Chiến Tranh Tôn Giáo Tại Nhật Bản

Một Bài Học Tại Việt Nam

DuyênSinh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgD/Duyensinh04_chtrhtg.php

27-Jun-2013

LỜi MỞ ĐẦU:

Avro Manhattan, một tác giả và một triết gia người Anh, ngay trong lời đề tựa của một quyển sách, ông đã thẳng thắn viết:

Avro Manhattan
Avro Manhattan

Hoa Kỳ bị mất hết thể diện trên thế giới. Tại sao vấn đề lại được nêu lên thêm một lần nữa? Bởi vì “Chiến Tranh Việt Nam thật ra là Chiến Tranh Tôn Giáo.” Một cuộc chiến kích động do Vatican, một tên điếm trong Sách Khải Huyền, chương 17 và 18.

(Avro Manhattan, Vietnam: Why did we go? Trang 3)

Tôi không ngạc nhiên khi biết chỉ có một mình ông Avro Manhattan thốt lên câu nói này lần đầu tiên, mà tôi chưa bao giờ nghe một người nào khác đã dám nói như vậy; vì tôi rất hiểu, khi một điều gì là chân lý, thì dù cho cả thế giới không nhìn nhận nó là chân lý, thì nó cũng vẫn là chân lý. Đây là trường hợp của một nhà bác học người Ý tên là Galileo Galilei.

Vào khoảng thập niên 1630, viễn vọng kính lần đầu tiên được phát minh do một người Hoà Lan tên là Hans Lippershey. Dựa theo viễn vọng kính của Hans Lippershey, ông Galileo Galilei đã chế tạo được một viễn vọng kính có độ phóng đại là 3x, rồi không bao lâu ông lại tăng độ phóng đại lên tới 30x.

Một hôm đẹp trời sóng yên biển lặng, ông Galileo Galilei đem viễn vọng kính của ông ra bờ biển để ngắm nhìn những chiếc thuyền buồm ra khơi. Nhìn qua viễn vọng kính, ông ngạc nhiên thấy những chiếc thuyền buồm ra khơi dường như bị lún từ từ xuống mặt biển, sau cùng chỉ còn lại chót cột buồm rồi mất hẳn. Suy nghiệm về hiện tượng này, ông Galieo Galilei đi đến kết luận bề mặt của quả địa cầu là một hình bầu dục, rồi sau đó ông đi tới một tuyên bố động trời: Trái đất là một hình cầu giống như một quả bóng.

Tuyên bố của ông Galileo Galilei đã làm cho ông bị toà thánh Vatican truy tố ra toà án dị giáo; và bị quản thúc vì tội đã dám phát biểu một câu lộng ngôn, động trời động đất vào thời buổi đó. Ông Galileo Galilei là một người duy nhất, lần đầu tiên trong xã hội, dám phát biểu một câu hoàn toàn đi ngược lại kinh thánh Ca-tô Rô-ma giáo.(*) Kinh thánh Ca-tô Rô-ma giáo La Mã nói bề mặt của trái đất là một mặt phẳng hình vuông. Nếu chiếc thuyền buồm đi quá xa tới đụng chân trời thì nó có thể bị rớt xuống!..

(*) Chú thích của SH - Tài liệu về trái đất phẳng: http://en.wikipedia.org/wiki/Flat_Earth: Several pre-Socratic philosophers believed that the world was flat: Thales (c. 550 BC) according to several sources,[27] and Leucippus (c. 440 BC) and Democritus (c. 460 – 370 BC) according to Aristotle.[28][29][30]

- Ngày nay có nhiều giải thích bào chữa cho rằng Bible không nói trái đất vuông, chỉ tại người ta hiểu ra như thế. Dù sao, chính giáo hội đã nghĩ như thế, và đã muốn bịt miệng những ai nói khác.

Khi trái đất là một hình cầu, thì dù cho cả thế giới và kinh thánh Ca-tô Rô-ma giáo nói trái đất hình vuông, thì trái đất cũng vẫn là hình cầu mà thôi! Và chân lý trái đất là hình cầu cũng vẫn là chân lý, cho dù cả thế giới không chấp nhận nó là chân lý. 

Khi nói về chiến tranh Việt Nam, nếu thật sự cuộc chiến đó là một cuộc chiến tranh tôn giáo, thì dù cho cả thế giới nói đó không phải là chiến tranh tôn giáo, thì nó cũng vẫn là chiến tranh tôn giáo; cả thế giới cũng vẫn là những người nói sai; và Avro Manhattan vẫn là người độc nhất nói đúng!..

