Mẹ Teresa :

Ánh Sáng và Bóng Tối

http://www.giaodiemonline.com/

Christopher Hitchens

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgC/ChristopherHitchens.php

17 tháng 9, 2007

 

Nhà phê bình kịch liệt nhất về Mẹ Tê-rê-sa cho rằng cuộc khủng hoảng niềm tin của bà - tiết lộ trong một cuốn sách sắp xuất bản (“Come Be My Light”) - đã bắt nguồn từ đặc tính vô lý một cách nghiệt ngã của đạo Ca-tô La-mã.

Bài đăng độc quyền ở tuần báo Newsweek – Ngày 29 tháng 8 năm 2007.

Christopher Hitchens Bình luận gia của báo Vanity Fair và là tác giả của nhiều tác phẩm,gồm có: “Vị thế Truyền giáo: Mẹ Tê-rê-da Trong Lý thuyết và Thực hành” và cuốn mới nhất: “Chúa Không Có Gì Vĩ Đại”đang nằm trên bảng 10 cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ của báo New York Times.

Ngày 29 tháng 8 năm 2007 - Việc xuất bản cuốn nhật ký của Mẹ Tê-rê-da về cuộc khủng hoảng niềm tin của bà có thể được coi như một hành động rất lương thiện hoặc rất đáng nghi (hoặc có thể là cả hai). Những dòng chữ nguệch ngoạc trong các tài liệu này của cuốn sách đã được đưa ra trong tiến trình khảo sát xem bà có thể trở thành một bậc thánh hay không. Linh mục Brian Kolodiejchuk, một thầy tu Gia Nã Đại, là người điều khiển cuộc khảo sát này và cũng là người phụ trách xuất bản cuốn sách này. Những lá thư này đã được Cơ quan truyền thông Zenit xuất bản lần đầu tiên năm 2002. Cơ quan nầy là một cơ sở đặt tại Tòa thánh Vatican có liên hệ với một nhóm Công giáo thiên hữu quá khích tên là Quân đoàn của Ki-tô. Và đây thật là một chọn lựa lạ lùng: Hoặc là những con chiên phải can đảm đối diện với sự kiện là một nữ anh hùng của họ đã mất niềm tin hoặc là Giáo hội phải tuyên dương một biểu tượng mà Giáo hội biết rõ thực chất là một bà già lẫn lộn đã mất niềm tin vào Chúa Ki-tô?

Khủng hoảng niềm tin, hoặc như Thánh John the Cross đặt tên là “Đêm tối của linh hồn”, không phải là một điều mới lạ trong đạo Công giáo. Nữ thánh Thérèse de Lisieux, một nữ tu dòng Cát Minh của thế kỷ 19 ở Pháp mà Mẹ Tê-rê-da đã được mang cùng tên, hình như đã chết trong khi trãi qua một đêm tinh thần mà bà thấy như đi qua một cái hầm tối đen. Để cố gắng bào chữa, nhiều nhà thần học và cha giải tội đã biện luận là những khủng hoảng này thật sự là một phương cách để xác nhận hoặc chứng minh của niềm tin. Linh mục Joseph Neumer, một trong những thầy tu mà Mẹ Tê-rê-da đã tiết lộ nỗi khắc khoải của bà, đã ra lệnh cho bà phải tin rằng vấn đề của bà đã cho bà được dịp chia sẽ với Khổ hình của Chúa Ki-tô. Và sự vắng mặt của Chúa là một cách thức “thể hiện chắc chắn” của “sự có mặt dấu kín” của Chúa trong đời bà. Lời giải thích tuỳ tiện nầy hình như đã làm cho bà vui vẻ lên, dù là chỉ trong chốc lát. (Đây có lẻ là lúc để cho tôi được tuyên bố ý kiến và, qua lời mời của Vatican, xác nhận tôi chống lại chuyện phong á thánh và phong thánh cho Mẹ Tê-rê-da. Tôi cũng xin thú nhận niềm tin của tôi là khi không có bằng cớ tức là khi bằng cớ không có.)

