Chứng Nhân:

Mậu Thân-Hố Chôn Tập Thể

Hậu Mậu Thân Huế 68

nguồn: http://www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=556

Tâm Đạt Trần Thông

Gửi bài này cho bạn bè 7 tháng 2, 2008

 

Chẳng còn bao lâu nữa sẽ Kỷ niệm 40 năm, cuộc Tổng tiến công Mậu thân 68 trên khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam. Mậu Thân 68, đánh cho Mỹ cút - Ngụy nhào, thất bại tại Việt Nam, Tổng thống Mỹ Johnson buộc lòng phải rút lui không dám ra tranh cử nhiệm kỳ II, Thống tướng William Westmoreland, bị cách chức tư lệnh chiến trường Việt Nam, và sau đó Tổng thống Nixon phải từ chức lúc đang trong nhiệm kỳ II…là khởi điểm Đại thắng Mùa Xuân 75, thống nhất Việt Nam.

Nói đến Mậu Thân 68, phải nói đến Mậu Thân Bến Tre. Mỹ - VNCH đã biện minh cho việc đánh bom bừa bãi dữ dội để tái chiếm Bến Tre. Vì thế, Bến Tre đã bị đánh nát bởi hỏa lực của Mỹ, “Đã tới lúc phải tiêu hủy thành phố để cứu nó” như một Thiếu Tá Mỹ ẩn danh đả giải thích như vậy; và lời tuyên bố của ông ta trở thành một trong những câu được trích dẫn nhiều nhất về cuộc chiến và một khẩu hiệu thích hợp nhất của các cuộc phản công của Mỹ trong dịp Tổng tấn công Tết [Mậu Thân]. Ben Tre was pulverized by US. firepower. "It became necessary to destroy the town to save it," an unidentified US. Major explained, thus coining one of the most notorious phrases of the war and a fitting motto for the US counterattack against the Tet Offensive (Bản chất các phản ứng về bài giảng của H.T. Nhất Hạnh [25-9-01, tại New York ], của 10 Tác Giả, nxb Giao Điểm 2001) Tội Ác Mỹ - Ngụy: Mậu Thân Bến Tre 68.

 

Và sự tàn sát Mậu Thân và Hậu Mậu Thân ỏ Huế,…Một sự đau thương cùng cực đã xẩy ra là số đông thường dân bị giết chết bởi đạn pháo kích bừa bãi của Mỹ và Nam VN trong cuộc phản kích chiếm lại thành phố Huế. David Douglas Duncan, một nhà nhiếp ảnh chiến trường nói về cuộc tái chiếm rằng đó là “một sự nỗ lực dốc hết sức để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào. Tâm trí tôi bấn loạn trước cuộc tàn sát. Một nhà nhiếp ảnh khác, viết rằng hầu hết các nạn nhân “đã bị giết bởi bom đạn được bắn một cách kinh hoàng chưa từng thấy của Mỹ”. Robert Shaplen viết về lúc đó “Không có gì trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam khi nói về sự tàn phá, mà tôi thấy kinh hoàng bằng những điều tôi thấy được ở Huế năm ấy. Trong số 17.134 nhà thì 9.776 ngôi nhà đã hoàn toàn bị phá hủy và 3.169 ngôi nhà bị thiệt hại khá trầm trọng…. Và dường như rất có thể những bom đạn Mỹ “cứu” dân Việt Nam đã giết nhiều thường dân hơn là Quân giải phóng và quân Bắc Việt đã làm….và do quân đội Sài gòn khi tái chiếm thành phố, giết để trả thù trên quy mô lớn đã xẩy ra ở Huế do lực lượng Saigon sau khi tái chiếm thành phố. Thế mà, Mỹ - VNCH đã méo mó, mô tả một cách sai lệch, thổi phồng, tô vẽ với những điều bịa đặt, là do Quân giải phóng MTGPMN đã thảm sát Mậu Thân Huế, nhằm mục đích tuyên truyền, chỉ là những giọng điệu của một chiến dịch tuyên truyền mở rộng nhằm làm giảm đi ảnh hưởng vụ thảm sát Mỹ Lai mà thôi. (Muốn biết rõ hơn xin đọc: Chuyện Hoang Đường Vụ Thảm Sát Ở Huế 68 “The Myth Of The Hue Massacre 68“ của Noam Chomsky Tội Ác Mỹ-Ngụy: Mậu Thân và Hậu Mậu Thân Huế 68 hồi ký của Nguyễn Thị Thanh Sung đăng trên trangWeb dongduongthoibao.net).

Tâm Đạt, kính tặng anh Hoàng Văn Giàu (Đoàn trưởng Đoàn Sinh viên Phật tử Huế năm 1963 và King Maker 64-67) ký sự: Mậu Thân - Hố Chôn Tập Thể - Hậu Mậu Thân Huế 68. Sự thật, Mỹ-VNCH đã xử dụng bừa bãi bom đạn Mỹ “cứu” dân Huế đã giết nhiều dân Huế hơn, trong những ngày Mậu thân và Hậu Mậu thân 68 mà Tâm Đạt đã sống qua. Hy vọng, anh sẽ cảm nhận được bao nhiêu khổ đau của trên 95% đồng bào Phật tử Huế, họ đã phải sống dưới bom đạn phi pháo Mỹ-VNCH, sống trong vùng Mỹ-VNCH tự do oanh kích với chiêu bài truy kích Việt Cộng. Nhân danh truy kích Việt Cộng họ đã cày nát Thành phố, phá vỡ Kinh thành Huế, làm cho nhà cửa, chùa chiền, lâu đài, chợ búa bị rơi vào cảnh điêu tàn. Họ đã cho dân chúng sống trở lại thời đồ đá, trộn lẫn với hàng ngàn xác dân chạy loạn trên khắp nẽo đường thành phố Huế và các quận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Sau khi Mỹ - VNCH tái chiếm Thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, Phật tử Huế phải sống trong nỗi lo sợ bị chính quyền Cần Lao hồi sinh (chính quyền Hậu Mậu Huế 68, cho đến 30/4/75 ở Huế, là Cần lao Công giáo và đảng Đại Việt Hà Thúc Ký) chém giết, bắt đi tù, để trả thù cho gia đình Ngô Đình Diệm và bọn Việt gian tay sai ngoại bang.

