MỘT “TRÍ THỨC“ KHÔNG BIẾT NGƯỢNG (2)  

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt004.php

28 tháng 5, 2007

 

Toàn tập:  1  2

 

(tiếp theo kỳ trước)

 

iểm qua vài mặt trí thức Việt Nam phản chiến mà ông Nguyễn Văn Lục nêu tên, ngoài Cao Huy Thuần, chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Giao , Hà Dương Tường v..v.. Họ có phải là trí thức không, hay chỉ là “sinh viên phản chiến”? Họ đều xuất thân từ những đại học lớn ở Pháp, ra trường từ giữa thập niên 1960. Thí dụ như Hà Dương Tường, xuất thân từ Trường Bách Khoa Kỹ Thuật [École Polytechnique] của Pháp, một trường kỹ thuật nổi tiếng vào bậc nhất trên thế giới mà không phải ai cũng có thể thi đậu vào đó học. Sinh viên trường đó chưa ra trường các hãng đã tranh nhau mời làm việc rồi. Ngoài ra, Hà Dương Tường còn có thêm bằng Tiến Sĩ về Toán. Đời sống của họ rất chừng mực, không xa xỉ, ăn chơi. Nhưng chỉ vì họ phản chiến và có tinh thần quốc gia nên không đủ tầm vóc để được gọi là trí thức. Vậy thế nào mới là trí thức? Viết bậy như ông Lục mới là trí thức? Hay làm nô lệ cho Vatican mới là trí thức?

Tôi thực sự hết muốn phê bình loạt bài “Trí Thức Là Người Phải Biết Ngượng” của ông Nguyễn Văn Lục, vì càng đọc tôi càng thấy ngượng, ngượng thay cho một người không biết ngượng. Vậy thì tôi xin cắt ngắn bài phê bình này. Phải cắt ngắn vì càng đọc càng thấy ông Lục “Viết nhào nháo, cũng vì không biết ”ngượng“”, đúng như “Độc Hành Cầu Bại” ở Belgium đã phê bình ở trên. 

Cũng có thể chứng minh cái “không biết ngượng” của ông Lục như sau. Trong bài, ông Lục viết lăng nhăng về một số vấn đề và dùng chính bài viết của mình trên Hợp Lưu để xác định thẩm quyền những ý kiến của ông. Nhưng mà nói thật, ông viết rất kém, kém một cách thảm hại, chỉ vì ông ở trong một định chế tôn giáo, tin theo những lời giảng rất thiếu thông minh của các “bề trên”, dựa trên loại đạo đức vô đạo đức của Công Giáo. Chứng minh?

Ông Lục viết:

Xin trích dẫn một vài đoạn của chính người viết bài này [nghĩa là Nguyễn Văn Lục]:

Thuốc ngừa thai: đó là công trình khám phá của thế kỷ thứ 20, trở thành biểu tượng của tự do và giải phóng tình dục. Hình như mọi chuyện đều có thể, mọi chuyện đều được phép.  
(Trích
Phụ nữ và vấn đề tình dục, Nguyễn Văn Lục, Hợp Lưu số 85, tháng 10-11, 2005)

Giáo hội Công giáo cấm giáo dân dùng thuốc ngừa thai vì con chiên càng đẻ nhiều bao nhiêu thì giáo hội càng có nhiều tín đồ bấy nhiêu và càng thu vào được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Mặt khác, Vatican cấm con chiên dùng thuốc ngừa thai nhưng vẫn đầu tư vào dịch vụ sản xuất thuốc ngừa thai. Đó là loại đạo đức không chỉ là “đạo đức giả” mà còn là “vô đạo đức” của Vatican. Nhưng ông Lục không biết chuyện này, theo đúng tâm cảnh “Tòa Thánh có đánh r… cũng khen thơm” nên viết bậy bạ về thuốc ngừa thai.

