[VATICANOLOGY] - Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam.

Bài 11: Bí Ẩn Đàng Sau Dự Thảo “Quy Chế Hoạt Động Của Đại Diện Thường Trú Và Văn Phòng Đại Diện Thường Trú Của Tòa Thánh Vatican Tại Việt Nam”

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh33i.php

16-Jul-2022

Phải chăng từ cuộc chiến Ukraina, chính quyền Vatican có sự điều chỉnh trong chính sách của họ? Các nhà ngoại giao chính quyền Vatican không ngần ngại xuất hiện trong bộ mặt diều hâu? Vì vậy, trước đây cẩn trọng với chính quyền Vatican một, hai thì bây giờ phải cẩn trọng chín, mười?

Minh Thạnh giới thiệu bài đăng trên Báo Công giáo và Dân tộc (“theo TTXVN”)

Một lần nữa xin giới thiệu với bạn đọc bài đăng trên báo Công giáo và Dân tộc, tác giả MN, ghi chú trong ngoặc đơn (Theo “TTXVN”). Bài báo có nhan đề “Kết thúc vòng đàm phán thứ IX của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican”, Báo Công giáo và Dân tộc số 2341, tuần lễ từ 29.4 đến 05.5.2022, trang 14-15.

Ở đây, chúng ta nêu câu hỏi đối với đoạn văn cuối của bài báo. Cho đến đoạn văn này, nội dung chính của vòng đàm phán mới được đề cập? Xin tường thuật đoạn văn đó: Trong khuôn khổ cuộc họp vòng 9, hai bên đã trao đổi các nội dung liên quan đến dự thảo Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, phù hợp với lộ trình nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh; nhất trí tiếp tục duy trì thường xuyên trao đổi, tiếp xúc ở các cấp nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh trên cơ sở hợp tác, đối thoại và tôn trọng lẫn nhau (hết tường thuật).

Đàm Phán Dự Thảo “Quy Chế Hoạt Động Của Đại Diện Thường Trú Và Văn Phòng Đại Diện Thường Trú Của Tòa Thánh Vatican Tại Việt Nam” Kéo Dài?

Sau nhiều năm chính quyền Việt Nam có chủ trương chấp nhận chính quyền Vatican đặt văn phòng đại diện thường trú của chính quyền Vatican, cử đại diện thường trú tại Việt Nam, cho đến nay, chính quyền Vatican vẫn chưa có đại diện thường trú và văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam?

TẠI SAO?

Chuyện đàm phán ngoại giao thường chỉ công khai lên báo chí một phần?

Do đó, chúng ta chỉ có thể đặt câu hỏi “phải chăng” đối với việc lý giải, bình luận những nội dung mà báo chí công bố (Ở đây được ghi chú là theo Thông tấn xã Việt Nam, ghi chú trên báo Công giáo và Dân tộc dĩ nhiên đáng tin cây, không thể là tin giả?)?

Chúng ta đặt câu hỏi trong bối cảnh đã tìm hiểu về nỗi thèm khát của chính quyền Vatican về quan hệ ngoại giao (xin xem các bài Vaticanology cùng tựa đề đã đăng)?

Ở đây, chỉ xin nhắc lại vấn đề chính: đại diện chính quyền Vatican đó là cơ quan lãnh đạo, quản lý tối cao mục vụ (công tác quản lý nhà nước về giáo dân của chính quyền Vatican)?

Tại Việt Nam, chính quyền Vatican chưa có một cơ quan quản lý nhà nước đối với giáo dân thuộc chính quyền Vatican như vậy? Họ chỉ mới có đại diện không thường trú? Đại diện không thường trú chỉ có mặt tại Việt Nam một khoảng thời gian giới hạn theo thỏa thuận và chỉ được thực hiện những công việc theo thỏa thuận?

Có đại diện thường trú tại Việt Nam, chính quyền Vatican nắm được công việc mục vụ, lãnh đạo quản lý nhà nước đối với giáo dân thuộc chính quyền Vatican? Chính quyền Vatican không cần cấp độ Khâm sứ hay sứ thần?

Chỉ mới đại diện không thường trú là đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam giới thiệu “Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam” (Xem Biên bản Hội nghị Thường niên Kỳ 1/2022 của Hội đồng Giám mục Việt Nam)?

