…..” (theo Phật-giáo Đại-thừa, Tịnh-độ tông). Nhưng đối với Phật-giáo Nguyên-thủy, con người còn phải trả nghiệp (Karma/Kama), nếu chưa sạch nợ trần gian, không ai có thể trả nợ dùm được. Có lẻ vì vậy mà Phật-giáo không hấp dẩn bằng các tôn giáo khác chăng? Có sách thì nói rằng Phật giáo là tôn giáo của kẻ trí nên kẻ dân dã khó hiểu được, “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưỡng hành nhược như thị … Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa…..” tiếng gì nghe khó lọt lổ tai quá, theo bên kia chỉ cần Đức Tin là xong, khỏe quá! Mùa Thu năm 2007 vừa qua, tôi gặp linh-mục Nguyễn-hữu-Triết, cha chánh xứ nhà thờ ở địa chỉ số 387 đường Lê-văn-Sĩ, phường 2, quận Tân-Bình (gặp cha để có chuyện riêng). Tôi nói rằng “Cha ơi! Con cái tui hắn lấy người Catholic cả, có đứa theo, có đứa không. Tui chừ già rồi, nếu muốn theo, mặc dù lúc nhỏ học trường Dòng mỗi ngày đọc kinh 8 lần như kinh Kính mừng, kinh Lạy Cha…, bây giờ phải học kinh lại, hiểu kinh bộ lâu quá cha hí? Già rồi học chi nổi nữa mà theo”. Cha Triết trả lời rằng “Bác chỉ cần Đức Tin thôi là đủ …. Chúa có 3 ngôi … Thiên-Chúa sáng tạo muôn loài trong 6 ngày, ngày thứ bảy nghỉ”. (No over time!) Chỉ cần đức tin thôi, khi chết được Chúa cho lên Thiên-đàng ngay. Nghe sướng quá! Như vậy mục đích ban sơ của tôn giáo là giáo dục con người. Vì các vị giáo tổ nhận thấy xã hội đương thời loạn ly (bây giờ cũng vậy thôi!), nên cần có lý thuyết, giáo điều để răn đe. Mà răn đe thì phải có thưỡng phạt. Do đó mới đặt ra thiên-đường, địa ngục, niết-bàn… Nhưng sau đó, một số các vị lảnh đạo tôn giáo vì thu nhặt được nhiều tiền quá nên đã biến chất. Có nhiều tiền thì có nhiều quyền hành…. Ôi thôi lắm chuyện, “no cơm ấm cật…”. Phật Thích-Ca đã nói rằng: “Hãy nương theo ngón tay ta mà nhìn mặt trăng, chứ ngón tay ta không phải là mặt trăng”. Khốn nổi số người tưởng nhầm ngón tay là mặt trăng lại quá nhiều (hay là làm bộ tưỡng nhầm vì ý đồ đen tối (?). Đọc cuốn “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam”, quý vị sẽ biết sơ lược về nội dung các kinh thánh và tiểu sử các vị giáo tổ các tôn giáo đó. Riêng đối với người Việt-Nam không theo Thiên-Chúa-giáo, Ông Trời có tính cách dân chủ hơn. Chúng ta có thể thay đổi được vận mệnh của mình nếu đức độ nhiều thì Ông Trời sẽ không phụ lòng người, “Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều” (Kiều). Quan niệm này cũng gần gủi với quan niệm bên Phật-giáo Nguyên-thủy: Con người có thể có cuộc sống khá hơn nếu đã trả bớt nghiệp, và gieo trồng thêm nhân tốt lành. Nhưng sự khác biệt giữa Phật giáo và quan niệm của dân gian là nhân tốt lành này đem quả tốt lành đến cho con người chứ không phải do một thần lực nào mang đến. Trân trọng xin giới thiệu cùng qúy độc giả muốn tìm hiểu về quan niệm “Ông Trời” của người Việt-Nam chúng ta. Để hiểu rỏ hơn về tôn giáo, xin tìm đọc cuốn TÔN GIÁO CHIẾN TRANH HÒA BÌNH cũng do ông Bửu-Biền biên soạn. Hoa-Kỳ vào Xuân Mậu Tý, 2008 Sơn dã bần phu Nếu có thì giờ, quý vị có thể đọc thêm sách của: -Kinh thánh Cựu ước Tân ước. -Kinh Qur’an (tiếng Việt gọi là Kinh Côran) do Từ-công-Minh dịch. -Sách Mặc-Môn. Mặc-Môn là 1 giáo phái được thành lập ngày 22-5-1838 , cũng thờ Chúa Jésus. -Ông bà Will Durant, sử gia thế giới: The story of Civilisation, Văn minh Ấn-Độ, Bài học lịch sử, Nguyễn-hiến-Lê dịch. -World Book, Encyclopedia volume UV. -Nguyễn-hiến-Lê: Lão-Tử Đạo-đức kinh, Khổng-Tử -Bửu-Biền, cựu giáo sư toán trung-học Miền Nam Việt-Nam, bào đệ cựu Thủ-tướng Bữu-Lộc thời Vua Bảo-Đại: Tôn Giáo Chiến Tranh Hòa Bình, Ông Trời trong thi ca Việt-Nam (sắp phát