Thuốc ngừa thai không phải là biểu tượng (sic) của tự do mà là để ngăn chận nạn nhân mãn trên thế giới. Thuốc ngừa thai có một khía cạnh đạo đức trong đó, ngừa thai tốt hơn là có thai rồi đi phá thai. Thuốc ngừa thai không phải để “giải phóng tình dục”, tình dục là khía cạnh sinh lý tự nhiên của con người, và thuốc ngừa thai là để ngăn chận tình dục khỏi đưa đến những hậu quả tai hại nếu không kiểm soát. Tất cả thế giới đều lo nạn nhân mãn trên thế giới. Chỉ có Công giáo là vẫn khuyến khích con chiên đẻ cho nhiều, không nuôi được thì ráng chịu, chứ toán học của Tòa Thánh chỉ biết đến dấu cộng (vơ vào cho nhiều) và không bao giờ biết đến dấu trừ (chi ra để cứu giúp con chiên trong các nước nghèo khổ) dù rằng tài sản của Vatican đã lên đến cả ngàn tỷ đô-la và các “bề trên” ở Vatican sống trong nhung lụa. Tôi muốn ông Lục và các tín đồ Công giáo Việt Nam đọc tài liệu sau đây để hiểu thế nào là ảnh hưởng của chính sách cấm dùng thuốc ngừa thai của Công Giáo.

Trong những chương trình phát thanh đặc sắc nhất ở Columbus, Ohio, đài CBN và TV, (Greatest Hits from Ohio, AA Press, Austin, Texas, 1991, p. 182), Frank R. Zindler bình luận về John Paul II như sau:

"100 năm sau, ai là người mà thế giới cho là ác nhất trong thế kỷ 20? Chắc các bạn cho rằng đó là Adolf Hitler. Có thể, nhưng không hẳn vậy. Tôi nghi rằng nếu nền văn minh này còn tồn tại 100 năm nữa thì các sử gia khi đó sẽ đưa ra những bằng chứng bất khả phủ bác là John Paul II là con người ác nhất trong thời đại của chúng ta. Điều chắc là, hình ảnh của Hitler sẽ không sáng sủa hơn chút nào qua dòng thời gian. Người ta sẽ nhớ tới y như là một người đã giết chết nhiều triệu người vô tội. Nhưng những tội ác của y sẽ trở thành mờ nhạt bên cạnh danh sách những tội lỗi của John Paul II.

Trong khi Hitler phạm tội dự tính diệt chủng đối với một nhóm người đặc biệt (Do Thái. TCN), John Paul II sẽ bị kết tội dự tính diệt chủng đối với toàn thể nhân loại.

100 năm sau, ít nhất là một tỷ nguời sẽ sống trong những cơn hấp hối kéo dài và chết chóc vì John Paul II chống đối sự kiểm soát sinh đẻ, phương pháp diệt trùng để khỏi sinh sản, và phá thai.

Người ta sẽ nhớ rằng John Paul II đã đi tới những vùng đang chết đói ở Phi Châu và Nam Mỹ và khuyến khích dân chúng ở đây gia tăng sinh sản những đứa trẻ vô tội xấu số không tránh khỏi chết đói về sau.

Người ta sẽ nhớ rằng John Paul II là người làm tăng sự nghèo khổ của con người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử văn minh..

Giáo hội Công giáo La Mã đã giết trên 11 triệu người trong thời đại của những tòa án xử dị giáo, nhưng John Paul II sẽ giết hại nhiều hơn thế trong cuộc sống của Ngài. Cái chủ thuyết diệt chủng mà Ngài phát động sẽ còn tiếp tục giết những người vô tội trên trái đất này dài dài trong tương lai."

(A hundred years from now, who will be remembered as the most evil man of the twentieth century? Adolf Hitler, you say? Perhaps, but not likely. I suspect that if there is any civilization surviving on this plundered planet a century hence, its historians will point with irrefutable evidence to Pope John Paul II as the most evil man of our times. To be sure, Hitler's image is not likely to improve any with age. He will always be remembered as a man who brought about the deaths of several millions of innocent people. But his crimes will pale beside the list of sins ascribed to John Paul II.

Whereas Hitler was guilty of premeditated genocide against particular groups of humans, John Paul II will be charged with premeditatation of genocide against the human race itself.

By a hundred years from now, at least a billion people will have suffered extended agony and death because of John Paul II's opposition to birth control, sterilization, and abortion.

It will be remembered that the pope went to the starving in Africa and South America and encouraged them to increase manyfold the number of unfortunate innocents who would have to starve later on.

John Paul II will be remembered as the man who increased human misery more than anyone in the history of civilization.

The Roman Catholic church killed over 11 million people in the course of the Inquisition, but John Paul II will murder more than that in his own lifetime. The juggernaut of genocide which he has set in motion will continue to crush and kill the innocent of this earth far into the future.)

