Cuộc Tàn Sát Trẻ Thơ Vô Tội

Theo Kinh Thánh

DuyênSinh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgD/Duyensinh06.php


Ảnh: http://upload.wikimedia.org/

Cuộc tàn sát trẻ thơ vô tội là một câu chuyện trong Kinh Thánh Tân Ước. Có tất cả 14.000 (mười bốn ngàn) (1) trẻ em trai từ 2 tuổi trở xuống bị Đại Đế Herod, một ông vua chư hầu của đế quốc La Mã, đang trị vì dân Do Thái từ năm 74 BC hoặc năm 73 BC cho tới năm 4 BC, ra lệnh tàn sát.

Theo lời tiên tri của các chiêm tinh phương Đông, có một đứa bé vừa mới sinh ra đời. Đứa bé đó chính là Chúa Giêsu Christ. Tiên tri cũng nói đứa bé đó cũng sẽ là vua của người Do Thái sau này. Điều này cũng có nghĩa là ngôi vị hoàng đế của Herod sẽ bị chấm dứt.

Vì không thể nhận diện để biết đứa bé nào vừa mới được sinh ra trong số hàng ngàn đứa bé tại Bethlehem và các vùng phụ cận. Đại Đế Herod, vì để bảo vệ ngôi hoàng đế của ông hoặc của con ông, ông đã ra lệnh cho quân lính giết tất cả các em bé trai, từ hai tuổi trở xuống tại các nơi vừa kể. Ông hy vọng trong số mười bốn ngàn đứa trẻ bị hạ sát, sẽ có Chúa Giêsu Christ ở trong đó.

Đây là một cuộc tàn sát con nít vô tội lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Mười bốn ngàn trẻ thơ vô tội sau này được tòa thánh La Mã phong thánh. Những trẻ thơ vô tội này là những vị thánh đầu tiên nhỏ tuổi nhất, đông nhất, hầu hết chưa biết nói, và khỏi phải qua các nghi thức rửa tội thông thường.

Lễ tưởng niệm các vị thánh tử đạo đầu tiên này được tổ chức hàng năm vào ngày 28 tháng 12.

Cuộc Tàn Sát Trẻ Thơ Vô Tội Theo Kinh Thánh Tân Ước (2)

Ảnh http://upload.wikimedia.org/

Theo Kinh Thánh Tân Ước (Matthew 2:1-23), các chiêm tinh gia Đông Phương (Magi) phát hiện một ngôi sao sáng trên vòm trời, biết đó là điềm Chúa vừa mới sinh ra đời, họ đi theo hướng ngôi sao tìm tới Jerusalem, hỏi Đại Đế Herod:

- Ðức vua của dân Do Thái vừa mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đang ở tại phương Đông, bỗng dưng thấy thấy ngôi sao của Người xuất hiện, nên chúng tôi đến đây để dâng lễ vật, và xin được bái lạy Người.

Khi nghe hỏi như vậy, Đại Đế Herod rất lo sợ; và tất cả thần dân thành Jerusalem cũng lo sợ. Herod cho gọi tất cả các tu sĩ (priests), các luật sĩ (scribes) đến, và hỏi họ về một vị vua của dân Do Thái vừa mới sinh ra đang ở đâu.

Các tu sĩ và các luật sĩ nói:

- Tại Bethlehem của Judaea, vì các nhà tiên tri có viết: “Và Ngươi, ít nhất là một trong những người lãnh đạo của Judah, là người sẽ chăn dắt dân Do Thái của ta”.

Rồi sau đó Herod triệu tập các chiêm tinh đến để họp bí mật. Herod hỏi các chiêm tinh ngày giờ chính xác ngôi sao đã phát hiện.

Và Herod đã ra lệnh cho các chiêm tinh tới Bethlehem với lời dặn: “Hãy tìm ra cho được đứa bé, và khi nào các ngươi tìm được đứa bé, thì phải cho ta hay, để ta cũng tới đó để bái lạy”.

Nghe theo lời của Đại Đế Herod, các chiêm tinh bắt đầu đi Bethlehem. Đến khi chiều tối, ngôi sao mọc lên sáng rỡ dẫn đường cho họ, rồi ngôi sao dừng lại trên đỉnh nhà, nơi đứa bé được sinh ra.

Nhìn thấy ngôi sao, các chiêm tinh rất vui mừng.

Khi vào trong nhà, họ thấy Chúa Hài Đồng và mẹ Mary. Tất cả các nhà chiêm tinh đều quỳ xuống để lễ lạy. Sau đó họ mở hộp đựng lễ vật dâng lên, gồm có vàng, trầm, và hương.

Sau khi lễ lạy, các nhà chiêm tinh đi trở về xứ sở của họ, mà không quay trở lại để gặp Đại Đế Herod; vì trong giấc mộng, họ được mách bảo là nên trở về xứ của họ bằng một con đường khác.

Sau khi các chiêm tinh rời khỏi Bethlehem, thình lình một nàng tiên của God hiện ra trong giấc mộng của Joseph, và nói: “Hãy thức dậy, đem đứa bé cùng với bà mẹ, trốn sang Ai Cập và ở đó cho tới khi ta cho ngươi biết phải làm gì kế tiếp, bởi vì Herod có ý định tìm cho ra đứa bé để giết”. 

Joseph thức dậy, vội vàng đem theo đứa bé và bà mẹ của đứa bé, đang đêm trốn sang Ai Cập.

Họ tiếp tục ở lại Ai Cập cho tới khi Herod chết. Điều này đã xác định God đã nói qua lời tiên tri: “Ta gọi con của ta trở về từ Ai Cập”.

Khi được tin các nhà chiêm tinh phương Đông đã trở về xứ sở của họ, Herod nổi giận nhận ra rằng ông đã bị các nhà chiêm tinh lừa gạt. Ông ra lệnh cho quân lính giết tất cả trẻ em trai từ hai tuổi trở xuống, sau khi hỏi han một cách cẩn thận ngày sanh của đứa bé. Cuộc tàn sát đã xảy ra tại Bethlehem và tại các vùng phụ cận.

Điều này đã ứng nghiệm với lời tiên tri của Jeremiah:

Những tiếng khóc than buồn phiền thảm thiết vọng tới từ Ramah: đó là tiếng khóc của Rachel. Rachel khóc cho các con, đã từ chối lời an ủi bởi vì các con của Rachel không còn nữa.

Sau khi Herod chết, đột nhiên thiên sứ của God xuất hiện trong một giấc mơ của Joseph ở Ai Cập, nói: "Hãy thức dậy, đem đứa bé và bà mẹ quay trở về vùng đất của Do Thái, vì người muốn giết đứa bé đã chết”.

Vì vậy, Joseph thức dậy, đem đứa bé và bà mẹ của đứa bé trở về vùng đất của người Do Thái.

Khi được tin Archelaus, con của Herod lên kế vị làm vua của Judaea, Joseph cảm thấy lo sợ nếu trở về Bethlehem. Trong một giấc mơ, Joseph được khuyên là nên trở về xứ Galilee.

Vì vậy Joseph đi Galilee thay vì trở về Bethlehem. Ông đã định cư tại một thị trấn có tên là Nazareth. Vì định cư tại Nazareth, những lời tiên tri đã ứng nghiệm: “Ông sẽ được gọi là Nazarene”.

NGUỒN: https://www.catholic.org/bible/book.php?id=47&bible_chapter=2

Những Câu Hỏi Về Cái Chết Của Các Trẻ Em Vô Tội

Có người cảm thấy không hài lòng với câu chuyện theo “Kinh Thánh Tân Ước”. Câu hỏi đầu tiên là tại sao God là một đấng “toàn năng” mà lại để cho chuyện giết trẻ em xảy ra một cách rùng rợn như vậy? Vì là một đấng toàn năng, God sẽ có rất nhiều cách để giải cứu Chúa Hài Đồng và 14.000 trẻ em vô tội, nhưng tại sao God lại dửng dưng!.. Cho dù là một người bình thường, người ấy cũng vẫn có thể đưa ra rất nhiều cách, huống chi là God toàn năng. Thí dụ: 

● God có thể rẽ nước, mở con đường dưới biển khi có lời kêu gọi của Moses, để cứu dân Do Thái chạy khỏi cuộc tàn sát của Ai Cập tại Bán Đảo Sinai (3) , thì tại sao God không biến ra một cơn sấm sét đánh chết vua Herod để cứu Chúa Hài Đồng và mười bốn ngàn1 trẻ em vô tội?

