[VATICANOLOGY] - Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam.

Bài 10: Chính Quyền Vatican Và “Chiếc Cũi” Bị Nhốt/Tự Nhốt Trường Hợp Trung Quốc

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh33h.php

16-Jul-2022

Việc hạn chế các tôn giáo ở Trung Quốc liên hệ với nước ngoài đã được khẳng định trong luật pháp Trung Quốc? Cho nên, chính quyền Vatican không cách gì, không có cửa nào để thiết lập bất cứ một hình thức đại diện nào ở Trung Quốc, kể cả đại diện không thường trú

Nhấn Mạnh Về Đối Tượng Nghiên Cứu Là Chính Quyền Vatican, Nhà Nước Vatican?

Phản hồi bài “[VATICANOLOGY] Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam? (Bài 8: Đại Diện Giáo Hoàng Tại Nước Sở Tại Là Lãnh Đạo Tổ Quốc Tâm Linh Vatican Đối Với Giáo Dân Nước Sở Tại?), một bạn đọc khi phản hồi có so sánh thèm khát của chính quyền Vatican trong việc xin có được trước mắt đại diện thường trú tại Việt Nam, sau đó là quan hệ ngoại giao chính thức, đưa Giáo hoàng đến Việt Nam với những “thèm khát” được cho là gì đó của tôi?

Bạn đọc phản hồi ý kiến trên gián tiếp cho thấy mình là một giáo dân thuộc chính quyền Vatican.

Không hiêu cho nên rất đáng lấy làm lạ? So sánh như vậy là gián tiếp xác định nỗi thèm khát của chính quyền Vatican, đứng đầu là Đức Thánh Cha, và các “đức”, “đức ông”.

Còn tôi chỉ là một người viết Facebook, không tôn giáo, chỉ mong muốn có được thực tế hài hòa tôn giáo?

Cho nên, để bạn đọc hiểu hơn nội dung tôi trình bày về nỗi thèm khát của chính quyền Vatican đối với việc thiết lập quan hệ ngoại giao, tôi sẽ gia tăng số lượng bài trong loạt bài viết nhan đề “[VATICANOLOGY] Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam?” là một câu hỏi, mà tôi trình bày chi tiết dưới dạng nhiều câu hỏi, để bạn đọc cùng suy nghĩ, và mỗi bạn đọc có một câu trả lời riêng?

Tuyệt đối, tôi không đưa ra một nhận định, đánh giá, kết luận, bình phẩm gì về chính quyền Vatican? Đây là một bài nghiên cứu Vaticanology, đồng thời là bài nghiên cứu về khoa học quan hệ quốc tế, đối tượng là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, có tư cách quan sát viên tại Liên Hợp Quốc, có quan hệ ngoại giao chính thức với 183 quốc gia? Bài viết không đi vào chiều kích tôn giáo, mà giới hạn ở chiều kích nhà nước Vatican, trong quan hệ quốc tế?

Việc chính quyền Vatican có những mục tiêu để phát triển ảnh hưởng của họ bằng nhiều phương thức với tư cách là một chính quyền có giáo dân, bộ máy hành chính mục vụ ở hầu hết các nước trên thế giới là điều đương nhiên? Khi một nhà nước tối ưu hóa lợi ích, thế mạnh của mình là điều có thể hiểu và tìm hiểu, nghiên cứu về nó là việc bình thường?

Nỗi Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Thăm: Trường Hợp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa?

Tìm hiểu về những sự kiện quan hệ quốc tế, việc điểm qua bối cảnh thế giới là điều cần thiết?

Chính quyền Vatican tự hào, đắc chí với việc họ có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia trên thế giới, nhưng Trung Quốc, quốc gia có gần 1,4 tỷ dân, lại là thất bại ngoại giao lớn nhất của chính quyền Vatican trong nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI?

Trung Quốc là một mảng đen bệt lên bức tranh thành công ngoại giao rực rỡ của chính quyền Vatican một cách sống sượng, thô bạo?

Xét về số lượng dân cư, quốc gia 1,4 tỷ dân kiên quyết trước sau như một không lấy quan hệ ngoại giao khiến chính quyền Vatican cắt rời khỏi 1,4 tỷ dân cư thế giới, một phần rất đáng kể của hành tinh?

Năm 1978, Đặng Tiểu Bình nắm đại quyền ở Trung Quốc?

Năm 1979, Hồng y Casaroli nắm chức vụ Quốc vụ khanh (Thủ tướng) Vatican?

Hồng y Quốc vụ khanh Casaroli được coi là tác giả và là người thực hiện thành công trong thực tế kế hoạch Vatican Ostpolitik?

