Tại Sao Alexandre De Rhodes Vận Động Pháp Đánh Chiếm Việt Nam?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ111.php

20-Apr-2020

LTS: Trong bài viết này, tác giả phân tích động lực khiến cho Linh-mục Alexandre de Rhodes vận động Pháp đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Hai yếu tố chủ yếu làm động lực cho tất cả hoạt động của Rhodes ở Việt Nam là: (1) là Giáo sĩ Dòng Tên, và (2) chính tình Âu Châu từ giữa thế kỷ 15 cho đến giữa thế kỷ 17 (SH)

Bài viết này gồm có các tiết mục sau:

1.- Dẫn Nhập

2.- Ảnh Hưởng Của Giáo Hội La Mã Và Dòng Tên.

3.- Chính Tình Âu Châu Từ Giữa Thế Kỷ 15 Đến Giữa Thế Kỷ 17: Nước Pháp trở thành "Trưởng Nữ" của Giáo Hội La Mã

4.- Kết Luận

-- --

I.- Dẫn Nhập

Từ thế kỷ thứ 15, vai trò của các nhà truyền giáo Âu Châu (giáo sĩ đạo Ki-tô) rất tích cực trong các đoàn thám hiểm thế giới, nhất là sau khi Bồ Đào Nha tìm ra con đường hồ tiêu. Lúc đó, quốc gia Vatican tự coi là là trung tâm của vũ trụ. Quốc gia này theo chế độ tăng lữ quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền (monarchial-sacerdotal), ôm đồm cả thần quyền lẫn thế quyền. Về thế quyền thì đó là quốc gia Vatican, về thần quyền, họ theo Ki-tô giáo. Giáo triều Vatican, tự xưng là Tòa Thánh Vatican, là cơ quan đầu não của cả quốc gia Vatican và Giáo Hội La Mã. Họ luôn xem bất cứ cái gì thuộc về Giáo Hội La Mã đều đúng, đều tốt đẹp, đều thánh thiện, còn tất cả cái gì thuộc về các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác đều đáng khinh, đều xấu xa, đều đáng tiêu diệt.

Bước đầu của sự tham lam của Tòa Thánh La Mã có thể tính từ năm 1452. Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) ban sắc chỉ Dum Diversas (18 June 1452), cho Vua Bồ Đào Nha là  Alfonso V có quyền bắt các dân bản xứ làm nô lệ. Tiếp theo, ngài ban hành thêm Sắc Chỉ Romanus Pontifex (8 Jan 1454) khẳng định thêm sự thống trị của Vương quốc Bồ Đào Nha trên tất cả các vùng đất phía nam Cape Bojador ở Châu Phi. Đồng thời khuyến khích việc chiếm giữ các vùng đất của dân Saracen (Á Rập, theo Hồi giáo) và những người không theo đạo Chúa Ki-tô.

Sắc chỉ Romanus Pontifex là một ví dụ quan trọng chứng minh tham vọng của Giáo triều Vatican đòi làm chúa tể trên toàn thế giới, họ nắm giữ vai trò điều chỉnh các mối quan hệ giữa các ông Vua thuộc Kitô giáo, và giữa các Kitô hữu với "những kẻ ngoại đạo".

Nội dung sắc chỉ này, Romanus Pontifex, về việc cho phép Bồ Đào Nha chiếm hữu các miền đất khám phá được, đòi hỏi các nhà thám hiểm và các giáo sĩ phải cải đạo và biến dân bản địa trở thành nô lệ vĩnh viễn (nên nhớ là khi cải đạo, người theo đạo Chúa bị gọi là chiên, là một con vật ngu và hiền, sẽ theo lệnh chủ chăn cho đến chết). Những điều kiện đó được viết rõ trong sắc chỉ Romanus Pontifex (xem https://en.wikipedia.org/wiki/Romanus_Pontifex#Content).

Những sắc chỉ này sẽ được khai triển thêm sở phần III dưới đây.

Đó là sơ lược bối cảnh chính trị tôn giáo cho những nhà thám hiểm và các giáo sĩ Bồ Đào Nha. Họ đã sớm viếng thăm nước Nhật, Trung Hoa, Mã Lai,… Những nước Á Châu này sẵn có một nền văn minh bền vững không Ki-tô, họ không dễ dàng tiếp nhận văn hóa Ki-tô như các thổ dân khác ở các miền Âu Châu và Mỹ Châu thời đó. Nhưng đó là vấn đề khác, không đề cập ở đây.

