Tôi đọc ĐỖ MẠNH TRI trong cuốn

"2000 Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một Số Người Công Giáo"

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt078.php

11-Apr-2020

(Trích trong cuốn "PHÊ BÌNH NHỮNG BÀI PHÊ BÌNH CUỐN "ĐỐI THOẠI VỚI GIÁO HOÀNG GIOAN PHAO LỒ II" TẬP 2 - VỀ ÔNG ĐỖ MẠNH TRI).

Giao Điểm Xuất Bản 1997

 Phê bình bài của ông Đỗ Mạnh Tri

 Trong 15 bài trong cuốn "2000 Năm Một Thuở..", tôi đặc biệt chú ý đến bài của ông Đỗ Mạnh Tri, vì có vẻ như ông là người chủ chốt trong việc hình thành và đưa ra tác phẩm này.  Do đó, tôi sẽ phê bình tạm gọi là chi tiết bài của ông Tri.

  Trong Thư Mời Viết Cho Tin Nhà, Tin Nhà đề nghị khi trả lời 5 câu hỏi Tin Nhà đề ra, các tác giả giới hạn trong 2 trang cho mỗi câu hỏi (trang IX).  Có lẽ ông Đỗ Mạnh Tri là người chủ xướng cho nên ông ta không cần phải theo đề nghị của Tin Nhà.  Do đó ông ta đã viết hơn 16 trang để trả lời câu hỏi số 1, từ trang 165 tới trang 181.  Nhưng ông ta viết không phải là để trả lời câu hỏi mà để quảng cáo cho cái đạo Giê-su của ông ta qua những lý luận thần học lắt léo, lạc dẫn, lỗi thời, chứa đầy mâu thuẫn, và không mấy lương thiện.   Tôi xin lỗi quý độc giả đã phải dùng đến vài danh từ nặng nề vì tôi không thể kiếm được danh từ nào nhẹ hơn thích hợp với nội dung bài viết của ông Đỗ Mạnh Tri.  Trong phần phân tích sau đây, tôi sẽ chứng minh cho quý độc giả thấy những nhận định của tôi không phải là vu vơ, vô căn cứ.  Chúng nằm đầy trong 16 trang sách của ông Đỗ Mạnh Tri để trả lời câu hỏi số 1 và trong những phần ông trả lời 4 câu hỏi khác, và quý độc giả sẽ thấy rõ trình độ kiến thức của ông Tri, cách trình bày vấn đề bất kể đến sự thực của ông ta, và do đó thấy rõ ý đồ của ông, tư cách của ông, và cũng từ đó sẽ đồng ý với chúng tôi là, phê bình bài viết của một con người như vậy thật chẳng đáng công, nhưng vì lợi ích của nhiều người, có những việc chúng ta không thể không làm.

Gồm có:

Phê bình bài của ông Đỗ Mạnh Tri:

1. Ông Đỗ Mạnh Tri Truyền Đạo Về "Ngôi Mộ Trống"

2. Ông Đỗ Mạnh Tri Quảng Cáo "Tin Mừng" Phúc Âm

3. Ông Đỗ Mạnh Tri Quảng Cáo Những Thuộc Tính Không Hề Có Của Giê-su.

4. Ông Đỗ Mạnh Tri Phịa Ra Tinh Thần "Tự Do" Của Ki-Tô Giáo

5. Thủ Đoạn Truyền Đạo Thiếu Lương Thiện Của Ông Đỗ Mạnh Tri

6. Ông Đỗ Mạnh Tri Ca Tụng Vai Trò "Mẹ và Thầy" Của Giáo Hội

7. Ông Đỗ Mạnh Tri Ca Tụng Đạo Đức Của Giới Chăn Chiên.

8. Ông Đỗ Mạnh Tri Tin Những Chuyện Phịa Trong Tân Ước.

1. Ông Đỗ Mạnh Tri Truyền Đạo Về "Ngôi Mộ Trống"

 Để trả lời câu hỏi đầu tiên, "Theo bạn, đâu là nhược điểm lớn nhất và ưu điểm lớn nhất của Giáo hội công giáo hoàn vũ hiện nay?",  ông Đỗ Mạnh Tri mở đầu bằng câu chuyện giáo hoàng John Paul II đi hành hương Jerusalem, ngồi bên ngôi mồ trống..  Rồi ông Tri bắt đầu truyền đạo Giê-su như sau: 

   "Trống vì Giêsu đã chết.  Trống vì Người đã thắng sự chết.  Theo chân Giêsu vẫn là chết đi và sống lại.   Nếu Giêsu không sống lại thì đức tin Kitô giáo hoàn toàn huyễn hoặc.  Nếu sự sống không thắng sự chết, thì đạo Kitô là một sự bịp bợm". 

Sống lại như thế nào?  Ông giải thích:

   "Trả lời câu hỏi đó  là tất cả đức Tin Cậy Mến của người Kitô hữu.   Cuộc sống khác ấy mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe và tâm trí con người chưa từng mường tượng: vì "Nước ta không ở thế trần".

   Chuyện "ngôi mồ trống" là nhược điểm hay ưu điểm của "giáo hội công giáo hoàn vũ"?  Đều không phải, vì đó chỉ là một huyền thoại để đáp ứng sự ước mong của những dân Do Thái mê tín ngày xưa, cách đây đã 20 thế kỷ, như tôi sẽ chứng minh sau đây. Mừng cho ông Đỗ Mạnh Tri, ông đã một bước nhảy vọt về 20 thế kỷ trước, vì ông đã tin vào điều trong Thánh Kinh: "Phúc cho những kẻ nào không thấy mà tin".  Những người mù hẳn là có phúc nhiều nhất. 

   Nhưng tôi có một thắc mắc: Nếu "Cuộc sống khác ấy mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe và tâm trí con người chưa từng mường tượng" thì  "đức Tin Cậy Mến của người Kitô hữu" đặt vào đâu?  Không có chỗ để đặt, có phải không?  Phải chăng câu trên chỉ là những lời hoa mỹ trống rỗng để lòe bịp những đầu óc vốn không bao giờ dùng đến khả năng suy luận?  Phải chăng mọi đức tin thuộc loại "mù lòa tin bướng tin càn" đều như vậy cả?

   Một thắc mắc thứ hai: nếu ông ham hố một "cuộc sống khác" và cuộc sống đó ở trong một nước "không ở thế trần" thì ông tiếp tục sống ở trên thế trần làm gì?  Tại sao từ giáo hoàng của ông cho tới những tín đồ như ông vẫn tìm cách hoãn càng lâu càng tốt cái "cuộc sống khác không ở thế trần" đó, tận dụng những dịch vụ thế trần như bác sĩ, nhà thương, bảo hiểm sức khoẻ v..v.. và những tiện nghi thế trần như nhà, xe, bơ, sữa, sâm banh, và cái "popemobile"?  Có phải là những lời truyền đạo như trên chỉ là những lời giả dối trên đầu môi chót lưỡi, đầy tính đạo đức giả hay không?  Tại sao ông lại trách cứ mà không cám ơn nhà Nguyễn là đã bách hại tín đồ Ca-tô trong khi nhà Nguyễn chỉ muốn giúp các tín đồ đó mau được hưởng cái "cuộc sống khác không ở thế trần" đó, theo lý luận thần học của chính ông?  Những câu truyền đạo trống rỗng thuộc thời Trung Cổ có tính cách mạ lị đầu óc con người như vậy đâu còn chỗ đứng trong thế giới loài người ngày nay, thế giới của khoa học, của suy lý.

   Thảm họa của thế gian ngày nay là ở trên đời vẫn còn nhiều người như ông Đỗ Mạnh Tri, ngay trong đời sống này, vẫn ngày ngày ăn cơm gạo, bánh mì quốc gia, không dám nhìn thẳng vào những sự thực của cuộc đời là sinh, lão, bệnh, tử, cho nên cứ hi vọng vào một cái bánh vẽ ở trên trời (Từ của Mục sư Ernie Bringas: A Pie-in-the-sky) của dân tộc du mục Do Thái cổ xưa: một cuộc sống khác sau khi chết, một cuộc sống vô nghĩa và chẳng có ích lợi gì cho ai.  Cho nên, càng đọc những nhận định của Mục sư Ernie Bringas và của Linh mục James Kavanaugh trong Chương 2 về thế nào là một tín hữu Ki-Tô, một tín hữu Ca-tô, tôi càng thấy thấm thía, vì chúng thật là chính xác nhưng không khỏi không gây ra niềm thương xót trong đầu.

   Ông Đỗ Mạnh Tri viết rất đúng, vì chỉ có đức Tin Cậy Mến của người Kitô hữu, những người có đầu óc khuyết tật như Mục sư Ernie Bringas đã mô tả ở trên, hay những mẫu người Ca-tô mà Linh mục James Kavanaugh đã đưa ra, mới có thể tin được chuyện "ngôi mộ trống" trong Thánh Kinh.  Tuy nhiên, có một điều chắc là, không phải Kitô hữu nào cũng có đức Tin Cậy Mến như ông Tri.  Chúng ta thấy không thiếu gì Kitô hữu, kể cả người Ca-tô trí thức Việt Nam, đã từ bỏ đức Tin Cậy Mến không có chỗ đặt của thời Trung Cổ.  Tại sao lại từ bỏ?  Vì họ đã đọc kỹ Thánh Kinh và đã theo kịp sự tiến bộ trí thức của nhân loại.  Có vẻ như ông Tri chưa từng đọc Thánh Kinh, hay có đọc thì cũng chỉ đọc theo lời dạy của giáo hội phải đọc như thế nào.  Vậy đọc kỹ Thánh Kinh chúng ta biết được những gì về "ngôi mồ trống"  chứng tỏ sự sống lại của Giê-su?

   Trước hết, chúng ta cần biết rõ một sự kiện: Thư đầu của Paul (Phao Lồ) cho dân Corinth (Cổ Linh) được viết sớm nhất, vào khoảng 20 năm sau khi Giê-su chết.  4 Phúc Âm của Mark, Matthew, Luke, và John được viết sau Paul trong khoảng từ 20 đến 50 năm.  Đây là một sự kiện không ai có thể phủ nhận.

   Trong 1 Corinthians, 15: 3-7, Paul viết:

   "Đấng Kitô chết cho tội lỗi của chúng ta, theo như  Thánh Kinh (Thánh Kinh đây là Cựu Ước vì khi đó Tân Ước chưa được viết ra. TCN); ông ta được chôn đi; rồi ông ta sống lại vào ngày thứ ba, theo như Thánh Kinh; rồi ông ta hiện ra trước Cephas (nghĩa là Peter (Phêrô)), và sau đó hiện ra trước 12 tông đồ.  Rồi ông ta hiện ra trước trên 500 người anh em chúng ta một lượt, hầu hết hãy còn đang sống, tuy một số đã chết.  Rồi ông ta hiện ra trước James, và sau đó trước tất cả các tông đồ."

(Christ died for our sins, in accordance to the Scriptures;  that he was raised to life on the third day, according to the Scriptures; and that he appeared to Cephas, and afterwards to the Twelve.  Then he appeared to over five hundred of our brothers at once, most of whom are still alive, though some have died.  Then he appeared to James, and afterwards to all the apostles.)

   Điều rõ ràng ở đây là Paul đã mượn câu chuyện hoang đường trong Cựu Ước: Jonah nằm trong bụng cá ba ngày ba đêm rồi sống lại, để rao giảng thuyết Giê-su sống lại mà Paul nhắc lại những lời đồn đại đương thời để đáp ứng niềm tin của một số dân Do Thái thời bấy giờ.  Paul chưa bao giờ gặp Giê-su, trước cũng như sau khi Giê-su chết, chỉ "thấy" Giê-su trong một viễn tượng (vision) và rao truyền sự sống lại của Giê-su theo những lời đồn đại của một số người Do Thái trong thời đó. Không có một sự hiện ra nào của Giê-su được mô tả trong 4 Phúc Âm của Matthew, Mark, Luke, và John phù hợp với sự mô tả của Paul.  Mặt khác, Paul không hề nhắc đến câu chuyện "động trời" khi đó về "ngôi mồ trống". Tuy Paul cố thuyết phục những tín đồ Kitô ở Corinth rằng Giê-su đích thực đã sống lại, ông ta không bao giờ nhắc đến cái bằng chứng có tính cách thuyết phục nhất là ngôi mồ trống.  Tại sao vậy?   Vì một lẽ rất giản dị: chuyện ngôi mồ trống chưa được các tác giả của 4 Phúc Âm phịa ra, phịa ra sau thư của Paul từ 20 đến 50 năm.  Paul viết là Giê-su hiện ra trước Phê-rô (Peter) đầu tiên.  4 Phúc Âm viết Giê-su đầu tiên hiện ra trước từ 1 đến 3 người đàn bà.   Paul viết sau đó Giê-su hiện ra trước 12 tông đồ.  4 Phúc Âm viết Giê-su hiện ra trước 11 tông đồ.  Hiển nhiên Paul không biết đến chuyện "Judas phản Chúa" và Judas đã thắt cổ tự tử chết (Matthew 27: 5), hay ngã sổ ruột ra mà chết (Acts 1: 18).  Chuyện  "Judas phản Chúa" rõ ràng cũng lại là một chuyện khác được phịa ra về sau trong 4 Phúc Âm. Paul viết Giê-su hiện ra trước 500 người, nhưng ngoài Paul ra không có ai trong số hơn 500 ngưởi này kể lại câu chuyện Giê-su hiện ra.  Và còn nhiều mâu thuẫn nữa.

   Trong cuốn Đức Tin Công Giáo, Giao Điểm xuất bản năm 2000,  chương II, tôi đã trích dẫn từ Tân Ước chuyện sống lại của Giê-su theo Mark và theo Matthew và vạch rõ là chúng hoàn toàn khác nhau, nhiều khi đối nghịch hẳn nhau với nhiều chi tiết rất mâu thuẫn.  Vậy chúng ta phải kết luận làm sao?  Tin Paul, tin Mark, hay tin Matthew?  Căn cứ vào đâu mà tin ai?  Có lẽ đối với ông Đỗ Mạnh Tri, chỉ cần có Tin Cậy Mến không có chỗ đặt là đủ.  Sự suy luận của trí óc có vẻ thừa. 

   Để cho vấn đề được rõ ràng hơn, có lẽ chúng ta cũng nên biết ngày nay giới trí thức, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Kitô, nghĩ gì về huyền thoại "ngôi mộ trống" và sự sống lại của Giê-su. 

   Trước hết là một người Catô trí thức Việt Nam tỉnh ngộ, ông Charlie Nguyễn, nguyên là một thẩm phán thời VNCH và là một người đạo gốc, với tác phẩm Công Giáo: Huyền Thoại Và Tội Ác, Giao Điểm xuất bản, 2001.  Trong tác phẩm này, ông Charlie Nguyễn đã để ra nguyên một chương, chương 6, để viết về Huyền Thoại Phục Sinh.  Chúng ta có thể đọc vài đoạn như sau:

   "..Đặc biệt trong mùa Phục Sinh năm 1996, cả ba tờ tuần báo lớn nhất nước Mỹ là Time, Newsweek và U.S. News and World Report đều đồng loạt ra ngày 8.4.96 với hình bìa in ảnh Chúa sống lại và những bài báo nảy lửa tố cáo chuyện Phục Sinh của Chúa như một chuyện bịp lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

    Hầu hết các sách và các hội nghị khoa học về Chúa Ki Tô đều phủ nhận sự phục sinh của Ngài.  Ngay những nhà truyền giáo Tin Lành cũng phải nhìn nhận sự phục sinh của Chúa đã trở thành một gánh nặng (a burden) cho tín lý đạo Kitô, vì nó đã là một trở ngại lớn nhất cho việc truyền giáo trong giới trí thức hiện nay...

   Vì quá tin vào Lời Chúa trong Phúc Âm của John, hầu hết tín đồ Ki tô giáo thường ít thắc mắc về những điều vô lý trong tín điều Phục Sinh cũng như trong các tín điều khác, bởi vì không thấy mà vẫn cứ tin bừa thì mới có phúc thật.  Câu nói: "Phúc cho kẻ nào không thấy mà tin" đã trở thành nền tảng trong hai ngàn năm qua cho một thứ Đức Tin Mù (The blind faith) - một thứ đức tin của loài người bán khai vì nó hoàn toàn không cần xử dụng tới cái dụng cụ quý giá nhất ở con người thông minh là lý trí.."

    Đức Tin Cậy Mến của ông Tri thuộc loại nào, nay chúng ta đã rõ.   Chúng ta cũng đã biết trong một phần trên: theo Mục sư Ernie Bringas thì ngày nay "Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý  giáo hội đưa ra đều là huyền thoại".  Một trong bảy giáo lý này chính là huyền thoại "ngôi mồ trống" hay huyền thoại "sống lại" của Giê-su.

   Trong cuốn Giê-su Là Ai? (Who is Jesus), khi được hỏi về Ngày Chủ Nhật Phục Sinh (Easter Sunday), linh mục John Dominic Crossan, giáo sư danh dự về môn khảo cứu Thánh Kinh (Professor Emeritus of Biblical Studies) trong 26 năm tại đại học Depaul, Chicago, đã trả lời như sau:

   Khi thảo luận về chuyện Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, tôi đã luận rằng câu chuyện Giê-su được các bạn của ông ta chôn sau khi chết hoàn toàn không đúng với lịch sử.  Nếu ông ta có bị chôn, thì không phải là do bạn của ông chôn mà là do các kẻ thù của ông.  Và không phải ở trong một nấm mồ được đục trong đá, mà là một nấm mồ nông nơi đó thây của Giê-su sẵn sàng làm mồi cho những con thú hoang.  Đó là những kết luận không sáng sủa gì, nhưng tôi không thể không kết luận như vậy.

   Với câu chuyện Phục Sinh, chúng ta có đứng vững trên phiến đá của sự kiện lịch sử không?  Hay, nếu không, làm sao chúng ta giải thích được sự sống sót của niềm tin vào Giê-su?  Và nếu chúng ta quyết định là chúng ta không thể đọc những chuyện về Phục Sinh theo như được viết trong Thánh kinh thì chúng ta phải đọc chúng như thế nào?  Tôi nêu lên những câu hỏi này không chỉ vì, đối với một số người trong thế kỷ 20, khái niệm về một sự sống lại không đáng tin.  Tôi nêu lên những câu hỏi này vì những điều viết trong Tân Ước bắt buộc tôi phải nêu chúng lên. Matthew, Mark, Luke, và John kể câu chuyện về Phục sinh thật là khác nhau - đúng vậy, quá khác nhau, cho nên chúng ta không thể hòa hợp chúng với nhau.  Do đó chúng ta phải đặt vấn đề về ý định và ý nghĩa của chuyện Phục sinh.

   Nói ngắn gọn, đây là những kết luận của tôi: Thứ nhất, chuyện Phục Sinh không phải là về những biến cố xảy ra trong một ngày, mà là phản ánh sự tranh đấu trong nhiều năm tháng của những người tin theo Giê-su để giải thích ý nghĩa của cái chết của Giê-su cùng ảnh hưởng của Giê-su vẫn tiếp tục ngự trị trong họ.  Thứ nhì, những chuyện về sự xuất hiện của một Giê-su sống lại trước nhiều người khác nhau không phải là những "cái thấy thực sự" mà chỉ thuộc loại "văn chương giả tưởng" bắt nguồn từ sự tranh đấu của các tông đồ với mục đích giành giật vai trò lãnh đạo của giáo hội sơ khai.  Thứ ba, sự sống lại chỉ là một - và chỉ là một - trong những ẩn dụ để biểu thị ý nghĩa Giê-su vẫn tiếp tục hiện diện trong đám tín đồ và bạn hữu của ông ta.