Đặng Tiểu Bình là cha đẻ chính sách cải cách, mở cửa với phương Tây?

Cho nên Hồng y Quốc vụ khanh Casaroli không đưa chính quyền Vatican vào được Trung Quốc vào những năm dưới thời Đặng Tiểu Bình, thì viễn cảnh quan hệ ngoại giao Vatican – Trung Quốc, về nguyên tắc, vẫn coi là không có liên lạc gì với chính quyền Vatican? Mặc dù, trên thực tế, hai bên vẫn có những tiếp xúc bí mật và một Thỏa thuận bí mật đã được ký vào năm 2018, chỉ đến gần đây?

Thỏa thuận bí mật này cho thấy chính quyền Vatican thèm khát quan hệ ngoại giao với Trung Quốc như thế nào?

Khi các nhà ngoại giao Trung Quốc “đi đêm” thì cả thế giới ngưỡng mộ (vụ đi đêm với Kissinger năm 1972), nhưng các nhà tu hành chính quyền Vatican, các “đức”, “đức ông” đi đêm ngoại giao với Trung Quốc rồi ký thỏa thuận bí mật (một cú đi đêm ám khí hơn nhiều vụ Kissinger, vụ này được công khai không lâu bằng Thông cáo Thượng Hải thì dư luận thế giới dè bĩu?)?

Nghĩa là, phải chăng, chính quyền Vatican bất chấp danh dự, uy tín của mình để đổi lấy một mẩu bánh nhỏ của Trung Quốc quẳng cho? Có ý kiến cho rằng chính quyền Vatican phải đổi lấy bằng sự nhục nhã tự vi phạm giáo luật?

Phải chăng, Trung Quốc vẽ một cái vòng lằn ranh đỏ, hay hình tượng hơn là đóng một “cái cũi”, để “nhốt” chính quyền Vatican vào đó mà quan hệ?

Trong “cái cũi” đó chính quyền Vatican không được triển khai một hành vi nào mà chính quyền Vatican gọi là “mục vụ” trên lãnh thổ Trung Quốc?

Việc hạn chế các tôn giáo ở Trung Quốc liên hệ với nước ngoài đã được khẳng định trong luật pháp Trung Quốc? Cho nên, chính quyền Vatican không cách gì, không có cửa nào để thiết lập bất cứ một hình thức đại diện nào ở Trung Quốc, kể cả đại diện không thường trú?

Chính quyền Trung Quốc nhận thức rõ, chức năng mục vụ, tức chức năng quản lý nhà nước đối với giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân của chính quyền Vatican là thách thức lớn nhất khi chính quyền Vatican có một hình thức hiện diện ngoại giao nào đó, cho dù không thường xuyên và chịu sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc? Đó là một cú “đảo chính” quản lý nhà nước về tôn giáo của chính quyền Vatican đối với dàn quan chức Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước mà Trung Quốc dày công xây dựng, đào tạo từ hồi lập quốc?

Có những việc Trung Quốc không thể cắt rời liên hệ của chính quyền Vatican với các quan chức Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước? Từ khi Trung Quốc đổi mới, mở cửa, chính quyền Vatican tìm cách mục vụ (quản lý nhà nước đối với giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân tại Trung Quốc) bằng cách cho các linh mục Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước học bổng?

Trong thời gian linh mục Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc du học nước ngoài, chính quyền Vatican sẽ nắm người, bắt liên lạc, quản lý gián tiếp?

Trung Quốc để yên cho việc này, thì ở một khía cạnh nào đó, chính quyền Vatican đã “cạp” những mẫu bánh đầu tiên mà Trung Quốc quẳng cho?

Chính quyền Trung Quốc buộc chính quyền Vatican phải trả giá: chính quyền Vatican phải hủy vạ tuyệt thông những giám mục mà chính quyền Vatican đã khai trừ? Chính quyền Vatican phải òn ĩ, hạ mình mặc cả, “xin xỏ” với chính quyền Trung Quốc từng trường hợp một?

Chính quyền Vatican phải làm ngơ việc chính quyền Trung Quốc đuổi khỏi chức vụ giám mục người của chính quyền Vatican mà Trung Quốc không hài lòng? Đuổi theo đúng nghĩa đen, tức là không được tá túc trong Tòa Giám mục, thành người vô gia cư?

Vấn đề Trung Quốc chấp nhận Giáo hoàng ký tên, đóng dấu cho chức Giám mục mà Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc lựa chọn đã được phân tích trong nhiều bài Vaticanology khác, nên ở đây không nhắc lại? Chỉ nêu câu hỏi so sánh một cách hình tượng, thì đó phải chăng là “cái cũi” và chính quyền Vatican phải ở trong đó mà liên hệ với chính quyền Trung Quốc?