Trong một bài viết mô tả đầy sinh động, một nhà báo người Ý Oriana Fallaci, trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đã kết luận rằng: “Tất cả có khoảng 1100 người bị giết (sau ngày quân Saigon “giải phóng” thành phố)”. Hầu hết sinh viên, giáo sư đại học, tu sĩ Phật giáo, trí thức và Phật tử (religions people) ở Huế đã không bao giờ che đậy cảm tình của họ đối với quân giải phóng (In a graphic description, Italian journalist Oriana Fallaci, citing a French priest from Hue, concluded that :” Altogether, there have been 1,000 killed (after “liberation” by Saigon forces). Mostly students, university teachers, priests. Intellectuals and religious people at Hue have never hidden their sympathy for the NLF.”). Trong khi đó, anh đang ở Đà Lạt, trốn chạy Thiệu - Kỳ truy bắt và sau đó “quản chế khổ sai tử hình hành quân lội sình” anh tại Sư đoàn 21BB cấp bậc binh nhì....

Bài Ký sự nầy gồm có ba tiểu mục: Mậu Thân Huế - Hố Chôn Tập Thể - Hậu Mâu Thân Huế, cống hiến bạn đọc dưới đây.

Mậu Thân 68, thành phố Huế dưới mưa bom đế quốc Mỹ

 

Mậu Thân Huế

Mậu Thân Huế 68, cách đây 40 năm, lúc đó Tâm Đạt còn là một cậu bé 18 tuổi (mang khai hộ tịch 16 tuổi), ốm gầy đen điu và hai người anh cũng ốm gầy như vậy. Nhờ thế mà Tâm Đạt không đủ thể lực để được tuyển bổ sung quân cho MTGPMN hay bị bắt theo khi Việt Cộng rút ra khỏi Huế.

Xin mạn phép bạn đọc, nói sơ qua về gia đình Tâm Đạt. [Nhân đây cũng xin gởi tặng anh Nguyễn Văn Hóa: Lúc phụ trách trang nhà Giaodiem.com, anh đã ngụy hóa Tâm Đạt rằng Tâm Đạt thuộc diện gia đình cách mạng, có ông anh là Việt Công, cấp bậc Đại tá Tình báo hải ngoại. Thật vinh hạnh thay, nhưng không phải vậy (xin xem ghi chú ở cuối bài). Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hóa thuộc diện “gia đình liệt sĩ cách mạng” có bố là liệt sĩ Nguyễn Văn Lộc, cán bộ Tiểu đoàn của Việt Minh ở Huế, có nhiều chiến công tiêu diệt lính tập lính đạo và Tây, sau vì bệnh nặng, được về nhà dưỡng bệnh và mất.]

Ngôi nhà Tâm Đạt, là ngôi nhà tranh rách nát nghèo khổ nhất trong khu xóm giao điểm của hai đường Nguyễn Du và Mạc Đỉnh Chi, cách chùa Diệu Đế và chùa Ông vào khoảng 100m. Thân sinh của Tâm Đạt cha mất sớm, được hai bà mẹ tảo tần bán cháo nuôi bốn đứa con ăn học tốt nghiệp Tú tài rồi học hai năm Đại học… Bà con thân thuộc của TĐ thuộc diện Ngụy quân - Ngụy quyền. Tâm Đạt có một chị gái và hai anh em trai, có thêm ông anh cả cùng cha, và hai chị gái cùng mẹ khác cha.

Nhà của Tâm Đạt mang số 33 Nguyễn Du (nay đổi số mới 59 (?). Vị trí ngôi nhà này luôn là điểm đóng chốt của công an, mật vụ và lính Bảo an chế độ Diệm và Thiệu theo dõi và chuẩn bị đàn áp các hoạt động tranh đấu của Phật tử ở chùa Diệu Đế. Đặc biệt là trong vụ tranh đấu chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm năm 1963. Nhờ cái vị trí của ngôi nhà của Tâm Đạt và gia đình ngụy quyền mà chú của Tâm Đạt là ông Trần Văn Di - trưởng đồn Cảnh sát Đông Ba biết trước tin và báo cho Thượng toạ Thích Đôn Hậu biết chùa Diệu Đế sẽ bị tấn công, khuyên Thượng toạ nên lánh mặt trước đi. Nhưng Thượng toạ không đồng ý vì Thượng toạ muốn ở lại để cùng với sinh viên và Phật tử đấu tranh đến cùng và quả nhiên Thượng toạ đã bị bắt vào xế trưa ngày 21-8-1963 ngay trước bàn thờ Phật chùa Diệu Đế. Khu vực có nhà của TĐ cũng là nơi trú đóng hơn hai tháng của một tiểu đội thuộc tiểu đoàn 2 Trâu Điên TQLC. Tiểu đoàn TQLC này, đã thô bạo dẹp bàn thờ Phật khắp các nẽo đường thành phố Huế mùa hè năm 1966. Để rồi sau này, ông tiểu đoàn trưởng Trâu Điên TQLC là Trung tá Lê Hằng Minh, tử thương trong tết Mậu Thân Huế (?). Ông không chết vì Việt Cộng mà chết vì một quả lựu đạn do một quân nhân VNCH uất hận ném vào xe Jeep ông ta, và sau đó anh ta đã bỏ trốn đi theo Việt Cộng vào bưng kháng chiến.