   Câu chuyện về "ngôi mộ trống" có phải là một sự kiện lịch sử không?  Không đâu.  Tôi đã từng giải thích tại sao tôi không tin rằng có một ngôi mộ của Giê-su.   Tôi không tin rằng bất cứ ai trong đám người theo ông biết ông chôn ở đâu - nếu thực sự ông ta được chôn cất.  Và những người viết Phúc Âm lại không thỏa thuận với nhau về những điều họ kể lại.  Do đó tôi tin tưởng rằng chuyện sống lại được viết ra theo những động cơ riêng tư chứ không phải là đúng với lịch sử.

   Ngoài ra, Paul là người viết sớm nhất về chuyện sống lại - những bức thư của Paul được viết ra trước những Phúc Âm lâu - và không có chỗ nào chúng ta thấy là ông ta đã biết về chuyện ngôi mộ trống.  Điều này thật là khó hiểu, nếu chuyện ngôi mộ trống là sự kiện lịch sử nền tảng của chuyện phục sinh.

(In discussing the cruxifixion, I argued that the story of Jesus' burial by his friends was totally unhistorical.  If he was buried at all, he was buried not by his friends but by his enemies.  And not in a tinb hewed out of stone, but in a shallow grave that would have made his body easy prey for scavenging animals.  Those are grim conclusions, but I cannot escape them.

 With the Easter stories, are we standing on the solid rock of historical fact?  Or, if not, haw are we account for the survival of faith in Jesus?   And if we decide that we cannot read the Easter narratives literally, then how are we to read them?  I raise these questions not just because for some twentieth-century people the notion of resurrection from the dead seems incredible on the face of it.  I raise these questions also because the New Testament record forces me to raise them.  Matthew, Mark, Luke, and John tell the Easter story quite differently - so differently, in fact, that we simply cannot harmonize their versions.  So we have to ask questions of intention and meaning.

In a nutshell, these are my conclusions:  First, the Easter story is not about the events of a single day, but reflects the struggle of Jesus' followers over a period of months and years to make sense of both his death and their continuing experience of empowerment by him.  Second, stories of the resurrected Jesus appearing to various people are not really about "visions" at all, but are literary fiction prompted by struggles over leadership in the early Church.  Third, resurrection is one - but only one - of the metaphors used to express the sense of Jesus' continuing presence with his followers and friends...

Is the story of the empty tomb historical?  No.  I've already explained why I doubt there was any tomb for Jesus in the first place.  I don't think any of Jesus' followers even knew where he was buried - if he was buried at all.  And the gospel writers don't come close to agreeing with each other on what they report.  So my conviction is that motives other than just history writing are clearly at work here.

 By the way, Paul is the earliest writer we have on resurrection - his letters are much earlier then the gospels - and he nowhere shows awareness of having heard an empty tomb story.   That's hard to understand, if an empty tomb was supposed to be the bedrock historical fact of Easter.)

   Trong cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things), Uta  Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chiếm được ngôi vị Giáo sư về nền Thần học Ca-tô (The first woman in the world to hold a chair in Catholic theology), đã viết về chuyện Phục sinh của Giê-su như sau, trang 131:

   "Chuyện ngôi mộ trống vào ngày chủ nhật phục sinh là một truyền thuyết.  Điều này được lộ rõ trong sự kiện là Paul, người rao giảng quan trọng nhất về sự sống lại của Giê-su, ngoài ra cũng là người viết trong Tân Ước sớm nhất, không nói gì về ngôi mộ trống.  Đối với Paul, chuyện này không hề xảy ra.  Điều này chẳng có ý nghĩa gì đối với Paul, nghĩa là, một ngôi mộ trống chẳng có ý nghĩa gì đáng kể đến cái chân lý sống lại mà ông ta tuyên bố  một cách quyết định.   Cứ cho là như vậy, đối với Paul tất cả Ki Tô Giáo tùy thuộc sự sống lại của ông Ki-tô - "Nếu ông Ki-tô không sống lại thì sự giảng đạo của chúng ta là vô ích và đức tin của các ngươi cũng vô ích" (1 Cor. 15:14).  Nhưng theo quan điểm của Paul, điều này chẳng ăn nhằm gì tới ngôi mộ trống.  Rõ ràng là ông ta không có một ý kiến nào về một ngôi mộ trống như vậy.   Nếu Paul đã từng nghe chuyện ngôi mộ trống, không bao giờ ông ta lại không nhắc đến.  Vì ông ta nhặt chung lại với nhau và nói về mọi bằng chứng về sự sống lại của Giê-su mà ông ta biết (1 Cor. 15), chắc chắn là ông ta thấy chuyện ngôi mộ trống đáng được nhắc tới.  Vì ông ta không hề nhắc tới chuyện ngôi mộ trống, điều này chứng tỏ là chẳng làm gì có ngôi mộ trống và do đó chuyện này về sau mới được đặt ra.

   Đây là quan điểm của nhà thần học Ca-tô nổi danh nhất của thế kỷ này, linh mục dòng tên Karl Rahner: " Chuyện "ngôi mộ trống" nên được xét như một biểu thị của một niềm tin vững chắc đã từng được truyền bá trong dân gian vì các lý do khác".  Niềm tin vào sự sống lại đã có trước niềm tin về ngôi mộ trống lâu rồi.  Đức tin vào sự  Phục sinh không phải là hệ luận của ngôi mộ trống mà cái truyền thuyết về ngôi mộ trống được đặt ra từ niềm tin vào sự Phục sinh.  Nó chỉ là một sự thêu dệt sùng tín về một biến cố mà người ta muốn tưởng tượng theo một nghĩa cụ thể...

   Những người Ki Tô đã hiểu lầm sự sống lại của Giê-su ngay từ lúc đầu.  Đánh đồng ngôi mộ trống với sự sống lại của Giê-su, họ đã lẫn lộn cái này với cái kia.  Họ nhìn vào ngôi mộ trống như là hậu quả của sự sống lại, và họ cho đó là bằng chứng của sự sống lại.  Nhưng một ngôi mộ trống có thể trống vì nhiều lý do khác nhau, và nó không bao giờ có thể chứng minh là một sự sống lại nào đã xẩy ra.  Ngược lại, một người chết chắc chắn là nằm trong mồ: sự kiện này không cản trở niềm tin về sự sống lại của hắn, vì sự sống lại khác với chuyện một người chết trở lại đời."

 (The empty tomb on Easter Sunday morning is a legend.  This is shown by the simple fact that the apostle Paul, the most crucial preacher of Christ's resurrection, and the earliest New Testament writer besides, says nothing about it.  As far as Paul is concerned, it doesn't exist.  Thus it also means nothing to him, that is, an empty tomb has no significance for the truth of the resurrection, which he so emphatically proclaims.   Granted, for Paul all of Christianity depends upon the resurrection of Christ - "If Christ has not been raised, then our preaching is in vain and your faith is in vain" (1 Cor. 15:14).  But in Paul's view, that has nothing to do with an empty tomb.   He manifestly has no idea of any such thing.   If Paul had ever heard of the empty tomb, he would never have passed over in silence.  Since he gathers together and cites all the evidence for Jesus' resurrection that has been handed down to him (1 Corinthians 15), he certainly would have found the empty tomb worth mentioning.  That he doesn't proves that it never existed and hence the accounts of it must not arisen until later.

This is the position taken by the most important Catholic theologian of this century, the Jesuit Karl Rahner: "The "empty tomb" is rather to be judged an expression of a conviction that had already become wide-spread for other reasons" (Schriften zur Theologie [1975], XII, 348).  The belief in the resurrection is older than the belief in the empty tomb.  The faith of Easter was not the result of the empty tomb; rather, the legend of the empty tomb grew out of the faith of Easter.  It is a pious embroidery on an event that people wanted to imagine in a concrete sense...

 The Christians have misunderstood the resurrection of Christ pretty much from the beginning.   Equating the empty tomb with his resurrection, they mistook the one for the other.  They looked on the empty tomb as a sort of consequence of the resurrection, and then they classified it as a proof of the resurrection.  But an empty tomb can be empty for the most varied reasons, and it never proves that any resurrection occured.  Conversely, a dead man may certainly lie in a tomb: Such a fact is no obstacle to faith in his resurrection, because resurrection is something different from a dead man's coming back to life.)

   Và cuối cùng, sử gia Will Durant viết trong cuốn Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith, p. 735): Ngay từ đầu thế kỷ 13, người ta đã cho rằng:

   "Sự Biến Chất (bánh và rượu biến thành thịt và máu thực của Giê-su. TCN), Giê-su là hiện thân của Thượng đế, Sinh ra từ một Nữ Đồng Trinh, và Sự Sống Lại - tất cả chỉ là toan tính  của một số người xảo quyệt khi xưa để giữ con người trong vòng sợ hãi và kiềm chế, và ngày nay được tiếp tục nuôi dưỡng bởi những tên đạo đức giả."

 (Giraldus Cambrensis: Transubstantiation, the Incarnation, the Virgin Birth, and Resurrection - all this had been intented by cunning ancients to hold men in terror and restraint, and was now carried on by hypocrites.)

   Từ những tài liệu trên, chúng ta thấy rằng, chuyện ngôi mồ trống và do đó, chuyện Giê-su sống lại,  chỉ là chuyện tưởng tượng của một số người theo Giê-su khi xưa, hoặc để tự an ủi khi Giê-su chết, vì sự thất vọng không thấy được nước Trời như Giê-su đã hứa hẹn cho họ được viết rõ trong Tân Ước, hoặc để giải thích niềm tin của mình về cái chết của Giê-su, người mà họ tin là không thể nào chết vì là Con Thiên Chúa theo như lời tự nhận của Giê-su,  hoặc sau này để giữ tín đồ trong vòng mê tín v..v.. chứ không phải là những sự kiện lịch sử.  Tính cách hoang đường của chuyện "ngôi mộ trống" thật là rõ rệt khi chúng ta đọc Tân Ước về vài hoạt cảnh liên quan đến cái chết và sống lại của Giê-su.  Trong Phúc Âm Matthew 27: 45-53 chúng ta có thể đọc:

   "Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9 (nghĩa là từ trưa đến 3 giờ chiều. TCN), khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt.   Ước chừng giờ thứ 9, Giê-su kêu lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni?, nghĩa là: Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao ngài lìa bỏ tôi?..Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn nữa rồi trút linh hồn..(Điều này chứng tỏ trước khi chết Giê-su đã thốt lên một nỗi thất vọng lớn lao về điều hoang tưởng của Giê-su, tin mình là con Thiên Chúa. TCN)

   Và này, cái màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới.   Đất thì rúng động, đá lớn bể ra, mồ mả mở ra, và nhiều thây các Thánh đã qua đời được sống lại.  Sau khi Giê-su sống lại, các Thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào Thánh địa (Jerusalem) và hiện ra cho nhiều người thấy."

   Nếu ông Tri tin vào chuyện sống lại thì tôi xin hỏi ông một câu:  Từ chiều thứ sáu, khi Giê-su bị đóng đinh, cho tới sáng chủ nhật, khi Giê-su sống lại, thì các Thánh đã qua đời được sống lại, do mồ mả của họ mở ra, nằm yên dưới mồ mả để làm gì?  Để chờ Giê-su sống lại?  Nghĩa là các Thánh này biết là Giê-su sẽ sống lại?   Sau khi Giê-su sống lại thì các Thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào Jerusalem, và hiện ra cho nhiều người thấy.  Vậy bây giờ các Thánh đó ở đâu? 

   Chuyện trong Thánh Kinh đều như vậy cả, ai muốn tin thì cứ việc tin.    Riêng tôi, tôi liệt những chuyện trên vào loại hoang đường, tầm bậy.

   Mặt khác, chuyện phịa "ngôi mộ trống" còn đưa đến chuyện phịa "thăng thiên": Giê-su bay lên trời trước 11 tông đồ và ngồi bên phải Chúa Cha.  Ai nhìn thấy Chúa Cha ở trên trời là chỗ nào, chắc chắn là phải ở gần mặt đất thì các tông đồ mới có thể thấy là Giê-su lên "ngồi bên phải" Chúa Cha.  Nhãn lực của con người tới bao xa?  Nhưng sao lại chỉ có 11 tông đồ "thấy"?   Một cái pháo bông nổ trên trời có bao nhiêu người thấy?  Một chiếc máy bay bay trên trời có bao nhiêu người thấy?  11?   Ngay từ cuối thế kỷ 19, Robert G. Ingersoll đã đặt vài câu hỏi:

   Người ta tuyên bố rằng Giê-su sống lại và thân thể bay lên trời.

   Phải mất rất nhiều năm những điều vô nghĩa này mới cấy được vào đầu óc con người.  

 Nếu thực sự ông ta thăng thiên, tại sao ông ta không làm việc này trước công chúng, trước những người đã bạo hành  ông?  Tại sao cái phép lạ vĩ đại nhất trong các phép lạ này lại phải thực hiện trong bí mật, trong một xó xỉnh?...

  (The claim was made that Christ rose from the dead and ascended bodily to heaven.

   It required many years for these absurdities to take possession of the minds of men.

   If he really ascended, why did he not do so in public, in the presence of his persecutors?   

  Why should this, the greatest of miracles, be done in secret, in a corner?)

Những chuyện phịa như vậy mà ngày nay vẫn còn có người tin thì thật là lạ.  Nhưng lạ hơn cả là một trí thức Ca-tô cỡ Đỗ Mạnh Tri mà trong thời đại này vẫn còn hi vọng truyền đạo Giê-su dựa vào truyền thuyết "Ngôi mộ trống", một chuyện phịa mà hầu hết các học giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội đều đã bác bỏ. 

   Một câu hỏi được đặt ra: John Paul II tới ngồi bên ngôi mồ trống để làm gì?  Những người như Đỗ Mạnh Tri không biết đến sự thật về chuyện ngôi mồ trống hay sống lại của Giê-su thì đã đành, chẳng lẽ giáo hoàng mà cũng không biết đến sự thật về ngôi mồ trống hay sao?  Chẳng có gì là khó hiểu nếu chúng ta biết rằng bản chất của John Paul II là một kịch sĩ và biết rằng sách lược muôn đời của giáo hội công giáo đối với đám tín đồ vẫn là "ngu dân dễ trị".  Tất cả những hành động của John Paul II chỉ là đóng một vở kịch đạo đức giả để lừa bịp thế giới qua những bộ mặt "cáo thú tội lỗi trước thế giới", "hòa hợp tôn giáo" v..v.. ve vuốt bề ngoài với mục đích củng cố giáo hội và nuôi dưỡng sự mê tín trong đám tín đồ thấp kém ở dưới.  Nhưng bộ mặt đạo đức giả này chỉ có thể dấu được đám tín đồ thấp kém chứ không thể dấu được giới truyền thông Âu Mỹ, và người ta đã vạch ra những chuyện ông ta "nói một đàng, làm một nẻo". 

   Ông ta đến Jerusalem để làm gì? Để đưa ra một lời xin lỗi về những sai lầm mà giáo hội đã phạm qua nhiều thế kỷ đối với dân Do Thái (Chicago Tribune, July 21, 2002: to offer an apology for the wrongs the church had committed against Jews over the centuries).  Nhưng chỉ vài tháng sau, ông ta lại phong thánh cho một giáo hoàng tiền nhiệm, Pius IX, một giáo hoàng trong thế kỷ 19 đã gọi người Do Thái là "những con chó hoang" và bất kể đến sự bất bình giận dữ của thế giới, đã bắt cóc và giữ một đứa trẻ Do Thái đã bị "rửa tội" một cách kín đáo bởi một nữ nhân hầu cận của giáo hoàng.

(A few months later, however, he beatified one of his predecessors, Pius IX, a 19th century pope who referred to Jews as "prowling dogs" and defied international outrage by kidnapping and keeping a Jewish child who had been secretly baptized by his nursemaid.) 

 Điều này làm cho rất nhiều người Do Thái nghĩ rằng chuyện ông ta đến Jerusalem chỉ là một màn kịch (That made a lot of Jews think that what happened in Jerusalem was show biz..).  Ông ta hô hào hòa hợp tôn giáo nhưng vẫn đồng ý với hồng y Ratzinger cho ra tài liệu Dominus Jesus mà nội dung loại trừ mọi hòa hợp tôn giáo.

   Ông ta đến ngồi bên ngôi mồ trống để làm gì?  Vì ông ta tin là Giê-su đã sống lại chăng?  Không đâu.  Cũng như sau khi được một toán bác sĩ  tận lực cứu ông thoát chết trong vụ ám sát năm nào, ông ta tuyên bố Đức Mẹ đã cứu ông ta, nhưng từ đó trở đi ông ta không còn tin vào Đức Mẹ nữa, vì đi tới đâu ông cũng nhảy vào trong cái popemobile hở mui được chế tạo riêng cho ông trên đó có một cái (chuồng, lồng, hộp, thùng?) kính chắn đạn để ông tiếp tục tin vào quyền năng của Đức Mẹ và dạy bảo tín đồ "Đừng sợ". Một con người như vậy, bất kể giữ địa vị nào, thì đáng khinh hay đáng trọng? Vậy ông tới ngồi bên ngôi mồ trống chẳng qua chỉ để nuôi dưỡng niềm tin trong đám tín đồ thấp kém là Giê-su thực sự đã sống lại và nuôi dưỡng niềm tin về sự "cứu rỗi" của Giê-su.  Và ông ta đã mê hoặc được những tín đồ như Đỗ Mạnh Tri.  Hành động này cũng chẳng khác chi hành động phong thánh cho một số Việt gian, Hán gian v.. v.. để nuôi dưỡng sự cuồng tín và tuân phục giáo hoàng của những tín đồ Catô bản xứ.  Hành động này cũng chỉ có cùng mục đích như những hành động đi tới các quốc gia trong thế giới thứ ba để xin lỗi trên đầu môi chót lưỡi về những thảm họa mà giáo hội Catô Rôma đã giáng trên những đất nước này mà không hề có một biện pháp đền bù nào về những tác hại mà Catô giáo đã mang đến cho họ.   Chẳng vậy mà Giáo sư Arthur Noble đã viết trên Internet ngày 17 tháng 3, 2000 một bài với đầu đề "Sự Xin Lỗi Của Giáo Hoàng: Chuyện Đại Khôi Hài Đầu Tiên Của Thiên Niên Kỷ Mới" (The Pope's Apology: The First Great Laugh of the New Millennium) trong đó có một đoạn như sau:

   "Nhân loại phải biết rằng mình đang bị lừa dối bởi những giọt nước mắt cá sấu của Giáo hội Rô-ma trong cái điều ra vẻ hối hận quá khứ với những lời ăn năn xin lỗi: chúng được tính toán một cách dối trá cho một mục đích rõ ràng, giống như những phép lạ giả tạo bởi giáo hội, để lùa những người nhẹ dạ vào trong đoàn chiên của giáo hội"

 (Mankind must be aware of being fooled by the crocodile tears of the Roman Church's seemingly regretful reminiscences and contrite apologies: they are contrived for a specific purpose, like her faked miracles - to lure the unsuspecting into her fold)

   Vì tin rằng chuyện ngôi mồ trống cũng như chuyện sống lại của Giê-su là những sự kiện lịch sử (historical facts) nên ông Đỗ Mạnh Tri đã quảng cáo cái hành động ngồi bên ngôi mồ trống của "đức thánh cha" của ông, và đưa ra 2 nhận định:

   "Nếu Giêsu không sống lại thì đức tin Kitô giáo hoàn toàn huyễn hoặc.  Nếu sự sống không thắng sự chết, thì đạo Kitô là một sự bịp bợm".