● Tại sao God chỉ giải cứu chỉ một đứa trẻ, là con của God, nhưng bỏ “mặc kệ” mười bốn ngàn1 đứa trẻ khác? Có phải God “mang thương yêu đến cho nhân loại” bằng cách quay mặt đi chỗ khác để cho trẻ nít được tự do bị “thọc huyết”?

● Có phải các thánh tử đạo tí hon này bị đè cổ để “thọc huyết” mà không thể nói lên được một lời kháng cự hoặc một lời van xin nào; bị đè cổ để xuống để gắn nhãn hiệu “thánh tử đạo” mà không thể nói được một lời chấp nhận hoặc một lời từ chối. Như vậy thì “giá trị” của thánh tử đạo ở chỗ nào?

● Những đứa trẻ chưa bao giờ được rửa tội ấy, theo định nghĩa của tòa thánh La Mã, có thật sự là những trẻ thơ vô tội hay không?

● Tại sao God không báo cho Herod trong giấc mơ, và cảnh cáo Herod rằng nếu Herod động tới bất cứ một đứa trẻ nào, Herod sẽ bị sét đánh tan xác?

● Tại sao God không chỉ dạy cho các chiêm tinh phương Đông trong giấc mơ, là không nên tìm tới Herod để đặt câu hỏi như vậy?

● Tại sao God không báo mộng cho quân lính của Herod biết là họ không được giết con nít, và bảo họ phải trốn thoát Herod để đi tới một nơi nào khác sinh sống?

● Vì God sắp xếp trước mọi việc xảy ra sẽ như thế nào, thì tại sao God sắp xếp để cho Herod lên làm vua, để Herod có dịp giết người một cách dã man như vậy?

● Tại sao God không biến ra một trận cuồng phong chận đường quân của Herod trên đường đi tới Bethlehem, giống như God đã từng làm như vậy để cứu dân Do Thái bị quân Ai Cập đuổi theo sau lưng, trước khi dân Do Thái tới bán đảo Sinai?

Và còn rất nhiều những câu hỏi tương tự như vậy…

Nếu dùng lý trí (thay vì đức tin) để xét đoán và đặt câu hỏi, người ta sẽ có thể khai sáng được cho rất nhiều người. Chắc chắn đề tài “Tàn Sát Trẻ Thơ Vô Tội Theo Kinh Thánh Tân Ước” sẽ là một đề tài rất bổ ích và lý thú…

Cuộc Tàn Sát Trẻ Thơ Vô Tội Căn Cứ Vào Tài Liệu Lịch Sử (4)

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Josephus.jpg

Muốn tìm hiểu lịch sử cuộc tàn sát các trẻ thơ vô tội, công việc trước nhất là phải tìm hiểu tiểu sử của Đại Đế Herod. Tiểu sử của Đại Đế Herod được một sử gia độc nhất sinh ra sau khi Herod chết vài chục năm, là Titus Flavius Josephus. Josephus đã viết lại trong một quyển sách độc nhất, có tên là “The First Century CE Romam-Jewish”. Tiểu sử của Herod có thể được tóm lược như sau:      

Đại Đế Herod (Herod the Great, hoặc Herod I) sinh năm 74 BC hoặc năm 73 BC, và chết năm 4 BC tại xứ Idumea, phía nam xứ Judaea. Herod là con trai thứ hai của Antipater the Idumaean, một giới chức cao cấp của đại đế đương thời đang trị vì dân Do Thái, Etnarch Hyrcanus II. Antipater the Idumaean thuộc giống người cổ Nabatean.

Herod được cha là Antipater bổ nhiệm làm thống đốc Galilee ở tuổi 25; và người anh của Herod là Phasael, làm thống đốc Jerusalem. Herod rất thích sự ủng hộ của đế quốc La Mã, nhưng với sự cai trị tàn bạo của ông, Herod bị Sanhedrin, một hội đồng của người Do Thái, từ 20 tới 23 người, kết án.

Herod tự coi ông là người “Đạo Do Thái” (Judaism), tuy nhiên người Do Thái ngấm ngầm không chấp nhận do truyền thống phức tạp Pharisaic của họ. Ông cũng bị người Do Thái ngầm tỏ thái độ không chấp nhận ông là người chăm sóc dân Do Thái xứ Judaea.

Hai năm sau, Antigonus, cháu của Hyrcanus II, lên nối ngôi người chú nhờ sự giúp đỡ của người Parthians. Herod chạy trốn tới Rome, năn nỉ người La Mã khôi phục lại quyền lực cho ông. Ở La Mã, ông được chọn làm vua của người Do Thái do thượng viện La Mã bổ nhiêm. Sau đó Herod trở lại xứ Judea chống lại Antigonus, cùng lúc kết hôn với cháu gái của Antigonus, là Mariamne (thường gọi là Mariamne I), trong một nỗ lực dành ngai vàng và đạt sự ủng hộ của người Do Thái.

Trước đây Herod đã có vợ là Doris, và đã có một đứa con trai ba tuổi, nhưng ông đã bỏ rơi Doris và đứa con trai sau khi cưới Mariamne I.

Ba năm sau, Herod và người La Mã, cuối cùng chiếm được hoàn toàn Jerusalem và giết được Antigonus. Herod đóng vai trò là người cai trị duy nhất của xứ Judea và Basileus, mở ra triều đại Herodian Dynasty và kết thúc triều đại Hasmonean Dynasty.

Josephus ghi lại cáo việc này xảy ra vào năm Agrippa và Gallus (37 BC), nhưng cũng nói việc này xảy ra chính xác 27 năm sau khi Jerusalem rơi vào tay Pompey (có nghĩa là năm 36 BC). Cassius Dio cũng báo cáo năm 37 BC “người La Mã không có gì đáng chú ý”. Theo Josephus, Herod cai trị 37 năm, trong đó có 34 năm sau khi chiếm được Jerusalem.

Làm vua của vương quốc Judea, một chư hầu La Mã, Herod bị người Do Thái coi là một người điên (mad man), đã giết người trong gia đình và một số lượng lớn các thầy tu rabbis. Mặt khác, ông còn được gọi là “con quỷ thiên tài của tiểu quốc Judea” (the evil genius of the Judean nation), Herod rất sẵn sàng gây ra bất cứ tội ác nào để thõa mãn tham vọng của ông. Tuy nhiên, ông là một người có công xây dựng lớn nhất trong lịch sử Do Thái. Ông được biết đến qua các công trình xây cất khổng lồ trên khắp vương quốc Judeae; bao gồm việc mở rộng ngôi đền thứ hai tại Jerusalem, gọi là đền Herod (Herod's Temple); xây dựng cảng Caesarea Maritima; pháo đài Masada và lăng mộ Herodium.

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Caesarea_Maritima

Dù trước đây tự nhận là người Do Thái giáo, nay Herod lại chánh thức làm lễ cải đạo sang Do Thái giáo. Sự cải đạo của Herod đưa tới một một số câu hỏi trong xã hội Do Thái. Khi John Hyrcanus chinh phục vùng Idumaea, ông yêu cầu tất cả người Idumaeans tuân theo pháp luật của Do Thái, hoặc rời khỏi Do Thái. Hầu hết người Idumaeans đã phải chấp nhận cải đạo sang Do Thái giáo, có nghĩa là họ phải bị “cắt bao qui đầu dương vật” (circumcised). Cắt bao qui đầu dương vật là một tục lệ để vào đạo Do Thái, trong khi Herod chỉ công khai nhận mình là người Do Thái và được một số người Do Thái công nhận, lối xác định này càng gây thêm sự ác cảm của người Do Thái.

Sau này Herod còn giết một số người trong gia đình của ông, bao gồm người vợ là Mariamne I.