Tại sao nhiều người không thấy đó là một chiến tranh tôn giáo? Là vì chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến quá dai dẳng, một đời người không thể thấy trọn vẹn cuộc chiến. Giống như một người mù xem voi. Người mù ấy chỉ sờ mó được bộ phận nào đó của con voi, rồi cho con voi giống cái này giống cái nọ, mà không thấy được hình ảnh thật sự trọn vẹn của một con voi. Những hiểu lầm này là nguyên nhân của nhiều tranh cãi…

Trên thế giới đã xảy ra ít nhất là sáu trận chiến tranh tôn giáo giữa những người đạo thờ Thượng Đế, gồm Ca-tô Rô-ma giáo, đạo Tin Lình, đạo Hồi, đạo Ki-tô, Sunni, và Shiite. Lần thứ nhất (Thity Years’War), tại đế quốc La Mã (Holy Roman Empire), (1618-1648) giữa Tin Lành và Ca-tô Rô-ma giáo, chết từ 3 tới 11.5 triệu người. Lần thứ nhì (French Wars of Religion), tại Pháp (1562-1598) giữa Tin Lành và Ca-tô Rô-ma giáo, chết từ 2 tới 4 triệu người. Lần thứ ba (Nigerian Civil War), tại Nigeria (1967-1970) giữa đạo Hồi và Ki-tô giáo, chết từ 1 cho tới 3 triệu người. Lần thứ tư (Second Sudanese Civil War), tại Suden (1983-2005) giữa đạo Hồi và Ki-tô giáo, chết từ 1 tới 2 triệu người. Lần thứ năm (Holy Land, châu Âu), biến cố Crusaders (1095-1291) giữa đạo Hồi và Ki-tô giáo, chết từ 1 tới 3 triệu người. Lần thứ sáu (Lebanon Civil War), biến cố Lebanon (1975-1990) giữa đạo Sunni, Shiite and Ki-tô giáo, chết từ 0.13 tới 0.25 triệu người. Tại châu Á, các đạo Phật, Lão, Khổng là những đạo của hoà bình, không có chiến tranh. Những người gán ghép từ ngữ “thánh chiến” cho đạo Phật là xuyên tạc và kém kiến thức.

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Religious_war
Nguồn: http://www.lepg.org/wars.htm
Nguồn: http://www.lepg.org/wars2.htm

Chiến tranh tôn giáo tại Việt Nam chỉ là một phần nhỏ của một cuộc chiến trên toàn thế giới, bắt đầu khoảng 100 năm sau khi nhà truyền giáo Christopher Columbus khám phá ra Mỹ châu. Đó là một phong trào ồ ạt ra đi tìm thuộc địa từ Âu châu. Đi đầu phong trào là những những nhà truyền giáo đạo Ca-tô Rô-ma. Ngoài mục đích truyền giảng đức tin Thiên Chúa, họ còn là những người tới để vẽ bản đồ, thâu thập tin tức, và đặt một nền tảng cho xâm lăng quân sự. Theo sau nền tảng xăm lăng quân sự là súng thần công đại bác của thực dân bắn từ bên ngoài bờ biển bắn vào.

Ký giả Stanley Karnow, trong quyển Vietnam a History, trang 76, đã diễn tả về việc Bá Đa Lộc mang thế tử Cảnh sang Pháp làm con tin, yêu cầu Pháp viện binh đánh ba anh em nhà Tây Sơn. Stanley viết:

“Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đến Verseilles đầu năm 1787, cung cách ngoại lai của ngài làm mọi người luôn chú ý… Lúc đó Pháp trong thời kỳ gần sụp đổ hệ thống tiền tệ. Trước tiên, vua Louis XVI bác bỏ ý kiến mạo hiểm và hao tốn, nhưng Bá Đa Lộc cảnh cáo là Anh Quốc sẽ vồ lấy Việt Nam nếu Pháp tiếp tục chần chờ. Ngay lúc đó, Bá Đa Lộc liền đưa ra một kế hoạch đánh chiếm Viêt Nam, ngay cả việc phát hoạ chính xác kế hoạch tổ chức quân đội cần thiết để Pháp có thể đánh chiếm một cách dễ dàng đến vua Louis XVI.”

Như vậy giám mục Bá Đa Lộc có phải là một nhà tu hành thuần túy, hay là một nhà chính trị với đầy tham vọng, nấp trong chiếc áo nhà tu? Và sự hiện diện của Bá Đa Lộc tại Việt Nam có thể được coi là người đã mở đầu chiến tranh tôn giáo tại Việt Nam hay không?

