[VATICANOLOGY] - Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam.

Bài 7: Giai Đoạn Quyết Định?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh33e.php

22-Jun-2022

Quan hệ ngoại giao đầy đủ chỉ có khi chính quyền Vatican cử sứ thần đặt tòa sứ thần ở nước đối tác và ngược lại, ở Vatican có đại sứ đặc mệnh toàn quyền, có tòa đại sứ nước đối tác, điều mà Việt Nam chưa bao giờ có.

Chính Quyền Vatican “Nghi Binh”?

Chính quyền Vatican có những cái đầu lão luyện về hoạt động ngoại giao, đứng ở đẳng cấp đỉnh điểm của thế giới. Những điều mà các chính khách chính quyền Vatican nói, thậm chí là lời cầu nguyện, có khi chỉ là những thủ pháp nghi binh, đánh lừa dư luận?

Còn những điều các quan chức chính quyền Vatican toan tính có khi lại là những điều không thể ngờ tới. Dương đông kích tây?

Do đó, trên thế giới, khoa Vatican học – Vaticanology ra đời, để nghiên cứu về sự thật mà chính quyền Vatican cố gắng ngụy trang, che đậy, đánh lừa có khi đối với toàn thế giới, toàn thể giáo dân.

Mới đây, sau khi Hồng y Parolin tung ra thông tin về việc phái đoàn ngoại giao Vatican đến Việt Nam, thì các trang mạng xã hội giáo sĩ, giáo dân, tu sĩ, thuộc chính quyền Vatican xô nhau kêu gọi cầu nguyện cho quan hệ ngoại giao giữa chính quyền Vatican với chính quyền Việt Nam?

Quan hệ ngoại giao chính thức giữa chính quyền Vatican và chính quyền Việt Nam có lẽ còn xa, từ đó dường như kéo theo trước mắt chưa có việc Giáo hoàng thăm Việt Nam?

Nhưng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân thuộc chính quyền Vatican đồng thanh mà cầu nguyện? Họ làm thế nhằm mục tiêu gì?

Nghi binh? Ngụy trang? Phải chăng, câu trả lời là như vậy?

Chính quyền Vatican làm ra vẻ cái họ cần là quan hệ ngoại giao chính thức, còn chuyện Văn phòng đại diện thường trú thì không ý nghĩa gì? Nó quá nhỏ nhoi so với mục tiêu “chiến lược” kia?

Bài viết này sẽ nêu nhận định, rằng phải chăng mục tiêu chiến lược của chính quyền Vatican không nằm ở chỗ có hay không có quan hệ ngoại giao chính thức đầy đủ, mà chính là ở chỗ sự hiện diện của quan chức chính quyền Vatican tại Việt Nam, dưới cấp độ, hình thức nào cũng được?

Điều này trước tiên bộc lộ ở chỗ Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nhanh chóng gọi “đại diện không thường trú” của chính quyền Vatican tại Việt Nam là “Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam”, bất kể việc đại diện không thường trú còn cách rất xa hàm sứ thần Vatican, đại diện thực thụ của Giáo hoàng?

Trong một bài Vaticanology trước, chúng ta đã đặt vấn đề gọi đại diện không thường trú của chính quyền Vatican tại Việt Nam nhầm lẫn thành “Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam” là một nhầm lẫn vô thức của các quan chức chính quyền Vatican, do ẩn ức mà có, theo phân tâm học Freud? Nhưng phân tâm học cũng giúp chúng ta khám phá bản chất vấn đề thông qua việc bộc lộ ẩn ức, trước hết ở ngôn ngữ và sau đó là nhiều hành vi khác?

Chính Quyền Vatican Muốn Tăng Cường Sức Mạnh Can Thiệp Vào Nội Bộ Các Quốc Gia, Không Kể Hình Thức, Cấp Độ Quan Hệ Như Thế Nào?

Các trang mạng xã hội của giáo sĩ, giáo dân chính quyền Vatican xô nhau vào cầu nguyện cho quan hệ ngoại giao chính thức, giữa chính quyền Vatican - chính quyền Việt Nam sớm được thiết lập làm bạn đọc tưởng lầm mục tiêu tối hậu của chính quyền Vatican chính là quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam?