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Circumcision_in_the_Bible

Mặc dù Herod mang danh hiệu vua của xứ Judea như hầu hết các vua khác phục vụ đế chế La Mã, ông cũng biết rằng ông phải phục vụ cho lợi ích đế quốc La Mã. Không bao lâu sau khi nắm quyền kiểm soát xứ Judea, Herod trình bày giá trị của mình là vua của xứ Judea đến hoàng đế mới, Augustus. Sau khi cho thấy sự hỗ trợ của ông chống lại Mark Antony, Herod đã có thể dành được sự hỗ trợ của Augustus, và tiếp tục cai trị người dân Do Thái. Mặc dù đã dành lại được Judea, Herod vẫn còn là một tôi tớ của đế quốc La Mã. Điều này được thể hiện bởi những hạn chế trong các giao dịch của ông với các vương quốc khác, cũng như sự hỗ trợ của ông với La Mã trong xứ Judea.

Sự hỗ trợ của La Mã đối với Herod đóng một vai trò quan trọng cho phép ông duy trì quyền lực trên xứ Judea. Đã có sự giải thích liên quan đến vai trò của Herod đối với La Mã trong suốt chiến tranh Do Thái, Josephus nhận xét về sự cai trị của Herod thường nằm trong điều kiện thuận lợi, và cho rằng Herod đã mang lại lợi ích cho các sự kiện nổi tiếng diễn ra trong suốt triều đại của ông. Josephus nhấn mạnh: “Tuy là một ông vua độc tài, Herod có nhiều học giả tìm đến để hợp tác”.

Quyền lực chuyên chế của Herod được chứng minh bằng nhiều biện pháp an ninh, nhầm trấn áp sự khinh miệt của người dân, đặc biệt là người Do Thái. Ví dụ Herod đã đề xuất sử dụng cảnh sát bí mật theo dõi và báo cáo tình cảm của dân chúng đối với ông. Để ngăn chận những người bày tỏ thái độ khinh thị đối với ông, ông đã tìm cách ngăn cấm các cuộc biểu tình, và trong vài trường hợp nghiêm trọng, ông đã sử dụng tới vũ lực.

Herod có một đội vệ sĩ hơn 2.000 người. Josephus mô tả các đơn vị khác nhau bảo vệ cá nhân Herod cũng đã tham gia tang lễ của Herod, bao gồm Doryphnoroi và một đội quân Thracian, thường bao gồm các chiến sĩ kỳ cựu đặc biệt, và là thanh niên từ các gia đình người Do Thái. Đội quân Thracian đã phục vụ trong quân đội Do Thái kể từ triều đại Hasmonean, trong khi đội ngũ Celtic, cựu vệ sĩ của Cleopatra, được coi là một món quà của Augustus dành cho Herod sau trận Actium (Battle of Actium). Đội ngũ Đức, một đội ngũ của Augustus cãi hóa, chịu trách nhiệm bảo vệ cung điện.

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Thracians

Herod đã dành một khoản tiền xa hoa vào các dự án xây dựng, và quà tặng hào phóng đến các vương quốc, bao gồm La Mã. Các tòa nhà Herod xây cất là những dự án rất lớn và rất ngông cuồng. Herod xây dựng Temple Mount (một phần trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay là bức tường phía Tây). Ngoài ra, Herod cũng đã xây dựng các hải cảng tại Caeserea. Trong sự nhiệt thành cải hóa xứ Judea, ông tiến xa hơn tấm lòng vị tha. Tất cả những dự án lớn nhằm mục đích để đạt được sự hỗ trợ của người Do Thái và giúp đỡ cho thanh danh của ông như là một nhà lãnh đạo tốt.

Tuy nhiên, để tài trợ cho các chi phí này, Herod sử dụng một hệ thống thuế Hasmonean đè nặng lên người dân xứ Judea. Mặc dù gánh nặng chi trả cho các dự án xây dựng xa hoa và quà tặng của Herod, các dự án này có thể đã giúp bù đắp những gánh nặng mà trong đó Herod cung cấp nhiều cơ hội cho người dân phục vụ tốt hơn cho bản thân và gia đình của họ. Trong một số trường hợp, Herod cung cấp cho người dân khi cần thiết, chẳng hạn như trong một nạn đói nghiêm trọng năm 25 BC.

Liên quan đến chính sách tôn giáo, Herod đã trải qua một phản ứng trái chiều từ dân Do Thái. Mặc dù Herod tự coi mình là vua của người Do Thái, ông cũng cho người dân biết là ông cũng đại diện cho người không phải Do Thái sống tại Judea. Các ngôi đền ngoại đạo được ông xây dựng bên ngoài các khu của người Do Thái, minh xác cho lời nói của ông. Nhiều người Do Thái đã đặt câu hỏi liệu ông thực sự là người Do Thái theo truyền thống Idumean không?

Mặc dù đức tin của ông có vấn đề, Herod thường tìm cách tôn trọng truyền thống của người Do Thái trong đời sống cộng đồng. Một số ví dụ đáng chú ý là đút tiền xu mà không cần hình ảnh con người, được sử dụng trong khu vực của người Do Thái. Một ví dụ quan trọng của điều này đã được minh họa bằng sự thừa nhận của ông về sự thiêng liêng của ngôi đền thứ hai được thể hiện bằng cách sử dụng các tu sĩ trong việc xây dựng.

Mặc dù một số nỗ lực của Herod phù hợp với pháp luật truyền thống Do Thái, có rất nhiều trường hợp Herod không nhạy cảm với các luật này. Nhất là vấn đề cổ vật của người Do Thái, một trong những khiếu nại lớn từ người Do Thái đối với Herod. Ở Jerusalem, ông đã giới thiệu các hình thức vui chơi giải trí nước ngoài, và đã có một con đại bàng bằng vàng dựng lên ở lối vào đền thờ, cho thấy ông không thực sự đại diện cho tín ngưỡng của dân Do Thái.

Các loại thuế Herod đưa ra cũng khiến ông mang tiếng xấu. Vì mối quan tâm liên tục của ông, Herod đã luôn luôn tặng những món quà đắt tiền, và cuối cùng, số tiền chi tiêu tốn kém quá lớn. Phương pháp lãnh đạo của Herod làm khó chịu người Do Thái vì họ bị buộc phải trả tiền cho sự xa hoa của ông. Hai giáo phái Do Thái lớn nhất trong triều là Pharisees và Sadducees, cũng cho thấy có sự đối lập với Herod. Những người Pharisees đã tức giận Herod vì ông bỏ qua rất nhiều yêu cầu của họ về thực hiện xây dựng đền thờ. Đồng thời, Sadducees, người được biết đến với trách nhiệm đối với các tu sĩ trong đền thờ, đã phản đối Herod vì ông đã thay thế các tu sĩ cao cấp bằng các tu sĩ tới từ Babylon và Alexandria, trong một nỗ lực để đạt sự hỗ trợ của người Do Thái.

Vào cuối triều đại Herod, sự tức giận và bất mãn trở thành phổ biến đối với người Do Thái, bạo loạn bùng nổ sau cái chết của Herod. Tại nhiều thành phố, bao gồm cả Jerusalem, tất cả các phiền trách của người Do Thái đòi có hành động đối với Herod, chẳng hạn như thuế nặng và sự vi phạm các quy tắc. Vì sự đối đãi của Herod mà người Do Thái phải đón nhận, họ đã sẵn sàng phá vỡ luật pháp La Mã. Các lãnh đạo của Herod bùng lên sự tức giận, sự tức giận trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy cuộc “Đại Cách Mạng năm 70 AD” (Great Revolt of 70 C.E.) giữa Do Thái và La Mã.

Đó là tất cả những gì được diễn tả lại về Đại Đế Herod. Không có một nguồn tài liệu lịch sử nào khác viết về một cuộc tàn sát 14.000 trẻ em trai từ mười bốn tuổi trở xuống theo lệnh của Đại Đế Herod tại Bethlehem được ghi trong tác phẩm: “The First Century CE Roman-Jewish” của sử gia La Mã–Do Thái Titus Flavius Josephus.