Về phía người Pháp, Alexandre De Rhodes (còn gọi là Giáo Sĩ Đắc Lộ) là nhà truyền giáo người Pháp đầu tiên đến dọ thám Việt Nam theo chân các giáo sĩ Bồ Đào Nha. Cùng ảnh hưởng bối cảnh chính trị tôn giáo của Giáo Hội La Mã như Bồ Đào Nha, bản chất của Alexandre de Rhodes, do xuất thân từ Dòng Tên, lại được huấn luyện trong môi trường giáo dục và văn hóa của Dòng Tên. Điều này được khai triển ở phần tiếp theo.

Linh mục Alexandre De Rhodes

II.- Ảnh Hưởng Của Giáo Hội La Mã Và Dòng Tên

Riêng về Giáo Hội La Mã là cả một lịch sử đầy máu đối với nhân loại mà Giáo Hoàng John Paul II phải xin lỗi khắp nơi, và đã làm buổi lễ long trọng để xin lỗi thế giới vào ngày 12 tháng 3 năm 2000. Còn về các tội ác của Giáo Hội La Mã đối với Việt Nam, chúng tôi cũng đã gần hoàn thành Tập Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã (có đăng online dần dần trên trang sachhiem.net nhưng chưa in). Còn về sự giáo huấn của Dòng Tên, chúng tôi có thể tóm lược như sau.


Ignatius of Loyola. Ảnh en.wikipedia.org

Dòng Tên tiếng Anh là Society of Jesus, Hiệp Hội Giê-su, là một dòng tu nam thuộc Giáo Hội La-Mã, có trụ sở tại Rome. Dòng này tuyệt đối trung thành với Giáo Hoàng ở Rome, do Ignatius of Loyola sáng lập với sự chấp thuận của Giáo hoàng Paul III (1534-1549) vào năm 1540. Trang web Wikipedia ghi nhận, "năm 1534, Ignatius và sáu chàng trai trẻ khác, đã tập hợp và tuyên thệ về sự nghèo khó, khiết tịnh, và sau đó là sự vâng lời, bao gồm lời thề đặc biệt (SH- xem dưới đây) vâng lời Giáo Hoàng trong các đường hướng và công việc truyền giáo. Dòng Tên gây ra nhiều tranh cãi (SH-Giáo Hội Ki-tô La Mã luôn phủ nhận) về những vấn đề sau đây: - Tìm kiếm quyền lực - Âm mưu chính trị - Biện minh rất phi lý - Chủ nghĩa bài Do Thái - và tranh luận thần học." (xem mục Controversies ở https://en.wikipedia.org/wiki/Society_of_Jesus)

Vì có những "vấn đề" như trên, nên vào năm 1761, văn hào Voltaire mới tuyên bố rằng: “Phá được Dòng Tên, tức là phá được cái tôn giáo ác ôn này!”(1)  Vậy ta thử tìm hiểu những đặc tính của Dòng Tên xem sao.

1-  Tác giả Charlie Nguyễn ghi nhận như sau:

Dòng Tên là một dòng tu đặc biệt của Công Giáo La Mã (CGLM) mang tên Chúa Jesus. Từ căn ngữ tên của Chúa, các tu sĩ Dòng Tên được gọi là Jesuits. Đặc tính của các tu sĩ Dòng Tên là cực kỳ hung hăng hiếu chiến như những tên lính xung kích trong công tác phá hoại các tôn giáo khác và chống các chính quyền không tuân phục La Mã. Do đó, Dòng Tên được La Mã đặt tên là Đạo Binh Của Giáo Hội (The Church Militant), Đoàn Quân Của Chúa Jesus (The Company of Jesus). ”(2)

2-  Lời Thề Dòng Tên đòi hỏi những người muốn gia nhập Dòng Tên phải cam kết triệt để tuân thủ và tuân hành những điều lệ cực kỳ phi lý, võ đoán, và dã man. Đoạn văn dưới đây chỉ là một phần nhỏ bé trong những điều mà những người tình nguyện gia nhập dòng tu này phải cam kết:

“Con, _____, giờ đây, trước sự hiện diện của Thiên Chúa Toàn năng, của Ðức Mẹ Ðồng trinh Maria thiêng liêng, của các Thánh thần Michael, Thánh John Baptist, các Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-Lồ, và tất cả các vị Thánh và thiên thần ở trên trời, và thưa Ngài, người Cha tinh thần của con, Cha Bề trên Tối Cao của Hiệp hội Jesus [dòng Tên], do Thánh Ignatius Loyola sáng lập trong nhiệm kỳ Giáo hoàng Paul III, và tiếp tục đến ngày nay, được tạo thành từ trong lòng của Mẹ đồng trinh, trong lòng của Thiên Chúa, và quyền năng của Chúa Jesus, xin tuyên bố và thề rằng, Đức Thánh Giáo Hoàng là Phó Nhiếp Chính của đấng Ki-Tô và là vị chủ chăn chân thật và duy nhất của giáo hội Công Giáo hoàn cầu, và vì những chìa khóa để buộc và buông, đã được đấng cứu rỗi của tôi, Jesus Christ, trao cho Đức Thánh Cha, cho nên Người có quyền truất phế những vua chúa, quốc gia, chính quyền dị giáo, tất cả đều bất hợp pháp vì không được giáo hoàng chuẩn nhận, cho nên đều phải hủy diệt. Do đó, với hết sức khả năng của con, con sẽ bảo vệ giáo lý về quyền hành của Đức Thánh Cha chống lại mọi kẻ thoán vị của những kẻ dị giáo  hay Tin Lành hay bất cứ kẻ nào khác, đặc biệt là những kẻ theo Luther ở Đức, Hòa Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, và quyền năng tự tạo của những giáo hội Anh, Scottland, và mọi tông phái tương tự ở Ái Nhĩ Lan.. và những kẻ dị giáo chống lại giáo hội Mẹ thiêng liêng ở La Mã. Nay con tuyên bố từ bỏ mọi sự trung thành đối với bất cứ ông vua, ông hoàng hay quốc gia nào theo Tin Lành hay chủ thuyết tự do, và không tuân lệnh bất cứ quan tòa hay viên chức chính phủ nào và những luật lệ của họ…”(3)

3-  Học giả Charlie Nguyễn sưu tầm các định nghĩa của người tu Dòng Tên, còn gọi là Jesuits, để nhận xét bản chất của họ như sau:

 “Mọi tự điển trên thế giới đều có chung một định nghĩa về danh từ Jesuit (tu sĩ dòng Tên) là: người ngụy biện, giả nhân giả nghĩa, kẻ xảo trá phản phúc. Ngoài ra, trong tác phẩm "German Thesaurus" xuất bản năm 1954, tác giả Đức Dornseif đã viết: "Jesuit contains a long list of synonyms, including: two faced, false, insidious, dissembling perfidious, mendacious, sanctimonious, dishonarable, incincere, dishonest, untruthful..." (Danh từ Jesuit - tu sĩ dòng Tên - bao gồm một danh sách dài của những tiếng đồng nghĩa: hai mặt phản trắc, gian trá, gieo rắc độc hại, gây chia rẽ, lừa lọc, nói dối, thương xót giả tạo, không biết trọng danh dự, thiếu thành thật, bất lương, chẳng bao giờ nói thật...) Người Pháp có câu cách ngôn rất hay: "Khi nào có hai tu sĩ dòng Tên đi với nhau, luôn luôn tạo  thành ba thằng quỉ sứ" (Whenever two Jesuits come together, the devil always makes three)  (4)

Do đó, chẳng lạ gì đã có nhiều tài liệu của các sử gia từ các nước ngoài đã ghi lại hành tung của giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) lúc mới đến xứ An Nam làm công việc dọ thám để chiếm đất và “truyền giáo”, cải đạo lương dân cho thành “nô lệ vĩnh viễn” cho Giáo Hội La Mã.

Trong cuốn Viet Nam, A History. The First Complete Account of Việt Nam at War [Việt Nam, Lịch sử. Một mô tả đầy đủ về giai đoạn đầu của cuộc chiến Việt Nam] nhà sử học nổi tiếng Stanley Karnow viết như sau:

“Linh mục Alexandre de Rhodes sớm thấy uy tín Bồ Đào Nha ngày càng mờ nhạt không còn ích lợi cho Công giáo ở Á châu. Ông nghĩ rằng, có thể chinh phục tâm hồn người bản xứ bằng các giáo sĩ người Việt hiệu quả hơn là các thừa sai Âu châu. Ông đến La Mã vận động việc bãi bỏ giáo lệnh của Giáo hoàng, có từ thế kỷ 15, cho Bồ (Bồ Đào Nha) độc quyền khai thác Á châu (SH- do sắc chỉ Romanus Pontifex 1454 và sắc chỉ Inter Ceatera 1493 nói trên). Nhưng ông bị Bồ chống đối quyết liệt và cũng khó xoay chuyển các giới chức tại Vatican, rồi ông lại trở về quê hương nước Pháp xin giúp đỡ. Để thành công, ông thuyết phục cả hai thành phần lãnh đạo tôn giáo và thương gia Pháp bằng hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân cải đạo theo Công giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ”.

