Vài chuyện đặc biệt trong Thánh kinh

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN153.php

27-Dec-2013

LTS: Ai chịu khó đọc Cựu ước cũng thấy những chuyện khá thú vị và hấp dẫn gần như chuyện dài Tam Quốc Chí. Tiếc là giáo dân Ki-tô chỉ được nghe lõm bõm vài chuyện rời rạc mà thôi. Mục đích của những chuyện rời rạc này là làm cho nhân vật trong chuyện kể được giống như "thánh" theo ý muốn của các nhà truyền giáo hơn. Giáo sư Trần Chung Ngọc giúp chúng ta thu bức tranh lớn lại để nhìn toàn diện mỗi câu chuyện, và do đó đọc chuyện của ông kể, chúng ta thấy ly kỳ hơn gấp bội, lại vừa được thêm kiến thức về gia phả của Chúa. Xem như đây là quà của Giáo Sư gửi đến cho chúng ta trong mùa lễ cuối năm, quanh ngày Đông Chí (Winter Solstice) (SH)

Chưa thấy một người nào được Giê-su cứu rỗi, nhưng:

Ingesol

Nhân danh hắn (Giê-su) hàng triệu nam nữ đã bị tù đầy, tra tấn và giết hại, hàng triệu người đã bị làm nô lệ. Nhân danh hắn những tư tưởng gia, khảo cứu gia, bị coi như là những kẻ tội phạm, và những tín đồ theo hắn đã làm đổ máu của những người thông thái nhất, giỏi nhất.

Nhân danh hắn sự tiến bộ của nhiều quốc gia bị chặn đứng cả ngàn năm. Trong Kinh hắn giảng chúng ta thấy cái tín lý về sự đau đớn vĩnh viễn (đọa hỏa ngục. TCN), và những lời của hắn đã gia thêm sự kinh khủng vô tận vào sự chết. Kinh hắn giảng chất đầy thế giới với thù hận và trả thù, coi sự lương thiện trí thức như một tội ác, hạnh phúc trên cõi đời là con đường dẫn xuống địa ngục, tố cáo tình thương yêu như là thấp hèn và như súc vật, thánh hóa sự nhẹ dạ cả tin, tôn vinh sự mù quáng và tiêu diệt tự do của con người.

Nếu Giê-su thực sự là Gót Con, ông ta phải biết mọi việc trong tương lai. Ông ta phải thấy rõ lịch sử sẽ xảy ra. Ông ta phải biết người ta sẽ diễn giải những lời ông nói như thế nào. Ông ta phải biết những tội ác nào, những sự khủng khiếp nào, những sự ô nhục nào mà người ta sẽ phạm phải nhân danh ông. Ông ta phải biết đến những ngọn lửa bạo hành bốc lên xung quanh chân tay những kẻ bị thiêu sống vì không có cùng niềm tin như những tín đồ Ki Tô Giáo. Ông ta phải biết đến hàng ngàn người, đàn ông cũng như đàn bà, đau đớn mòn mỏi trong ngục tù tối tăm. Ông ta phải biết cái giáo hội của ông ta sẽ phát minh ra những dụng cụ tra tấn; những tín đồ của ông sẽ dùng đến roi vọt và bó củi, xiềng xích và giá căng (banh) người. Ông ta phải thấy chân trời tương lai sáng rực với những ngọn lửa thiêu sống con người trong những cuộc lễ auto da fe. Ông ta phải biết những tín lý, giáo điều sẽ mọc lên như nấm độc trong mọi cuốn sách bổn của giáo hội. Ông ta phải thấy những phe phái Ki Tô ngu đần gây chiến với nhau. Ông ta phải thấy hàng ngàn con người, theo lệnh của các linh mục, xây những nhà tù cho đồng loại. Ông ta phải thấy hàng ngàn máy chém đẫm máu của những người tốt nhất và dũng cảm nhất. Ông ta phải thấy những tín đồ của ông ta sử dụng những dụng cụ tra tấn gây đau đớn cho con người. Ông ta phải biết những diễn giảng về lời ông nói sẽ được viết bằng gươm giáo, và đọc trong ánh sáng của những bó củi thiêu sống người. Ông ta phải biết những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo sẽ được thiết lập theo những lời giảng dạy của ông.

Ông ta phải thấy những sự ngụy tạo và suy diễn lệch lạc mà những kẻ đạo đức giả viết ra và nói cho quần chúng. Ông ta phải thấy những cuộc chiến tranh sẽ được gây ra, và ông ta phải biết là trên những cánh đồng chết chóc đó, những ngục tù tăm tối đó, những giá căng người đó, những cuộc thiêu sống người đó, những cuộc hành quyết đó, trong cả ngàn năm, ngọn cờ của cây thập giá đẫm máu đã tung bay.

Ông ta phải biết người ta sẽ khoác áo thánh thiện và đội vương miện cho sự đạo đức giả - sự độc ác và nhẹ dạ cả tin sẽ ngự trị thế giới; phải biết sự tự do của con người sẽ mai một trên thế giới (dưới quyền lực của giáo hội); phải biết rằng nhân danh ông các giáo hoàng và vua chúa sẽ nô lệ hóa hồn xác con người; phải biết rằng họ sẽ bạo hành và tiêu diệt mọi nhà khảo cứu, nhà tư tưởng và nhà phát minh; phải biết là giáo hội của ông ta sẽ dập tắt ánh sáng thánh thiện của lý trí và giữ thế giới trong tăm tối.

Ông ta phải thấy những người theo ông sẽ chọc mù mắt con người, róc thịt, cắt lưỡi họ, tìm những chỗ nào đau đớn nhất trên thân thể con người để mà hành hạ.

Tuy nhiên ông ta đã chết đi với bờ môi khép kín.

Tại sao ông ta không nói lên, không dạy các tông đồ và xuyên qua họ, dạy thế giới: "Các ngươi không được thiêu sống, tù đầy và tra tấn con người nhân danh ta. Các ngươi không được bạo hành đồng loại.”

Tại sao ông ta đi đến cõi chết một cách ngu đần, để lại thế giới cho sự đau khổ và nghi ngờ?

Tôi sẽ nói cho các người biết. Vì Giê-su chỉ là một người thường, ông ta chẳng biết gì đến những điều xảy ra sau khi ông ta chết.

[Robert G. Ingersoll trong bài “Những Lời Châu Ngọc Về Ki Tô Giáo”, Gems Concerning Christianity, Ingersoll: The Magnificent, AA Press, 1985, trang 87-122]

I. Vài Nét Về Nguyên Nhân Cấm Đạo Ở Việt Nam

Nhiều người Ca-tô Giáo, kể cả những trí thức như Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Văn Trung v…v… thường đưa ra những luận điệu lên án các vua Triều Nguyễn cấm đạo như sau:

1. Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam", điều mà ngày nay NGK nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới.

2. Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.

Nhưng đâu là sự thật? Philippe Devillers có xuất bản tại Paris một cuốn sách nhan đề “Francais et Annamites: Partenaires ou Ennemis?” năm 1998.

Cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt bởi BS Ngô Văn Quỹ, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006. Tôi mua được cuốn sách này trong dịp về Việt Nam tháng 6 năm 2007. Chúng ta có thể đọc một số nhận định và tư duy của Vua quan triều Nguyễn về đạo Ca-tô trong đó.

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/Hinhanh/BIASACH/FrancaisetAnnamites.jpg

Tác giả Philippe Devillers viết, trang 84:

Đạo Thiên Chúa bị các nhà nho coi như một sự phi lý. Vào tháng Năm năm 1857, các vị quan ở Phú Xuân (Huế) viết sớ tâu vua như sau:“Những người Thiên Chúa Giáo tin rất nhiều điều vô lý về vị chúa tể của Trời, về Trời, về Địa Ngục, về chất nước thánh (eau sainte). Những thầy tu của họ đã đem những điều này thành các bài cầu nguyện bắt họ hát lên vào buổi sáng và đọc lên vào buổi chiều, làm cho họ bị thấm nhuần đến mức không còn hiểu điều gì khác nữa.”

Các vị quan trên chắc không thể ngờ được là những nhận định của mình lại thật là quá đúng. Thật vậy, khi chúng ta nhìn thấy cảnh giáo dân đọc kinh với nét mặt ngơ ngẩn như bị bùa mê, mất hồn, và nhận thức được rằng những niềm tin vô lý về vị chúa tể của Trời (Giê-su), về Trời (Heaven), về Địa Ngục (Hell) và về chất nước thánh (Holy water) ngày nay đã không còn giá trị trong những xã hội tân tiến, ít ra là trong những giới hiểu biết, vì chính giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của Thiên đường và Địa ngục, cùng công nhận thuyết Tiến Hóa nên vai trò chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su chỉ còn đúng là những niềm tin vô lý, thì chúng ta bắt buộc phải nói rằng nhận định của các vị quan vào giữa thế kỷ 19 đã rất là chính xác và sáng suốt.

Devillers viết về Vua Minh Mạng như sau, trang 84:

“Rất hay chữ, thấm nhuần khoa học (và triết học) của Phương Đông, ông rất ít coi trọng nền khoa học của Phương Tây, mặc dù ông được biết khá rõ về nó qua nhiều cuốn sách các nhà truyền giáo đã dịch và trình lên. Có một trí thông minh hiếm có, có nhiệt tâm, chân thành tận tụy với đất nước, có một nhân cách kiên quyết và quyền uy… Ông căm ghét đạo Thiên Chúa “mặc dù ông đã nghiên cứu nó rất cặn kẽ và đã cho dịch những cuốn sách chính yếu về đạo này bởi những nhà truyền giáo đến ở Huế.”

Nhưng tại sao Vua Minh Mạng lại căm ghét đạo Thiên Chúa. Vì ông ta đã nhìn thấy bản chất của Thiên Chúa Giáo qua những cuộc xâm lăng của thực dân Anh trong vùng. Devillers viết, trang 76-77:

“Ngay từ ngày 17 tháng Năm năm 1817, đức ông Labartette, người kế nhiệm đức ông Pigneau de Béhaine đứng đầu tòa giám mục, đã viết thư cho Bộ Trưởng Ngoại Giao như sau: Ông ta (hoàng tử kế vị Phúc Đảm) khen ngợi người Nhật đã cấm, và bãi bỏ đạo Thiên Chúa trong nước họ

Minh Mạng là người rất hâm mộ nước Nhật, thường hay kể lại câu chuyện sau đây: “Vào năm 1600, một hoa tiêu người Tây Ban Nha, bị đắm thuyền trong lãnh hải của Nhật đã bơi dạt vào một bãi biển của Osaka. Được dẫn đến Edo và bị một bộ trưởng xét hỏi, hắn khai là một thần dân của vua xứ Tây Ban Nha, vị quốc vương hùng cường nhất trên trái đất này. Vị bộ trưởng hỏi hắn: “Làm sao mà một ông vua có thể chiếm được nhiều đất trên thế giới?” Người lính thủy trả lời: “Bằng tôn giáo và bằng vũ khí. Các nhà tu hành của chúng tôi mở đường bằng cách quy đạo Thiên Chúa cho các dân tộc. Sau đó bắt họ thần phục nước Tây Ban Nha chỉ còn là một trò chơi đối với chúng tôi.” Câu trả lời dại dột này đã gây ra sự tiêu diệt tất cả những người Thiên Chúa Giáo ở Nhật, và sự đóng cửa của đất nước này đối với người nước ngoài. Hoàng đế Minh Mạng thường hay nhắc đến những lời nói trên. Chúng đã đến tai ông và chắc chắn là đã ảnh hưởng đến ý thức của ông. Đó là nguyên nhân của những cuộc truy bức đẫm máu đã đánh dấu triều đại của ông.”

Tài liệu của Devillers cho chúng ta thấy rõ một sự thực về đạo Thiên Chúa: “Đạo đi trước, cướp nước đi sau”, vua Minh Mạng đã thấy rõ hiểm họa này, và lịch sử truyền đạo ở Việt Nam cũng đã chứng minh sự kiện này. Thật là đau buồn, chẳng qua vì vận nước nên Việt Nam không thoát khỏi hiểm họa này, phải chịu nhục cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

Vua Tự Đức, nối nghiệp ông vua yếu đuối nhu nhược Thiệu Trị, cũng đã nhìn thấy vấn nạn Thiên Chúa Giáo. Tháng 8, 1848, vua Tự Đức ban bố một dạo dụ chống những người Thiên Chúa Giáo, xác định lại những đạo dụ của ông, cha:

“Devillers, trang 81:

Đạo Ca-Tô bị các đức vua Minh Mạng và Thiệu Trị bài trừ, thì dĩ nhiên là một đạo đồi bại, vì trong đạo này, người ta không cúng bái cha mẹ đã mất… Thêm nữa trong đó, người ta còn làm nhiều điều bỉ ổi…

Những thường dân đi theo cái đạo đồi bại này và không muốn từ bỏ nó đều là những kẻ ngu muội đáng thương, những kẻ đần độn thảm hại, bị các thầy tu mê hoặc. Phải thương xót chúng. Vì vậy, trong sự yêu mến nhân dân mình, nhà vua ra lệnh từ nay chúng sẽ không bị tội chết, lưu đầy hay giam cầm. Các quan sẽ chỉ trừng trị chúng một cách nghiêm khắc, rồi trả chúng về cho gia đình của chúng.”

“Trang 84: Lệnh của nhà vua (Tự Đức) vào tháng Sáu năm 1854 viết: Tôn giáo của Jésus đến từ những kẻ Man Rợ của Âu Châu. Nó dùng hình ảnh Jésus bị đóng đinh trên thánh giá để mê hoặc trái tim của dân chúng. Nó sử dụng chất nước thánh và học thuyết gian dối về hạnh phúc trên trời để làm cho đám đông say mê. Trong tất cả các học thuyết xấu xa, không có cái nào lại gây cho thuần phong mỹ tục những tổn hại đáng thương như nó”

Devillers còn thêm một ghi chú:

“Ngay từ 1750, chúa Nguyễn Võ Vương đã nhận xét rằng: Người Âu Châu giảng dạy một tôn giáo có một cái gì như là một thứ bùa mê, cầm giữ tất cả những người theo nó, và những người ít suy nghĩ thì dễ dàng tin tưởng”. Cái sự dễ tin nguy hiểm này làm cho nhà vua phải cấm đạo đó.”

Với sự hiểu biết của chúng ta ngày nay về đạo Ca-tô, chúng ta thấy các bậc tiền nhân của chúng ta đã có những nhận định khá chính xác về đạo này. Nhưng chúng ta phải công nhận là, vì thấm nhuần tinh thần tam giáo, nên các vua quan triều Nguyễn tương đối không quyết liệt đối với Ca-tô Giáo như người Nhật. Từ đầu thế kỷ 16, Nhật Bản đã tiếp xúc với Tây phương qua những thương gia ngoại quốc, nhất là những thương gia Bồ Đào Nha. Khi đó Nhật Bản hoan nghênh những sự trao đổi ý kiến và trao đổi hàng hóa và mở cửa cho thông thương tự do. Tuy nhiên, theo sau các thương gia là những thừa sai Ki Tô Giáo, nhất là những thừa sai Ca-tô giáo, tới để truyền đạo. Họ tới truyền đạo để làm gì? Chúng ta cũng nên nhắc lại một sắc lệnh của GH Alexander VI:

"Vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander VI, tự cho Ca-tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: 1) toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây Ba Nha; 2) còn Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Ca-tô.

Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng là những linh mục. Sự có mặt của gìới linh mục đã biện minh cho những hành động áp chế dân địa phương cũng như dùng bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Ca-tô giáo.Nhưng nếu người dân chỉ theo đạo vì lý do tín ngưỡng dù tín ngưỡng đó thuộc loại mê tín hoang đường, thì không có vấn đề, vì tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của Việt Nam không bao giờ kỳ thị bạo hành những người chỉ vì họ theo một tôn giáo khác. Vấn đề chính của niềm tin Ca-tô là đã biến tín đồ Việt Nam trở thành những kẻ phi dân tộc phản bội dân tộc. Họ nhất nhất nghe lời mấy linh mục ngoại quốc của họ, không chấp nhận uy quyền quốc gia, coi vua quan không phải là vua quan của họ, bỏ tục lệ thờ cúng tổ tiên, và nhất là đã tích cực theo giặc ngoại xâm, góp phần đưa nước nhà vào vòng nô lệ của thực dân Pháp. Xin đọc http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS8.php để biết những chi tiết về giáo dân Ca-tô đã tiếp thay cho thực dân Pháp như thế nào trong bài: “Xung Quanh Vấn Đề Thiên Chúa Giáo Vào Việt Nam”.