NGUỒN: http://en.wikipedia.org/wiki/Herod_the_Great

Cuộc Tàn Sát Trẻ Thơ Vô Tội Qua Các Chuyên Gia Khảo Cổ

Các nhà khảo cổ trong một bài sưu khảo, viết trên tờ National Geographic tháng 12 năm 2008, căn cứ trên kết quả các cuộc khai quật tại Herodium, nơi chôn cất cuối cùng của Herod, ​​5.5km về phía đông nam Bethlehem. Trong bài viết, tác giả đã tuyên bố một cách táo bạo:

“Herod được biết đến nhiều nhất qua cuộc tàn sát trẻ sơ sinh nam tại Bethlehem trong một nỗ lực để giết Chúa Giêsu… Sự thật cho thấy Herod chắc chắn gần như hoàn toàn vô tội”.

Michael Grant, một nhà văn nổi tiếng về các chủ đề lịch sử cuộc tàn sát trẻ thơ vô tội, viết:

“Câu chuyện không phải là một câu chuyện về lịch sử, nhưng là một câu chuyện huyền thoại, hoặc một truyền thuyết dân gian. Herod the wicked, là một nhân vật phản ảnh của nhiều huyền thoại hung ác. Một trong các vụ tuyên truyền về sự hung ác là việc tàn sát các trẻ thơ vô tội, mặc dù việc tàn sát đó đã không xảy ra. Tàn sát các trẻ em vô tội là một câu chuyện được phát minh, mặc dù phát minh dựa vào một khía cạnh khác về các dữ kiện lịch sử thực tế… Herod sợ một đứa trẻ sinh ra ở Bethlehem sẽ làm vua của dân Do Thái, cũng là một huyền thoại để phù hợp với lời tiên tri của Jeremiah, và cũng để phản ảnh sự thống trị của Herod, phát sinh từ nhiều hành vi man rợ trong những năm cuối cùng trước khi ông qua đời…

Daniel J. Harrington, giáo sư về môn “Kinh Thánh Tân Ước”, chủ tịch “Biblical Studies Department” tại đại hoc Boston College School of Theology and Ministry (trước đây là Weston Jesuits School of Theology) nói sự kiện lịch sử về cuộc tàn sát các trẻ thơ vô tội là “một sự kiện mở rộng không thể tìm được câu trả lời dứt khoát”. Giáo sư lịch sử và tiểu thuyết Thiên Chúa Giáo Paul Maier cũng xác nhận hầu hết các sách viết về Herod đều phủ nhận việc tàn sát đã không xảy ra.  

NGUỒN: http://en.wikipedia.org/wiki/Herodium

Trong số các nhà sử học nghi ngờ lịch sử của vụ tàn sát, gồm có Geza Vermes và E. P. Sanders coi những câu chuyện như là một phần của tiểu sử các thánh sáng tạo hagiography. Robert Eisenman cho rằng những câu chuyện có thể có nguồn gốc trong vụ Herod giết các con của ông, một hành động gây ấn tượng sâu sắc vào thời điểm đó và được ghi lại bởi Josephus. Những người khác biện luận về sự im lặng của các nhà viết sử, bao gồm sự im lặng của Josephus (người chắc chắn đã ghi lại một số thí dụ sự về việc Herod hành động như vậy để bảo vệ quyền lực của ông), và quan điểm cho rằng câu chuyện là một thiết bị để nhận lỗi hoặc thực hiện xây dựng lời tiên tri.

David Hill thừa nhận rằng câu chuyện “chứa đựng một sự kiện lịch sử không thể xảy ra”, nhưng nói thêm rằng “mối quan tâm thực sự của Matthew là… suy tư thần học phản ảnh về chủ đề thực hiện Cựu Ước”. Stephen Harris và Raymond Brown cho rằng mục đích của Matthew là trình bày Chúa Jesus như là một Đấng Cứu Thế, và cuộc thảm sát các trẻ thơ vô tội như là sự thực hiện các đoạn trong Hosea (cuộc di cư ra khỏi Ai Cập, Exodus), và Jeremiah (đề cập đến sự lưu đày đến Babylon). Brown cũng cho thấy câu chuyện là khuôn mẫu Exodus về sự ra đời của Moses. Maier cho rằng những người hoài nghi có xu hướng “coi quan điểm là vấn đề thực tế, và họ đã tránh được phần lớn tìm kiếm lịch sử cẩn thận”. Sau khi phân tích những lập luận chống lại vụ thảm sát trẻ sơ sinh, Maier kết luận tất cả đều “sai sót một cách nghiêm trọng”.

Tuy nhiên các nhà khảo cổ đã không đưa ra được bằng chứng cụ thể trong phạm vi khảo cổ.

Cuộc Tàn Sát Trẻ Thơ Vô Tội Qua Kinh Thánh Cựu Ước

Con đà điểu, cho dù có đút đầu vô đống cát để trốn tránh cơn bão sắp tới cho tới lúc nào đi nữa, nó cũng không có cách nào tránh được cơn bão… Cũng như con người, cho dù con người có cố tình tránh né sự thật cho tới lúc nào đi nữa, thì con người cũng không tránh khỏi đối diện sự thật. Sự thật lúc nào cũng vẫn là sự thật. Chỉ có một cách độc nhất là dám nhìn thẳng vào sự thật, cho dù đó là một sự thật phũ phàng. Có dám nhìn thẳng vào sự thật, thì con người mới có được một cơ hội thoát khỏi ngục tù vô minh của chính mình. Ngục tù vô minh là cái gì? Ngục tù vô minh là tin tưởng một cách mù quáng.

Sự thật về việc vua Herod tàn sát các trẻ thơ vô tội, được chia thành hai nhóm đối lập nhau:

• Nhóm ủng hộ “Kinh Thánh Tân Ước” bị cho là đã biến đổi từ câu chuyện huyền thoại thành câu chuyện có thật, đi ngược lại tinh thần của Kinh Thánh, là phải nói lên sự thật.

• Nhóm ủng hộ “Tinh Thần Khoa Học”, như các nhà sử học, các nhà khảo cổ, không chấp nhận lý luận mà không có chứng minh cụ thể, cho dù đó là những lý luận sắc bén.

Từ thời Trung Cổ trở về trước, loài người không thương con như thời nay. Người ta có thể bỏ đứa con mới sanh để cho nó chết nếu cha mẹ không muốn nuôi. Có thể giết con để lấy máu tế thần (9) . Và God cũng vậy, God có thể tiêu diệt hoàn toàn đàn bà và con nít của một quốc gia. Kinh Thánh Cựu Ước đã nói lên những sự thật nầy, và chỉ cần con người dám nhìn thẳng vào sự thật.

Sự thật là bề mặt quả địa cầu trước ngày Chúa Jesus Christ giáng sinh có đầy rẫy những huyền thoại, nhất là huyền thoại về việc con nít bị giết để lấy máu tế thần; đầy rẫy những câu chuyện về thần linh; và đầy rẫy về những câu chuyện ma quỷ. Một số câu chuyện đã được ghi vào “Kinh Thánh Cựu Ước”, hoặc đã được ghi lại trên các nguồn tài liệu phổ biến khác. Có ba nguồn tài liệu về việc giết con nít để lấy máu tế thần, gồm: Blood Libel; Moloch; và Kinh Thánh Cựu Ước.

Ảnh: http://upload.wikimedia.org/

Blood Libel (5) (còn gọi là blood accusation) là một nghi lễ của người Do Thái. Theo nghi lễ này, người Do Thái bắt cóc và giết các em bé Kitô giáo để lấy máu tế lễ, như một phần của nghi thức tôn giáo. Tục lệ này là nguyên nhân đứa tới việc người Do Thái bị người Âu châu hành quyết.