Trong cuộc chiến với vua Tự Đức, người Ca-tô Rô-ma giáo đã được Pháp viện trợ, được chỉ huy bởi Tạ Văn Phụng, lập thành gộng kềm đánh xuống từ mạn Bắc. Tại Miền Nam, người Ca-tô Rô-ma giáo hợp với Pháp, làm thành gộng kềm, đánh trở lên Huế từ phương Nam, khiến vua Tự Đức thế cô, buộc lòng phải ký hoà ước Nhâm Tuất 1862 nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp. Như vậy cuộc chiến của người Ca-tô Rô-ma giáo Việt Nam có xứng đáng được gọi là “Chiến Tranh Tôn Giáo” hay chưa?  

Taị sao tổng giám mục Ngô Đình Thục là người duy nhất tại Việt Nam được mang phương châm “Miles Christi” ? (quân thánh chiến của Chúa). Tại sao đây không phải là bằng chứng cho một cuộc chiến tranh tôn giáo mà đối tượng là Phật Giáo dưới thời Ngô Đình Diệm? (click vào “Phương châm” dưới đây để đọc và xem cho rõ phương châm của Ngô Đình Thục? 

http://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Dinh_Thuc

Phương châm: Miles Christi (đạo quân thánh chiến của Thiên Chúa)

Sách The Amercan Pope trang 309, John Cooney viết: “Lập trường của Spellman phù hợp với mong muốn của Giáo Hoàng. Malachi Martin, một thầy tu Dòng Tên, người đã từng làm việc tại Vatican trong những năm Mỹ leo thang Chiến Tranh Việt Nam, nói Giáo Hoàng muốn Mỹ chọn Diệm, bởi vì Giáo Hoàng bị ảnh người anh em của Diệm, là tổng giám mục Thục. Giáo Hoàng sợ Chủ Nghĩa Cộng Sản bành trướng trên lãnh thổ (Việt Nam), nơi mà họ đạo Dòng Tên (Alexandre de Rhodes) đã khai phá hằng mấy trăm năm trước. Martin khẳng định: Giáo Hoàng thúc giục Spellman khuyến khích Mỹ tham gia Chiến Tranh Việt Nam.”

Từ các dữ kiện nêu trên cũng đủ mở mắt được cho rất nhiều người có ý thức về một cuộc chiến tranh tôn giáo. Nếu đó thật sự là chiến tranh tôn giáo, thì rất rõ ràng chiến tranh tôn giáo đó được mang nhãn hiệu là Chiến Tranh Lạnh, mà Vatican đã núp đàng sau bức màn sân khấu để điều khiển Mỹ, và có thể còn điều khiển ngay cả Liên-Xô nữa.

Là một người khôn ngoan, bạn đừng vội tin theo, mà cũng đừng vội bác bỏ câu nói của Avro Manhattan: “Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh tôn giáo.” Bạn phải có đủ thời giờ để tham khảo, tìm hiểu, và nhận xét một cách vô tư; bạn đừng để cho thành kiến hoặc mặc cảm của bạn chi phối bạn. Đó là cách thức mà người Phật tư mang trí tuệ vào niềm tin. Tin mà không có trí tuệ trong đó tức là tin một cách mù quáng.


Cuộc Xâm Nhập Tôn Giáo Vào Nhật Bản

Lịch sử Nhật Bản cho thấy một ví dụ gây hấn nổi bật của Vatican. Đối với Trung Quốc và Thái Lan, chính sách cơ bản cho thấy thương nhân Ca-tô Rô-ma giáo và linh mục Ca-tô Rô-ma giáo làm việc cùng nhau, để cùng mở rộng lợi ích cho cả hai. Để đạt mục tiêu, việc mở rộng Giáo Hội Ca-tô Rô-ma giáo lúc nào cũng rất cần thiết.

Trái ngược với niềm tin thông thường, khi lần đầu tiên tiếp xúc với Tây Phương, Nhật Bản rất háo hức trao đổi ý tưởng của họ, như thương mại và hàng hóa. Từ cuộc đổ bộ đầu tiên của người Bồ Đào Nha vào nước Nhật, thương nhân nước ngoài được khuyến khích cập bến hải cảng Nhật. Giới chức thống trị địa phương của Nhật thảo luận với nhau mở cửa Nhật Bản để thương nhân Tây Phương tới lui buôn bán. Các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo cũng được tiếp đón như như các thương nhân, và đức tin Ca-tô Rô-ma giáo cũng được thiết lập tại vùng đất mới.

Các nhà truyền giáo còn được sự bảo vệ của một lãnh chúa mạnh mẽ là Nobunaga, một nhà độc tài quân phiệt Nhật Bản, trong thời gian từ năm 1573 tới năm 1582. Nhà độc tài này cùng lúc cũng để tâm kiểm soát sức mạnh chính trị của một phong trào quân nhân Phật Tử cùng với sự quảng đại đối với những người Ca-tô Rô-ma giáo mới tới. Ông khuyến khích người Ca-tô Rô-ma giáo mới tới bằng cách cho họ quyền truyền bá tôn giáo trên lãnh thổ của ông. Ông tặng họ đất ở Kyoto, và thậm chí còn hứa hẹn bảo trợ hàng năm. Nhờ vậy, chưa bao giời người Ca-tô Rô-ma giáo có một cơ hội lan tràn khắp nước như lần này. Hàng ngàn người đã chuyển đạo sang Ca-tô Rô-ma giáo. Nhiều trung tâm Ca-tô Rô-ma giáo được thiết lập hoặc mở rộng.