[Stanley Karnow, Viet Nam, A History. The First Complete Account of Việt Nam at War (New York: NXB The Viking Press, 1983) trang 60]

Nguyên văn: Rhodes soon realized that its waning prestige no longer made Portugal a credible of Christianity in Asia. He calculated, too, that “hearts and minds” could be won more effectively by Vietnamese priests than European missionairies. He went to Rome to plead, arguing in effect for the abrogation of the fifteenth-century papal edicts that had granted Portugal its Asian domain. But he ran into stiff Portuguese opposition and the intractable Vatican bureaucracy, and he returned to his native France for help. To succeed, however, he would have to persuade French religious and commercial leaders to underwrite his project. Thus he lobbied with both, depicting Viet Nam as ripe for Christian conversion and portraying it as an Eldorado of boundless wealth where, as one of his accounts put it, Viet Namese fishermen wove their nets of silks” (P. 60).]

Lúc diễn tả về ý định thầm kín của giáo sĩ Dòng Tên A. de Rhodes, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ cũng đã trích dẫn lời của Đô đốc Charles Meyer như sau:

“Các giáo sĩ đã đến Việt Nam rất lâu trước khi có cuộc chinh phục.
Đến Bắc Kỳ ngay từ năm 1624, Alexandre de Rhodes đã để lại xứ sở này những trang miêu tả hào hứng, ông ta viết:
“Đây là một xứ sở thần tiên, đẹp, phì nhiêu, khí hậu tuyệt vời, và lụt lội thì mang lại những điều bổ ích, ông ta viết. Dân chúng rất giàu và những thầy thuốc của họ rất giỏi giang khéo léo: công lý ngự trị khắp nơi và tội ngoại tình thì bị nghiêm trị…

[Nguyễn Xuân Thọ, “Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897)” (Saint Raphael, Pháp, 1994 tr. 359].

III.- Chính Tình Âu Châu Từ Giữa Thế Kỷ 15 Đến Giũa Thế Kỷ 17

Vào khoảng giữa thế kỷ 15, Thái Tử Henry Navigator của nước Bồ Đào Nha đã thành công trong việc thám hiểm các vùng bờ biển Tây Phi tiến lần xuống tới Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope), rồi lần theo các vùng ven biển Đông Phi đi ngược lên tới Vịnh Ba Tư, đi tới mũi cực nam của Ấn Độ và tới “Quần Đảo Hồ Tiêu” (Indonesia). Thấy rằng Bồ Đào Nha thành công trong việc thám hiểm này, Giáo Hội La Mã liền ban hành một loạt sắc chỉ để làm món quà xã giao nhập cuộc chuẩn bị cho ý đồ cấu kết với  Bồ Đào Nha đem quân đi cùng chiếm đất, cùng cướp của, cùng giết người, cùng chiếm đoạt tài nguyên và cũng cưỡng bách các dân tộc bản địa ở các vùng đất mới được khám phá phải theo đạo Ca-tô làm nô lệ cho cả Giáo Hội La Mã và Bồ Đào Nha.

Một trong những sắc chỉ này là Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8 tháng Giêng năm 1454 [trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Đây là một sắc chỉ mang nặng tinh thần ăn cướp, ác tính phi nhân, đại gian, đại ác.   Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói về sắc chỉ Romanus Pontifex như  sau:


Giáo Hoàng Nicholas V

“Quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong Sắc Chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,  Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập, theo đạo Hồi), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn".

Khi ban quyền cho người Bồ Đào Nha được chiếm mọi thứ lợi lộc kể trên, Giáo Hoàng đồng thời cũng  muốn mở mang nước Chúa sang các miền xa xôi. Và để nhà vua Bồ Đào Nha yên tâm hơn, Giáo Hoàng ra lệnh cấm không một ai khác được phép đặt chân tới các vùng đất ấy nếu không có phép của nhà vua, dành cho nhà vua độc quyền buôn bán và ra vạ tuyệt thông tức khắc cho bất kỳ ai dám hành động ngược lại.” (5)

Rồi khi ông Columbus khám phá ra Mỹ Châu vào ngày Thứ Sáu 12/10/1492, Giáo Hoàng Alexandre VI (1492-1503) bèn tính đường ăn có với Tây Ban Nha bằng thủ đoạn ban hành Sắc Chỉ  “Inter caetera” với nội dung chia đôi địa cầu ra làm Đông Bán Cầu ban cho Bồ Đào Nha, và Tây Bán Cầu ban cho Tây Ban Nha:


Giáo Hoàng Alexandre VI
(1492-1503)

Ngày 4 tháng 5 – 1493, qua sắc chỉ “Inter caetera”(“Giữa những điều khác”), Giáo hoàng Alech-xăng thứ 6 giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Axo (Axores), còn Bồ Đào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn Đông đường ranh đó (quần đảo Axo nằm ở mạn giữa cắt đôi Đại Tây Dương).”  (6)

Hành động ngang ngược này của Giáo Hoàng Alexander VI làm cho các vua chúa các cường quốc Âu Châu như Anh, Pháp, Hòa Lan vô cùng bất mãn. Cũng vì thế mà Pháp Hoàng Francis I (1515-1547) mới tuyên bố rằng:

Ai có thể chỉ cho ta biết tờ di chúc của ông tổ Adam để lại quả địa cầu này cho riêng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha?”  (7)


Vua Francis I (1515-1547)

Chính quyền Anh Quốc cũng chống lại hành động ngang ngược này của giáo triều Vatican, rồi đối đầu với cả giáo triều Vatican và Tây Ban Nha. Vì không tôn trọng cái sắc chỉ ngược ngạo trên đây của giáo triều Vatican mà đã nẩy sinh ra nhiều trận đụng độ giữa Hải Quân Anh và Hải Quân Tây Ban Nha.

Những tầu thuyền của Tây Ban Nha chứa đầy những của cải, vàng, bạc, châu báu ăn cướp được ở Châu Mỹ La-tinh. Trên đường di chuyển về chính quốc, những tàu thuyền đó của Tây Ban Nha thường xuyên bị Hải Quân Anh chặn đánh để cướp đoạt những của cải ăn cướp này. (8)

Gay go và ác liệt nhất là trận đụng độ xẩy ra vào cuối tháng 7 năm 1588 ở Biển Manche (English Channel) và Hải Quân Tây Ban Nha bị thảm bại nặng nề.

Sự kiện này được sách This Is America’s Story nói như sau:

Trận chiến ác liệt kéo dài trong nhiều ngày và sau cùng Hạm Đội Tây Ban Nha phải chạy trốn ra ngoài eo biển Anh (Biển Manche), nhung vẫn bị các chiến tầu Anh truy kich ráo riết. Thời tiết lại thuận lợi cho quân Anh. Gió thổi lên dữ dội. Đoàn tầu chiến bại của Tây Ban Nha chạy thoát được, nhưng lại bị gió thổi đánh giạt vào bờ hay bị cuốn vào lòng biển. Những chiếc tầu còn lại vô vọng chạy tán loạn. Nước Tây Ban Nha kiêu hùng giờ trong thời gian cả 100 năm thì giờ bị thảm bại nhục nhã, mất đi 1/3 chiến tầu và hàng ngàn quân sĩ.

Sau trận hải chiến thất bại này, sức mạnh của Tây Ban Nha bắt đầu lung lay. Cả gần một thế kỷ Tây Ban Nha đã từng là một quốc gia hùng mạnh nhất Âu Châu, như giờ đây Anh quốc đã cho thế giới thấy rằng Tây Ban Nha đã bị đánh bại. Và từ đây nhân dân các quốc gia khác có thể đến định cư lập nghiệp tai Tân Thế Giới mà không còn sợ bị Tây Ban Nha ngăn chặn.”(9)

Tàu Armada của Tây Ban Nha bị đánh bại. Ảnh fineartamerica.com

Kể từ đó, Hải quân Anh làm chủ mặt biển, Tây Ban Nha không còn là một cường quốc Âu Châu để cho giáo triều Vatican hy vọng cấu kết với Giáo Hội La Mã đem quân đi đánh chiếm đất đai ở các vùng đất ngoài Âu Châu.

Nước Pháp trở thành "Trưởng Nữ" của Giáo Hội La Mã:

Tổng lược một số biến cố quan trọng dồn dập xẩy ra ở Âu Châu từ đầu thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17 như sau.

