[VATICANOLOGY] - Tại Sao Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam. - Bài 6

Bí Mật Quanh Chức Vụ Đại Diện Thường Trú Và Văn Phòng Đại Diện Thường Trú Vatican Tại Việt Nam

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh33d.php

22-Jun-2022

Đài Phát thanh RFI có đọc một tin ngắn không dẫn nguồn nói hai bên, chính quyền Việt Nam - chính quyền Vatican, đồng ý mở Văn phòng đại diện thường trú chính quyền Vatican tại Việt Nam. Đài này coi đây là một bước tiến đến thiết lập quan hệ ngoại giao? Thực ra, tin này có phần thất thiệt. Thất thiệt ở chỗ để thiết lập quan hệ ngoại giao chính quyền Việt Nam - chính quyền Vatican thì không cần qua giai đoạn Văn phòng Đại diện thường trú.

---------

Minh Thạnh giới thiệu bài đăng trên báo Công giáo và Dân tộc (theo Thông tấn xã Việt Nam)

Bí Mật Và Thất Thiệt

Nói bí mật vì quá ít thông tin về vòng đàm phán thứ IX của Nhóm Công tác Hỗn hợp Viêt Nam – Vatican?

Phía chính quyền Vatican thì thông tin về vòng đàm phán thứ IX của Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam – Vatican được đưa một cách thận trọng. Đoàn chính quyền Vatican do một Đức ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đứng đầu đến họp trong Hội nghị Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đại diện chính quyền Vatican cấp Thứ trưởng họp với Hội đồng Giám mục Việt Nam là điều hiếm khi xảy ra?

Ấy vậy mà, Biên bản Hội nghị Thường niên Kỳ 1 năm 2022 Hội đồng Giám mục Việt Nam chỉ cho biết vắn tắt như sau: “Hội đồng Giám mục vui mừng lắng nghe những chia sẻ của phái đoàn Tòa thánh về chuyến thăm và làm việc với nhà nước Việt Nam”? Chia sẻ những gì, thì đối với chính quyền Vatican, một chính quyền siêu bí mật, thì đố ai biết? Những trang mạng xã hội giáo dân thuộc chính quyền Vatican thì đăng thông tin loạn xạ, cầu nguyện tứ tung, như Giáo hoàng sắp thăm Việt Nam đến nơi?

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI có đọc một tin ngắn không dẫn nguồn nói hai bên, chính quyền Việt Nam - chính quyền Vatican, đồng ý mở Văn phòng đại diện thường trú chính quyền Vatican tại Việt Nam. Đài này coi đây là một bước tiến đến thiết lập quan hệ ngoại giao?

Thực ra, tin này có phần thất thiệt. Thất thiệt ở chỗ để thiết lập quan hệ ngoại giao chính quyền Việt Nam - chính quyền Vatican thì không cần qua giai đoạn Văn phòng Đại diện thường trú.

Nếu một quốc gia thống nhất với chính quyền Vatican về quan hệ ngoại giao chính thức thì lập tức chính quyền Vatican có thể đặt ngay Tòa Sứ thần tại nước sở tại, chính quyền nước đối tác có thể đặt ngay Tòa Đại sứ tại Vatican, không cần phải đi từng nấc thang.

Tình trạng Việt Nam – Vatican hiện nay là chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, trong khi có liên lạc giữa hai nhà nước?

Nó khác với tình trạng một số nước là hai nhà nước không quan hệ gì? Cho nên, RFI loan tin sai ở chỗ lộ trình? Cần phân biệt nâng cấp quan hệ liên tục giữa Việt Nam và Vatican với một nấc thang cần bước qua để đến thiết lập quan hệ ngoại giao?

Ở đây, chưa thấy bóng dáng quan hệ ngoại giao chính thức Việt Nam – Vatican (tức là công nhận và đặt cơ quan ngoại giao lẫn nhau?)? Cho nên, loan tin như RFI là bộp chộp, nhanh nhảu?

Có thể biên tập viên RFI không phân biệt được quan hệ liên tục giữa hai nhà nước và quan hệ ngoại giao chính thức?

Chính Quyền Vatican Có Hoạt Động Ngoại Giao Phức Tạp Nhất Thế Giới?

Chính quyền Vatican cử Đại diện thường trú đến Việt Nam, đặt Văn phòng Đại diện thường trú tại Việt Nam không hẳn (có thể hoặc không) là một bước tiến tới quan hệ ngoại giao?

Hoạt động ngoại giao đã phức tạp trong khi hoạt động ngoại giao của chính quyền Vatican còn phức tạp bội phần?

Do là một chế độ quân chủ chuyên chế thần quyền, nên nguyên thủ và các quan chức cao cấp của chính quyền Vatican có thể rất linh động trong hoạt động ngoại giao? Tự họ có thể chế tác ra nhiều hình thức quan hệ, khiến hướng quan hệ rất linh hoạt, nhưng cũng rối rắm? Điều đó phục vụ cho lợi ích chính quyền Vatican, một cường quốc ngoại giao?