Cái tâm cảnh không chấp nhận uy quyền quốc gia còn kéo dài cho đến ngày nay. Trong vụ làm loạn ở Tòa Khâm Sứ, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã trả lời chính quyền là hành động của các linh mục xách động giáo dân làm loạn không trái với giáo luật Ca-tô, nghĩa là họ đặt giáo luật của Ca-tô Giáo trên Pháp luật quốc gia. Những vụ gây loạn ở vài giáo xứ khác của giáo dân, do các linh mục xúi dục, cũng đều có tinh thần bất chấp luật pháp quốc gia như vậy. Tại sao người Ca-tô lại cuồng tín như vậy. Vì họ bị lừa dối, mê hoặc bởi những điều không tưởng. Mặt khác họ không hề biết gì về chính cái đạo của họ mà ngày nay, trước thế giới, đã hiện nguyên hình là một “Tổ Chức Tội Phạm Quốc tế”. Họ bị bưng bít nên không hề biết đến lịch sử các giáo hoàng đồi bại của họ, không hề biết đến 7 núi tội ác của giáo hội Ca-tô mà Giáo hoàng John Paul II đã xưng thú trước thế giới năm 2000.. Họ không hề biết đến những chuyện vô đạo đức trong giới linh mục và nữ tu. Họ được nhét vào đầu vài câu mê hoặc trong Thánh Kinh. Nói tóm lại, vì họ thiếu hiểu biết về bản chất của Ca-tô Giáo, về nội dung cuốn Thánh Kinh, về sự cứu rỗi hoang đường của Chúa Dê-su trước những khám phá khoa học về nguồn gốc vũ trụ (thuyết Big Bang), về nguồn gốc con người (thuyết Tiến Hóa), cho nên họ vẫn mơ tưởng về một cuộc sống đời đời trên thiên đường, một cái bánh vẽ trên trời.

Bài viết này có mục đích trình bày cho các tín đồ Ca-tô cũng như người ngoại đạo, nếu muốn biết, một chút về cuốn Thánh Kinh, qua nội dung vài chuyện đặc sắc trong Thánh Kinh.

II. Về Thánh Kinh

Cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo là một cuốn sách được in ra nhiều nhất và nhiều thứ tiếng nhất. Nhưng như là một nghịch lý, đó lại là một cuốn sách mà người ta đọc ít nhất. Phần lớn cuốn sách đó chỉ để cho các nhà truyền giáo trích dẫn vụn vặt ngoài ngữ cảnh một số đoạn để truyền đạo. Đối với các tín đồ Ki Tô Giáo có cuốn sách đó thì cuốn sách đó đã nổi tiếng là “vật hứng bụi” (dust collector), có nghĩa là chỉ để làm cảnh chứ chẳng bao giờ mở ra đọc. Thực tế là chính các nhà truyền đạo cũng chỉ biết về thánh kinh đủ để truyền lại cho đám tín đồ ở dưới, vì chính họ cũng đã bị nhồi sọ như vậy trong các nhà Dòng. Cho nên các tín đồ Ki Tô Giáo thực sự không biết trong Thánh Kinh viết những gì. Nhiều nhất là họ chỉ biết lập lại những gì họ được giảng trong nhà thờ, và tin. Đọc những gì mấy người trí thức Ca-tô và ngay cả các “bề trên” của họ như Đinh Xuân Minh, Cao Phương Kỷ, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Thuận v…v…viết về Thánh Kinh chúng ta thấy rõ như vậy, họ viết lên những điều chứng tỏ họ không đọc Thánh Kinh, chỉ giảng Thánh Kinh theo xảo thuật diễn giải họ đã được dạy. Tiến sĩ Ira Cardiff đã đưa ra nhận xét sau đây:

"Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh. Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (tín đồ Ki-tô Giáo) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó - đừng nói là đọc cả cuốn.

Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi."

(Virtually no one really reads the Bible. The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it - much less reads all of it.

If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)

Nhưng tôi lại không vứt bỏ, dù tôi đã đọc Thánh Kinh với óc phê phán, mà tôi lại dùng Thánh Kinh để giúp những người không hề đọc Thánh Kinh biết, hay biết thêm, về Thánh Kinh. Đây là ý tốt giúp người của tôi, xin đừng cho tôi là chống phá Ca-Tô Giáo mà phải chấp nhận là trên thực tế, tôi là người thiên-Ca-tô (pro-Catholic). Giúp những người Ca-tô hiểu thêm về Thánh Kinh không phải là chống-Ca-tô. Vậy thì bây giờ chúng ta hãy bắt đầu.

Cuốn Bible của Ki Tô Giáo nói chung, mà người Ki Tô Giáo thường thêm vào chữ “Holy” thành “Holy Bible”, tiếng Việt phiên âm là “Hồ-Ly Bái-Bờn”, dân Ki-tô Mít gọi là “Kinh Thánh”, là cuốn Kinh mà họ cho là của các Thánh viết, chứ không phải là cuốn Kinh viết về những điều thánh thiện, vì họ tin rằng cuốn sách đó chứa chính những lời của “Gót” (Word of God) của Ki-Tô Giáo (Christian God), mạc khải cho các “thánh Ki-tô” (Christian saints) viết.

Cuốn Bible, dày 1400 trang, gồm có 66 sách, 39 sách trong Cựu Ước, và 27 sách trong Tân Ước, viết bởi 40 tác giả trong khoảng thời gian 1200 năm, có thể từ 1000 năm trước thời đại thông thường ngày nay [BCE = Before Common Era] cho tới vài trăm năm trong thời đại này.

Vì không có bản gốc nào hiện hữu, và vì có quá nhiều sự khác nhau giữa những ấn bản cổ nhất, cho nên các học giả nghiên cứu cuốn Bible đã cho rằng trong đó có nhiều điều thêm thắt và sửa đổi, hoặc vô tình, hoặc cố ý, bởi nhiều tác giả, biên tập viên, hay những người sao chép lại từ những bản gốc. [These differences indicate that numerous additions and alterations, some accidental and some purposeful, were made to the originals by various authors, editors, and copyists.]

Thường là chúng ta không biết các tác giả viết cuốn Bible là ai. Năm sách đầu trong Cựu Ước (ngũ Kinh) thường được cho là của Moses, điều mà những linh mục và mục sư thường dạy con chiên, vì ngay cả Chúa Dê-su của họ mà họ tin là bậc toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, hoặc các thánh tông đồ mà không phải là tông đồ như Paul, John trong Tân Ước, cũng đều tin Ngũ Kinh là do Moses viết, nhưng thực ra là do nhiều tác giả trong nhiều hệ phái khác nhau viết, và viết trong khoảng thời gian 400 trăm năm, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 6, trong khi Moses sống vào khoảng thế kỷ 13, trước thời đại ngày nay. Về niềm tin là Moses viết Ngũ Kinh, Mục sư Rubem Alves đã đặt vấn đề trong cuốn Protestantism and Repression, trang 63:

- Ai viết Ngũ Kinh?

Câu trả lời của giáo hội Ki Tô lịch sử cho câu hỏi trên là khẳng định: "Moses viết". Nếu Moses không hề viết Ngũ Kinh(theo những kết quả nghiên cứu của các học giả. TCN) thì các tông đồ (Paul và John) đã sai lầm khi họ nói rằng Moses viết. Nếu họ sai lầm trong vấn đề này thì làm sao chúng ta có thể tin họ khi họ nói về những vấn đề như thiên đường và đời sau? Nếu Moses không viết Ngũ Kinh thì Giê-su đã nói láo hay sai lầm khi ông ta nói rằng Moses viết. (John 5:46 - Luke 24:27 - Luke 16:31) Nếu Giê-su thực sự không biết ai viết, tuy rằng ông ta nói rằng ông ta biết, làm sao chúng ta có thể tin ông ta được khi ông ta nói những chuyện trên trời? [Chuyện dưới đất Giê-su còn không biết rõ, huống chi là chuyện trên trời]

(Who wrote the Pentateuch? The response of the historical Christian Church to that question is definite: “Moses wrote them”. If Moses did not write the Pentateuch, then the apostles (e.g., Paul and John) made a mistake when they said that he did. If they erred on this matter, how can we believe them when they deal with truths concerning heaven and the future life? If Moses did not write the Pentateuch, then Jesus lied or erred when he said Moses did. If Jesus did not know this, though he said he did know, how can we believe him when he talks about the thing of heaven?)

Bốn Phúc Âm, Matthew, Mark, Luke, và John, là những thí dụ về những sách mà các tác giả không thực sự là những tên như vậy. Những tên hiện nay như trên là những tên được gán cho sau khi các sách trên đã được viết ra từ lâu. Các học giả nghiên cứu Phúc Âm đã đồng thuận với nhau là: “không một tác giả Phúc Âm nào thực sự là đệ tử của Giê-su và ngay cả là những nhân chứng trong khoảng thời gian giảng đạo của Giê-su” [Biblical scholars are now almost unanimously agreed that none of the Gospel authors was either an actual disciple of Jesus or even an eyewitness to his ministry.] Phúc Âm John cũng vậy, do nhiều người viết.

Trẻ con mẫu giáo, cũng như trên mẫu giáo một chút, trong những lớp học sáng Chủ Nhật (Sunday schools), ngoài những lời mô tả về những cảnh khủng khiếp mà những người bị Chúa đày xuống hỏa ngục để thuần hóa đầu óc trẻ con, rất thích thú những chuyện chọn lọc trong “Holy Bible”, thí dụ như “cậu bé David dùng cái ná cao su bắn chết người khổng lồ”; “Jonah nằm trong bụng cá ba ngày”; “Daniel bị ném vào chuồng sư tử suốt đêm mà vẫn sống”; “Joshua ra lệnh cho mặt trời ngừng lại để có đủ ánh sáng giết thêm nhiều người”; “biển cả rẽ nước ra làm đôi để cho dân Do Thái chạy qua rồi nước lại ập lại để giết dân Ai Cập”; “người chết sống lại bay lên trời”; “các thánh đội mồ ra đi dạo mát trong “thành thánh” Jerusalem” v..v..

- Mục đích giáo dục Ki-tô giáo

Mục đích “giáo dục” Ki-tô Giáo cho các trẻ nhỏ không phải là để mở mang trí tuệ, khuyến khích tìm hiểu, tận dụng khả năng suy tư v..v.. mà là để nhồi sọ những đứa trẻ đầu óc chưa nảy nở, chưa đủ khả năng suy luận, vào trong vòng xiềng xích trí tuệ tôn giáo, nói đúng ra là vào trong vòng mê tín dị đoan, lừa dối những bộ óc ngây thơ về những điều huyễn hoặc, và đe dọa sự đày đọa xuống hỏa ngục, để giam chúng vào khuôn vào phép, phải vâng lời bề trên. Do đó, khi lớn lên, vì đầu óc đã bị điều kiện hóa và thuần hóa, chúng khó mà có thể cởi bỏ mớ xiềng xích này, nhất là khi chúng phải sống trong những ốc đảo Ki Tô Giáo, hàng tuần được nhắc đi nhắc lại những xảo thuật truyền đạo của “hội thánh”.. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi thấy những giáo dân bình thường ở Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm ở Việt Nam, hoặc ở Bolsa, Little Saigon, hoặc ở Phi Luật Tân, hoặc ở vài nước Châu Phi và Nam Mỹ v..v.. cũng tin những chuyện nhất mực hoang đường vụn vặt lấy từ Kinh Thánh ra là thật vì...họ được các “Cha cũng như Chúa” cấy vào đầu óc họ từ khi còn nhỏ.

Hầu hết các tín đồ Ca-tô Việt Nam không thể tưởng tượng được là trong Thánh Kinh lại có những chuyện thuộc các loại sau đây: bạo hành giết người (Violence & Murder) [những chuyện thuộc loại này rất phổ thông trên TV Mỹ], giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân (Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology), trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious & Ethnic Hatred), tự tử (Suicide), nô lệ (Slavery), say rượu (Drunkeness) v..v.. hoặc những chuyện hoang đường thuộc loại thần thoại, và những chuyện sáng tạo khoa học của thời bán khai v..v… tất cả đều có trong cuốn “Holy Bible” của Ki Tô Giáo. Những chuyện “cấm trẻ con dưới 18 tuổi đọc” thuộc các loại trên chứa trên 80% cuốn “Holy Bible”.

Jack Bays viết trong cuốn Hình Bóng Của Quỷ (The Shadow Of The Demon), trg. 6-7, sơ lược về nội dung cuốn Thánh Kinh với những điều độc ác phi lý trong Thánh Kinh, những điều đã làm nguồn cảm hứng cho những hành động của Giáo hội Ca Tô sau này:

“Theo Thánh Kinh, hơn 99% những sự trừng phạt của Gót là đổ lên đầu những người vô tội – những người không hề dính líu gì tới những trường hợp để Chúa phải trừng phạt.

Vì Adam ăn một trái táo mà cả nhân loại bị đày đọa: Vì sự xúc phạm của một người, cả nhân loại bị kết án và luận phạt” (Rom: 5:18). Những tư tưởng như vậy là từ đầu óc của một người man rợ không hề có một mảy may ý niệm nào về công lý.

Chúng ta được biết Gót mang 10 tai họa đến cho dân Ai Cập vì tim của Vua Ai Cập (Pharaoh) trai cứng (nghĩa là tàn nhẫn. TCN). Những người dân này không liên quan gì tới việc Pharaoh có trái tim trai cứng. Tuy vậy, gia súc của họ bị chết hết, mùa màng hư hại, vườn tược suy sụp, nhà cửa đổ nát, và tất cả những đứa con sinh đầu lòng đều bị giết. Nếu là lỗi của Pharaoh thì chỉ mình Pharaoh phải gánh chịu tai họa mà thôi. Và chúng ta cũng biết, chính Gót đã làm cho trái tim của Pharaoh trai cứng.

Những chuyện này trong Thánh Kinh chứng tỏ những người viết Thánh Kinh có đầu óc của những dân man rợ, không có một ý niệm nào về công bằng và bác ái. Trong những cuộc chiến tranh chiếm đất phát động bởi “dân được Gót chọn”, lệnh truyền ra là phải giết sạch mọi người, già hay trẻ. Ít ra là trẻ thơ không có tội tình gì và tội lỗi duy nhất của những người lớn tuổi là họ có đất đai và con gái mà những kẻ man dại, liều lĩnh, muốn chiếm hữu. Những nạn nhân này cũng là người có tín ngưỡng khác, và sự khoan nhượng tín ngưỡng của người khác là điều mà Gót quyết định cấm, theo như Thánh Kinh. Dân “thánh Chúa” được lệnh phải tiêu diệt tất cả những ai không cùng tín ngưỡng. Thánh Kinh dạy chúng ta là phải giết ngay cả con trai, con gái, cha, mẹ chúng ta nếu những người này không theo tôn giáo của chúng ta.(Phục Truyền 13: 6-10).”

(More than 99% of all the punishment meted out by God, according to the Bible, was upon innocent people – people not even accused of having anything to do with the incidents that brought on the punishment.

Because Adam ate a certain apple all mankind is doomed: “By the offense of one, judment came upon all men to condemnation” (Rom: 5:18). Such thoughts came from the mind of a savage who never had the slightest conception of justice.

We are told that God brought the ten scourges upon the Egyptians because Pharaoh’s heart was hardened. These people had nothing to do with the hardening of Pharaoh’s heart. Yet their stock was killed, their crops ruined, their orchards destroyed, their buildings broken down, and their first born killed. If it was Pharaoh’s fault then he alone should have suffered. As the story goes it was God who hardened his heart..

These stories show that the Bible writers had the minds of barbarians with no conception of mercy or justice. In the wars of conquest waged by the “chosen people of God”, the command was for slaughter of old and young. At least the children were innocent of anything wrong and the only sin for which adults were being punished was that they had lands and young daughters that these wild, ruthless barbarians wanted. The victims had different religious ideas, too, and religious tolerance was positively forbidden by God according to the Bible. The “holy people” were to exterminate all who had a different religion. The Bible commands that son, daughter, father or mother be killed if they differ with us in religion. (Deut: 13: 6-10)).

- Gót của Ca-tô Giáo đã giết bao nhiêu người?

Nhiều học giả đã để tâm nghiên cứu xem Gót của Ca-tô Giáo hoặc đích thân giết, hoặc ra lệnh giết, đã giết bao nhiêu người, và sau đây là con số đếm được trong đó, không kể những con số không thể đếm được trong trận Hồng Thủy hay sự hủy diệt của hai thành Sodom và Gomorrah. Sau đây là vài kết quả:

Steve Wells: http://www.patheos.com/ ước tính là Gót đã giết khoảng 25 triệu và Satan giết 60.

(Using these estimates, I came up with the following grand totals for the number killed by God and Satan in the Bible: God: Approximately 25 million, Satan: 60

Một tài liệu khác trên http://bornagainpagan.com/other/017-god-vs-satan.html: cho chúng ta con số nhỏ hơn về nạn nhân của Gót, nhưng không hẳn là nhỏ, và của Satan: Gót giết 2,038,344 trong khi Satan chỉ giết có 10.