Ngoài ra, đây không chỉ là một sự hoài nghi thoáng qua. Hãy đọc một vài điều bà đã nói với các vị cố vấn: “Đối với tôi, sự im lặng và sự trống không quá lớn đến nổi tôi nhìn mà không thấy gì, - lắng tai mà không nghe gì - lưỡi động đậy mà không nói được gì.” “Khát vọng sâu sắc của tôi đối với Chúa – và … bị từ chối - trống không – không niềm tin – không tình thương – không nhiệt tâm – [Sự cứu rỗi của] Linh hồn không có một hấp dẫn gì nữa – Thiên đường mất hết ý nghĩa”. ”Tôi hoạt động để làm gì? Nếu không có Chúa – thì cũng chẳng có linh hồn - nếu chẳng có Linh hồn thì Chúa Ki-tô hỡi – Ngài cũng chẳng có thật.” Tựa như những tín hiệu truyền tin Morse thời xưa, những chấm và gạch khó hiểu lại càng làm cho lời kêu cứu bi thảm và vang vọng nhiều hơn.

Đối với một người Công giáo, “sự vắng mặt của Chúa trong tim hay trong thánh thể” không thể là một chuyện nhỏ nhặt như Linh mục Kolodiejchuk đã trình bày. Bí tích của giáo dân không thể trải qua một suy tư sai lầm. Và đã có những chỉ dấu đây đó cho thấy Mẹ Tê-rê-da đã lo sợ là bà đang gây nguy khốn cho linh hồn của bà. Bà nghĩ là bà không nên suy nghĩ những điều như vầy: “Có quá nhiều câu hỏi trong tâm tư tôi mà tôi không dám đối diện – vì sợ phạm thượng - Nếu Chúa hiện hữu – xin Ngài hãy tha thứ cho con – Khi tôi cố gắng nâng tư tưởng lên đến Thiên đàng – thì có một sự rỗng không đầy cáo buộc đến nổi chính những tư tưởng ấy quay trở lại và đâm vào hồn tôi như một lưỡi dao nhọn - Người ta nói Chúa yêu tôi - vậy mà thực tế đen tối, lạnh lùng và rỗng không đã to lớn đến nổi không có gì chạm đến linh hồn tôi cả. Có phải tôi đã phạm một lầm lỗi khi nhắm mắt bước theo Tiếng gọi của Thánh Tâm?” Câu hỏi cuối cùng này thực là một câu hỏi cực kỳ khó khăn cho người Công giáo.

Với những sự kiện như vậy mà tôi nói không có gì đáng ngạc nhiên thì có vẻ dễ dàng.Tôi cũng muốn nói rằng đây là kết qủa hiễn nhiên của một giáo điều đã dạy người ta hãy tin vào những điều vô lý rồi lại làm cho họ cảm thấy phạm tội và khốn khổ khi khi lý trí bẩm sinh của họ vạch ra sự vô lý của giáo điều. Trường hợp của bà Mẹ Tê-rê-da không thể chấp nhận quyền năng lớn lao của “niềm tin” là trường hợp của một người đàn bà cố gắng để thành thật với chính mình trong khi – và đây là điểm quan trọng - nổ lực để làm gương cho mọi người.