Người ta thường cho rằng người Do Thái cần máu người để nướng bánh mì matzos hoặc làm rượu nho cho buổi lễ Passover. Mặc dù nghi thức Blood Libel đã vắng mặt sớm nhất trong các nghi thức mà họ muốn tái diễn lại sự đóng đinh Chúa lên thập tự giá. Những cáo buộc thường khẳng định rằng máu của trẻ em Kitô đặc biệt được thèm muốn, và hiện tượng trẻ em Kitô giáo bị giết để lấy máu gần như hàng năm, mà không thể nào giải thích được. Trong nhiều trường hợp, các trẻ em nạn nhân được tôn kính như là một vị thánh tử đạo. Đặc biệt có ba trong số các trẻ em bị giết lấy máu, đã được Vatican thêm vào danh sách nghi lễ hàng năm (General Roman Calendar); và Gavriil Belostoksky, một em bé người Nga, được giáo hội chính thống Nga (Russian Orthodox Church) phong thánh. (5)

 

Ảnh: http://carm.org/christianity/miscellaneous-topics/

Theo truyền thuyết của người Do Thái, Blood Libel là động lực cho sự sáng tạo Golem of Prague theo các thầy tu Rabbi Judah Loew ben Bezalel thế kỷ thứ 16. Có tất cả khoảng 150 trường hợp Blood Libel (chưa kể đến hàng ngàn vụ theo tin đồn) dẫn đến việc người châu Âu bắt giữ và giết người Do Thái trong suốt lịch sử Do Thái giáo, hầu hết trong trong thời Trung Cổ. Trong hầu hết mọi trường hợp, người Do Thái bị sát hại bởi đám người bình dân; đôi khi bị tra tấn và bị đưa ra tòa án.

Moloch (6) là một trong những vị thần Pagans. Moloch có nhiều tên gần giống nhau: Molech, Molekh, Molok, Molek, Molock, Moloc, Melech, Milcom, or Molcom… mà người Do Thái đã thờ phượng sai lầm trong suốt thời gian bỏ đạo. Vị thần này có liên quan tới dân Ammon (1 Kings 11:7), “Sau đó, Solomon xây một nơi cao cho Chemosh, một thần tượng đáng ghét của Moab, trên một ngọn núi phía đông của Jerusalem, và cho thần Moloch là một thần tượng đáng ghét của dân Ammon”.

Một trong các sinh hoạt của giáo phái này là tôn thờ thần Moloch, và họ đã giết con của họ để tế thần Moloch. Tất nhiên, điều này đã bị cấm bởi God (Lev. 18:21). God nói: “Ngươi sẽ không cung cấp con cái của ta cho họ tế thần Moloch, ngươi cũng sẽ không làm ô danh God của ngươi; ta là God” (Lev. 18:21; 20:2-5; 2 Kings. 23:10; Jer. 32:35).

Rõ ràng là một vị thần mà sự thiêu sống con người trong đạo God (Thiên Chúa) để tế lễ rất cần thiết. Thiêu sống để tế lễ, đặc biệt là tại thung lũng Hinnom, ở phía Tây Nam của ngọn đồi Jerusalem (2 Ki. 23:10; Je. 32:35) tại một địa điểm được gọi là Topheth (tiếng Syriac là “hố lữa”). Tại nơi đó, tượng thần Moloch sẽ được đốt nóng cho tới khi đỏ và sáng lên, sau đó họ đặt đứa trẻ sơ sinh, con của họ, trên tay của tượng thần, và đứng nhìn đứa bé bị đốt cháy cho đến chết.

Nói về thần Moloch, Kinh Thánh viết:

Leviticus 18:21 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)  

Ngươi sẽ không hiến dâng bất cứ đứa con nào của ngươi tế thần Molech, làm ô danh Thiên Chúa của ngươi: Ta là God.

Leviticus 20:1-5 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

God nói với Moses, rằng: “Hãy nói với dân Israel, bất cứ một trong những người của Israel, hay một trong những người lạ tạm trú tại Israel, nếu dâng hiến bất cứ đứa con nào của người đó để để tế thần Molech, thì chắc chắn người đó sẽ bị xử tử. Người dân sẽ ném đá người đó. Ta sẽ nổi giận và sẽ cắt người đó ra khỏi khối người dân, bởi vì người đó đã hiến dâng một trong những đứa con của người đó cho thần Molech, làm cho thánh thể và thánh danh của ta bị ô uế. Và nếu bất cứ người dân nào nhắm mắt để cho người đó hiến dâng con của của họ cho thần Molech, mà không giết cho hắn chết, ta sẽ nổi giận và sẽ trừng phạt cả nhà người đó, và sẽ cắt cả nhà người đó ra khỏi tập thể người dân, và cắt tất cả những ai đi theo làm đĩ điếm cho thần Molech”.

Nói về “God” ăn thịt người, giết đàn bà và trẻ nít, v.v… Kinh Thánh viết:

Isaiah 13:15-18 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Tìm thấy người nào thì đâm người đó, tất cả ai bị bắt sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm,

Trẻ sơ sinh của họ sẽ bị bằm nát trước mặt họ, nhà của họ sẽ bị cướp, vợ của họ sẽ bị hãm.

Nghe này, ta khuấy động Medes, là người không cần bạc, là kẻ chẳng thích vàng.

Cung tên của họ sẽ tiêu diệt bọn trẻ, không tha trẻ trong tử cung, không chừa trẻ ngoài tử cung.

Numbers 31:15-18 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Moses hỏi: “Tại sao ngươi không giết tất cả những người đàn bà này?”

Họ là những người nghe theo lời Balaam, khiến người Do Thái phản bội Yahweh, thờ các thần tượng tại Ngọn Peor, vì vậy bệnh dịch sẽ lan rộng tiêu diệt tất cả các ngươi.

Vậy hãy giết tất cả trẻ em nam và tất cả những người đàn bà nào đã biết ăn nằm với đàn ông;

Nhưng đừng giết mấy đứa con gái chưa biết ăn nằm với đàn ông, hãy giữ chúng nó cho các ngươi [có 32.000 con gái còn trinh không bị giết (Numbers 31:35)].

1 Corinthians 10:20 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Không, ta muốn nói người Pagans sát sinh để cúng tế cho ma quỷ, không phải để cúng tế ta. Ta không muốn các ngươi cúng tế cho ma quỷ.

Psalm 40:6 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Sát sinh hoặc dâng lễ vật cúng tế, ngươi không hài lòng, nhưng đã làm cho ta lắng nghe. Thiêu sống và cúng tế để chuộc tội, ta không cần.

Micah 6:7 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

God sẽ hài lòng với hàng ngàn con chiên đực, với hàng chục ngàn con sông dầu? Tôi sẽ dâng cúng đứa con đầu lòng cho God để chuộc tội của tôi, kết quả từ cơ thể của tôi để chuộc tội cho linh hồn tôi.

Exodus 22:29-30 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Ngươi sẽ không trì hoãn cúng tế từ sự thu hoạch đầy đủ và từ sự phong phú của ngươi. Con trai đầu lòng của ngươi phải được cúng tế cho ta. Ngươi cũng sẽ cúng tế như vậy bằng bò và cừu: Bảy ngày đầu là của mẹ nó, ngày thứ tám là của ta.

Exodus 13:1-2 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

God nói với Moses: “Dâng cúng cho ta bất cứ con gì đầu lòng được sinh ra. Bất cứ con gì từ tử cung của giống cái Do Thái. Cả hai, từ tử cung của con người và từ tử cung của con vật, là của ta”.

Jeremiah 22:17 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Nhưng ngươi có đôi mắt và trái tim vì lợi ích không trung thực, để làm đổ máu người vô tội, và để thực hành đàn áp và bạo lực.

2 Kings 17:17-18 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Và họ thiêu sống con trai và con gái của họ để cúng tế cho các dịch vụ như tiên tri, đoán mộng, và bán mình để làm điều ác trước mặt ta, làm ta tức giận. Vì tức giận dân Do Thái, ta không ngó ngàng tới họ nữa, ngoại trừ dân Judah.

1 Kings 13:1-2 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Lời của God, một người của God từ Judah đến Bethel, khi Jeroboam đang đứng kế bàn thờ để tế lễ. Theo lời của God, ông kêu lên chống lại bàn thờ: “Bàn thờ, bàn thờ! Đây là những gì God nói:” Một người con trai tên là Josiah sẽ được sinh ra trong ngôi nhà của David. Ngươi sẽ bị giết bởi các linh mục cao tại đây để tế lễ, và xương ngươi sẽ được đốt cháy trên Jeroboam.

2 Kings 23:20-25 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Josiah tàn sát tất cả các linh mục cao trên bàn thờ và đốt xương người trên chúng. Sau đó, ông trở lại Jerusalem.

Nhà vua ra lệnh cho tất cả mọi người: “Hãy tổ chức lễ Passover cho Chúa của ngươi, vì điều đó được viết trong sách Covenant”.