Với nội dung cuốn Thánh Kinh như trên, chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy ở Hồng Kông đang có phong trào đòi Ủy Ban Đạo Đức Hồng Kông phải xếp lại Kinh Thánh của Ki Tô Giáo vào loại sách tục tĩu, khiêu dâm, tàn bạo, loạn luân, và Kinh Thánh phải bọc kỹ và bên ngoài phải dán lời khuyến cáo độc giả về nội dung, không thích hợp và không được bán cho trẻ em dưới 18 tuổi.

[http://news.yahoo.com: More than 800 Hong Kong residents have called on authorities to reclassify the Bible as “indecent” due to its sexual and violent content.. The complaints said the holy book “made one tremble” given its sexual and violent content, including rape and incest. If the Bible is similarly classified as “indecent” by authorities, only those over 18 could buy the holy book and it would need to be sealed in a wrapper with a statutory warning notice.]

Nhà Nước Việt Nam cũng nên theo gương Hồng Kông để ra điều luật về sự truyền bá công khai cuốn Thánh Kinh, công bố rộng rãi trong quần chúng, đó không phải là vi phạm tự do tín ngưỡng, mà là nội dung cuốn Thánh Kinh không thích hợp với nền văn hóa của Việt Nam. Vài chuyện đặc biệt trong Thánh Kinh ở phần sau sẽ chứng minh điều này. Nếu cần, quốc hội có thể mang cuốn thánh kinh ra phân tích, tuyên bố kết quả và tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý” để quyết định về đạo luật này sau khi bố cáo cho quần chúng biết đại cương về nội dung cuốn Thánh Kinh. Dân chúng cần phải tiếp tay với chính quyền về vấn nạn này, nhân danh sự lành mạnh của xã hội. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Cho nên, theo tôi, mọi người chúng ta cần phải nỗ lực vạch trần những điều vô đạo đức trong Thánh Kinh cũng như trong lịch sử giáo hội Ca-tô, giúp cho những tín đồ Ki-tô giáo bị các nhà truyền đạo mê hoặc bởi những điều lặt vặt trích dẫn ngoài ngữ cảnh từ Thánh Kinh theo kịp đà tiến bộ của nhân loại, giúp họ biết rõ sự thật về thực chất của cuốn Thánh Kinh và bản chất của tôn giáo họ, để từ đó họ có thể tự mình giải thoát ra khỏi mớ xiềng xích tâm linh vô hình, hoặc ít nhất là bớt cuồng tín để sống hòa hợp trong xã hội. Trong thế giới Tây phương, không thiếu gì những bậc lãnh đạo Ca Tô, từ những nhà Thần học, các hồng y, giám mục, linh mục, cho đến các học giả trí thức v..v.. đã làm công việc này. Và viết bài này, tôi cũng không đi ra ngoài mục đích trên, một hành động mà theo tôi, trong thời đại này, vì sự tiến bộ của quốc gia trên mọi mặt, chúng ta không thể tự cho phép lơ là trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Chúng ta nên để ý là tất cả những hành động làm loạn xã hội gần đây ở Việt Nam đều do các giáo dân các giáo xứ cuồng tín gây nên bất chấp luật pháp.

III. Vài Hàng Về Gót Của Ki-Tô Giáo

Các nhà truyền giáo nói rất nhiều về Gót của họ trong khi thực tế là không ai biết Gót là cái gì. Thật vậy, dựa trên những gì viết trong Cựu Ước, sách National Catholic Almanac, trang 360, của Ca-tô Giáo, chúng ta có một ông Gót với 23 thuộc tính (23 attributes):

“Phép tắc vô cùng, vĩnh hằng, thánh thiện, bất diệt, bao la mênh mông, không bao giờ thay đổi, không thể hiểu được, không thể mô tả được, vô tận, vô hình, công chính, thương yêu, nhân từ, cao nhất, khôn ngoan nhất, toàn năng, toàn trí, có mặt khắp nơi, nhẫn nại, toàn hảo, cung cấp tinh thần và vật chất cho con người, tối cao, chân thật”

(almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.)

Thánh Kinh còn viết: Exodus (Xuất hành) 33:20, Gót phán: “Ngươi không thể nhìn thấy mặt ta, vì không người nào có thể nhìn thấy ta mà còn sống” [You cannot see my face, for no one may see me and live.]; Tân Ước, John (Giăng) 1:18 viết: “Không một người nào đã từng thấy Gót” [No one has ever seen God]. Chúng ta nên để ý là trong 23 thuộc tính trên có 3 thuộc tính rất đặc biệt: Không thể mô tả được, không thể hiểu được, vô hình.

Do đó, chúng ta có thể kết luận là: Chưa một người nào thực sự biết gì về Gót. Ai có thể nói gì về một cái gì đó vô hình, không thể mô tả được và không ai hiểu được, xin mời lên tiếng. Cho nên những người tin có Gót muốn nghĩ thế nào về Gót, muốn hiểu thế nào về Gót theo sự tưởng tượng của họ cũng được. Vì những sự tưởng tượng này chỉ có trong đầu óc của họ, tương tự như tưởng tượng là có thần của cây đa, bình vôi, thần sông thần núi v…v… nên không ai có thể phủ bác là nó có thực là như vậy hay là không. Vả chăn, trên thế giới không biết là có bao nhiêu “gót” để cả những gót sáng tạo ra thế giới [Xin đọc A History of God của Karen Armstrong, hoặc A World Full of Gods của Keith Hopkins, hoặc Mythology: An Illustrated Encyclopedia, Edited by Richard Cavendish..] Từ xưa tới nay, có nhiều người tự nhận là Gót của họ đã mạc khải cho họ thế này thế nọ. Nhưng như Thomas Paine đã nhận định: Nếu thực sự Gót có mạc khải cho ai thì chỉ người đó biết mà thôi, và chúng ta không có lý do gì để tin là thực sự có những lời mạc khải đó.

KiTô Giáo nói cuốn Thánh Kinh là những lời của Gót (Word of God) mạc khải cho một số người viết. Nhưng ngày nay chúng ta biết rằng trong Thánh Kinh có rất nhiều điều sai lầm về thần học và khoa học. Điều này loại bỏ đó là những điều mạc khải của Gót, vì Gót được coi là bậc toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết. Bởi vậy Robert Ingersoll đã nhận định: Nếu là sự thật thì không cần phải mạc khải.

Ngay từ cuối thế kỷ 19, Robert G. Ingesoll đã viết một bài tuyệt với về cuốn thánh kinh của Ki-tô Giáo với nhan đề: “Những Lời Châu Ngọc Về Cuốn Thánh Kinh” (Gems concerning the Bible). Sau đây là một đoạn ngắn trích trong đó, quý dọc giả có thể đọc toàn bài của Ingersoll trên: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS5.php

Cuốn Thánh Kinh không phải là cuốn sách để cho già cũng như trẻ đáng đọc. Nó chứa những trang sách mà không một ông mục sư nào ở Mỹ dám đọc trước cộng đồng dân Chúa bất kể là phần thưởng để cho ông ta là cái gì. Có những chương mà không một người cha nào muốn đọc cho con nghe. Có những câu chuyện không thể kể; và sẽ có ngày cả nhân loại sẽ phân vân là sao mà một cuốn sách như vậy lại có thể gọi là được Gót mạc khải.

Chúng ta thường xuyên được bảo rằng Thánh Kinh là nền tảng của sự khiêm tốn và đạo đức; trong khi thật ra thì những trang sách trong đó chẳng có gì là khiêm tốn và đạo đức [Xin dọc những lời tự nhận rất huênh hoang và những lời vô đạo đức của Giê-su trong Tân Ước. TCN], mà nếu một mục sư đọc chúng trên bục giảng thì ngay lập tức ông ta sẽ bị tố cáo là đồ khốn nạn dơ dáy (unclean wretch). Mọi phụ nữ sẽ bước ngay ra khỏi nhà thờ, và nếu nam giới có ở lại thì chỉ với mục đích là nghiêm khắc trừng phạt ông mục sư đó (chastising that minister).

Có phải tốt hơn là hãy chấp nhận Thánh Kinh được viết bởi những người man rợ trong một thời đại man rợ, thô thiển không? Có phải đúng hơn là có những tên Do Thái ngu đần nào đó đã viết lên những lời tầm thường đó. Những Ki Tô hữu bảo tôi rằng chính Gót là tác giả của những điều đê tiện và ngu xuẩn (vile and stupid) này. Sự kiện là, những điều hay trong một cuốn sách không chứng minh được là cuốn sách đó đã được Gót mạc khải, nhưng những điều xấu xa và sai lầm trong đó đích thực đã chứng minh rằng đó không phải là một cuốn sách đã được mạc khải.

Vấn đề thực sự không phải là cuốn Thánh Kinh có được mạc khải hay không, mà là nó có đúng hay không. Nếu nó đúng, nó không cần phải được mạc khải. Nếu nó đúng thì không có gì khác biệt là nó đã được viết bởi một người hay một ông thần; và nếu nó không đúng thì không thể bảo nó là do sự mạc khải của thần mà viết lên. Nếu Thánh Kinh thực sự đúng, không cần phải đề cao nó là do sự mạc khải của thần.

Thật ra thì, chân lý không cần phải được mạc khải. Không có gì phải cần đến sự mạc khải trừ sự giả mạo hay sai lầm [nghĩa là muốn sự giả mạo trở thành chân thật, sự sai lầm trở thành đúng bằng cách khoác cho nó bộ áo “do Thiên Chúa mạc khải”. TCN]. Ở đâu mà sự thật chấm dứt, ở đâu mà xác suất (probability) ngưng lại, thì ở đó sự mạc khải bắt đầu. Một sự kiện không bao giờ đi cùng với một phép lạ. Chân lý không bao giờ cần đến sự trợ giúp của phép lạ.

Sự mạc khải của cuốn Thánh Kinh tùy thuộc sự cả tin của người đọc. Đã có một thời, những điều viết trong đó về địa chất, về thiên văn, lịch sử thiên nhiên, đều được cho là do sự mạc khải của Gót và do đó không thể sai lầm; thời đại đó đã qua. Đã có một thời, những quan niệm về luân lý đạo đức trong đó đã làm hài lòng những con người nắm quyền thống trị tư tưởng của nhân loại; thời đại đó đã qua.

Kết luận: không ai có bổn phận và có lý do để tin những gì người khác nói về Gót của họ. Khi có người nói gì về Gót, chúng ta hãy ngắt lời và đề nghị như sau: “Trước khi ông/bà/anh/chị nói về Gót, xin làm ơn cho tôi biết Gót là cái gì, làm sao ông/bà/anh/chị biết Gót là như vậy, và chứng minh cho tôi thấy là Gót thực sự có thật.”

IV. Ba Chuyện Đặc Biệt Trong Thánh Kinh

Bây giờ chúng ta hãy trở về đề tài chính của bài: “Vài Chuyện Đặc Biệt Trong Thánh Kinh”. Trong Thánh Kinh có rất nhiều chuyện đặc biệt, đặc biệt vì không thấy những chuyện tương tự trong các tôn giáo khác, nhất là các tôn giáo Đông phương như Thích, Nho, Lão. Trong bài này, tôi chỉ viết vài chuyện đặc biệt về một số nhân vật nổi danh nhất trong Thánh Kinh: Abraham, Thánh Tổ Phụ của các đạo Chúa, David, ông vua nổi tiếng nhất trong Thánh Kinh và là tiền tổ của Chúa Dê-su, người mà các tín đồ Ca-tô Việt Nam ngày ngày cầu nguyện được mau chóng về quê thật với ông ta, và 5 người đàn bà nổi tiếng trong gia phả của Dê-su. Ở đây tôi chỉ tóm lược những câu chuyện về những nhân vật này, và dựa hoàn toàn trên Thánh Kinh. Chi tiết về những nhân vật này, quý đọc giả có thể đọc trên giaodiemonline.com hay trên sachhiem.net.

Chuyện Thứ Nhất: ABRAHAM -THÁNH TỔ PHỤ CỦA CÁC ĐẠO CHÚA

Xin đọc chi tiết trên: http://sachhiem.net/TCNtg/CGchinhsu/CGCS11.php

Người Do Thái tin rằng dân tộc mình là một dân tộc được Thần Giavê (Yahweh hay Jehovah), tiếng Anh thông dụng gọi là Gót (God), đặc biệt chọn (chosen people). Niềm tin này bắt nguồn từ một sự tích trong Cựu Ước: Thần Giavê chọn Abraham và sau đó lập giao ước với Abraham.

Cách đây khoảng 4000 năm, Thần Giavê (Gót) của Do Thái hiện ra và nói với Abraham như sau, Kinh Thánh KJV (King James Version), Sáng Thế 12: 1-4:

"Nay Gót nói với Abram: Ngươi hãy ra khỏi quê hương , ra khỏi bà con và nhà cha ngươi, đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi một nước lớn; Ta sẽ ban phúc cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phúc. Ta sẽ ban phúc cho người nào chúc phúc ngươi, và Ta sẽ nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa ngươi, và các chi tộc trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phúc"

Khi đó Abram đã 75 tuổi và bỏ xứ, theo lệnh của Gót, cùng vợ là Sarah đi tới Ai Cập. Trong một dịp khác Gót đổi tên Abram thành Abraham, có nghĩa là “Cha của nhiều dân tộc”. Vì vậy Abraham được coi như là Thánh Tổ Phụ của các đạo Chúa gồm có Do Thái, Ca-tô Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành và Hồi Giáo. Và chuyện thứ nhất, Abraham đi đến Ai Cập, bắt đầu:

-- -- Lấy em làm vợ, dối người để được của

Khi Abraham tới gần đất Ai Cập, Thánh bảo vợ như sau, (Gen. 12: 11-13 ):

"Cưng à! Qua biết cưng rất đẹp. Nếu người Ai Cập nhìn thấy cưng, và biết cưng là vợ qua, có thể họ sẽ giết qua để cướp cưng. Vậy cưng hãy làm ơn làm phúc nói với họ cưng là em gái của qua nhé. Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để qua sống."

(Indeed I know that you are a woman of beautiful countenance. Therefore it will happen, when the Egyptians see you, that they will say, "This is his wife"; and they will kill me, but they will let you live. Please say you are my sister, that it may be well with me for your sake, and that I may live because of you.)

Thánh Abraham quả thật đúng là "Thánh Abraham." Là Thánh Tổ Phụ nên Ngài khôn hơn các con chiên chỉ biết nhắm mắt nhắm mũi nghe lời Giáo hội, tuyệt đối tin vào Chúa Cha. Ngài đã được Chúa Cha hứa làm cho Ngài rạng danh và là Tổ Phụ của một dân tộc lớn, nhưng Ngài chẳng mấy tin lời hứa của Chúa Cha nên chưa tới Ai Cập Ngài đã lo phòng thân, bảo vợ nói dối là em, sợ người ta giết Ngài để cướp vợ thì hết rạng danh và hết làm Thánh Tổ Phụ.

Đến đây, chương 12, chúng ta không biết Sarah là ai, cho tới 9 chương sau, Gen. 20:12, Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết:

"Thật ra, nàng chính là em gái tôi. Nàng là con cùng cha khác mẹ với tôi, và tôi đã lấy nàng làm vợ."

(But indeed she is truly my sister. She is the daughter of my father, but not the daughter of my mother, and she became my wife.)

Thánh Abraham lấy vợ, đó là một chuyện vui mừng. Mà lại lấy em làm vợ, đó là một chuyện vui mừng thứ hai, theo tiêu chuẩn đạo đức của Thánh Kinh, vì trong đó chúng ta được Thượng đế dạy rằng, Thánh Abraham là một con người ngay thẳng, đạo đức (righteous), là một mẫu mực theo luật Chúa mà chúng ta phải noi gương (Gen. 26:5 : Abraham obeyed My voice and kept My charge, My commandments, My statutes, and My laws: Abraham đã tuân theo lời Ta, đã vâng giữ những điều răn, luật lệ của Ta) . Có lẽ vì vậy chăng mà ngày nay chúng ta có từ "song hỷ". Thời Thánh Abraham, đó có thể là song hỷ. Thời nay, chúng ta gọi đó là "loạn luân".

Có người cãi rằng: Sarah chẳng là em của Abraham là gì, vậy đâu có phải là nói dối. Cãi như vậy là cãi ẩu, mù tịt về Thánh Kinh. Đây là chuyện trong chương 12, tới đây chưa ai biết Sarah là em Abraham. Như trên đã viết, mãi tới chương 20 Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết Sarah là em cùng cha khác mẹ. Một mặt khác, vấn đề ở đây không phải là Sarah là em hay là vợ, hay cả hai, mà là Thánh Abraham sợ chết, ham sống, ham của cải, và sẵn sàng hiến dâng vợ, hay em, hay cả hai, cho dân Ai Cập. Thật vậy, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Gen. 12: 14-16:

"Và đúng như vậy, khi Abraham vào Ai Cập, dân Ai Cập nhìn thấy Sarah rất đẹp. Các ông Hoàng của Vua Pharaoh cũng thấy nàng và tiến cử nàng với Pharaoh. Và nàng được đưa vào cung Vua. Nhờ nàng mà Pharaoh hậu đãi Abraham, cung cấp cho ông chiên, bò, lừa, gia nhân và lạc đà."