   Hi vọng những tài liệu nghiên cứu về chuyện Giê-su sống lại của Charlie Nguyễn, linh mục John Dominic Crossan, giáo sư thần học Uta Ranke-Heinemann, và sử gia Will Durand có thể làm sáng tỏ câu thứ nhất: "Nếu Giêsu không sống lại thì đức tin Kitô giáo hoàn toàn huyễn hoặc."  Vậy đức tin Ki Tô giáo có hoàn toàn huyễn hoặc hay không, xin để cho quý độc giả tự mình nhận định, biết rằng chuyện Giê-su sống lại chỉ là chuyện tưởng tượng của một số người Do Thái cách đây gần 2000 năm chứ không phải là một sự thực lịch sử.

   Còn câu thứ hai của ông Đỗ Mạnh Tri: "Nếu sự sống không thắng sự chết, thì đạo Kitô là một sự bịp bợm". thì thật đã khẳng định đạo KiTô chính là một sự bịp bợm.  Thật vậy, vì sống và chết là hai mặt của cuộc đời.  Nếu sống thì không chết, mà đã chết rồi thì hết sống, cho nên nói rằng sự sống thắng sự chết thì đồng nghĩa với sự chết thắng sự sống.  Có lẽ ông Đỗ Mạnh Tri muốn nói rằng sự "sống lại" đã thắng sự chết, nhưng sự sống lại của một thân xác đã chết và táng xác là một chuyện không tưởng, còn nếu hiểu sự "sống lại" theo một nghĩa khác thì, theo thuyết luân hồi của nhà Phật  đã có từ trước khi Giê-su ra đời hơn 500 năm, ai mà chẳng sống lại, ai mà chẳng thắng sự chết, trừ những bậc tu hành đến trình độ đã thắng được cả sống lẫn chết, đâu chỉ có mình Giê-su mới sống lại?

   Với những hiểu biết hiện đại về "ngôi mồ trống" như tôi vừa đưa ra ở trên, chuyện "ngôi mồ trống" phải chăng chính là ưu điểm của giáo hội Catô Rôma đối với những tín đồ như Đỗ Mạnh Tri, nhưng đồng thời cũng là nhược điểm của giáo hội Catô đối với giới hiểu biết?

2. Ông Đỗ Mạnh Tri Quảng Cáo "Tin Mừng" Phúc Âm.

 Sau đây chúng ta hãy đọc tiếp bài của nhà trí thức Ca-tô nổi danh Đỗ Mạnh Tri.  Sau khi quảng cáo cho huyền thoại "ngôi mồ trống", ông Đỗ Mạnh Tri công nhận là ngày nay giáo hội Catô của ông đã yếu đi, không còn mạnh như  "thời giáo hội có quyền truất phế vua chúa, cho lên giàn hỏa quân "rối đạo" (trg. 166), thời mà quân "mộ đạo" đã đưa Âu Châu vào thời đại của 1000 năm đen tối.  Lẽ dĩ nhiên, ông Tri không bàn đến chuyện giáo hội Ca-tô đã dựa vào những "Tin mừng, tin vui, tin vui tự do, tin vui tình thương, tin vui sự sống v..v.." trong Tân Ước để tự ban cho giáo hội "quyền truất phế vua chúa và cho lên giàn hỏa quân "rối đạo" .  Vì không biết đến hay cố tình bỏ qua sự kiện trên nên ông bình luận:

"Giáo hội yếu đi, Tin Mừng không yếu đi.  Và giáo hội yếu đi cũng là lúc giáo hội chỉ còn có Tin Mừng để sống và rao giảng".

   Trong bài, tôi đếm được 17 chỗ ông Tri viết về Tin Mừng, nhưng ông không hề giải thích Tin Mừng là như thế nào, Tin Mừng cho ai, và những ai cho những cái mà ông ta gọi là Tin Mừng đó đích thực là Tin Mừng? 

   Chúng ta đã biết, trong Phúc Âm không có tin mừng, và theo giáo sư David Voas thì rất có thể chỉ mang tới tin xấu.   Cái mà giáo hội Ca-tô gọi là tin mừng thì thực tế cho thấy, ngày nay thế giới Âu Mỹ đã dần dần chẳng còn muốn nghe nữa.  Hiện tượng linh mục bỏ đạo hàng loạt, giáo dân càng ngày càng chẳng buồn đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, khoan nói đến ngày thường, và ở Nam Mỹ mỗi ngày có tới 8000 giáo dân bỏ đạo v..v.. là những bằng chứng cụ thể nhất về sự kiện Tin Mừng của ông Đỗ Mạnh Tri đang rơi vào những cặp tai không còn muốn nghe.  Nhưng thế nào là Tin Mừng?  Ông Tri không nói nhưng có lẽ chúng ta cũng cứ thử tìm hiểu.

   Phải chăng Tin Mừng, theo ông Tri, là sự sống lại hoang đường của Giê-su?  Những tài liệu mà tôi dẫn chứng ở trên đã chứng tỏ chẳng làm gì có chuyện sống lại của Giê-su.

   Phải chăng Tin Mừng là những lời rao giảng về luân lý và đạo đức của Giê-su cho con người?  Trong cuốn "Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì", chương II: "Giê-su Giảng Dạy Những Gì?", tôi đã trình bày kỹ lưỡng về chủ đề trên, dựa hoàn toàn trên Tân Ước.   Tôi đã chứng minh là Giê-su có nhiều hành động phi luân lý, vô đạo đức, qua nhiều đoạn trích dẫn từ chính Tân Ước.  Trong Tân Ước cũng có ít điều vụn vặt về luân lý, đạo đức.   Nhưng những điều này chẳng có gì là đặc biệt hay do Giê-su sáng tạo.  Chúng ta hãy đọc nhận định của một học giả Ca-tô, Joseph L. Daleiden, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, như sau:

   Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu.  Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ...  Một điều rõ ràng:  Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian.  Trong cuốn "Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm", Joseph McCabe (Một Linh Mục Ca Tô. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y  hệt của các tác giả Do Thái và dân gian.

 (There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus.  Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions...  But one thing is certain:  Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions.  In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.)

   Vậy nếu cho rằng những lời rao giảng cóp nhặt của Giê-su về luân lý và đạo đức là Tin Mừng thì đó là Tin Mừng của dân gian, của các tôn giáo khác có trước Ki Tô Giáo, trong đó có Phật Giáo, chứ đâu có phải của Giê-su?  Vậy có gì đâu mà phải quảng cáo ầm ĩ "Tin Mừng" mà Chúa đi cóp nhặt của người khác?  Mặt khác, chính ông Tri cũng cho rằng, trang 175: "Vấn đề luân lý là vấn đề phụ.  Nếu chỉ cần có luân lý thì không cần Ki Tô giáo."  Điều này hàm ý Ki-Tô Giáo coi nhẹ vấn đề luân lý, và ông Tri viết như trên để đặt nhẹ những hành động phi luân của giáo hội Ca-tô Rô-ma, của giới chăn chiên, và của con chiên trong 2000 năm nay, vì lịch sử Ca-tô giáo đầy những chuyện phi luân như sử sách đã ghi rõ.  Người Việt Nam chúng ta rất coi trọng luân lý cho nên Ki Tô Giáo không thể thích hợp với người Việt Nam.  Chỉ có những người mất gốc mới coi luân lý là vấn đề phụ trong khi luân lý là nền tảng của gia đình và xã hội. Ki-Tô giáo chỉ thích hợp với những người không coi trọng hoặc được dạy không coi trọng luân lý như ông Đỗ Mạnh Tri.  Vậy nếu Tin Mừng không phải là vấn đề đạo đức, luân lý thì Tin Mừng là gì?  Trong một phần trên tôi đã chứng minh là không làm gì có chuyện Giê-su mang đến một "Tin Vui.  Tin Vui Ánh Sáng, Tin Vui sự Sống, Tin Vui Tự Do, Tin Vui Tình Thương" mà trái lại chỉ mang đến những khổ nạn cho nhân loại từ ngày đầu (Vì Giê-su sinh ra đời mà Herod ra lệnh giết những trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi trong vùng) cho tới ngày nay (vẫn còn nhiều người nhân danh Giê-su để giết nhau, ví dụ như  ở Bắc Ái Nhĩ Lan).

   Chúng ta biết rằng đạo Giê-su là đạo "cứu rỗi".  Vậy chỉ còn lại một điểm này và nếu tôi không hiểu sai thì Tin Mừng đó chính là sự "cứu rỗi" của Giê-su hứa cho người tin ông, những người trong thời đại này vẫn còn tin là Giê-su đã sống lại và bay lên trời, những người vẫn còn sống trong cái mà Tiến sĩ Barnado gọi là "Cái bóng tối dày đặc của ý thức hệ Rô-ma" (Dr. Barnado: the thick darkness of Romanism.)  Ngoài những người này ra thì nhân loại có ai cần đến sự cứu rỗi đó đâu. 

   Nhưng thế nào là "cứu rỗi", cứu rỗi cái gì, và tại sao phải cứu rỗi?

   Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, trang 76,  để trả lời câu hỏi "Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?", giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn một câu trong Phúc Âm John làm luận điểm giải thích, John 3:16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”.  John Paul II đã tránh né, không trả lời trực tiếp câu hỏi trên mà chỉ đưa ra những luận điểm thần học dựa trên những đoạn trích dẫn vụn vặt từ Tân Ước, coi đó là những điều không thể sai lầm mà ai cũng phải tin.  Câu trích dẫn trên, John 3: 16, cũng như một số trích dẫn khác từ Tân Ước không phải là để trả lời cho câu hỏi "Tại sao nhân loại cần đến sự cứu rỗi?" mà chỉ nhắc lại một niềm tin thần học đã lỗi thời để huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mê mẩn về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại do nền thần học Ki Tô Giáo dựng lên; và cùng lúc hù dọa những người đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường.  Phi lý và hoang đường vì câu trên chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su.  Giê-su mới sinh ra cách đây 2000 năm trong khi lịch sử loài người đã trải dài ít ra là vài triệu năm.  Và riêng lịch sử Việt Nam thì tổ tiên chúng ta đã có mặt trên trái đất ít ra là 6000 năm.  Rõ ràng câu trên của John chỉ là để khuyến dụ những người Do Thái đầu óc thấp kém bằng một cái bánh vẽ "sống đời đời" với Chúa Giê-su của họ chứ chẳng liên quan gì đến các dân tộc khác hay đến lịch sử loài người.  Tại sao người Việt Nam chúng ta phải tin vào cái thuyết "cứu rỗi" nhảm nhí ở trên.  Nhảm nhí vì trước khi Giê-su sinh ra đời cách đây 2000 năm thì đã có nhiều tỷ người sinh ra rồi.  Các khoa học gia ngày nay đã ước tính là tổng số con người sinh ra từ trước tới nay có thể lên tới con số 50 tỷ.  Chắc chắn là những người sinh ra trước Giê-su không thể biết Giê-su là ai và do đó làm sao mà tin vào Giê-su?  Vậy căn cứ vào đâu mà Giê-su hoặc cho họ một cuộc sống đời đời hoặc luận phạt họ?  Mấy ông trí thức Ca-tô Việt Nam hãy thử dùng bất cứ lý luận thần học nào để trả lời những thắc mắc trên của những người có đầu óc suy luận.  Nói tóm lại, những người ngày nay còn tin vào sự cứu rỗi của Giê-su là những người không bao giờ dùng đến cái quý giá nhất của con người, một đầu óc biết suy luận.  Đây chính là lý do John Paul II đã tránh né, không trả lời trực tiếp câu hỏi, vì hiển nhiên là với sự tiến bộ trí thức của con người hiện nay thì mọi quan niệm thần học về một sự "cứu rỗi" của Giê-su đã không còn tính cách thuyết phục, nếu không muốn nói là hoàn toàn vô nghĩa.  Lẽ dĩ nhiên, ai cũng có quyền theo "lý luận" của ông Đỗ Mạnh Tri trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng"Tin là một cách sống chết, không liên quan gì đến cái biết và hiểu", và đó là quyền của họ.  Nhưng tôi nghĩ tôi cũng có quyền "không tin" hay "quay lưng lại Thiên Chúa", từ của ông Đỗ Mạnh Tri dùng trong bài và là điều mà ông Tri khẳng định đó là quyền tự do của con người.   Tôi sẽ có nhận xét về cái "khẳng định" này của ông Tri trong một phần sau.

   Điều khác biệt giữa cái "tin" của họ và cái "không tin" của tôi là, tôi không tin vì tôi có đầy đủ bằng chứng và lôgic để không tin, còn họ chỉ là nhắm mắt mà tin.  Và tôi tôn trọng cái quyền đó của họ, nhưng họ không có quyền kéo chúng tôi vào vòng "có mắt không nhìn, có óc không dùng, có miệng không nói, chỉ có tai để nghe và cúi đầu vâng phục".  Chúng tôi không phải là những con cừu để cho người ta dắt đi đâu thì phải đi đó.  Tôi sẽ tận dụng khả năng rất giới hạn của tôi để chống lại những luận điệu truyền đạo không có căn bản thuyết phục của bất cứ ai bằng cách trình bày cho đồng bào tôi biết đâu là những sự thật về Ki Tô giáo nói chung, Ca-tô giáo Rô-ma nói riêng.

   Những tín đồ bình thường như Đỗ Mạnh Tri cũng không theo dõi thời sự để mà biết rằng, Giáo Hoàng John Paul II của họ, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đã phải công nhận thuyết Tiến Hóa cũng như thú nhận là "không làm gì có thiên đường trên các tầng mây" và "không làm gì có lửa hỏa ngục, hỏa ngục không phải là một nơi chốn trong lòng đất"

   Công nhận thuyết Tiến Hóa, giáo hoàng đã chính thức phủ nhận huyền thoại về "tội tổ tông", vậy thì ai cần ai chuộc tội?  Chuyện Chúa Cha hi sinh Chúa Con để chuộc tội cho nhân loại chỉ là chuyện lừa bịp, hoang đường.  Phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên trời và một hỏa ngục trong lòng đất, giáo hoàng cũng đã phủ nhận luôn sự cứu rỗi và luận phạt của Giê-su, một sự hứa hẹn vô trách nhiệm vì nó thuộc về một đời sau, do đó không ai có thể kiểm chứng, và một sự đe dọa cùng loại, hoang đường, mà giáo hội vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay để nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín.  Đa số tín đồ Ca-Tô không biết đến sự phủ nhận thiên đường và hỏa ngục của giáo hoàng.  Những thuộc hạ của giáo hoàng trong giới chăn chiên giải thích: che dấu sự thực là điều cần thiết để giữ đức tin của tín đồ, để cho niềm tin của họ khỏi bị chao đảo.  Người ngoài giáo hội thì cho đó là hành động bất lương trí thức (intellectual dishonesty), vì giáo hội đã biết là không làm gì có thiên đường hay hỏa ngục, mà vẫn dụ tín đồ bằng cái bánh vẽ cứu rỗi, và hù dọa họ bằng một hỏa ngục giả tưởng.

    Những tín đồ Ca-tô thuộc cỡ Đỗ Mạnh Tri luôn luôn quảng cáo cho cái Tin Mừng của Chúa trong khi họ không hề hiểu thực chất cái Tin Mừng đó ra sao, rằng không có một bằng chứng nào cũng như không có một lôgic nào có thể dùng để chứng tỏ rằng Tin Mừng đó là thực.  Nhiều học giả ngày nay đã cho rằng cái mà các tín đồ Ki Tô giáo cho là Tin Mừng thực ra chỉ là cái bánh vẽ thần học dùng để kéo con người vào trong những định chế tôn giáo mà bản chất là những tổ chức thế tục trong đó những người gọi là chức sắc tôn giáo được hưởng mọi quyền lợi vật chất trên đầu trên cổ đám tín đồ nghèo khó, thấp kém, cả tin.

   Ông Đỗ Mạnh Tri còn viết thêm nhiều để quảng cáo cho cái gọi là Tin Mừng của ông, nhưng qua sự phân tích ở trên, rõ ràng Tin Mừng đó chỉ là một sự mê tín cổ xưa đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ ngày nay.  Cho nên tôi thấy không cần thiết phải phê bình thêm những đoạn ông Tri cũng như những tác giả khác trong cuốn "2000 Năm Một Thuở.." viết về Tin Mừng.  Nhưng có một điều mà tôi nghĩ ông Đỗ Mạnh Tri cũng như các tác giả trong cuốn "2000 Năm Một Thuở.." phải biết, đó là, trong thời đại ngày nay, chúng tôi không trao khoán đầu óc của chúng tôi cho những lời truyền đạo hoang đường, vô căn cứ.  Trước khi mua và nuốt chửng cái sản phẩm "Tin Mừng" của các ông, chúng tôi cần phải biết cái sản phẩm đó có đáng giá hay không.  Với những khám phá của khoa học ngày nay, với những kết quả nghiên cứu Thánh Kinh nghiêm túc hiện hữu, tôi nghĩ  tôi không thể mua cái sản phẩm thần học đó dù với giá rất rẻ: "Chỉ cần tin, không cần biết, không cần hiểu".  Con người của tôi, đúng nghĩa là một con người, vì còn có thể xử dụng đến đầu óc, không cho phép tôi mua một sản phẩm mà tôi biết chắc là vô giá trị.  Lẽ dĩ nhiên tôi không phản đối bất cứ ai cho những "Tin Xấu" (theo giáo sư David Voas) là "Tin Mừng".

3. Ông Đỗ Mạnh Tri Quảng Cáo Những Thuộc Tính Không Hề Có Của Giê-su.

Chúng ta hãy đọc một đoạn khác của ông Tri, trang 167:

   "..có thể nhìn 2000 năm qua như một tiến trình tháo gỡ.  Giêsu đến để tháo gỡ con người khỏi những ràng buộc của sự chết và phục hồi con người, hình ảnh của Thiên Chúa.  Ngài sống và rao giảng Đạo Tình Thương, Đạo của Tự Do."

   Tôi cho đây là những lời tuyên truyền đạo rẻ tiền, trống rỗng, hoang đường, lạc hậu và sai sự thực, chỉ thích hợp trong thời Trung Cổ ở Tây phương.  Tại sao?