Có phải các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo đã được một đặc ân giảng dạy giáo lý tôn giáo của mình một cách bình đẳng? Có phải đây là một phần thưởng tinh thần to lớn của Nhật đối với người Ca-tô Rô-ma giáo? Sự thật hiển nhiên cho thấy một khi người Ca-tô Rô-ma giáo được đặt ân để trở thành một cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo to lớn, Vatican bắt đầu thiết lập một hệ thống lấn lướt và thống trị bằng vũ lực. Như người ta đã thấy một cách rõ ràng, Những người Nhật Bản chuyển đạo không còn là những người dân Nhật Bản bình thường nữa, mà đã trở thành những người dân của Giáo Hoàng, dưới sự điều động của Giáo Hoàng. Một khi họ đã chuyển đạo, sự trung thành với đất nước Nhật của họ bị biến mất, họ tự động trở thành những người rất nguy hiểm cho sự sống còn của đất nước Nhật Bản.

Đúng vậy! Điều này rất rõ ràng và sẽ mang lại nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh bên trong cũng như bên ngoài của đế quốc Nhật Bản. Đứng về phía các lãnh vực bên trong, Ca-tô Rô-ma giáo sẽ không khoan dung bất cứ một tôn giáo nào khác, bởi vì người Ca-tô Rô-ma giáo cho rằng chỉ có đạo Ca-tô Rô-ma giáo là một “chánh đạo,” tất cả các đạo khác đều là “tà đạo.” Điều này, tất nhiên sẽ đưa tới một cuộc nội chiến. Đứng về phía các lĩnh vực bên ngoài, bằng cách làm theo chỉ thị của các nhà truyền giáo nước ngoài, dĩ nhiên ưu tiên sẽ dành cho người nước ngoài mà không có lợi ích thương mại gì cho người bản xứ, trong khi sự xâm nhập chính trị và quân sự là một tai hoạ, nhất là trong thời kỳ tìm kiếm thuộc địa của các đế quốc Âu Châu.

Sau nhiều năm mở rộng cửa cho các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo, Nhật Bản bắt đầu nhận ra rằng giáo hội Ca-tô Rô-ma giáo không chỉ là một tôn giáo, nhưng cũng là một quyền lực chính trị kết nối với sự mở rộng của các quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, và một số các quốc gia Tây Phương khác. Nguyên lý bất chính của Ca-tô Rô-ma giáo cho rằng chỉ có Ca-tô Rô-ma giáo là một chánh đạo duy nhất trong khi tất cả các đạo giáo khác đều là tà đạo đã bắt đầu cho ra bông ra trái. Bất cứ nơi nào người Nhật được chuyển đạo thành người Ca-tô Rô-ma giáo một cách rộng rãi, nơi đó có sự bất khoan dung của người Ca-tô Rô-ma giáo.

Bất cứ vùng nào người Ca-tô Rô-ma giáo Nhật Bản trở thành đa số, tín đồ Phật Giáo luôn bị người Ca-tô Rô-ma giáo chèn ép. Không những các chùa Phật Giáo bị tẩy chay, mà các chùa còn bị đóng cửa, bị tước đoạt, hoặc bị chuyển đổi thành nhà thờ Ca-tô Rô-ma giáo. Có rất nhiều trường hợp người Phật Giáo bị ép buộc phải bỏ đạo của mình để theo đạo Ca-tô Rô-ma giáo. Nếu họ từ chối thì kết quả sẽ là mất tài sản, và thậm chí còn mất cả tính mạng. Đối diện với các hành vi này, thái độ khoan dung của những người cầm quyền Nhật Bản cũng đã bắt đầu thay đổi.

Ngoài việc xung đột nội bộ, các tham vọng chính trị của các Đế Quốc Ca-tô Rô-ma giáo ngoại quốc bắt đầu trình bày thái độ không khoan dung của họ đối với những người cai trị Nhật Bản, là không thể bỏ qua. Vatican, vào một buổi điều trần về sự thành công của Ca-tô Rô-ma giáo ở một miền đất xa xôi, đã phát động kế hoạch của họ cho một sự thống trị chính trị. Như sự quen thuộc mà họ đã từng làm, họ sẽ sử dụng các nhà truyền giáo của giáo hội, cùng với sức mạnh quân sự đồng minh giữa các quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo. Đây là những người có đầy nhiệt tâm mang thánh giá; đầy nhiệt tâm cho chủ quyền của Giáo Hoàng; đầy nhiệt tâm cho lợi ích thương mại; và đầy nhiệt tâm về sự chinh phục quân sự trong cùng một tàu chiến.