Như đã kể ở trên, từ đầu thế kỷ 16, chính tình và xã hội Âu Châu xẩy ra nhiều biến cố làm suy yếu hai đế quốc Tân Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nước Anh trở thành thù địch với giáo triều Vatican, gây tác động mạnh đến cái nhìn người dân Âu Châu đối với Giáo Hội La Mã. Thực trạng này khiến cho Tòa Thánh Vatican chỉ có thể tìm cách cấu kết với chính quyền của quốc gia này đem quân đi chính phục các vùng đất ở ngoài lục địa Âu Châu để mở mang nước Chúa. Đó là các biến cố:

1-  Phong Trào Tin Lành dưới quyền lãnh đạo của Linh-mục Martin Luther (1483-1546) bùng lên ở Đức vào năm 1517, rồi càng ngày càng lan rộng ra gần khắp Châu Âu. Biến cố này làm cho Giáo Hội La Mã và toàn thể con chiên Ki-tô ở Âu Châu vỡ ra làm hai khối:

a-  Khối Ki-tô La Mã chỉ còn có chính quyền mấy nước như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi còn trung thành với giáo triều Vatican.

b-  Khối Tin Lành chống lại giáo triều Vatican (xin hiểu là Giáo Hội La Mã hay hệ phái Ki-tô La Mã). Khối này gồm hầu hết các quốc gia ở các vùng Trung Âu, Đông Âu và Bắc Âu.

2-  Giậu đổ bìm leo: Thấy rằng giáo triều Vatican đang phải bận tâm đối phó với phong trào Tin Lành trên đây khởi phát từ nước Đức và lan tràn gần khắp Âu Châu, năm 1534, Anh Hoảng Henry VIII (1509-1547) liền lợi dụng cơ hội bằng vàng này để thoát khỏi nanh vuốt của giáo triều Vatican bằng hành động ban hành Sắc Lệnh “Quyền Tối Thượng (Act of Supremacy 1534)”, thành lập Anh Giáo và chính nhà vua trở thành giáo chủ của hệ phái tôn giáo này.

Kể từ đó,  Anh quốc không còn bị lệ thuộc vào giáo triều Vatican nữa. Sau đó, toàn bộ bất động sản của Giáo Hội La Mã trên lãnh thổ nước Anh bị quốc hữu hóa.(10)

3-  Dòng Tên được ra đời với mục đích để cứu nguy Giáo Hội La Mã bằng đủ mọi cách chống lại các phong trào Tin Lành đang nở rộ khắp mọi nơi ở Âu Châu. Học giả Charlie Nguyễn viết về vấn đề này như sau:

“Dòng Tên của gã đại gian manh Loyola được thành lập ngày 15/8/1534, dưới danh hiệu là "Hiệp Hội Jesus" (The Society of Jesus), được long trọng làm lễ ra mắt tại nhà thờ trên đồi Montmartre (Pháp). Từ đó, dòng Tên trở thành xương sống của Giáo Hội CGLM. Đường lối của dòng Tên được xây dựng trên nguyên tắc Trầm Tư Siêu Việt (Transcendental meditation) phối hợp với đủ thứ môn học cao cấp nhất của Âu Châu lúc đương thời….
……

Năm 1537, dòng Tên được Vatican giao trọng trách đánh phá các giáo phái Tin Lành.

Năm 1541, chức vụ bề trên cao nhất của dòng được đổi thành "Bề Trên Cả" thay vì chức "thống tướng."

Năm 1550, bản Hiến Chương của dòng Tên được ban hành xác nhận nhiệm vụ "đi khắp thế gian rao tin mừng của Chúa và dùng mọi phương tiện có thể đạt mục tiêu dưới sự phù hộ của Thiên Chúa nhằm cứu rỗi các linh hồn (phải lìa khỏi xác)".

Kết quả là "các tu sĩ dòng Tên đã bắt cóc và làm đổ vở nhiều quốc gia. Họ đã gây chiến và mưu sát nhiều vua chúa và tổng thống, trong đó có Abraham Lincoln (The Jesuits have captured and broken nations. They have started wars and murdered kings and presidents, including Abraham Lincoln - Theo cuốn Fifty Years in Church of Rome, Chick publications).

Dòng Tên là một công cụ tinh vi nhất của Vatican để thực hiện chủ nghĩa đế quốc tinh thần (Spiritual Imperialism). Trung Nam Mỹ Châu là sân khấu lịch sử thể hiện rõ nét nhất cái gọi là "Sự kinh hoàng thánh thiện" (Holy Terror) của dòng Tên. Nhất là dòng Tên của Tây Ban Nha, một dân tộc ham mê môn đấu bò không phải vì ham mê thể thao mà chỉ vì màu đỏ huyết dụ của máu mới đủ sức gây khoái cảm cho bản chất bạo dâm tinh thần của họ.”(11)