   Thứ nhất, như chúng ta đã biết, con người đã xuất hiện trên trái đất ít ra là 2 triệu năm, vậy tại sao cách đây 2000 năm Giê-su mới xuất hiện để tháo gỡ con người khỏi những ràng buộc của sự chết?  Vậy những người sinh ra trước Giê-su thì vứt đi đâu?  Cha của Giê-su, và cũng là Giê-su, theo cái thuyết Chúa Ba Ngôi, thật là vô cùng độc ác vì đã không nghĩ đến cái mà ông Tri gọi là "tháo gỡ" trong ít ra là 1 triệu 998 ngàn năm.  Và dù cho chúng ta có vứt bỏ đầu óc và mọi sự kiện khoa học ngày nay để tin vào Thánh Kinh của Ki Tô Giáo thì loài người cũng đã được Cha của Giê-su "sáng tạo" (sic) ra cách đây khoảng từ 6000 đến 10000 năm, và trong khoảng từ  4000 đến 8000 năm trước khi Giê-su sinh ra đời có phải là Cha của Giêsu, và cũng là Giê-su, còn chưa hả dạ về sự chết chóc của con người nên mới không nghĩ đến chuyện tháo gỡ hay không?  Vậy "tháo gỡ" chẳng qua chỉ là một loại thần học quảng cáo vô trách nhiệm, hoang đường, và những người tin vào sự "tháo gỡ" này không nghĩ đến cái mặt trái, nghĩa là cái mặt ác của nó, cái mặt ác này nặng hơn cái mặt thiện "tháo gỡ" nhiều.

   Thứ nhì, chết không phải là sự ràng buộc.   Ông sợ chết thì ông cho đó là sự ràng buộc.  Tôi chẳng sợ chết, coi đó là chuyện tự nhiên của con người. Luật vô thường bao trùm vũ trụ.  Thượng đế, Giê-su, các Thánh trong Ki-Tô Giáo, Giáo Hoàng, Hồng Y và v... v..., chẳng có ai thoát được cái chết. Nếu ông tin rằng có một cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết, dưới chân một người Do Thái, thì cứ việc tin.  Tôi chẳng màng gì cái cuộc sống trong hoang tưởng đó. Vậy tôi cần gì đến sự "tháo gỡ" của Giê-su trong khi tôi biết rằng Giê-su cũng chẳng tháo gỡ được cho chính mình, vì huyền thoại "sống lại" và "thăng thiên" của Giê-su nay đã trở thành những chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường.

   Thứ ba, hình ảnh Thiên Chúa là hình ảnh như thế nào?  Ông đã nhìn thấy Thiên Chúa bao giờ chưa?  Ông có biết ở trên thế giới này có bao nhiêu quan niệm về Thiên Chúa khác nhau không?  Ông được giáo hội dạy là Thánh Kinh viết rằng "con người là hình ảnh Thiên Chúa" nên ông chỉ biết nhắc lại mà không cần để tâm suy nghĩ xem cái hình ảnh Thiên Chúa đó là hình ảnh như thế nào.   Phải chăng hình ảnh Thiên Chúa là một ông già mắt sâu, râu rậm, mũi lõ, ở trên trần thánh đường Phê-rô chỉ tay xuống?  Phải chăng hình ảnh Thiên Chúa là những trẻ em ở Phi Châu không có cơm ăn, áo mặc, chỉ còn trơ bộ xương cứu Chúa?  Phải chăng hình ảnh Thiên Chúa là cặp song sinh quái thai trong một gia đình Ca-tô ở bên Anh, hai đứa bé dính liền với nhau nhưng chỉ có một trái tim? Phải chăng hình ảnh Thiên Chúa là các đứa trẻ sinh ra đã mắc phải hội chứng Down?  Phải chăng hình ảnh Thiên Chúa là giáo hoàng John Paul II, chân tay run rẩy, đi không vững, nói không ra hơi? Phải chăng hình ảnh Thiên Chúa là giáo hoàng dâm loạn Alexander VI, hay Stalin, hay Hitler? Phải chăng hình ảnh Thiên Chúa là những linh mục đi hiếp dâm mấy "sơ" trong 27 quốc gia, hay đi sờ mó, hiếp dâm trẻ con trong nhiều quốc gia?  Ông đừng quên trong những linh mục này cũng như trong giáo hoàng John Paul II, Alexander VI đều đã có Chúa Thánh Thần, và cũng là Thiên Chúa, vào ngự rồi đó.  Tất cả những người trên đều là con người, vậy ông Tri có thể cho dân ngoại đạo chúng tôi biết hình ảnh nào là hình ảnh của Thiên Chúa, và cái hình ảnh Thiên Chúa đó có gì đáng để cho chúng tôi cần phải phục hồi trong khi con người của tôi chưa từng mang cái hình ảnh đó và cũng chẳng bao giờ muốn mang cái hình ảnh đó? 

   Thứ tư,  ông Tri đã đọc Tân Ước chưa và dựa vào đâu mà ông dám khẳng định là Ngài (Giêsu) sống và rao giảng Đạo Tình Thương, Đạo của Tự Do?  Ai dạy ông như vậy hay là ông biết rõ như vậy?  Nhưng ông định nghĩa tình thương ra sao?  Chúng ta sống ở trên trái đất mà các sinh vật là con người, cây cỏ, và những sinh vật khác trong đó có súc vật.  Thỉnh ông hãy mở Tân Ước ra mà đọc Matthew 15: 21-28,   Matthew 21: 18-21,  Matthew 8:28-34 thì sẽ thấy rõ "tình thương" của Giê-su đối với con người, cây cỏ, và súc vật ra sao.  Tôi tóm tắt ông nghe:

   Chuyện thứ nhất, "Phúc âm" Matthew 15: 21-28 kể rằng: Có 1 người đàn bà xứ Canaan đến xin Giê-su chữa cho con gái bà ta đang bị quỷ ám.  Giê-su không thèm trả lời bà ta một tiếng.  Đệ tử của Giê-su (thầy với trò cùng một loại với nhau. TCN) yêu cầu Giê-su đuổi bà ta đi.  Giê-su trả lời: "Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi."  Người đàn bà kia năn nỉ thì Giê-su phán: "Lấy bánh của dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ ăn thì chẳng tốt tí nào." (Ông Đỗ Mạnh Tri và các tác giả Tin Nhà thử về soi gương xem mình có giống người Do Thái hay không rồi hãy tính đến chuyện tuyên truyền cho cái gọi là "cứu rỗi" của Giê-su. TCN).  Đó là tình thương của Giê-su đối với con người.  Vì không đọc Thánh Kinh cho nên ông Tri đã tin bậy tin bạ mà viết nơi trang 180: "Khi Giêsu tới, Ngài không phân biệt người Do Thái và người không Do Thái."   Chúng ta hãy đọc thêm Matthew 10: 5-6: Giê-su phái 12 tông đồ đi truyền đạo với lời dặn: "Không được đi đến nơi nào có dân Gentiles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritan, mà chỉ đi đến những con dân Do Thái bị lạc".  Thời buổi này, đâu có thể cứ viết bậy bạ theo đức tin của mình là được đâu.   Ngày nay, người dân Việt Nam đâu có phải là những dân đánh cá Bùi Chu, Phát Diệm trong thế kỷ 17, 18?

   Chuyện thứ hai, "Phúc âm" Matthew 21: 18-21 kể rằng: :  "Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường.  Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi.  Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!"  Cây vả chết khô ngay lập tức."  Đó là tình thương của Giê-su đối với cây cỏ.  Chúng ta cũng không nên quên rằng mùa đó không phải là mùa cây vả ra trái, và Giê-su có thể biến một cái bánh mì thành 100 cái bánh mì, thế mà sáng ra Ngài lại đói.

  Và chuyện thứ ba, "Phúc âm" Matthew 8:28-34 kể rằng: "Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo.   Chúa phán "đi ra", chúng liền nhập vào bầy heo và bắt cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống sông chết đuối hết.  Đó là tình thương của Giê-su đối với đàn súc vật 2000 con.

   Ông Đỗ Mạnh Tri được dạy cho vài câu "out of context" về "tình thương" của Giê-su rồi nhắc lại như con vẹt mà không biết rằng những hành động của Giê-su không bao giờ đi đôi với lời nói.  Cũng vì vậy mà Giám Mục Spong đã đưa ra nhận định là trong Phúc Âm có những đoạn chứng tỏ Giê-su là con người đầy thù hận, thiển cận và đạo đức giả như tôi đã trích dẫn ở trên.

   Còn Giê-su rao giảng "tự do" ra sao, ông Tri không hề chứng minh mà chỉ nói lấy được. 

   Đọc Mark 16: 16-18 chúng ta thấy Giê-su phán:

   "Ai tin và chịu phép báp-tem sẽ được cứu rỗi, kẻ nào không tin sẽ bị luận phạt.  Những kẻ tin sẽ thực hiện được những phép lạ này: nhân danh ta đuổi quỷ, nói được ngôn ngữ mới, bắt rắn độc trong tay hay uống phải thuốc độc cũng không bị hại, đặt tay trên các người bệnh thì họ được lành."

   Vậy tôi có tự do "không tin" hay "quay lưng lại Giê-su" không?  Mặt khác, ông Tri chắc chắn là đã tin và đã chịu phép báp-tem rồi.  Ông nói được tiếng Pháp, tiếng Anh là do ông học ở trường hay vì ông tin Giê-su?  Tôi xin biếu ông một liều thuốc độc, ông có dám uống không?  Ông hãy đến Vatican đặt tay lên giáo hoàng của ông xem ông ta có hết bệnh run rẩy chân tay không?  Tôi chỉ hỏi vậy thôi chứ biết rằng ông không bao giờ trả lời vì ông không thể trả lời.

   Trong Tân Ước chúng ta cũng còn đọc được những lời "Chúa phán" như sau:

   Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.

   Luke 19:27 :  Hãy  mang  những  kẻ  thù  của  Ta  ra  đây, những người không muốn Ta  ngự  trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.

Vậy ông Tri có thể cho chúng tôi biết cái "tự do" mà Giê-su rao giảng  là cái thứ tự do như thế nào được không?  Chỉ có cái tự do làm đầy tớ Chúa? Một sự kiện: tuyệt đại đa số dân chúng trên thế giới không muốn cái thứ tự do làm mất phẩm giá con người này.

4. Ông Đỗ Mạnh Tri Phịa Ra Tinh Thần "Tự Do" Của Ki-Tô Giáo

Bất kể đến nền thần học Ki Tô Giáo, đến lịch sử của giáo hội Ca-tô, ông Đỗ Mạnh Tri cương ẩu như sau nơi trang 183:

   "Mọi người đều được Chúa gọi và mỗi người có quyền nghe theo tiếng gọi của Thiên Chúa hay quay lưng lại Thiên Chúa, bà Evà ăn trái cấm vì bà muốn thế: vậy con người, tuy không toàn năng, toàn trí, nhưng cũng có tự do ngang với Thiên Chúa, vì có thể nói "không" với Thiên Chúa, có thể từ chối Thiên Chúa.   Bổn đồng ấu này thấm nhuần tây phương từ 2000 năm nay làm nên nguồn gốc dân chủ."

   Ông viết như vậy để quảng cáo cho cái tinh thần "tự do" của Chúa ông.  Nhưng mà đây chỉ là những lời hoa mỹ bịp bợm để lừa dối thiên hạ, vì chúng hoàn toàn giả dối. Ông định quảng cáo cho chiêu bài "tự do" và "dân chủ" của Ca-tô giáo để xóa bỏ cái lịch sử ô nhục đầy máu và nước mắt của giáo hội Ca-tô hoàn vũ hay sao?  Nếu ai cũng có quyền quay lưng lại Thiên Chúa thì tại sao Ca-tô giáo lại đi đốt sách vở ngoại đạo, tổ chức 8 cuộc thánh chiến, thiết lập những tòa án xử dị giáo, làm tiên phong hay đồng hành với những thế lực thực dân Tây phương để truyền đạo, và ở Việt Nam đi cướp đất Chùa, phá hủy chùa chiền miếu mạo của người dân Việt để cắm cây thập ác, một cái giá gỗ để thực hiện cách hành quyết  man rợ nhất trong lịch sử loài người của người La Mã khi xưa, lên đó?  Ông Tri chắc chắn là có một cuốn Thánh Kinh nhưng chắc chỉ để cầm trong tay mà cầu nguyện chứ chưa từng mở ra đọc.  Ông cũng quên luôn 10 điều răn của Thiên Chúa mà tôi chắc ông linh mục nào cũng dạy cho các con chiên trong nhà thờ.   Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong Cựu Ước:

   "Xuất Hành (hay Xuất Ê-Gíp-Tô) 20:  Ta là Thiên Chúa của các ngươi, đã giải phóng các ngươi khỏi ách nô lệ Ai Cập [Rõ ràng Thiên Chúa là Thiên Chúa của dân Do Thái mà thôi chứ không phải là Thiên Chúa của tất cả loài người. TCN].  Các ngươi không được thờ thần nào khác ngoài Ta [Điều này chứng tỏ Thiên Chúa cũng chỉ là một thần của dân Do Thái. TCN]..."

   "Phục Truyền 5: Không được quỳ lạy và thờ hình tượng...ai phạm tội và ghét bỏ Ta, Ta sẽ trừng phạt người ấy và luôn cả con cháu người ấy cho đến đời thứ ba thứ tư" [Có điều luật nào trên thế gian dã man và ác độc hơn điều luật này không? TCN ].  Phục Truyền 7: "Phải tận diệt họ đi (những người quay lưng lại Thiên Chúa. TCN) không được thương xót...Phải đập phá bàn thờ, nghiền nát trụ thờ, cắt trụi những lùm cây, đốt sạch các tượng chạm của họ..."

   Ấy thế mà tín đồ được dạy phải, Phục Truyền 6: 5: "Phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức kính yêu Thiên Chúa" và ông Đỗ Mạnh Tri cũng hùa theo điều dạy trên nhưng lại tán láo, trang 189: "Đạo KiTô là đạo Tình yêu.  Vì "Thiên Chúa là Tình Yêu".  Và "điều răn lớn nhất" là "phải yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn..(Matthew 22)".

   Ông Tri trích dẫn câu trên từ Tân Ước, và cho đó là điều răn lớn nhất của Giê-su nhưng không biết rằng Giê-su cóp nhặt câu đó trong Cựu Ước

   Ông nên nhớ rằng, theo thuyết Chúa Ba Ngôi thì Giê-su cũng là cha ông ấy, và ông ấy là người tin vào những luật lệ trong Cựu Ước nên ông ta tuyên bố, Mã-Thi-Ơ (Matthew) 5: 17-18: "Đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ luật pháp và lời tiên tri (trong Cựu Ước).  Không, Ta đến để hoàn thành luật pháp và thực hiện các lời tiên tri.   Ta nói quả quyết: Một khi trời đất vẫn còn thì không một chi tiết nào trong luật pháp bị xóa bỏ, trước khi mục đích luật pháp được hoàn thành." 

   Vậy thì tình yêu ở chỗ nào? đối với ai?  Một đàn cừu thì trí khôn ở đâu mà yêu Chúa?  Nếu có trí khôn thì đã chẳng viết bậy như trên.  Từ những trích dẫn trong Thánh Kinh ở trên, nếu chúng tôi "quay lưng lại Thiên Chúa " của ông, hay "từ chối Thiên Chúa" của ông, là chúng tôi đã sử dụng quyền làm người đúng nghĩa là một con người và trí khôn của chúng tôi, chứ không phải là quyền của con người theo quan niệm của Ki Tô Giáo như ông viết nhảm nhí, hoàn toàn sai sự thực như trên, cốt chỉ để đánh bóng đạo của ông.

   Bà Evà "ăn trái cấm vì bà muốn thế"?  Nếu thế thì đó là cái quyền của bà Evà. Vậy tại sao cái đạo của ông lại phịa ra cái chuyện Thiên Chúa phạt loài người vì cái "tội tổ tông" không hề có đó, và con người cần phải "chuộc tội".  Nếu đó là quyền quay lưng lại Thiên Chúa của bà Evà thì mắc mớ gì đến những người khác,  và chuyện Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá để chuộc tội cho loài người chỉ là chuyện bịp bợm.  Mà thật ra đó chính là chuyện bịp bợm, vì ngày nay trong cũng như ngoài giáo hội có còn mấy người tin vào chuyện "tội tổ tông" nữa đâu, trừ những người như ông Tri còn tin vào "Tin Mừng" Phúc âm tuy chưa bao giờ đọc Phúc âm.   Ông Đỗ Mạnh Tri viết bậy  là "Bà Evà ăn trái cấm vì bà muốn thế".  Làm sao ông biết bà ta muốn như thế nào?  Bà ta nói với ông là bà ta muốn thế hay sao?  Ông đã đọc Thánh Kinh chưa?  Theo Thánh Kinh thì khi đó bà Evà đâu có muốn gì , bà còn bị Thiên Chúa của ông Tri nhốt trong vòng ngu đần, còn ở trần truồng, sau đó được một con rắn khuyên bảo nên mới ăn trái cấm để mở mắt ra mà biết phân biệt thiện, ác, phải, trái, và biết xấu hổ vì thấy mình đang trần truồng nên phải lấy lá che thân v..v..  Vì không muốn cho loài người có trí tuệ bằng mình, dù rằng cái trí tuệ của mình thuộc loại bán khai, chưa khai hóa,  nên Thiên Chúa của ông Tri mới đày đọa loài người.  Nhưng tất cả chỉ là chuyện phịa, vì trí tuệ loài người ngày nay đã vượt xa trí tuệ của Thiên Chúa trong Thánh Kinh rất nhiều.  Tôi có cần phải chứng minh điều này không?  Không cần, vì đọc Thánh Kinh với một đầu óc biết suy luận và với một số kiến thức sơ đẳng về khoa học là chúng ta có thể thấy ngay.

   Cũng vì bà Evà "muốn ăn trái cấm" mà Thiên Chúa của ông Tri trừng phạt con rắn phải bò sát dưới đất.  Tôi muốn hỏi ông Tri một câu: vậy trước khi bị Thiên Chúa của ông bắt phải bò sát dưới đất thì con rắn di chuyển bằng cách nào?   Đi hai chân như ông chăng?  Chuyện như vậy mà ngày nay cũng còn có người tin thì thật là lạ.

   Ai cũng biết căn bản đức tin Ca-tô Giáo đặt trên những huyền thoại như con người sa ngã vì bà Evà ăn trái cấm và Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại.  Không có hai huyền thoại này thì không có Ki Tô Giáo.

   Ông muốn tuyên truyền cho đạo của ông thì đó là quyền của ông.  Nhưng có viết thì cũng phải viết cho khéo chứ viết một cách lắt léo sai sự thực như vậy thì thật quả ông đã quá coi thường độc giả.  Ông tưởng rằng ông muốn viết sao người ta cũng phải tin hay sao?  Thời đại các cha nhà thờ nói, người dân chỉ có quyền nghe đã qua lâu rồi.  

5.   Thủ Đoạn Truyền Đạo Thiếu Lương Thiện Của Ông Đỗ Mạnh Tri

   Từ những bằng chứng hiển nhiên trong Tân Ước, tôi phải kết luận về câu truyền đạo của ông Đỗ Mạnh Tri như trên ra sao?  Tôi chỉ có thể nghĩ ra ba trường hợp: một là ông Tri chưa bao giờ đọc Thánh Kinh, hai là ông Tri có đọc Thánh Kinh nhưng chỉ đọc những đoạn mà người ta bảo ông đọc, và ba là ông Tri có đọc kỹ Thánh Kinh nhưng vì là một tín đồ Ca-tô thuộc loại cuồng tín nên ông đã không đếm xỉa gì đến vấn đề  lương thiện trí thức và đây chính là căn bệnh chung của đa số tín đồ được gọi là trí thức Ca-tô Việt Nam.