Vatican luôn luôn theo cùng một công thức chính trị xâm nhập này kể từ khi phát hiện ra châu Mỹ. Nhiều Giáo Hoàng, bao gồm Giáo Hoàng Leo X, đã ban bố, đã khuyến khích, mà thực ra, là hợp thức hoá tất cả các cuộc chinh phục các lãnh thổ bị chiếm đóng bởi người Ca-tô Rô-ma giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Viễn Đông. Dẫn đầu trong số đó là Alexander VI, với các khoản trợ cấp của Tây Ban Nha chiếm quyền sở hữu của tất cả các “đất đai và đảo tìm thấy tại Ấn Độ, hoặc tại bất cứ nơi nào.” Nhật Bản được liệt kê là một trong những món quà của Giáo Hoàng mà Thượng Đế ban cho hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Vì vậy cho nên, khi cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo Nhật Bản đã trở thành mạnh mẽ, đủ để hỗ trợ quyền lực thế tục Ca-tô Rô-ma giáo, Vatican đã bước một bước đầu tiên quan trọng trong chiến thuật chính trị tầm xa, đó là sử dụng các cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo ở Nhật như là một công cụ chính trị để tiến hành chinh phục vùng đất mới. Để thực hiện chính sách này, năm 1579, Vatican gửi một nhà truyền giáo Dòng Tên (Jesuits) tên là Valignani, đến để tổ chức một loạt nhà thờ Nhật Bản trên những hòn đảo nhỏ của Nhật. Dĩ nhiên trong thời gian Valignani thiết kế các nhà thờ, Valignani bị theo dõi ngầm để bảo đảm việc làm là thuần tuý tôn giáo, và Valignani cũng được hỗ trợ của nhiều hoàng tử Nhật như Omura, Arima, Bungo, và nhiều người khác. Họ đã lập thành một “tỉnh Ca-tô Rô-ma giáo,” với sự trợ giúp của các sinh viên, bệnh viện, và chủng viện, nơi thanh thiếu niên Nhật được huấn luyện về thần học, về chính trị, về văn chương, và về khoa học.

Toyotomi_Hideyoshi_1601
Lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi, vẽ năm 1601

Sau khi xâm nhập đủ sâu vào các lãnh vực tôn giáo, giáo dục, và các cấu trúc xã hội, ở các tỉnh của các hoàng tử, Valignani bước thêm một bước thứ hai, là thuyết phục lập một phái đoàn ngoại giao chính thức tới gặp Giáo Hoàng. Khi phái đoàn trở lại Nhật năm 1590, tình hình đã thay đổi đáng kể. Hideyoshi, một lãnh chúa mới của Nhật, ý thức rất sâu sắc những tác động chính trị của Ca-tô Rô-ma giáo và sự liên kết của họ với các thế lực chính trị tôn giáo xa xôi Tây Phương, như là Giáo Hoàng. Ông quyết định thống nhất với Phật Giáo, không phục vụ chính trị cho bất cứ một hoàng tử nào bên ngoài lãnh thổ của ông.

Năm 1587, Hideyoshi viếng thăm đảo Kyushu và đã ngạc nhiên tìm thấy cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo trên đảo này đã thực hiện các cuộc đàn áp tôn giáo kinh khủng. Ở khắp mọi nơi, ông thấy những tàn tích của các ngôi chùa Phật Giáo và các Tượng Phật bị sứt mẻ hư hỏng. Ông thấy rất rõ người Ca-tô Rô-ma giáo, trên thực tế, đã buộc phải cố gắng làm cho toàn bộ hòn đảo Kyushu bị “Ca-tô Rô-ma giáo hoá” hoàn toàn.

Trong cơn phẫn nộ, Hideyoshi lên án các cuộc tấn công của Ca-tô Rô-ma giáo vào Phật Giáo; sự không khoan dung các tôn giáo khác của Ca-tô Rô-ma giáo; sự liên hiệp chính trị của Ca-tô Rô-ma giáo với các thế lực ngoại bang; và các thực tế khác như phá hoại… rồi ông kỳ hạn cho cho người Ca-tô Rô-ma giáo trong vòng hai mươi ngày phải rời khỏi Nhật. Nhà thờ và tu viện của người Ca-tô Rô-ma giáo tại Kyoto và Osaka được lệnh kéo sập khi Phật Tử bị tấn công, và quân đội cũng được gửi đến Kyushu.