4-  Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Anh quốc đã trở thành chủ nhân ông của nhiều thuộc địa ở ngoài lục địa Âu Châu:

a-  Bồ Đào Nha đã trở thành chủ nhân ông xứ Indonesia, làm chủ hải lộ Hồ Tiêu (từ Âu Châu đi đi về về Indonesia, nước Ba Tây và nhiều nơi khác. Nhờ vậy mà quốc gia này trở nên giầu có.

b-  Tây Ban Nha cũng đã cưỡng chiếm các quốc gia Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân, và trở nên hùng mạnh.

c.- Anh quốc cũng đã chiếm được xứ Ấn Độ hết sức rộng lớn làm thuộc địa, và từ năm 1620 cũng đã thành công trong việc thiết lập được một số thuộc địa ở Bắc Mỹ và trở thành bá chủ mặt biển.  

5-  Trong khi đó, nước Pháp trở thành quốc gia hùng mạnh nhất ở lục địa Âu Châu. Thế nhưng, vì được phỉnh nịnh là “Trưởng Nữ của Giáo Hội La Mã” mà quốc gia này đã phải bận tâm lao vào cuộc chiến lâu dài chống nhau với các quốc gia theo Ki-tô Tin Lành (như đã nói ở trên). Vì thế mà tới giữa thế kỷ 17, Pháp vẫn chưa có một thuộc địa nào ở ngoài lục địa Âu Châu, ngoài một mảnh nhất nhỏ ở nơi khỉi ho cò gáy ở vùng Quebec, Canada. Đúng là “được tiếng khen, ho hen chẳng còn”.

IV.- Kết Luận

Với tình hình Âu Châu lúc đó là như vậy, Alexandre de Rhodes vừa là người Pháp, vừa là một linh mục xuất thân từ Dòng Tên như mô tả ở trên, với lòng tuyệt đối trung thành với giáo triều Vatican, ông chắc chắn cương quyết liều chết chống lại các thế lực thù địch của Giáo Hội La Mã. Để được vậy, ông hết lòng phục vụ cho quyền lợi của Ki-tô La Mã và mong muốn dùng sức mạnh quân sự của Pháp để đi đánh chiếm các vùng đất ở ngoài Âu Châu làm thuộc địa, và biến dân bản địa thành nô lệ vĩnh viễn. Hành động như vậy vừa có thể mở mang nước Chúa cho Giáo Hội La Mã, vừa giúp cho nước Pháp  trở nên hùng mạnh không khác gì nước Anh, nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.  

Đó là động lực chính yếu và là lý do mà Linh-mục Dòng Tên Alexandre De Rhodes quyết tâm tích cực thi hành điệp vụ thâu thập các thông tin tình báo chiến lược ở Việt Nam. Những bản báo cáo của ông được đúc kết thành bản tường trình gửi về giáo triều Vatican đề làm tài liệu soạn thảo kế hoạch đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Trong quyển Hành Trình và Truyền Giáo (xin đọc Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” Nhân Đọc Cuốn “Hành Trình Và Truyền Giáo” Của Alexandre de Rhodes, tác giả Trần Chung Ngọc,) ông kể lại chuyến về thăm Giáo Hoàng ở Rome, rồi thân hành sang tận kinh thành Paris để thuyết phục triều đình Vua Louis XVI (1643-1715) cấu kết với Giáo Hội La Mã để xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

Cuộc vận động này thất bại. Chi tiết về hoàn cảnh nước Pháp lúc bấy giờ không thể thực hiện một cuộc viễn chinh như ước nguyện của Alexandre De Rhodes đã được chúng tôi trình bày trong Tiểu Mục “Lần Thứ Nhất” trong bài viết “Vatican 5 Lần Vận Động Ngoại Cường Đánh Chiếm Việt Nam Làm Thuộc Địa” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ92.php).

Đến đây tôi nghĩ các bạn đọc đã rõ hết các động lực và lý do Alexandre De Rhodes sang Việt Nam để do thám dưới lớp vỏ bọc truyền giáo. Tuy thất bại trong việc vận động quân sự của Pháp, nhưng Alexandre De Rhodes đã thành công để lại một thứ vũ khí xài mãi không hề mòn. Đó là cuốn Phép Giảng Tám Ngày (xem Phép Giảng Tám Ngày - Hạt Giống Chia Rẽ Lương Giáo của Trang nhà SH, http://sachhiem.net/TONGIAO/ADRhodes/8Ngay.php) để tiếp tục công việc phá hủy nền văn hóa bản địa, và biến cải một số dân thành những bầy nô lệ vĩnh viễn cho Vatican hay Giáo Hội La Mã, theo tinh thần sắc chỉ Romanus Pontifex của Giáo Hoàng Nicolas V. Như vậy, ông Rhodes đã làm tròn sứ mạng và lời nguyền của một tu sĩ Dòng Tên, mà ngày nay Việt Nam phải gánh chịu hậu quả không biết đến bao giờ mới hết.