Cho nên, việc thành lập Văn phòng Đại diện Thường trú, bổ nhiệm đại diện thường trú của chính quyền Vatican tại Việt Nam kéo dài, phải chăng, không phải là do nơi chính quyền Vatican? Phải chăng họ đang chờ đợi với nỗi thèm khát dâng trào?

Việc đàm phán dự thảo “Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú Và văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam” đã được nói từ rất lâu? Đến nay vẫn tiếp tục đàm phán và sẽ lại đàm phán trong lần họp sau?

Phải chăng, điều này nói lên tầm quan trọng của “Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú Và văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam” mà phía Việt Nam chưa thể thống nhất?

Câu Hỏi Về Bí Ẩn “Quy Chế Hoạt Động Của Đại Diện Thường Trú Và Văn Phòng Đại Diện Thường Trú Của Tòa Thánh Vatican Tại Việt Nam”?

Chính quyền Vatican có bốn cấp độ liên hệ ngoại giao. Đó là: Sứ thần, khâm sứ, đại diện thường trú và đại diện không thường trú?

Chính quyền Vatican đã có mô hình, quy chế cho từng cấp độ liên hệ ngoại giao, áp dụng chung cho ngoại giao của chính quyền Vatican?

Phải chăng, việc chính quyền Vatican đem quy chế của chính quyền Vatican áp dụng vào trường hợp Việt Nam không được chính quyền Việt Nam chấp nhận nên phải đàm phán đi đàm phán lại vào một trường hợp cụ thể để có quy chế riêng?

Phải chăng, hai bên không thống nhất được nên phải đàm phán hết vòng này đến vòng khác?

Đối với Việt Nam, đã có vùng lãnh thổ hai bên không có quan hệ ngoại giao mà đặt văn phòng đại diện?

Thí dụ, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, đại diện cho chính quyền Đài Loan?

Ở đây, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc chịu nhiều ràng buộc khắt khe? Họ không được xưng là “Đại diện”, cũng không được dùng danh từ riêng “Đài Loan”. Đó là theo thỏa thuận.

Chính quyền Đài Loan thỏa thuận với chính quyền Litva đặt không phải Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, mà là Văn phòng Đại diện Đài Loan, trong khi vẫn công nhận và giữ quan hệ ngoại giao với Trung Quốc?

Hệ quả là một cuộc khủng hoảng ngoại giao xảy ra? Trung Quốc thu giữ giấy tờ liên quan đến đặc quyền miễn trừ của các nhà ngoại giao Litva và gia đình họ? Phía Litva phản đối bằng cách rút phái bộ ngoại giao về nước vì lý do an toàn, trong khi vẫn giữ quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, nhưng bỏ trống Tòa đại sứ?

Cho nên, phải chăng, chính quyền Vatican khó nuốt những yêu cầu nghiêm ngặt của một loại văn phòng đại diện vốn muốn ràng buộc thế nào thì tùy quốc gia sở tại, cho nên cứ đàm phán rồi đàm phán?

Quy chế khi hai nước có quan hệ ngoại giao được quy định bởi những công ước quốc tế cụ thể? Còn đại diện thường trú thì vô chừng? Mỗi nơi chính quyền nước sở tại yêu cầu mỗi kiểu?

Đối với chính quyền Vatican, chắc chắn là chính quyền Việt Nam phải hết sức thận trọng? Trên thế giới, chính quyền Vatican đã nhiều lần dùng các nhà ngoại giao mặc áo nhà tu tiến hành những hoạt động chính trị thô bạo?

Xin nói chung, không đi vào trường hợp cụ thể nào? Đại diện chính quyền Vatican là một kiểu văn phòng quản lý nhà nước giáo dân thuộc chính quyền Vatican, mà chính quyền Vatican gọi là “mục vụ”, một kiểu đầu não chính quyền song hành tại nước sở tại, trên cả hội đồng giám mục nước sở tại? Áp dụng quy chế do chính quyền Vatican đưa ra là một thách thức lớn đối với các nước nói chung?