Một nàng Sarah đổi lấy từng ấy thứ, kể ra là quá lời rồi. Frederick Heese Eaton viết, (Scandalous Saints, p.12):

"Kế hoạch của Abraham để giữ Pharaoh bận bịu trên giường với Sarah trong khi gia súc của Abraham gặm cỏ trên những cánh đồng cỏ của Pharaoh đã được đền đáp rộng rãi. Như Thánh Kinh của Moses đã chỉ rõ, làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền. Ngay cả làm nghề ma cô."

(Abraham's scheme of keeping Pharaoh busy in bed with Sarah while his cattle grazed off all of Pharaoh's pasture paid off bountifully. Anything to make a shekel, as Moses' Bible indicates. Even pimping.)

[Vài lời ngoài lề: Giáo hội Ca-tô mẹ cũng như các giáo hội Ca-tô con, đã theo đúng sách lược của Abraham: làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền, để vơ vét tài sản: Tài sản của Giáo hội mẹ lên đến hàng ngàn tỷ đô la, và các giáo hội con ở các nước nghèo khổ, kể cả Việt Nam, lại là những địa chủ bự nhất, tài sản đất đai phần lớn là do những chính quyền thực dân đô hộ, hoặc dựa thế thực dân, cưỡng chiếm của Chùa chiền, của dân gian, để cho giáo hội cắm cây Thập Ác trên đó, như Nhà Thờ Lớn Hà Nội, Nhà Thờ Phát Diệm, Nhà Thờ La Vang Quảng Trị, Nhà Thờ Đức Bà Saigon v…v…, và ngày nay cũng có màn “mục vụ xin tiền” ở hải ngoại..]

Nhưng chưa hết, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Gen.: 17-19:

"Nhưng vì Sarah, vợ của Abraham, mà Gót giáng nhiều tai họa lớn cho Pharaoh và hoàng cung của vua. Vua gọi Abraham vào trách: "Ngươi coi ngươi đã gây hại cho ta. Tại sao ngươi không nói nàng là vợ của ngươi. Sao ngươi lại nói "Nàng là em tôi" để ta lấy nàng làm vợ.. Đây này, vợ ngươi đây, ngươi hãy mang nàng đi. Và vua ra lệnh đuổi Abraham cùng vợ, gia nhân, mang tài sản ra khỏi Ai Cập."

Thánh Kinh không nói rõ là tại sao Gót lại giáng họa cho hoàng triều của Pharaoh và đó là những họa gì. Muốn biết những họa đó là họa gì, xin hãy đọc sự phân tích của Frederick Heese Eaton trong cuốn Scandalous Saints: http://sachhiem.net/TCNtg/CGchinhsu/CGCS11.php

"Rồi Abraham rời Ai Cập đi xuống phía Nam, mang theo vợ và tài sản. Abraham rất giầu có về gia súc, vàng bạc."

Giầu có như vậy là phúc hay họa? Gót thì bảo là phúc vì đó là của Gót ban cho. Gót Con [Jesus] không chịu, dùng quyền phủ quyết giáng phúc của Gót ban cho Abraham xuống thành họa. Thật vậy, trong Tân Ước, Gót Con phán: "Nhưng khốn cho những kẻ giầu có, vì đã nhận được sự an ủi rồi" (But woe to you who are rich, For you have received your consolation). Câu này có nghĩa là, những kẻ giầu có đừng có hòng bén mảng đến Thiên đường, Thiên đường chỉ để cho những người nghèo khổ. Vì vậy đạo Chúa phần lớn là dân nghèo. Chỉ có điều, ở trên thế gian này chẳng có ai thích nghèo cả, kể cả Giáo hội.

Chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh.

Khi đó Sarah không có con. Nàng có một con sen (dân VN bây giờ văn minh không gọi là con sen nữa mà gọi bằng những danh từ hoa mỹ như "ma-ri-sến" hoặc "chuyên viên giúp việc nhà cửa". TCN) người Ai Cập, tên là Hagar. Và Sarah nói với Abraham, Gen. 16:1-4:

"Cưng à! Vì Chúa không cho em có con, vậy Cưng làm ơn hãy "đi vào" con sến của em. Nếu nó có con thì đó là con của em. Abraham tuân theo lời vợ và "đi vào" Agar, và Agar có mang."

Sarah đem Hagar cho Abram

"Đi vào" là tôi dịch một cách máy móc từng chữ một của "go in to" chứ thực ra người Việt Nam ý nhị nên chỉ nói "Abraham ngủ với cô sến Hagar".

Khi biết mình đã mang bầu, Hagar bèn lên mặt hỗn xược với Sarah, làm cho Sarah nổi khùng trách Abraham, Gen. 16: 4,5:

"Lỗi tại ông mọi đàng. Tôi đã cho ông ngủ với nó, bây giờ nó có mang nó lại lên mặt với tôi. Xin Gót hãy xét xử giữa tôi và ông."

Khi đó Abraham không biết đến một triết lý của Đông phương: "Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả", vả chăng có vẻ như trong người có chút máu của Thúc Sinh, cho nên vội nói: "Nó là sến của bà, vậy bà muốn làm gì nó thì làm." Và khi Sarah đối xử khắc nghiệt với Hagar thì Hagar phải "cao chạy xa bay" (Gen. 16:6).

Thánh Kinh kể tiếp: Gót sai Thiên sứ xuống bảo Hagar phải quay về phục vụ cho chủ là Sarah. Hagar tuân lời Gót và rồi sinh một đứa con trai. Abraham đặt tên con là Ishmael. Khi đó Abraham "mới có" 86 tuổi.

Sau đó Thánh Abraham cùng bầu đoàn nhị thê, nhất tử, đi xuống phía Nam, vùng Gerar, địa phương của Vua Abimelech. Chiến thuật mang vợ là Sarah đổi lấy của cải trước đây đã thành công rực rỡ đối với Vua Ai Cập Pharaoh, nay Thánh Abraham lại mang ra dùng lại. Câu chuyện lập lại y hệt như trong trường hợp đến Ai Cập. Ông lại bảo Sarah nói dối là em, và kết quả là Sarah lại được Vua Abimelech vời vào cung. Để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì và tôi cũng biết. Vua Abimelech hơi khùng, vì khi đó nàng Sarah trẻ đẹp “mới có trên 70 tuổi”. Có thể trước khi tới vùng Gerar, Abraham đã đưa bà vợ Sarah đến "thăm xã giao" thẩm mỹ viện Bích Ngọc. Nhưng rồi Gót lại giáng họa xuống người vô tội là Vua Abimelech. Lần này Thánh Kinh nói rõ là Gót làm cho hoàng hậu, cung nữ và cả người hầu trong cung không có con. (Gen. 20:18). Rồi Abimelech lại gọi Abraham vào trách vì tội nói dối, và trao trả Sarah cho Abraham, tặng gia súc, gia nhân, và 1000 đồng tiền bằng bạc v..v.. cho Abraham và mời Abraham đi chỗ khác chơi. Chuyện lập đi lập lại một cách nhạt phèo nên tôi không bình luận về vụ này nữa.

Tiếp theo, Thánh Kinh viết đại khái như sau:

Trước đó Chúa đã hứa cùng Sarah là sẽ làm cho nàng có con. Bây giờ, Chúa giữ lời hứa, và Sarah mang bầu, sinh cho Abraham một đứa con đặt tên là Isaac. Khi đó Abraham vừa đúng 100 tuổi và Sarah cũng đã 90. Một hôm, Sarah thấy con của cô sến Hagar, Ishmael, trêu chọc con mình, Isaac, bèn bảo ông chồng Abraham: "Ông phải tống cổ mẹ con nó đi. Tôi không cho thằng bé đó hưởng gia tài với con tôi đâu!". Lệnh Bà đã truyền, Abraham hơi buồn nhưng không thể không theo. Gót (có thể cũng sợ Sarah luôn) bèn khuyên giải Abraham: "Bất cứ Sarah nói gì với con, con hãy nghe theo, vì hậu tự của con sẽ do Isaac mà ra." (Whatever Sarah has said to you, listen to her voice, for in Isaac your seed shall be called.) Do đó, sáng sớm hôm sau Abraham cấp cho hai mẹ con một ổ bánh mì (Ba Lẹ), một bình nước và tống cổ hai mẹ con Hagar đi.

-- -- Vâng lời Chúa, dối con để giết con.

Thế rồi một hôm (có lẽ sau khi hít vài điếu hasheesh, một loại ma túy rất thông dụng khi đó ở vùng Ai Cập, làm bằng cây Cannabis Indica, có tác dụng làm con người sinh ra ảo tưởng) Abraham nghe tiếng Chúa từ trên trời vọng xuống gọi: "Abraham". Ông bèn thưa: "Dạ có con đây". Gót phán: "Hãy bắt Isaac, đứa con một mà con yêu quí (Take now your son, your only son Isaac, whom you love...: [Gót bị bệnh mất trí nặng (Alzheimer) nên không còn nhớ là Abraham còn có đứa con trai khác với cô ma-ri-sến Hagar tên là Ishmael] , đem đến vùng Moriah và dâng nó làm vật tế thiên trên một ngọn núi mà ta sẽ chỉ định cho con." Abraham vâng lời và dẫn con đi đến địa điểm Chúa chỉ định.

"Abraham lấy bó củi để dâng tế lễ thiên chất lên vai Isaac, con mình và cầm theo mồi lửa và một con dao. Rồi hai cha con cùng đi. Isaac nói: "Cha ơi!" Abraham đáp: "Có cha đây, con" Isaac hỏi: "Củi lửa có sẵn rồi, nhưng chiên con ở đâu mà dâng tế lễ thiên?" Abraham đáp: "Con ơi, Gót sẽ cung ứng chiên con làm tế lễ thiên." (Nói láo để đánh lừa con)

Abraham định giết con

Đến chỗ Gót đã chỉ định, Abraham dựng một bàn thờ, sắp củi lên, rồi trói Isaac, con mình, và đem đặt lên lớp củi trên bàn thờ. Abraham đưa tay cầm dao để giết con mình. Nhưng Thiên sứ từ trên trời gọi xuống: "Đừng giết đứa trẻ, cũng đừng làm gì nó cả. Vì bây giờ, Ta biết ngươi kính sợ Gót và không tiếc con ngươi với Ta, dù là con một của ngươi" Abraham thôi, không giết con nữa."

Trích dẫn xong đoạn này, tôi muốn hỏi các tín đồ Ca Tô Việt Nam một câu: Tôi biết bạn tuyệt đối tin và rất sợ Gót, nhưng giả thử bạn có đứa con trai duy nhất và bạn nghe tiếng Gót gọi từ trên trời xuống, bảo bạn phải đem giết đứa con mà bạn yêu quí, làm vật tế thiên để chứng tỏ lòng tin và kính sợ Gót của bạn thì bạn có tuân lời Gót hay không? Bạn hãy thành thực trả lời. Bạn cho đó là lời của Satan hay là lời của Gót? Đọc xong chuyện về Thánh Abraham viết trong Thánh Kinh bạn có những nhận xét như thế nào về Gót, về Abraham và Sarah? Tôi xin nhắc lại lại, theo niềm tin của các bạn thì Gót là bậc sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài, toàn trí, toàn năng, toàn thiện, toàn nhân, và Thánh Abraham là Thánh Tổ Phụ của đạo mà bạn đang theo. Ngoài lòng sợ Gót một cách tuyệt đối và mù quáng, Abraham có những tư cách gì để chứng tỏ ông là một vị Thánh? mà lại là Thánh Tổ Phụ của các đạo Chúa. Phải chăng các đạo Chúa chỉ cần những tín đồ thuộc loại sợ Chúa như trên mà không đếm xỉa gì tới đạo đức cá nhân?

Chuyện Thánh Abraham còn dài dài, với nhiều chi tiết hoang đường và phi đạo đức, nhưng tôi đã cảm thấy không còn hứng thú viết về những chuyện tầm bậy suốt từ trên xuống dưới nữa.

Vài lời tóm tắt sau đây để thay kết luận.

Đọc những chuyện liên quan đến Thánh Abraham như viết trong Thánh Kinh, chúng ta thấy đủ cả mọi mặt của ông Thánh Tổ Phụ này: loạn luân (lấy em gái làm vợ), ham sống, ham tiền bạc, sợ chết, gian dối, bán vợ (tạo điều kiện để Pharaoh và Abimetech đưa vợ vào cung, đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà, gia nhân và tiền bạc), sợ vợ và tàn nhẫn (đuổi vợ con đi), nói dối (với con là Isacc), mù quáng, ác độc (định giết cả đứa con yêu quí để tế Thượng đế). Và đây chỉ là một trong nhiều chuyện tương tự khác trong Thánh Kinh. Với một ông Thánh Tổ Phụ của đạo Ca-tô như vậy, chúng ta không lạ gì khi đọc lịch sử các giáo hoàng, chúng ta thấy nhiều vị phạm cùng những tội như trên của Abraham, điển hình là loạn luân, ham tiền, gian dối, mù quáng, ác độc v…v… Và đây đều là những người mà Chúa chọn để làm đại diện cho Chúa cũng như làm những “Chúa thứ hai”. Cho nên chúng ta đừng lấy gì làm lạ khi thấy đạo đức của một số vị chăn chiên, suốt từ giáo hoàng trở xuống, đã nổi danh trên thế giới là đồi bại, thấp kém.

Trước những chuyện “không thể đọc được” trong Cựu Ước (và trong cả Tân ước), dân Ca-Tô mít ngày nay đưa ra luận điệu chống đỡ: “Công Giáo ngày nay không dùng Cựu Ước, chỉ dùng Tân Ước mà thôi.” Nói láo, không có Cựu Ước thì làm gì có Tân ước? Không có Cựu ước thì Jesus sinh ra đời để làm gì? Để “have fun” với Mary Magdalene chứ không phải để chuộc cái tội của Adam và Eve, gọi láo là tội tổ tông, trong Cựu ước hay sao?? Hết chuyện thứ nhất.

- Chuyện Thứ Hai: THÁNH ĐA-VÍT (DAVID)

Xin đọc chi tiết trong: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai11.php

Thánh David là ai?

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Chứng Nhân Hi Vọng, trg. 30: "Nơi Đavit, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra đấng Messia.."

Đức Ông Trần Văn Khả, Trần Lục, trg. 269: “Chúa Giêsu là dòng dõi Vua Đa-vít, mà Thánh Giuse (cha nuôi Của Giê-su. TCN) là một thành phần (Matthew 1:16). “

Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, trg. 66: "Lạy ông Thánh Goakim là đấng rất sang trọng về dòng dõi vua David." (Trích dẫn từKinh cầu ông Thánh Gioakim của Công Giáo); "Lạy bà Thánh Anna là mẹ Nữ Vương...Bà là đấng sang trọng bởi dòng vua David." (Trích dẫn từKinh Cầu Bà Thánh Anna của Công Giáo); trg. 73: "Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn chim muông cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David." (Trích dẫn từ Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo).

Đọc những đoạn trên, chắc hẳn ai cũng phải nghĩ rằng nhân vật David phải đặc biệt lắm nên Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và Đức Ông Trần Văn Khả mới hãnh diện khoe rằng Chúa Giê-su của các ông ấy thuộc dòng dõi vua David, và giáo dân Việt Nam mới ca tụng bố mẹ bà Maria của họ là "sang trọng bởi dòng vua David", coi đời sống hiện tại của họ là đời sống của chim muông cầm thú đáng khinh dễ, và cầu nguyện sau khi chết được về cùng quê thật với vua David thay vì về gặp tổ tiên, ông bà, cha mẹ ở “quê giả” Việt Nam v..v..

Tôi thành thực mong cho họ được toại nguyện, chỉ muốn họ biết đến vài điều: Thứ nhất, Gót trong Thánh Kinh không biết rằng quả đất tròn, cho nên không biết đến một nửa địa cầu, không biết có dân nào là dân Việt trong nửa địa cầu này hay không. Thứ nhì, Tân Ước đã viết rõ, Matthew 15: 21-28: Một người đàn bà xứ Canaan đến xin Chúa Giê-su chữa lành cho người con gái bị quỷ ám. Chúa Giê-su nói:Ta được phái xuống đây chỉ để cứu những con chiên lạc của ngôi nhà Do Thái mà thôi.” [I was not sent except to the lost sheep of the house of Israel] và còn gọi người đàn bà kia, vì không phải là người Do Thái, là chó. Vậy người Việt Nam có bao nhiêu hi vọng để về quê thật với vua David? Và quê thật đó ở đâu?

Chuyện vua David "thánh thiện" của ông Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nằm trong Thánh Kinh, Cựu Ước, phẩm 1 Samuel và 2 Samuel. Nhưng thật ra thì vua David thánh thiện và nổi danh như thế nào? Có những chuyện rất hấp dẫn trong cuộc đời của David.