Ở đây, chúng ta đã thấy một phần chỗ phức tạp đó quan hệ hai nhà nước phân biệt với quan hệ ngoại giao? Quan hệ Vatican với một nước có thể tốt đẹp nhưng có thể hai bên vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức?

Trong quan hệ còn có đủ kiểu. Chính quyền Vatican không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, không cử đại diện không thường trú đến Trung Quốc (như trường hợp với Việt Nam), nhưng chính quyền Vatican - chính quyền Trung Quốc vẫn bí mật tiếp xúc, thực hiện Thỏa thuận bí mật Vatican – Trung Quốc 2018? Vậy là cũng có “quan hệ” từ khi tiếp xúc, còn ký Thỏa thuận bí mật là nâng cấp? Nhưng quan hệ ngoại giao chính thức Vatican – Trung Quốc còn rất xa, không đoán định được, cũng không thể nói nâng cấp là cứ tốt lên, vì quan hệ ngoại giao chính thức thì khó điều chỉnh, quan hệ giữa hai nước (có thể hiểu là có liên lạc) thì vô chừng?

Trung Quốc quẳng cho chính quyền Vatican từng mẩu bánh một, không vừa ý thì họ thôi quẳng? Trung Quốc không dại gì cho chính quyền Vatican ăn trọn, để rồi sau đó không còn gì ngả giá?

Trung Quốc biết chính quyền Vatican thèm khát quan hệ ngoại giao chính thức nên cứ đem quan hệ ngoại giao chính thức treo lơ lửng trước chính quyền Vatican?

Có lẽ, biên tập viên Đài RFI là giáo dân thuộc chính quyền Vatican, nên họ cứ mơ tưởng mây gió, loan tin như cầu nguyện?

Cái kiểu loan tin như cầu nguyện đó phản ánh chính quyền Vatican thèm khát quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam như thế nào!

Đọc Tin Chi Tiết Về Chuyến Thăm Làm Việc Của Đoàn Chính Quyền Vatican Ở Đâu?

Xin giới thiệu với bạn đọc, đọc trên báo Công giáo và Dân tộc, số 2341 Tuần lễ từ 29.4 đến 05.5.2022, trang 1, trang 14. Tựa đề bài báo là “Kết thúc vòng đàm phán thứ IX của Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam – Vatican”.

Báo Công giáo và Dân tộc đưa bài cùng hình lên trang bìa, nhấn ở mức đặc biệt?

Nhưng sau khi đọc hai trang báo, thì hóa ra báo Công giáo và Dân tộc không đưa tin gì mà cuối bài ghi “M N (theo Thông tấn xã Việt Nam), tức theo Thông tấn xã Việt Nam?

Bài báo nói trên và hai ảnh chiếm trọn hai trang báo Công giáo và Dân tộc, đầy những ngôn từ ngoại giao lịch sự, trang trọng nhưng tất cả nội dung thông tin đều đã biết hết quan truyền thông Việt Nam và truyền thông chính quyền Vatican trước đây, không có gì là mới?

Những ngôn từ ngoại giao, chuẩn mực, bài bản của bài báo dường như cho người đọc biết trước ba điều:

- Quan hệ với chính quyền Vatican là quan trọng đối với Việt Nam? Vì một chuyến thăm của thứ trưởng ngoại giao một nước khác, khi đến thăm Việt Nam, sẽ hiếm khi được Thông tấn xã Việt Nam tường trình chi tiết như vậy?

- Có thể báo trước một sự kiện quan trọng sắp diễn ra? Thống nhất một điều gì đó, ký kết văn bản gì đó chẳng hạn?

- Về mặt tôn giáo, cũng sẽ không có quan chức một tôn giáo nào được sự tôn trọng như bài báo thể hiện?

Nhưng đọc hết bài báo, thì có “kết thúc”, nhưng có lẽ không có kết quả cụ thể nào?

Tương đối đáng lưu ý, đoạn văn kết thúc bài báo như sau. Ở đây xin tường thuật lại:

Trong khuôn khổ cuộc họp vòng 9, hai bên đã trao đổi các nội dung liên quan đến dự thảo Quy chế hoạt động của Ðại diện thường trú và Văn phòng Ðại diện thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, phù hợp với lộ trình nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh; nhất trí tiếp tục duy trì thường xuyên trao đổi, tiếp xúc ở các cấp nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh trên cơ sở hợp tác, đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta sẽ bình luận đoạn thông tin này trong bài Vaticanology sau.

Báo Công giáo và Dân tộc dành trọn hai trang cho bài báo “theo Thông tấn xã Việt Nam” (đúng ra là một bản tin tổng hợp dài) nhưng vấn đề then chốt mà chính quyền Vatican hết sức quan tâm chỉ được trình bày sơ lược?

Phải chăng, tất cả vẫn được bao trùm bằng một tấm màn bí mật?

(còn tiếp)

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 12 tháng 5, 2022

Van Chuong Pham

Năm 1989 ĐGH GIOAN PHAOLO2 . đến thăm ba lan. Sức nóng của ngài đã làm tan rã và sụp đổ CS đong âu và Liên bang xô viết. ...... câu trả lời giành cho mỗi người.

Trang Thời Sự