Các biện pháp chỉ thành công có một phần vì Ca-tô Rô-ma giáo đã xâm nhập quá sâu vào xã hội. Năm 1614, tất cả linh mục Ca-tô Rô-ma giáo nước ngoài được lệnh phải rời khỏi Nhật thêm một lần nữa. Lệnh trục xuất được ban ra bởi một vấn đề nghiêm trọng: Các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo, bên cạnh chăm sóc sự bất khoan dung tôn giáo giữa người Nhật, đã bắt đầu mở một cuộc chiến cay đắng với nhau. Cãi cọ giữa giữa những người Jesuits và Franciscans đã tự chia đôi cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo của họ. Những mối hận thù trở thành rất nguy hiểm cho đến nỗi các giới chức chính quyền Nhật Bản sợ họ sẽ dẫn đến nội chiến. Nhật Bản cũng thấy nội chiến thế nào cũng sẽ lôi kéo sự can thiệp quân sự của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sự tham gia của quân đội nước ngoài là một mối lo rất lớn cho nền độc lập của Nhật Bản.

Sợ hãi này có phải là một sự phóng đại hay không? Sự phát triển của Ca-tô Rô-ma giáo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã có thể chứng minh rằng nguy cơ là một thực tế. Sự xâm nhập của Franciscans đã biến Philippines thành thuộc địa năm 1593 gây cho Hideyoshi không thể ngưng báo động. Các tu sĩ dòng Francisciscans bỏ ngoài tai mọi thứ, xây dựng nhà thờ và cải đạo tại Kyoto và Osaka, bất chấp các cơ quan của nhà nước. Vấn đề rất phức tạp, họ bắt đầu cãi vã và dùng bạo lực với dòng Jesuits. Những điều Hideyoshi nỗ lực tìm hiểu tuy nhỏ nhưng rất đáng chú ý.

Năm 1596 một thuyền buồm Tây Ban Nha, chiếc San Felipe, bị đắm ngoài khơi tỉnh Tosa. Hideyoshi ra lệnh tịch thu chiếc tàu và hàng hóa trên tàu. Vì tức giận, viên đại tá Hải Quân Tây Ban Nha, vì muốn gây ấn tượng hoặc đe dọa các quan chức Nhật Bản, đã đưa ra một trong nhiều cách Tây Ban Nha đã chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bằng chứng mà viên thuyền trưởng cho các giới chức Nhật thấy, là một bản đồ của tất cả các thuộc địa do Tây Ban Nha chiếm trên thế giới.

Các quan chức Nhật ngạc nhiên hỏi làm thế nào mà Tây Ban Nha đã có thể chiếm được rất nhiều đất đai ở nhiều chỗ khác nhau? Đại tá Hải quân Tây Ban Nha tự hào đáp là Nhật Bản sẽ không bao giờ có thể bắt chước được Tây Ban Nha, chỉ đơn giản là bởi vì Nhật Bản không có các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo. Ông khẳng định rằng tất cả các lãnh thổ Tây Ban Nha đã được chiếm đoạt bằng cách trước nhất là gởi các ngà truyền giáo tới để cải đạo người địa phương, rồi sau đó Tây Ban Nha sẽ gởi quân tới để chiếm đất, với sự trợ giúp của các con chiên cải đạo.

Khi chuyện này được báo cáo lên Hideyoshi, sự tức giận của Hideyoshi không còn có thể kềm chế được nữa. Những nghi ngờ của ông về việc sử dụng các nhà truyền giáo như là một nấc thang đầu tiên cho cuộc chinh phục thuộc địa, được xác nhận một cách trắng trợn. Ông nhận ra ngay mô hình đánh chiếm thuộc địa một cách khôn ngoan đã lọt vào bên trong chính quyền đế chế của ông.

Năm 1597 cả hai dòng Phanxicô lẫn Dominican bị cấm. Hai mươi sáu linh mục đã được tập họp tại Nagaski và bị hành quyết để tuyệt đối ngăn cấm và làm gương cho các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo. Năm 1598, Hideyoshi qua đời, và Ca-tô Rô-ma giáo được tiếp tục trở lại với các Đoàn Tông Đồ (Vigors) cho đến khi Ieyasu lên nắm quyền vào năm 1616. Ieyasu còn cấm đạo gay gắt hơn người tiền nhiệm của ông. Một lần nữa, dưới triều Ieyasu, các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo được lệnh phải rời khỏi nước Nhật, và hình phạt “chém đầu” được đưa ra cho người Nhật nào không chịu từ bỏ đạo Ca-tô Rô-ma giáo.