Chừng hơn một tháng trước Mậu Thân, chiến sự căn cứ Khe Sanh, đã làm rung động Thế giới, tưởng chừng như có Điện Biên Phủ 68. Việt Cộng bao vây căn cứ Khe Sanh hơn một tháng, hàng ngày Khe Sanh đón nhận hàng ngàn đạn pháo đủ loại bắn ra từ trong những khe núi, do những anh tiền sát viên pháo binh và quân tinh nhuệ Quân đội Nhân dân bám chặt quanh vòng đai Khe Sanh, hy vọng đạt thắng lợi như chiến sử Điện Biên 54, sẽ tóm bắt hàng ngàn tù binh Mỹ, đang sống thất thần, khủng hoảng dưới mưa pháo, cho dù B52 rãi thảm dày đặc và hàng ngàn phi vụ từ các chiến đấu phản lực F111, F4, F105, F100…phi pháo bừa bãi và hình như Mỹ hăm dọa sẽ thả bom Nguyên tử (?) nữa. (Xin đánh chữ khe sanh vào web goole.com, sẽ xem được hình ảnh quân Mỹ sống dưới mưa pháo Việt Cộng).

Hằng ngày từ 3 hay 4 giờ sáng, anh Trí của Tâm Đạt dậy học bài ở ngoài đường nhờ cây đèn điện ở ngã tư trước măt nhà, và gánh nước đầy lu từ máy nước công cọng cách nhà 25m, riêng TĐ dậy nấu nước trà cho mẹ vào 5 giờ sáng. Như thường lệ, sáng mồng một Tết 68, cho dù tiếng pháo bị lấn áp xen lẫn tiếng đại pháo, đạn pháo đủ loại và tiếng súng AK, M15, M16, Phóng lựu 72, B40, B41…vang động trong đêm Mồng một tết Mậu thân. Hôm ấy, anh Trí, đang gánh nước, nhìn về phía đường Chi Lăng ở hướng Đông thấy vài bóng người chạy lúp súp về hướng Tây nhà Tâm Đạt và tiến về hướng cầu Đông Ba (ở quán chè ông Thân ở góc ngã ba, Tô Hiến Thành và Nguyễn Du), anh Trí linh cảm đang có chuyện khác thường xảy ra, hơi nghi, anh bèn gánh vội nước vào nhà và tìm chỗ trốn. Chỉ vài ba phút sau, có hai anh du kích đạp cửa vào nhà và hỏi:

- Có tên lính Ngụy vừa chạy trốn vào nhà đây phải không ?

- Con tôi đi gánh nước về, không ai là người lạ cả. Mẹ tôi đáp.

Anh du kích:

- Thôi được! Mẹ đừng cho cháu ra đường, vào đóng cửa lại.

-Dạ. Mẹ tôi mừng rỡ vâng lời.

Mấy anh du kích chạy đi và còn ngoái đầu dặn lại:

- Nhớ đóng cửa nghe Mẹ ! Chúng con đi.

Cả nhà tôi thức dậy, chị gái Trần Thị Nhạn (cùng mẹ khác cha với tôi), anh rễ Bửu Châu và ba cháu cùng dậy. Có lẽ gia đình tôi (*) là những người đạp đất nhà đầu năm sớm nhất tại khu xóm. Đến 7 giờ sáng, dân chúng thành phố Huế, tụ tập thành từng nhóm ba, bốn hay năm người (đa số là đàn bà và trẻ con) bàng hoàng nháo nhác, có người sợ thập thò trong cửa nhà nhìn theo các nhóm nam nữ du kích và Bộ đội Bắc Việt di chuyển nhanh trên các đường phố và khu xóm. Dù bất ngờ nhưng mọi người đã cảm nhận được Việt Cộng đã chiếm được tỉnh Thừa Thiên - Huế. Có người nghe được các đài BBC, VOA, họ xác nhận sự cảm nhận đó là đúng sự thật “…Việt Cộng, Tổng Tấn Công khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam và một số tỉnh thành đã bị Việt Cộng chiếm giữ…trong số đó Huế hoàn toàn lọt vào tay Việt Cộng, chỉ còn đồn Mang Cá - Bộ tư lệnh Sư đoàn I đang còn bị bao vây và chống cự…”

Một lúc, nhiều bích chương viết bốn câu thơ chúc Tết Mậu Thân 68 của Chủ tịch Hồ Chí Minh dán khắp mọi nơi:

Xuân này, hơn hẳn mọi Xuân kia

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên toàn thắng ắt về ta

Vào khoảng lúc 8:30 sáng mồng hai tết, một số chị trong xóm và chị Nhạn, chạy ra đồn Cảnh sát Gia Hội ở 110 Chi Lăng (gần rạp Ciné Gia Hội nay Ciné Hoàn Mỹ) nghe tường thuật việc xử tử ông Nguyễn Văn Rớt - nguyên là một Phật tử mà đi làm mật vụ cho Ngô Đình Cẩn sát hại Phật tử, sát hại nhân dân. Dù ông đã hưu trí nhưng dân chúng vẫn rất căm thù ông. Sau đó dân chúng cũng cho biết, ông Nguyễn Văn Có trước ở cách nhà tôi vài ba căn đối xéo bên kia đường Nguyễn Du, làm thợ mộc, gia đình theo đạo Phật cùng khổ, sau bỏ Đạo Phật theo Thiên chúa giáo và dọn nhà vào xóm đạo Địa Linh cũng bị xử như ông Rớt.

Mấy hôm sau, dân Huế hết sức quan tâm đến cái tin trên hai ngàn tù nhân nhà lao Thừa Phủ đã được giải thoát. Một số tù nhân là Phật tử đã bị VNCH bắt sau cuộc tranh đấu mùa hè năm 1966 ở Huế được tự do. Nhiều người là sinh viên học sinh, là Việt Cộng nằm vùng. Phần lớn lực lượng trẻ nầy được phát súng bổ sung vào quân đội Bắc Việt hay được làm tự vệ ở địa phương. Một số tù nhân được giải thoát thuộc thành phần du thủ du thực, Giải phóng không biết nên phát nhầm súng cho chúng. Chúng nhân danh lực lượng cách mạng đi giết những người có nợ máu với nhân dân và cũng giết luôn cả một số người không đáng tội, làm giảm uy tín cách mạng trước dân chúng.

