Chuyện Máu Thánh Januarius Hóa Lỏng -

"Phép Lạ" hay "Ảo Thuật"?

Lý Thái Xuân

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiKH28.php

13-May-2020

Câu chuyện ra sao?

Tại Nhà thờ lớn ở Naples, nước Italy có chứa một vật gọi là thánh tích, cho là dung dịch máu đựng trong 2 ống thủy tinh rất nhỏ đặt chung trong một cái mặt nhật. Dung dịch này được cho là máu của "thánh tử đạo Gennaro" ở thành Benevento, gần Naples. Dung dịch sẽ "hóa lỏng" sau khi một giám mục làm lễ vào những ngày lễ đặc biệt của Công giáo La Mã, 3 lần trong một năm.

Ảnh ione.net

"Thánh Gennaro hay Januarius" là ai?:

Ông là một vị thánh của Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống Đông phương.

Januarius (tiếng Latin viết Ianuarius, tiếng Ý gọi là Gennaro), còn được gọi là Januarius I của Benevento, là Giám mục của làng Benevento, gần thành Naples bên Ý vào thế kỷ thứ 4. Mặc dù không còn tồn tại bất cứ nguồn tin đương thời nào về cuộc sống của ông ta, nhưng các nguồn tin và truyền thuyết sau đó cho rằng ông ta bị giết trong cuộc Đại Khủng Bố (1). Theo báo giaophandanang.org, "Thánh Gennaro" giám mục bị chém đầu ngày 19 tháng 9 năm 305 tại Pozzuoli, cạnh Napoli, trong cuộc bách hại đạo Giê-su dưới thời hoàng đế Diocleziano. Cuộc đại khủng bố kết thúc khi Vua Diocletian của La Mã từ chức vào năm 305.

Tên ông, Januarius, hay Gennaro, được lấy làm "thánh bổn mạng" của một thánh đường của thành phố Naples. Các tín đồ tập trung ba lần một năm tại thánh đường này để chứng kiến sự hóa lỏng của một chất đỏ như máu đựng trong ống thủy tinh kín, được cho là máu của thánh Januarius.

Luận Điểm Khoa Học:

Chuyện "máu thánh Januarius hóa lỏng" vào những ngày lễ đặc biệt của Công giáo La Mã được các nhà khoa học Ý "bóc mẽ" (xem bài Pha Chất Hóa Học Làm Máu Thánh trên mục Cảnh Giác Khoa Học - SCIENCE WATCH; Chemists Duplicate Miracle of Saint's Blood, đăng ngày 15 tháng 10, năm 1991).

Giáo hội không hề xác nhận hoặc phủ nhận hiện tượng này là "Phép Lạ" hay là "Ảo Thuật". Xác nhận thì bị khoa học "cười", mà phủ nhận thì ... mất hết miếng mồi to lớn về tiền bạc.

Khối vật chất ấy có thật sự là máu không?

Các nhà khoa học đã dùng máy đo quang phổ chiếu vào lọ vào các năm 1902 và 1989. Cả hai lần đều xác nhận dấu vết của hemoglobin bên trong và có đầy đủ tính chất của máu người. Nhưng nếu là máu thì còn những hiện tượng khác gây khó hiểu cho các nhà khoa học.

Thứ nhất, máu cần có một bề mặt nhám, xù xì để kết tụ đông lại, nhưng ở đây máu hóa lỏng rồi đông lại trong một chiếc lọ hoàn toàn trơn nhẵn.

Thứ hai, cục máu đông khi đã vỡ thì không thể tái tạo lại được nếu không bổ sung thêm yếu tố thứ nhất và các chất giúp đông máu.

Thứ ba, “phép mầu” máu hóa lỏng chỉ xảy ra vào ba tháng nhất định trong năm và… trước công chúng.(5)

Thật ra, không "làm phép" thì dung dịch trong các ống thủy tinh này khi được lắc vài lần sẽ chảy ra lỏng hơn. Người ta lợi dụng đặc tính này và cho biểu diễn vài lần trong một năm trước mặt các con chiên để tuyên truyền là "phép lạ" của Thánh Januario. Việc hóa lỏng được báo cáo xảy ra ít nhất ba lần một năm: ngày 19 tháng 9, ngày lễ của vị thánh, thứ bảy trước ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm, và ngày 16 tháng 12, kỷ niệm ngày phun trào của núi Vesuvius năm 1631. (2)

Cũng đôi khi, bị "xui", máu không tan ra, và được bàn là "điềm xấu" như chiến tranh, đói, bệnh dịch, hoặc một cuộc tàn phá nào đó..! Lần cuối cùng máu hóa lỏng với sự hiện diện của một giáo hoàng (trước năm 2016) là vào năm 1848 khi Bl. Giáo Hoàng Piô IX đến thăm. Hiện tượng không xảy ra khi Thánh Giáo Hoàng John Paul II đến thăm thành Naples vào tháng 10 năm 1979, hoặc khi Giáo Hoàng Benedict XVI đến thăm vào tháng 10 năm 2007, cũng như ngày 16 tháng 12, 2016 (4, và 4.a).