Và tôi tin là tôi có thể giải thích cuộc khủng khoảng này. Giải thích này đến từ ý kiến của Lord Macaulay khi phê bình tác phẩm “Lịch sử các Giáo hoàng” của Leopold von Ranke. Ông viết: “Giáo hội Công giáo La Mã thông hiểu rất rõ hơn các giáo hội khác cách thức ứng sử với những người có nhiệt tình [tác giả Hitchens nhấn mạnh ]. Các vị Giám mục khôn ngoan đã biết từ lâu phải đối xử cẩn thận với những con chiên cuồng tín và quá tích cực. Sau khi bị Evelyn Waugh, một người cãi đạo tối bảo thủ, thuyết giảng về đạo giáo, Giáo hoàng đã phải kết luận bằng lời nói thầm: “Vâng thưa ông Waugh, tôi cũng theo đạo Công giáo”. Khi Mẹ Tê-rê-da nổi loạn lần đầu tiên để thoát khỏi cuộc đời trầm lặng của một nữ tu dòng Loreto Sisters năm 1946 bằng cách xin phép các Mẹ bề trên để lập một dòng mới - Truyền giáo Cứu Tế - , bà đã bị từ chối và được lệnh hãy ở yên trong nơi chốn nhỏ nhoi đã được chỉ định. Từ đó, vị Tổng giám mục địa phương Ferdinand Perier đã nhận ra ông có trong tay một con chiên thật sự: Một người đàn bà rất khiêm tốn đồng thời cũng vô cùng tự tôn. (Cuốn sách “Hãy Đến Soi Sáng Cho Tôi” của Mẹ Tê-rê-davới một tiểu tựa như muốn ám chỉ là Chúa xin bà hãy đến soi sáng cho Chúa chứ không phải ngược lại).Bà đã làm mệt giáo phận với đòi hỏi là tham vọng của bà phải được Vatican xét xử. Sau hai năm cầu khẩn và xin xỏ, ước mong của bà đã được chấp thuận. Và hai tháng sau khi bắt đầu chương trình từ thiện ở Calcutta năm 1948, ma quỷ đã đến với bà và hình như nó ở lại mãi với bà. Bà đã đạt được điều bà mong muốn nhưng điều này là một thất vọng não nề cho bà.

Vì vậy, hình như tất cả những gì làm cho Mẹ Tê-rêda nổi tiếng - những cực khổ triền miên, những khắc khổ cay đắng, những chính thống đậm đặc của tôn giáo – là một phần của sự phấn đấu của Mẹ Tê-rê-da để chiến thắng sự khổ sở ở trong lòng. Hãy nhìn đoạn đường mà Mẹ Tê-rê-da đã đi qua để thấy sự khổ sở của Mẹ Tê-rê-da là qủa thật như vậy.Sau 10 năm day dứt vì nghi hoặc, bà tìm được một thoáng tĩnh tâm với cái chết của Giáo hoàng Pius XII trong mùa Thu 1958. Trong khi cầu nguyện cho Giáo hoàng trong một buổi lễ cầu hồn, bà đã thấy tâm hồn vượt thoát khỏi “đêm dài đen tối …nổi khổ đau lạ lùng”. Tuy nhiên thoáng tĩnh tâm này chỉ kéo dài được 5 tuần lễ rồi bà lại rơi vào “căn hầm” cũ. Ngay sau đó là Công đồng Hai của Vatican với những đổi mới. Tại một đại hội Công giáo ở Bombay (Ấn độ), bà đã quyết liệt chống lại những đổi mới này. Theo bà, điều cần thiết là phải tăng gia hoạt động và niềm tin chứ không phải là những tư duy mới. Rõ ràng đây là một biểu hiệu cho thấy bà đang cần đánh tan nghi hoặc cho chính bà và cho những người Công giáo khác.