Theo Đại tá Lê Minh (qua sách Huế Xuân 68 mà sau nầy tôi mua được ở Huế) cho biết có trên 2.500 Ngụy quân - Ngụy quyền bị Việt Cộng giết trong Tết Mậu thân 68. Tâm Đạt biết đa số người bị giết là công an, mật vụ, đảng viên Cần lao Thiên chúa giáo, những người có nợ máu với dân Huế thời Diệm, nhưng họ không bị thanh trừng sa thải tù tội sau Cách mạng 1-11-63. Có độ chừng vài trăm người ở vùng Phú Cam, một vài khu vực ở Huế và có chừng 10 thường dân Phật tử chạy trốn trong nhà thờ Phú Cam, Dòng Chúa Cứu Thế. Những người chạy trốn vào nhà thờ Phú Cam có anh Lê Hữu Bôi (nguyên Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sàigon) và Thượng Nghị sĩ Trần Điền, đảng viên Đại Việt Hà Thúc Ký. Một số người bị bắt giam, khi Việt Cộng rút khỏi Huế, họ bị trói tay dẫn theo. Nhưng trên đường đi họ bị phi pháo của Mỹ-VNCH truy kích giết chết chùm với nhau. Có người thoát chết chạy về kể lại cho tôi nghe. Thật vô cùng thảm thương. Nhưng tôi không hiểu vì sao chưa có những bài nghiên cứu phản ảnh cái sự thực bi thảm nầy.

Từ 1963 đến 1966, trải qua các cuộc tranh đấu của Phật giáo ở Huế, xuất hiện nhiều thầy giáo, sinh viên, học sinh đấu tranh chống Mỹ Diệm Thiệu Kỳ rất kiên cường như Hoàng Văn Giàu, Vĩnh Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Minh Trường, Nguyễn Thiết.v.v.Bọn cựu đảng Cần Lao tay chân của gia đình họ Ngô chưa bị sa thải sau 1.11.1963, rất căm thù những trí thức, sinh viên nầy. Mùa hè năm 1966 cuộc tranh đấu bị đàn áp khốc liệt, một số thầy giáo và sinh viên Phật tử phải nhảy núi như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Báo chí của VNCH, và đặc biệt là báo chí của Thiên chúa giáo như báo Xây Dựng vu cho những người nầy là Việt Cộng nằm vùng họ tìm mọi cách để tiêu diệt. Trong gần một tháng Việt Cộng chiếm Huế trong Tết Mậu thân, một số anh chị em thanh niên sinh viên Phật tử Huế ( trong đó có Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan) đã nhảy núi có dịp trở về trong đoàn quân giải phóng Huế.

Những người Huế nầy đã vận động dân chúng tham gia Cách mạng, giúp đỡ dân chúng tránh bom đạn, giới thiệu với Giải phóng những người tuy là quân cán chính trong bộ máy VNCH nhưng yêu nước, chân chính, nhiều người khỏi chết oan. Những trí thức, sinh viên nhảy núi về là ân nhân của biết bao người dân Huế. Vậy mà, Ngụy VNCH - Việt gian Cần lao Thiên chúa giao, trước năm 1975 và hải ngoại, nhất là ở Mỹ từ cuối thập niên 70 cho đến hiện nay, hằng năm viết báo và sách (như Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhã Ca) ngụy tạo và bịa đặt những bài viết trên các báo Chống Cộng và báo Cần lao Thiên chúa giáo giáo phát động phong trào “căm thù Cộng sản”, đã vu khống các anh Nguyễn Đắc Xuân - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hoàng Phủ Ngọc Phan là những tên “đồ tể” về Huế thiết lập các tòa án nhân dân, giết hại dân Huế. Thực tế chỉ có các anh Xuân, anh Phan nhảy núi về lại Huế thôi, còn anh Tường thì chưa về.

Những người nhảy núi về như thế nào ? Hãy đọc một lời tự thuật của Nguyễn Đắc Xuân trong bài HẬU QUẢ CỦA “ CÁI CHẾT ” CỦA TÔI đăng trên Đông Dương Thời Báo ở Houston cách đây 10 năm (số 67, ngày 30-7-1998) và hiện đăng lại trên Web dongduongthoibao.net rằng: “…. Còn tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa...” . Ngay chính, Đại tá Lê Minh, chỉ huy mũi tiến công chiếm Huế, cũng không được quyền làm điều gì ngoài chỉ thị của Mặt trận và cấp trên.

Ngày mồng hai Tết, cho dù thần chiến tranh đang kè kè bên lưng dân Huế, vì sự sống cơm gạo cho gia đình, chị Nhạn bày hàng tạp hóa ra bán, cùng với một số quán tạp hóa trong các khu xóm. Sáng đó vào khoảng lúc 9 AM, có những toán du kích chừng vài người đi lại từ Chi Lăng hướng về Cầu đen (cầu Đông Ba). Có một anh du kích cao, đẹp mặt bộ đồ Vét, trang bị súng AK, dừng chân trước quán chị tôi và tâm sự:

-Chúng em luôn luôn tôn trong và bảo vệ tài sản của nhân dân, các chị, các bác, các mẹ…chúng em đều có nhìn thấy các chị, các anh, các bác, các mẹ…vài tuần trước đây….chúng em là những người bán rong hoa Mai, Đào, Hoa tết, bán nón, hay đi phụ thợ nề, làm vườn…xâm nhập khắp các khu phố, khu xóm nội thành trước Tết….

Chừng một giờ, có hai anh Bộ đội chính quy Bắc Việt trắng đẹp cao to, quân phục Kaki vàng quần đùi, trang bị đầy đủ vũ khí có cả B40, đến hỏi anh du kích:

- Đồng chí! Đồng chí! Cầu đen ở đâu?

Anh du kích:

- Đồng chí thẳng tiến đường này chừng 100m, sẽ thấy cầu đen (cầu Đông Ba)

Vài phút sau đó, anh du kích rời khỏi nhà tôi, từ đó chúng tôi không còn gặp mặt lại anh ta và những anh chị du kích “nón tai bèo” dễ thương dừng chân ở nhà tôi trong những ngày chiếm đóng Huế nữa.