Iemitsu_Tokugawa (1623-1651)

Lệnh cấm gây thành bạo động năm 1624 dưới thời Jemitsu (1623-1651), khi tất cả các thương gia và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha được lệnh lập tức rời khỏi nước Nhật. Các con chiên Nhật Bản bị cấm không được đi theo các nhà truyền giáo, và các thương gia Nhật cũng không được buôn bán với người Ca-tô Rô-ma giáo.

Twenty-six_Martyrs_of_Japan

26 nhà truyền giáo bị tử hình ở Nagasaki - Nhật.
Ảnh http://en.wikipedia.org/wiki/Twenty-six_Martyrs_of_Japan

Để chắc chắn rằng các chỉ dụ này được tôn trọng và tuân hành, tất cả các tàu có sức chở hơn 2.500 giạ lúa (bushel) sẽ bị phá phá hũy. Để dập tắt đạo Ca-tô Rô-ma tại Nhật. Jemitsu ra sắc lệnh năm 1633, 1634 và năm 1637, hoàn toàn cấm tất cả các đạo nước ngoài truyền bá trên các quần đảo Nhật Bản. Tại thời điểm này, người Ca-tô Rô-ma giáo Nhật Bản cũng bắt đầu tổ chức phản kháng một cách bạo động. Phản kháng nổ ra vào mùa Đông năm 1637 tại Shimbara và trên các đảo nhỏ lân cận đảo Amakusa. Người trong các khu vực này hoàn toàn là người Ca-tô Rô-ma giáo, đa số là tự nguyện vào đạo, trừ một số ít bị bắt buộc cải đạo. Lãnh đạo của nhóm này do các linh mục Tây Phương, các cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo bắt đầu trang bị vũ khí và tổ chức thành quân đội để chiến đấu chống lại chính quyền Nhật Bản. Chống lại chính quyền Nhật Bản là để lộ một cuộc “chiến tranh tôn giáo” một cách trắng trợn.

Vì sợ các người Ca-tô Rô-ma giáo có thể bị sử dụng như một công cụ của các quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo Tây Phương xâm chiếm Nhật làm thuộc địa, Nhật đã đánh thuế người Ca-tô Rô-ma giáo tới mức tối đa mà họ không đóng nổi. Những người Dòng Tên (Jesuits), trong khi đó, đã chuẩn bị kháng chiến, đã thiết lập được một đội quân Ca-tô Rô-ma giáo 30.000 quân, mang các hiệu kỳ Giêsu, Maria, và St. Iago, tung bay trước đoàn quân.

Họ mở cuộc tấn công chống lại chánh phủ Nhật Hoàng, đánh những trận đẫm máu dọc theo mũi Shimbara gần Vịnh Nagasaki. Sau khi giết chết viên thống đốc trung thành của Nhật là Shimbara, đội quân Ca-tô Rô-ma giáo này còn đóng kín trong các pháo đài và đã thành công chống lại súng ống và tàu chiến Nhật Hoàng. Nhật Hoàng yêu cầu người Tin Lành Hoà Lan cho thuê tàu lớn để đủ sức chở các khẩu pháo hạng nặng cần thiết. Người Hoà Lan đã đồng ý, và Nhật đã có thể bắn phá thành luỹ của người Ca-tô Rô-ma giáo cho đến khi thành luỹ bị phá hũy và tất cả những người Ca-tô Rô-ma giáo trong thành đều chết. Kết quả ngay lập tức là một chỉ dụ cấm đạo năm 1639:

Trong tương lai, không có một ai, khi ánh sáng mặt trời còn chiếu sáng trên thế giới, có thể lái tàu buồm tới Nhật Bản, ngay cả các sứ thần ưu tú, và tuyên bố này không bao giờ được thu hồi, kẻ vi phạm phải chết!...

Chỉ dụ bao gồm cho tất cả người Tây Phương ngoại trừ một ngoại lệ là người Hoà Lan được đặt ân tới Nhật vì họ đã giúp loại trừ cuộc nổi dậy của người Ca-tô Rô-ma giáo. Tuy nhiên, vì người Hoà Lan cũng là người đạo Thượng Đế, họ bị theo dõi tối đa. Người Hoà Lan phải di chuyển trụ sở của họ đến đảo Deshima tại vịnh Nagasaki. Họ sống ở đây chật vật như những tù nhân. Họ chỉ được phép đặt chân ra khỏi hòn đảo nhỏ nầy để đi đến những nơi khác trên đất Nhật mỗi năm một lần. Ngoài ra, với những hạn chế bắt buộc liên quan đến các nghi lễ đạo Tin Lành, người Hoà Lan không được để các tín hữu Tin Lành cầu nguyện dưới một chủ đề Nhật Bản duy nhất. Dưới con mắt của người Nhật, đạo Ca-tô Rô-ma không gì khác hơn là một công cụ chính trị và quân sự của người Tây Phương để đánh chiếm thuộc địa. Khi Hoà Lan ký một hiệp ước với Nhật về thương mại gồm có bảy điều khoản, thì có đến bốn điều khoản nói về Ca-tô Rô-ma giáo:

Thương mại giữa Nhật Bản và Hoà Lan là vĩnh viễn.

