Chuyện Ông Già Rip Van Winkle - Xưa và Nay

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ66.php

22-Jul-2016

Những bài học triết lý thực tiễn có thể tìm thấy trong những câu chuyện thú vị, nhiều khi thần thoại hóa đến phi thực. Mục đích cốt là để dạy người đời một triết lý nào đó, giúp cho nhân sinh quan của ta được mở rộng và bao dung hơn.

Khác với những chuyện hoang đường trong tôn giáo, phần huyền thoại của những chuyện có tính cách giáo dục như kể lại sau đây, nếu có, thì chỉ là một thủ thuật trong văn chương, cốt làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, chứ tính cách phi thực không phải là trọng tâm của những bài viết.

Giấc Nam Kha

Chuyện Rip Van Winkle của Mỹ gợi nhớ cho chúng ta chuyện Giấc Mộng Nam Kha trong kho tàng văn chương Việt Nam, cũng liên quan đến giấc mộng, nhưng có ngụ ý khác. Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu: Giấc Nam Kha khéo bất bình, Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không. Trong bài "Lạc đường" của Tú Xương cũng có câu: Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn. Đại ý nói lên công danh, vinh hoa phú quý, phải nên xem thường, vì nó qua đi rất nhanh.

Về Giấc Nam Kha, có hai câu chuyện được kể trên trang nhà hoavouu.com, cùng ở vào đời nhà Đường bên Tàu. Tuy hai chuyện hơi khác nhau nhưng triết lý giống nhau, nên chỉ xin đơn cử một câu chuyện thường nghe nhất.

Đời nhà Đường có một nho sinh họ Lữ đi thi không đỗ. Trở về, dọc đường, vừa buồn lại vừa đói nên ghé vào một ngôi chùa con bên cạnh khu rừng, xin đỡ lòng. Chùa nghèo, nhà sư nấu kê thay gạo đãi khách.  Vì mệt mỏi nên họ Lữ nằm một lúc thì ngủ khò.

Chàng thấy mình đã thi đỗ, được quan chức cao, nhà vua lại còn gả công chúa, phong cho chàng làm phò mã và cho đi trấn nhậm một nơi. Thật là vinh quang phú quý, không ai bằng. Nhưng khi đi đến nửa đường thì bỗng gặp quân giặc đỗ đến đánh. Lữ chống cự không lại. Lính hộ vệ bị giết. Xe kiệu bị đập phá tan tành. Chúng thộp cổ cả vợ chồng Lữ, đưa gươm kề họng... Lữ hoảng hốt, kêu lên một tiếng.

Giựt mình thức dậy mới biết là chiêm bao, mà giữa lúc ấy nồi kê cũng chưa chín. 

Triết lý của câu chuyện:

"Ý nghĩa sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng."

Còn chuyện Rip Van Winkle thì sao?

Một bài học khác, mang tính cách chính trị, thời thế đổi thay theo năm tháng, dạy con người nên thức thời: Câu chuyện Ông Già Rip Van Winkle. Đó là một truyện ngắn do nhà văn Washington Irving (sinh ở Nữu Ước, Mỹ) sáng tác và phát hành vào năm 1819 (en.wikipedia.org).

Chuyện Rip Van Winkle cũng liên quan đến một giấc mộng dài, nhưng câu chuyện Ông Già Rip Van Winkle mang nhiều triết lý sâu xa hơn mà chúng ta sẽ nhìn thấy trong những đoạn sau.

Washington Irving chuyện trẻ con Rip Van Winkle

(trái) Nhà văn Washington Irving (Apr 3, 1783 – Nov 28, 1859)

(phải) Tập truyện tranh Rip Van Winkle của George P. Webster cho trẻ con

Rip Van Winkle cư ngụ ở trong vùng nông thôn mà ngày nay thuộc tiểu bang New York. Ông là người gốc Hòa Lan, lúc đó đã ở vào ngoài 30 tuổi. Câu chuyện xẩy ra vào thời điểm khoảng một vài năm trước khi xẩy ra biến cố Cách Mạng Hoa Kỳ. Rip đã có gia đình và có một người con trai còn nhỏ tuổi. Có sách kể ông cũng có cả con gái nữa.

Rip van Winkle wife

Tranh vẽ bà vợ của Rip đang la lối.

Bà vợ của Rip khó tính, thường hay càu nhàu, rầy la Rip vì Rip ngại làm những việc nặng nhọc lại thích nhậu nhẹt. Vì thế mà  gia đình Rip thường xào xáo. Rip thường tìm cách đến nơi yên tĩnh để tránh khỏi phải nghe những tiếng la hét của bà vợ .