Điều lạ là những chuyện hấp dẫn này lại chẳng bao giờ được kể, hay giảng dạy, trong nhà thờ. Nếu các linh mục, mục sư không kể thì tôi đành phải gánh vác nhiệm vụ này, và lẽ dĩ nhiên, tôi xin kể miễn phí. Sau đây chỉ là tóm tắt những chuyện về David được ghi trong Thánh Kinh. Những chuyện này dành cho những người trên 18 tuổi trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ mà Ki-Tô Giáo đủ loại là những lực lượng chỉ đạo tinh thần và đạo đức.

Thuở đó, vua của Israel là Saul. David thường hầu cận bên Saul và gảy đàn cho Saul nghe. David là một sĩ quan chỉ huy trong quân đội của Saul, lập được nhiều chiến công, và nổi tiếng là "anh hùng dân tộc", tiếng tăm hơn cả vua Saul. Vì thế Saul ganh ghét David, và muốn giết David. Saul bèn gả con gái là Michal cho David, nhưng không phải vì thương con, mà để "Gả con cho hắn để dùng con ta hại hắn, như vậy hắn dễ bị người Philistines giết hơn" (1 Samuel 18: 21). Điều kiện của Saul gả Michal cho David là: phải đi đánh kẻ thù của Saul là dân Philistines, và đồ sính lễ của David là 100 miếng da ở đầu dương vật của người Philistines (Thánh Kinh tiếng Việt viết là "dương bì") (1 Samuel 18: 25). Vì Chúa ở cùng David nên ông chấp nhận điều kiện của Saul ngay và Chúa đã giúp ông mang về cho Saul không phải là 100 mà là 200 "dương bì" của dân Philistines để làm đồ sính lễ cưới Michal. Thế rồi Vua Saul sai quân đến nhà David để bắt đem đi xử tử. Nhờ có vợ là Michal thòng một cái giây qua cửa sổ lúc đêm tối cho nên David tuột xuống trốn thoát (1 Samuel 19: 11,12).

Vì Saul vẫn tìm cách đuổi bắt David nên David trở thành một tướng cướp, tụ tập một đám lâu la khoảng 600 người và đi vào vùng đồi núi hoang dã Carmel, sống ngoài vòng pháp luật (outlaws), nói nôm na là làm nghề ăn cướp. Câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tư cách của David.

Gần vùng David và lâu la tụ tập có một phú hào rất giầu có tên là Nabal, có tới 3000 con cừu và 1000 con dê. Ông ta có bà vợ khôn ngoan và xinh đẹp tên là Abigail. David sai 10 tên lâu la đến "bắt địa" Nabal một các rất lịch sự như sau, nhân danh David: "David vẫn bảo vệ tài sản của Nabal, không đụng chạm gì tới những đầy tớ của Nabal, không tơ hào gì đến của cải của Nabal, vậy xin Nabal hãy cung cấp một ít súc vật và thức ăn thức uống cho tập đoàn của David" (1 Samuel 25: 5-8).

Chúng ta đã biết, trong các thành phố lớn ở Mỹ, có nhiều thương gia cũng được Mafia chiếu cố một cách tương tự, nói là để bảo vệ thương vụ của họ, nhưng thực chất là tống tiền. Ở Quận Cam, trong cộng đồng người Việt trước đây cũng đã xảy ra chuyện này, không biết bây giờ còn hay không.

Nabal là người cứng đầu, coi David không ra gì, hỏi "Đứa nào là David? và đứa nào là con của Jesse? (bố David)" (Who is David?, and who is the son of Jesse?), rồi từ chối lời yêu cầu của David. Các lâu la của David quay về và phúc trình sự việc lên David. David nổi giận truyền lệnh cho lâu la: "mọi người hãy đeo gươm vào" và David cũng tự mình đeo gươm, rồi cả đoàn 400 người tiến đến "hỏi tội" Nabal, để lại 200 người giữ hậu cứ. (1 Samuel 25: 13), định giết sạch cả nhà Nabal, không tha một người đàn ông nào hết (1 Samuel 25: 22).

Có người nói cho Abigail, vợ của Nabal, biết chuyện, Abigail biết là Nabal đã gây họa vì từ chối không cung cấp thức ăn, nước uống và bánh trái cho một tên tướng cướp nổi tiếng trong vùng. Bà ta bèn vội vàng lấy 200 ổ bánh mì, 2 bầu rượu, 5 con cừu quay, 2 giạ hạt rang, 200 bánh trái vả, chất lên lưng lừa đi đến gặp David, kể tội chồng là người thô lỗ, ngu ngốc, xin David tha cho chồng rồi dâng cho David những phẩm vật mang theo (1 Samuel 25: 23-28). David nhận phẩm vật và chấp thuận thỉnh cầu của Abigail.

Abigail đem vật đóng hụi chết cho David

Cảnh Abigail đem vật đóng hụi chết cho David, trích trong "My Book of Bible Stories", http://www.jw.org/

Abigail trở về nhà, khi đó Nabal đang tiệc tùng say sưa. 10 ngày sau, Thượng đế vật Nabal chết. (1 Samuel 25: 38). Thánh Kinh viết là "struck" nghĩa là "đánh" nhưng tôi dịch là "vật" để phù hợp với quan niệm của người Việt Nam: "Trời đánh, Thánh vật." Nghe tin Nabal chết, David sai người đến nói muốn cưới Abigail làm vợ. Abigail vội vàng lên lưng lừa (Abigail rose in haste and rode on a donkey), mang theo 5 người hầu, về làm vợ Thánh David (1 Samuel 25: 42).

Đọc đoạn này trong Thánh Kinh, tôi cố vận dụng đầu óc mà vẫn không thể hiểu tại sao "Đức Thánh Cha của chúng ta ở trên Trời" (Our Holy Father in heaven) lại vật chết Nabal. Theo như lời tố khổ của Abigail thì chồng bà ta, Nabal, là người thô lỗ, ngu ngốc. Nhưng thô lỗ và ngu ngốc có phải là một tội để cho Thiên Chúa trừng phạt hay không? Ngoài ra, Nabal chỉ có cái tội duy nhất là tiếc của, không chịu đóng hụi chết cho tên tướng cướp David, và đây là quyền của ông ta.

Suy đi nghĩ lại tôi thấy luận điệu thần học của ông Hồng Y Nguyễn Văn Thuận quả là có lý: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” "Mầu nhiệm Thiên Chúa" đã vì lòng "từ bi" (sic) mà chọn David, cho nên Thiên Chúa đã vật Nabal chết để tạo cơ hội cho David hưởng, và Thiên Chúa cũng được hưởng chung, vì Thiên Chúa luôn luôn ở cùng David, hương sắc của một bông hoa thuộc loại "cũ người mới ta", Abigail.

Nhưng đây chỉ là những suy tư trong cái đầu óc thuộc loại "vô thần" của tôi. Tôi hi vọng được nghe lời giải thích của giới chăn chiên Ki Tô Giáo về hành động của Thiên Chúa ở trên. Đừng có mang cái luận điệu bán khai: "đầu óc con người không thể hiểu được những ý định và việc làm của Thiên Chúa" ra nói với tôi, tôi không bao giờ chấp nhận một lối giải thích có tính cách mạ lị đầu óc con người như vậy.

Nhưng đối với giới nghiên cứu Thánh Kinh thì chuyện về David và Abigail ở trên đã gây không ít thắc mắc cho họ và họ đã tìm các giải thích một cách hợp lý. Xin đọc sự giải thích này trong http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai11.php.

Chuyện Thánh David còn dài, nhưng tôi xin lướt qua vài đoạn để đi đến câu chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất, "thánh thiện" nhất trong cuộc đời của Thánh David: chuyện Thánh David và Thánh Bathsheba.

Sau khi Vua Saul và vài người con trai chết trong trận chiến với dân Philistines, David trở về Israel và về bộ lạc Judah của ông khi trước. Nơi đây ông xưng vua. Một người con của Saul, Ishbosheth, cũng xưng vua ở một vùng khác trong Israel. Nội chiến xảy ra trong nhiều năm. Sau cùng, Ishbosheth bị bội phản nên David lên làm vua cả 12 bộ lạc của Israel. Trước khi lấy Abigail, David còn có một người vợ khác là Ahinoam. Nay lên làm vua ông đòi lại được người vợ đầu tiên là Michal, vì trong khi ông chạy trốn thì Vua Saul đã đem Michal gả cho một người khác. Ngoài ra, David còn có nhiều vợ khác nữa và không ít nàng hầu v..v..

Dinh của David ở Jerusalem. Một hôm, vào buổi chiều, David đi ở trên sân thượng của Dinh. Từ đó ông nhìn thấy một người đàn bà rất đẹp đang tắm. (Tôi đoán chừng khoảng cách giữa người đàn bà đang tắm và David phải gần lắm cho nên David mới thấy rõ nhan sắc của bà ta. Quá 100m thì khó mà có thể thấy mặt mũi một người rõ ràng trừ phi David có một cái ống nhòm. TCN). Thánh David bèn cho người đi hỏi xem bà ta là ai? Thuộc hạ về nói: "Đó là Bathsheba, con gái Eliam, vợ của Uriah." (2 Samuel 11: 2,3).

Thánh David chẳng cần biết Bathsheba là vợ ai, ông cho người triệu Bathsheba vào cung và "go in to" bà ta. (2 Samuel 11: 4).

Chồng Bathsheba là Uriah, một sĩ quan trong quân đội của David, và đang đánh nhau ở tiền tuyến. Do đó, David tự do đi lại với Bathsheba mà chẳng còn phải e ngại gì.

Đến một hôm Bathsheba báo cho David biết là bà ta đã có mang. Chồng đi vắng mà lại có mang. Giải quyết làm sao đây. Thiên Chúa ở cùng David nên David nghĩ ra một kế. Hắn truyền lệnh cho Joab, tướng chỉ huy ở tiền tuyến, phái Uriah về để cho David hỏi hắn về tình hình quân sự, quân sĩ ngoài tiền tuyến. Hỏi xong rồi, David bảo Uriah hãy trở về nhà với vợ, và ban cho Uriah rượu và thức ăn. Thánh David tính rằng, xa vợ lâu ngày, thế nào Uriah chẳng ngủ với vợ đêm đó. Thế là mọi việc sẽ giải quyết xong, vì cái bầu của Bathsheba bây giờ là do Uriah làm ra. Nhưng Uriah lại là người yêu nước bậc nhất, có tinh thần trách nhiệm bậc nhất, có lương tâm bậc nhất, và cũng là kẻ khùng bậc nhất, không chịu về nhà ngủ với vợ đã xa lâu ngày, mà lại ngủ với đám cận vệ của David ngay ngoài cửa Dinh. Biết chuyện này, David gọi Uriah vào hỏi: "Có phải là ngươi xa nhà đã lâu mới trở về, sao không trở về nhà? (2 Samuel 11: 10). Uriah trả lời: "Tướng Joab của tôi và các quân sĩ đang ngủ trong lều, cắm ở ngoài đồng. Làm sao tôi có thể về nhà ăn uống phả phê và ngủ với vợ. Tôi chẳng bao giờ làm chuyện này." David ra lệnh cho Uriah: "Hãy ở lại đây thêm ngày nay và ngày mai rồi hãy trở lại tiền tuyến". Rồi David cho gọi Uriah vào, ăn uống cùng Uriah, và chuốc rượu cho Uriah say. Nhưng đêm đó Uriah vẫn không trở về nhà với vợ. (2 Samuel 11: 13).

Sáng hôm sau, David ra lệnh cho Uriah trở về tiền tuyến, mang theo một mật hàm cho tướng chỉ huy ngoài đó là Joab. Trong thư, David ra lệnh cho Joab: "Hãy phái Uriah đến chỗ mặt trận nặng nhất rồi rút lui, để mình hắn đối phó và có thể bị chết" (2 Samuel 11: 15: Set Uriah in the forefront of the hottest battle, and retreat from him, and he may be struck down and die.)

David tính không sai, quả nhiên Uriah bị chết ngoài mặt trận, do sự phản bội của tướng Joab, theo lệnh của David. Khi nghe tin Uriah chết, Bathsheba than khóc chồng. Than khóc xong (Thánh Kinh tiếng Việt dịch "when her mourning was over là "hết cư tang") bà về làm vợ của David. Cư tang bao lâu? Không ai biết. Nhưng chắc chắn là không lâu, vì Thánh Kinh viết là "Bathsheba về làm vợ David (khi đã mang bầu. TCN) và sinh một đứa con" (2 Samuel 11: 27). Đứa con này là Vua Solomon, nổi tiếng là tác giả bài ca khiêu dâm (Song of Solomon). Như vậy chúng ta có thể đoán rằng chắc thời gian cư tang vào khoảng 1 giờ, 2 giờ hay 1 ngày, 2 ngày gì đó, giống như Abigail, sau khi chồng chết, vội vã về làm vợ David.

Đại khái chuyện Thánh David chỉ có vậy, nó cứ loạn xì ngầu, ba người đàn bà, Michal, Abigail, Bathsheba, nay làm vợ người này, mai làm vợ người khác. Tôi xin để quý độc giả tự mình đánh giá đạo đức của nhân vật David trong Thánh Kinh, một nhân vật mà Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng như Đức Ông Trần Văn Khả đều khoe rằng Chúa Giê-su của các ông ấy thuộc dòng dõi của một "ông vua nổi danh rất đã sinh ra đấng Messiah", một nhân vật mà tín đồ Ca-Tô Việt Nam thường ngày tụng Kinh Nhật Khóa cầu mong mau "được về quê thật hiệp với Vua David."

- Chuyện Thứ Ba: Chuyện năm người Đàn bà trong Phả hệ của Giê su theo Kinh thánh

Xem chi tiết trong: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN83.php

Trong cuốn Chứng Nhân Hy Vọng: Các Bài Giảng Tĩnh Tâm Cho Đức Thánh Cha Và Giáo Triều Roma của TGM Nguyễn Văn Thuận, Công Đoàn Đức Mẹ xuất bản năm 2000, tác giả mở đầu cuốn sách bằng Bài Suy Niệm Dẫn Nhập: Gia Phả Đức Giêsu Kitô Đứng Trước Mầu Nhiệm Thiên Chúa, trang 25-34. Tác giả Nguyễn Văn Thuận chỉ nhắc đến gia phả Giê-su trong Matthew mà thôi và đặc biệt là, để biện minh cho những sự kiện được viết trong Thánh Kinh là trong gia phả của Giê-su có nhiều người đàn bà vô đạo đức, phi luân, tác giả đã đưa ra một luận điệu thần học có tính cách ngụy biện để biện minh cho những sự kiện không mấy tốt đẹp này. Tác giả viết, trang 28:

Danh sách những người [đàn bà] tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa.

Vậy thì chúng ta hãy đọc Thánh Kinh để xem mầu nhiệm Thiên Chúa là như thế nào về năm người đàn bà mà Tổng Giám mục Thuận nói là tội lỗi, và tội lỗi như thế nào. Những người tội lỗi đó là ai? Toàn là những phụ nữ mà ông Thuận gọi là “bất hợp lệ” như Tamar, Rahab, Ruth, Bathsheba, và Mary mà Giê-su thuộc dòng dõi. Theo Tổng Giám Mục Thuận thì tất cả những chuyện phi luân như trên đều là sự mầu nhiệm của Thiên Chúa cả. Mang cái bình phong “mầu nhiệm Thiên Chúa” ra để che đậy những điều có thể gây thắc mắc trong đầu óc tín đồ và ngăn chận tín đồ trong việc tìm hiểu thêm, TGM Thuận đã thể hiện sự bất lương trí thức của mình, đặc sản của những cấp lãnh đạo Ca-tô Giáo Việt Nam do Vatican đào tạo và phong chức. Phải chăng vì không đếm xỉa gì đến sự lương thiện trí thức, dùng lý luận thần học ngụy biện để lừa dối đám tín đồ thấp kém qua những điều giải thích hoang đường, phi lý trí v..v.. mà Tổng Giám Mục đã được thăng lên chức Hồng Y trước khi chết ít lâu?

Thật vậy, đoạn văn trong Matthew ở trên chẳng có gì là “gương mù”, và cũng chẳng có gì là “mầu nhiệm Thiên Chúa” như ông Thuận đã nghĩ. Vì ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã hiểu tại sao Matthew lại nêu tên những người phụ nữ tội lỗi trong gia phả của Giê-su. Sau đây là vài trích dẫn từ cuốn Sự Thực Phúc Âm của Russell Shorto:

Từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Do Thái, khi quan sát sự phát triển nhanh chóng của Ki Tô Giáo, đã ghi nhận rằng khuôn mặt thần thánh trong trọng điểm của Ki Tô Giáo (nghĩa là Giê-su. TCN) thực ra chỉ là một đứa con hoang. ..Về phương diện kỹ thuật, ngay cả khi đọc Phúc Âm theo truyền thống, điều trên đúng là sự thực, vì Joseph, chồng của Mary, không phải là cha thực của Giê-su. Đọc thật kỹ Matthew chúng ta có thể thấy điều trên rõ ràng...và Matthew đã đưa ra một kiến trúc thần học tinh vi để biến đổi một sự thật xấu xa thành một huyền thoại..

