Vài Nét Về Sự Suy Thoái

Của Ki-tô Giáo Ở Tây Phương

(Nhân Đọc Bài “Nhận Định Về Văn Kiện ‘Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á’ "

của Ngô Triệu Lịch trên trang nhà Giao Điểm)

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN09.php

tác giả cho phép, bản điện tử http://www.giaodiem.com/doithoaiII/Ecclesia-tcn.htm

Trần Chung Ngọc

ngày 28 tháng 8, 2007

Trong bài viết này, tôi không có ý đưa ra những nhận định của tôi về bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” mà giáo hoàng John Paul II đã ban hành vào tháng 11 năm 1999 nhân dịp ông viếng thăm Ấn Độ, một bản văn mà Mac Kher đã coi như là “một lời Tuyên Chiến chống nền văn hóa Á Đông, các tôn giáo Á Đông, và xã hội Á Đông nói chung, Ấn Độ Giáo nói riêng. Sách lược cải đạo quần chúng vào Ki Tô Giáo mưu toan phá hủy linh hồn của Á Châu, cấy ghép vào đó một triết lý mà Á Châu không cần đến. Á Châu không cần đến bất cứ một bài học nào về tôn giáo và lòng mộ đạo từ bất cứ ai.” (a Declaration of War against Asian culture, Asian religions, and Asian society in general, and Hinduism in particular. Mass-conversion to Christianity seeks to destroy the soul of Asia, transplanting an un-needed philosophy. Asia does not need any lesson in religion or piety from anybody.) Điều này cần riêng một cuốn sách dày ít ra là vài trăm trang. Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra vài nét về trạng suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ. Đây chính là lý do giáo hoàng muốn mang đồ phế thải ở Âu Mỹ sang Châu Á với hi vọng có thể nhốt đầu óc người dân Á Đông trong vòng man rợ và tối tăm trí thức (barbarous and intellectual darkness) của Châu Âu trong thời Trung Cổ.

Tình trạng suy thoái của Ki Tô giáo ở Âu Mỹ là một tình trạng đã rõ rệt, không ai có thể phủ nhận. Một vài tài liệu với vài con số thống kê sau đây có thể cho chúng ta thấy rõ hiện tượng này. Trong cuốn Những Nhà Đi Truyền Giáo (Missionaries) của Julian Pettifer và Richard Bradley, cuốn sách dựa trên một chương trình TV 6 kỳ, năm 1990, của đài BBC, nội dung nghiên cứu về lịch sử truyền giáo của Ki Tô Giáo nói chung trên thế giới, chúng ta có thể đọc được vài sự kiện như sau:

Trang 242: Âu châu đã trở thành “một mối bối rối, lúng túng cho Ki Tô Giáo”, một lục địa mà nhà thần học Đức Kierkegaard đã gọi là lục địa của những “người ngoại giáo đã được rửa tội”. Nói ngắn gọn, Âu châu, trong nhiều thế kỷ là cái nôi của chương trình truyền giáo Ki Tô đi khắp nơi, nay chính nó lại đã trở thành nơi cần phải được truyền giáo.. Một số người nói rằng đây là một lục địa “hậu-Ki-Tô”.

Theo Floyd McClung (một nhà truyền giáo Ki Tô) thì: Người ta e rằng nếu Âu châu cứ tiếp tục quay lưng lại Thượng đế thì sẽ có ngày Thượng đế sẽ quay lưng lại Âu Châu.

Những nhà truyền giáo ngày nay tin rằng Âu Châu hiện ở trong nguy cơ bị lún sâu trong làn sóng thủy triều của chủ nghĩa thế tục. Họ cực lực phủ nhận đó là định mệnh tối hậu không thể tránh được của các quốc gia theo Ki Tô Giáo.

(Europe had become “an embarrassement to Christianity”, a continent of what the German theologian Kierkegaard called “baptised pagans”. In short, Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field… Some say it is a “post-Christian” continent.

For Floyd McClung: there is a fear that if Europe continues to turn its back on God, the time may come when God will turn His back on Europe.

The missionaries believe that Europe is in danger of being swamped by a tidal wave of secularism. They vigorously deny that this is the inevitable and ultimate destiny for all Christian nations..)