Rồi vào một ngày mùa đông, Rip xách khẩu súng săn và dẫn con chó của ông đi vào rừng. Nghe thấy tiếng gọi tên “Rip”, ông liền quay về phía tiếng gọi và thấy có một người ăn mặc quần áo cổ xưa của người Hòa Lan, ông liền đi đến đó rồi cùng với người này đi vào trong hốc núi.

Ở đây, Rip nghe thấy những tiếng động ầm ầm như sấm gầm vang động cả trời làm ông choáng váng. Khi đã trấn tĩnh, ông thấy có mấy người râu ria đầy mặt, ăn mặc chỉnh tề vừa uống rượu vừa chơi trò chơi “con ky” hay “chín trụ” (nine pins, bowling), Rip cũng nhào vào cùng uống với họ cho tới khi say mèm và ngủ thiếp đi. ....

Khỉ tỉnh dậy, Rip thấy có những thay đổi ghê gớm. Khẩu súng của ông đã sét dỉ, râu ông dài cả hơn 20 phân tây, và cũng không thấy con chó của ông ở đâu nữa. Ông trờ về làng và thấy rằng, người vợ của ông đã qua đời từ lâu, và những người bạn đồng lứa tuổi với ông cũng không còn nữa hay di chuyển đi một nơi nào khác.

Rip van winkle

Thế rồi ông bị rắc rối khi người ta hỏi ông ủng hộ Dân Chủ hay Cộng Hòa, thì ông tuyến bố ông trung thành với Vua George III (1738-1820) của nước Anh. Ông không hay biết gì về chuyện Cách Mạng Hoa Kỳ đã phế bỏ quyền lực của Vua George ở bắc Mỹ. Bức hình của Vua George đã được thay thế bằng bức hình của Tổng Thống Washington.

Ông cũng ngỡ ngàng khi thấy một người gọi một người  khác là Rip Van Winkle mà người đó chính là đứa con trai của ông đã lớn lên. Trong tập truyện tranh cho trẻ con, George P. Webster kể lại lúc Rip về nhà cũ, thấy một thiếu phụ có nét giống bà vợ mình năm xưa, ông đến nắm tay, thiếu phụ đó nhìn ông với ánh mắt dịu dàng vì chợt nhận ra ông già chính là cha mình.

Trở lại ý chính của câu chuyện, không những Rip Van Winkle không biết rằng (1) chính quyền Anh bị nhân dân 13 thuộc đia Anh vùng lên đánh đuổi ra khỏi 13 thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ, và (2) Tổng Thống Washington đã lên thay thế Vua George III, mà còn  cả đến những từ kép mới như "cộng hòa, dân chủ, hiến pháp, bầu cử, ứng cử, tranh cử, đa số tuyệt đối," v.v… ông cũng  không biết.

Rõ ràng là  chuyện Rip Van Winkle có ý nghĩa là một người đã xa lìa, hoặc tách biệt ra khỏi cộng đồng dân tộc hay vắng mặt nơi quê nhà khá lâu, rồi khi trở về sống lại ở nơi đó, thì họ sẽ bị lạc lõng giống như một người từ tiền kiếp trở về trên quê cha đất tổ của mình mà thế hệ mới không nhận ra. Người đó ăn mặc khác, ngôn ngữ cũng khác, trình độ hiểu biết về thế giới hiện đại cũng khác.

Người Amish

Trên thế giới này cũng có nhiều cộng đồng sống biệt lập với thế giới chung quanh. Nếu họ bước ra khỏi xóm đó, họ cũng giống như Rip Van Winkle.

Ngay trên đất Mỹ, nếu ai để ý tìm hiểu sẽ bắt gặp người Amish. Amish chính là một giáo phái Tin Lành tách ra từ giáo phái Mennonites đã thành hình trước đó. Vào thế kỷ 16, nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Châu Âu tham gia phong trào Anabaptist Movement vốn chủ trương không rửa tội cho trẻ em, mà chỉ rửa tội cho người lớn - khi mà họ đã có thể chủ động chọn lựa đức tin của họ. Vì thế họ bị Thiên Chúa Giáo hiên thời ngược đãi, bị phân biệt đối xử, một số người bị giết. Nhiều người trốn vào rừng núi của Thụy Sĩ và miền nam nước Đức, và cộng đồng Amish được hình thành ở đó. Đầu thế kỷ 18 để có tự do tôn giáo, cộng đồng Mennonites và Amish di cư sang Châu Mỹ.