Vài năm sau, bà trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu nhờ cuốn phim (và sách) về cuộc đời của bà: “Vài điều rất đẹp cho Chúa” do văn sĩ lập dị Malcolm Muggeridge thực hiện. Sau đó, tiếng tăm của bà đã vang lừng đến mức Giáo hội, quên luôn cả sự nhắc nhở của Lord Macaulay, đã phải bỏ qua chuyện trừng phạt cái nhiệt tình tôn giáo chính thống của bà. Nhà thơ kiêm triết gia (George) Santayana đã định nghĩa cuồng tín là “cố gắng gấp đôi sau khi đã quên mất mục tiêu”. Trong tinh thần đó, Mẹ Tê-rê-da đã sử dụng những tranh đấu chống ly-dị, chống phá thai, chống thuốc ngưà thai như những phương tiện hiện thực để xóa đi sự hoài nghi về Chúa của bà: Đây là một cố gắng mãnh liệt đến gần như là điên cuồng của bà để xoá tan đi nổi sợ hãi “vắng mặt Chúa” trong bà. Khác với số đông những nhân vật nổi tiếng Mẹ Tê-rê-da càng được ca ngợi thì bà lại càng đau khổ (Sau khi nhận được một trong những giải thưởng quốc tế, bà đã viết trong nhật ký: “Điều này không có giá trị gì với tôi cả vì tôi không có Chúa”.)

Tuy không muốn đẩy sự phân tích của tôi quá xa nhưng tâm trạng nghi hoặc Chúa của Mẹ Tê-rê-da cũng có thể giúp giải thích được lý do vì sao bà đã làm những chuyện mà ngay cả những người thán phục bà cũng ngỡ ngàng: nhận tiền ăn cắp của nhà độc tài Duvalier của Tahiti, những thỏa thuận với nhà độc tài Indira Gandhi, với gian thương Charles Keating (nổi tiếng trong vụ án quỹ tiết kiệm phá sản năm 1989). Lo gì chuyện đầu hàng những rác rưỡi của thế giới bẩn thĩu này, nếu ta biết sử dụng rác rưỡi để lấy hết sức xóa bỏ những lo âu, nghi ngại? Ta cũng không thắc mắc khi có được một niềm tin tuyệt đối vào chủ thuyết. Mỗi người theo đạo Công giáo đều phải coi chuyện phá thai là một sự ghê tởm (và tôi cũng vậy), nhưng không vì vậy mà phải quá khích đến như Mẹ Tê-rê-da là đã tuyên bố trong buổi lễ nhận giải Nobel rằng phá thai là sự đe dọa lớn nhất cho nn hoà bình của thế giới. Điều này chỉ có thể đến từ một tâm trạng bất an và cuồng tín hơn cả giáo điều của đạo Công giáo của Mẹ Tê-rê-da.

Vào cuối đời bà, Tổng Giám mục D’Souza ở Calcutta cho biết, những khắc khoải và những đêm thức trắng của Mẹ Tê-rê-da đã tạo nhiều lo âu đến nổi giáo hội phải làm lễ trừ quỷ ám cho bà. Cũng theo vị Tổng Giám mục này, phương pháp trừ quỷ ám của thời Trung cổ đã giúp cho bà có những đêm ngủ ngon giấc trước khi bà qua đời. Mọi người đều vui mừng là bà đã tìm được sự bình an cho tâm hồn. Nhưng từ đó, bà lại được gán cho khả năng “làm phép lạ” cứu người bị bệnh dù bà đã chết: Một loại chuyện mà không một bác sĩ nào trong vùng Bengal có thể (nói một cách nhẹ nhàng) xác nhận. Tôi xin nói điều này một cách tỉnh táo nhất: Giáo hội Công giáo hãy có một sự liêm sĩ căn bản để cho người đàn bà đau khổ và khốn nạn này được yên nghỉ và đừng dùng nổi khắc khoải triền miên của bà để truyền đạo cho những người nhẹ dạ đi tin một tín ngưỡng mà chính bà đã ngừng tin tưởng từ rất lâu.

Source: http://www.msnbc.msn.com/id/20497111/site/newsweek/ , http://old.richarddawkins.net/articles/1582-teresa-bright-and-dark

 

Teresa, Bright and Dark

The nun's leading critic argues that her crisis of faith—revealed in newly published letters—was brought on by the crushing unreasonableness of the Roman Catholic Church.