Không có ngày phán xét người đứng đầu Do Thái, cũng không có ngày các vua của Do Thái và Judha có ngày Passover được nhìn nhận.

Nhưng trong năm thứ mười tám của vua Josiah, lễ Passover được tổ chức cho God tại Jerusalem.

Hơn nữa, Josiah đã loại trừ những phương tiện và thông linh các vị thần gia đình, các thần tượng và tất cả những điều đáng ghét khác mà người ta có thể tìm thấy tại Judha và Jerusalem. Điều này, ông đã bổ túc đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật ghi trong sách Hikiah mà một linh mục đã phát hiện trong đền thờ God.

Không có trước cũng không có sau khi Josiah đã có một vị vua như ông đã quay sang God như ông đã làm với tất cả trái tim của ông và linh hồn của ông và với tất cả sức mạnh của ông, để phù hợp với tất cả luật lệ của Moses.

Exodus 13:11-16 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Khi God đưa ngươi đến vùng đất Canaanites, như ngài cam kết với ngươi và với cha của ngươi, và sẽ làm việc đó. Ngươi sẽ thiết lễ dâng cúng tới God tất cả những gì mở ra từ tử cung lần đầu tiên. Tất cả con đầu lòng của loài vật đực sẽ là của God. Mỗi con đầu lòng của con lừa sẽ được chuộc bằng một con cừu, hoặc nếu không chuộc, ngươi sẽ bẻ cổ nó. Mỗi con trai đầu lòng của con người, ngươi sẽ chuộc lại. Và khi nào con trai của ngươi hỏi: “điều này có nghĩa là gì?” Ngươi sẽ nói: “bởi một bàn tay mạnh mẽ, God đã mang chúng ta ra khỏi Ai Cập, ra khỏi ngôi nhà nô lệ. Khi Pharaoh ngoan cố từ chối để cho chúng ta đi, God sẽ giết mọi con đầu lòng của Ai Cập, cả hai, là người và vật. Vì vậy, ta giết để cúng tế God tất cả những con đực đầu tiên mở ra từ tử cung, ngoại trừ con đầu lòng của ta được chuột. Việc đó như là một dấu ấn trên tay, hay giữa đôi mắt của ngươi, bởi một bàn tay mạnh mẽ, God đã mang chúng ta ra khỏi Ai Cập”.

Deuteronomy 3:3-8 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Do đó God của chúng tôi đặt Og, vua của Bashan, vào tay của chúng tôi, cùng với tất cả dân của Bashan. Chúng tôi đã tấn công họ cho tới khi họ không còn được một người sống sót.

Và chúng tôi chiếm đoạt tất cả thành phố của họ, không bỏ sót một thành phố nào: Có tất cả là sáu chục thành phố thuộc vùng Argop, dưới quyền của Og, vua của xứ Bashan.

Tất cả các thành phố này được củng cố bằng tường cao, cổng ra vào, và chắn song, bên cạnh một thành phố lớn nhất đối với các thành phố ngoại ô.

Và chúng tôi hoàn toàn tiêu diệt họ, như chúng tôi đã làm với Sihon, vua của Heshbon, là tiêu diệt hoàn toàn đàn ông, đàn bà, và con nít… của tất cả các thành phố.

Nhưng gia súc và chiến lợi phẩm tước đoạt là phần thưởng của chúng tôi.

Và vào lúc đó chúng tôi chiếm đất đai từ bàn tay của hai vua xứ Armorites, ở phía bên này của xứ Jordan, trải dài từ Sông Armon đến Ngọn Hermon.

Genesis 22:1-19 (Bấm vào “link” để đọc trực tiếp bằng tiếng Anh)

Sau những điều đó, God đã thử Abraham và nói với Abraham: “Abraham!” Và Abraham nói: “Có tôi đây”. God nói: “Hãy đem con trai của ngươi, đứa con duy nhất của ngươi là Isaac, người mà ngươi yêu thương, đi đến xứ Moria, và thiêu sống nó trên một ngọn núi mà ta sẽ cho ngươi biết sau”. Vì vậy, Abraham dậy sớm vào buổi sáng, thắng yên lừa, đem theo hai người trai trẻ, cùng với đứa con trai của ông là Isaac. Và ông đã đốn gỗ cho lễ thiêu, rồi đứng dậy đi đến nơi mà God đã bảo ông. Vào ngày thứ ba, Abraham ngước mắt nhìn lên và thấy nơi thiêu từ xa. Sau đó, Abraham nói với hai người trai trẻ của ông: “Ở lại đây với con lừa; Tôi và Isaac sẽ đi qua bên đó để thờ phượng và sẽ trở lại”. Và Abraham đã lấy bó gỗ đặt lên vai của Isaac. Và ông cũng đem theo lửa và con dao. Vì vậy, cả hai cha con cùng đi. Và Isaac hỏi cha là Abraham, “Thưa Cha!” Và Abraham nói: “Có cha đây, con của cha muốn hỏi gì”? “Isaac nói: “Kìa, lửa và gỗ, nhưng con chiên để làm lễ thiêu sống ở đâu”? Abraham nói: “Này con của cha, God sẽ cung cấp cho mình con chiên”. Vì vậy, cả hai cha con cùng đi.

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/

Khi họ tới nơi mà God đã nói, Abraham thiết lập bàn thờ ở đó và đặt cũi theo thứ tự, rồi trói Isaac, con trai của ông lại, đặt nằm trên bàn thờ, và chất củi lên trên. Sau đó, Abraham vói tay lấy con dao để giết con của ông, nhưng thiên sứ của God kêu gọi từ trên trời, nói: “Abraham, Abraham!” Và Abraham nói: “Có tôi đây”. Thiên sứ nói: “Đừng đặt tay lên trên đứa bé, hoặc làm bất cứ điều gì với đứa bé, bây giờ ta đã biết ngươi kính sợ God, nhìn thấy ngươi không tiếc đứa con, đứa con duy nhất của ngươi, để dâng cúng ta”. Và Abraham ngước mắt nhìn lên, thấy bên cạnh ông là một con chiên đực, bị mắc sừng vào một bụi cây. Và vì vậy Abraham đã đến bắt con chiên để thiêu sống, thay vì thiêu sống Isaac, con trai của ông. Vì vậy Abraham gọi nơi làm lễ thiêu sống này là “God sẽ cung cấp” (The Lord will provide); Ngày nay người ta thường nói: “Trên ngọn núi God sẽ cung cấp” (On the mount of the Lord it shall be provided).

Và thiên sứ của Chúa kêu gọi Abraham lần thứ hai từ trên trời và nói: “Bằng bản thân ta, ta tuyên bố, bởi vì ngươi đã dám làm điều này và đã không tiếc con của ngươi, con trai duy nhất của ngươi, ta chắc chắn sẽ ban phước cho ngươi, và ta chắc chắn sẽ gia tăng con cháu của ngươi nhiều như sao trên trời, như cát trên bờ biển. Và con cháu của ngươi sẽ chiếm lấy cửa của kẻ thù của ngươi, và con cháu của ngươi sẽ được tất cả các quốc gia trên thế giới ưu đãi, bởi vì ngươi đã tuân theo tiếng nói của ta”. Vì vậy, Abraham trở lại chỗ những người trai trẻ đang chờ ông, và họ cùng đứng dậy để đi với ông tới Beersheba. Và Abraham đã sinh sống tại Beersheba.

Judges 11:29-39

Sau đó thánh linh của God đã đến với Jephthah. Jephthah đã vượt qua Gillead và Manasseh, đi tới Mizpah và Gilead, và từ đó ông chống lại Ammonites. Jephthah đã nguyện cầu với God: “Nếu Ngài đặt Ammonites vào tay tôi, bất cứ cái gì đi ra khỏi cửa nhà của tôi để gặp tôi khi tôi trở về trong chiến thắng, sẽ là của Ngài, và tôi sẽ thiêu sống cái đó để dâng cúng lên Ngài”.

Sau đó Jephthah chống lại Ammonites, và God đã đặt Ammonites vào bàn tay của Jephthah.

Jephthah đã tàn phá hai mươi thị trấn của Aroer thuộc vùng phụ cận Minnith, đến tận Abel Keramim. Vì vậy dân Do Thái đã chinh phục được xứ Ammon.