   Những điều ông Tri viết ở trên đã chứng tỏ rõ ràng ông thuộc loại thứ ba.  Tôi còn có thể chứng minh điều này qua một đoạn ông ta viết trong một phần sau.  Nơi trang 171 ông Tri viết về sự kiện ngày 12 tháng 3 năm 2000, giáo hoàng Gioan PhaoLô II đã "long trọng cử hành lễ xưng tội" (sic) [Hay thật, gây ra tội ác rồi long trọng cử hành "lễ xưng tội".  Mafia có nhiều lễ xưng tội nhất. TCN] sáu loại tội.  Tội thứ 5 là: "e) tội không tôn trọng phẩm giá người phụ nữ..." rồi ngay ở gần cuối trang ông viết: "..nhưng trong lịch sử đã có tôn giáo nào, văn minh nào tôn trọng và bênh vực người phụ nữ bằng Ki Tô giáo nói chung và Công giáo nói riêng?".

Vậy tại sao giáo hoàng của ông lại phải "long trọng" xưng tội là không tôn trọng phẩm giá người phụ nữ.?  Chúng ta đã thấy rõ sự lương thiện trí thức của ông Tri ở mức nào.  Nhưng điều đáng nói ở đây không phải là sự bất lương trí thức (intellectual dishonesty) của ông Tri mà là kiến thức của ông ấy về ngay chính giáo hội Ca-tô, về sử Việt Nam, khoan nói đến có một chút kiến thức nào về các tôn giáo khác.  Chắc ông đã nghiên cứu kỹ về các tôn giáo khác nên mới dám viết "đã có tôn giáo nào.."?  Ông biết được bao nhiêu về các tôn giáo khác?  Chính tôn giáo của ông, ông còn mù mờ, chỉ viết tầm bậy thôi, làm sao ông dám viết vu vơ về các tôn giáo khác?

   Lịch sử Ca-tô giáo Rô-ma, từ ngày đầu cho đến ngày nay, chưa từng bao giờ tôn trọng phụ nữ.  (Xin đọc vài lời "thánh phán" về phụ nữ trong cuốn Công Giáo Chính Sử, chương 6, mục 6.3).  Chúng ta hãy nghe chính giáo hoàng Gioan PhaoLô II thú nhận năm 1994:

   "Phụ nữ đã từng bị hiểu lầm về nhân cách của họ, xuyên tạc bóp méo những quyền của họ, đặt họ ra ngoài lề và ngay cả hạ họ xuống hàng nô lệ." (Women have been misunderstood in their dignity, misrepresent in their prerogatives, marginalized and even reduced to slavery) [Maureen Fiedler & Linda Rabben, Rome Has Spoken..., p. 119)

   Tuy vậy mà Gioan PhaoLô, vì là đại diện của Giê-su trên trần, nên vẫn hành xử giống như Giê-su: nói một đàng, làm một nẻo.  Trong Lá Thư Tông Đồ (Apostolic Letter) Ordinatio Sacerdotalis, 1994, ông ta khẳng định:

   "Tôi tuyên bố rằng giáo hội không hề có một quyền hạn nào để phong chức linh mục cho phái nữ và rằng mọi tín đồ phải dứt khoát tuân giữ điều phán quyết này." (I declare that the church has no authority whatsoever to confer priestly ordination on women and that this judgment is to be definitively held by alll the faithful.) [Ibid., p. 119)

   Khi được hỏi là đây có phải là một phán quyết về đức tin (deposit of the faith) không thì tòa thánh trả lời:  Đúng như vậy. Điều này có nghĩa là, một phán quyết về đức tin thì tín đồ phải tin, nhắm mắt hay mở mắt mà tin, chứ không được nghi ngờ hỏi han chất vấn gì hết.

   Thật ra thì người ta đã biết Gioan PhaoLô II coi phụ nữ như thế nào.  Ida Magli, một nhà nhân chủng học Ý đã nói:

   "Giáo hoàng John Paul II luôn luôn nhìn phụ nữ trong chiều kích sinh lý của họ - hoặc là những bà mẹ hoặc là những nữ trinh phải đi theo mẫu mực của bà Maria đồng trinh (sau khi sinh ra 7 đứa con. TCN); hoặc họ là cái máy đẻ hoặc họ không được giao hợp.  Wojtyla không bao giờ coi phụ nữ như là những con người như ông ta coi đàn ông như là một con người."

(Pope John Paul II always sees women in their biological dimension - either as mothers or as virgins who must follow the model of the Virgin; either they make children or they abstain from sexual intercourse.  Wojtyla never sees women as persons in the same way as he sees a male as a person.)

   Về tôn giáo thì trước Ki Tô Giáo hơn 500 năm, Phật Giáo đã coi Tứ Chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Nam Cư Sĩ, Nữ Cư Sĩ là ngang hàng, và ngay từ hồi Phật còn tại thế phụ nữ đã được xuất gia.  Những giới luật mà đức Phật đặt ra cho người phụ nữ xuất gia là để thích hợp với hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ và để bảo vệ sự an toàn của phụ nữ chứ không phải là kỳ thị phụ nữ.  Trong Kinh Pháp Hoa, Tiểu Long Nữ mới 8 tuổi đã giác ngộ, và trong Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử đi học đạo với 53 thiện tri thức trong đó có nhiều phụ nữ.  Mới đầu Đức Phật đâu đã đặt ra giới luật.  Về sau, Tăng chúng càng ngày càng đông và với hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, Đức Phật mới dần dần đặt ra những giới luật mỗi khi Người phải giải quyết những vấn đề nội bộ phù hợp với tình trạng xã hội, và để giúp cho người xuất gia tu hành nghiêm chỉnh.  Và Đức Phật cũng đã dặn lại: Về sau, tùy theo tình trạng xã hội, các tiểu giới có thể bỏ.

   Về nền văn minh thì từ cổ xưa, văn minh Việt Nam đã tôn trọng phụ nữ.  Nếu không lịch sử Việt Nam ắt không thể có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương v..v...  Trong gia đình, người đàn bà Việt Nam thường được gọi là Nội Tướng, và những câu chuyện "sợ vợ" trong dân gian cũng chẳng thiếu gì..

   Không biết lịch sử nước nhà, không biết lịch sử giáo hội Ca-tô Rô-ma, không biết gì về các tôn giáo khác, ông Đỗ Mạnh Tri đã viết một cách trơ trẽn rằng giáo hội của ông đứng hạng nhất trong vấn đề tôn trọng phụ nữ trong khi sự thực lại trái hẳn lại.

6.  Ông Đỗ Mạnh Tri Ca Tụng Vai Trò "Mẹ và Thầy" Của Giáo Hội

   Chúng ta hãy đọc tiếp ông Đỗ Mạnh Tri ca tụng vai trò của giáo hội ở Tây phương:

   "Giáo hội khủng khoảng có nghĩa: Tây phương đương lung lay ở chính cái gốc.  Nếu người ta chú ý nhiều đến giáo hội là vì trong lịch sử, giáo hội đã là "Mẹ và Thầy" của Tây phương, kể cả khi Tây phương chống lại giáo hội.  Vì chống lại "Mẹ và Thầy" như Tây phương thường làm cũng là một truyền thống xuất phát từ trong lòng giáo hội."

   Lịch sử Tây phương viết rõ rằng, khi giáo hội Ca-tô Rô-ma ở vị thế chỉ đạo tinh thần, tự nhận vai trò "Mẹ và Thầy" thì Tây phương rơi vào 1000 năm của thời đại đen tối hay thời đại hắc ám (The dark ages) hay thời đại đen tối trí thức (intellectual darkness).  Tại sao Tây phương chống lại giáo hội và chống lại để làm gì.  Theo John Remsburg trong cuốn False Claims thì Tây phương đã chống lại giáo hội để tước khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội bó củi để thiêu sống người và lưỡi gươm để giết người. (The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands..)

   Giáo hội dựa vào quyền lực của bó củi và thanh gươm để đưa Âu Châu vào vòng thống trị của giáo hội ngụy trang dưới những danh từ hoa mỹ tự nhận là giáo hội đóng vai trò "Mẹ và Thầy".  Các Giám mục, linh mục đều dạy cho đám con chiên, rằng giáo hội là "Mẹ và Thầy" của Tây phương.  Và các con chiên, vốn không bao giờ biết đến lịch sử của Tây phương,  cứ  cúi đầu tin như vậy.  Ngoài ông Đỗ Mạnh Tri ra còn có ông Đoàn Thanh Liêm cũng tin vào vai trò "Mẹ và Thầy" của giáo hội.  Nhưng ông Liêm viết về vai trò này thành thực hơn, không theo kiểu viết của ông Tri, trang 108:

   "Giáo hội vẫn còn xa lạ với vai trò làm Mẹ và Thầy (Mater et Magistra) tại nhiều lãnh vực văn hóa xã hội." 

   Điều này chứng tỏ giáo hội chưa bao giờ xứng đáng là Mẹ và Thầy như giáo hội từng tự nhận trước đám con chiên ngoan ngoãn, bảo sao tin vậy, dắt đi đâu phải đi đó, không hề biết mình đang bị dắt xuống vực thẳm của trí thức.  Chúng ta hãy đọc lời tóm tắt sau đây nơi trang bìa sau của cuốn "Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo" (The Dark Side of Christian History), tác giả là học giả Helen Ellerbe.

   "Trong khoảng thời gian gần 2000 năm, giáo hội Ki-Tô đã đàn áp và bạo hành nhiều triệu người trong toan tính kiểm soát và ngăn chận vấn đề tâm linh của con người.  Cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo phanh phui với  chi tiết tỉ mỉ những thảm họa, đau khổ và bất công mà giáo hội đã giáng lên nhân loại.  Tác phẩm vạch trần sự thật này là một đòi hỏi hấp dẫn và nồng nhiệt cho nhân phẩm và sự tự do trong vấn đề tâm linh" 

(Over a period of almost two millennia, the Christian Church has oppressed and brutalized millions of individuals in an attempt to control and contain spirituality.  The Dark Side of Christian History reveals in painstaking detail the tragedies, sorrows and injustices inflicted upon humanity by the Church.  This exposé is a compelling and passionate cry for human dignity and spiritual freedom).   

   Với một lịch sử đen tối như vậy, và với sự cáo thú trước thế giới 7 núi tội lỗi của giáo hội ngày 12-3-2000, vậy mà ông Đỗ Mạnh Tri vẫn có thể viết một cách huênh hoang trơ trẽn rằng giáo hội là "Mẹ và Thầy" của Tây phương.  "Mẹ và Thầy" dạy dỗ Tây phương những gì?  Đốt sách vở ngoại đạo? gây thánh chiến? thiết lập tòa án xử dị giáo? săn lùng phù thủy? bách hại dân Do Thái? không tôn trọng quyền các dân tộc, nền văn hóa, tôn giáo khác? không tôn trọng phẩm giá phụ nữ? chống lại những quyền căn bản của con người? như giáo hội đã từng thú tội trước thế giới.   Ông Đỗ Mạnh Tri còn thiếu lương thiện khi nêu sáu loại tội của giáo hội trong 2000 năm qua, trong đó ông viết tội thứ ba như sau: "c) tội kỳ thị dân Israel (khinh miệt, thù ghét, và nhất là những yên lặng)."  Giáo hội chỉ có khinh miệt và thù ghét dân Israel hay sao?  Giáo hội không giết người Do Thái nào hay sao?  Lịch sử giáo hội ngập máu người Do Thái, ai mà chẳng biết?  Ông Tri cũng viết bỏ ngỏ "những yên lặng".  Yên lặng trước những gì?  Ông tưởng ông không viết ra thì không ai biết hay sao.  Cuốn "The Hitler's Pope" đã xuất bản từ lâu rồi đấy.  Tới đây hẳn chúng ta đã thấy bộ mặt thật của con người trí thức Ca-tô Đỗ Mạnh Tri.

7.  Ông Đỗ Mạnh Tri Ca Tụng Đạo Đức Của Giới Chăn Chiên.

Chúng ta đã biết, ông Đỗ Mạnh Tri coi "vấn đề luân lý là phụ".  Điều quan trọng nhất đối với ông Tri là "phải hết lòng yêu Chúa, hết linh hồn, hết trí khôn" giả thử là ông ấy có một linh hồn và có trí khôn.  Nhưng rồi ông viết tiếp để ca tụng vấn đề luân lý đạo đức của giới chăn chiên như sau, trang 176:

   "Nói gì thì nói, trên bình diện luân lý, trong lịch sử giáo hội chưa có thời nào giáo sĩ, tu sĩ và giáo phẩm đáng kính phục như ngày nay."

   Chúng ta hãy thử duyệt qua xem trên bình diện luân lý, ngay trong thời nay, giáo sĩ, tu sĩ và giáo phẩm Ca-tô đáng kính phục như thế nào.

   Về giáo hội Ca-tô Việt Nam, tôi đề nghị ông Đỗ Mạnh Tri, nếu chưa đọc thì hãy kiếm đọc tờ trình của 12 môn đệ của linh mục Nguyễn Hữu Trọng ở bên nhà gửi giáo hoàng Gioan PaoLô II ngày 8 tháng 12, 1997, trong đó có "nhắc tới" Tin Nhà Paris.  Tờ trình này bị lọt ra ngoài và được đăng trong phần Phụ Lục của cuốn "Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tuyển Tập 2, 1998" của Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo ở Texas.  Tờ trình này dài 18 trang nhưng tôi chỉ xin trích dẫn vài đoạn trong đó:

   "Cha già Trọng dạy chúng con rằng, trên thế gian này, từ đức giáo hoàng trở xuống không ai thoát được 3 chước cám dỗ: quyền lực, tiền tài và sắc dục...

   Các giám mục, linh mục của chúng ta thường làm ngược lời Chúa, tranh thủ quyền lực, tiền tài, cấu kết với các thế lực để mở mang nước Chúa, nên đã sa vào con đường sắc dục một cách bệnh hoạn, quấy rối tình dục một cách bừa bãi, trẻ không tha, già không thương, làm cho linh mục sao nhãng việc truyền giáo và ham mê việc truyền giống...

   Giáo dân trình lên bề trên những yếu đuối của các linh mục thì thường được dạy bảo rằng: "Các con đừng nói hành các cha kẻo mắc tội với Chúa, đừng xét đoán các cha kẻo bị Chúa phán xét".  Nghe dạy như thế, nhiều giáo dân sợ hãi vô cùng, phải nhắm mắt làm ngơ trước những đồi bại của các linh mục ma giáo, khéo che đậy và nịnh bợ các đấng bề trên...

   Nhiều linh mục VN thường thường hễ lên tòa giảng là thao thao bất tuyệt lên giọng dạy đời, chửi bới giáo dân, dùng lời Chúa xỏ xiên đàng này đàng khác, hoặc văn chương lả lướt, ăn nói bạt mạng, chọc quê chọc cười cho giáo dân vui tai...

   Linh mục Lê Minh Châu, ở nhà thờ Hiển Linh, Q. 6, chẳng những là giảng bậy bạ mà còn quan hệ tình dục bừa bãi như Tây.  Đức cha Nghi và LM Huỳnh Công Minh đã quyết định thuyên chuyển cha này về giáo xứ Cầu Kho thay thế LM Felix Nguyễn Văn Thiện, đang được bà con lương giáo rất quý mến.  Nhiều giáo dân Hiển Linh nói rằng chúng tôi đã chịu đựng cha Châu quá ê chề, nên cho ông về vườn, không nên đổi đi kẻo lan truyền "Sida Thánh" sang giáo xứ khác, bắt nơi khác phải chịu gương mù gương xấu càng ngày càng đồi tệ của linh mục này...[Đây cũng là sách lược thuyên chuyển các linh mục phạm tội cưỡng bách tình dục trẻ con của hồng y Bernard Law ở Boston như chúng ta sẽ thấy trong một phần sau. TCN]...

   Giáo phận Saigon có một số giáo xứ nổi tiếng về truyền thống có các linh mục truyền giống như Xóm Chiếu, Thị Nghè, Vườn Xoài, Tân Định...Hội đồng giáo xứ Tân Định biết rõ các LM bê bối của mình, nhưng không dám làm gì cả, sợ mang tiếng..."

   Đó là những tác phong, hành động đạo đức, luân lý "đáng kính phục" nhất trong mọi thời đại của một số linh mục ở Việt Nam ngày nay, theo như nhận định của ông Đỗ Mạnh Tri.  Còn giới chăn chiên ngoại quốc thì ra sao?

   Ở bên Pháp không có TV Mỹ và báo chí Mỹ và dù có ông Tri cũng không xem, không đọc, nên ông Tri không biết đến những chuyện ô nhục trong giáo hội của ông mà TV Mỹ và báo chí Mỹ đã phanh phui cho đại chúng biết.  Sau đây là vài chuyện điển hình. 

   Tôi nhớ đến vụ kiện gần đây ở Québec, Canada, đòi bồi thường hơn một tỷ đô la (a 1.2 billion lawsuit) cho các nạn nhân của các "sơ" trong một viện mồ côi, các "sơ" mặc áo xám, (gray nuns), những người đã hành hạ trẻ em trong viện cho đến chết, và cố ý làm tật nguyền một số em, thí dụ như chọc thủng màng tai của chúng để lấy thêm trợ cấp của chính phủ, $2.50 cho mỗi em bị tật nguyền thay vì 75 xu mỗi ngày cho các em lành lặn, do chương trình TV Prime Time của đài ABC đưa lên; và chuyện trong một viện mồ côi khác, các "sơ" dội nước sôi lên các em để trừng phạt tội vì đói quá nên ăn cắp thức ăn các "sơ" dùng để nuôi thỏ, do chương trình 60 Minutes của đài CBS đưa lên; cũng như chuyện mấy "sơ" ở Rwanda bị ra tòa về tội cung cấp dầu xăng để thiêu sống một số dân khác đạo v..v..

   Có lẽ chúng ta cũng không nên quên rằng, mới tháng 3 năm ngoái, 2001, báo chí thế giới đã phanh phui ra những vụ "Cha cũng như Chúa" cưỡng hiếp một số "sơ" trong 27 quốc gia kể cả ở Mỹ, Ý, Ái Nhĩ Lan, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Ba Tây v..v.. và cưỡng bách họ vào các nhà thương Công Giáo để phá thai khi họ mang thai.  Tòa Thánh đã phải lên tiếng thú nhận có vấn đề ô nhục này nhưng vẫn lừa dối quần chúng với luận điệu: "Chuyện chỉ xảy ra trong một vùng địa dư mà thôi".  Tờ Orange County Register ngày 31 tháng 3, 2001 có bài của Chris Hedoes thuộc New York Times trong đó có vài chi tiết như sau: Ở Malawi, trong một giáo xứ có tới 29 "sơ" bị các ông linh mục làm cho mang thai.  Khi bà sơ bề trên than phiền với ông Tổng Giám Mục thì bà ta và các "sơ" mang bầu bị đổi đi nơi khác.  (..In Malawi, where 29 sisters in a single congregation "became pregnant by priests in the diocese".  When the sisters' superior general complained to the archbishop, she and the sisters were replaced.); "..linh mục khuyên các "sơ" nên uống thuốc ngừa thai, nói dối họ là để đề phòng sự truyền nhiễm của bệnh AIDS" (..priest "recommending that sisters take a contraceptive, misleading them that the pill will prevent transmission of HIV).  Chúng ta cũng nên nhớ rằng, giáo hoàng Gioan PhaoLô II vẫn tuyệt đối cấm tín đồ không được dùng thuốc ngừa thai Nhưng chúng ta cũng lại biết rằng Vatican có cổ phần trong một công ty chế tạo thuốc ngừa thai, phải chăng chỉ để riêng cho các "sơ" dùng theo sự khuyên bảo của linh mục bề trên.  Đó là những chuyện đáng kính phục nhất về luân lý của giáo sĩ, tu sĩ, và giáo phẩm Ca-tô, trong thời đại này, theo quan niệm của ông Đỗ Mạnh Tri.