Huế ơi! Tiếng đại pháo, đạn pháo, các loại bom, bom chùm, phi pháo và các loại súng đạn của Mỹ - Ngụy VNCH bừa bãi oanh kích và phi pháo tự do phản công tái chiếm Huế và tiếng súng AK, B40, B41 kháng cự của du kích Việt Cộng và Bộ đội Bắc Việt, nổ rền vang suốt gần một tháng ngày đêm Việt Cộng chiếm Huế, điều lạ nhất, bầu trời Huế, u-ám buồn thảm, thiếu ánh sáng mặt trời, làm màu lá nhiều loại rau có màu vàng lợt vì thiếu diệp lục tố, nhất là rau muống , rau khoai, cải cay, cải ngọt …

Vào khoảng mồng ba Tết, có một số anh chị chính trị viên đi vào nhà dân tuyên vận và xin được yểm trợ lương thực hay xin nhờ các mẹ, các anh, các bác, các chị….cho bữa ăn cơm dưa muối độ nhật, nếu chúng con, chúng em có dịp dừng chân dưỡng sức, ai ai cũng thương mến cung cấp những bữa ăn với thực phẩm đón tết….và cứ khoảng hai đêm tập họp dân tại vài địa điểm, để tuyên vận. và giúp vui văn nghệ, do từng loạt đoàn Văn Công, những anh chị trẻ đẹp ca hát nhảy múa sinh động với những bài ca, câu hò điệu hát kích động dân chúng hãy vùng lên đánh cho Mỹ cút – Ngụy nhào, riêng khu xóm tôi, tập hợp tại trường Trung học Nguyễn Du.

Trong suốt hơn 20 ngày chiếm đóng Huế, khu xóm tôi chỉ có một chị nữ du kích nằm vùng, đó là chị Hoa, vào khoảng 21 tuổi trẻ đẹp (sau ngày giải phóng 30/4/75, chị Hoa là trưởng đồn Công an Mai Khôi, trên đường Chi Lăng?) giúp việc cho 3 nhà, chị đã bắt giam ba người chủ nhà: cảnh sát viên Bửu Mãn, bà Quít chủ nhân bán trầm hương bị giết chết, cùng với một số tù binh VNCH bị trói, và thường dân đang trị thương, bởi đạn phi pháo Mỹ-Ngụy bắn phá Trường Trung học Gia Hội (Trường này gần chùa Tăng Quang Tự, tạm dùng làm Bệnh xá và tạm giam tù binh), được các anh chị du kích, và thanh niên thiện nguyện Bệnh xá đào hố chôn vội chừng 30 xác, và chị bắt Trung tá Khương, chỉ huy trưởng tiếp vận Vùng I, bị kẹt tại nhà bà Nguyễn Đắc Phương giao cho thượng cấp xử lý (Trung tá Khương, được chuyển ra Bắc sau đó).

Ngày ngày, dân Huế được tin số người chết gia tăng bởi phi pháo oanh kích, bom đạn, bom chùm Mỹ - Ngụy bừa bãi, giết hai thường dân vô tội nằm chết trên đường phố, đường khu xóm và xác người trộn lẫn trong đống gach vụn nhà cửa trúng bom đạn, mùi tử khí xông lên ghê rợn. Chúng tôi nhìn thấy trong những ngày đi mua thực phẩm từ những nơi bán gạo liên gia và đại lý thực phẩm đồ hộp Mỹ, cá hộp và một vài nơi “họp chợ chạy” bán rau tươi…để dùng và buôn bán

Những xác chết đó được chôn vội khắp đó đây, do các anh chị du kích điều đông những thanh niên Phật tử các khu xóm ra cầm súng bao che thân nhân bà con là quân cán chính VNCH, ra trình diện hay lẫn trốn không ra trình diện với Việt Cộng (những thanh niên Phật tử này, không theo Việt Cộng rút đi, thế là đại nạn cho họ Hậu Mậu Thân), sau này Ngụy VNCH cải tán đào lên những hố chôn này, diễn tuồng lên án Việt Cộng “Thảm sát Hố chôn tập thể”,

Anh Trí, hướng đạo sinh cấp Tráng Vượt Trường Sơn, rất tháo vát, giúp đỡ mọi nhà đào hầm trú ẩn, không có tham gia Thanh niên cầm súng khu xóm. Vào ngày mồng 8 Tết, vào lúc 8 AM, tôi và anh kế tôi, anh Tri qua nhà ông Trần Văn Gạc bên cạnh (35 Nguyễn Du) ăn sáng. Mạ tôi, chạy hớt ha hớt hải từ dưới nhà thờ họ Trần, trước trường Tiểu học Gia Hội, trên đường Mặc Đỉnh Chi, thuộc khu xóm Ao Hồ lên nhà ở đường Nguyễn Du, kéo tôi và anh Tri về trốn bom đạn tại nhà thờ họ, và nghe tin đồn quân Đại Hàn rất tàn ác sắp đến. Chúng tôi chạy theo Mạ, chừng 3 phút sau, gần nhà ông Phán Trần Sĩ Tiếu, cách nhà ông Gạc 30m, bỗng nghe tiếng nổ lớn hất văng chúng tôi nằm xuống, chúng tôi thoát chết và quay đầu lại nhìn, thì ra đạn pháo Mỹ - Ngụy rơi ngay nhà ông Gạc, giết đi 6 sinh mạng; ông Gạc, bà Gạc, Trần Quốc Đoàn (bạn học), em gái Trần Thị Thu, chị Tân vợ anh phụ thợ may anh rễ tôi Bửu Châu, và ông Võ Đình Khiêm (anh của thím tôi Trần Văn Di).

Riêng ông Gạc, bị lòi ruột, được anh Trí, dùng xe kéo hai bánh chở cát sạn, chở xuống tạm Bệnh xá tại trường Trung học Gia Hội chữa trị, nhưng sau đó tắt thở vì thiếu thuốc khử trùng may vết thương. Sáu xác chết được chôn vội cùng với một số mồ chôn trước đây, tại công viên cạnh chùa Diệu Đế, và sau này, được cải tán đào lên diễn tuồng tố Cộng.