Dứt khoát, không có hình thức quan hệ nào? Không rõ Trung Quốc chuyển hồ sơ giám mục mà Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc phê duyệt trước cho chính quyền Vatican và phối hợp làm việc như thế nào, nhưng quan chức ngoại giao Trung Quốc trước sau luôn xác định hai nhà nước (Vatican – Trung Quốc) không có liên lạc ngoại giao nào hết?

Cho nên, từ trường hợp liên lạc với chính quyền Vatican trong một “cái cũi” và không chấp nhận xác nhận hai chính quyền có quan hệ, chúng ta xác định được cái gút của vấn đề ngoại giao chính quyền Vatican?

Thực ra, mục tiêu chính của chính quyền Vatican là đặt một quan chức lãnh đạo, một cơ quan mục vụ (quản lý nhà nước đối với giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân), còn chức năng ngoại giao chỉ là hình thức (nếu không kể là các nhà ngoại giao chính quyền Vatican cũng như nhiều trường hợp các nước phương Tây thường có chức năng thu thập tin tình báo?)?

Quan hệ chính quyền Vatican – chính quyền Trung Quốc là một quan hệ bất bình đẳng? Chính quyền Trung Quốc không lợi gì nhiều trong liên hệ với chính quyền Vatican, ngược lại chính quyền Vatican được lợi rất nhiều trong các bước tiến quan hệ?

Có lẽ Trung Quốc vẫn cần chính quyền Vatican kết thúc quan hệ với Đài Loan, nhưng điều đó nhỏ nhoi, cho nên chính quyền Trung Quốc đưa chính quyền Vatican vào một cũi để quan hệ như vậy?

Chính quyền Vatican công nhận Trung Quốc, cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nghĩa là chính quyền Vatican lập tòa sứ thần ở Bắc Kinh?

Chắc chắn, điều đó không đáng vào đâu khi quan chức chính quyền Vatican thiết lập quyền quản lý nhà nước song hành với chính quyền Trung Quốc?

Chính quyền Vatican ở thế kẹt trong quan hệ với Trung Quốc? Chính quyền Vatican bị chính quyền Trung Quốc khống chế trong một “cái cũi”, nhưng không dám chỉ trích chính quyền Trung Quốc về tự do tôn giáo, vì chính quyền Vatican cần những “mẫu bánh” khác nữa từ chính quyền Trung Quốc? Chính quyền Vatican không dám làm chính quyền Trung Quốc phật lòng? Chính quyền Vatican chấp nhận đối thoại, nói đúng ra là kiên trì “xin xỏ” chính quyền Trung Quốc đàng sau chấn song của “cái cũi” chặn chính quyền vatican đặt cơ quan đại diện ở trung quốc, cho dù đại diện không thường trú?

Liên Hệ “Cái Cũi” Dành Cho Vatican Đối Với Các Tôn Giáo Ky Tô Ở Trung Quốc Nói Chung?

Lịch sử các nước Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Ly (Triều Tiên), Việt Nam đều cho thấy sự can thiệp thô bạo và đẫm máu của các tôn giáo Ky tô (chủ yếu là chính quyền Vatican, trước đó có thể gọi là chính quyền Roma Catholic) vào công việc nội bộ các nước nói trên gây ra bạo loạn, lật đổ, đảo chính, bạo lực tôn giáo...?

Ở Trung Quốc, một trong các tôn giáo Ky tô gây ra nội chiến Thái Bình Thiên Quốc lớn chưa từng có, số người chết kỷ lục, uy hiếp chính quyền nhà Thanh, chia cắt Trung Quốc trong một thời gian?

Cho nên, chính quyền Trung Quốc, từ nhà Thanh cho đến hiện nay, hết sức cảnh giác với các tôn giáo Ky tô, trong đó đặc biệt là chính quyền Vatican, một cơ cấu có bộ máy chính quyền song hành với chính quyền quốc gia?

Là Vấn Đề An Ninh Quốc Gia Đối Với Chính Quyền Trung Quốc?

Đối với Trung Quốc sự phát triển của các tôn giáo Ky tô có chỗ dựa là phương Tây sẽ thay đổi cục diện tôn giáo ở Trung Quốc, cũng có nghĩa là thay đổi cục diện an ninh quốc gia Trung Quốc?

Có vẻ như hôm nay Trung Quốc, đối với các tôn giáo phương Tây, chính quyền Trung Quốc có phần tạo thuận lợi hơn cho các giáo phái Tin Lành? Có lẽ, các giáo phái tổ chức lỏng lẻo hơn, nên chính quyền Trung Quốc thả lỏng hơn?