 

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang

California, ngày 22/4/2020

________________

CHÚ THÍCH

(1) Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhiì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr 165.

(2) Charlie Nguyễn, Công Giáo Huyền Thọại Và Tội Ác (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2014), tr. 297-298.

(3) Nguồn: Lời Thề Dòng Tên, Nguồn: (https://www.sachhiem.net/EMAILS/emailT/TanPhan2.php).

(4) Charlie Nguyễn, Sđd.,  tr. 299.

(5) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), trang 14-15.

(6) Trần Tam Tỉnh, Sđd., 14.

(7) Howard B. Wider, Robert P. Ludlum & Harriett McCune Brown, This Is America’s Story (Geneva, Illinois: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), p.63. Nguyên Văn: “Who can show me the will of Father Adam leaving all the world to Spain and Portugal.”

(8) Spanish Armada Was Defeated. “Ngày 21/7 (1588), hải quân Anh bắt đầu bắn phá đoàn chiến tầu Tây Ban Nha nối đuôi nhau dài bảy dặm với những khoảng cách an toàn, tận dụng tối đa các loại súng hạng nặng tầm xa của họ. Armada Tây Ban Nha tiếp tục tiến lên trong vài ngày tới, nhưng hàng ngũ của đoàn chiến tầu này đã bị suy yếu bởi các cuộc tấn công của các chiến tầu của Hải Quân Anh. Ngày 27/7, Armada của Tây Ban Nha thả neo ở vị trí lộ ra ngoài khơi Calais, Quân đội Pháp và Tây Ban Nha chuẩn bị lên tầu từ Flanders đi tiếp viện. Nhưng vì không kiểm soát được vùng biển này, các đoàn tầu của họ không thế tiến vào Anh quốc được.

Ngay sau nửa đêm ngày 29/7/1588, Hải quân Anh đã bắn cháy tám chiếc tàu của đối phương đang di chuyển vào bến cảng đông đúc ở Calais. Các tàu Tây Ban Nha hoảng loạn đã buộc phải chạy trốn ra biển để tránh nạn. Hạm đội Tây Ban Nha nhốn nháo rời khỏi đội hình, và bị Hải Quân Anh tấn công ở ngoài khơi Gravelines vào lúc rạng đông. Trong ngày này, trận chiến quyết định này, quân Anh đại thắng.  Hạm Đội Armada của Tây Ban Nha bị tổn hất rất nặng, buộc phải rút lui về phía bắc đến Scotland. Hải quân Anh đuổi theo đến tận Scotland và sau đó quay trở lại vì muốn được tiếp tế. Nguồn: Spanish Armada Was Defeated.

Nguyên văn: “On July 21, the English navy began bombarding the seven-mile-long line of Spanish ships from a safe distance, taking full advantage of their long-range heavy guns. The Spanish Armada continued to advance during the next few days, but its ranks were thinned by the English assault. On July 27, the Armada anchored in exposed position off Calais, France, and the Spanish army prepared to embark from Flanders. Without control of the Channel, however, their passage to England would be impossible.

Just after midnight on July 29, the English sent eight burning ships into the crowded harbor at Calais. The panicked Spanish ships were forced to cut their anchors and sail out to sea to avoid catching fire. The disorganized fleet, completely out of formation, was attacked by the English off Gravelines at dawn. In a decisive battle, the superior English guns won the day, and the devastated Armada was forced to retreat north to Scotland. The English navy p Nguồn: (https://www.history.com/this-day-in-history/spanish-armada-defeated).

(9) Nguyễn Mạnh Quang, Lịch Sử Hoa Kỳ - Quyển Thượng (Tacoma, WA:  Tacoma Public Schools, 1980), tr 79. [Bản dịch sang tiếng Việt từ cuốn “This Is America’s Story (This Is America’s Story (Geneva, Illinois: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), của 3 tác giả [Howard B. Wider, Robert P. Ludlum & Harriett McCune Brown].

(10) Xin đọc Chương 15  “Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo  Nước Anh” (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_15.php), sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam.

(11) Charlie Nguyễn, Sđd., tr. 302, 304-305, và (http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGHT/dongten.php).