Ở đây, chúng ta tìm hiểu vấn đề ở bình diện tổng quát, không đi vào trường hợp cụ thể nào, tức là chúng ta sẽ không nhằm vào trường hợp Việt Nam, mà bàn về những toan tính trong hoạt động ngoại giao nói chung của chính quyền Vatican?

Hiện nay, chính quyền Vatican có quan hệ ngoại giao đầy đủ với chính quyền hầu hết các quốc gia trên thế giới, nên những trường hợp mà chúng ta sẽ tìm hiểu đây sẽ là cá biệt?

Tuy nhiên do cá biệt nên chính quyền Vatican tập trung cao độ để giải quyết? Chính qua những trường hợp phức tạp này, chúng ta sẽ thấy được tuyệt kỹ ngón nghề ngoại giao của các quan chức chính quyền Vatican?

Mạng Nhện Quan Hệ Ngoại Giao Của Chính Quyền Vatican?

Có một số quốc gia được nhắc đến như những nước mà chính quyền Vatican không có quan hệ? Đúng là có khái niệm như vậy? Nhưng thực tế, chính quyền Vatican tìm cách liên hệ với tất cả những quốc gia chưa có quan hệ đó bằng mọi biện pháp có thể? Vì ở nơi đâu có giáo dân thuộc chính quyền Vatican, thì ở đó chính quyền Vatican coi là có trách nhiệm?

Giáo dân không phải là công dân của chính quyền Vatican, không được chính quyền Vatican cấp quốc tịch (quốc tịch Vatican chỉ hơn một ngàn người, là những quan chức làm việc ở chính quyền Vatican Trung ương?)?

Tuy nhiên, trên thực tế, Vatican luôn coi giáo dân thuộc chính quyền Vatican và đối tượng bảo vệ của chính quyền Vatican, như chính quyền các nước bảo vệ công dân của mình ở nước khác?

Giáo dân thuộc chính quyền Vatican là một dạng công dân đặc biệt của chính quyền Vatican? Đặc biệt ở mức hoạt động bảo vệ công dân này trên thế giới chỉ duy nhất có ở chính quyền Vatican?

Hoạt động bảo vệ giáo dân của chính quyền Vatican vượt hơn nhiều lần so với hoạt động bảo vệ (hay bảo hộ) công dân của quốc gia có số lượng người dân sống rải rác ở các nước trên thế giới là Trung Quốc?

Trên thực tế, mức độ can thiệp của Trung Quốc vào công việc nội bộ các quốc gia trên thế giới đều không thể so sánh với chính quyền Vatican, không đáng vào đâu so với chính quyền Vatican?

Để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trên thế giới bằng lực lượng giáo dân, chính quyền Vatican tất yếu sử dụng các biện pháp ngoại giao, mà được coi là phức tạp nhất trên thế giới, mạnh mẽ vào loại hàng đầu trên thế giới, khai thác, sử dụng và có ảnh hưởng đến 1,3 tỷ người sống rải rác trong các quốc gia?

Một quốc gia từ trước đến nay vẫn được coi là không có quan hệ gì với chính quyền Vatican là Trung Quốc, trong thực tế, vẫn có liên lạc ngoại giao với Trung Quốc? Phía chính quyền Vatican, giữ liên lạc với chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nhiệm vụ của Tòa Sứ thần Vatican tại Nhật Bản? Còn Trung Quốc liên lạc với chính quyền Vatican bằng Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Ý?

Có thể kể đây là một cấp độ liên lạc ngoại giao của chính quyền Vatican? Tức là vẫn có liên lạc, đám phán, ký kết thỏa thuận, chứ không thể nói là hoàn toàn không liên lạc ngoại giao?

Ở cấp độ như trên, chính quyền Vatican không có đại diện tại quốc gia có liên lạc dưới bất cứ hình thức nào? Mục tiêu của việc liên lạc ngoại giao đối với chính quyền Vatican đều phục vụ cho mục tiêu chính quyền Vatican có sự hiện diện ở quốc gia đối tác, cho dù thiết lập quan hệ ngoại giao hay không?

Vì chỉ khi chính quyền Vatican có sự hiện diện tại quốc gia sở tại, thì chính quyền Vatican mới có thể triển khai quyền lực của mình, lãnh đạo trực tiếp lực lượng giáo dân, khai thác lực lượng giáo dân dưới quyền ở nước đó?