Chính quyền Vatican sở hữu một bộ máy ngoại giao hàng đầu thế giới? Đàm phán với chính quyền Vatican một dự thảo “Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú Và văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam” cụ thể là một cuộc đấu trí giữa ngành ngoại giao chính quyền vatican và ngành ngoại giao chính quyền nước sở tại (nói chung)?

Hơn nữa ở đây còn là vấn đề quản lý nhà nước đối với tôn giáo?

Do đó, đàm phán vấn đề dự thảo “Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú Và văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam”, như đã phân tích ở trên, khó hơn nhiều so với đàm phán quan hệ ngoại giao, mở tòa đại sứ?

Sơ xảy một chút, có thể Văn phòng Đại diện Thường trú của chính quyền Vatican sẽ là vấn đề lớn hơn một Tòa Sứ thần của chính quyền Vatican?

Bởi vì, Tòa sứ thần (Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của chính quyền Vatican) phải theo khuôn mẫu chung của luật pháp, tập quán, thông lệ ngoại giao chung toàn thế giới?

Đặc quyền ngoại giao, quyền miễn trừ ngoại giao không phải là cái mà chính quyền Vatican cần trước tiên, cái họ cần là thẩm quyền mục vụ (quản lý nhà nước đối với giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân thuộc chính quyền Vatican)?

Chúng ta có thể suy đoán, đàm phán phải kéo dài do ở vấn đề quyền lực này? Phải chăng, phía Vatican muốn tối đa hóa quyền lực mục vụ, còn chính quyền các nước sở tại (nói chung) đều muốn tối thiểu hóa sự can thiệp của chính quyền vatican trung ương vào công việc lãnh đạo quản lý chính quyền Vatican trong nước, vào chính trị nước sở tại?

Có Thể Làm Thay Đổi Cục Diện Tôn Giáo Đang Trong Thế Ổn Định?

Ổn định cục diện tôn giáo chính là ổn định chính trị? Đối với các nước trên thế giới nói chung sự thay đổi cục diện tôn giáo tất yếu dẫn đến sự biến động cục diện chính trị nói chung?

Hổ mọc thêm cánh?

Lực lượng thuộc chính quyền Vatican (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân) nước sở tại nếu đã lên đến gần 5% dân số thì đã là một lực lượng chính trị mạnh?

Thực tế, chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giám mục ở các quốc gia có sự hiện diện của chính quyền Vatican là một chức vụ yếu? Chính quyền Vatican luôn cần đến một “đại diện Đức Thánh Cha” để thực hiện Trung ương tập quyền?

Cho nên“Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú Và văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam” đối với chính quyền nước sở tại phải đáp ứng mục tiêu hạn chế quyền lực của đại diện chính quyền Vatican? Nếu không, sẽ là tình trạng “hổ mọc thêm cánh”?

Học thuyết Casaroli mà chính quyền Vatican đang áp dụng có hai mặt tương phản nhau nhưng đồng thời được triển khai? Đó là tăng cường sự hiện diện của chính quyền Vatican tại các nước, mở rộng quan hệ ngoại giao, nhưng đồng thời ngụy trang, che dấu quyền lực của người Đại diện chính quyền Vatican?

Hồng y Quốc vụ khanh Casaroli được gọi là Giáo hoàng bóng tối, thì các nhà ngoại giao đại diện chính quyền Vatican ở các nước cũng được huấn luyện để lãnh đạo chính quyền Vatican nước sở tại trong bóng tối?

Nghĩa là, một con hổ biết bay, nhưng không để lộ đôi cánh?

Do đó, tìm hiểu vấn đề từ Học thuyết Casaroli, thì phải dùng cụm từ “HỔ BAY”, thay cho “HỔ MỌC CÁNH”?

Quyền lực của chính quyền theo Học thuyết Casaroli, phải là một thứ quyền lực bóng tối? Chính trị của chính quyền Vatican là một thứ chính trị bóng tối? Ở thứ quyền lực chính trị đó, người ta không thấy những chính khách, mà chỉ thấy những nhà tu hành, hoạt động quản lý nhà nước một thứ chính quyền song hành ở các quốc gia được mã hóa thành hoạt động “mục vụ”, một từ mang màu sắc tôn giáo? Nhưng mục vụ ở đây chính là sự CHĂN DẮT CHÍNH TRỊ (nói chung ở các nước trên thế giới)?