   Ai cũng biết đến vấn đề tai tiếng sôi nổi thế giới của giáo hội Ca-tô, một vấn đề đã kéo dài liên tục ngày này sang ngày khác suốt từ tháng 1, 2002 cho đến ngày nay: vấn đề loạn dâm của một số không nhỏ các vị "lãnh đạo tinh thần" con chiên, từ hồng y trở xuống, và những biện pháp che dấu của giáo hội. 

   Vấn đề loạn dâm trong giới hàng giáo phẩm Ca-tô đã nổ ra ở Boston vào đầu năm 2002, nhưng không phải đến bây giờ, 2002, mới nổ ra.   Nó đã bị phanh phui từ trên dưới 20 năm nay ở Mỹ, và nhiều cuốn sách viết về vấn đề này đã được xuất bản.  Chúng ta có thể kể tên vài cuốn điển hình: Betrayal of Trust: Clergy Abuse of Children của Annie Laurie Gaylor, 1988Unholy Orders: Tragedy at Mount Cashel của Michael Harris, 1990Lead Us Not To Temptation: Catholic Priests  and the Sexual Abuse of Children của Jason Berry, 1992A Gospel of Shame: Children, Sexual Abuse, and the Catholic Church của Elinor Burkett & Frank Bruni, 1993Sex, Priests, and Power: An Anatomy of a Crisis của A.W. Richard Sipe, 1995; và Pedophiles and Priests: Anatomy of a Contemporary Crisis của Philip Jenkins, 1996, ngoài những bài viết về vấn đề này trên các Nhật Báo hay Tuần Báo, và tin tức trên TV.

   Đây là một vấn đề ô nhục rất nghiêm trọng đã xảy ra trong cái gọi là "hội Thánh" và đã làm giảm uy tín của Giáo hội và niềm tin của tín đồ không ít.  Lẽ dĩ nhiên, giới tín đồ thấp kém thường rất ít đọc sách báo và những người trong hàng giáo phẩm của "hội Thánh" dù có biết cũng chẳng bao giờ nói ra cho nên đa số vẫn mù tịt và tin tưởng rằng "hội Thánh" của họ đích thực là một "hội Thánh", và các hồng y, giám mục, linh mục, những người giữ vai trò của Chúa trên trần, tất nhiên phải là những người đạo đức nhất trần gian, đáng kính phục nhất, như ông Đỗ Mạnh Tri đã trơ tráo ca tụng ở trên.

   Có lẽ chúng ta cũng nên đọc vài tài liệu trước đây về vấn đề ô nhục này.

   Trong cuốn Một Phúc Âm Nhục Nhã: Vấn Đề Lạm Dụng Tình Dục và Trẻ Em và Giáo Hội Công Giáo (A Gospel of Shame: Children, Sex Abuse and the Catholic Church), công trình của hai tác giả Elinor Burkett và Frank Bruni được mô tả như sau:

   "Cuốn sách dùng những cuộc phỏng vấn các nạn nhân để khảo sát vị thế dễ bị lạm dụng duy nhất của trẻ em trước các linh mục, và các linh mục phạm tội để tìm hiểu về đời sống cô độc nguy hiểm của họ.  Cuốn sách đưa ra những tài liệu về sự bất lực của công tố viên, chánh án, tâm lý gia và ký giả trong việc canh chừng, kiểm soát các giám mục, những người đã dùng cả triệu đô-la để bảo vệ tiếng tăm của giáo hội hơn là bảo vệ các tín đồ."

(The book uses interviews with victims to examine children's unique vulnerability to priests and with priest abusers to explore their dangerous isolation.  It documents the failure of prosecutors, judges, psychologists and reporters to monitor bishops, who spend million of dollars to protect the church's image rather than its believers.)

   Với cùng một đề tài nghiên cứu, Jason Berry đã đưa ra những sự kiện và tiên đoán  sau đây trong cuốn Xin Đừng Cám Dỗ Chúng Con (Một câu trong Thánh Kinh. TCN): Linh Mục Ca-tô và Vấn Đề Cưỡng Bách Tình Dục Trẻ Em (Lead Us Not To temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children):

   "Sự thật là, ở Bắc Mỹ, từ 1984 đến 1992, 400 linh mục Ca-tô đã bị tố cáo là sách nhiễu tình dục trẻ em.   Cho tới nay (1992) Berry ước tính là Giáo hội đã bỏ ra hơn 400 triệu đô-la để giải quyết những vụ trên.  Một sự nghiên cứu dự phóng là Giáo hội sẽ phải tiêu 1 tỷ đô-la trước khi thế kỷ này chấm dứt."

   (In fact, between 1984 and 1992, 400 Catholic priests in North America have been reported for molesting children.  To date, Berry estimates, $400 million has been paid by the church to resolve these cases.  One source projects that $1 billion may be paid by century's end.)

   Sự ước tính trên đã ở dưới mức thực sự, vì giáo hội đã phải bỏ trên trên 1 tỷ đô-la.  Nguyên một vụ ở Dallas đã làm cho giáo hội tốn $120 triệu rồi.   Linh mục Andrew Greely, giáo sư Xã Hội Học tại đại học Chicago, đã đưa ra nhận dịnh rất đúng về cuốn sách của Jason Berry như sau:

   "Tôi biết rõ đến nhiều vụ và tình trạng mà Jason Berry viết.  Tôi có thể bảo đảm với độc giả là, theo sự hiểu biết của tôi, những gì Berry đưa ra là chính xác và dè dặt, nếu không muốn nói là quá bảo thủ.  Ấn tượng vững chắc của tôi là tình trạng thực sự tệ hơn là những điều viết trong sách.  Tôi cho rằng, khi đọc qua những trang sách này, chúng ta sẽ cảm thất rất giận, không hẳn là chỉ giận những kẻ đã gây ra tội lỗi vì chính họ cũng thường là, nếu không muốn nói luôn luôn là, nạn nhân khi còn nhỏ tuổi, mà là giận vai trò lãnh đạo trong Ca-tô giáo.  Các giám mục có vẻ như được đào luyện giống nhau để cùng tìm các dấu diếm, che chở, hối lộ, lạnh lùng, và thường là lại bổ nhiệm trở lại giáo phận những người mà họ biết là mối nguy hại cho đám tín đồ."

(I am familiar with many of the cases and situations about which Jason Berry writes.  I can assure the reader that to the best of my knowledge his reporting is accurate and restrained, indeed if anything almost too conservative.   It is my strong impression that the situation is actually much worse than it appears in this book.  One will become very angry, I suspect, as one reads through its pages, not so much at the victimisers, who themselves were oftrn, if not always, victims when they were children, but at Catholic leadership.  Bishops have with that seems like programmed consistency tried to hide, cover up, bribe, stonewall, often they have sent back into parishes men whom they knew to be a danger of the faithful.)

    Trong cuốn Phản Bội Sự Tin Cậy (của tín đồ. TCN): Sự Lạm Dụng Trẻ Con Của Giới Giáo Sĩ  (Betrayal of Trust: Clergy Abuse of Children), tác giả Annie Laurie GayLor đã đưa ra nhiều trường hợp Linh mục Ca-Tô phạm tội sách nhiễu tình dục trẻ con.

   Vụ "linh mục loạn dâm" nổ ra ở Boston đã đưa đến những hậu quả gì?

   -  Hồng Y Bernard Law cai quản giáo phận Boston, trước đây đã bào chữa cho biện pháp thuyên chuyển của ông, nay đã phải rút lại lời nói và xin lỗi các giáo dân (The cardinal, Bernard Law, who had previously defended the archidiocese's handling of the case, recanted and apologized.)  Tờ Boston Globe cũng phanh phui ra chuyện Giáo phận Boston đã kín đáo bồi thường 10 triệu đô-la để dàn xếp vào khoảng 50 vụ án chống Geogan.  Hồng Y Law đã xin lỗi và trao cho chính quyền tiểu bang tên tuổi của 60-70 linh mục can tội cưỡng bách tình dục trẻ em trong vòng 40 năm qua, đảo ngược chính sách trước đây của ông ta, dàn xếp kín đáo nội vụ trong nội bộ giáo hội.  Hiện còn 86 vụ kiện linh mục Geogan đang chờ để xét xử (pending), và trong một số những đơn kiện này, tín đồ đã nêu đích danh hồng y Law và kết tội ông là không bảo vệ được những trẻ em trong giáo phận của ông. 

   -  Một vài linh mục trong giáo phận này cảm thấy quá nhục nhã cho nên không còn đeo cái cổ trắng trước công chúng nữa (A few are said to be so humiliated that they've stopped wearing their collars in public). 

   -  Khoảng một nửa số 2 triệu giáo dân ở Boston mong muốn hồng y Law từ chức nhưng ông ta bác bỏ đề nghị này và tuyên bố: "Đức tin của chúng ta không đặt trên những chiều gió thay đổi của quan niệm quần chúng." (Our faith doesn't rest on the shifting winds of popular opinion). 

   Phản ứng đầu tiên của Vatican là đưa ra một số điều luật thuộc thời Trung Cổ qui định mọi trường hợp linh mục lạm dụng tình dục trẻ em sẽ do những tòa án tôn giáo của tòa thánh xử kín.  Biện pháp này của Vatican đã bị cả thế giới lên án, chỉ trích.  Trong tờ Chicago Tribune ngày 11 tháng 1, 2002, Donna Freedman viết như sau:

  "Những luật mới của Vatican qui định là những tòa án của giáo hội sẽ xét xử kín những vụ linh mục lạm dụng tình dục trẻ em đã bị những người ủng hộ quyền của các nạn nhân chỉ trích.  Họ nói, chính sách này kéo dài bất tận cách giải quyết bí mật những vụ trên... Những nạn nhân bị tổn hại tới hai lần - mới đầu bởi chính sự lạm dụng, và rồi bởi cái tấm vải liệm những bí mật chung quanh sự việc...

   Tom Economus, chủ tịch tổ chức Linkup, một tổ chức ở Chicago ủng hộ các nạn nhân, cho rằng những luật mới trên là để phục vụ các linh mục phạm tội.  Ông nói: "Anh có cơ hội để được xét xử trong tòa án riêng của anh ở trong giáo hội.  Đó là cảnh con cáo giữ nhà cho con gà.  Họ mở cuộc điều tra nhưng chúng ta không thể biết là cuối cùng có những gì sẽ xảy ra."

  (New Vatican rules specifying that secret ecclesiastical courts will handle allegations of child sexual abuse by priests drew fire from advocates for victims' rights.

   The policy, they say, perpetuates the church's hush-hush handling of such allegations.

   "Vicims are doubly harmed - first by the abuse itself, and then by the shroud of secrecy surrounding it."...

   Tom Economus, president of Linkup, a Chicago-based support group for victims, said the rules will benefit priests who molest.

   "You have an opportunity to have your own private tribunal in the church", he said.

"It's the fox guarding the henhouse," he said.  "They are doing the investigation, but you never know what's happening at the end.")

   Vatican chưa rút lại những điều luật thuộc thời Ca-tô giáo thống trị Âu Châu trên, nhưng chẳng có ai tuân theo những điều luật đó vì càng ngày các tín đồ càng phanh phui ra nhiều vụ khác và đưa ra các vụ này ra tòa án dân sự.

   Ngày 21 tháng 3, 2002, giáo hoàng John Paul II phát ngôn rằng "Một bóng tối nghi ngờ" đã phủ lên toàn thể các linh mục bởi một vài trong những anh em của chúng ta đã phản bội ân sủng kêu gọi của Chúa" (A dark shadow of suspicion had been cast over all priests by some of our brothers who have betrayed the grace of ordination..).

   -  Có những bà mẹ Ca-tô trước đây vẫn ngày ngày cầu nguyện, mong cho con mình trở thành linh mục để làm rạng danh cả nhà, ngày nay lại khuyên các con đừng có đến gần các linh mục. 

   -  Ở Boston, một giáo sư đại học Harvard đã lên tiếng chính thức khuyên các tín đồ đừng đóng tiền cho giáo hội cho đến khi nào giáo hội bạch hóa sự tiêu pha tiền của giáo dân.

   -  Trong tờ Chicago Tribune ngày 15 tháng 4, 2002, Marty Nachel viết:

   "Có thời điểm nào tốt hơn là bây giờ để cho những tín đồ công giáo tiến bộ, thông minh và can đảm cắt bỏ những ràng buộc với Vatican?  Nay chính là thời điểm toàn hảo để cho chúng ta vứt bỏ cái gông cùm tuân phục giáo hoàng và sự kiêu căng của định chế Ca-tô để theo đuổi những thay đổi trong những vấn đề thời đại như   kiểm soát sinh sản, lối sống độc thân của các linh mục, và phái nữ được làm linh mục, ngoài những vấn đề khác.

   Martin Luther ly khai với giáo hội công giáo năm 1521 vì ông ta tin rằng giáo hội đồi bại và phá sản tinh thần.  Hầu như trong 500 năm qua chẳng có gì thay đổi mấy"

(What better time than the present for progressive, intelligent and courageous Catholics to break ties with the Vatican?  Now is the perfect time to free one's self from the yoke of papal subordination and institutional arrogance to pursue changes in contemporary issues of birth control, clerical celibacy and the ordination of women, among others.

 Martin Luther broke away from the church in 1521 because he believed it was corrupt and morally bankrupt.  Little seems to have changed over the past 500 years.)

    - Ngoài hồng y Bernard Law ở Boston, hồng y Edward Egan ở giáo phận New York, hồng y Roger Mahony ở California cũng bị con chiên tố khổ.

   - Tổng Giám mục Juliuz Paetz ở Ba Lan, người bạn thân của giáo hoàng John Paul II và được giáo hoàng nâng chức mau lẹ, đã từ chức vì những lời cáo tội của con chiên.

   - Linh mục Don A. Rooney ở Cleveland, Ohio, tự tử chết vì không chịu nổi sự ô nhục khi bị cáo là lạm dụng tình tục một em bé gái cách đây 20 năm.

   - Luật sư Sylvia Demarest, người thắng vụ kiện ở Dallas làm cho giáo hội công giáo phải bồi thường cho nạn nhân 119 triệu đô la, tuyên bố với tờ Washington Post là danh sách các linh mục can tội lạm dụng tình dục trẻ em mà bà thâu thập cho đến ngày nay đã lên tới con số 1500 người.

   - Mike Luckovich đã vẽ một bức hình hí họa về Chúa Ba Ngôi (Holy Trinity) trên tờ Chicago Tribune ngày 14 tháng 4, 2002,  và ghi là "Lạm Dụng, Che Đậy, và Từ Chối Cải Cách" (Abuse, Cover-up and Refusal to Reform) thay vì "Cha, Con, và Thánh Thần".

   Ngoài ra chúng ta còn có thể đọc những đầu đề trên báo chí như: "Đối với giáo hội Ca-tô Mỹ, bầu trời không thể nào tối tăm hơn.. Cách giải quyết vấn đề của định chế Ca-tô giáo thì may lắm là sai trái và tệ nhất là phi luân" (The skies could not be darker for the catholic church in America...The institution's behavior has been improper at best and immoral at worst.);  "Quyền lực Công giáo: Enron của những định chế tôn giáo" (Official Catholicism: The Enron of Religious Institutions); "Tội Lỗi của các Linh Mục" (Sins of the Fathers); "Tìm ánh sáng trong bóng tối" (Looking for light in the darkness);  "Hồng y than mất đi sự tin cậy (của giáo dân) vào giáo hội" (Cardinal (Francis George) laments lost trust in the church); "Trong bóng tối của những bậc lãnh đạo thất bại" (In the shadow of failed leaders); "Giáo hoàng ghi nhận: Linh mục lạm dụng tình dục là vấn đề toàn cầu" (Priest sex abuse a global issue, pope notes) v..v..

   Vụ "sếch xì-căng-đan " (sex scandal) nổ ra ở Boston châm ngòi cho một phản ứng dây chuyền.  Nó tương tự như một tế bào ung thư tiềm ẩn trong giáo hội chưa phát ra được vì những phương thuốc che dấu, giữ kín, dàn xếp bồi thường kín ngoài tòa với sự thỏa thuận của nạn nhân là không được tiết lộ hồ sơ vụ án v..v..  Nhưng ngày nay những phương thuốc trên không còn hiệu lực nữa nên nó bộc phát và lan sang nhiều tiểu bang khác cũng như tới nhiều quốc gia trên thế giới.  Chúng ta có thể kể những tiểu bang như California, Connecticut, Florida, Illinois, Maine, Michigan, Missouri, New York, Pensylvania, Ohio v..v.. và các quốc gia như Anh, Pháp, Canada, Ba Lan, Ái Nhĩ Lan, Úc, Áo, Phi Luật Tân, Chile, Mexico, Colombia, Hồng Kông v..v..

   Không hề biết đến thực trạng luân lý, đạo đức trong giới chăn chiên ngay trong thời đại này, ông Đỗ Mạnh Tri đã viết bừa, không biết ngượng, bất kể đến sự thật: "Trên bình diện luân lý, trong lịch sử giáo hội chưa có thời nào giáo sĩ, tu sĩ và giáo phẩm đáng kính phục như ngày nay"  Chúng ta hiểu rằng ông Đỗ Mạnh Tri viết bài cho Tin Nhà năm 2000.  Nhưng những vụ bê bối trong giới chăn chiên đâu có phải là năm 2002 mới xảy ra, mà theo như ông Trần Phong Vũ viết trên tờ Thế Kỷ 21 thì, vì chính sách che dấu của giáo hội, những vấn đề ô nhục này đã "âm ỉ từ nhiều năm qua" đến nay mới bộc phát.  Với kiểu viết như của ông Tri thì chúng ta phải hiểu rằng, nếu trong thời nay, đạo đức của giới chăn chiên như vậy mà là đáng kính phục, thì ắt hẳn trong các thời trước giáo sĩ, tu sĩ và giáo phẩm còn đáng kính phục hơn nữa vì những tội lỗi đồi bại hơn nhiều so với thời nay.  Mừng cho giáo hội của ông Đỗ Mạnh Tri đã tiến bộ.  Và tôi cũng phải kính phục ông Tri vì ông đã đeo mặt nạ viết ra một câu trơ tráo không chút ngưọng ngùng, không chút hổ thẹn.