Ông Nguyễn Văn Lục đã phạm phải một lỗi lầm nặng, không chuyên ngiệp (unprofessional) trong nghề viết lách. Không có ai viết ra một ý kiến rồi lại trích dẫn chính những ý kiến của mình trong một bài viết khác để làm hậu thuẫn. Sự trích dẫn này chỉ có thể được khi đó là một tài liệu mình đã dùng trong bài mà mình trích dẫn. Ngoài ra, ông Lục cũng còn trích dẫn những ý kiến của những nhân vật ít người biết đến qua những câu chuyện riêng tư của họ với bạn bè, hoặc qua một cuốn hồi ký. Thí dụ những câu như: “Như Võ Long Triều đã nói với những người bạn của ông là Đức, Tri, Phúc….”, “Sau này, Đức có nói một câu với Võ Long Triều”, “Trích hồi ký Võ Long Triều”, “Theo Trần Trung Việt”, “Theo hồi ký của Kỹ sư Võ Long Triều”, “Cũng theo Võ Long Triều”, “Võ Long Triều trong hồi ký cũng có nhắc đến truyện này…” loanh quanh chỉ có vài tên nghèo nàn, và tuyệt đối không có giá trị thuyết phục đối với người đọc, vì độc giả không có lý do nào để quan tâm đến hay tin những lời ông Triều nói với bạn bè, hay tin vào những điều ông Võ Long Triều viết trong hồi ký, một khi chưa có cách nào kiểm chứng. Nghệ thuật viết bài cho ra hồn đâu có phải là dễ.

Trong Phần 3 của loạt bài, ông Nguyễn Văn Lục chủ tâm phê bình tiêu cực cuộc Hội Thảo 2005 ở Đà Nẵng có một số trí thức hải ngoại về tham dự, nhưng tôi có cảm tưởng là ông chưa bao giờ được dự một cuộc hội thảo trí thức nào cho nên viết ra những nhận xét rất nhảm nhí chứng tỏ trình độ hiểu biết của ông quả thật là tệ.

Ông Lục viết:

Hội thảo Đà Nẵng dù chỉ của một nhóm trí thức trên dưới 30 chục người trong số hàng chục ngàn trí thức Hải Ngoại. Nó sẽ chẳng cần ai nói đến, vì dù sao, nó cũng biểu tỏ thiện chí muốn đóng góp điều gì của những vị ấy. Nhưmg vì được tổ chức ở VN nên có thể cần được nói đến. 
 
Thế này là thế nào? Có lẽ ông Lục có ý hạ thấp cuộc hội thảo, dè bỉu là chỉ có trên dưới 30 người ở hải ngoại về tham dự hội thảo, chứ 30 chục, nghĩa là 300 thì quá nhiều đi. Phải chăng ông muốn ám chỉ chỉ có trên dưới 30 người thiên Cộng về tham dự còn hàng chục ngàn trí thức hải ngoại không thèm tham dự. Nhưng ông viết kém quá đi. Cái kém của ông Lục là ở câu “trong số hàng chục ngàn trí thức Hải Ngoại”.  Mỗi lần có cuộc hội thảo của người Việt ở đâu là hàng chục ngàn trí thức hải ngoại cũng phải cùng tham dự mới gọi là hội thảo hay sao? hay nói khác hơn, nghĩa là hàng chục ngàn trí thức hải ngoại đều phải là những chuyên gia về những chủ đề trong cuộc hội thảo??. Nói cho đúng, một cuộc hội thảo chuyên đề mà có 30 trí thức hải ngoại về tham dự thì kể cũng là khá nhiều rồi. Điều rõ ràng là ông Lục phát dị ứng (allergy) với Việt Nam, cho nên ông viết một câu hết sức vô nghĩa và ngớ ngẩn:

[cuộc hội thảo] sẽ chẳng cần ai nói đến, vì dù sao, nó cũng biểu tỏ thiện chí muốn đóng góp điều gì của những vị ấy. Nhưng vì được tổ chức ở VN nên có thể cần được nói đến.