Khoảng chừng 6 ngày, trước khi quân Mỹ - quân VNCH tái chiếm Huế, đã nỗ lực dốc hết sức đạn pháo bom đạn được bắn một cách kinh hoàng, bừa bãi chưa từng thấy của Mỹ để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào, được tướng Townsend Hoopes, Phó tham mưu trưởng không quân (Under-secretary of the Air Forces) vào lúc bấy giờ nói rằng trong nỗ lực tái chiếm thành phố, 80% dinh thự đã bị đổ nát và trong đống gạch vụn đó có khoảng 2000 thường dân bị chết…bom đạn Mỹ “cứu” dân Huế đã giết nhiều dân Huế hơn là Quân giải phóng và Bắc Việt đã làm, trong số đó có 30 xác ở trường Trung học Gia Hội…bất kể lực lượng Việt Cộng cố thủ chỉ còn lại một số chốt (lẫn trốn và rút lui sau cùng) cầm chân tiến quân, quân Mỹ - quân VNCH, để cho đại quân Việt Cộng rút ra khỏi Huế trước 3 ngày quân Mỹ-quân VNCH làm chủ tình hình Huế. Trong khi, Việt Cộng rút ra khỏi Huế, mang theo nhiều tù binh quân cán chính VNCH bị trói dẫn đi và thanh niên bị bắt theo lên núi để bổ xung quân số, bị giết chết rất nhiều bởi bom, phi pháo truy kích, đã được Việt Cộng chôn vội sơ sài, một số thanh niên còn sống chạy tán loạn, không theo Việt Cộng lên núi (Bạn học Võ Đoàn, nay là Hiệu trưởng Trường Trung Học cấp I, Quận Phú Vang, đã trốn chạy về nhà, do phi pháo Mỹ truy kích Việt Cộng từ Phú Vang chạy lên núi). Thế là, chỉ vài ngày sau khi quân Mỹ - quân VNCH, tái chiếm và tái lập ổn định Huế, thì những hố chôn tập thể vội vàng sơ sài khắp nơi, được cải tán đào lên, để diễn tuồng tố cộng nhằm mục đích tuyên truyền, chỉ là những giọng điệu và vai trò của chúng trong một chiến dịch tuyên truyền mở rộng nhằm làm giảm đi ảnh hưởng của vụ thảm sát Mỹ Lai ở Quảng Ngãi.

Tội ác Mỹ - VNCH Tết Mậu Thân 68, xin nhắc lại là phải nói đến Mậu Thân Huế và Bến Tre. Mỹ-VNCH đã biện minh cho việc xử dụng đánh bom dữ dội bừa bãi, tái chiếm Huế (tướng Townsend Hoopes nói) và Bến Tre. Vì thế, Huế và Bến Tre đã bị đánh nát bởi hỏa lực của Mỹ, “Đã tới lúc phải tiêu hủy thành phố để cứu nó” một Thiếu Tá Mỹ ẩn danh đả giải thích như vậy; và lời tuyên bố của ông ta trở thành một trong những câu được trích dẫn nhiều nhất về cuộc chiến và một khẩu hiệu thích hợp nhất của các cuộc phản công của Mỹ trong dịp Tổng tấn công Tết [Mậu Thân]. Ben Tre was pulverized by US. firepower. "It became necessary to destroy the town to save it," an unidentified US. Major explained, thus coining one of the most notorious phrases of the war and a fitting motto for the US. counterattack against the Tet Offensive (Bản Chất Các Phản Ứng Về Bài Giảng Của H.T. NHẤT HẠNH [25-9-01, tại New York ], của 10 Tác Giả, nxb Giao Điểm 2001) Tội Ác Mỹ - Ngụy: Mậu Thân Bến Tre 68

 

Hố Chôn Tập Thể

 

Những hố chôn tập thể vội vàng sơ sài, và có một số hố chân tay lòi ra, được các anh chị du kích điều động những thanh niên Phật tử các khu xóm ra cầm súng bao che thân nhân bà con là quân cán chính VNCH trình diện hay lẫn trốn không trình diện với Việt Cộng, những thanh niên Phật tử này không rút theo Việt Cộng, thế là họ gặp đại nạn lúc Hậu Mậu thân), những thanh niên thiện nguyện tại các bệnh xá (bệnh xá tại trường Trung học Gia Hội và nơi tạm giam tù binh VNCH) và thanh niên bị bắt theo để bổ xung quân số.

Đọc Chuyện Hoang Đường Vụ Thảm Sát Ở Huế 68 “The Myth Of The Hue Massacre 68“ của Noam Chomsky (hiện đăng trên trang Web dongduongthoibao.net), cho ta thấy đa số thường dân và tù binh quân cán chính VNCH, bị giết chết do phi pháo, đạn pháo và phi pháo truy kích bừa bãi của Mỹ - VNCH. Xác thường dân chết nằm trên đường phố, nằm trên cầu ….trộn lẫn trong những nhà cửa đổ nát và các nẻo đường Tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã được mô tả trong cảnh chay loạn để tránh bom đạn của tiểu truyện 6 Hồi ký Thanh Sung (hiện đăng trên trang Web nhandanvietnam.org): “Đằng trước mặt là cầu An Cựu, không qua cầu được, xác chết đang nằm trên cầu. Đằng sau lưng, không đi lui được, thành phố đằng sau đang bốc cháy. Không đi về phía tay mặt được, vì đó là con đường đi đến nhà thờ, chúng ta không phải là tín đồ Công giáo, Thiên Chúa sẽ không nhận chúng ta….” (Tội Ác Mỹ-Ngụy: Mậu Thân và Hậu Mậu Thân Huế 68: Nguyễn Thị Thanh Sung) những xác chết này, không do dân quân hay du kích giết để trả thù.

