CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net//TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS4.php

đăng ngày 21 tháng 10, 2007

Các bài trong tập này: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 


CHƯƠNG IV

SÁCH LƯỢC BÀNH TRƯỚNG CỦA KI TÔ GIÁO TRÊN THẾ GIỚI

 

Chúng ta đã thấy, qua những tài liệu dẫn chứng ở các phần trên, sự phát triển của Ki Tô Giáo ở Âu châu đã dựa trên những chính sách kỳ thị tàn bạo, cường quyền thắng công lý, chứ không dựa trên luân lý và đạo đức. Kể từ thế kỷ 16, Ca Tô Giáo đã hoặc liên kết với các đế quốc thực dân, hoặc làm tiền phong, hoặc theo gót các lực lượng thực dân để truyền đạo trên khắp thế giới. Gia Tô Giáo đã thành công ở Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh, nhưng thất bại ở Á Châu vì gặp phải những nền văn hóa lớn khác, vượt xa nền văn hóa Ki Tô về mọi phương diện tâm linh, luân lý, đạo đức v..v... như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Khổng giáo. Sau đây tôi sẽ duyệt qua sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo trên thế giới. Riêng về lịch sử du nhập của Ca Tô Giáo vào Việt Nam và ảnh hưởng của tôn giáo này trên xã hội Việt Nam tôi sẽ dành cho một chương riêng.

Hiển nhiên, trong cuốn sách nhỏ này, tôi không thể viết đầy đủ chi tiết về sự truyền đạo của Ca Tô Giáo Rô-ma trên thế giới. Cho nên, sau đây tôi chỉ nêu ra những sắc thái chính của sự bành trướng của Ca Tô Giáo Rô-ma ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, và Á Châu.

Penny Lernoux, trong cuốn "Tiếng Kêu Than Của Người Dân" (Cry of the People, p. 10) viết về sự truyền đạo Ca Tô Giáo Rô-ma ở Châu Mỹ La Tinh như sau:

"Nhìn theo góc cạnh lịch sử, Giáo hội Ca Tô Rô-ma ở Châu Mỹ La-Tinh có vẻ như là một tổ chức ít chống đối những chế độ quân phiệt độc tài nhất. Từ khi Columbus đặt chân trên Tân Thế Giới thì người ta không thể phân biệt giữa Thập Giá và Lưỡi Gươm. Các linh mục và những quân xâm lược Tây Ba Nha chia nhau dân chúng và đất đai cưỡng đoạt được. Và rất lâu trước khi các chế độ quân phiệt dựng lên những phòng tra tấn, những tòa án xử dị giáo đã hoạt đông với roi vọt và giá căng người. Vào thời các cuộc chiến giành độc lập vào đầu thế kỷ 19, Giáo hội là địa chủ lớn nhất ở Châu Mỹ La Tinh và cũng là lực lượng chính trị bảo thủ nhất trên lục địa.

Vì thế lực chính trị và kinh tế của Giáo hội và vì Giáo hội nắm trong tay độc quyền giáo dục dân chúng, Giáo hội nắm toàn quyền trong xã hội Mỹ-La-Tinh. Giáo hội dạy những nô lệ thổ dân và Phi Châu an phận theo định mệnh và hứa hẹn một đời sau tốt đẹp hơn. Giáo hội gieo hạt giống cao ngạo (của những tín đồ Ca Tô) mang từ Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha tới. Giáo hội khuyến khích quan niệm thủ lợi sâu đậm trong giới trung lưu, rằng họ có thể làm bất cứ điều gì, kể cả giết những nông dân vô tội, chừng nào mà họ còn đi xem lễ nhà thờ, đóng góp đất đai và tiền bạc cho sự bành trướng của Giáo hội, và bắt con cái họ đi rửa tội. Đây là những tín hữu Ki Tô tốt, được các giám mục ở Châu Mỹ La Tinh tôn vinh. Hậu duệ của họ ngày nay nắm chính quyền quân phiệt, cai trị hai phần ba dân chúng trong vùng. Hãy nhìn đằng sau một tên độc tài, chúng ta thấy đứng đó một giám mục."

(Viewed historically, the Latin-American Catholic Church would seem the least likely institution to oppose the military regimes. From the moment Columbus set foot in the New World, cross and sword had been indistinguishable. Priests and conquistadors divided the plunder in people and land. And long before Latin America's military regimes installed their torture chambers, the Inquisition was at work with whip and rack. By the time of the wars of independence at the beginning of the nineteenth century, the Church was the largest landowner in Latin America. It was also the most conservative political force on the continent.

Because of its political and economic importance and its monopoly of education, the Catholic Church was the arbiter of Latin-American society. It taught the Indian and African slaves to embrace fatalism on the promise of a better hereafter. It planted the seeds of machismo brought from Spain and Portugal. It encouraged a deep strain of cynicism among the upper classes, who learned that they might do anything, including slaughter innocent peasants, as long as they went to Mass, contributed land and money to the Church's aggrandizement, and baptized their children. These were the "good Christians" honored by the Latin-American bishops. Their descendants run the military regimes that today govern two thirds of the area's people. Look behind a dictator, there stands a bishop.)

Anene Obianyido, trong cuốn "Chúa Ki Tô hay Quỷ? Bộ Mặt Đồi Bại Của Ki Tô Giáo ở Phi Châu" (Christ or Devil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, p. 15), cũng viết như sau về sự hiểu biết của các giáo sĩ thừa sai về Phi Châu và quan niệm của họ về những truyền thống dân tộc Phi Châu:

"Làm sao mà người dốt nát Phi Châu ý niệm nổi Thượng đế? Làm sao có thể được? Thượng đế là một ý niệm triết lý mà những người dân man rợ không thể hiểu nổi. Đó là những quan niệm sai lầm của những thừa sai và các con buôn Âu châu lúc mới tới Phi Châu, tác giả của khái niệm méo mó về Phi châu mà xưa kia, và theo một mức độ nào đo, cho tới ngày nay, kiến thức về lục địa Phi của những người da trắng vẫn còn dựa trên khái niệm sai lầm này. Thực ra, không phải chỉ là "quan niệm sai lầm về Thượng đế" của Phi Châu mà các thừa sai chống đối. Mọi khía cạnh của nền văn hóa truyền thống Phi châu đối với họ đều không thể chấp nhận được, do đó những người dân Phi Châu tân tòng Ki Tô Giáo không được phép xem coi, đừng nói đến chuyện tham gia, những lễ lạc truyền thống hay những cuộc nhảy múa truyền thống, đặc biệt là nếu những cuộc khiêu vũ đó thuộc một dạ hội hóa trang. Đó là thái độ thù nghịch của người da trắng khi họ không biết gì về Phi Châu và dân chúng trong lục địa; khi, theo lời của giáo sư Idowu, "đối với thế giới Tây phương, Phi Châu không có văn hóa và bất cứ một tổ chức xã hội nào."

(How can the untutored African conceive God? How can this be? Deity is a philosophical concept which savages are incapable of framing" That was the erronous view shared fully by the early missionaries and European traders, the authors of the original distorted notion of Africa on which the white man's understanding of the continent was and, to an extent, still is based. Indeed, it was not only the African's "misconception of deity" that the missionaries quarrelled with. Every aspect of the traditional culture was unacceptable to them, hence the early African converts were not allowed to watch, let alone participate in, traditional ceremonies or traditional dance, especially if it had to do with masquerades. That was the hostile attitude of the white man when he was ignorant of Africa and its people; when, in the words of Professor Idowu, "to the Western world indigenous Africa was barren of culture or any form of social organization.)