Không có tàu Hoà Lan nào được chở một người đạo Ca-tô Rô-ma giáo của bất cứ quốc gia nào, hoặc chuyển một lá thư do người Ca-tô Rô-ma giáo viết.

Người Hoà Lan cần thông báo cho thống đốc Nhật Bản bất kỳ thông tin nào về việc truyền bá đạo Ca-tô Rô-ma của các quốc gia ngoại quốc khi thấy cần thiết.

Nếu người Tây Ban Nha hoặc người Bồ Đào Nha chiếm cứ đất nước của ai vì lý do tôn giáo, Hoà Lan cần thông báo cho thống đốc tại Nagasaki.

Thêm vào đó, tất cả các sách vở của tàu Hoà Lan, đặc biệt là những sách vở có chủ đề tôn giáo, phải được niêm phong trong thùng, phải chuyển giao hết cho Nhật gìn giữ trong khi tàu bỏ neo ở bến. Người Hoà Lan, đầu tiên được cập bến bảy chuyến tàu buồm mỗi năm, sau đó thì bị giới hạn chỉ còn một chuyến mỗi năm.

Nhật Bản, bắt đầu từ đây, bất cứ điều gì liên hệ tới Ca-tô Rô-ma giáo, đều bị nghi ngờ là: “Lừa dối; Không khoan dung; Và chiếm hữu thuộc địa.” Nghi ngờ về sự ngoan cố và xảo quyệt của người đạo Ca-tô Rô-ma đã in sâu vào tâm trí người Nhật, thậm chí họ còn làm tăng cường sắc lệnh đầu tiên bằng những sắc lệnh mới: Người Ca-tô Rô-ma giáo sẽ bị kết án là một tội phạm khi bất kỳ tàu nào của họ đến tìm nơi nương náu ở một hải cảng Nhật, hoặc bất kỳ một thủy thủ Ca-tô Rô-ma giáo nào bị đắm tàu ngoài khơi bờ biển Nhật. Người Nhật rất giận, ngay cả với bất cứ điều gì nhắc nhở họ về đạo Ca-tô Rô-ma. Người Hoà Lan bị cấm sử dụng lịch “Dương Lịch” trong các tài liệu kinh doanh của họ, bởi vì quyển lịch này nói tới ngày “Chúa Nhật” một cách liên tục. Để bảo đảm an toàn, Nhật đã trở thành một vùng đất “hoàn toàn khép kín” cánh cửa đối với thế giới bên ngoài. Cho tới khoảng hơn 200 năm sau, khi Commodore Perry là một người Mỹ, một lần nữa mở được cánh cửa Đất Nước Thần Mặt Trời, để chỉ cho người Nhật thấy nhiều quốc gia trên thế giới đang bị tấn công bằng thần công đại bác bắn từ ngoài biển bắn vào, trong số đó có Việt Nam. Những gì mà Nhật Hoàng đã thấy rất rõ và đã ngăn cấm hơn 200 năm trước, bây giờ là sự thật.

Nhìn người Nhật mà đau xót cho người Việt Nam. Đau xót còn nhiều hơn nữa khi chính những người này là những người đã tạo thành một trang sử ô nhục cho người Việt Nam! chính họ là những người đã “nô lệ hoá cả một dân tộc của họ gần một thế kỷ,” giờ này, họ lại còn giở trò bẻ cong lịch sử. Liệu họ có thể bẻ cong được lịch sử hay không với câu nói lịch sử của một người, mà người đó không phải là người Việt Nam?

“Giáo Hội Ca-tô Rô-ma giáo phải được xem là nguồn gốc của động lực chính, leo thang, và phát khởi Chiến Tranh Việt Nam. Từ buổi bắt đầu, tôn giáo này đã cổ động dồn dập gây ra thống khổ bất tận trên cả hai lục địa Châu Á và Châu Mỹ.”

Avro Manhattan (Why did we go?, trang 13).

Có phải câu nói trên của Avro Manhattan hàm chỉ: “Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh tôn giáo? (SH- đúng hơn là, chiến tranh của Thiên Chúa Giáo)”

DuyênSinh

DuyenSinh@Livecom

THAM KHẢO:

Vietnam – why did we go? Avro Manhattan, Chick Publications (1984)

Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997)

The American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellmen, Dell Publising Inc. (1984)

____________________

Các bài của tác giả Duyên Sinh trên sachhiem.net

_____________________