Số lượng tín đồ Tin Lành tăng nhanh, so với giáo dân Roma Catholic? Bởi giáo dân Roma Catholic, quan chức Roma Catholic chia rẽ? Bên tiếp tục theo chính quyền Vatican trở thành bất hợp pháp, tội phạm? Bên theo Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc thì bị cáo buộc “ly giáo”?

So với sự phát triển tín đồ các giáo phái Tin Lành, Roma Catholic giáo ở Trung Quốc (gồm giáo dân thuộc Vatican và giáo dân thuộc Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc) đang diễn tiến thiểu số hóa, ngày càng tụt hậu? Thậm chí có một số không ít tín đồ Catholic Roma giáo cải đạo sang Tin Lành?

Hoạt động của các giáo phái Tin Lành vẫn có những liên hệ với phương Tây, điều mà chính quyền Trung Quốc không muốn và họ đã giới hạn bằng luật pháp và cơ cấu tổ chức? Các giáo phái Tin Lành liên hệ với nước ngoài, nếu có, chỉ là bán chính thức, liên hệ chui, không tác động trực tiếp vào cơ cấu tổ chức?

Hơn nữa, các giáo pháo Tin Lành phân tán, rời rạc, thậm chí chia rẽ, cho nên thực tế, chính quyền Trung Quốc đã đặt được một cái cũi “Tin Lành Tam Tự”?

Các giáo phái Tin Lành vẫn chỉ hoạt động trong vòng tròn lằn ranh đỏ mà chính quyền Trung Quốc ấn định bằng pháp luật?

Nhưng khác với các giáo phái Tin Lành, chính quyền Vatican luôn có sự thèm khát, vượt lằn ranh đỏ mang những đặc trưng riêng chỉ có ở chính quyền Vatican?

Đó là hệ thống chính quyền Vatican từ trung ương xuyên suốt đến địa phương? Ở mỗi quốc gia, chính quyền Vatican ngoài việc bổ nhiệm các quan chức (tổng giám mục, giám mục) còn đặt quan chức lãnh đạo mục vụ (quản lý nhà nước giáo dân thuộc Vatican) và làm công tác ngoại giao?

Do đó, quan hệ giữa chính quyền Trung Quốc với chính quyền Vatican luôn luôn căng thẳng, còn quan hệ giữa chính quyền Trung Quốc với các giáo phái Tin Lành có vẻ ổn định, nhưng trong thực tế các giáo phái Tin Lành hoạt động mạnh mẽ, truyền đạo ở cấp độ “sục sôi”?

Chính quyền Vatican từ chỗ coi Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc là ly giáo phải thay đổi quan điểm, hợp tác với Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước Trung Quốc để phong giám mục? Chính quyền Vatican phải cắn răng biến thái chính mình để thích nghi với trường hợp Trung Quốc?

Nhưng chính quyền Vatican không thể xổ ra khỏi “chiếc cũi” do chính quyền Trung Quốc dùng do chính quyền Vatican và chính chính quyền Vatican tạo ra cho chính mình?

Chính quyền Vatican đã cố gắng tháo “chiếc cũi” nhốt họ nhưng có vẻ không thành công bao nhiêu?

Chính Hồng y Quốc vụ khanh Casroli, tác giả Vatican Ostpolitik, hơn nữa, Học thuyết Casaroli – Casarolism đã khởi sự việc tháo “cũi” đó?

Chính Hồng y Quốc vụ khanh Casaroli tuyên bố Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước là một hội đoàn kết giáo sĩ, giáo dân thuộc chính quyền Vatican?

Chính quyền Vatican đã tự tháo dỡ quan điểm cho Hội Thiên Chúa giáo Yêu nước là ly giáo, tham gia thì chịu vạ tuyệt thông?

Gần 40 năm sau khi Hồng y Quốc vụ khanh Casaroli có quan điểm tự tháo “cũi” nhốt chính quyền Vatican (nhưng giới hạn) như vậy, chính quyền Vatican mới ký được Thỏa thuận bí mật Vatican – Trung Quốc 2018?

Nhưng chính quyền Trung Quốc chắc chắn vẫn kiên định lằn ranh đỏ cho chính quyền Vatican?

Đối với chính quyền Vatican, có mặt trực tiếp ở Trung Quốc, dù là bằng đại diện không thường trú, vẫn là nỗi thèm khát khôn nguôi?

(còn tiếp)

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

 

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 25 May, 2022

 

Trang Thời Sự