Trong cuốn Các Giáo Sĩ Thừa Sai (Missionaries, p. 90), cuốn sách đi kèm với một chương trình TV 6 kỳ của đài BBC, khảo luận về những thành quả truyền đạo của Ki Tô Giáo trên thế giới, Julian Pettifer & Richard Bradley cũng viết như sau về Phi Châu:

"Những thừa sai gửi về một phúc trình nói đến sự cải đạo: "Sự cải đạo được vui vẻ đón nhận, và có những diễn văn về sự truyền bá vinh quang của Ki Tô Giáo; nhưng thật ra thì các thổ dân đã bị biến đổi từ những người tốt (lương), với nhiều đức tính tuyệt vời, thành những kẻ dối trá chuyên nghiệp, đạo đức giả, và chuyên gây tai tiếng. Và công cuộc "văn minh hóa" vẫn tiếp diễn." Vậy mà những phê bình về mục đích liêm chính của các thừa sai như trên cũng không thay đổi phong trào đi truyền giáo xảy ra ở khắp Âu Châu, và niềm tin của các thừa sai vẫn vững chắc. Nhưng cùng lúc họ bắt buộc phải tự hỏi tại sao cái thông điệp của họ không được đón nhận. Điều hiển nhiên đối với các thừa sai là người Phi Châu dốt nát sẽ được lợi mọi đàng nếu theo Ki Tô Giáo. Nhưng đối với đa số người Phi Châu thì vấn đề lại ngược lại. Câu hỏi thích đáng hơn là tại sao các thừa sai lại hi vọng có thể thành công, vì đối với người dân Phi Châu trước thời bị chiếm làm thuộc địa, không có lý do gì để họ phải theo Ki Tô Giáo."

(The missionaries sent home a report of conversions: "It is received ...with joy, and speeches are made about the glorious work of spreading Christianity; whereas..the natives have been transformed from good heathens, with many excellent qualities, into accomplished liars, hypocrites and scandal-mongers..Thus the glorious work of "civilization" goes on" Yet such attacks on their integrity of purpose failed to deflect the missionary movement that was sweeping through Europe, and the belief of the missionaries held firm. At the same time they were forced to question why their message was not being taking up more readily. It seemed obvious to them that the benighted

African had everything to gain by becoming Christian. To most Africans the opposite was true. It is perhaps more pertinent to ask why the missionaries ever expected to be successful, since for the African in the pre-colonial period there seemed no point in becoming Christian.)

về Bắc Phi (Ibid., p. 190) :

"Sự tuyển mộ được thi hành triệt để nhưng sự thành công cải đạo những dân theo Hồi Giáo thật là ít ỏi. Thí dụ ở Morocco, một vị thừa sai hoạt động cho Hội truyền giáo tiền tuyến phúc trình rằng chỉ có 300 người theo Ki Tô Giáo trong một dân số 26 triệu; ở Bắc Phi có nhiều mồ của các nhà truyền giáo hơn là số dân theo đạo. Tuy rằng sự thất bại đã rõ ràng, các nhà truyền giáo vẫn duy trì một niềm lạc quan không thể dập tắt được. Theo Patrick Johnstone, một tác giả đi truyền giáo, thì "Những vết nứt trên bức tường Hồi Giáo hầu như không thể xuyên qua được, có thể mở rộng ra bằng sự cầu nguyện". Đối với cộng đồng những nhà truyền giáo, cầu nguyện có vẻ như là vũ khí chính thật và hữu hiệu để đánh đổ Hồi giáo."

(The recruitment drive is fierce but their success among Muslims are few. In Morocco, for example, one missionary who worked for the Frontline mission reported that there were only about 300 Christians in a population of 26 million; more evangelical missionary graves in North Africa than Christian converts. Despite the very real sense of failure, the unquenchable

optimism that typifies evangelical missionary endeavour is sustained. In the words of Patrick Johnstone, an evangelical author, "The cracks in the seemingly impenetrable wall of Islam can be widened by prayer!" To the evangelical community, prayer is seen as a genuine and effective tool with which to combat Islam.)

và về Nam Mỹ (Ibid., p. 133) :

"Những thổ dân thường được sống cùng nhau trong những "làng Ki-Tô" tại đó họ được đặt dưới sự kiểm tra kỹ lưỡng của các linh mục, họ được dạy giáo lý và được khuyến khích bỏ đi những tục lệ "man rợ" để thay thế vào đó bằng tục lệ và đức tính Ki Tô. Bị xa lìa khỏi chính dân tộc của mình và bị từ chối sự tự túc dựa trên săn bắn, trồng trọt vườn tược, họ chỉ còn một con đường để theo. Dựa trên những con số rửa tội, số người cải đạo thật đáng ngạc nhiên. Người ta ghi những con số 8000, 10000, và đến cả 14000 người cải đạo mỗi ngày. Chúng ta phải nhớ rằng, khả năng nói tiếng địa phương của các linh mục thường rất yếu kém, không có Thánh kinh viết bằng tiếng bản xứ, và những người cải đạo

hoàn toàn mù chữ, điều hiển nhiên là ngay khi đó những sự "cải đạo" thật là vô nghĩa."

(The Indians were often drawn together into "Christian villages" where, under the scrunity of the Fathers, they were taught their catechism and encouraged to forgo their "savage" practices for Christian customs and virtues. Cut off from their own

people and denied the self-sufficiency based on hunting, gathering and the cultivation of their gardens, there was only one way for them to go. Judging from the numbers baptized, the conversion rate was astonishing, which records of 8000, 10000 and even 14000 people being baptized in a single day. Bearing in mind that the priests' grasp of the language was often feeble, that there was no scripture in the vernacular and that the "converts" were totally illiterate, it must have been evident even then that the "conversions" were meaningless.)

Trên đây là vài sự kiện về thực chất truyền giáo của đạo Ca Tô ở Phi Châu và Nam Mỹ. Chúng ta thấy cũng những hình ảnh quen thuộc này ở Á Đông. Ca Tô Giáo Rô-ma đã thành công ở Phi Châu và Nam Mỹ và phần lớn các quốc gia trong những lục địa này trở thành hầu như toàn tòng Ca Tô Giáo. Nhưng trải qua mấy trăm năm dưới sự lãnh đạo của Thập Giá và Lưỡi Gươm, các quốc gia ở Phi Châu và Nam Mỹ vẫn là những quốc gia nghèo khổ và chậm tiến nhất trên thế giới. Có thể tin được chăng những lời tuyên truyền của các nhà truyền giáo: theo Ki Tô Giáo thì sẽ trở nên văn minh tiến bộ giàu có như các nước Âu, Mỹ? Trong Kinh Nhật Khóa của người Gia Tô Việt Nam có đoạn ca tụng Thánh Phan-Xi-Cô Xa-vi-e là "lịnh rao truyền tiếng đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ", vậy qua mấy trăm năm rồi những dân theo Ca Tô Giáo Rô-ma đã hết mọi rợ chưa, và người Ca Tô Việt Nam so với đại đa số người "lương" thì văn minh hơn hay mọi rợ hơn? Tin Chúa mà không biết gì về Chúa, tin giáo hội mà không biết gì về giáo hội, tin Thánh Kinh mà không biết gì về Thánh Kinh, vậy đó có phải là những biểu tượng của sự văn minh tiến bộ hay không? Thế giới đã tiến xa trong mọi lãnh vực kể từ thới Trung Cổ, các tín đồ Ca Tô vẫn còn giữ đầu óc của thời Trung Cổ (an astrolabe mind), theo như nhận định của Linh mục Ernie Bringas, vậy đó có phải là dấu hiệu củavăn minh tiến bộ hay không?

Cũng như ở Phi Châu và Nam Mỹ, sự truyền bá đạo Ca Tô sang Á Đông luôn luôn song hành với các lực lượng đế quốc thực dân Âu châu. Tuy nhiên, Ca Tô Giáo đã đụng phải những nền văn hóa cao hơn văn hóa Gia Tô nhiều nên có thể nói là sự truyền giáo của đạo Ca Tô Tây Dương đã hoàn toàn thất bại ở Á Đông trừ Phi Luật Tân.

Thật vậy, trong cuốn Missionaries, trg. 165, chúng ta có thể đọc một đoạn nhận định tổng quát về thành quả truyền giáo của đạo Ki Tô ở Á Đông như sau:

"Dù số tín đồ gia tăng ở Nam Hàn, nhưng chỉ có Phi Luật Tân vẫn là quốc gia chính theo Ki Tô Giáo ở Á Châu. Những thừa sai thành công ở đây vì có cùng những lý do họ đã thành công ở Phi Châu, Nam Mỹ và vùng vịnh Thái Bình. Các linh mục Gia Tô vào Phi Luật Tân theo những quân chinh phục Tây Ban Nha và thấy ở nơi đây nhiều bộ lạc có nhược điểm là theo những tôn giáo truyền thống của từng bộ lạc. Trong những hoàn cảnh như vậy, Giáo hội đã đạt được một thắng lợi kỳ lạ khác.