Khi Jephthah trở về Mizpah, người chạy ra khỏi cửa đón tiếp ông là con gái của ông. Con gái của ông nhảy múa theo âm nhạc điệu timbrels! Cô là đứa con độc nhất của Jephthah. Ngoại trừ cô, Jephthah không có con trai hoặc con gái nào khác. Khi nhìn thấy con gái mình, Jephthah liền xé áo kêu lên: “Ôi thôi, con gái của cha! Ngài đã hại cha và cha đang bị tàn phá. Cha đã mắc lời thề với God, cha không thể thất hứa”.

Cô trả lời: "Thưa cha, nếu cha đã hứa với God, thì cha hãy làm những gì cha đã hứa! Vì God đã giết Ammonites để báo thù cho cha. Nhưng xin cha hãy cho con hai tháng đi lang thang trên những ngọn đồi để khóc với bạn bè của con, bởi vì con không bao giờ kết hôn”.

Jephthah nói: “Con có thể đi”. Và ông đã để cho con gái của ông đi hai tháng. Cô và bạn bè của cô đã đi lang thang trên các ngọn đồi và khóc, bởi vì cô không bao giờ kết hôn. Sau hai tháng, cô đã trở về với cha của cô, và cha của cô đã thiêu sống cô để cúng dâng lên God. Khi chết, cô vẫn còn là một cô gái còn trinh.

Giết con để dâng cúng cho God đã trở thành truyền thống của người Do Thái.

Ảnh: http://www.womeninthebible.net/1.9.Jephtahs_daughter.htm

Một Số Hình Minh Họa Về Cuộc Tàn Sát Các Trẻ Thơ Vô Tội

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Massacre_of_the_Innocents

Ảnh: http://winteriscoming.net/2012/04/episode-11-the-north-remembers-essay/

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Massacre_of_the_Innocents

Ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Giotto-innocents.jpg

Một Câu Hỏi “Lớn” Về Cuộc Tàn Sát Mười Bốn Ngàn Trẻ Thơ Vô Tội

Kinh Thánh Cựu Ước đã diễn tả God một cách đặc biệt. Xin bấm vào các đường dẫn để đọc nguyên văn bằng tiếng Anh, nếu có sự nghi ngờ. Trước khi chúa Jesus Christ, con độc nhất của God giáng sinh, God là một đấng sáng tạo có đầy đủ quyền năng để cho người ta sợ (Genesis 22:1-19), không phải để cho người ta kính phục qua đức độ của Ngài. Ngài là God của dân Do Thái mà không phải là God của tất cả các dân tộc trên thế giới. Lý do là Ngài luôn đứng về phía người Do Thái, đánh chiếm đất đai và tàn sát các dân tộc khác. Thí dụ: Ngài đã giúp Do Thái đánh chiếm xứ Bashan của vua Og, đã giúp dân Do Thái giết vua Og, giết tất cả dân Bashan và Armorites (Deuteronomy 3:3-8), vì vậy Ngài không phải là God của của Bashan và Armorites. God ra lệnh cho quân lính thắng trận giết và bầm thây con nít, đốt nhà, và hiếp dâm vợ của kẻ bại trận (Isaiah 13:16). God rất thích ăn thịt con non, bất cứ con gì, gồm con người, sanh ra được tám ngày (Exodus 22:29-30), God muốn con người phải có đôi mắt và trái tim vì lợi ích không trung thực, “để làm đổ máu người vô tội”, và để thực hành đàn áp và bạo lực (Jeremiah 22:17), v.v…

Qua các tài liệu bao gồm: lịch sử, khảo cổ, kinh thánh, biên khảo… đạo Thiên Chúa (God) khởi nguyên là một đạo giết thú vật, và ngay cả giết người, thường là giết con nít, đàn bà, để dâng cúng lên God. Một lối dâng cúng khác là thiêu sống con người, mà trong suốt thời gian, từ khi Columbus khám phá ra Mỹ châu cho tới ngày nay, đã có hàng ngàn vụ thiêu sống qua các cuộc trừng phạt dị giáo (heretic). Các cuộc trừng phạt dị giáo bằng thiêu sống này, mới hiểu sơ qua người ta có thể lầm, nghĩ đó chỉ là một cuộc trừng phạt, nhưng nếu hiểu thấu đáo hơn, người ta cũng có thể hiểu đó là một cuộc thiêu sống để cúng tế. Chứng minh cho việc thiêu sống để cúng tế là câu chuyện trong Cựu Ước mà Jephthah đã thiêu sống con gái của ông để dâng cúng cho God (Judges 11:29-39).

God rất sân hận và hung tợn, khi giết người thì giết cho tuyệt chủng, mà không để cho bất cứ một thứ gì còn sống sót (Isaiah 13:15-18). Khi người Do Thái giết con nít để dâng cúng, God không muốn người Do Thái dâng cúng cho thần linh, mà God muốn người Do Thái chỉ dâng cúng cho God mà thôi. Như vậy God cũng dành ăn thịt con nít với thần linh (1 Corinthians 10:20). Theo lời của God, bất cứ con gì, kể cả con người, mới được sinh ra khỏi tử cung cho tới ngày thứ tám (8 ngày sau khi được sinh ra), đều có thể dâng cúng cho God (Exodus 22:29-30). Hơn nữa, God cũng đã từng giết tất cả trẻ sơ sinh nam của một quốc gia (Numbers 31:17).

Trong một bài viết mang tên “Công Giáo dưới ánh sáng của lời Chúa” (10) , Mục Sư Nguyễn Hữu Ninh đã viết: “Sự kiện vua Constantin, một người ngoại giáo, hợp thức hóa Christianity thành ‘Catholic’ là tôn giáo chính thức của đế quốc mình đang cai trị. Đây là bước đầu của sự kết hợp giữa tôn giáo và quốc gia,và ông ta chẳng chống đối các nghi thức thờ phượng của người ngoại giáo (pagan religions), ông ta vẫn cho người ngoại giáo tiếp tục các hủ tục của mình khi theo Catholic”, điều này cho thấy Vatican là một tổ chức chính trị thời thực dân đi tìm thuộc địa, được che đậy dưới hình thức tôn giáo, mà không phải là một tổ chức tôn giáo thuần túy. Chẳng hạn như Vatican đã từng cấu kết với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đánh chiếm thuộc địa (14) , bắt và buôn bán nô lệ (11) , treo cổ người đạo Tin Lành một cách tàn nhẫn trong Chiến Tranh Trung Âu (1618-1648) (12) , và nhất là đoàn “Quân Chữ Thập Ăn Thịt Người” (13) đã một thời gây thành tiếng vang khắp Âu Châu, phản ảnh rất trung thực Kinh Thánh Cựu Ước và cuộc tàn sát các trẻ em vô tội dưới thời Đại Đế Herod.

Có lẽ đây cũng là lý do mà Mục Sư Nguyễn Hữu Ninh đã phát biểu một cách mạnh dạn: “Hậu quả người ta thấy có sự pha trộn trong Ca-tô giáo với 1/3 Do Thái giáo (Judaism) 1/3 ngoại giáo (Paganism) và 1/3 Cơ Đốc giáo (Christianity)”10. Mà qua bài biên khảo này, ảnh hưởng của “Paganism” thể hiện một cách rõ rệt qua việc người Do Thái đã có một thời gian dài thờ phượng và cúng dân trẻ sơ sinh cho thần Moloch (Leviticus 18:21), thiêu sống “đàn bà và con nít để dâng cúng cho God” mà Kinh Thánh Cựu Ước đã nói tới một cách rất rõ ràng (Judges 11:29-39).

Kinh Thánh Cựu Ước là những viên gạch đầu tiên xây dựng Tòa Thánh Vatican. Sau hơn hai ngàn năm, những viên gạch đầu tiên này bị chồng chất lên nhiều viên gạch mới. Khi những viện gạch đầu tiên, vì một lý do nào đó, không thích hợp với thời gian tính nữa. Thí dụ như làm cho người ta “sợ” God (Genesis 22:12) không còn thích hợp với thời đại mới. Nếu muốn thích hợp với thời đại mới, thì dĩ nhiên những viên gạch cổ xưa, nền tảng căn bản của Vatican, phải được thay thế bằng những viên gạch mới. Công việc thay thế là một việc vô cùng khó khăn.