A Newsweek exclusive By Christopher Hitchens

Newsweek Updated: 10:46 a.m. PT Aug 29, 2007

Aug. 29, 2007 - … The publication of Mother Teresa’s letters, concerning her personal crisis of faith, can be seen either as an act of considerable honesty or of extraordinary cynicism (or perhaps both of the above). These scrawled, desperate documents came to light as part of the investigation into her suitability for sainthood; an investigation conducted by Father Brian Kolodiejchuk, the Canadian priest who is the editor of this volume. And they were actually first published in the fall of 2002, by the Zenit news agency—a Vatican-based outlet associated with a militant Catholic right-wing group known as the Legion of Christ. So, which is the more striking: that the faithful should bravely confront the fact that one of their heroines all but lost her own faith, or that the Church should have gone on deploying, as an icon of favorable publicity, a confused old lady who it knew had for all practical purposes ceased to believe?

Crises of faith, or “dark nights of the soul” as they were termed by St. John of the Cross, are not a new idea to Roman Catholics. St. Therese of Lisieux, the 19th-century French Carmelite who was the namesake of Mother Teresa, seems to have died while enduring an experience of spiritual night that she likened to a dark tunnel. Making the best of it, many confessors and theologians have even argued that such tests are actually a kind of confirmation or vindication. The Rev. Joseph Neuner, one of those to whom Mother Teresa turned in her own agony, enjoined her to believe that her ordeal gave her a share in the Passion of Christ, and that His absence was in a way a “sure sign” of his “hidden presence” in her life. This slightly convenient diagnosis seems to have cheered her up, if only temporarily. (Here might be the place to declare my interest, and to state that at the invitation of the Vatican, I testified against the beatification and canonization of Mother Teresa, as well as to confess that I tend to believe that the absence of evidence is the evidence of absence.)

Moreover, this was no mere temporary visitation of doubt. Here are some of the things that she told her various advisers. “For me, the silence and the emptiness is so great, that I look and do not see,—Listen and do not hear—the tongue moves but does not speak.” “Such deep longing for God—and … repulsed—empty—no faith—no love—no zeal.—[The saving of] Souls holds no attraction—Heaven means nothing.” “What do I labor for? If there be no God—there can be no soul—if there is no Soul then Jesus—You also are not true.” Like an old-fashioned Morse signal, the cryptic and dot-dash punctuation somehow serves to emphasize and amplify the distress.

It is no small thing for a Catholic to feel no “presence” whatever, “neither in her heart nor in the eucharist,” as Father Kolodiejchuk has phrased it. The sacrament of the mass is not to be undergone in a wrong frame of mind, and there are hints here and there that Mother Teresa was afraid she was endangering her soul. She felt that she should not even be thinking such things: “So many unanswered questions live within me afraid to uncover them—because of the blasphemy—If there be God—please forgive me—When I try to raise my thoughts to Heaven—there is such convicting emptiness that those very thoughts return like sharp knives and hurt my very soul.—I am told God loves me—and yet the reality of darkness and coldness and emptiness is so great that nothing touches my soul. Did I make a mistake in surrendering blindly to the Call of the Sacred Heart?” That last question in particular must have been an annihilating difficult one to face.

Now, it might seem glib of me to say that this is all rather unsurprising, and that it is the inevitable result of a dogma that asks people to believe impossible things and then makes them feel abject and guilty when their innate reason rebels. The case of Mother Teresa, who could not force herself into accepting the facile cure-all of “faith,” is that of a fairly simple woman struggling to be honest with herself, while also—this is important—striving to be an example to others. And I believe I have a possible explanation for the crisis. It derives from something that Lord Macaulay said, when reviewing Leopold von Ranke’s "History of the Popes." The Roman Catholic Church, he wrote, “thoroughly understands what no other Church has ever understood, how to deal with enthusiasts” [my italics]. Wise bishops have long known to beware of the fanatical and the overzealous. After being lectured on doctrinal matters by the ultraconservative convert Evelyn Waugh, the pope is said to have concluded the audience by murmuring, “Yes, Mr. Waugh. I am a Catholic, too.” When Mother Teresa first rebelled against the quiet life of the Loreto Sisters in 1946, and sought permission from her superiors to start a new order—The Missionaries of Charity—she was at first turned down and told to stay in her allotted place of humility. The local archbishop, a man named Ferdinand Perier, then found he had a true believer on his hands: a woman hungry for humility and yet fantastically immodest. (“Come Be My Light,” the slightly sickly subtitle of this book, is what Mother Teresa claims, not that she said to Jesus, but that He said to her.) Only after she had wearied the diocese with demands that her ambition be referred to the Vatican did she finally, after two years of pleading and cajoling, get her way. And then, two months after she started her own show in Calcutta in 1948, the demons checked in and, in effect, never quite checked out again. She got what she wanted, and found it a crushing disappointment.