hành). -Stéphano Nguyễn-mạnh-Quang, Master’s Degree in Education, Ohio University 1969, USA: Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt-Nam Cộng-Hòa Foundation, Thực Chất Của Giáo-Hội La-Mã, Việt-Nam Cộng-Hòa Toàn Thư, a poem for my children. -Charlie Nguyễn: Công-Giáo Bên Bờ Vực Thẳm. -Daniel Grandclément, Bảo-Đại Hay Những Ngày Cuối Cùng Của Vương-Quốc An-Nam. -Bạch hạc Trần-Đức-Minh, cựu đại-tá quân-lực VNCH, chỉ huy tưởng trường Võ-Bị Thủ-Đức trước năm 75: 1945-1975 Một Thời Nhiễu Nhương. -Vương-Hồng-Sển: Khảo Sát Về Đồ Sứ Men Lam Huế, tập thượng. -Trần-Đình-Sơn: Tãn mạn Phú-Xuân II. -Thượng-tọa Thích Hạnh-Bình (giáo sư Phật học viện Viên-Quang ở Đài-Loan) dịch cuốn Tìm Hiểu Phật-Giáo Nguyên Thủy. -Tam-tạng Pháp-sư Huyền-Trang: Đại Đường Tây Vực ký, Thích Như-Điển dịch. -Piyadassi: Con Đường Cổ Xưa, tỳ kheo Pháp-Thông dịch. -Thiền sư Thích Nhất-Hạnh: Nẻo Về Của Ý. An Lạc Từng Bước Chân. -Thiền sư Thích Thanh-Từ: Bước Dầu Phật Học, Tu Là Chuyển Nghiệp. -Đại sư Thật-Hiền (đầu thế kỷ 18) : Bài Văn Khuyến Khích PHÁT TÂM BỒ ĐỀ. Thượng tọa Thích Trí-Quang dịch: -Ngoài ra có thể đọc thêm: André Maurois, nhà văn, nhà giáo dục, viện sĩ Hàn-Lâm-Viện Pháp; Léon Tolstoi, Victor Hugo, Somerset Maugham, Pearl Buck, Alexandre Dumas, André Malraux : tiểu thuyết gia. Bài viết này được tham khảo từ các sách của các tác giả trên. Ghi chú: Nếu trong quý vị có ai không vui vì những lời thô thiển trên, thì xin xem như đây chỉ là lời của kẻ phàm phu tục tử trong lúc trà dư tửu hậu, không có chi đáng quan tâm, thưa quý vị. Nếu rộng rãi được như vậy thì vãn bối đội ơn muôn phần. Có người khuyên tôi không nên nói gì về vấn đề tôn-giáo, vì e bị đụng chạm. Tôi trả lời rằng đừng leo lên cây thì đâu sợ gió rung. Nếu không muốn đụng chạm, sao họ bắt người khác tôn giáo phải bỏ tôn giáo của mình đi để theo tôn giáo của họ mới được lấy con họ? Đây là một cách đối xử hủ lậu và vô ý thức. Nếu họ đuối lý thì bảo đừng nên nói, e đụng chạm. Trong quá khứ, nếu giáo hội không làm gì mang tiếng thì ai nói gì được. Cách nói chuyện này giống y cộng-sản trước đây. Nếu họ đuối lý, bị chụp là phản động, tư sản bán nước. Người Việt nói chung thường hay chụp mũ những ai mình ghét. Một kinh nghiệm bản thân: Vài tháng sau tháng Tư năm 1975, một cán bộ ngoài Quãng-Bình (quê tôi) vào Nam. Tôi là thằng hay bẻo mép, ngứa mồm ngứa miệng. Họ tuyên truyền lý thuyết CS, tôi nghe ngứa tai nên cải lý, bí quá anh ấy nói: “Cậu coi chừng địa phương bắt cậu đó….” Trước năm 75, nếu bị trái ý, kẻ đối thoại bị chụp mũ là cộng-sản. Sau năm 75, nếu bị trái ý, bị chụp mũ là CIA, cựu tình báo. Ở nước ngoài nếu bị trái ý thì bị chụp là công-sản. Chụp mũ là một cách để hại nhau của những kẻ thiếu đạo đức. Cách đối xử này đã có từ ngàn xưa. Bên Tàu, Việt-Nam thì bị chụp mũ tội phản nghịch với triều đình, chém đầu! Bên Âu-châu thì bị chụp mũ là quỷ sứ, lên máy chém! treo cổ! lên giàn hỏa! Vì những khoa học gia đã khám phá, phát minh khoa học……ngang quyền Thượng-Đế, vì chỉ có Satan mới làm được việc này! Ôi thôi, quyền hành và tiền bạc là chuyện muôn thưở của con người mà! Xin quý vị đừng nghĩ đến chuyện tôn giáo nữa mà bị … lên giàn hỏa! Sơn dã bần phu cẩn bút
Các đề tài về Ông Trời trong sachhiem.net: - "Ông Trời" Không Quen Biết "Thượng Đế"! (Trần Chung Ngọc) - Có Jehovah trong Ca dao Việt ? !! (Thiên Lôi) - Nhân Chuyện Khám Phá Có Jehovah Trong Ca Dao Việt của Thiên Lôi - Nhân đọc “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam" (Sơn Dã Bần Phu) - “Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)
Các bài cùng tác giả
| ||
Trang Tôn Giáo |