Trang 244: Ở Anh Quốc: Tình trạng vô Thượng đế ở Anh đuọc coi như là một sự truyền nhiễm trong giới lao động ở đô thị. Tuy rằng có những biệt lệ đáng kể, giới trung lưu vẫn còn là những người, nếu không phải là sợ Thượng đế thì ít nhất cũng là những kẻ tiếp tục đi lễ nhà thờ... Hình ảnh này đã hoàn toàn thay đổi. Sự truyền nhiễm đã tràn vào giới trung lưu sống ở ngoại thành, và ngay cả mạch sống của giáo hội, những giáo xứ ở miền quê, cũng đã bị nhiễm độc. Trong cuộc kiểm tra về ngày chủ nhật năm 1851, vào khoảng 40% dân chúng đi lễ nhà thờ. Một thế kỷ sau, 1951, số người đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật vào khoảng gần 10%.

Các nhà thống kê tranh cãi nhau về số tín đồ Ki Tô thuần thành ở Anh thấp như thế nào. Một số người cho rằng số người thường xuyên đi lễ nhà thờ chỉ là 4%. Tới năm 1986, 1/5 số 2870 nhà thờ Tin Lành ở Luân Đôn chỉ có cộng đồng tín đồ dưới 25 tín đồ; 3/4 có dưới 100 tín đồ.. Nhà thờ trên khắp nước Anh bị bỏ hoang vắng. Đặc biệt là ở Luân Đôn, sự biến cải nhà thờ thành một cơ sở khác là một dịch vụ kiếm lời lớn. Những đèn nhấp nháy để nhảy Disco soi sáng những khung cửa kính màu của một nhà thờ chính ở Luân Đôn, nhà thờ này đuọc đặt tên lại là Hộp Đêm Ánh Sáng; ở Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing và Highgate, những nhà phát triển địa ốc đã biến những nhà thờ từ thời Victoria thành những căn nhà ở cho thuê; ở Wales, giáo phái Tin Lành Bresbyterian biến cải 300 nhà thờ thành những nhà ở cho những cặp vợ chồng trẻ đang trong cảnh khó khăn để mua được một căn nhà đầu tiên. Ở nhiều nơi khác, nhà thờ được dùng làm kho bán hạ giá bàn ghế tủ giường thảm, và làm tiệm ăn.

Tuy nhiên sự quan tâm về tình trạng suy sụp tâm linh ở Anh chẳng có nghĩa lý gì khi so sánh với Pháp. Theo nhà truyền giáo (Tin Lành) Mỹ David Barnes, mặc dù Pháp có một nền văn hóa phong phú, dân Pháp cũng “không biết đến Thượng đế như là những thổ dân thiếu văn minh ở trong những lục địa tối tăm nhất trên thế giới.” Trong số 54 triệu dân, chỉ có 0.22% theo Tin Lành. Tuy rằng 94% dân chúng được rửa tội theo Ca-Tô giáo, chỉ có 2% là thường đi lễ nhà nhờ ngày chủ nhật. Dù rằng Pháp chịu ảnh huỏng rất lớn của Ca-Tô giáo, Hội Truyền Giáo Đến Các Nơi Chưa Biết Đến Phúc Âm tuyên bố Pháp là miền đất phải được truyền giáo.

(In Britain: Godlessness in Britain was presumed to be a contagion confined to the urban working classes. Although there were notable exceptions, the middle classes remained, if not God- fearing, then at least church-going folk…The picture had completely changed. The disease had spilled into middle-classes suburbia and even the life-blood of the church, the rural parishes, had been infected. On census Sunday in 1851, some 40% of the population went to church. A century later, in 1951, it was nearer 10%.

The statisticians quibble about how just low the figures are for practising Christians in Britain. Some argue that consistent church attendance is as low as 4%. By 1986, a fifth of London’s 2870 Protestant churches had congregations of less than 25; had less than 100 members… Churches all over Britain lie abandoned and derelict. In London particularly, church conversion has become big business. Disco lights illuminate the stained-glass windows of one central London church, renamed the Limelight Nightclub; in Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing and Highgate, developers have turned Victorian churches into exclusive apartments; ..In Wales, the Bresbyterian Church is converting 300 churches into homes for young married couples struggling to buy a first house. Elsewhere, churches are being used as furniture warehouse, carpet disount stores and restaurants.