Chỉ khi chính quyền Vatican có sự hiện diện ở nước sở tại thì họ mới có lợi? Vì tại Vatican, quốc gia lãnh thổ 0,44km2, thì không nước nào trên thế giới có kiều dân cả (trừ một số rất ít trường hợp hai quốc tịch?)? Còn giáo dân coi chính quyền Vatican là đầu não lãnh đạo mình thì có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới? Ở Việt Nam, số giáo dân thuộc chính quyền Vatican được chính quyền Vatican công bố là khoảng bảy triệu người?

Cấp độ liên lạc ngoại giao tiếp theo (việc có liên lạc nhưng không có quan hệ gì) của chính quyền Vatican là ĐẠI DIỆN KHÔNG THƯỜNG TRÚ? Ở cấp độ này, hai nước chưa có quan hệ ngoại giao, nhưng chính quyền Vatican đã có sự hiện diện tại nước sở tại?

Dù đại diện không thường trú, nhưng với đại diện không thường trú, chính quyền Vatican đã có sự hiện diện chính thức (phân biệt hiện diện chính thức với quan hệ ngoại giao chính thức)?

Đại diện không thường trú có thể coi là đại diện một phần thời gian, đại diện bán thời gian. Quan chức ngoại giao đại diện không thường trú chỉ có thể có mặt tại quốc gia sở tại trong thời gian được hai bên thỏa thuận?

Hiện nay (5/2022), tại Việt Nam, chính quyền Vatican có đại diện không thường trú do sứ thần chính quyền Vatican một nước Đông Nam Á kiêm nhiệm.

Với đại diện không thường trú ở quốc gia sở tại (nói chung, không nhằm trường hợp cụ thể nào), đại diện của chính quyền Vatican sẽ chọn lựa hiện diện vào những thời điểm có lợi cho chính quyền Vatican nhất, tham gia với tư cách đại diện của chính quyền Vatican Trung ương đối với Hội đồng Giám mục nước sở tại, thực hiện quyền lãnh đạo của chính quyền Vatican?

Đại diện không thường trú của chính quyền Vatican, chính quyền Vatican đầu não và những bộ phận, lực lượng khác của chính quyền Vatican ra sức vận động, cầu nguyện cho việc chính quyền Vatican lập quan hệ ngoại giao chính thức và đầy đủ với chính quyền nước sở tại (bất kỳ, không riêng trường hợp nào), thì thực ra đó là nghi binh, vì cái mà chính quyền Vatican cần là sự hiện diện thường xuyên, liên tục của quan chức đại diện chính quyền Vatican bất kỳ dưới hình thức nào để thực hiện quyền lãnh đạo đối với giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân thuộc chính quyền Vatican, trực tiếp chỉ đạo việc can thiệp vào công việc nội bộ nước sở tại (bất kỳ) không cần quan hệ ngoại giao chính thức và đầy đủ?

Đối với chính quyền Quốc gia Việt Nam và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mặc dù chính quyền Vatican vẫn có thể thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và đầy đủ (cấp sứ thần, đại sứ đặc mệnh toàn quyền), nhưng chính quyền Vatican từ năm 1949 vẫn chỉ công nhận chính quyền quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) và giữ ở mức quan hệ ngoại giao không đầy đủ, tức là chỉ cử khâm sứ và đặt Tòa Khâm sứ (không có tòa sứ thần)? Sang thời Việt Nam Cộng hòa cũng vậy?

Một số bạn đọc là giáo dân thuộc chính quyền Vatican vẫn không phân biệt được khâm sứ với sứ thần chính quyền Vatican?

Chính quyền Vatican chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, dù miền nào, qua các thời kỳ, nên bạn đọc giáo dân quen với từ “khâm sứ” hơn, gọi lẫn lộn sứ thần Vatican ở Ukraina thành khâm sứ chẳng hạn?

Quan hệ ngoại giao đầy đủ chỉ có khi chính quyền Vatican cử sứ thần đặt tòa sứ thần ở nước đối tác và ngược lại, ở Vatican có đại sứ đặc mệnh toàn quyền, có tòa đại sứ nước đối tác, điều mà Việt Nam chưa bao giờ có. (1)

Về nguyên tắc ngoại giao, Khâm sứ không có đặc quyền ngoại giao, không có quyền miễn trừ ngoại giao, không trình quốc thư lên nguyên thủ quốc gia, khi đến nhậm chức chỉ đến chào xã giao nguyên thủ quốc gia?