Trái lại, khi Giáo Hoàng Francis I đến thăm, 21 tháng 3, năm 2015, thì hiện tượng máu tan lỏng đã xảy ra, dù không đúng vào những ngày đã định trước trong năm. Xem video dưới đây, ở phút 1:46 Giáo Hoàng nghiêng bình xuống 90 độ để hôn lọ "máu", (mục đích là để kích thích cho máu tan.) Và kết quả như ý ở phút 1:48. (4.c)

Trong một báo cáo được tạp chí Nature của Anh xuất bản, một nhóm do Tiến sĩ Luigi Garlaschelli, một nhà hóa học tại Đại học Pavia, nói rằng sự hóa lỏng máu có thể được giải thích dưới hiện tượng gọi là thixatropy. Hiện tượng này có báo dịch là tính xúc biến, còn gọi là sol-gel thuận nghịch, sol là solid=đặc, gel là dạng keo. Báo giấy của tờ New York Times đăng ngày Oct. 15, 1991 trên mục Science Watch (3). Một số vật chất, bao gồm một thứ, như mayonnaise, thường là chất dẻo như chất keo, nhưng có thể được hóa lỏng ngay lập tức bằng cách lắc hoặc khuấy. Chẳng hạn, trong nghi thức kiểm tra ống máu phép lạ của Thánh Januarius, vài tháng một lần ở Napoli, có động tác lộn ngược bình đựng thánh tích máu đó. Hành động đơn giản này đủ để hóa lỏng một phần của chất thixotropic nói trên. Nếu để yên, chất đó sớm trở lại dạng keo.

Nhóm nghiên cứu người Ý đã chuẩn bị một loại máu giả bằng cách sử dụng dung dịch muối sắt và canxi cac-bo-nat. Một thí nghiệm thành công khác liên quan đến việc chiết xuất vật liệu từ ruột động vật và xử lý tiếp theo bằng oxit sắt và natri clorua. Trong các thí nghiệm này và các thí nghiệm khác, các nhà khoa học cho biết, họ đã tạo ra một vật liệu màu nâu bị đông khi để yên nhưng dễ bị hóa lỏng mỗi khi nó được lắc nhẹ.

Vậy thì máu hóa lỏng nổi tiếng của Saint Januarius là giả?

Các nhà khoa học cho biết:

- "Đặc tính hóa học của thánh tích ở thành phố Naples chỉ có thể được chứng minh bằng cách mở ống máu đó ra, nhưng việc phân tích này hoàn chỉnh bị Giáo hội Công giáo nghiêm cấm". Nhưng,

- "Bản sao hiện tượng của chúng tôi dường như đã giải thích, sự hy sinh (mở hộp đó ra) như thế là không cần thiết nữa."

Bài học gì cho ta?

Thắc mắc của người viết là từ thế kỷ thứ 4 đến nay, các đạo Chúa có biết bao "thánh tử đạo" qua các cuộc "thánh chiến" hoặc bị giết hại do việc xâm nhập vào xứ khác để tuyên truyền phải thờ Chúa, tại sao chỉ có mấy giọt máu đó của 1 vị tử đạo được thu giữ, và biết "làm" được phép lạ?

Người dân mới bị cải đạo thường "cuồng tín", như Việt Nam. Coi chừng các linh mục Việt Nam lần theo công thức của Tiến sĩ Luigi Garlaschelli, làm một vài ống máu, dán nhản "của 117 thánh tử đạo" để hốt tiền các dân mê tín và chia chác cho Vatican.

Lạy các ông các bà Việt Nam, bất kể là lương hay giáo, nên nghe lời khuyên tha thiết này: tránh xa mấy cái chuyện phép lạ của đạo Chúa, cho nó lành, khỏi mất tiền vô ích, và nước nhà khỏi bị nghèo đói vì mê tín.

Lý Thái Xuân

___________

THAM KHẢO:

1- Januarius là ai?- en.wikipedia.org

2- Blood of St. Januarius liquefies on feast day, báo catholicnewsagency.com/ Sep 19, 2019

3- SCIENCE WATCH: Chemists Duplicate Miracle of Saint's Blood (The New York Times Archives) Oct. 15, 1991

4- No “Miracle of St. Januarius” This Year, January 31, 2017

4.a- Blood of St. Januarius liquefies on feast day

4.b- The blood of St. Januarius was liquified while the Pope visited Naples, Mar 21, 2015

4.c- Blood of St. Januarius liquefies in Naples under lockdown, May 03, 2020

5- Câu chuyện phép lạ về máu thánh Januarius, 26/6/2012

___________

Bài liên quan:

- Máu Thánh Januarius Lần Này (tháng 12, 2020) Không Chịu Hóa Lỏng, http://sachhiem.net/LTX/LyThaiKH28a.php

Trang Khoa Học