Ở các nơi khác ở Á Châu, sự tiến bộ trong công cuộc truyền giáo Ki Tô rất chậm, có thể nói là không đáng kể. Bất cứ nơi nào mà các thừa sai đụng phải những nền văn hóa tôn giáo lớn như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, hay Hồi Giáo thì dân chúng ở những nơi đây đều cưỡng lại và đôi khi tỏ thái độ thù nghịch rõ rệt."

(Despite gain in South Korea, the Phillipines is still the only major Christian country in Asia. The missionaries were successful there for the same reasons they were successful in Africa, Latin America and throughout the Pacific basin. Roman Catholic priests entered the Philippines on the arm of the Spanish conquerors and found there numerous vulnerable tribes adhering to their traditional religions. In these circumstances the Church scored another extraordinary success.

Elsewhere in Asia, Christian progress has been slow, even negligible. Wherever missionaries have encountered other great religious cultures such as Buddhism, Hinduism or Islam, the people have remained quite resistant and sometimes downright hostile.)

Để hiểu tại sao công vụ truyền giáo của các thừa sai Tây phương ở Á Châu lại thất bại, tôi xin trích dẫn tóm tắt nhận định tổng quát về thực chất truyền giáo của Ca Tô Giáo Rô-ma tại Á Châu của Avro Manhattan trong cuốn "Chủ Nghĩa Đế Quốc của Gia Tô Giáo Và Sự Tự Do Của Thế Giới" ("Catholic Imperialism and World Freedom", trg. 341 - 365):

"Những công vụ truyền giáo của Ki Tô Giáo không bao giờ chỉ là thuần túy truyền giáo. Những công vụ truyền giáo này luôn luôn hoặc theo sau, hoặc đồng hành, hoặc làm đạo quân tiền phong cho những kho hàng Tây phương, ngoại giao Tây phương, và những binh đội Tây phương. Bất kể sự diễn tiến như thế nào, kết quả đều giống nhau: những dân tộc Á châu mất đi hoặc một phần, hoặc toàn phần sự tự do của họ, bất cứ khi nào và ở nơi nào mà cái Thánh giá cùng cái mũ Tây phương xuất hiện. Sự chấp nhận, do tự nguyện hay do cưỡng bức, hai thứ trên được tuyên dương là chiến thắng của nền văn minh Ki Tô, và văn minh Ki Tô có nghĩa là bất cứ cái gì có tính cách thống trị - hay nói khác đi, bất cứ cái gì của Tây phương - sự thành công thường thường tùy thuộc ở sự hiện diện của những hạm đội ở ngoài khơi.

Những dân tộc chậm tiến, nhưng có nền văn minh cao, mất đi nền độc lập của họ, văn hóa của họ bị chế nhạo, màu da của họ bị coi như là dấu vết của nhục nhã, quá khứ, hiện tại và ngay cả những khả năng thành đạt trong tương lai của họ bị khinh miệt và coi thường... Trong lúc đó thì tôn giáo Tây phương thuyết giáo về "tứ hải giai huynh đệ", nền dân chủ Tây phương, nhân quyền của mọi người, và lý tưởng Tây phương về sự bình đẳng của mọi sắc dân.

Thực ra, từ khi được cấy vào từ Judea, Ki Tô giáo đã trở thành tôn giáo của Tây phương, và từ đó trở nên tôn giáo lớn nhất trên thế giới, không do sức mạnh của những nguyên lý tinh thần mà do sự thống trị vật chất của người da trắng... Ki Tô giáo hiện còn bị hầu hết Á Châu bác bỏ vì tôn giáo này được coi như biểu thị sự tham tàn của thế giới Tây phương, của chủ nghĩa đế quốc Tây phương và của sự "ưu việt của người da trắng".

Tuy nhiên, cho rằng Á Châu đã loại bỏ Ki Tô Giáo chỉ vì nó là một phó sản của Tây phương là sai lầm. Khoa học và Kỹ nghệ cũng là những phó sản của Tây phương, nhưng chúng được đón nhận. Chủ nghĩa Marx là một phó sản của tư tưởng Tây phương, tuy nhiên chỉ trong vài thập niên đã đủ để nó gây mầm mống khắp lục địa trong đó gần hai ngàn năm nỗ lực của Ki Tô Giáo chỉ đưa tới một kết quả thê thảm.

Chủ nghĩa Cộng Sản, như là nguồn cảm hứng cách mạng của thế giới, có ích hay có hại là tùy theo quan niệm mỗi người. Nhưng sự lan tràn kỳ lạ của nó là một sự kiện. Nó đã góp phần cho một sự thức tỉnh nhanh chóng hơn của Á Châu, cho sự nổi giậy mau hơn của tinh thần quốc gia của Á Châu, và cho sự chống lại Ki Tô Giáo của Á Châu quyết liệt hơn. (Chẳng trách là, cho tới bây giờ, Ca Tô Giáo Rô-ma vẫn coi CS là kẻ thù nguy hiểm nhất, cần phải tiêu diệt bằng mọi thủ đoạn và lũng đoạn chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa v..v..)

Có thể nào một sự rao truyền Ki Tô Giáo thuần khiết hay nguyên lý căn bản về "tứ hải giai huynh đệ" đã gây nên phản ứng sâu rộng ở Á Châu như vậy? Nếu không thì nguyên nhân căn bản nào đã, và đang gây nên phản ứng như vậy? Câu trả lời là: chính trị Ki Tô Giáo. Chính trị Ki Tô Giáo đã đầu độc những sự giao thiệp Âu Á. Ngay từ những ngày đầu tiên của Ki Tô Giáo ở Viễn Đông, Ki Tô Giáo, xuất hiện dưới bộ áo tôn giáo, đã luôn luôn vươn lên như một lực lượng chính trị phục vụ cho những cá nhân và quốc gia Tây phương. Tin Lành Giáo cũng phạm tội như là Ca Tô Giáo. Giống như Ca Tô Giáo, các thừa sai Tin Lành luôn luôn làm tiền phong, hoặc theo gót các con buôn, tàu chiến, và những đoàn quân xâm lăng. Tuy nhiên, chính trị Tin Lành Giáo, dù phạm tội, không thể nào đồng hạng với Ca Tô Giáo. Sự tác hại gây nên bởi chính trị Ca Tô Giáo (Công Giáo) ở Á Châu thì to lớn một cách không thể nào so sánh được, hơn tất cả những sự tác hại gây nên bởi mọi giáo hội Ki Tô khác cộng chung lại với nhau.

Không giống như Tin Lành, những hoạt động của các thừa sai Ca Tô được phối hợp hoàn toàn với những mục tiêu tôn giáo - chính trị chuyên biệt. Với chủ ý dùng quyền lực chính trị để khuất phục những dân tộc Á Châu trong lãnh vực tôn giáo, Gia Tô Giáo đã đầu độc những mối liên hệ giao thiệp Âu Á ngay từ lúc bắt đầu, và sự đầu độc này đã góp phần hơn gì hết cho sự nghi ngờ bẩm sinh của dân tộc Á Châu đối với Tây phương hiện còn âm dội trong mọi lãnh vực cho tới ngày nay.

Những yêu sách chính trị của Giáo hội Ca Tô trên những quốc gia phi-KiTô bao giờ cũng liên kết với những yêu sách tôn giáo. Bởi vì, bất cứ khi nào Giáo hội gửi các thừa sai đi đến các nơi này, mục đích của Giáo hội là biến những người tân tòng thành những tín đồ của Giáo hội và là thuộc hạ của Giáo hoàng. Hai điều này không thể tách rời nhau được. Cũng như ở Tây phương, ở phương Đông, bất cứ nơi nào mà có Giáo hội Gia Tô là ở đó có Vatican; nghĩa là, quyền lợi ngoại giao và chính trị của Ca Tô Giáo.

Cho nên, những thừa sai Ca Tô tự động biến đổi thành những "tác viên chính trị", tạo thành nền tảng quyền lực chính trị của Ca Tô Giáo bất cứ nơi nào họ dựng lên những cộng đồng Gia Tô.