Câu thứ nhất vô nghĩa, phần trước chửi phần sau. Còn câu thứ hai lại càng vô nghĩa hơn nữa, vì điều cần thảo luận là các chủ đề trình bày trong cuộc hội thảo chứ không phải là địa điểm tổ chức hội thảo. Mà Việt Nam thì sao. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có hơn 84 triệu dân, có một chính quyền cả thế giới công nhận (dù rằng có thể ông Lục và đồng loại CCCB hay CCCC không công nhận) trong đó có Mỹ và Canada. Vậy tổ chức ở Việt Nam thì cũng như tổ chức ở các nước khác, có gì là lạ đâu. Nếu tôi không lầm thì nhóm trí thức này đã từng tổ chức nhiều cuộc hội thảo trước đây, thường vào mùa hè hàng năm, với các chủ đề khác nhau và ở các nơi khác nhau như: New York City (1998, Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông); Liège (1999, Việt Nam: Định Chế Xã Hội Và Phát Triển); New York City (2000, Việt Nam Và Vấn Đề Toàn Cầu Hóa); Aix-en-Provence (2001, Việt Nam: Các Vấn Đề Văn Hoá Xã Hội Trong Giai Đoạn HộiNhập); Maine (2002, Toàn Cầu Hóa Và Các Vấn Đề Con Người Việt Nam); Munich (2003, Việt Nam: Sau 11 Tháng 9); ), New York City (2004, Các Yếu Tố Thúc Đẩy Và Phát Triển); Đà Nẵng (2005, Tiếp Tục Đổi Mới Kinh Tế Và Xã Hội Để Phát Triển); và Berkeley, California (2006, Dân Chủ Và Phát Triển)

Ai là người có thể phủ nhận thiện chí đóng góp trí thức của họ cho đất nước? Những đóng góp trí thức này phải nói là rất cần thiết trong giai đoạn mà Việt Nam phải dò từng bước trên con đường phát triển, cải thiện và tiến bộ, đồng thời phải đối diện với những sự đánh phá từ những kẻ vô trí như ông Lục.

Chúng ta hãy đọc một câu để lộ bản chất của ông Lục như sau:

Cho dù không ở Đà Nẵng hay ở xó góc nào thì bàn tay lông lá cộng sản vẫn dính vào?

Đó là văn phong của một trí thức biết ngượng hay sao? Văn phong này rất quen thuộc trên những diễn đàn thông tin hải ngoại, văn phong của bọn CCCB, hay CCCC. Vấn đề tổ chức đã rõ ràng: “Hội thảo Hè 2005 do VAPEC (Vietnam Asian-Pacific Economic Center), The Vietnamese Heritage Institute, và Đại học Đà Nẵng đồng hỗ trợ. Chi phí cá nhân (đi lại, ăn ở) hoàn toàn do cá nhân người tham dự trách nhiệm.” Ông Lục sợ Cộng Sản đến nỗi rét run lên, nhìn đâu cũng thấy Cộng Sản và ra công chống Cộng ở nơi không có Cộng. Đó là tâm trạng chung của những người Việt chống Cộng hải ngoại.

Cuối cùng, tôi có cảm tưởng là ông Lục chưa từng được tham dự một cuộc hội thảo chuyên đề trí thức nào, cho nên ông không biết gì về cách tổ chức một cuộc hội thảo, và tiếp tục viết bậy. Viết bậy như thế nào?

Số là những người tham dự được UBND thành phố Đà Nẵng, cơ quan hỗ trợ hội thảo VAPEC, và Đại Học Đà Nẵng khoản đãi vài bữa ăn trưa và tối. Đây là chuyện rất thường tình. Hội thảo tổ chức ở Đà Nẵng, mang nhiều lợi nhuận kinh tế đến cho thành phố. Cơ quan hỗ trợ hội thảo VAPEC và Đại Học Đà Nẵng khoản đãi trong vấn đề giao tiếp và hiếu khách đối với một số người đã tự túc đến đóng góp ý kiến cho cuộc hội thảo. Vậy mà ông Lục coi đó như là hối lộ hay mua chuộc và viết:

Mỗi bữa ăn là một món nợ đấy. Người nào đã trót ăn là tự gánh vào thân mình một món nợ phải trả. Tiền máy bay gần 2000 đồng, tiền Hotel cũng 7, 80 chục đô la/một ngày tự mình bỏ túi ra trả. Có đáng gì 4 bữa ăn khoảng 40 chục đồng? 
 