But concerns over Britain’s spiritual welfare is nothing compared to that over France. According to the American missionary David Barnes, despite the richness of their culture, the French “are as ignorant of the things of God as the uncivilised natives of one of the world’s darkest continents”. A mere 0.22% of France’s 54 million population are evangelical Protestants. Although 94% are baptised Catholics, a mere 2% regularly attend church. Despite the huge influence of the Catholic Church, the Unevangelised Fields Mission (UFM) have declared France a mission field.)

Ở Mỹ, tình trạng Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng, cũng không sáng sủa gì hơn. Đức tin Ca-tô càng ngày càng suy giảm, linh mục và giáo dân bỏ đạo hàng loạt, các “bí tích” trở thành mất ý nghĩa, do đó giáo dân không chịu đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật. Trong nhà thờ ngày chủ nhật chúng ta thấy phần lớn là những bộ mặt già nua và những giáo dân Mít, Mễ, và gốc Phi Châu. 60% tín đồ của hệ phái Tin Lành lớn nhất Methodist trên 50 tuổi. Một số nhà thờ, Ca-tô cũng như Tin Lành, được rao bán để người mua muốn sử dụng làm gì thì làm, có nhiều trường hợp nhà thờ nay biến thành chùa. Nhiều trường học Ca-tô ở các địa phương đóng cửa vì không đủ tài chánh để tiếp tục, nhưng giáo xứ vẫn có tiền bồi thường, thường là lên đến hàng triệu đô-la, cho các nạn nhân của các linh mục loạn dâm.

Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đô-Mi-Nic xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi khắp nơi tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số) để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo:

Một trăm ngàn ( 100000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong. Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách tin Lành.

(100000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours. Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination. The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation)

Chúng ta chắc chưa ai quên, năm 1998, trước sự kiện mỗi ngày tại Nam Mỹ và Phi Châu có tới 8000 tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-Ma bỏ đạo để theo Tin Lành, nên giáo hoàng John Paul II đã mất bình tĩnh, và để lộ đạo đức tôn giáo chân thật của người chủ chăn Ca-Tô, người mà các tín đồ Ca-Tô vẫn thường gọi là “đức thánh cha”, khi ông gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở những nơi đây là “những con chó sói đói mồi..gây bất hòa và chia rẽ trong những cộng đồng của chúng ta.” (ravenous wolves..causing discord and division in our communities.). Chắc ông ta không hề nghĩ rằng, chỉ một năm sau, như tự tát vào chính mặt mình, ông ta đã thúc dục những giám mục của ông ta phải tăng gia nỗ lực đi cải đạo các tín đồ tôn giáo khác ở Á Châu. (Bản tin BBC ngày 6 tháng 11, 1999.: The Pope called on the bishops to step up evangelisation (in Asia)). Chúng ta hãy đặt một câu hỏi: bản chất của những giám mục này có khác chi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ và Phi Châu mà ông ta đã gọi là “những con chó sói đói mồi gây bất hòa và chia rẽ”? Nếu những nhà truyền giáo Tin Lành đi cải đạo các tín đồ Ca-Tô, theo giáo hoàng John Paul II, là những con “Chó sói Tin Lành đói mồi”, thì những nhà truyền giáo Ca-Tô ở Á Châu hay đi đến Á Châu để cải đạo người khác phải chăng cũng chỉ là những con “chó sói Ca-tô đói mồi”? Có gì khác biệt trong mục đích đi khuyến dụ người khác cải đạo của Tin Lành và của Ca-Tô Giáo Rô-ma? Đối với người phi Ki-Tô thì “chó sói Tin Lành” hay “chó sói Ca-Tô” hoàn toàn không có gì khác biệt, vì chúng có cùng một bản chất và cùng một mục đích, gây bất hòa và chia rẽ trong những cộng đồng phi Ki-Tô. Kinh nghiệm Việt Nam đã chứng tỏ sự truyền đạo Ca Tô vào đất nước thân yêu của chúng ta, vốn vẫn sống trong tinh thần hòa hợp thuần nhất, đã gây ra những cảnh bất hòa, chia rẽ trong gia đình những kẻ tân tòng, và gây ra cảnh chia rẽ, Lương Giáo tàn sát lẫn nhau trong xã hội Việt Nam. Và gần đây, sự truyền đạo Tin Lành trong một vài miền thượng du Bắc Việt cũng đã gây ra những cảnh chia rẽ, xáo trộn trong xã hội. Ai có thể phủ bác được những sự kiện này, xin lên tiếng.