Những hoạt động tôn giáo - chính trị của Ca Tô Giáo như vậy thường tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng, với bản chất ghê tởm nhất, trên lịch sử nhân loại. Những hoạt động này đã trở nên nguyên nhân trực tiếp của những thảm họa chính trị và quân sự trong những sự giao dịch giữa Tây phương và Á Châu, những thảm họa mà người ta thường tin là do những sai lầm, lòng tham lam, và sự thiển cận của những quốc gia đế quốc, và không bao giờ là do sự lì lợm tôn giáo của Giáo hội Ca Tô, đường lối ngoại giao lá mặt lá trái của Vatican, hoặc khát vọng thống trị cả hai lục địa của Vatican mà thường khi làm nhơ nhuốc lịch sử hiện tại và góp phần làm cho sự phương hại đến những giao dịch hòa bình của các dân tộc trên thế giới kéo dài bất tận."

(Christian missions were never solely Christian missions. They were invariably preceded, accompanied, or followed by Western warehouses, Western diplomacy, and Western armies. Whichever the sequence, the result was eternally the same: the partial or total loss of the regional, national, and racial liberty of the Asiatics, wherever and whenever the Cross and the Western Hat had made their appearance. The voluntary or forced acceptance of both was proclaimed to be the victory of Christian civilization, and Christian civilization came to mean whatever tended to be dominant - in other words, whatever was Western - success very often depending on the appearance of naval squadrons off the coasts.

Backward and highly civilized peoples lost their independence; their cultures were ridiculed, the color of their skin became a mark of opprobium; their past, present, and even potential future achievements were scorned and despised... This while, at the same time, Western religion preached universal brotherhood, Western democracy, the rights of all men, and Western idealism the equality of all races...

In fact, since its transplantation from Judea, Christianity had become Western, and since then had become the dominant world religion, not through the strength of its principles but through the physical dominance of the White race... Christianity is still spurned by most of Asia as being hopelessly identified with the rapacity of the Western world, of Western Imperialism and of Western "White supremacy".

To think, however, that Asia has rejected Christianity simply because it is a by-product of the West would be erroneous. Science and industrialism are Western by-products; yet they are welcome. Marxism is a by-product of Western thought, yet a few decades have sufficed to plant its seeds throughout the continent in which almost two thousand years of Christian efforts were spent with the most dismal result...

Whether Communism, as the inspirer of a world revolution, is beneficial or harmful is anyone's opinion. Its phenomenal spreading, however, is a fact. It has contributed to a swifter awakening of Asia, to a quicker emergence of Asian nationalism, to a fiercer Asian opposition to Christianity.

Could the mere preaching of an unadulterated Christianity or of the basic principle of brotherhood of man have provoked such far-reaching Asiatic reaction?

If not, what was, and, indeed what is, its fundamental cause? The reply is: Political Christianity.

Political Christianity has poisoned, at the very source,

Asiatic-Western relations. Since its inception in the Far East, Christianity, having appeared in the apparel of religion, has always emerged as a political force at the service of Western individuals and nations. Protestantism is as guilty as Catholicism. Like the Catholic, so also the Protestan missionaries were invariably preceded or followed by traders, gun-boats, or military expeditions. Political Protestantism, however, although guilty, cannot be put on a par with Catholicism. The damage caused by political Catholicism in Asia has been incommensurably greater than anything done by all the other Christian Churches put together.

Unlike those of Protestantism, all its missionaries' activities were fully co-ordinated and had specific religious-political goals. By purposely employing political power to subdue Asiatic people in the religious field, Catholicism poisoned Asiatic-Western relations from the very beginning, and this poisoning has contributed, perhaps more than anything else, to the inborn suspicions of the Asiatic people towards the West, which has reverberated in all fields to our present

day.

The political claims of the Catholic Church upon non-Christian lands are inseparable from her religious one. This owing to the fact that, whenever sending out her missionaries, her aim is to make the newly converted people simultaneously members of the Church and subjects of the Pope.

The two are inseparable. As in the West, so also in the East, wherever there is the Catholic Church there also is the Vatican; that is to say, Catholic diplomatic and political interests.

Catholic missionaries, therefore, are automatically transformed ito "political agents" and ultimately become the foundation stones of the political power of the Catholic Church wherever they erect Catholic communities...

Such Catholic religious-political activities have often produced far-reaching effects, of a most nefarious nature, upon the history of mankind. They became the direct cause of political and military disasters in Western dealings with Asia; disasters popularly believed to be due merely to the blunders, rapacity, and short-sightedness of imperalistic nations, and never to the religious intransigence of the Catholic Church, to the diplomatic duplicity of the Vatican, or to the thirst for domination of both which, very often, by befouling the current of history, have contributed to the perennial detriment of the peaceful relationship of the peoples of the world.)

Với chính sách truyền đạo tệ hại như trên, hẳn chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy các dân tộc Á Châu cho tới ngày nay vẫn từ chối không chấp nhận Ki Tô Giáo (gồm Chính Thống, Ca Tô và Tin Lành) nói chung, Ca Tô Giáo nói riêng, trừ một thiểu số tình nguyện làm tôi tớ hèn mọn cho Vatican (Xin đọc câu "Chúng con là những tôi tớ hèn mọn, sấp mình dưới chân các Đấng run sợ dâng lên những lời dưới đây" trong bức thư gửi Giáo hoàng John Paul II của 12 môn đệ linh mục Nguyễn Hữu Trọng), hoặc "vô cùng sợ hãi Tòa Thánh, đến nỗi..."Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm" (Nguyễn Văn Trung), trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2), coi thị quốc Vatican (Vatican city) trọng hơn ông bà tổ tiên đã sinh ra mình và đất mẹ đã nuôi dưỡng mình.

Để độc giả có một ý niệm về bản chất cuồng tín của các nhà truyền giáo Ki Tô ngay trong thời đại này, tôi xin trích dẫn sau đây một đoạn trong cuốn Missionaries, trg. 186, nói về phương cách truyền giáo của Gia Tô Giáo ở Thái Lan:

"Ở Á Châu, không có mấy nước mà các thừa sai cảm thấy hoàn toàn tin tưởng là công vụ truyền giáo của họ sẽ không bị gián đoạn trong tương lai. Ngay cả dân Thái cũng nhạy cảm đối với vấn đề thừa sai nếu sự

truyền giáo không khéo xử, thái độ khoan dung của dân Thái có thể thay đổi. Hiện nay, trong một nước mà 97 phần trăm theo Phật Giáo, 2 phần trăm theo Hồi Giáo, số người theo Ki Tô Giáo hiển nhiên rất ít.

Sulak Siravaksa là một trí thức Phật Giáo theo học các trường Ki Tô. Tuy nhiên, ông ta rất lấy làm khó chịu trước những tài liệu truyền giáo mô tả Thái Lan là "địa hạt của Satan"; rằng "99% dân Thái bị câu thúc bởi ma quỉ"; lên án Phật Giáo là "thờ hình tượng" và là "một tôn giáo yếm thế một cách vô vọng."; và chấp chặt là "không có sự mặc khải của Ki Tô thì không hiệp thông được với Thượng đế." Như Sulak đã vạch rõ, đó là ngôn ngữ hàng ngày của một số tài liệu truyền giáo, những tài liệu này đã xúc phạm nặng nề đến những Phật tử Thái Lan."

(In Asia there are few countries where missionaries can feel completely confident of an uninterrupted future for their work. Even the Thais are sensitive on the

subject of missionaries and if evangelism is not carried out in a tactful manner, their tolerant attitude may change. At present, in a country where 97 percent of the population is Buddhist and 2 percent Muslim, there are obviously very few Christians.

Sulak Sivaraksa is a Buddhist intellectual who was educated in Christian schools. He is, however, severely irritated by evangelical literature that describes Thailand as "the territory of Satan"; that declares "99 percent of Thais are in bondage to demons"; that condemns Buddhism as "idolatry" and "a religion of hopeless escapism"; and which insists that "without Christian revelation, there is no relationship with God". As Sulak points out, this is the everyday language of a certain kind of mission literature, which is deeply offensive to Thai Buddhists.)

Vì chính sách truyền đạo cuồng tín cố hữu như trên tại Thái Lan mà Phật Giáo Thái đã phải chính thức gửi kháng thư cho John Paul II, phàn nàn về những việc làm sai trái của Ca Tô Giáo ở Thái Lan, như sẽ được trình bày trong một phần sau.