Một vấn đề trong gia phả của Giê-su đã làm bận tâm những nhà thần học không ít trong nhiều thế kỷ là tên của các phụ nữ trong gia phả của Giê-su. Tại sao chúng ta đọc thấy rằng: “Abraham là cha của Isaac, Isaac là cha của Jacob” v..v.. mà không thấy tên một phụ nữ nào xen vào, nhưng rồi chúng ta thấy “Judah là cha của Perez và Zerah, sinh ra bởi Tamar”, và “Salmon là cha của Boaz, sinh ra bởi Rahab,” và Boaz là cha của Obed, sinh ra bởi Ruth”, và David là cha của Solomon, sinh ra bởi “vợ của Uriah”?

Một nhóm học giả đã tìm hiểu trong 20 năm qua để tìm ra giải đáp cho điều thắc mắc này và họ đã khám phá ra rằng tất cả những phụ nữ được nêu tên trong gia phả của Giê-su đều là những người mang tai tiếng về vấn đề tình dục. Nói cách khác, Matthew đã cố ý làm nhẹ bớt vấn nạn Giê-su là đứa con hoang bằng cách vạch ra rằng trong nhiều đời tiền nhân của Giê-su, đây là điều cần thiết để tiếp nối dòng dõi các vua Do Thái qua những nhân vật khác thường.. Là đứa con hoang, điều này có thể là một biểu hiện của sự danh giá (badge of honor).

(Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, N.Y., 1997, pp. 36-41: From the early second century, Jewish writers observing the rapidly spreading Christian religion noted with a sneer that the supposed divinely inspired figure at its center was in fact a bastard. Swirling around the gospel stories, according to some scholars, are whispered cries of “illegitimate”... Technically, even by the traditional reading, this charge is true, for according to the accepted interpretation, Joseph, Mary’s betrothed, is not the actual father of the child. But a careful reading of Matthew’s account may suggest a more mundane kind of illegitimacy..and that Matthew constructed an elaborate theological architecture to try to transform that nasty reality into a myth he could build a tradition on... One thing about the genealogy that has bothered theologians for centuries is the mention of several women among the men who, in the ancient view, carry the bloodline. Why we are told that “Abraham was the father of Isaac, and Isaac the father of Jacob”, and so on, with no mention of the women involved, but then learn that Judah was the father of Perez and Zerah “by Tamar”, and Salmon the father of Boaz b”by Rahab”, and Boaz the father of Obed “by Ruth”, and that David was the father of Solomon “by the wife od Uriah”..? A solution to the puzzle has been worked up over the two past decades by a group of scholars who realized that all of the women mentioned are associated with scandalous sexual behavior. In other word, Matthew is softening the blow of Jesus’ questionable legitimacy by indicating that in several previous instances it was necessary for the royal bloodline of Israel to be passed on via less-than-ordinary means. Bastardy, it may even be suggested, was a badge of honor...)

Đây là chuyện về 5 người đàn bà trong gia phả của Chúa Giê-su. Trong Tân ước, Phúc Âm đầu tiên là Phúc Âm Matthew. Trong Matthew 1, Matthew viết về gia phả Chúa Giê-su, bắt đầu từ Abraham cho tới Giê-su, tất cả là 42 thế hệ. Trong gia phả này chúng ta thấy có tên năm người đàn bà: Tamar [Judah begot Perez and Zerah by Tamar], Rahab [Salmon begot Boaz by Rahab], Ruth [Boaz begot Obed by Ruth], Bathsheba [David begot Solomon by her who had been the wife of Uriah (Bathsheba)], và Mary [Jacob begot Joseph the husband of Mary, of whom was born Jesus]. Đây là điều khá đặc biệt, vì theo truyền thống Do Thái thì người ta thường kể gia phả qua những người cha, thí dụ như Abraham sanh ra Isaac, Isaac sanh ra Jacob v..v… Nhưng Matthew lại xen vào tên 5 người đàn bà như trên, chắc hẳn những người này phải là rất đặc biệt nên mới để trong gia phả của Chúa Giê-su, hay nói khác đi, Chúa Giê-su thuộc dòng dõi những người đàn bà đặc biệt này.

Tuy nhiên, hầu như chắc chắn là các tín đồ Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-maGiáo nói riêng, ngoài bà Mary được giáo hội tôn lên làm mẹ thiên chúa v…v… không mấy ai biết đến 4 người đàn bà còn lại đặc biệt này, vì họ thường không đọc Thánh Kinh, và vì chuyện về 5 người đàn bà này không bao giờ được giảng trong nhà thờ, và không bao giờ được nói đến trong những lớp học Thánh Kinh cho người lớn cũng như trẻ con. Vậy thì để tăng thêm phần nào kiến thức về dòng dõi Chúa Giê-su, chúng ta hãy tìm hiểu trong Thánh Kinh những người đàn bà này là ai. Sau đây tôi xin kể những chuyện về 5 người đàn bà đặc biệt trên như được viết trong Thánh Kinh, và xin kể hoàn toàn miễn phí. Ở đây tôi chỉ kể theo Thánh Kinh chứ không chép nguyên văn từ Thánh Kinh. Cuốn Thánh Kinh bằng tiếng Việt mà tôi có, cuốn “Kinh Thánh: Cựu Ước Và Tân Ước”, xuất bản bởi American Bible Society, New York, 1998, không thể đọc được, vì văn chương rất lủng củng, tối mò mò, và dịch sai nhiều chỗ so với cuốn của Vua James [King James Version], cuốn Kinh Thánh được dùng nhiều nhất trong thế giới Tây phương.

-- -- Nàng Tama

Chuyện về Tamar có trong Sáng Thế Ký 38. Chúng ta có thể tóm tắt như sau:

Judah (người con thứ 4 của Jacob, một nhân vật trong gia phả của Giê-su) ở xứ Canaan có ba người con trai. Con trưởng là Er, con thứ là Onan, và con út là Shela.

Judah cưới Tamar làm vợ cho trưởng nam Er. Nhưng vì Er là người xấu, đồi bại đối với Thiên Chúa nên Thiên Chúa vật chết anh ta (Thánh vật) [Genesis 38: 7: But Er, Judah’s firstborn, was wicked in the sight of the Lord, and the Lord killed him] Thánh Kinh không viết rõ là Er đồi bại như thế nào để đến nỗi bị Thiên Chúa vật chết. Nhưng chúng ta biết ở Trung Đông khi đó thì Thiên Chúa của Ki Tô Giáo luôn luôn can thiệp vào chuyện thế gian, thí dụ như ông ta ra lệnh cho các binh sĩ ở trong trại khi đi cầu xong phải đào lỗ chôn phân vì ông ta không muốn ngửi hay giẫm phải khi đi dạo trong trại quân [Deuteronomy 23: 13-14]. Ông ta vừa là công tố viên [prosecutor], vừa là hội thẩm đoàn [jury], vừa là quan tòa [judge], cho nên chỉ cần ông ta phật ý vào một điều nào đó, dù nhỏ nhặt đến đâu, cũng đủ cho ông ta tự tay hoặc ra lệnh cho tôi tớ của ông ta giết chết nạn nhân. Điều này chúng ta thấy ông ta thi hành trong khắp cuốn Thánh Kinh, và con số nạn nhân của ông ta mà người ta đếm được trong Thánh Kinh thì rất nhỏ so với con số không đếm được như trong nạn hồng thủy, hay trong vụ hủy diệt thành Sodom v..v..., là trên 2 triệu người gồm từ trẻ sơ sinh đến ông già, bà cả.

Trở lại chuyện Tamar. Chồng Tamar là Er bị Thiên Chúa vật chết, và ông bố Judah ra lệnh cho người con thứ là Onan: “Hãy “đi vào ” chị dâu ngươi và lấy nó, và hãy có con để nối dòng dõi cho anh của ngươi” [xin lỗi độc giả, tôi dịch sát nghĩa trong Thánh Kinh của cụm từ “go in to” mà chúng ta thấy trong rất nhiều trường hợp tương tự trong Thánh Kinh, nhưng xin độc giả hiểu cho rằng chẳng ai có thể bằng hai chân đi vào một phụ nữ. Có thể dịch thoát là “hiệp thông” nhưng sợ làm mất nghĩa của hiệp thông Tam Tòa hoặc hiệp thông với Chúa. Tiếng Việt văn hoa lịch sự gọi “go in to” là “ngủ với” hay “làm tình”, tiếng Mỹ gọi đơn giản là “chử F” (“F” word), nhưng Thánh Kinh thì viết rõ ràng là “go in to”] (Nguyên văn King James Version: Genesis 38: 8 : And Judah said to Onan: “Go in to your brother’s wife and marry her, and raise up an heir to your brother”). Từ đây về sau tôi để nguyên cụm từ “go in to” trong suốt bài.

Có lẽ chúng ta lấy làm lạ, không hiểu có phải ông Judah có đầu óc bất bình thường hay sao mà lại ra cái lệnh loạn luân này cho Onan, và con của Onan sinh ra lại là con của Er. Vì đó chính là luật của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, một trong vô vàn những luật lệ mà về sau Chúa Giê-su phán: “Ta xuống đây để thi hành những luật của Cha Ta. Cho đến khi tận cùng của thế giới, một chấm một nét của những luật đó cũng không thể thay đổi”. Luật này nằm ở đâu? Xin thưa, ở trong “Phục Truyền Luật Lệ Ký 25: 5-6” (Deuteronomy 25:5-6): “Nếu các anh em ruột ở cùng với nhau mà một người chết mà không có con trai, thì người góa phụ không được lấy người ngoài gia đình; người anh hoặc em của chồng bà ta sẽ “go in to” bà ta, cưới bà ta làm vợ, và phải làm bổn phận của anh, em chồng đối với bà ta. Và đứa con trai đầu lòng sinh ra sẽ được coi là thừa kế của người chồng đã chết.” [If brothers dwell together, and one of them dies and has no son, the widow of the dead man shall not be married to a stranger outside the family; her husband’s brother shall “go in to” her, take her as his wife, and perform the duty of a husband’s brother to her. And it shall be that the firstborn son which she bears will succeed to the name of his dead brother.]Luật này, cũng như các luật khác của Thiên Chúa, được Môi-se (Moses) nói với người Israel như sau, Deuteronomy 4: 6: “Cho nên các ngươi phải giữ và làm theo các luật lệnh này, vì đó là trí tuệ và hiểu biết của các ngươi trước các dân tộc mà họ sẽ nghe biết tất cả những luật lệ này và nói rằng: “Đúng là quốc gia vĩ đại này là một dân tộc khôn ngoan và hiểu biết.” [Therefore be careful to observe them; for this is your wisdom and your understanding in the sight of the peoples who will hear all these statutes, and say, “Surely this great nation is a wise and understanding people”] Hiển nhiên là cũng như Do Thái, các dân Chúa khắp nơi về sau đều có thể coi là khôn ngoan và hiểu biết khi tuân theo các luật của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo.

Onan tuân lệnh cha, “go in to” chị dâu Tamar, nhưng không muốn có con vì biết rằng con đó lại không phải của mình mà là của ông anh, cho nên xuất tinh ra ngoài và xịt xuống đất (emitted on the ground). Mốt “go in to” này tiếng La-tinh là Coitus Interruptus, nhưng về chuyện của Onan ở trên, có học giả đặt là “Coitus Onanterruptus” và những lần Onan “go in to” chị dâu như vậy bị coi là “Mission unaccomplished” không hoàn thành như “Missision accomplished” của Ông Bush ở Iraq.

Thánh Kinh viết:Thiên Chúa không hài lòng với nhiệm vụ bất thành [mission unaccomplished] của Onan nên cũng giết tốt anh ta luôn. [Genesis 38: 10: And the thing which he (Onan) did displeased the Lord; therefore He killed him also] Chắc Thiên Chúa có mặt những lúc Onan xịt xuống đất vì Thiên Chúa có mặt khắp nơi (omnipresent). Chúng ta cũng nên biết là Giáo hội Ca-tô đã lấy chuyện này trong Thánh Kinh và đặt ra từ “Onanism” để đe dọa hình phạt của Thiên Chúa đối với các tín đồ can tội thủ dâm, hay ngừa thai, một trọng tội trong Ca-tô giáo. Tại sao lại phải đe dọa? Vì Giáo hội cho rằng, “go in to” là để sinh con đẻ cái chứ không phải là vì thú vui xác thịt. [New Catholic Dictionary: And the Lord slew him [Onan], because he did a detestable thing.… Onanism is always a grave sin. It is a crime opposed to natural law, for it frustrates the primary purpose of matrimony, namely, the procreation of offspring.] Thế là Tamar lại trở thành góa phụ. Judah bèn bảo Tamar: “Thôi hãy về nhà Bố con mà ở, chờ khi nào Shela khôn lớn ta sẽ cho nó “go in to” con.”

Tamar gặp Judah trên đường đi Timnah

Tamar gặp Judah trên đường đi Timnah

Thời gian qua, vợ Judah đã chết, và Shela đã khôn lớn nhưng Tamar không thấy ông ta đả động gì đến chuyện cho Shela “go in to” mình. Rồi một hôm Tamar nghe biết rằng ông Bố chồng sắp đi đến Timnah cùng với vài người bạn để hớt lông chiên. Nàng bèn cởi bỏ y phục của góa phụ, lấy mạng che mặt, rồi ngồi ngay trên đường đi Timnah. Khi Judah đi qua, thấy nàng, tưởng nàng là một gái điếm, đến gần và nói: “Làm ơn làm phúc để cho ta “come in to” cô” [Please let me come in to you] vì ông ta không biết đó là con dâu ông ta. Tamar nói: “Ông sẽ cho tôi cái gì để “go in to” tôi?”. [Ngày nay thì Tamar phải hỏi: “How much do you want to pay?”] Judah nói: “Ta sẽ cho nàng một con chiên nhỏ trong đàn chiên của ta”. Tamar hỏi: “Ông cho tôi vật gì để làm tin trong khi chờ đợi ông mang chiên con đến cho tôi?” Judah hỏi: “Ta cho cô vật gì để làm tin bây giờ?” Tamar trả lời: “Thì con ấn và sợi giây, cùng cây gậy đang ở trong tay ông đó”

Và Judah cho Tamar các thứ đó, và “go in to” Tamar, và Tamar có mang. Tamar bỏ đi, dẹp đi cái mạng che mặt, và mang lại quần áo của một góa phụ. Rồi Judah nhờ một người bạn mang đến cho Tamar một con chiên nhỏ và lấy lại các tín vật mà ông ta đã đưa cho Tamar trước đó. Nhưng người bạn này không tìm thấy Tamar, hỏi thăm người xung quanh về cô gái điếm ngồi bên vệ đường, thì họ đều trả lời là chẳng có ai là gái điếm ở đây.

Thế rồi vào khoảng ba tháng sau, có người nói với Judah là: “Tamar, con dâu của ông, đã làm gái điếm và nay đã có mang”. [Tamar your daughter-in-law has played the harlot; furthermore she is with child by harlotry]. Judah bèn nói: “hãy đem nó ra đây để thiêu sống nó”. Khi Tamar đến trước Judah và nói: “Đây là những tín vật của người mà tôi có con với ông ta. Hãy xác định con ấn và giây và cây gậy này là của ai.” Và Judah nhận ra đó chính là những vật của mình. Rồi Tamar sinh đôi ra hai đứa con: Perez và Zerah. Chúng ta cần biết, Giê-su thuộc dòng dõi của Vua David, và Vua David thuộc dòng dõi của Perez, và Perez là con trưởng của Tamar.

-- -- Nàng Rahab

Chuyện về Rahab ở trong Joshua 2. Rahab là một cô gái điếm ở Jericho, Canaan.