Tôi xin quý độc giả để ý, từ “chó sói đói mồi” (ravenous wolves) là từ của giáo hoàng John Paul II gọi các nhà truyền giáo Tin Lành ở Phi Châu và châu Mỹ La Tinh chứ không phải là từ của tôi đưa ra. Tôi không đến nỗi vô giáo dục mà gọi các nhà truyền giáo Ki Tô, Ca-Tô cũng như Tin Lành, là những con “chó sói đói mồi”. Theo như sự hiểu biết của tôi về những nhà truyền giáo Ki Tô, tôi phân họ ra làm hai loại người: loại người cuồng tín, ngu dốt (fanatic, ignorant = Tin Lành) và loại người bất lương trí thức (intellectual dishonest = Ca-tô). Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh điều này nhưng vì không thuộc nội dung bài viết này nên tôi xin hẹn quý độc giả trong một bài khác, hay trong một cuốn sách tôi đang viết cùng với một số tác giả khác.

Tín đồ bỏ đạo đã đành, nhưng tín đồ giữ đạo cũng chỉ còn trên hình thức, thích cái gì thì theo cái đó, chẳng coi những tín lý, tín điều của Ca-tô giáo vào đâu. Hiện tượng này được biết dưới danh từ Catholic Cafeteria, nghĩa là “Tiệm ăn Ca-Tô mà khách hàng vào ăn thích món nào thì lấy lấy mà ăn.” Một trong những món ăn mà tín đồ Ca-tô ngày nay chê là đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật.

Báo Chicago Tribune ngày thứ Tư, 8 tháng 7, 1998, loan tin từ Vatican City: “Giáo Hoàng John Paul, thứ Ba vừa qua đã phát ra một tông huấn dài 100 trang để nâng cao số tín đồ đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật đang càng ngày càng ít đi...Ông ta nói “khi mà ngày chủ nhật mất đi ý nghĩa căn bản của nó và trở thành chỉ là một ngày cuối tuần, điều có thể xảy ra là con người bị khóa chặt trong một khung trời giới hạn đến độ họ không còn nhìn thấy “thiên đường” nữa. Lời kêu gọi của ông ta là để đáp ứng cho tình trạng đi lễ nhà thờ quá thấp của tín đồ. Ở Mỹ, nhiều cuộc thăm dò ước tính là chưa tới 30% tín đồ Ca-tô đi xem lễ ngày chủ nhật.” (Pope John Paul II issued a 100-page apostolic letter to boost the dwindling number of Sunday mass-goers..He said “when Sunday loses its fundamental meaning and becomes merely part of a week-end, it can happen that people stay locked within a horizon so limited that they can no longer see “the heavens”. His plea was a response to “strikingly low” church attendance.. In the US, surveys estimate that less than a third of Catholics attend mass on Sunday).