Người Việt chúng ta thường ngưỡng mộ thành quả canh tân đất nước của Nhật Bản và các "sử gia" Ca Tô Việt Nam thường đổ trách nhiệm lên đầu các vua quan triều Nguyễn là không biết noi gương Nhật Bản để canh tân đất nước. Nhưng bối cảnh lịch sử của hai nước Nhật và Việt trong thế kỷ 19 hoàn toàn khác nhau. Muốn hiểu tại sao Nhật Bản canh tân được mà Việt Nam lại không, chúng ta phải trở lại lịch sử tiếp xúc của Nhật với Tây phương, và từ đó nhận ra sự khác biệt giữa những điều kiện chính trị, xã hội của hai nước. Sự thành công của Nhật Bản trong vấn đề canh tân đất nước dựa phần lớn vào thái độ dứt khoát, quyết liệt của Nhật đối với Ca Tô Giáo như chúng ta sẽ thấy sau đây.

Từ đầu thế kỷ 16, Nhật Bản đã tiếp xúc với Tây phương qua những thương gia ngoại quốc, nhất là những thương gia Bồ Đào Nha. Khi đó Nhật Bản hoan nghênh những sự trao đổi ý kiến và trao đổi hàng hóa và mở cửa cho thông thương tự do. Tuy nhiên, theo sau các thương gia là những thừa sai Ki Tô Giáo, nhất là những thừa sai Ca Tô, tới để truyền đạo. Muốn hiểu hiện tượng trên, tưởng chúng ta cũng nên nhắc lại là:

"Vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander VI, tự cho Ca Tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: 1) toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây Ba Nha; 2) còn Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Ca Tô. Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng là những linh mục. Sự có mặt của gìới linh mục đã biện minh cho những hành động áp chế dân địa phương cũng như bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Ca Tô."

(Missionaries, trg. 132-133: By the end of the fifteenth century, Pope Alexander VI created two spheres of influence; he determined that the whole of the Americas with the exception of Brazil, should belong to Spain, while Portugal would take Brazil and whatever could be seized in Asia and Africa. It was decreed that along with territorial gains would go the duty to incorporate any native peoples into the Catholic Church...With the invading armies came priests and friars whose presence justified the subjugation of the people and the use of whatever coercion was judged necessary to bring them to the faith.)

Các thừa sai Ca Tô được sự ủng hộ nồng nhiệt của Nobugata, một lãnh chúa Nhật Bản (1573-1582).

Nobugata, ngoài việc cho phép các giáo sĩ tự do truyền đạo còn cấp đất cho họ ở Kyoto, cùng hứa hẹn cấp cho họ một khoản tiền mỗi năm. Do đó, Ca Tô giáo lan tràn khắp nước, hàng ngàn người theo đạo và các trung tâm Ca Tô mọc lên ở nhiều nơi trong nước Nhật.

Nếu các giáo sĩ Ca Tô chỉ giới hạn trong việc truyền bá tình thương của đạo Chúa thì chắc chắn Nhật Bản và các nước khác ở Á Châu sẽ để cho họ tự do, nhất là Việt Nam, một dân tộc đã nổi tiếng là hiếu khách và không hề có chuyện kỳ thị tôn giáo. Nhưng, do sự cực đoan tôn giáo của Ca Tô giáo là Giáo hội Ca Tô phải thống trị giáo dân trong tất cả những lãnh vực tôn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị v..v.., kết quả là các cộng đồng Ca Tô ở Nhật Bản đều phải đặt dưới quyền thống trị của Vatican. Theo giáo điều Ca Tô, Giáo hội không cho phép những người dân Nhật theo đạo phục tùng những người cầm quyền như là một người dân trong một nước. Những người gia nhập Giáo hội Ca Tô đương nhiên tự biến họ thành những thuộc hạ của Giáo Hoàng. Một khi sự t rung thành đã chuyển sang một thế lực ngoại quốc ở ngoài đất Nhật, các giáo dân trở thành bất trung đối với những nhà cầm quyền Nhật Bản. Điều này rất nguy hại cho sự an ninh của Nhật, quốc nội cũng như quốc ngoại.

Vì Ca Tô Giáo dạy rằng đạo Ca Tô là đạo duy nhất chân thật, các tín đồ Ca Tô Nhật đã phát động tinh thần bất khoan nhượng tôn giáo, và khi ở vị thế có quyền hành, tìm cách xóa bỏ các tôn giáo khác bằng bạo lực. Điều này đã gây nên những xáo trộn trong xã hội. Bất cứ ở nơi nào mà Ca Tô giáo chiếm đa số trên đất Nhật thì ở nơi đó Phật Giáo và các tôn giáo khác đều bị chèn ép. Chùa chiền bị phá hủy, đóng cửa hay chiếm đoạt để làm nhà thờ. Trong nhiều trường hợp, Phật tử bị cưỡng bách theo đạo, từ chối có thể bị tịch thu gia sản hay xử tử. (Những người sống ở miền Nam, nhất là vùng Nam, Ngãi, dưới triều Ngô Đình Diệm chắc chắn chưa quên những cảnh này).

Trước tình thế quốc gia như vậy, những nhà cầm quyền Nhật Bản, Hideyoshi rồi Ieyasu, thay đổi thái độ và bắt đầu từ năm 1614 Ieyasu đưa ra một chính sách để đối phó với những xáo trộn mà các giáo sĩ và giáo dân Gia Tô giáo đã gây ra:

"Mọi công dân Nhật theo đạo được lệnh phải bỏ đạo; các nhà thờ và tu viện Ca Tô bị phá hủy, tài sản đất đai bị tịch thu, và tất cả linh mục ngoại quốc được lệnh phải rời khỏi các xứ đạo, tập trung tại Nagasaki để chờ tống xuất."

Sắc lệnh này chưa kịp thi hành thì "một sắc lệnh khác khe khắt hơn được ban hành, và sự đàn áp tôn giáo trở thành tàn nhẫn hơn cho tới khi mọi vết tích công khai của Ki Tô Giáo bị phá hủy."

(Missionaries: A further decree, much fiercer in tone, set in train a ruthless persecution that continued until all overt vestiges of Christianity had been destroyed.)

"Khi sắc lệnh trục xuất thứ hai được ban hành, một số thừa sai rời khỏi nước Nhật nhưng nhiều vị ở lại và toan tính tiếp tục gây dựng ngầm các xứ đạo. Tất cả đều bị săn lùng và hành quyết.

Toàn thể các cộng đồng Ki Tô phải chịu đựng những biện pháp cấm đạo. Họ bị cưỡng bức giẫm lên hình tượng của Mẹ Maria bồng Con khắc trên những bản nhỏ, ai từ chối đều bị hành quyết. Hình phạt thông thường là đóng đinh, nhưng được thay đổi một cách ác độc, nạn nhân bị đóng đinh đầu ngược xuống đất và ở bờ biển. Khi thủy triều lên họ bị chết ngộp dần dần."

(When the second decree of expulsion was promulgated, a number of missionaries left Japan but many remained and tried to continue their ministry in hiding. All of them were hunted down and put to death.. . Whole communities were put to the test. They were forced to trample upon a fumie, a small plaque bearing a carved image of the Virgin and Child, and those who refused were executed. Crucifixion was the usual fate, but, in a cruel refinement, the victims were crucified upside down on the shoreline. As the tide came in, they slowly drowned. )

Vào thời điểm này, những tín đồ Ca Tô ở Nhật bắt đầu tổ chức võ trang chống lại chính quyền. Cuộc chiến bùng nổ vào mùa đông năm 1637 tại Shimbara và tại đảo Amakusa, những vùng hầu như toàn tòng Ca Tô. Những cộng đồng Ca Tô này, cầm đầu bởi các linh mục Tây phương, công khai chống lại chính quyền.