Nhưng chính câu sau cùng của ông đã nói lên cái tâm địa lắt léo của ông Lục. Thật vậy, như ông Lục viết, người ta đã bỏ ra Tiền máy bay gần 2000 đồng, tiền Hotel cũng 7, 80 chục đô la/một ngày tự mình bỏ túi ra trả, Vậy mà có thể nói là người ta ham mấy bữa ăn đáng giá vài chục đồng để mà mang trên người một món nợ hay sao? Tôi nghĩ đầu óc ông Lục chắc thiếu nhiều chất xám rồi. Viết như vậy mà cũng viết lên được thì thật là tài.

Còn nữa, chúng ta hãy nghe ông Lục viết về bà Tôn Nữ Thị Ninh:

Chúng ta đừng quên rằng, tất cả những người thuộc chính quyền như bà Tôn Nữ Thị Ninh v.v… đều được chính quyền trả các chi phí di chuyển Hotel và tiền bỏ túi nữa. Đó là một cuộc phô diễn Dân chủ chẳng tốn kém là bao.

Tại sao phải đừng quên vì đây là chuyện đương nhiên, ai cũng biết, trừ ông Lục. Người ta thường bảo “Làm đầy tớ người khôn còn hơn làm Thầy người ngu”, nhưng tôi tính vốn dại, nên cứ ngu ngơ đi làm Thầy một chuyến. 

Bà Tôn Nữ Thị Ninh là Đại Sứ của Nhà Nước, là thành viên trong Quốc Hội Lập Pháp của Việt Nam. Vậy ngoài công việc tư, bất cứ Bà đi đâu, làm việc gì vì công vụ, đương nhiên Nhà Nước phải đài thọ mọi chi phí: di chuyển, ăn uống, và tiền tiêu hàng ngày. Đây là một cái “norm” của mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức, mọi hãng sản xuất, đại học v..v.. đối với nhân viên các cấp của mình. Cái chuyện sơ đẳng như vậy mà ông Lục cũng không biết đến. Ông Lục chống Cộng đến độ này thì Cộng nào cũng phải phì cười vì cái dốt của ông.

Trong phần 3, ông Lục có ý bài bác cuộc hội thảo 2005 ở Đà Nẵng, một cuộc Hội Thảo với đề tài tổng quát: “Tiếp Tục Đổi Mới Kinh Tế Và Xã Hội Để Phát triển”, một đề tài rất quan trọng về những vấn đề quan thiết của quốc gia hiện nay và gồm có ba cụm đề tài chính:

Thứ nhất là những yếu tố kinh tế: Đánh giá nhiều mặt của phát triển kinh tế: vấn đề phân tích các cơ chế hành chính, quản lý và luật pháp nào đang còn kìm hãm phát triển, vấn đề nâng cao chất lượng phát triển, vấn đề tạo hướng phát triển nhằm tăng số lao động có việc làm.

Thứ hai là những yếu tố xã hội và văn hoá, đặc biệt là việc cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam và vai trò của xã hội dân sự.

Thứ ba là những yếu tố quốc tế, chính trị lẫn kinh tế, chẳng hạn như việc gia nhập WTO, tranh chấp Biển Đông, chính sách của Mỹ...  

Nhưng chủ đích của ông Nguyễn Văn Lục không phải là quan tâm đến những vấn đề xây dựng quốc gia mà ông viết loạt bài “Trí Thức Phải Là Người Biết Ngượng” chỉ để “đánh” Cao Huy Thuần, và những trí thức hải ngoại “phản chiến” khi xưa tham gia hội thảo. Nhưng có điều ông Lục không nhận ra, nhưng mọi người khác đều nhận ra, là: So với các Giáo sư Đại Học ở Pháp, Đức như Cao Huy Thuần [Giáo sư émérite Đại Học Picardie (Pháp), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Liên hiệp Âu Châu (Centre de Recherche Universitaire sur la Construction Européenne, viết tắt : CRUCE)], Thái Kim Lan (Giáo sư Ludwig Maximilian Universität, München), Nguyễn Ngọc Giao (Giáo sư Đại Học Denis Diderot (Paris VII)), Hà Dương Tường (Giáo sư Đại Học Công Nghệ Compiègne, Pháp) v…v…thì ông Lục chỉ là một anh học trò thuộc lớp dưới xa với một kiến thức khó có thể gọi là kiến thức. Bài “Trí Thức Phải Là Người Biết Ngượng” của ổng thật đã chứng tỏ như vậy.

TCN.