Quân lệnh Việt Cộng trong thời chiến Chống Mỹ Cứu Nước, rất nghiêm minh và tử hình ngay tại chiến trận hay lúc rút lên căn cứ, bất kể quân hàm cán bộ du kích hay bộ đội Bắc Việt, có hành vi cướp của giết người trả thù, hiếp dâm…Vì kháng chiến quân cách mạng Việt Cộng, sống từ dân, do dân, lớn lên trong dân, chiến đấu trong lòng dân, dân bảo bọc, chở che và ủy nhiệm đánh cho quân xâm lược đế quốcPháp- Mỹ-Vatican cút và đánh cho Việt gian VNCH nhào dành độc lập-tự chủ-thống nhất đất nước.

Trong khi đó, Chính quyền miền Nam VNCH và quân đội VNCH, đã được Giáo sư F. Murray, trường báo chí Annenberg đại học USC đã xúc phạm đến quân lực VNCH, bằng một bài báo đăng trên tờ Los Angeles Times nói rằng quân lực này nổi tiếng "hiếp dâm và ăn cướp... " (Nhật báo Viễn Đông, thứ Năm, tháng 10 năm 2002), và Bộ trưởng Quốc phòng Rumfeld thời làm dân biểu đã phỉ nhổ VNCH là “ Chính quyền miền Nam ‘VNCH’ là chính quyền bù nhìn ”….

Gần một tháng phản công, chỉ hai ngày sau khi tái chiếm lại Huế, lực lượng Mỹ - VNCH đào hố chôn tập thể đầu tiên tại trường Trung học Gia hội. Người chỉ dẫn là Trung úy Quân vận, rễ của ông Nguyễn Văn Ri (anh em ông Ri, ông Bê, ông Mừng là những nghệ nhân làm Diều). Anh Trung úy Quân vận đã bị ngất trong một trận phi pháo bắn phá trường này vào một đêm đen. Nam nữ dân quân du kích và thanh niên thiện nguyện, tưởng anh ta chết nên khiêng bỏ xuống một cái hố đào vội. Ngoài anh Trung úy Quân vận còn có một số xác chết khác nữa, trong đó có xác ông Bửu Mãn, bà Quít. Không ngờ anh Trung úy chỉ bị ngất, khi các dân quân du kích đi khiêng tiếp các xác chết khác thì anh có cơ hội ngồi dậy bò lên khỏi miệng hố và chạy về nhà trốn cho đến ngày Mỹ - NVCH tái chiếm Huế.

Từ đó những hố chôn tập thể ở Phú Vang, Phú Thứ và một số nơi khác, tiếp tục đào lên. Người được chôn trong những hố chôn tập thể đó gồm một số tù binh quân cán chính VNCH bị bắt mang theo, một số thanh niên bị bắt lên rừng để bổ xung quân số và nhiều dân quân du kích và bộ đội Bắc Việt. Trên đường rút lui, những người nầy bị bom pháo Mỹ bắn chết. Rất ít người chạy thoát. Những cán bộ, du kích thoát chết tập trung lại lo chôn cất những người chết một cách vội vã rồi tiếp tục cuộc hành quân. Khi đào các xác chết lên, ai ai cũng là người Việt Nam, làm sao phân biệt được ai quân cán chính VNCH, ai là dân quân du kích, ai là Việt Cộng ! Nhưng sau khi đào lên VNCH đều cho tất cả những người chết đều do „Việt Cộng thảm sát“.

Chỉ còn vài trăm gia đình không tìm được xác cha, chú, bác, anh em, chồng con, là tù binh quân cán chính VNCH bị trói và thanh niên bị bắt theo bổ xung quân số, khắp các địa danh hố chôn tập thể suốt 40 năm nay. Thương tiếc thay, ngàn đời không thể tìm thấy xác những người này (trong đó có anh Lê Hữu Bôi và Trần Điền), trên đường bắt theo lên núi vào rừng, họ đã ôm gọn bom phi pháo hay đạn đại pháo của Mỹ - VNCH truy kích và không tập bừa bãi, nổ banh xác biến thịt xương thành bụi và máu thành hơi như những “bom người”kháng chiến quân Iraq.

Nên nhớ rằng, tù binh quân cán chính VNCH đều bị trói và bị bắt mang theo vào rừng, nhất là Thượng nghị sĩ Trần Điền và anh Lê Hữu Bôi, không bao giờ kháng chiến quân Việt Cộng giết, trái lại phải bảo vệ họ cẩn mật dẫn lên an toàn khu trên rừng, và không có ai đủ thẩm quyền giết bất kỳ tù binh Mỹ - VNCH giữa chiến trường.

Trường hợp anh Lê Hữu Bôi, kháng chiến quân cách mạng Việt Cộng không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ giết nhân sĩ quần chúng Lê Hữu Bôi, lý tưởng cách mạng dân tộc Phật giáo, song hành lý tưởng cách mang dân tộc Việt Minh Cộng Sản Đảng, đánh đuổi thực dân đế quốc xâm lược, quyết dành lại độc lập và thống nhất đất nước. Thật không ngờ, anh Bôi phạm sai lầm sơ đẳng chính trị là chạy loạn trốn bom đạn lại chui vào hang ổ Việt gian Thiên chúa giáo phản quốc tại nhà thờ Phú Cam, cùng với đảng viên Đại Việt Cần Lao Công Giáo Trần Điền. Anh Bôi, nhân sĩ cấp lãnh đạo Phong trào Sinh viên Phật giáo Ấn Quang - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh Viên Đại học Sàigon năm 1963 có tài hùng biện, thu hút quần chúng và sinh viên tranh đấu chống Việt gian “lính đánh thuê” quân phiệt Thiệu-Kỳ-Khiêm, người luôn được Việt Cộng nhắm đến và mong anh tham gia kháng chiến Chống Mỹ Cứu Nước cùng với những trí thức sinh viên yêu nước như các thầy Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Thúc Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, các sinh viên Nguyễn Thiết, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan.v.v. nhảy núi năm 66 và 68 (anh Bôi đàn em các thầy và đồng lứa với các bạn sinh viên Huế ở trên).