Joshua ở Israel được Thiên Chúa hứa là sẽ được quyền sở hữu mọi đất đai chiếm được vì Thiên Chúa luôn luôn ở cùng Joshua. Trước khi xâm chiếm Jericho, Joshua sai hai người đến xứ Jericho do thám, dò xét tình hình. Hai người này đến Jericho và trú ngụ tại nhà cô gái điếm Rahab. Vua Jericho được báo là có người của Israel đến để dò xét tình hình. Vua Jericho bèn sai người đến nói với Rahab là: “Hãy trao hai người đến trú ngụ ở nhà ngươi vì chúng là người của Israel đến để dò xét tình hình nước ta.” Nhưng Rahab đã đưa hai người này đi ẩn núp, rồi nói dối với người của Vua Jericho: “Đúng là có hai người lạ đã đến đây, tôi chẳng biết họ từ đâu đến. Song vào buổi tối khi cổng thành sắp đóng thì họ đã đi ra. Tôi không biết họ đi đâu, hãy đuổi theo họ mau, có thể các ông sẽ đuổi kịp họ.” [Nhưng trước đó Rahab đã dấu họ trên mái nhà trong những lớp dạ] Những người của Vua Jericho đuổi theo trên con đường đi tới sông Jordan. Và khi họ vừa ra khỏi cổng thành thì cổng thành đóng lại. Rahab leo lên mái nhà và nói với hai người đang trốn trên đó: “Tôi biết Chúa đã ban cho các ông xứ này, và sự khủng bố của các ông đã giáng lên đầu chúng tôi, và mọi người dân trong thành đều hoảng sợ các ông. Chúng tôi cũng nghe biết là Thiên Chúa đã làm khô Hồng Hải để cho các ông chạy ra khỏi Ai Cập, và các ông đã tận diệt hai vua dân Amorite là Sihon và Og ở bên kia bờ Jordan. Khi nghe những chuyện trên, lòng chúng tôi mềm ra, chẳng ai còn có can đảm để chống lại các ông, vì Chúa của các ông là Chúa ở trên trời và dưới đất. Vậy nay tôi đã giúp các ông, tôi xin các ông hãy thề trước Thiên Chúa của các ông là các ông sẽ để cho toàn thể gia đình tôi, cha, mẹ, anh, chị, em tôi và những thân nhân của họ sống.” Và những người của Joshua thề và hứa như vậy.

rahab giúp 2 người đàn ông trốn

Tại sao Rahab là người xứ Jericho lại đi giúp cho những gián điệp của Joshua? Vì Rahab đã nghe và tin những huyền thoại về Thiên Chúa của Israel. Chuyện về Rahab cho chúng ta thấy, trong dòng lịch sử, Ki Tô Giáo đi chinh phục nước nào đều cho là Thiên Chúa ban cho nước đó và chúng ta cũng biết vài sắc lệnh của mấy Giáo hoàng về sau cũng cho phép và khuyến khích tín đồ Ki Tô đi cướp đất của người ngoại đạo vì người ngoại đạo không có quyền sở hữu đất đai của Thiên Chúa, vốn chỉ để cho dân Chúa. Chủ nghĩa thực dân của Tây phương bắt nguồn từ đây. Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan và cả Mỹ, đã đều đi xâm chiếm thuộc địa hay chiếm đất của dân da đỏ, cưỡng bách người dân bản địa vào Ki Tô Giáo. Còn một khía cạnh khác mà chúng ta có thể rút tỉa từ câu chuyện về cô gái điếm Rahab. Đó là công dân của một nước nào mà tin vào Thiên Chúa của Do Thái thì cũng thành kẻ phản bội quốc gia. Việt Nam cũng không ra ngoại lệ. Lịch sử cho thấy các tín đồ Ca-tô Việt Nam đã che dấu các thừa sai gián điệp khi họ bị săn lùng vì chính sách bài Đạo của các Vua triều Nguyễn, và còn hơn nữa, các tín đồ Ca-tô Việt Nam đã góp phần không nhỏ để đưa nước nhà vào vòng nô lệ thực dân Pháp.

Chuyện về Rahab xảy ra trong thời của Joshua. Và về Joshua trong Kinh Thánh thì chúng ta không thể quên được chuyện sau đây trong Joshua 10, nói về trận chiến giữa Joshua và 5 vua xứ Amorite ở Gibeon. Vì Thiên Chúa ở cùng Joshua nên Joshua thực hiện được cuộc tàn sát lớn (killed them with a great slaughter). Khi đoàn quân địch thua chạy, và còn đang bị quân của Joshua đuổi theo, thì Thiên Chúa còn giúp Joshua giáng xuống một trận mưa đá lớn. Số người bị chết về mưa đá còn nhiều hơn là số người bị binh lính Israel giết bằng gươm giáo [There were more who died from the hailstones than those whom the children of Israel killed with the sword]. Giết chưa đã, nên Joshua cầu xin với Thiên Chúa hãy cho:

Mặt trời, hãy đứng lại trên vùng Gibeon.
Mặt trăng, hãy ngừng lại trên thung lũng Aijalon.
Và mặt trời đứng yên
Mặt trăng cũng vậy.
Cho đến khi Israel báo thù xong kẻ thù [nghĩa là giết hết kẻ thù]

Vậy mặt trời đã đứng yên giữa trời, không vội vã lặn trong suốt một ngày [So the sun stood still in the midst of heaven, and did not hasten to go down for about a whole day]

Thiên Chúa của Ki Tô Giáo được các Giáo hội Ki Tô và các tín đồ ca tụng là bậc toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết (omniscient). Đọc trên Internet về trí tuệ của Thiên Chúa (The wisdom of God) chúng ta cũng biết “Thiên Chúa biết rằng những kế hoạch của những người thông thái đều vô dụng" [The Lord knows that the plans made by wise people are useless.] Và chúng ta phải phân biệt trí tuệ và kiến thức trong Thiên Chúa và trong con người. Kiến thức là dựa trên thông tin, dữ kiện, sự kiện về cái này cái nọ. Thiên Chúa biết tất cả mọi thứ; thật ra là biết tất cả ngay từ đầu.” [We ought to distinguish wisdom from knowledge, both in God and in man. Knowledge stands for information, data, facts about one thing and another. God knows all things; in fact, knowing all things from the beginning.] Và 1 Corinthians 1:18-31 viết: “Vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn thông thái hơn sự khôn ngoan của con người, và sự yếu kém của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của con người.” [For the foolishness of God is wiser than man's wisdom, and the weakness of God is stronger than man's strength. (New International Version)]

Chỉ có điều, Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài nhưng lại không biết rằng trái đất hình cầu và quay xung quanh mặt trời, điều mà ngày nay các học sinh tiểu học đều biết. Thật ra thì đối với chúng ta trên trái đất, mặt trời là một định tinh và tương đối thì đứng yên một chỗ, và trái đất quay xung quanh mặt trời cho nên có hiện tượng biểu kiến (apparent) là mặt trời mọc và mặt trời lặn. Mặt trời đứng yên giữa trời có nghĩa là trái đất, một khối nặng khoảng 6 triệu tỷ tỷ ki-lô [6 x 10 24 kg] đang di chuyển xung quanh mặt trời với vận tốc khoảng trên 100000 kmh (một trăm ngàn cây số một giờ) bỗng dưng … ngừng lại như Kinh “thánh” chép. Chuyện gì sẽ xảy ra. Xin để cho sự điên rồ (foolishness) của Thiên Chúa hay sự thông thái của các trí thức Ca-tô, Tin Lành trả lời.

-- -- Nàng Ruth

Chuyện về Ruth ở trong tác phẩm Ruth.

Ở Judah (một miền của Do Thái) xảy ra nạn đói. Một người ở Judah tên là Elimelech cùng vợ là Naomi và hai người con trai tên là Mahlon và Chilion, rời Judah đến định cư tại xứ Moab. Rồi Elimelech, chồng Naomi, chết. Naomi cưới vợ người xứ Moab cho hai con, một người tên là Orpah, người kia là Ruth. Rồi cả Mahlon và Chilion đều chết. Ba góa phụ sống cùng với nhau. Naomi nghe rằng Thiên Chúa đã đoái thương Judah và ban phát lương thực cho dân Judah cho nên Naomi và hai người con dâu lên đường trở về Judah. Naomi nói với hai người con dâu: “Các con hãy trở về nhà mẹ của các con mà ở. Thiên Chúa đã đối xử tốt với các con, cũng như các con đã đối xử tốt với chồng và với mẹ. Thiên Chúa ban ơn cho các con rằng các con có thể sống bình yên trong nhà người chồng mới.” Hai nàng dâu nói: “Chúng con sẽ cùng mẹ trở về Judah.” Nhưng Naomi nói: “Hãy trở về nhà đi, các con, tại sao các con lại đi với mẹ, ta còn có thể sinh ra các con trai để chúng có thể làm chồng các con sao.” [Turn back, my daughters; why will you go with me? Are there still sons in my womb, that they may be your husbands] “Hãy trở về nhà đi các con, vì ta đã quá già để có thể có chồng. Nếu mẹ nói là mẹ hi vọng là mẹ có chồng ngay tối nay và rồi sinh con, thì các con sẽ chờ đến khi chúng khôn lớn hay sao?” Orpah trở về nhà mẹ, nhưng Ruth quyết định đi theo mẹ chồng.

Ruth in Boaz Field

Ruth ngoài đồng của Boaz

Và hai người trở về Bethlehem vào dịp đầu mùa gặt hái. Ở đây, Naomi có người bà con bên chồng, tên là Boaz, rất giàu có. Rồi Ruth nói với Naomi: “Hãy để con đi ra ngoài đồng mót lúa, theo sau hắn (Boaz), nhìn thấy con hắn có thể ưu đãi con”. Và quả nhiên Boaz đối xử đặc biệt với Ruth… Rồi một hôm bà mẹ chồng quý bảo cô con dâu quý: “Đêm nay, Boaz phải đi sảy lúa mạch nơi sân đạp lúa. Con hãy tắm rửa sạch sẽ, xức dầu thơm, mặc bộ quần áo đẹp nhất, đến sân đạp lúa, nhưng đừng để cho ai nhìn thấy cho đến khi Boaz ăn uống xong. Sau đó hãy xem hắn nằm nơi đâu, đến đó mở mền dưới chân hắn, nằm xuống bên và hắn sẽ bảo con phải làm gì.” Và Ruth đã làm theo đúng lời mẹ chồng dặn. Boaz bảo Ruth phải làm gì thì Thánh Kinh không viết rõ. Chỉ biết rằng sau đó Boaz lấy Ruth làm vợ, và khi Boaz “go in to” Ruth thì Thiên Chúa làm cho Ruth có mang và sinh cho Boaz một đứa con đặt tên là Obed. [So Boaz took Ruth and she became his wife; and when he “went in to” her, the Lord gave her conception, and she bore a son…and they called him Obed].

Thánh Kinh viết, Ruth 4: 17-19: Obed là cha Jesse, Jesse là cha của David, ông Vua vĩ đại của Do Thái mà người Ca-tô Việt Nam hàng ngày cầu nguyện để được mau về quê thật hiệp làm một cùng ông ta.

-- -- Nàng Bathsheba

Chuyện về Bathsheba có trong 2 Samuel. Câu chuyện liên quan đến Vua David, một ông Vua Do Thái rất nổi danh đối với người Ca-tô Giáo Việt Nam, những người có một đức tính tuyệt vời: Không đọc Thánh Kinh ! Xin đọc mục viết về Vua David ở trên. Xin nhắc lại:

Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận, Chứng Nhân Hi Vọng, trg. 30: "Nơi Đavit, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra đấng Messia.."

Đọc chuyện về Vua David ở trên, chắc phần lớn chúng ta, trừ các tín đồ Ca-tô Mít, sẽ lên án David là kẻ vô đạo đức, lạm dụng quyền thế, mưu mô giết Uriah để cướp Bathsheba. Nhưng có thật là David cướp vợ của Uriah hay không? Đọc kỹ Thánh Kinh, những điều uẩn hàm trong Thánh Kinh, chúng ta có thể thấy rằng Bathsheba cũng giữ một vai trò quan trọng, có khi còn là chủ chốt, trong cái chết của ông chồng Uriah.

Bathsheba và David

Quý vị có bao giờ thấy một người đàn bà hàng xóm tắm truồng ở ngoài sân để cho quí vị nhìn thấy không? Có thể quý vị may mắn hơn tôi chứ riêng tôi, tôi chưa bao giờ thấy như vậy. Tại sao Bathsheba lại tắm truồng ở một nơi mà bà ta biết chắc là David có thể nhìn thấy từ sân thượng dinh của ông ta? Nếu David nhìn thấy bà thì tất nhiên Bà cũng phải nhìn thấy David. Phải chăng bà đã nhiều lần nhìn thấy David ở trên sân thượng, thấy vóc dáng oai hùng của ông Vua mà khi xưa đã đánh bại người khổng lồ, vả lại cũng thừa biết tính nết của David, tính nết mà cả nước đều biết, nên đã lập kế hoạch để chiêu dụ David?

Xa chồng đã lâu, rồi lại thấy ông Vua hấp dẫn hơn một anh sĩ quan quèn trong quân đội, không biết sống chết ngày nào, nên rất có thể Bathsheba đã có kế hoạch đưa David vào bẫy. Cả nước đã biết David là người hiếu sắc, có nhiều vợ và cung tần mỹ nữ, thêm một người có sao đâu. Do đó, theo như tôi suy đoán thì Bathsheba đã thành công trong mưu toan của mình và do đó, phải đồng gánh trách nhiệm về cái chết của chồng là Uriah.

-- -- Nàng Mary

Trong Tân Ước chỉ có hai Phúc Âm Matthew và Luke là nói về chuyện Mary sinh ra Giê-su. Hai Phúc Âm này viết sau khi Giê-su chết từ 50 tới 70 năm, nghĩa là từ 80 đến 100 năm sau khi Giê-su sinh ra đời..

Ngày nay, người ta đã kiếm được một số tài liệu nói về Giê-su còn sót lại, không bị thiêu hủy bởi Ca-Tô Rô-maGiáo, vì trong những tài liệu này có những chứng tích không phù hợp với nền thần học của Ca-Tô Rô-maGiáo. Thí dụ như tài liệu mang tên Sepher Toldoth Jeshu, viết vào khoảng cuối thế kỷ đầu, mà cuối thế kỷ 19 mới được dịch ra tiếng Anh là The Jewish Life of Jesus, có nghĩa là Cuộc Đời Do Thái Của Giê-su.

Trong tài liệu này, Miriam (Mary) đã được hứa hôn với một người đàng hoàng tên là Jochanan (Joseph), nhưng rồi lăng nhăng với một tên ăn trộm du thủ du thực nhưng rất đẹp trai tên là Pandera (Pandera was a man of fine figure and rare beauty, but spent his time in robbery and licentiousness) và mang bầu.

Khi biết được, để tránh sự nhục nhã và xấu hổ, Joseph đã bỏ đi Babylon sinh sống (To avoid the shame and disgrace, Joseph ran away to Babylon and there took up his abode). Đến kỳ sinh nở, Miriam sinh ra một đứa con trai và đặt tên nó là Jehoshua (Jesus) [In due time Miriam brought forth a son and named him Jehoshua]

Chúng ta thấy chuyện sinh ra của Giê-su trong Tân ước khá tương tự nhưng vai trò của các nhân vật trong tài liệu trên đã thay đổi: Tên côn đồ đẹp trai Pandera làm cho Mary mang bầu trở thành “Thánh Linh”, và Joseph cảm thấy xấu hổ và bỏ đi Babylon đã biến thành Joseph không muốn làm cho to chuyện cho nên nghe lời thiên thần báo mộng, chấp nhận Mary làm vợ, rất hãnh diện vì vợ mình được Thánh Linh chiếu cố, và vì vậy mà sau này được Ca-Tô Rô-maGiáo phong thánh.

Trên đây chỉ là một tài liệu “không chính thống” vì không phù hợp với những tài liệu mà giáo hội Ca-tô công nhận. Vậy thì chúng ta hãy trở về tài liệu chính là cuốn Tân Ước. Muốn tìm hiểu về Mary, chúng ta không thể tách rời Mary ra khỏi vai trò của Giê-su trong Ki Tô Giáo, và không đâu rõ bằng chuyện Mary sinh ra Giê-su.

Phúc Âm Matthew (Mã-Thi-Ơ) kể như sau, Matthew 1: 18-24:

Sự sinh ra của Giê-su Ki Tô như sau: Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấybà có mang với Thánh Linh.

Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.

Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, “Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi”.

Việc xảy ra đúng như lời Thiên Chúa [của Ki Tô Giáo] tiên đoán qua nhà tiên tri:

“Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ [they? Ai?] sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel”, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng ta”.

Joseph tỉnh dậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.

Còn phúc âm Luke 1: 26- 33 thì thuật lại chuyện sinh ra của Giê-su như sau:

Qua tháng sáu, Gót sai thiên sứ Gabriel vào thành Nazareth, xứ Galilee, đến một trinh nữ đã hứa hôn với một người tên là Joseph, thuộc dòng dõi vua David. Tên người trinh nữ là Mary.

Thiên sứ nói: “Hãy hoan hỉ lên, hỡi người được đặc ân, Chúa ở cùng nàng, phúc cho người đàn bà như nàng.”

Nhưng khi Mary thấy thiên sứ, không hiểu thiên sứ nói gì, và những lời chúc tụng kia có nghĩa gì.

Rồi thiên sứ nói với nàng, “Đừng sợ, Mary, vì Gót đã ban đặc ân cho nàng. Và này, cô sẽ mang thai, và sinh ra một con trai và đặt tên nó là Giê-su. Đứa trẻ đó sẽ thành vĩ nhân, và sẽ được gọi là con của đấng tối cao; và Gót sẽ cho hắn ngôi vị của David. Hắn sẽ cai trị dân Do Thái mãi mãi, và nước hắn cai trị sẽ bất diệt.

