Hào Quang Mặt Trời Rực Rỡ Trên Dãy Hy Mã Lạp Sơn

Lý Thái Xuân

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiKH20.php

18-Apr-2015

Ảnh của Jeff Dai

Những quầng sáng đầy màu sắc xung quanh Mặt Trời là cái gì thế?

Đề tài về các quầng mặt trời được chúng tôi chú ý một phần vì vẻ đẹp của nó. Nhưng lý do quan trọng hơn là vì các cảnh đẹp trên bầu trời đều bị các con chiên lợi dụng triệt để, gom về làm của cho Chúa. Các vầng hào quang hiếm khi được thấy, nên khi nó "hiện ra" đúng lúc một sự kiện tôn giáo, thì lập tức được các con chiên "kết vào", hãnh diện, huênh hoang cho rằng sự kiện tôn giáo đó quả là linh thiêng.

Nếu câu hỏi này đặt ra mấy chục năm trước vào lúc có một "thánh lễ" nào đó, sẽ có vô số người trầm trồ và đồn đãi rằng: "Chúa đã hiện ra nhậm lời chúng tôi cầu nguyện!". Hoặc ngay cả ngày nay, nếu nhằm lúc giáo dân mang ảnh tượng Đức Mẹ cắm dùi đòi đất, thì dân chúng đã ùn ùn kéo đến "ngưỡng mộ" xem, giống như họ đã chen lấn xem những tượng Đức Mẹ biết khóc (đặc biệt Mẹ không hề biết cười bao giờ) vì giáo dân và những báo mạng Công Giáo cho là dấu chỉ của Đức Mẹ hiện ra "bênh vực" giáo dân!

Sau nhiều bài dịch đã đăng trước, giải thích hiện tượng thiên nhiên này, dường như các con chiên đã hiểu hơn một chút về khoa học, hoặc ít nhất là không dám "vơ vào" nói khoác nữa.

Quầng ánh sáng do các quan sát viên trên trái đất nhìn thấy chỉ khi nào ở đúng nơi vào đúng thời điểm. Những vòng hào quang như thế này đôi khi xuất hiện khi mặt trời hoặc mặt trăng được nhìn thấy qua những đám mây mỏng. Các hiệu ứng được tạo ra bởi hiện tượng chiếc quang, sự nhiễu xạ cơ học lượng tử của ánh sáng, xung quanh mỗi giọt nước giống nhau về kích thước trong đám mây nói trên, chủ yếu là mây trong suốt. Vì những màu sắc khác nhau của ánh sáng có chiều dài sóng khác nhau, cho nên mỗi màu sẽ chiếc quang góc độ khác nhau, phát sinh ra nhiều vòng sáng có màu khác nhau (quang phổ) như đã thấy trong ảnh.

Quầng mặt trời là một trong số ít các hiệu ứng lượng tử có màu sắc có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Loại hào quang này là hiệu ứng thị giác do nước trong khí quyển của trái đất và hoàn toàn khác với các quầng mặt trời tồn tại liên tục xung quanh Mặt Trời - và nổi bật trong một nhật thực toàn phần. Cảnh phía trước là đỉnh núi nổi tiếng Ama Dablam (chuỗi hạt của mẹ) trong dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya.)

Lý Thái Xuân

dựa theo http://apod.nasa.gov/apod/ap160111.html

Trang Khoa Học