Chính quyền Nhật, sợ rằng các toán giáo dân đó liên kết với những giáo dân Ca Tô Tây phương và bị Bồ Đào Nha dùng làm phương tiện để chiếm đất đai của Nhật, đánh thuế rất nặng trên những cộng đồng này. Các linh mục dòng Tên tổ chức một đạo quân khoảng 30000 giáo dân Nhật, với cờ xí mang tên Giê-Su, Maria, Thánh Iago, tiến quân đối đầu với đại diện chính quyền về dân sự và quân sự ở địa phương, và nhiều cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra trong vùng Shimbara và vùng vịnh Nagasaki. Giáo dân giết luôn Thống Đốc ở Shimbara và rồi cố thủ trong một thành lũy kiên cố khi quân chính phủ kéo đến dẹp.

Với vũ khí thô sơ, chính quyền Nhật phải nhờ đến sự trợ giúp của Hòa Lan (theo Tin Lành) về súng đại bác và tàu chiến. Hòa Lan ưng thuận, và giúp chính quyền san thành bình địa nơi cố thủ của các giáo dân và hầu như tất cả các giáo dân trong đó đều bị tàn sát.

Kết quả cuộc nổi loạn của giáo dân này là một đạo Dụ bài Ngoại của chính quyền Nhật Bản ban hành năm 1639, Manhattan, Catholic Imperialism and World Freedom, trg. 361:

"Trong tương lai, chừng nào mà mặt trời còn soi sáng thế giới, không một ai được phép nhập cảnh Nhật Bản, ngay cả với tư cách là đại sứ..."

(For the future, let none, so long as the Sun illuminates the World, presume to sail to Japan, not even in the quality of ambassadors...)

Đạo Dụ trên được áp dụng cho mọi nước Tây phương, trừ Hòa Lan vì Hòa Lan đã giúp phương tiện cho chính quyền Nhật dẹp cuộc nổi loạn của các giáo dân Ca Tô. Nhưng ngay cả đối với người Hòa Lan, họ cũng bị hạn chế tối đa. Lý do: tuy họ không phải là tín đồ Ca Tô Giáo nhưng cũng là tín đồ Ki Tô Giáo. (Nevertheless, even they were put under extreme restrictions owing simply to the fact that although they were not Catholics they were Christians.)

Đối với Nhật Bản khi đó, bất cứ cái gì liên hệ đến Ki Tô Giáo nói chung đều bị nghi ngờ là có âm mưu lừa dối, chinh phục, và bất khoan dung.

Manhattan, (Ibid.,trg. 362):

"Người Hòa Lan không được phép đọc ngay cả những lời cầu Kinh Ki Tô Giáo trước mặt một công dân Nhật nào. "

(The Dutch were not permitted to use Christian prayers in the presence of a single Japanese subject).

Hiệp ước thương mại giữa Nhật và Hòa Lan có những điều khoản như:

- Không một tàu buôn nào của Hòa Lan được chở một tín đồ Ki Tô bất cứ quốc tịch nào hoặc chuyên chở thư từ viết bởi tín đồ Ki Tô.

- Hòa Lan phải báo cho chính quyền Nhật biết tình hình bành trướng của Ki Tô Giáo ở ngoại quốc.

- Mọi sách viết về những đề tài tôn giáo phải khóa kín, niêm phong trong các rương hòm và trao cho chính quyền Nhật giữ trong suốt thời gian tàu cặp bến Nhật.

(No Dutch ship should carry a Christian of any nationality or convey letters written by Christians.

The Dutch should convey to the Japanese governor any information about the spreading of Christianity in foreign lands that might be of interest.

All books, especially those dealing with religious subjects, belonging to Dutch ships had to be put into trunks, sealed, and turned over to the Japanese during the period the ship was in port)

Với những biện pháp quyết liệt và tàn nhẫn đối với Ca Tô Giáo nói riêng vàì Ki Tô Giáo nói chung, Nhật Bản đã giữ nước khỏi bị cái họa Ki Tô Giáo trong suốt hơn 200 năm, trong thời gian này trên đất Nhật không hề có bóng dáng của ngay cả một linh mục thừa sai và con chiên bản địa, đỡ hẳn mối lo âu về một số tín đồ Ca Tô sẵn sàng theo lệnh các thừa sai Tây phương phản quốc, cho tới khi Đô Đốc Perry của Mỹ dùng 10 tàu chiến tấn công và uy hiếp Nhật phải mở cửa giao thương và cho truyền đạo lại vào năm 1854. Trước mối nhục vì bị thua kém về kỹ thuật và súng ống này, Nhật Bản đã quyết tâm canh tân. Năm 1866, Nhật còn là một dân tộc thuộc loại Trung Cổ. Chỉ trong vòng 33 năm, tới năm 1899, Nhật đã trở thành một cường quốc không kém các nước Tây phương. Ngoài lòng yêu nước cao độ và quyết tâm, yếu tố chính trong sự thành công canh tân của Nhật là một tình trạng xã hội, chính trị ổn định, không có một đạo quân thứ 5 nằm vùng trong lòng dân tộc và các thừa sai gián điệp chuyên gây xáo trộn trong các quốc gia để thủ lợi về mặt tôn giáo cũng như về vật chất thế tục.

Missionaries, trg. 169:

"Trong 24 năm đàn áp Ki Tô Giáo ở Nhật Bản, 62 thừa sai Tây phương đã bị hành quyết cùng với hàng ngàn giáo dân Nhật. Phải tới hơn 200 năm sau Nhật mới lại mở cửa cho các thừa sai trở lại, nhưng lòng của họ vẫn khép kín."

(During the twenty-four years of the great Japanese persecution, sixty-two European missionaries were put to death together with thousands of Japanese Christians. It was to be more than 200 years before the Japanese would again open their doors to missionaries but even then, they did not open their hearts.)

Một câu ngắn gọn sau đây của Hal Dareff trong cuốn Câu Chuyện Việt Nam (The Story of Vietnam, trg. 28,) có thể nói lên hoàn cảnh khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thế kỷ 19:

"Đóng cửa biên giới, họ (triều đình Gia Long. TCN) sẽ tránh được sự xâm nhập của người ngoại quốc với những lối sống xa lạ của họ. Bất hạnh thay, trong nước đã có những người ngoại quốc rồi - Các giáo sĩ thừa sai."

(By sealing off their borders, they would keep out the foreigner and his alien ways. Unfortunately, there were already foreigners in Vietnam - The Missionaries.)

Ở Ấn Độ, hơn 400 năm nay Ki Tô Giáo đã vô cùng tích cực trong vấn đề truyền đạo với hi vọng Ki Tô hóa Ấn Độ nhưng dân chúng Ấn, tuy nghèo khó và trước những hứa hẹn về vật chất của Ki Tô Giáo, vẫn từ chối tôn giáo này. Số người theo Ki Tô Giáo nói chung chưa lên tới 1% tuy chính quyền Ấn đã rất dễ dãi để cho những nhà truyền giáo tự do truyền đạo.

Sự dùng vật chất để ép những người ngoại đạo đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn về vật chất theo đạo lộ liễu đến mức một Ủy Ban Điều Tra Những Hoạt Động của Các Giáo Sĩ Thừa Sai tại Ấn Độ đã phải đưa ra những khuyến cáo sau đây, trong cuốn "Tín ngưỡng của người khác" ("The Faith of Other Men", trg. 107) của Giáo Sư Wilfred Cantwell Smith, một nhà Thần học KiTô nổi tiếng, Giáo sư môn Tôn Giáo Thế giới và Giám đốc trung tâm nghiên cứu tôn giáo thế giới tại đại học Harvard:

" Nên yêu cầu những thừa sai mà mục đích chính là dụ người vào đạo phải rút lui. Số lượng lớn các nhà truyền giáo ngoại quốc không được hoan nghênh và cần phải kiểm soát.

Sự dùng các dịch vụ y tế hay chuyên môn như là phương tiện trực tiếp để dụ người vào đạo phải cấm bởi luật pháp.

Mọi toan tính dùng vũ lực hay lừa gạt gian dối, hay đe dọa bằng những cách bất chính hay giúp đỡ tài chính hay mọi sự trợ giúp khác, hoặc bởi những phương tiện hay hứa hẹn lừa gạt gian dối, hoặc bằng sự giúp đỡ tinh thần và vật chất, hoặc lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm hay lòng tự tin của bất cứ người nào, hoặc bằng cách khai thác nhu cầu, sự yếu kém về tinh thân (tâm thần) hay nhẹ dạ của bất cứ người nào, hoặc, đại cương là mọi toan tính hay nỗ lực (dù thành công hay không), trực tiếp hay gián tiếp thâm nhập vào ý thức tôn giáo của con người (dù đã trưởng thành hay còn vị thành niên) thuộc tín ngưỡng khác, với mục đích thay đổi ý thức tôn giáo hay tín ngưỡng của họ, để cho hợp với lý tưởng và niềm tin của phe đi dụ người ta vào đạo, phải tuyệt đối cấm."