Để thay những viên gạch củ không thích hợp với thời đại mới ngày nay, Kinh Thánh Tân Ước được xuất hiện cùng lúc với sự giữ lại Kinh Thánh Cựu Ước, nhưng để cho nó nằm yên, không dùng tới, hoặc ít khi dùng tới. Có thể cho tới vài trăm năm sau, khi người ta bắt đầu quên đi hoặc không để ý tới Kinh Thánh Cựu Ước nữa, và lúc đó thì Kinh Thánh Cựu Ước có thể bỏ đi một cách từ từ, và Kinh Thánh Tân Ước lúc đó cũng đã được sử dụng một cách thuần thục. Nếu điền này là sự thật, thì dự tính này là một dự tính rất khôn ngoan và khéo léo, có thể cứu nguy được sự sụp đổ của tòa lâu đài đã xây dựng trên hai ngàn năm. Tuy nhiên những trở ngại từ bên ngoài không đáng lo ngại, việc đáng lo ngại là từ bên trong. Vatican có thể ví như là một con sư tử chúa sơn lâm, không có một con thú rừng nào có thể giết được con sư tử, ngoại trừ những con vi trùng nhỏ li ti sống chui rúc trong cơ thể của con sư tử mới có thể giết được con sư tử. Những con vi trùng nhỏ li ti này sẽ đục thủng thấu tim gan của con sư tử, và con sư tử sẽ ngã lăn ra chết một ngày trong tương lai.

Kết Luận

Mệnh Đề I:

Theo Kinh Thánh Cựu Ước, những việc sau đây đã xảy ra theo lời dạy của God: “Nhưng ngươi có đôi mắt và trái tim vì lợi ích không trung thực, là để làm đổ máu người vô tội, và để thực hành đàn áp và bạo lực (Jeremiah 22:17)”; “Ngươi sẽ không trì hoãn cúng tế từ sự thu hoạch đầy đủ và từ sự phong phú của ngươi. Con trai đầu lòng của ngươi phải được cúng tế cho ta. Ngươi cũng sẽ cúng tế như vậy bằng bò và cừu: Bảy ngày đầu là của mẹ nó, ngày thứ tám là của ta” (Exodus 22:29-30); God cũng đã dạy qua sự thông linh với Moses: “Dâng cúng cho ta bất cứ con gì đầu lòng được sinh ra. Bất cứ con gì từ tử cung của giống cái Do Thái. Cả hai, từ tử cung của con người và từ tử cung của con vật, là của ta” (Exodus 13:1-2); và người Do Thái cũng đã bằng lòng dâng cúng con đầu lòng cho God để được chuộc tội (Micah 6:7). Moses cũng đã thông linh với God, ra lệnh giết tất cả trẻ em nam và tất cả những người đàn bà nào đã biết ăn nằm với đàn ông, chỉ tha chết cho con gái còn trinh (Numbers 31:15-18). Và trong một cuộc chiến, God cũng đã ra lệnh đánh cướp nhà cửa, hiếp dâm vợ, và bằm nát xác trẻ sơ sinh, của kẻ bại trận thành những mảnh vụn (Isaiah 13:16).

Nếu mệnh đề I trên đây đã xảy ra, thì tại sao mệnh đề II dưới đây không thể xảy ra?

Mệnh Đề II:

Cuộc tàn sát có một không hai, mười bốn ngàn trẻ em trai từ hai tuổi trở xuống tại Bethlehem và các vùng phụ cận theo Tân Ước (Matthew 2:1-23), là một cuộc dàn dựng của La Mã hoặc của Do Thái; là một cuộc tàn sát để cúng dâng lên God, ăn mừng cho ngày giáng sinh của Chúa Giêsu Christ, đứa con một của God, trong ngày lễ trọng đại lớn nhất chưa từng có trong lịch sử.

Để tránh một cú “sốc” quá mạnh, cuộc tàn sát được đổ lỗi cho Đại Đế Herod. Đổ lỗi cho Herod sẽ dễ dàng được người dân tin theo, vì trong thời gian cuối đời, Herod đã phạm nhiều tai tiếng như giết vợ, giết con, v.v…

Và Vatican cũng đã đền bù xứng đáng bằng cách rửa tội cho trẻ em bằng máu (15) , một cách rửa tội cao quý nhất, thay vì rửa tội bằng nước; và được phong thánh. Mạng sống của các trẻ em sơ sinh cũng được dùng để làm vinh danh God (16) .

Mặc dù mệnh đề II vẫn còn trong vòng giả thuyết, và ý nghĩ trong mệnh đề II vẫn còn là một “taboo” đối với một số người; nhưng nếu đã vén mở được bức màng bí mật mà không dám mở toang bức màn bí mật đó, tức là còn đồng lõa với tội ác, là một “taboo” khác.

Các nhà sử học và các nhà khảo cổ, mặc dù đã tìm thấy Herod là người vô tội, nhưng vẫn chưa có thể xác định ai là người đã gây nên tội. Với sự quả quyết gần như hoàn toàn của các nhà sử học và các nhà khảo cổ đã cho Herod là người vô tội; với sự quả quyết của Vatican là việc giết 14.000 con nít thật sự đã xảy ra. Và với Kinh Thánh Cượu Ước đã diễn tả một cách mạnh bạo những cuộc giết con nít, có khi giết tất cả các em bé trai của cả một quốc gia (Numbers 31:17), để dâng cúng lên God theo truyền thống Do Thái-La Mã, thì người dám nhìn thẳng vào sự thật, sẽ nghĩ ai là thủ phạm?

Mở toang bức màn vĩ đại của cuộc tàn sát mười bốn ngàn trẻ thơ vô tội chẳng khác nào nhà bác học Galileo Galilei đã dám cả gan nói trái đất là hình tròn trong khi Kinh Thánh (Ezekiel 7:1-2) nói trái đất là hình vuông. Chỉ vì dám nói lên sự thật mà ông Galileo đã bị quản thúc tại gia cho tới chết. Nhưng nếu ông Galileo ngần ngại không dám nhìn thẳng, và không dám nói lên sự thật, thì nền văn minh của con người làm sao có thể tiến lên cao điểm của ngày nay? Chỉ có dám nhìn thẳng vào sự thật, con người mới có đủ hùng lực để tự giải phóng cho mình và giúp người khác mở mắt.

DuyênSinh

DuyenSinh@Live.com

Ghi Chú:

[1]http://oca.org/saints/

[2]https://www.catholic.org/bible/book.php?id=47&bible_chapter=2

[3]http://en.wikipedia.org/wiki/Moses

[4]http://en.wikipedia.org/wiki/Herod_the_Great

[5]http://en.wikipedia.org/wiki/Blood_libel

[6]http://carm.org/christianity/

[7]https://www.catholic.org/bible/old_testament.php

[8]http://en.wikipedia.org/wiki/Massacre_of_the_Innocents

[9]http://en.wikipedia.org/wiki/Infanticide

[10]http://vietnameselutheranchurch.net/node/299 (PHẦN I)

http://vietnameselutheranchurch.net/node/308 (PHẦN II)

[11]http://en.wikipedia.org/wiki/Dum_diversas

[12]http://www.duyensinh.com/files/

[13]http://www.duyensinh.com/files/

[14]http://en.wikipedia.org/wiki/Treaty_of_Tordesillas

[15]http://newtheologicalmovement.blogspot.com

[16]http://www.myfatherschild.net/tag/gods-revelation/

ĐỌC CÁC BÀI LIÊN HỆ KHÁC:

http://www.duyensinh.com/page-25.html

DOWNLOAD BẢN PDF NỀN ĐẬM CHỮ DỢT:

http://www.duyensinh.com/files/DDDT/TAN_SAT_TRE_THO_VO_TOI_THEO_KINH_THANH

DOWNLOAD BẢN PDF NỀN DỢT CHỮ ĐẬM:

http://www.duyensinh.com/files/DDDT2/TAN_SAT_TRE_THO_VO_TOI_THEO_KINH_THANH

____________________

Các bài của tác giả Duyên Sinh trên sachhiem.net

_____________________