Thông điệp như trên của Gót qua thiên sứ thật ra chỉ do Luke bịa ra để khuyến dụ dân Do Thái tin theo Giê-su, vì những điều thiên sứ nói về Giê-su hoàn toàn sai với sự thực. Giê-su chẳng bao giờ cai trị dân Do Thái và dân Do Thái cũng chẳng bao giờ chấp nhận Giê-su là Vua của dân Do Thái giống như David khi trước. Không những thế, dân Do Thái thời Giê-su còn cho ông ta là kẻ phỉ báng Gót, tự xưng là con của Gót, là Vua của dân Do Thái, là vị cứu tinh của dân Do Thái v..v.. Và cho đến ngày nay, dân Do Thái, dân được Gót chọn lựa làm dân của Gót (chosen people), vẫn không chấp nhận Giê-su, vì vậy mà suốt 2000 năm nay, giáo hội Ca-Tô mới thù hận và tìm mọi cách để bách hại dân Do Thái.

Vậy, nếu chúng ta đối chiếu lời của Thiên sứ, thay mặt Gót, trong đoạn loan báo cho Mary ở trên, với thực tế, thì chúng ta phải kết luận là những lời “tiên tri” của Gót hoàn toàn sai, vì không hề xảy ra. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những thuộc tính toàn năng, toàn trí của Gót mà giáo hội đã cấy vào đầu tín đồ hay không? Mặt khác, đọc kỹ Thánh Kinh chúng ta thấy rằng chuyện thiên sứ “báo mộng” cho Joseph xảy ra khi Maria đã có mang được 6 tháng, và Maria không hề nói cho Joseph biết cái thai trong bụng mình từ đâu mà ra. Tại sao Maria phải dấu chồng khi mà bà được ân sủng đặc biệt của Thánh Linh khiến bà mang thai?

Nghiên cứu cổ sử Do Thái, các học giả đã khám phá ra rằng, ngay từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Do Thái đã cho rằng khuôn mặt thần thánh của Giê-su thật ra chỉ là một đứa con hoang. Họ dựa vào chính Tân Ước vì Tân Ước viết rằng Joseph là chồng của Mary nhưng lại không phải là cha của Giê-su. Và ngay trong thời đại này, có nhiều học giả nghiên cứu Tân Ước cũng nghĩ như vậy.

Thí dụ, Jane Schaberg trong cuốn The Illegitimacy of Jesus, xuất bản năm 1987, còn cho rằng “rất có thể Mary bị hiếp, và Matthew đã dựng lên một khung thần học tinh vi để biến đổi thực tế ô nhục trên thành một huyền thoại mà ông ta có thể xây dựng một truyền thống trên đó.” (Jane Schaberg, in her 1987 book The Illegitimacy of Jesus, argues that Mary was most likely raped, and that Matthew constructed an elaborate theological architecture to try to transform that nasty reality into a myth he could build a tradition).

Trong tuần báo Time, tờ báo có uy tín và phát hành vào bậc nhất trên thế giới, số ngày 6 tháng 12, 1999, có bài viết của Reynolds Price, một học giả chuyên gia về Thánh Kinh (biblical scholar), về Giê-su ở Nazareth: Xưa và Nay (Jesus of Nazareth: Then and Now). Tác giả viện dẫn Phúc Âm James và viết như sau:

Chuyện người ta cho rằng Giê-su là đứa con hoang có lẽ uẩn hàm trong câu hỏi của dân làng trong Mark 6, “Đây có phải là con bà Mary không?” Bị gọi là con của người mẹ, thay vì con của người cha, thường hàm ý đó là đứa con hoang, hay ít nhất là một dấu chỉ không biết cha là ai, bất kể người cha này là thần thánh hay là người thường. Nhiều người chống đối thuyết đồng trinh thời đó cũng cho rằng Mary có mang Giê-su với một người lính La Mã tên là Panthera. Chuyện sinh ra đời của Giê-su thật là mù mờ bởi những nghi vấn về người cha là ai.

(Reynolds Price, Time, Dec. 6, 1999: The suggestion that Jesus' childhood may have been dogged by the accusation of bastardy is perhaps implicit in his townspeople's question in Mark 6, "Isn't this Mary's son?" To be called one's mother son, as opposed to one's father's, was often an implication of bastardy, or at least a sign that one's paternity was unknown, whether divine or not. Early opponents likewise suggested that Mary had conceived Jesus with a Roman soldier, Panthera. His childhood may well be clouded by questions about his paternity.)

Trong tài liệu Sepher Toldoth Jeshu kể trên cũng có đoạn Joseph than: “Than ôi! Thật là nhục nhã và xấu hổ cho tôi! Vì Mary, người hứa hôn với tôi, đã mang thai, không phải con của tôi, mà là con của người khác. Đó là con của con mụ Mary đó.“ [Alas! What a shame and disgrace has happened to me! For Mariam my bethrothed is with child, not by me, but by someone else. This is the son of that Mariam.]

Và Giám Mục Spong, trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Giê-su Sinh Ra Đời (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, 1992) đã đưa ra nhận xét, trang 41:

Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu(4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những trái mìn chưa kiếm ra và chưa nổ .

(John Shelby Spong, Born of a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, p. 41: He was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemmed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition.)

Như vậy, xưa cũng như nay, ngoài các tín đồ Ca Tô Giáo, không có mấy ai tin Thánh Linh là tác giả cái thai trong bụng Mary, kể cả hệ phái Ki Tô Tin Lành. Tôi xin nhắc lại là phần phân tích khảo cứu này có mục đích tìm hiểu, mở mang kiến thức, chứ không phải là để phỉ báng bà Mary, đối tượng sùng tín của các tín đồ Ca-Tô Giáo. Và những kết quả nghiên cứu phân tích đều là của các tác giả Tây phương trong các xã hội Ki Tô Giáo và trong chính Ki Tô Giáo chứ không phải là của tôi hay của … Cọng sản !

Một vấn đề được đặt ra là, tại sao lại có nhiều học giả ngày nay cũng nghĩ như những tác giả Do Thái khi xưa, cho rằng Giê-su chỉ là một đứa con hoang? Vấn đề thực sự không lấy gì là khó hiểu. Nếu chúng ta đọc kỹ đoạn trên trong Tân ước của Matthew (Mat.1: 18-24) thì chúng ta có thể thấy rằng dư luận cho rằng Giê-su là một đứa con hoang từ xưa cho tới ngày nay không phải là không có cơ sở.

Thật vậy, tại sao Matthew, một người tuy không phải là tông đồ của Giê-su nhưng rất tin Giê-su là một Messiah của Do Thái, lại viết ra chuyện “Joseph tốt bụng, không muốn làm lớn trước công chúng chuyện bụng Maria càng ngày càng to, và định kín đáo từ hôn..” Vì ông ta không thể bịt đi dư luậnMary “không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian sự thường” đã đồn đãi rộng rãi trong thời đó, và rồi ông ta giải thích bằng cách cho một thiên thần đến báo mộng cho Joseph biết là chính Thánh Linh đã làm cho bụng của Mary to, một chuyện mà ngày nay nếu người nào còn tin thì gõ vào đầu họ sẽ nghe thấy một tiếng vang lớn. Nhưng Matthew không phải là người có trình độ nên đã để lộ ra nhiều sơ hở rất mâu thuẫn và vô lý trong đoạn trên.

-- -- Những sơ hở trong thánh kinh chứng minh tác giả bào thai của Mary.

● Matthew viết: “Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.”(King James Version, Mat.1: 18: After His mother Mary was bethrothed to Joseph, before they came together, she was found with child of the Holy Spirit). “Người ta” ở đây là ai? Tất nhiên phải là những người ở quanh vùng Mary sống. Nhưng làm sao “người ta” lại có thể biết là Mary có mang với Thánh Linh, ngay cả trước khi thiên sứ báo mộng cho Joseph? Vì tuy Mary chẳng nói với ai, nhưng không thể che dấu được cái bụng càng ngày càng lớn.

● Rồi câu tiếp theo: “Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.” (Joseph her husband, being a just man, and not wanting to make her a public example, was mind to put her away secretly). Câu này cho thấy hiển nhiên là Joseph không biết là Mary có mang với Thánh Linh như “người ta”, cũng không biết là Mary có mang với ai, và tin rằng Mary đã lăng nhăng với người nào khác, nhưng không muốn làm to chuyện để tránh cái nhục cho cả mình lẫn Mary.

·  Rồi đến câu tiếp theo: “Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, “Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.” Chúng ta thấy đây rõ ràng là một khung thần học do Matthew dựng lên, đúng như nhận xét của Jane Schaberg trong cuốn The Illegitimacy of Jesus ở trên. Vì chuyện thiên sứ hiện ra trong giấc mộng của Joseph thì chỉ có mình Joseph biết, và trong Tân ước không hề có chỗ nào viết là Joseph kể chuyện này cho ai. Matthew viết phúc âm Matthew khoảng 60 năm sau khi Giê-su chết, có nghĩa là khoảng 90 năm sau khi Giê-su sinh ra đời. Lúc này, cả Joseph lẫn Mary có thể đã chết cả rồi. Matthew không thể là một nhân chứng trong giấc mộng của Joseph. Mặt khác, Matthew không phải là một tông đồ của Giê-su. Kết luận? Đây chỉ là một chuyện Matthew “bày đặt” ra với mục đích thần thánh hóa người mình sùng tín: Giê-su, theo niềm tin riêng của mình.

● Và câu của thiên sứ: Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi cho thấy mục đích của Thánh linh làm cho Mary mang thai để sinh ra Giê-su là Giê-su chỉ có nhiệm vụ cứu dân của nó, nghĩa là dân Do Thái mà thôi. Đây chính là sự mong ước của người dân Do Thái, hi vọng có một “cứu tinh”, cứu dân tộc ra khỏi vòng nô lệ của La Mã thời đó.

● Trên đây là vài điều chúng ta biết về Mary như được viết trong Tân Ước, qua sự phân tích của một số học giả chuyên gia về Ki Tô Giáo. Còn các tín đồ Ki-tô Giáo muốn tin Mary như thế nào, đó không phải là chuyện đáng bàn cãi. Chúng ta biết rằng, qua thời gian, Mary đã được Giáo hội Công Giáo, qua rất nhiều thủ đoạn, từ những sắc lệnh của Giáo Hoàng cho đến những văn kiện ngụy tạo v..v.., dựng lên từ một người đàn bà Do Thái bình thường thành một biểu tượng sùng bái vô tiền khoáng hậu cho các tín đồ vốn lười suy nghĩ hay không có đầu óc thuộc loại có thể suy nghĩ. Sự sùng bái Mary được đẩy mạnh qua rất nhiều thủ đoạn mánh mưu của Giáo hội Công Giáo với sự góp sức của giới chăn chiên để bảo vệ quyền lợi của Giáo hội và giới chăn chiên, và nhất là để vơ vét của cải.

Một trong những thủ đoạn này là dựng lên những chuyện hiện thân của Mary, không phải là sự hiện thân của một người đàn bà Do Thái bình thường, sinh ra đứa con hoang Giê-su như chúng ta thấy trong phần phân tích ở trên, mà là dưới các danh hiệu do Giáo hội đặt ra như Mẹ Thiên Chúa (Mother of God), là “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace), “Thiên Nữ Vương” (Queen of Heaven), “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (Immaculate Conception), “Còn trinh vĩnh viễn” (Perpetual Virginity), “Đồng Công Cứu chuộc” (Coredemptrix) v..v... Điều này thật là dễ hiểu. Vì Giáo hội Công Giáo đã nâng Giê-su lên từ một đứa con hoang, tầm thường, xấu tính lên làm Chúa thì tất nhiên Mẹ của Chúa cũng phải có một vai vế đặc biệt để hấp dẫn tín đồ.

* * *

Nay chúng ta đã biết chuyện 5 người đàn bà đặc biệt trong gia phả của Chúa Giê-su. Nhưng nền thần học Ca-tô đã giải thích thế nào về những người đàn bà đó. Học thuật Công Giáo (Catholic scholarship) quả thật là tuyệt vời trong việc giải thích lắt léo để mê hoặc những đầu óc yếu kém, thiếu hiểu biết của các tín đồ. Giáo hội dạy sao thì các tín đồ phải tin như vậy, vì Giáo hội nắm cái chìa khóa mở cửa thiên đường. . .

·  - Thần học Ca-tô diễn giải thế nào về những người đàn bà đó?

Tamar được giải thích là một người đàn bà can đảm để duy trì nhân cách và tiếp nối dòng dõi của chồng (bằng cách giả làm gái điếm để dụ bố chồng “go in to” mình. TCN) [a woman of courage who took great risks in a time of crisis to preserve her dignity and continue her husband’s line.]; Rahab tiêu biểu cho một người có đức tin lớn, một người đàn bà tin vào Thiên Chúa của Israel và giúp những gián điệp của Israel để chinh phục Canaan (Có nghĩa là phản bội chính quốc gia của mình. TCN) [Rahab is held up as an example of great faith, a woman who believes in Israel’s God and aided the spies in the conquest of Canaan]; Ruth là khuôn mẫu của tình yêu và sự trung thành [Ruth is presented as a model of love and loyalty]; Bathsheba là nạn nhân ngây thơ của sự tham dục của David và là mẹ của một ông vua Solomon khôn ngoan bậc nhất [Bathsheba is cast as the innocent victim of David’s lust and the mother of the supremely wise King Solomon]; Mary là mẫu mực của đức tin và sự trông ngóng hi vọng, đặc biệt được chọn là mẹ của Giê-su [Mary is a paragon of faith and trust, specially chosen to be the mother of Jesus].

Những giải thích trên đều nhằm mục đích “thanh tẩy” những sự thực về tội lỗi hay thiếu đạo đức của 5 người đàn bà trên. Cũng vì vậy mà TGM Nguyễn Văn Thuận cũng đầu độc tín đồ bằng luận điệu:

Danh sách những người [đàn bà] tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa.

V. Tổng Kết Những Điểm Chính Trong Bài

● Các Vua Triều Nguyễn cấm đạo không phải vì người Ca-tô theo một đạo mới, mà vì họ đã bị mê hoặc, trở thành những kẻ phi dân tộc, bỏ truyền thống văn hóa dân tộc, không chấp nhận uy quyền quốc gia, và theo giặc ngoại xâm, phản bội quốc gia.

● Thánh Kinh Ki Tô Giáo là sản phẩm của những người trong thời bán khai, có đầu óc của những dân man rợ, không có một ý niệm nào về công bằng và bác ái [Jack Bays], viết bởi những người man rợ trong một thời đại man rợ, thô thiển (Robert G. Ingersoll), không có một ý niệm nào về khoa học (thuyết Sáng Thế), nội dung phần lớn là những chuyện tàn bạo giết người, tục tĩu, không kể những chuyện cực kỳ hoang đường.

● Gót của Ki-tô Giáo là một cái gì đó vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, theo chính những lời dạy của Giáo hội Ca-tô, cho nên nền Thần học Ki Tô Giáo, một môn học về Gót, thật ra chỉ là môn học “đoán mò”

● Abraham, Thánh Tổ Phụ của các đạo Chúa, là một nhân vật rất đáng khinh, không có gì đáng kính ngưỡng. Lý do: loạn luân (lấy em gái làm vợ), ham sống, ham tiền bạc, sợ chết, gian dối, bán vợ (tạo điều kiện để Pharaoh và Abimetech đưa vợ vào cung, đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà, gia nhân và tiền bạc), sợ vợ và tàn nhẫn (đuổi vợ hai và con đi), nói dối (với con là Isacc), cuồng tín, mù quáng, ác độc (định giết cả đứa con yêu quí để tế Gót theo lệnh của Gót).

● David, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra đấng Messia (theo TGM Nguyễn Văn Thuận), thực ra chỉ là một sĩ quan hầu cận gảy đàn cho vua Saul nghe, về sau đi làm tướng cướp, tống tiền nhà giàu, rồi khi lên làm vua của Israel thì hoang dâm vô độ, âm mưu giết thuộc hạ để cướp vợ.

● 5 người đàn bà tội lỗi trong gia phả của Chúa Giê-su mà TGM Nguyễn Văn Thuận cho là gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa, nhưng thực tế là, tất cả những phụ nữ được nêu tên trong gia phả của Giê-su, kể cả Mary, đều là những người mang tai tiếng về vấn đề tình dục (Russell Shorto)

● Theo Tân Ước, Luke 1: 26- 33, thì Giê-su sinh ra đời vì được Gót sẽ cho hắn ngôi vị của David. Hắn sẽ cai trị dân Do Thái mãi mãi. Và nhiệm vụ cứu chuộc của hắn chỉ dành cho dân Do Thái mà thôi. [Những người không phải là dân Do Thái nên nghĩ lại là đến bao giờ thì mình được ăn một cái bánh vẽ trên trời, alias “sự cứu rỗi của Giê-su”.]

Trần Chung Ngọc

Ngày 25.12.2013