(Those missionaries whose primary object is proselytization should be asked to withdraw. The large influx of foreign missionaries is undesirable and should be checked..

The use of medical or other professional services as a direct means of making conversions should be prohibited by law..

Any attempt by force or fraud, or threats of illicit means or grants of financial or other aid, or by fraudulent means or promises, or by moral and material assistance or by taking advantage of any person's inexperience or confidence, or by exploiting any person's necessity, spiritual (mental) weakness or thoughlessness, or, in general any attempt or effort (whether successful or not), directly or indirectly to penetrate into the religious conscience of persons (whether of age or underage) of another faith, for the purpose of consciously altering their religious conscience or faith, so as to agree with the ideas of convictions of the proselytizing party should be absolutely prohibited..)

Tại sao người ta lại phải khuyến cáo như vậy nếu các công vụ truyền giáo của CaTô giáo chỉ thuần túy là truyền giáo? Chúng ta cũng nên để ý rằng, hiện nay, ở Ấn Độ đang có phong trào bài Ki Tô Giáo rất mạnh. Báo Los Angeles Times ngày 12 tháng 11, 1998, đăng một bài tường thuật dài của ký giả Dexter Filkins về những hành động bài Ki Tô Giáo, nhiều khi dùng đến bạo lực, ở Ấn Độ. Một lãnh tụ của phong trào bài Ki Tô Giáo, ông B. L. Sharma, tuyên bố:

"Chúng tôi đã phải làm nô lệ cả ngàn năm, và nay chúng tôi đã sáng mắt rồi. Tôi đòi hỏi chính phủ Ấn Độ phải đuổi cổ những kẻ đang dụ dân Ấn cải đạo, và phá hại văn hóa, ngôn ngữ và y phục của chúng tôi."

(We were slaves for 1000 years and now we have opened our eyes. I demand that the government of India throw out these people who are out to convert Hindus and ruin our culture, language and attire.)

Ở Trung Quốc , chúng ta đã biết, các giáo sĩ thừa sai toa rập với lực lượng thực dân Anh đưa thuốc phiện vào đầu độc dân Trung Quốc và lợi dụng cuộc chiến tranh nha phiến để truyền đạo. Nhưng lịch sử truyền đạo Ca Tô ở Trung Quốc là một thất bại nặng nề cho các nhà truyền giáo Ca Tô. Chúng ta hãy đọc vài đoạn trích dẫn sau đây trong cuốn The Chinese Looking Glass của Dennis Bloodworth, trg. 170-173, viết về phản ứng của người Trung Hoa đối với Gia Tô Giáo như thế nào:

"Từ thế kỷ 16 trở đi, các giáo sĩ dòng Tên đã được đón tiếp ở Bắc Kinh. Người ta nói rằng, vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Minh đã cải đạo sang Ki Tô Giáo trước khi chết, và con trai của bà đã được rửa tội với tên Constantine. Tuy các tín đồ Gia Tô căm phẫn chính đáng về những sự kiềm chế tiếp tục ngăn cản sự tự do truyền đạo ở những nơi khác trên đất Trung Quốc, căn bản căm phẫn của họ thật là yếu ớt một cách lố bịch. Vì chính trong những khoảng thời gian này, Gia Tô Giáo đang tàn sát những tín đồ Tin Lành ở Netherlands, tra tấn hàng ngàn dân Huguenots ở Pháp, và Văn Phòng Thánh (Cơ Quan Chỉ Đạo các Tòa Hình Án xử dị giáo.) còn đang bận thiêu sống những kẻ dị giáo từ Granada tới Goa.

Đối với người trí thức Trung Hoa, các Thần (hay Thượng đế, hay Chúa, tùy theo cách gọi trong các nền văn hóa khác nhau. TCN) là để cho những nông dân ngu dốt. Một Nho gia lỗi lạc đã nói: "Không có ai ở trên trời phán xét tội lỗi." Tôn giáo là thuốc phiện của những "người đần độn". Còn đối với đại chúng thì, không làm gì có chuyện cứu rỗi, và như vậy, không làm gì có chuyện luận phạt xuống địa ngục. Do đó, các học giả chỉ đánh giá đạo đức Ki Tô Giáo còn ngoài ra coi những giáo sĩ dòng Tên như là các kỹ thuật gia khéo léo.

Nhưng đối với một giáo sĩ thừa sai thì dân Trung Quốc phải chia thành hai: giáo dân Ki Tô và những người ngoại đạo. Nhưng sự khó khăn ở đây là Trung Quốc không có danh từ "ngoại đạo" vì các tôn giáo ở đây đã sống chung tốt đẹp với nhau và hiểu rõ rằng chỉ có Khổng Giáo mới là đạo chính thức ở Trung Quốc. Tuy nhiên, dần dần các quan lại Trung Quốc hơi ngạc nhiên khi thấy rõ rằng các tín đồ Ki Tô không sẵn sàng để sống hòa hợp trong đại khối dân tộc với các tôn giáo khác nhau, nhưng lại chống Khổng giáo bằng một tập hợp các qui luật của riêng họ.

Đó chính là lạc đạo. Một người Trung Hoa khi trở thành một tín đồ Ki Tô thì không được coi như là người Trung Hoa nữa. Cái xí nghiệp truyền giáo bị ngăn chặn, cấm đoán, rồi lại được phép truyền đạo. Những tín đồ Ki Tô cuồng tín trong cuộc nổi loạn của giặc Thái Bình (Người cầm đầu giặc Thái Bình là Hồng Tú Toàn, một tín đồ Ki Tô, tự xưng là em của Giê-su, tự phong là Thái Bình Vương, chiến đấu cho cái gọi là Thái Bình Thiên Quốc của Chúa Trời. TCN) đã làm nguy hại cho đức tin của họ khi họ đánh mạnh vào giới văn thân, và khi đến lượt các thừa sai bị đối xử thô bạo, giết chóc bởi những toán dân khác, thì giáo hội không được sự thương xót của Bắc Kinh, mà còn bị Bắc Kinh rất đỗi nghi ngờ vì có vẻ như các quyền lực Tây phương luôn luôn dựa vào những sự đối xử quá đáng đối với dân Chúa của họ để mượn cớ đòi hỏi nhiều nhượng bộ hơn ở Trung Quốc.

Sau cuộc cách mạng năm 1911, Ki Tô Giáo được coi như là mốt thời trang, vì những bộ óc mờ mịt của những người hăng say thuộc đảng Cộng Hòa bị hoang mang bởi những ý niệm về tự do và dân chủ. Nhưng rồi ngay sau đó họ đã vỡ mộng. Những thiệt hại đáng sợ trong Đệ Nhất Thế Chiến đã làm cho các quan sát viên Đông phương tin chắc rằng một giáo phái được gọi là cao quý mà lại gây ra những cảnh tàn sát tập thể như vậy không thể nào là nguồn cứu rỗi của họ, và những sự tàn bạo trong Đệ Nhị Thế Chiến đã củng cố cảm tưởng sơ khởi trên.

Ngày nay những người Cộng Sản không tán thành những sự mê tín duy linh phi lý, và họ khoan nhượng cho khoảng từ 2 tới 3 triệu tín đồ Ki Tô theo tín ngưỡng của mình một cách đứng đắn mà không cần đến sự ban phúc của La Mã, và họ ủng hộ một phong trào Phật Giáo lớn hơn, hướng dẫn bởi những người hiểu rằng "trước hết họ phải có những trách nhiệm xã hội và những nhiệm vụ yêu nước" trước khi say đắm trong sự xa xỉ tôn giáo."

(From the sixteenth century onwards Jesuits were welcomed in Peking. The last Ming empress, it was claimed, was converted to Christianity before she died, and her son was baptized Constantine. Although the Roman Catholics were full of righteous indignation about the fetters that continued to hamper free missionary work in the rest of China, they were on ridiculously weak ground. For this was the sorry period in which the Catholics were butchering the Protestants of the Netherlands, the Huguenots were being tortured by the thousands in France, and the Holy Office was busy burning heretics from Granada to Goa.