Tình trạng trên đã nói lên một điều: những tín điều thuộc loại dọa dẫm của giáo hội như “không đi xem lễ ngày chủ nhật sẽ phải đày đọa xuống hỏa ngục” đã mất đi hiệu lực, và giáo dân đã nhận ra sự thật: trong nhà thờ ngày chủ nhật không có thiên đường, chỉ có những giỏ quyên tiền chuyển từ hàng ghế này đến hàng ghế khác, để làm gì, giáo dân không được quyền biết đến. Giáo dân đã sáng suốt, đi trước giáo hội nhiều năm, vì thật là khôi hài, sau khi ra “tông huấn” kêu gọi tín đồ hãy đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật để cho khung trời mở rộng, có thể thấy được thiên đường, thì chỉ một năm sau, tháng 7, 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô: “người nào tin Chúa thì sẽ được Chúa cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên ngài, kẻ nào không tin sẽ bị Chúa phán xét đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất”. Đức tin vào sự “cứu rỗi” của Chúa Giê-su đã trở thành một cái bánh vẽ, vậy thì niềm tin vào việc đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật còn có ý nghĩa gì nữa. Bởi vậy ở bên Pháp, nơi có 94% dân chúng “rửa tội” theo Ca-tô giáo nhưng chỉ có 2% đi xem lễ ngày chủ nhật. Tỉ lệ giáo dân Việt Nam đi xem lễ ngày chủ nhật cao hơn gấp bội tỉ lệ giáo dân ở Âu Mỹ. Tại sao? Vì giáo dân Việt Nam “văn minh” hơn giáo dân Âu Mỹ nhiều. Họ văn minh hơn là vì họ vốn thuộc một dân tộc tối tăm, lạc hậu, mọi rợ, đã được các thừa sai thực dân đến văn minh hóa, như họ thường tự nhận. Điều này sẽ được chứng minh trong phần sau. Còn thế giới Tây phương, vốn văn minh sẵn cho nên họ đang dần dần từ bỏ những thứ thiếu văn minh của thời Trung Cổ.

Giáo hoàng còn đưa ra nhiều đòn phép ngoạn mục nữa để giữ tín đồ. Ông tuyên bố: “tín đồ nào chỉ cần bỏ rượu hay thuốc lá một ngày thì sẽ được ông miễn xóa hết tội” làm như ông ta có khả năng xá tội cho tín đồ thật. Báo Chuyển Luân bên Úc nhận định: “Từ nay, các tín đồ Ca-tô sẽ phom phom lên thiên đường trên xa lộ không đèn”. Tuần báo Newsweek, số ngày 22 tháng 8, 1994 cho biết: trong số báo bán nguyệt san "Văn Minh Ca Tô" do dòng Tên phát hành, Tòa Thánh đã phải đưa ra những lời đe dọa "tuyệt thông" hay "dứt phép thông công" giáo dân nào đi theo Phật Giáo. Chắc tòa thánh nghĩ rằng tín đồ nào bỏ đạo đi theo Phật Giáo thì vẫn cần tới “phép thông công” của tòa thánh.

Tình trạng Ki Tô Giáo suy thoái ở Tây phương là một nghịch lý, vì Ki Tô Giáo vẫn tự nhận là một tôn giáo văn minh tiến bộ nhất, và những xã hội Âu Mỹ hiển nhiên là những xã hội văn minh tiến bộ nhất. Nghịch lý này cho chúng ta thấy rõ thực chất của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô giáo nói riêng. Nghịch lý trên cũng đưa ra một sự thật: luận điệu của các thừa sai Ca-Tô khi đến nước ta vào những thế kỷ 17- 19, nói là để văn minh hóa những dân tộc mọi rợ, điều mà các tín đồ Ca-Tô Việt Nam, kể cả những người được gọi là trí thức, vẫn tin là như vậy cho đến ngày nay (Xin đọc Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo: “Ông thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e là lịnh rao truyền tiếng đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ.”, hoặc cuốn “2000 Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một Số Người Công Giáo” do nhóm Tin Nhà ở Pháp xuất bản năm 2000, tác giả Nguyễn Tiến Cảnh, viết ở trang 44: "Ai cũng biết hàng giáo sĩ công giáo là lớp người đi tiên phong về văn hóa, mang văn minh tiến bộ đến các nơi tăm tối lạc hậu"), thật ra chỉ là những luận điệu huênh hoang cuồng tín, mang sự hoang đường mê tín đến đầu độc đám dân chúng cùng đinh ở Việt Nam, nơi đây các tôn giáo Á Đông thực sự đã vượt xa Ki Tô Giáo về mọi phương diện, điều mà ngày nay thế giới Tây phương đang phải chấp nhận. Thời gian qua, với sự tiến bộ trí thức không ngừng của nhân loại, ngày nay bộ mặt thật của Ki Tô Giáo đã bị phơi bầy, và chính ở trong những cái nôi của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ, Ki Tô Giáo đang tuột dốc theo luật đào thải của thế giới văn minh tiến bộ.