Hiện đã có dự thảo “Quy chế hoạt động của Đại diện Thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Vatican tại Việt Nam” nhưng không nghe nói đến dự thảo “Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú của Việt Nam tại Vatican”?

Tôi rất chú ý chưa thấy nhắc đến một Quy chế một văn phòng tương ứng như vậy trong lộ trình nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và chính quyền Vatican?

Nhưng đó là điều đương nhiên, văn phòng đại diện Việt Nam thường trú tại Vatican (không phải Tòa Đại sứ) sẽ không có việc gì để làm?

Còn Văn phòng Đại diện thường trú của chính quyền Vatican tại Việt Nam sẽ có vô số công việc? Có thể văn phòng đại diện thường trú chính quyền Vatican tại nước sở tại chỉ có vài nhân sự giới hạn trong “Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú Và văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam”, nhưng với lực lượng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân thuộc chính quyền Vatican nhân sự của Văn phòng đại diện không thường trú chính quyền Vatican tại nước sở tại có thể mở rộng hàng trăm lần, hàng ngàn lần?

Văn phòng đại diện, Tòa Tổng lãnh sự, Tòa Đại sứ các quốc gia trên thế giới đều không có khả năng như trên của cơ quan ngoại giao của chính quyền Vatican, cho dù một văn phòng đại diện không thường trú?

Một trường hợp chính quyền Vatican đặt văn phòng Đại diện thường trú ở nước khác dường như rất khó tìm để có căn cứ so sánh? Sứ thần chính quyền Vatican kiêm nhiệm Tòa sứ thần nhiều nước thì có, Tòa sứ thần bỏ trống chức vụ sứ thần (chỉ có đại biện lâm thời) thì có, nhưng riêng tôi chưa tìm ra văn phòng đại diện thường trú chính quyền Vatican tại một nước nào khác nữa?

Ngoại Giao Của Chính Quyền Vatican Sau Khi Chiến Sự Ukraina Bùng Nổ?

Khi đặt những câu hỏi liên quan đến hoạt động ngoại giao của chính quyền Vatican hiện nay, thì có lẽ không thể không chú ý đến những thay đổi trong hoạt động của chính quyền Vatican sau khi chiến sự Ukraina bùng nổ?

Mức độ áp dụng Học thuyết Casaroli của chính quyền Vatican giảm sút, có lẽ là giảm sút mạnh, khi chính quyền Vatican không ngần ngại bộc lộ vị thế tham chiến?

Chính quyền Vatican chưa trực tiếp đối đầu với chính quyền Liên Bang Nga, nhưng đã trực tiếp đối đầu với Đại giáo chủ Cơ đốc Chính thống giáo Nga, thượng phụ Kirill. Từ Giáo hoàng cho đến Sứ thần chính quyền Vatican tại Kiev đều nhảy vào cuộc chiến?

Tình trạng này rất khác với Vatican Ostpolitik trước đây, khi chính quyền Vatican luôn tỏ vẻ kín đáo, thiêng thánh, gián cách?

Cho nên, cần chú ý, phải chăng từ cuộc chiến Ukraina, chính quyền Vatican có sự điều chỉnh trong chính sách của họ? Các nhà ngoại giao chính quyền Vatican không ngần ngại xuất hiện trong bộ mặt diều hâu?

Vì vậy, trước đây cẩn trọng với chính quyền Vatican một, hai thì bây giờ phải cẩn trọng chín, mười?

Năm 1962, Công đồng Vatican II, chính quyền Vatican dưới triều Giáo hoàng Gioan XXIII còn tỏ vẻ sợ bom nguyên tử, giữ gìn ý tứ ngoại giao, thì giờ đây dường như chính quyền Vatican vong mạng hơn nhiều, sẵn sàng cho trò chơi hạt nhân?

Nếu đối tượng đàm phán có các dấu hiệu đảo ngược chính sách, thì trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, sự điều chỉnh sách lược, quan điểm cho phù hợp với những biến chuyển từ phía đối tác, phải chăng là điều cần thiết?

(còn tiếp)

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

(Các trang trước của bài báo)

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 26 May, 2022

 

Trang Thời Sự