To the literate Chinese, gods were only for ignorant peasants. As a prominent neo-Confucian had laid down: "There is no man in the sky judging sin." Religion was the opiate of the "stupid people." For the rest, there was no personal salvation or, come to that, damnation. The scholars therefore appreciate only the ethics of Christianity and otherwise regarded the Jesuits as clever technicians...

For the missionary, China must be divided into Christians and heathens. But the difficulty was that the Chinese simply had no word for "heathen," for religions had rubbed along well enough together in the Middle Kingdom on the strict understanding that Confucianism was the only official creed. Nevertheless, it gradually became clear to the slightly astonished mandarins that the Christians were not prepared to be stitched into the patchwork quilt made up of the rest, but were challenging Confucian doctrine itself with a rival set of rules of their own.

This was heresy. A Chinese who became a Christian could no longer be regarded as Chinese. Missionary enterprise was hampered, then forbidden, then permitted again. The "Christian" fanatics of the Taiping rebellion perilously compromised the faith by smitting scholars in the name of Jesus, and when it was the turn of the missionaries to be manhandles and murdered by other Chinese mobs, the Church did not earn sympathy in Peking, but even greater distrust, for it seemed that the Western powers always made these excesses against their men of God to pretext for seizing more concessions in China...

After the revolution in 1911, Christianity enjoyed a certain vogue, for it was confused in the muddles minds of eager Chinese republicans with liberty and democracy. But disillusion soon followed. The frightful toll of World War I persuaded Orientals onlookers that a gentle cult productive of so much mass murder held no salvation for them, and the atrocities of World War II confirmed the initial impression...

Today the Communists frown upon reasonless, animistic superstition, tolerate in the best traditions two

to three million Catholics in China, who "lead a proper spiritual life" without the blessing of Rome, and patronize a much bigger Buddhist movement led by men who understand they must "first bear their socialist responsibilities and fulfill their patriotic obligations" before indulging in the luxury of religion.)

Chúng ta đã thấy, qua những tài liệu về sự thất bại của công vụ truyền giáo của Gia Tô Giáo ở Á Đông. Á Đông đã dứt khoát tù chối một tôn giáo mà từ những tín lý, lễ nghi cho tới những cung cách cư xử của những giáo sĩ thừa sai Gia Tô, hoàn toàn không hợp với người Á Đông. Chẳng thế mà trong những nước lớn ở Á Châu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan... số người theo Ki Tô Giáo nói chung, rất là ít ỏi, có thể nói là không đáng kể. Thống kê mới nhất cho biết số tín đồ Ki Tô ở Ấn Độ vào khoảng 1%, ở Thái Lan cũng vậy, chỉ khoảng 1%, ở Nhật Bản chưa tới 1%, và ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 4 phần ngàn và không lệ thuộc Vatican. Buồn thay, ở Việt Nam, số tín đồ Gia Tô lên tới 8% và còn hoàn toàn nô lệ Vatican.

Nền văn minh kỹ thuật Âu Mỹ, đã một thời vượt xa Á Đông, nhưng từ trước cũng như cho tới ngày nay, về vấn đề đạo đức và tâm linh thì đối với người Á Đông, Âu Mỹ vẫn còn trong tình trạng chưa khai hóa. Trong Kinh Nhựt Khóa của người Gia Tô Việt Nam có câu: "Ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e là lịnh rao truyền tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ". Người Ca Tô Việt Nam đã coi ông bà tổ tiên và cả dân tộc mình là dân mọi rợ, trong khi thực ra thì câu trên phải được viết là "Ông Thánh Phan-Xi-Cô Xa-Vi-e là lịnh rao truyền "tiếng nói mọi rợ" của Đức Chúa Thánh Thần cho những dân tộc văn minh mà về phương diện tôn giáo và tâm linh đã vượt xa và tiếp tục vượt xa những dân tộc Âu Mỹ mê tín và cuồng tín."

Để biện hộ cho những tội ác của Ca Tô Giáo Rô-ma đối với nhân loại và sách lược truyền đạo bạo tàn, man rợ của Giáo hội Gia Tô, người ta thường viện câu: tôn giáo nào cũng tốt cả, cũng đều dạy con người làm lành tránh ác, vậy bản chất của mọi tôn giáo đều tốt cả. Nhưng trên thực tế thì có phải như vậy không? Nếu cùng tốt cả, cùng dạy con người làm lành tránh ác cả thì tại sao lại có tôn giáo không hề làm đổ một giọt máu trong quá trình truyền đạo hơn 2500 năm như đạo Phật, và tại sao lại có cảnh xương chất thành núi, máu chảy thành sông trên vai lịch sử của Ca Tô giáo? Con người Tây phương vẫn tự hào là văn minh tiến bộ hơn các dân tộc khác, và sự truyền đạo là để "văn minh hóa" những dân tộc này, nhưng tại sao lại có sự khác biệt giữa phương cách truyền đạo trong tinh thần từ bi của đạo Phật và phương cách truyền đạo hết sức man rợ của Ca Tô Giáo mà kết quả là nhiều triệu người phải chịu đựng những cảnh tra tấn, tù đầy, giết chóc? Các tín đồ Gia Tô giải thích làm sao về sự khác biệt này? Nếu cho rằng đó là ý của Chúa, thì hơn 80% số người trên thế giới đã có lý khi họ từ chối một tôn giáo mà lịch sử đẫm máu của nó không thể nào có thể làm mờ nhạt đi được.

Có phải vì vậy mà ngày nay các dân tộc văn minh trên thế giới đều dần dần rời bỏ cái tôn giáo mà họ đã phải chịu đựng gần 2000 năm nay, đến nỗi các nhà tuyền giáo ngày nay đã coi Âu Châu như là vùng truyền giáo quan trọng nhất trên thế giới để khôi phục niềm tin của dân chúng trong vùng này. Tôi sẽ trở lại tình trạng Ca Tô Giáo ở Âu Châu với vài con số thống kê mới nhất trong một phần sau. Các học giả nghiên cứu về tôn giáo đã đồng thuận ở một điểm: sự khác biệt giữa lịch sử truyền giáo của Phật Giáo và Ca Tô Giáo nằm ngay trong chính giáo lý của mỗi tôn giáo. Giáo lý Phật Giáo thì khỏi cần bàn tới vì trong suốt hơn 2500 lịch sử của Phật Giáo chúng ta không thấy một cuộc chiến tranh tôn giáo nào cũng như chưa từng thấy khi nào Phật Giáo dùng đến bạo lực để tra tấn, hành hạ, thiêu sống những người không cùng quan điểm với Phật Giáo, hoặc dùng những thủ đoạn phi luân để dụ hay cưỡng bách người khác tín ngơỡng vào đạo Phật. Người ta chỉ thấy Vua A Dục buông gươm xuống và chinh phục chư hầu bằng lòng từ bi theo giáo lý Phật Giáo, sau khi được giáo lý Phật Giáo cảm hóa. Nhưng còn giáo lý KiTô giáo thì sao? Nó nằm ngay trong hai cuốn Cựu Ước và Tân Ước, gọi chung là Thánh Kinh. Sau đây tôi sẽ lược duyệt một số tài liệu phân tích nội dung Thánh Kinh để chứng tỏ rằng những sách lược tàn bạo của Giáo hội Ca Tô Rô-ma đối với nhân loại bắt nguồn từ sự tin tuyệt đối vào cuốn Thánh Kinh, được tin như là ghi chép những lời mặc khải của Thượng đế, và được tin là không thể sai lầm. Do đó, Giáo hội đã theo sát những lời dạy của Chúa trong Thánh Kinh, đi khắp nơi trong thế giới để truyền bá "đức tin Ca Tô" bằng bạo lực, cưỡng ép, và giết chóc.

Những gì mà quần chúng được dạy để tin mà không cần đến lý lẽ Vậy thì ai có thể phủ bác niềm tin này bằng lý lẽ?

(What the populace learned to believe without reasons, Who could refute it then by means of reasons)?

(Friedrich Nietzche)


Các bài tôn giáo cùng tác giả

 

Trang Trần Chung Ngọc