Tại sao trong những xã hội Âu Mỹ lại xảy ra hiện tượng giải trừ Ki Tô Giáo (de-Christianization) và người dân lại đang từ từ bỏ Ki Tô Giáo? Chẳng có gì là khó hiểu, vì như là một qui luật thế gian, sự tiến bộ trí thức của con người và đời sống vật chất thoải mái trong những xã hội này tất nhiên phải đưa đến tình trạng suy thoái của Ki Tô Giáo.

Thật vậy, nữ học giả Ca-tô Joane H. Meehl, người mà sau khi đã thấy rõ chủ đích và những việc làm của giáo hội Ca Tô từ thế kỷ 4 tới nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Ca Tô Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic), trg. 288, như sau:

"Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí) và đời sống kinh tế thoải mái" (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).

Trừ lớp tín đồ thấp kém trong Ca-Tô Giáo Rô-ma vẫn tin rằng mình ở trong một “hội thánh”, “tông truyền”, “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện” v..v.., những thuộc tính tự nhận của giáo hội, thế giới Âu Mỹ tiến bộ ngày nay đã nhận ra bộ mặt thật của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Tài liệu về bộ mặt thật này, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, hiện nay có đầy dãy trong các thư viện và tiệm sách lớn và trên Internet. Giáo hội đã mất đi quyền lực ngăn chận những tác phẩm này như khi xưa giáo hội đã làm. Dân trí mở mang, sự thật được phơi bày, và giới chăn chiên trong giáo hội, hoặc có lương tâm trí thức đã từ bỏ chiếc áo chùng thâm và cái cổ trắng, hoặc vẫn bám vào những quyền lực thế gian và khuyên các con chiên không nên đọc những tác phẩm mà họ quy kết là “chống Ca-Tô”, tuy rằng những tác phẩm này chỉ đưa ra những sự thật lịch sử về Ca-Tô Giáo Rô-ma, những sự thật mà giới chăn chiên không bao giờ muốn cho các con chiên của mình biết đến.

Nhưng tiến hóa là một định luật thiên nhiên, cho nên không có cách nào giáo hội có thể ngăn cản được những bước tiến trí thức của nhân loại. Do đó sự tiến bộ trí thức của nhân loại tất nhiên sẽ phải đưa đến sự suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca Tô Giáo Rô Ma nói riêng, bởi vì căn bản tín ngưỡng Ki Tô Giáo đã không còn chỗ đứng trước những công cuộc khảo cứu trí thức về cuốn Thánh Kinh Ki Tô Giáo, về nhân vật Giê-su, về các tín điều hay huyền thoại trong Ki Tô Giáo, và trước những thành quả của khoa học ngày nay về nguồn gốc con người và vũ trụ.

Tuy nhiên, dù sao thì Ki Tô Giáo cũng sẽ còn tồn tại lâu dài. Tại sao? Điều này thật là dễ hiểu. Vì trên thế giới này còn vô số những người như Nguyễn Thanh Vũ, Lê Anh Huy v..v.. (Tin Lành), và Đỗ Mạnh Tri, Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Hữu Tấn Đức, Phan Phát Huồn, Thomas Trần v..v.. (Ca-tô) ở khắp nơi trên thế giới.

Cách đây hơn 1 thế kỷ, Robert G. Ingersoll đã giải thích điều này. Ông nói trước cử tọa (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140):

"Hãy để tôi nói thầm vào tai người Tin Lành: Ca-Tô Giáo Rô-ma còn tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt.

Hãy để tôi nói thầm vào tai người Ca Tô Rô-ma: Tin Lành Giáo còn tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì đần độn (stupid).

(Let me whisper in the ear of the Protestant: Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning.

Let me whisper in the ear of the Roman Catholic: Protestantism dies hard. What does that prove? It proves that the people are superstitious and the preachers stupid.)

Robert G. Ingersoll được coi như là một nhà hùng biện nổi danh của Mỹ (A celebrated orator of 19th century America). Ông ta là bạn của 3 Tổng Thống Hoa Kỳ, là người đã có công nhất trong việc làm nở rộ quyền tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. (A personal friend of three U.S. presidents, the individual most responsible for the flowering freethought in the United States.). Bức tượng của ông, ghi công ông, nay được đặt ở Periora, Illinois.

Các bài về tôn giáo cùng tác giả