It seems, therefore, that all the things that made Mother Teresa famous—the endless hard toil, the bitter austerity, the ostentatious religious orthodoxy—were only part of an effort to still the misery within. Again, the timeline would seem to support this interpretation. After 10 years of gnawing doubt, she reported a brief remission on the death of Pope Pius XII in the fall of 1958. Praying for him at a requiem mass, she found herself relieved of “the long darkness … that strange suffering.” The respite only lasted for five weeks and then she was back “in the tunnel” once more. Soon after came the reforms of the Second Vatican Council, which at a gathering of India’s Catholics in Bombay she violently opposed, saying that what was wanted was not new thinking but more work and more faith. What could be a clearer indication of a deep need to suppress all doubt, both in herself and others?

Not many years later, she became a world-class celebrity with the film (and book) about her: "Something Beautiful for God," authored by the worldly English eccentric Malcolm Muggeridge. After that, her star power was so intense that the Church forgot Macaulay’s wisdom and gave up any attempt to discipline her apparently enthusiastic fundamentalism. If Santayana was right to define fanaticism as “redoubling your efforts when you have forgotten your aim,” then Mother Teresa’s international crusade against divorce, abortion and contraception was the tribute that doubt paid to certainty: a strenuous and almost hysterical effort to drown out the awful fear of “absence.” One strongly suspects that, like not a few overpromoted figures, she suffered from more self-hatred the more she was overpraised. (After receiving one of many international prizes, she wrote: “This means nothing to me, because I don’t have Him.”)

Not perhaps to push my analysis too far, but it could also explain some of the things that alarmed even her defenders: the accepting of stolen money from the Duvalier dictatorship in Haiti, for example, or the compromises she made with the tyrannical Indira Gandhi or the shady Charles Keating of savings-and-loan notoriety. Who cares about ignoble surrenders to the things of this impure world if they will fuel the endless drive to abolish misgiving through overwork? The same goes for the alarming doctrinal excesses. Every Catholic is supposed to regard abortion as an abomination (and, if it matters, I concur). But surely it takes someone both insecure and fanatical to exceed the official teaching and to tell the Nobel Prize audience, as she did, that abortion is the greatest threat to world peace?

Toward the end of her days, we have been informed by Archbishop D’Souza of Calcutta, her troubled and sleepless condition gave rise to such concern that she was subjected to an exorcism. According to this same clerical authority, the medieval banishment of the demons allowed her a good night’s sleep before her death. One is glad to learn of it, and to know that she found a sort of peace. But since then, she has been posthumously exploited for having worked a medical “miracle” from beyond the grave: an episode which (to put it mildly) no respectable Bengali physician can confirm. I say it as calmly as I can—the Church should have had the elementary decency to let the earth lie lightly on this troubled and miserable lady, and not to invoke her long anguish to recruit the credulous to a blind faith in which she herself had long ceased to believe.

Christopher Hitchens is a columnist for Vanity Fair and the author of “The Missionary Position: Mother Teresa in Theory and Practice.” His most recent book is “God Is Not Great."

Trang Tôn Giáo