   Việc dung dưỡng và che dấu những linh mục phạm tội không chỉ giới hạn trong các giáo hội địa phương vì "sự thiếu hiểu biết" (sic) của các hồng y hay giám mục địa phương, như giáo hoàng Gioan PhaoLô II phát biểu.  Chương trình Prime Time của đài TV ABC gần đây đã chứng tỏ sự đồi bại trong giáo hội công giáo là từ trên nóc trở xuống, nghĩa là chính sách bao che các linh mục phạm tội được thực hiện từ Vatican.   Chương trình Prime Time đưa ra trường hợp linh mục Marcial Marciel Degollado ở Mexico.  Cách đây 4 năm, giáo hoàng John Paul II và hồng y Ratzinger đã được phúc trình về những hành động lạm dụng tình dục trẻ em của linh mục Marcial Marciel nhưng "Tòa Thánh" vẫn hoàn toàn giữ im lặng và không có có một biện pháp nào đối với Marcial Marciel Degollado.  Trái lại, Marcial Marciel vẫn là người được giáo hoàng tin cẩn.  Lý do: vì Marcial Marciel đã kiếm cho giáo hội cả triệu đô-la và lập ra dòng Legend of Christ, khuyến dụ trẻ em từ 10 tuổi theo đuổi nghề làm linh mục.  Đó là thực chất đạo đức tôn giáo của giáo hoàng John Paul II và hồng y Ratzinger, hai bậc lãnh đạo nhất nhì của giáo hội.

8.   Ông Đỗ Mạnh Tri Tin Những Chuyện Phịa Trong Tân Ước

 Vì được dạy phải tin tất cả những gì viết trong Thánh Kinh nên ông Đỗ Mạnh Tri thường trích dẫn những câu vụn vặt ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) trong Thánh Kinh, làm như chúng là những chân lý mạc khải, không thể sai lầm.  Ông Tri không biết gì về những công cuộc nghiên cứu Thánh Kinh của những nhà thần học nổi tiếng nhất trong giáo hội như Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann, LM John P. Meier, LM John Dominic Crossan v..v...  Sau đây là một thí dụ điển hình.  Nơi trang 181, để trả lời câu hỏi thứ hai của Tin Nhà: "Muốn dứt khoát hướng về tương lai, người công giáo Việt Nam nên có thái độ nào đối với quá khứ của cộng đoàn công giáo Việt Nam?", ông Tri đã mở đầu bằng những chuyện phịa trong Tân Ước, rồi đưa ra vài câu triết lý rẻ tiền  trên đầu môi chót lưỡi:

"Giuđa bán Chúa, rồi thắt cổ tự tử.  Phêrô chối Chúa, rồi làm Giáo hoàng tiên khởi của "Hội Thánh" (sic).  Quá khứ, tốt hay xấu, có thể là một gánh nặng đè ta chết hay một điểm tựa giúp ta tiến bước.  Tùy thái độ của ta đối với quá khứ.  Sòng phẳng với quá khứ: không quên, không bào chữa quanh co.  Đảm nhận.   Sám hối nếu cần, nhưng không lẫn sám hối với mặc cảm tội lỗi."

    Đã bao giờ ông Đỗ Mạnh Tri đảm nhận, sòng phẳng với quá khứ, hay ông luôn luôn chỉ bào chữa quanh co qua những luận điệu không mấy ngay thẳng?    Điều này kể ra cũng dễ hiểu, vì những câu triết lý vẩn vơ mà ông Tri đưa ra là thái độ xử thế của những người tôn trọng sự lương thiện trí thức, mà trong các phần phê bình ở trên, tôi đã chứng minh rằng sự lương thiện trí thức là một đức tính ông Đỗ Mạnh Tri không thể nào có.  Sau đây chúng ta hãy bình luận về vài chuyện phịa trong Tân Ước mà ông Tri tin nên đã viết như trên:

     "Giuđa bán Chúa, rồi thắt cổ tự tử?  Có vẻ như trong Ca-tô giáo có một chân lý: "Những người tin vào Thánh Kinh là những người không đọc Thánh Kinh."  Điều này thật là rõ ràng khi áp dụng vào ông Đỗ Mạnh Tri.  Ông ta không đọc Tân Ước nên cứ nhắc lại như con vẹt (parrotting) những điều "giáo hội dạy rằng" về chuyện Judas phản bội và bán Chúa.  Đọc kỹ Tân Ước chúng ta thấy rõ ràng là chuyện Judas phản bội Chúa là chuyện phịa về sau vì có rất nhiều chi tiết mâu thuẫn, vô nghĩa và không phù hợp với lịch sử.

   Ai cũng biết trong 4 phúc âm thì 3 phúc âm Matthew, Mark, và Luke rất giống nhau, được gọi là "synoptic gospels", còn phúc âm John thì hoàn toàn khác hẳn.  Đọc John 6: 64: "Giê-su đã biết từ đầu những (số nhiều) ai không tin, và ai sẽ phản ngài." (But there are some of you who do not believe.  For Jesus knew from the beginning who they were who did not believe, and who would betray him), và John 6: 70: "Có phải là ta đã chọn 12 các con, và một đứa trong các con là con quỷ." (Did I not choose you, the twelve, and one of you is a devil), chúng ta biết Giê-su đã biết ngay từ đầu là Judas sẽ phản bội ông.  Nhưng trong Matthew 19: 28, Chúa vẫn hứa cho Judas một ngai trên thiên đường: "Ta quả quyết với các con: Đến lúc ta ngồi trên ngai vinh quang trên nước Trời , các con là môn đệ ta cũng sẽ ngồi trên 12 ngai để xét xử 12 bộ lạc Do Thái."  (Assuredly I say to you, that in the regeneration, when the Son of Man sits on the throne of His glory, you who have followed me will also sit on 12 thrones, judging the 12 tribes of Israel); và Luke 22: 30: "Các con sẽ được ăn uống chung bàn với Ta trong Vương Quốc của Ta, và ngồi trên ngai xét xử 12 bộ lạc Do Thái." (That you may eat and drink at my table in My Kingdom, and sit on thrones judging the 12 tribes of Israel).  Judas là 1 trong 12 tông đồ  của Giê-su.   Nếu như ông Đỗ Mạnh Tri viết thì Judas đã thắt cổ tự tử chết, vậy thì cũng có thể ăn uống và ngồi trên ngai cùng với Giê-su để cai trị một bộ lạc Do Thái khi Giê-su vinh quang trở lại trần hay sao?  Sự mâu thuẫn này ông Đỗ Mạnh Tri giải thích làm sao đây?

   Không phải chỉ có vậy mà trong Tân Ước mà còn nhiều điều mâu thuẫn khác nữa.  Đọc 1 Corinthians 15: 5, chúng ta đã biết là Paul viết là sau khi sống lại, Giê-su hiện thân ra trước Cephas (nghĩa là Phêrô) rồi trước 12 môn đồ (And He was seen by Cephas then by the twelve).   Điều này chứng tỏ Judas hãy còn sống, vì Judas là 1 trong 12 môn đồ của Giê-su.  Nhưng điều này lại trái hẳn với chuyện Judas hối hận tự tử chết trước khi Giê-su bị đóng đinh (Matthew 27).  Đặc biệt nhất là Judas chết theo 2 cách: cách thứ nhất là ngã sổ ruột ra mà chết (Acts 1: 18), và cách thứ hai là tự treo cổ chết (Matthew 27: 5).  Quý độc giả thấy Thánh Kinh có hay không?  Ông Đỗ Mạnh Tri chỉ biết đến một cách chết, nghĩa là một chuyện phịa về Judas, chứ không biết đến cách chết kia, nghĩa là chuyện phịa kia về Judas.  Có phải rằng ông Tri chưa hề đọc Thánh Kinh? Thật là đáng tiếc, hay thế mà các đại trí thức Ca-tô chẳng có ai chịu đọc, khiến tôi cảm thấy vô cùng áy náy vì cứ phải đọc Thánh Kinh hộ các tác giả trong cuốn "2000 Năm Một Thuở..", và có lẽ 99% tín đồ Catô Việt Nam, trí thức hay không. 

   Sự mâu thuẫn về huyền thoại Judas  giáo hội Ca-tô cũng đã nhận ra và đã phải dịch láo Thánh kinh để che đậy sự mâu thuẫn này trước đám tín đồ thấp kém. Giáo sư thần học Uta Ranke-Heinemann, trong cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things), Chương 8: Câu Chuyện Hoang Đường Về Kẻ Phản Bội Judas (The Fairy Tale of Judas the Traitor), trang 128, đã vạch ra sự gian dối của giáo hội Ca-tô như sau:

   "Và kinh Vulgate - bản dịch sang tiếng Latin của Thánh Kinh, bản thường được dùng trong giáo hội Ca-tô, dịch tiếng Hi Lạp "mười hai" của Paul thành ra tiếng Latin "mười một""

(And the Vulgate - the Latin translation of the Bible, which is in common use in the Catholic Church - translates Paul's Greek "twelve" with a Latin "eleven".) 

   Giáo hội dịch láo Thánh kinh để cho phù hợp với ngụy thuyết Judas bán Chúa và Judas đã chết nên chỉ còn lại 11 tông đồ. Tưởng chúng ta cũng nên biết, Uta Ranke-Heinemann là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Ca-tô (the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology).

   Còn nữa, xét trên khía cạnh lịch sử thì chuyện Judas phản bội, bán Chúa hoàn toàn vô lý và vô nghĩa.  Rõ ràng đó là một chuyện bịa đặt.  Thứ nhất, trong bữa cơm chiều cuối cùng (The Last Supper) chúng ta thấy còn đủ 12 tông đồ, trong đó có Judas.  Hình "The Last Supper" tiệm sách Ki Tô nào cũng có bán.  Cả 3 phúc âm Matthew, Mark, và Luke đều không nói là Judas đã rời khỏi Giê-su và 11 tông đồ kia bao giờ.  Nhưng rồi Judas tự nhiên ở đâu hiện ra dẫn một đoàn lính La Mã đến bắt Giê-su.  Bắt như thế nào?  Judas đến ôm hôn Giê-su, đó là cách làm dấu bán Chúa của Judas: hắn ôm hôn người nào thì người đó là Giê-su (Matthew 26).  Do đó lính La Mã bắt đi Giê-su.  Nhưng phúc âm John thì lại kể khác.  Lính La Mã đến , Giê-su ra hỏi: "Các người kiếm ai?"  Họ trả lời: "Kiếm Giê-su ở Nazareth."  Giê-su bèn tự nhận:  "Chính ta là Giê-su." (John 18).  Vậy chúng ta biết tin ai?  Tin John hay là tin Matthew, Mark, và Luke?  Rõ ràng là giáo hội Ca-tô đã bỏ qua John và dạy tín đồ trong đó có Đỗ Mạnh Tri là phải tin theo Matthew...  Nhưng vấn đề ở đây lại là, cả Matthew lẫn Mark và Luke đều không được thông minh cho lắm khi phịa ra chuyện Judas phản bội bán Chúa.  Tại sao?  Vì những người La Mã cai trị Do Thái không cần đến một tên phản bội như Judas.  Lý do?  Giê-su đã nổi tiếng trong vùng, ai cũng biết đến rồi, nếu chúng ta đọc Luke 19, đoạn Giê-su tiến vào thành Jerusalem.  Luke 19: 37-38: " Khi đến gần quãng đường dốc núi Olives, vô số môn đồ bắt đầu vui mừng lớn tiếng tán tụng Thiên Chúa về những phép lạ mà họ đã thấy: "Phúc thay ông Vua đã tới nhân danh Chúa Trời, Bình an trên trời, đấng cao nhất vinh quang""

(Then, as He was now drawing near the descent of the Mount of Olives, the whole multitude of the disciples began to rejoice and praise God with a loud voice for all the mighty works they had seen, saying: "Blessed is the King who comes in the name of the Lord, Peace in heaven and glory in the highest).  

Ngoài ra, sau khi Judas hôn Giê-su làm hiệu, lính La Mã đến bắt Giê-su thì Giê-su nói gì?   Hãy đọc Mark 14: 49: "Hàng ngày tôi vẫn ở với các anh, giảng dạy trong đền thờ, sao các anh không bắt tôi?" (I was daily with you in the temple teaching, and you did not take Me.)  Vậy nếu lính La Mã muốn bắt Giê-su thì bắt lúc nào chẳng được, đâu cần đến sự phản bội của Judas, đâu cần đến Judas phải ôm hôn Giê-su để ra hiệu, làm dấu?  Câu chuyện về Judas phản bội Chúa vừa đầy mâu thuẫn vừa hoàn toàn vô lý, vô nghĩa, thế mà ông Đỗ Mạnh Tri vẫn có thể viết ra được trong một tác phẩm mà các tác giả toàn là những bậc trí thức Ca-tô thì chúng ta phải hiểu đầu óc ông Tri thuộc loại nào?   Chúng ta hãy đọc tiếp ông Đỗ Mạnh Tri viết theo lời dạy lừa bịp để tự tạo quyền lực của của giáo hội Ca-tô.

   Phêrô chối Chúa, rồi làm Giáo hoàng tiên khởi của "Hội Thánh" (sic)?  Chúng ta lại thấy ông Đỗ Mạnh Tri kể một chuyện phịa khác trong Tân Ước, cũng chỉ vì ông không chịu đọc Thánh kinh.  Vì không đọc Thánh kinh nên ông Tri tin tất cả những gì người ta dạy ông tin mà không hề để ý đến những mâu thuẫn rõ rệt trong Thánh kinh.  Phê-rô chối Chúa là chuyện có thật,  nhưng từ đâu mà có chuyện Phê-rô làm giáo hoàng tiên khởi của Ca-tô giáo?

   Giáo hội dựa vào một câu trong Thánh Kinh, Matthew 16: 18, cho là của Giê-su nói: “Và ta cũng nói cho ngươi biết, ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta...và Ta sẽ cho ngươi những chìa khóa của thiên đường”  (King James Version: “And I also say to you that you are Peter, and on this rock I will build My church...and I will give you the keys of the kingdom of heaven”) và đưa ra thuyết Chúa Giê-su chính là người sáng lập ra Giáo hội, Phê-rô được Giê-su trao cho nhiệm vụ thành lập giáo hội với chức vụ đứng đầu giáo hội (giáo hoàng đầu tiên), các Giáo Hoàng đều là kế thừa của Phê-rô và như vậy đương nhiên là “đại diện của Chúa” (Vicars of Christ) ở trên trần, nắm trong tay những chìa khóa mở cửa thiên đường.  Do đó, các tín đồ Ca-Tô không thể hiệp thông thẳng với Chúa mà phải đi qua ngả trung gian là giáo hội, giáo hoàng và Tòa Thánh Vatican.  Ngoài ra, giáo hoàng còn có quyền tuyệt thông bất cứ tín đồ nào, ở bất cứ cấp bậc nào, nghĩa là giữ chặt chìa khóa mở cửa thiên đường trong tay, không mở cửa thiên đường cho bất cứ ai mà giáo hoàng không ưa, bất kể vì lý do gì.  Giáo hoàng cũng còn  trao quyền tuyệt thông cho các thuộc hạ thân tính như hồng y, tổng giám mục đối với đám tín đồ thấp kém bên dưới.

   Tuy nhiên, thuyết Giê-su thành lập giáo hội, Phê-rô làm giáo hoàng đầu tiên v..v.. như trên chỉ có giá trị trong đám tín đồ Ca-Tô vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh, thường không mấy khi dùng đến đầu óc để suy nghĩ, và đã bị nhồi sọ từ nhỏ để tin tất cả những gì giáo hội nói.   Đối với các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và đối với giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài giáo hội thì câu ở trong Thánh Kinh ở trên rõ ràng là được thêm thắt sau này với mục đích  thiết lập quyền lực tinh thần cũng như quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo Ca-Tô trước đám đông tín đồ ở dưới. Thật vậy, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã vạch ra rằng câu trên hoàn toàn mâu thuẫn với nhiều đoạn trong Thánh Kinh, với tư tưởng của Giê-su, và nhất là vai trò của Phê-rô.

   Thứ nhất, đọc Thánh kinh, chúng ta thấy rõ ràng là những người viết Tân Ước đều tin rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su.  Thí dụ (Trích dẫn từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982):

 Matthew 16: 27-28:  “Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.  Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”. (For the Son of Man will come in the glory of His Father with His angels, and then He will reward each according to his works. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom.)

Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi” (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled)

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại”  (And He said to them, “Assuredly, I say to you that there are some standing here who will not taste death till they see the kingdom of God present with power.”)

 Mark 13:30:  “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đo頨các biến cố xung quanh sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”. (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things take place.)

Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”. (Then they will see  the Son of Man coming in a cloud with power and great glory.. Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled.)

John 14: 3: “Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con.  Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.” (And if I go and prepare a place for you, I will come again and receive you to myself; that where I am, there you may be also).

   Qua những đoạn trích dẫn ở trên từ Thánh Kinh, chúng ta hãy tự hỏi: Giê-su thành lập giáo hội và trao chức vụ giáo hoàng chăn dắt tín đồ cho Phê-rô để làm gì khi mà ông ta tin rằng ngày tận thế gần kề, ngay trong đời ông, khi ông và một số môn đồ của ông còn sống?  Có phải rằng giáo hội đã thêm thắt câu “..ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta...” vào trong Thánh Kinh để lừa dối tín đồ là giáo hội do chính Chúa Giê-su thành lập và các giáo hoàng đều là kế thừa của Phê-rô?

   Thứ nhì, đọc kỹ Thánh Kinh, chúng ta còn thấy, sau khi trao chìa khóa thiên đường cho Phê-rô (Matthew 16:19), chỉ 4 câu sau, Matthew 16: 23, Giê-su gọi Phê-rô là Satan: “Chúa quay lại và nói với Phê-rô: “Hãy đi ra đàng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta” (But he turned and said to Peter, “Get behind me, Satan! You are an offence to Me..”)  Cũng vì sự mâu thuẫn và phi lý trong hai câu gần sát nhau trong Thánh kinh mà Lloyd Graham đã bình luận như sau:

   Như vậy là giáo hội Ca-Tô được thành lập bởi Phê-rô, người mà, chỉ 4 câu sau trong Thánh Kinh, Chúa gọi là Satan.  Vậy, nếu giáo hội Ca-Tô được thành lập bởi Phê-rô thì giáo hội đó đã được thành lập bởi Satan – một sự kiện mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu.  (Xét đến lịch sử đẫm máu đầy tội ác của Ca-Tô Giáo mà giáo hoàng John Paul II và Tòa Thánh Vatican đã vừa xưng thú 7 núi tội lỗi và xin được tha thứ thì câu bình luận của Graham ở trên không phải là không có căn bản. TCN).  

   Câu chuyện về Phê-rô thậm vô nghĩa – một người chết như mọi người mà lại có quyền lực trên khắp nhân loại trong muôn đời muôn kiếp.  Trong những vấn đề tôn giáo, tín đồ Ca-Tô thật là nhẹ dạ, cả tin, nhưng họ có thể nhẹ dạ đến mức tin rằng, trước khi có Ki Tô Giáo, những bậc thông thái như Pythagoras, Plato, Socrates...cần đến cái tên đánh cá Do Thái ngu đần này (Phê-rô) để đầy đọa hay cứu vớt linh hồn họ hay không?  Nhất định là không, và chúng ta cũng vậy (Lẽ dĩ nhiên, người Việt Nam chúng ta cũng không cần đến bất cứ cái gì từ tên đánh cá Do Thái không những ngu đần mà còn hèn nhát này, như Thánh Kinh đã viết rõ. TCN) 

   (Graham, Lloyd, Ibid., p.: 438:    Thus the Catholic Church is founded on Peter whom, four verses later, Jesus openly calls Satan.  Thus if the Catholic Church is founded on Peter, it is founded on Satan – a fact we have long expected.     Peter’s story is the veriest nonsense – one mortal man endowed with the power over all humanity for all eternity.  In things religious, Catholics are indeed credulous but can they be so credulous as to believe that pre-Christian sages like Pythagoras, Plato, Socrates...require this ignorant Jewish fisherman to bind and loose theirs souls?  No, and neither are we.)