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khâm sứ vẫn được dành một số ưu đãi nhất định (chẳng hạn như những đặc quyền dành cho chính quyền Vatican tại Việt Nam Cộng Hòa, nên khi bị đảo chính, một trong những phương án để Ngô Đình Diệm đối phó là chạy trốn vào Tòa Khâm sứ, dĩ nhiên khi ở đây có những đặc quyền ngoại giao, quyền miễn trừ ngoại giao như Tòa Khâm sứ là lãnh thổ chính quyền Vatican? Phương án này không được Diệm lựa chọn?)?

Đối với chính quyền Vatican, mục tiêu quan trọng hàng đầu của họ là sự có mặt của đại diện chính quyền Vatican?

Sự hiện diện của chính quyền Vatican tại quốc gia sở tại sẽ thay đổi cục diện tôn giáo ở quốc gia đó, bất kể có quan hệ ngoại giao chính thức hay không, có đặc quyền ngoại giao hay không, có quyền miễn trừ ngoại giao hay không? Còn những hình thức như lễ trình ủy nhiệm thư, sử dụng quốc kỳ, quốc huy, tham gia hoạt động đoàn ngoại giao... càng là chuyện vụn vặt hơn nữa đối với Vatican?

Mục tiêu của chính quyền Vatican là can thiệp nội bộ các quốc gia, chi phối tác động mạnh mẽ khi cần, nên vấn đề nằm ở chỗ có sự hiện diện thường trực, liên tục? Sự hiện diện của chính quyền Vatican là vấn đề chiến lược, bất kể hình thức nào?

Còn quan hệ ngoại giao chính thức đầy đủ hay không đầy đủ, chỉ là vấn đề chiến thuật, giữ vai trò thứ yếu, vai trò phụ?

Chính quyền Vatican, giáo sĩ, giáo dân, tu sĩ cầu nguyện, vận động ồn ào, liên tục nhằm vào mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao (chính thức và đầy đủ) là nghi binh, là hoạt động chiến thuật? Việc vận động, cầu nguyện đưa Giáo hoàng thăm đâu đó một cách không thực tế cũng vậy?

Mục tiêu trên hết tập trung vào chỉ một điểm một: Quyền lực chính trị của chính quyền Vatican?

Cho nên, khi chính quyền Vatican có được sự hiện diện tại một quốc gia (bất kỳ không nhằm trường hợp cụ thể nào) dù chỉ là ở cấp độ đại diện thường trú, thì đó là thắng lợi ngoại giao quan trọng, cũng là thuận lợi chính trị quan trọng, có tính chất quyết định của chính quyền Vatican?

Đối với chính quyền Vatican, công nhận ngoại giao, đặc quyền ngoại giao, quyền miễn trừ ngoại giao không quan trọng? Quyền lãnh đạo, quản lý chi phối, khai thác lực lượng giáo dân nước sở tại bằng một quan chức chính quyền Vatican hiện diện thường trực mới là quan trọng?

(1) Có cách hiểu khâm sứ của chính quyền Vatican ngang với cấp độ ngoại giao tổng lãnh sự (quan hệ ngoại giao không đầy đủ)? Thực ra vai trò của khâm sứ khác với tổng lãnh sự? Khâm sứ của chính quyền Vatican hay tổng lãnh sự được bổ nhiệm khi hai bên chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ? Khâm sứ và tổng lãnh sự được bổ nhiệm khi chính quyền hai nước đều công nhận lẫn nhau? Nhưng tổng lãnh sự có đặc quyền ngoại giao cấp tổng lãnh sự và quyền miễn trừ lãnh sự, còn Khâm sứ về nguyên tắc không có đặc quyền ngoại giao, không có quyền miễn trừ ngoại giao, trừ trường hợp đặc biệt?

 

Ảnh minh họa lấy tư liệu từ internet: Sứ thần (đại sứ đặc mệnh toàn quyền) chính quyền Vatican trình ủy nhiệm thư lên nguyên thủ quốc gia các nước và đại sứ các nước trình ủy nhiệm thư lên Giáo hoàng.