Cộng đồng người Amish. Ảnh reds.vn

Họ sống thành từng cộng đồng biệt lập, theo đuổi một lối sống đơn giản, khiêm tốn, hiếu hòa, kiên nhẫn, nhường nhịn, quên đi bản thân, hết lòng vì cộng đồng. Kiêu ngạo và chủ nghĩa cá nhân là những thứ tối kỵ đối với người Amish. Họ không dùng điện, không làm chủ xe hơi, điện thoại… Cuộc sống của họ bây giờ và 300 năm trước không khác nhau bao nhiêu (xem thêm: Người Amish - những kẻ chối bỏ nền văn minh giữa thế kỷ 21).

Những ông già Rip Van Winkle Việt Nam

Trường hợp các “xóm đạo” hay “làng đạo” ở Việt Nam cũng tương tự người Amish về phương diện biệt lập văn hóa. Nhưng ngược với người Amish, người trong các xóm đạo rất ham thích theo đuổi văn minh vật chất.

Trong khi người Amish kiêng kỵ tánh kiêu ngạo và chủ nghĩa cá nhân thì giáo hội nhà thờ dạy con chiên tánh kiêu ngạo: Chỉ có Chúa là trên hết, chỉ có Chúa là đấng Tối Cao, con chiên là được Chúa chọn, là Dân Chúa,...... cho nên các con chiên luôn cho rằng mình thuộc giai cấp "quí phái"! Thế nhưng họ vẫn luôn quảng cáo rằng họ có đức khiêm nhượng. Thì ra họ chỉ khiêm nhượng khi làm "tôi tớ Chúa" mà thôi, đối với các nhà lãnh đạo đất nước mà không theo Chúa, thì họ không xem ra gì.

Các xóm đạo chỉ bị cô lập với đồng bào sở tại về văn hóa và giá trị tinh thần truyền thống của đất nước. Thí dụ, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn thờ các anh hùng bảo vệ đất nước đã bị nhà thờ cho ra rìa. Họ không xem những vị anh hùng của ta có tí giá trị nào. Ngay cả quốc tổ Hùng Vương của ta vẫn bị Tổng Thống Con Chiên Ngô Đình Diệm cho vào "Thảo Cầm Viên". Trong quyển Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi có kể: một giáo sư Đại học nặng lòng với Quốc Tổ Hùng Vương, đã đề nghị ông Diệm xây đền thờ Quốc Tổ thì bị ông Diệm trỏ mặt nạt lớn: "Tổ anh chứ Tổ tôi à!"

lễ Đền Hùng

Dân tấp nập về lễ Đền Hùng (Phú Thọ)

hôn nhẫn cha tây

Đàn chiên Việt điếu đóm quanh các "ông Cha, ông Cố" nước ngoài

Thay vào đó, họ chỉ tôn sùng những "ông thánh, bà thánh" từ phương Tây, chẳng có công gì với quê hương. Họ lo xây các nhà thờ vĩ đại để thờ lạy và cung phụng cho thế lực ngoại nhân, những người gây hận thù, chia rẽ, và chiến tranh cho dân tộc, mà hệ lụy còn kéo dài cho đến nay.

Tình trạng này đã khiến cho một số không nhỏ trong cộng đồng con chiên không còn biết gì đến tình tự dân tộc, không còn thấu hiểu được cái “đạo hiếu” đối với cha mẹ và “đạo trung” đối với đất nước, mà chỉ biết tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã. Hậu quả tai hại là họ trở thành “hạng người vong bản, phản dân tộc, phản quốc truyền tử lưu tôn”. Lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại cho thấy rõ như vậy!

May mắn là vẫn còn một số con chiên thức tỉnh, yêu nước và hy sinh cho sự tồn vong của dân tộc, và nền độc lập nước nhà. Nhưng công việc duy trì con số giáo dân thức tỉnh này vẫn còn khó khăn khi mà thành phần các chủ chăn còn có một số người đi ngược với lợi ích dân tộc. Con sâu làm rầu nồi canh. Họ là đầu đàn, hô một tiếng là có cả đàn chạy theo.

Thực ra gọi họ là những ông già Rip Van Winkle là có lỗi với nhân vật này và có lỗi với văn hào Washington Irving. Ông già Rip Van Winkle chỉ lỗi thời, vô tình phát biểu ủng hộ Vua Anh, chứ không phản Hoa Kỳ, vì ông chưa biết cuộc cách mạng chống quân Anh đã xảy ra, chứ không cố tình chống lại sự độc lập của Hoa Kỳ. Tiếc rằng văn hào Washington Irving không lớn lên ở Việt Nam để viết ra một chuyện thích hợp với đặc tính phản dân tộc của một nhóm thiểu số con chiên kể trên.

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ66.php