   Thứ ba, Phê-rô là mẫu người coi lời Chúa như không có, phản phúc và hèn nhát.  Trước ngày Chúa bị bắt, Chúa bảo Phê-rô hãy thức chờ Chúa đi cầu nguyện, rồi Chúa đi cầu nguyện, khi trở lại thì Phê-rô đã ngủ khì.  Khi Chúa bị bắt, vì sợ bị kết tội đồng lõa, Phê-rô đã ba lần chối Chúa, không nhận là mình đã biết Chúa.  Khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá thì Phê-rô trốn biệt.  Một người tư cách như vậy mà Chúa lại chọn để thành lập giáo hội hay sao?   Chúa không có môn đồ nào tốt hơn và hiểu biết hơn tên đánh cá Phê-rô hay sao?

   Trước  những  bằng chứng không  thể  phủ  bác, Joseph L. Daleiden, một học giả Ca-tô, trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition), trang 83,  cho rằng “câu chuyện ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội là một chuyện tiếu lâm” (On the face of it, I would take it as a joke) và trích dẫn lời của Albert Camus, cho rằng “Giê-su đã riễu cợt cái tên nghèo khổ, hèn nhát Phê-rô khi bảo Phê-rô là vững như phiến đá” (Camus pointed out, Jesus must have been making fun of of poor, cowardly Peter by referring to him as a rock of steadfastness.).  Rồi Daleiden kết luận:

   Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng nhiều học giả chuyên về Thánh Kinh tin rằng câu chuyện về Phê-rô, giống như nhiều chuyện khác trong Tân Ước, đã được người ta thêm thắt vào sau.

(It is not surprising, therefore, to learn that many biblical scholars believe the evidence indicates that this reference to Peter, like many other New Testament passages, was inserted at a later date.)

   Nhưng không phải chỉ có các học giả mới nhận ra sự phi lý trong câu chuyện về Phê-rô, mà chính những nhà Thần học nổi danh trong giáo hội Ca-Tô cũng phải thừa nhận rằng thuyết Chúa thành lập giáo hội và trao quyền cho Phê-rô chỉ là ngụy tạo.

   Hans Kung, Giáo sư Thần học tại trường đại học nổi tiếng Tubingen ở Đức, cũng phải viết như sau:

   "Con người Giê-su lịch sử, tin chắc rằng ngày tận thế phải xảy ra ngay khi ông còn đang sống.  Và vì sự sắp tới của Nước Trời   này, không còn nghi ngờ gì nữa là ông ta không muốn lập ra một cộng đồng đặc biệt khác với nước Do Thái, với giáo lý, nghi thức thờ cúng, định chế, cơ quan chỉ đạo riêng.  Tất cả những điều trên có nghĩa là khi còn sống Giê-su không bao giờ sáng lập một giáo hội nào.  Ông ta không hề có ý tưởng thành lập và tổ chức một hoạt động tôn giáo đại qui mô như được tạo ra về sau."

(The historical Jesus.. counted on the world’s coming to an end in his own lifetime.  And for this coming of God’s kingdom he doubtless did not want to found a special community distinct from Israel, with its own creed, its own cult, its own constitution, its own office...All this means that in his own lifetime Jesus never found any church.  He had no idea of founding and organizing a large-scale religious operation that would have to be created...)

Và nữ Giáo sư  Thần học Uta Ranke-Heinemann cũng viết, trang 215-217:

    "Giê-su không hề có ý định thành lập một “giáo hội”, nhất lại là một “giáo hội phổ quát”.  Thí dụ chân thực về quan điểm của Giê-su, chúng ta hãy xét đoạn văn trong Thánh Kinh, Matthew 10: 5-6, nội dung đối ngược hẳn với nhiệm vụ truyền giáo trên thế giới: “Mười hai tông đồ Giê-su phái đi để truyền đạo với lời dặn dò: “Không được đi đến nơi nào có dân Gentiles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritan, mà chỉ đi đến những con dân Do Thái bị lạc” (nghĩa là chỉ đi rao truyền đạo Chúa trong dân Do Thái mà thôi.  Và câu tiếp theo trong Thánh Kinh, Matthew 10:7 là “Trong khi đi hãy rao truyền tin Nước Trời đã gần đến rồi”. TCN).  Hai đoạn khác là trong Matthew 15:24: “Ta được phái xuống trần chỉ để cứu đàn chiên Do Thái bị lạc mà thôi”, và 10: 23: “Ta bảo đảm với các ngươi, các ngươi chưa đi hết các thành phố của Do Thái thì Con của Người (nghĩa là Ta: Giê-su) đã đến rồi”.

   Chính Giê-su - và ngày nay mọi nhà thần học đều biết vậy – tin rằng Nước Trời sắp tới.  Điều này đối ngược với nhiệm vụ truyền bá đạo một cách đại qui mô trên thế giới...

   Giáo hội đã biến Giê-su thành một dụng cụ tuyên truyền.  Vì lý do này mà chúng ta tin vào mọi điều biện minh cho sự thành lập một giáo hội như được thêm thắt vào những lời Giê-su nói bởi những tác giả các phúc âm.  Sự thêm thắt này gồm có điều Giê-su ca tụng Phê-rô như một phiến đá làm nền tảng để Giê-su xây dựng giáo hội của ông ta (Matt. 16:18), vì Giê-su không bao giờ có ý thành lập một giáo hội... Ở đây, không phải là Giê-su nói, mà là giáo hội ban khai muốn tạo cho mình một địa vị lãnh đạo và một khuôn mặt quyền lực vì sự tăng trưởng của cấu trúc lãnh đạo theo cấp bậc.

   Trong chương 21, chương ngụy tạo trong phúc âm John – nghĩa là chương được thêm vào phúc âm chính sau này – ý tưởng về một vai phó đã được phát triển rõ ràng.  Phê-rô trở thành kẻ chăn đàn chiên của Giê-su.  Như là đại diện của Giê-su, người chăn chiên thực sự lúc đầu, hắn thay thế Giê-su trong nhiệm vụ này.  Ngay sau đó, giáo hội nghĩ rằng điều quan trọng không phải là con người Phê-rô.  Giáo hội quyết định rằng chức vụ của Phê-rô là nền tảng của Giáo hội, do chính Giê-su thiết lập vĩnh viễn.  Với quan niệm này chúng ta có những giáo hoàng là kế thừa Phê-rô và là phụ tá của Giê-su, và chế độ giáo hoàng là nền tảng của giáo hội."

 (Jesus has no intention of founding a “church” and certainly not a “church universal.”  For an authentic example of Jesus’ view, consider Matt 10:5-6, which expresses the exact opposite of a universal commission: “These twelve Jesus sent out, charging them, “Go nowhere among the Gentiles, and enter no town of the Samaritans, but go rather to the lost sheep of the house of Israel.”  Two further authentic passages are Matt 15:24, “I was sent only to the lost sheep of the house of Israel,” and Matt. 10:23, “You will not have gone through all the towns of Israel, before the Son of Man comes.”  ...Jesus himself – and all theologians have by now acknowleged this – believed that the Kingdom of God would be coming soon.  But that is the opposite of a world mission in the grand style...

 The Church has turned Jesus into its propagandist.  For this reason we take everything that presupposes or dicusses or promotes the existence of a Church as interpolation by the authors of the Gospels into Jesus’ original sayings.   That includes Jesus’ hailing Peter as the rock on which he will build his church (Matt. 16:18), since Jesus never meant to found a church... It’s not Jesus who’s speaking here; it’s the early church, which was interested in having such a leadership position and authority figure because of its growing hierarchical structure.  In the inauthentic chapter 21 of John – that is, in a later addition to the actual gospel – the idea of a deputy is already clearly developed.  Peter becomes the shepherd of the flock of Christ.  He takes over the functions of Jesus, the former and actual shepherd, as his representative.  Shortly afterward, the Church began to think that the important thing was not the person of Peter.  The Church decided that the office Peter held was the bedrock foundation of the Church, and that Jesus established it permanently.  With this concept we have the popes as Peter’s successors and Christ’s deputies, and the papacy as the foundation of the Church.)

   Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết, Hội Nghiên Cứu Về Giê-su (The Jesus Seminar) gồm nhiều học giả thuộc mọi hệ phái Ki-tô, sau nhiều năm nghiên cứu, cũng đưa ra cùng một kết luận, nghĩa là, Giê-su không hề có ý định thành lập giáo hội cũng như không hề ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội.   Tất cả chỉ là những điều giáo hội bịa đặt để tạo quyền lực cho giáo hội mà thôi.

   Tự nhiên tôi cảm thấy một niềm chua xót khi nghĩ đến một phần dân tộc tôi bị chìm đắm trong bóng tối của một nền thần học chứa đầy gian dối, ngụy tạo có tác dụng giam cầm đầu óc con người vào trong vòng tin bướng tin càn, cùng tạo trong đám tín đồ một tâm cảnh xa lìa dân tộc, nguyên nhân của tình trạng nghi kỵ, chia rẽ trong đại khối dân tộc.

Ông Đỗ Mạnh Tri Ca Tụng Giáo Dân VN Đi Tiên Phong Trong Vấn Đề Tự Do Tín Ngưỡng

   Ông Đỗ Mạnh Tri còn viết nhiều về đạo Giê-su của ông nhưng tôi nghĩ 8 mục phê bình trên cũng đủ để cho chúng ta thấy thực chất kiến thức và tư cách con người của ông Tri.  Sau đây chúng ta hãy xét đến câu ông viết về những người theo đạo đầu tiên ở Việt Nam, để "tỏ thái độ", nếu chúng ta có thể coi đây là một thái độ, trước câu hỏi thứ hai: "Muốn dứt khoát hướng về tương lai, người công giáo Việt Nam nên có thái độ nào đối với quá khứ của cộng đoàn công giáo Việt Nam?"

   "Dù đạo Chúa vào Việt Nam cách nào đi nữa, điều chính yếu vẫn là cha ông ta trong Đức Tin đã đón nhận Tin Mừng... Họ là những người đầu tiên khẳng định tự do tôn giáo trên đất nước này: họ không theo đạo của nhà vua, của số đông.  Đối với họ, yêu quê hương đất nước không có nghĩa là phải yêu cái đạo hay ý thức hệ của Nhà Nước, của vua quan, của dân tộc."

   Tôi không thể tưởng tượng nổi một trí thức Ca-tô Việt Nam cỡ Đỗ Mạnh Tri lại có thể đặt bút viết một câu như trên.  Không những ông Tri không biết gì về lịch sử các tôn giáo ở Việt Nam mà ông còn mù tịt luôn về lịch sử những người theo đạo đầu tiên ở Việt Nam.  Họ là ai? thuộc thành phần nào trong xã hội? Tại sao họ theo đạo?  Và cái lòng yêu quê hương đất nước của họ là như thế nào?

   Trước hết là thành phần tín đồ Ca-tô.  Xét trên toàn thế giới, theo nhận xét của Malachi Martin, nguyên giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, trong cuốn The Keys of This Blood , 1990, thì: 

   "Tự bao giờ, Ca-Tô Giáo chỉ nảy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học."

 (Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality)

   Cùng một ý tưởng, Adrian Pigott viết trong cuốn Freedom's Foe - The Vatican:

   "Họ (giáo dân) được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là "Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã".. Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Ca- Tô Giáo Rô-ma   - nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể nảy nở"

(They have been brought up in what Dr. Barnado called "The thick darkness of Romanism".. Illiteracy is always prevalent in Romanist countries - to enable Priestcraft to flourish.)

   Việt Nam có ra ngoại lệ hay không?  Chúng ta hãy đọc nhận định của Toàn Quyền  Đông Dương J. L. de Lanessan,  cách đây hơn 100 năm, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi Patrick J. N. Tuck:

   "Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các Hội Truyền Giáo Ca Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương, có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả.  Toàn thể giới cầm quyền có học của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ.  Đại cương thì các nhà truyền giáo Ca-tô chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì lý do này hay lý do khác, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ."

(In fact during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula they have probably not converted more than ten scholars in all.  The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism.  In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.)

   Một câu hỏi được đặt ra là: Nếu những người theo đạo đầu tiên ở nước ta thuộc những thành phần nghèo khổ, thấp kém nhất, hay cặn bã của xã hội đã bị xã hội ruồng bỏ, thì họ có đủ đầu óc để phân biệt đâu là Tin Mừng thật, đâu là Tin Mừng giả hay không?  Tại sao họ theo đạo?  Vì họ thuộc thành phần thấp kém nhất trong xã hội, không trông ngóng gì được hay ngóc đầu lên được trong xã hội họ đang sống, nên họ tin vào những lời truyền đạo bịp bợm của giới truyền giáo, hi vọng vào một đời sau mà họ cho là sẽ sung sướng hơn.  Họ có đủ khả năng để đọc và nhận ra những sai trái trong Thánh Kinh hay không, nếu họ biết đọc, khi mà họ bị cấm không được đọc Thánh Kinh bằng tiếng bản xứ và cũng không có Thánh Kinh bằng tiếng bản xứ để mà đọc.  Ngay trong thời buổi này mà trí thức Ca-tô cỡ Đỗ Mạnh Tri cũng còn không biết đọc Thánh Kinh huống hồ là dân vô học, dân thuộc thành phần cặn bã, du thủ du thực, đã bị xã hội ruồng bỏ, trong thế kỷ 17, 18? Ông Đỗ Mạnh Tri cũng quên rằng, chính trong những thế kỷ này thì ở Âu Châu giáo hội Ca-tô của ông đang xuống tay tàn sát những người ngoại đạo, máu ngập đến khuỷu tay, không dung tha bất cứ một tín ngưỡng nào khác.  Vậy cái mà ông Tri huênh hoang quảng cáo là tự do tín ngưỡng của đám dân thấp kém nhất ở Việt Nam trong những thế kỷ 17, 18 thực sự không hề có trong đầu óc của họ, vì quan niệm về tự do tín ngưỡng chỉ phát triển và hình thành ở Tây phương sau này, khi mà các giáo hội Ki Tô đã mất đi quyền lực thế tục, không còn khả năng cưỡng bức người ngoại đạo nữa.  Luận điệu về tiên phong trong vấn đề tự do tín ngưỡng của những người Việt Nam theo đạo đầu tiên chỉ là một lối ngụy biện không mấy lương thiện.

   Tại sao lại thiếu lương thiện?  Vì một bậc trí thức như ông Tri thì không thể không biết đến sử Việt Nam.   Nếu biết đến sử Việt Nam thì phải biết rằng tinh thần tự do tín ngưỡng đã có trong xã hội Việt Nam từ muôn đời.  Thời đại Lý Trần, thế kỷ 11, 12, có thể nói là thời đại của Phật Giáo.   Từ vua tới quan tới dân chúng hầu hết đều theo Phật Giáo: "Thiên Hạ Lý Trần Bán Vi Tăng".  Một nửa nước sống như các bậc tu hành.  Nhưng không hề có một ép buộc nào từ phía chính quyền, vua cũng như quan, bắt người dân phải theo đạo của nhà vua, nghĩa là Phật Giáo.  Trái lại tinh thần "Tam Giáo Đồng Nguyên" được đẩy mạnh, và triều đình còn mở khóa thi Tam Giáo.  Vậy thì người dân Việt Nam có tự do tín ngưỡng hay không, hay bắt buộc phải theo đạo của vua, quan? hay phải chờ đến thế kỷ 17, 18, nhờ mấy tên thuộc thành phần thấp kém nhất hay thành phần cặn bã của xã hội Việt Nam theo đạo Chúa mở đường cho biết thế nào là tự do tín ngưỡng, trong khi chính giáo hội của chúng đang tàn sát người ngoại đạo, không dung thứ tự do tín ngưỡng?  Tại sao ông Tri cứ luôn luôn viết bậy?  Ông là trí thức thật, hay trí thức dỏm, hay là nô lệ trí thức?  Trong thời đại này, người trí thức phải có bổn phận mở mang dân trí để cho người dân biết rõ đâu là tín ngưỡng chân thật, đâu là tín ngưỡng giả dối huyền hoặc, đâu là con đường dân tộc, đâu là con đường nô lệ ngoại bang.  Tại sao mấy ông cứ tiếp tục muốn nhốt người dân vào trong bóng tối của những điều bịa đặt, giả trá, sai sự thực, và của những tín điều đã không còn giá trị.  Thời đại này là thời đại nào mà các ông còn hi vọng muốn viết sao thì viết, bàn dân thiên hạ đều phải cúi đầu tin? 

   Ông Đỗ Mạnh Tri cũng còn viết theo luận điệu của các thừa sai khi đến nước ta truyền đạo:

   "Yêu quê hương đất nước không có nghĩa là phải yêu cái đạo hay ý thức hệ của Nhà Nước, của vua quan, của dân tộc."

   Vậy thế nào là yêu quê hương đất nước?  Là tin theo và tuân phục những điều các thừa sai mũi lõ mắt xanh dạy là không được tuân theo luật lệ của nhà nước, coi tổ tiên như ma quỷ, không được thờ cúng, và chỉ được thờ cúng một người Do Thái môi dày da ngăm ngăm đen mắt sâu râu rậm?  Hay yêu quê hương đất nước là dựa thế thực dân Pháp đi tàn sát người Lương, phá hủy chùa chiền rồi xây nhà thờ và cắm cây thập ác trên đó?  Hay yêu quê hương đất nước là làm Việt Gian như Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ, Trần Bá Lộc, Paulus Huỳnh Tịnh Của v..v..?  Hay yêu quê hương đất nước là hỗ trợ đoàn quân viễn chinh thực dân Pháp hạ đồn Kỳ Hòa ở trong Nam, hay như Linh Mục Trần Lục, dẫn 5000 giáo dân đến hỗ trợ lực lượng Pháp để hạ trung tâm kháng chiến Ba Đình ở ngoài Bắc?  Còn nhiều nữa, kể sao cho xiết (Xin đọc Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc, Chương 8: Công Giáo Việt Nam, trang 337-412).  Và đó là những hành động yêu quê hương đất nước rất cụ thể của những người bỏ đạo hiền hòa của dân tộc để đi theo đạo mới, một đạo bạo tàn về đủ mọi mặt như lịch sử đã chứng minh, và như giáo hoàng John Paul II đã xưng thú ngày 12/3/200 tại thánh đường Phê-rô.

   Tôi không muốn phê bình bài viết của ông Đỗ Mạnh Tri thêm nữa, vì tôi nghĩ phê bình bao nhiêu thì cũng thế thôi.  Một con người mà tư cách và kiến thức như vậy thì phê bình thêm nữa quả là một sự lãng phí thời gian.

 

Trần Chung Ngọc

8/2002

Nguồn: đăng lại từ http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/trancngoc_dmtI.htm ...

... đến http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/trancngoc_dmtV.htm