(còn tiếp)

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 17 May, 2022 - 9:15PM

Du Nguyen

CUỐN SÁCH NÊN ĐỌC " VATICAN ‘MAFIA" . Tác giả một quan chức cao cấp Công Giáo, đức ông tiến sĩ Monsenor Rafael Rodriguez Guillen. BẢN PDF tiếng Anh: https://tinyurl.com/2ne8a6bj.

Bản dịch: https://docs.google. com/document/ d/1DXNO_rl- TT8WfchtZpXIN7oxWxUYbwwQ/edit

Du Nguyen

Ở phương Tây đạo ông Giê Su tàn lụi hết thuốc chữa. GIÁO HỘI CA TÔ RÔ MA GIÁO ĐANG BIẾT MẤT NHANH CHÓNG Ở HÀ LAN. Tổng giám mục tuyên bố 95% nhà thờ phải đóng cửa. Tổng Giám mục Wim Eijk tuyên bố: Ca Tô Rô Ma giáo đang nhanh chóng biến mất khỏi Hà Lan. Trong toàn bộ giáo phận Utrecht lớn nhất Hà Lan, hiện nay có 280 nhà thờ , nhưng theo tổng giám mục Wim Eijk trong mười năm tới có lẽ chỉ có mười đến mười lăm nhà thờ còn làm Thánh lễ được tổ chức hàng tuần. Nguồn: Bản tin tiếng Hà Lan. https://tinyurl.com/ybqspw3e. Bản tin Việt ngữ: https://tinyurl.com/y67jrqoc.

Du Nguyen

Mời bạn xem thông tin chỉ có đạo Giê Su mới làm được: 1)- Bốn hồng y (cardinal) can tội hiếp dâm: Hồng y George Pell Úc , hồng y Hans Hermann Groër Áo, hồng y Keith O'Brien Anh. Hồng y Theodore McCarrick Mỹ. 2)- Hoa Kỳ công bố danh sách hon 6799 linh mục phạm tội ấu dâm thời điểm năm 2002, trong danh sách này có nhiều linh mục Mít ở Mỹ, tìm các họ VN. http://bishop-accountability .org/member/ index.jsp. Trang Việt ngữ: http://tinyurl.com/bqxzmpk. 3)- LINH MỤC ÔNG LÀ AI ? 40% BÀ XƠ MỸ BỊ HIẾP DÂM HAY BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC. 34 ngàn bà xơ Mỹ ( 40%) bị hiếp dâm hay bị xâm hại tình dục bởi linh mục hay các nữ tu khác trong nhà thờ (em hiền như ma xơ).

Theo kết quả cuộc khảo sát được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học St. Louis , do yêu cầu của các nữ tu Công giáo. Khiến nhiều Xơ tức giận, xấu hổ, lo âu, chán nản - Họ muốn bỏ đạo Catholic và toan tự tử.

Một cuộc khảo sát quốc gia, được hoàn thành vào năm 1996 nhưng giáo hội Mỹ cố tình dấu kín

Nguồn: https://www.beliefnet.com/.../nuns-as-sexual-victims-get...

Bản tin Viêt ngữ: https://tinyurl.com/y4g5kbwy

4- Theo báo Ý 98 Phần Trăm Các Giáo Sĩ ở Vatican Là Đồng Tính Luyến Ái theo 1 tờ báo Ý: "Ban ngày, họ là những linh mục bình thường, hoàn chỉnh với vòng cổ chó, nhưng vào ban đêm, họ rời ra khỏi chiếc áo choàng họ là những thành viên hoàn hảo. của nhóm người đồng tính ở Ý." Tờ Panorama của Silvio Berlusconi tuyên bố Vatican có đầy dẫy các linh mục đồng tính luyến ái. Nguồn: https://ivarfjeld.com/.../italian-magazine-claims-98-per.../ TIỀN LỄ CHO NHÀ THỜ ĐI VỀ ĐÂU ? Trong lúc trên thế giới còn nhiều trẻ con các nước theo Ca Tô La Mã như Philipine, Ethiopia, Sudan đói thiếu ăn, giáo hoàng và bộ sậu của ổng làm gì ? Vatican đã trả 30 triệu đô la để có được một tòa nhà có trang bị một phòng tắm hơi đồng tính nam đắt tiền nhất Âu Châu dành cho các quan chức Vatican. Người nghèo Philipine sống trong nghĩa địa : https://tinyurl.com/y29fml7s

Trang Thời Sự