Anh Lê Hữu Bôi - Chủ tịch THSV Sài Gòn, cùng thời với anh Hoàng Văn Giàu (Đoàn trưởng Đoàn Sinh viên Phật tử Huế những năm 1963, 1964) - một trong những sinh viên lãnh đạo Sinh viên Sài Gòn chống chế độ Ngô Đình Diệm rất quyết liệt. Như trên đã nói, Việt Cộng không bao giờ giết những nhân sĩ được quần chúng yêu mến, trong số đó có chú của Tâm Đạt. Chú của Tâm Đạt Trần Văn Thông là ông đội Trần Văn Di, (dân Huế gọi tắc Đội Di) - đồn trưởng đồn Cảnh sát Đông Ba, ở ngay góc đường phố chính chợ Đông Ba: đường Trần Hưng Đạo, đường Phan Bội Châu, đường Huỳnh Thúc Kháng và dốc cầu Gia Hội. Đội Di là một nhân sĩ có cuộc sống đạm bạc và thanh liêm, được dân Huế thương kính. Trước ngày chiến dịch nước Lũ, ngày 20/8/63, ông đội Di đã báo cho Thầy Đôn Hậu (ôn Đôn Hậu, chứng minh sư quy y cho gia đình chú Di) biết rằng Thượng toạ sẽ bị Diệm bắt, Thượng toạ nên tìm cách trốn thoát đi. Nhưng Thượng toạ không trốn. Vài ngày sau mật vụ Cẩn biết được sự việc, đội Di bị đổi vào Tuy Hòa. Mãi đến sau ngày Cách mạng 1.11.1963 thành công, đội Di mới được trở lại nhiệm sở đồn Cảnh sát Đông Ba. Sau Tết Mậu Thân 68, đội Di đổi qua làm việc tại Tòa Án Thượng Thẩm Huế cho đến ngày Thống nhất đất nước 75. Vào sáng ngày mồng ba Tết, có ba anh du kích đến nhà ông đội Di, trói tay dẫn đi lên hướng cầu Đông Ba (cầu đen) và dẫn lên đồn Cảnh sát Đông Ba (có người trông thấy), thảm cảnh bị trói dẫn đi trên đường khu xóm và đường phố, đã gây xúc động bàng hoàng dân phố, gia đình chú tôi và gia đình tôi rất lo sợ, nhưng tin rằng chú tôi sẽ không bị xử như ông Rớt, ông Có hồi Tết Mậu thân. Chúng tôi biết chú tôi làm trưởng đồn cảnh sát Đông Ba hơn 10 năm, không hề phạm một tội ác nào, không bức hiếp hại dân, luôn được sự thương mến của chị em tiểu thương chợ Đông Bà và dân phố Huế. Ông được xem là một ông đội nhân sĩ quần chúng thanh liêm hiền đức…. Quả nhiên, chỉ vài giờ sau chú tôi được tự do về nhà và từ đó không có anh chị du kích đến nhà bắt chú tôi đi học tập cả. Và một vài năm sau ngày 30/4/75, đội Di được cán bộ nhà nước và đảng ủy Phường Phú Cát, có đến tham vấn vài lần và thương kính chú tôi.

Qua dẫn chứng thực tế trường hợp của ông đội Di - một nhân sĩ quần chúng dân ở phố, chợ, uy tín của ông không thể so sánh với uy tín của nguyên Chủ tịch THSV Sài Gòn. Thế mà chú tôi được đối xử như thế. Qua đó, tôi có thể nghĩ rằng anh Lê Hữu Bôi, ông Trần Điền, thường dân và tù binh quân cán chính VNCH bị giết chết không tìm thấy xác là vì họ đã ôm gọn bom hay đạn pháo của quân Mỹ - VNCH truy kích trên đường họ bị Việt Cộng đưa ra vùng chiến khu chứ không phải họ đã bị Việt Cộng giết. Mong sao những nhân chứng còn sống sót ở đâu đó, ở bên nầy hay ở bên kia nên lên tiếng nói rõ về những cái chết thiếu may mắn ấy.

Nói tóm lại, hàng ngàn xác chết thường dân và tù binh quân cán chính VNCH bị giết chết trong cuộc chiếm lại thành phố Huế bởi đạn pháo truy kích bừa bãi của Mỹ và VNCH. David Douglas Duncan, một nhà nhiếp ảnh chiến trường nói về cuộc tái chiếm rằng đó là “một sự nỗ lực dốc hết sức để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào….,chứng thương những mãnh bom, đạn pháo và đại pháo…Mỹ - VNCH, trên hàng ngàn xác chết được khai quật đào lên từ những hố chôn tập thể, do các anh chị du kích Việt Cộng chôn vội, là tang chứng bom đạn Mỹ “cứu” dân Huế đã giết nhiều dân Huế .

Chính thế, ….không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp Marc Riboud đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt cộng giết. Và rồi cuối cùng nhiếp ảnh gia này đã được máy bay đưa đến địa điểm ấy, nhưng viên phi công đã từ chối không chịu hạ cánh với lý “do nơi đó không an toàn để hạ cánh. (Chuyện Hoang Đường Vụ Thảm Sát Ở Huế 68 “The Myth Of The Hue Massacre 68” )

Sự thật hàng ngàn xác chết thường dân và tù binh quân cán chính VNCH trong các hố chôn tập thể được khai quật do bom đạn Mỹ “cứu” dân Huế đã giết nhiều dân Huế, đã được kháng chiến quân cách mạng Việt Cộng chôn vội. Thế mà, Mỹ - “lính đánh thuê” VNCH đã méo mó, mô tả một cách sai lệch, thổi phồng, tô vẽ với những bia đặt do quân giải phóng Việt đã thảm sát Mậu Thân Huế, nhằm mục đích tuyên truyền, chỉ là những giọng điệu và vai trò của chúng trong một chiến dịch tuyên truyền mở rộng nhằm làm giảm đi ảnh hưởng vụ thảm sát Mỹ Lai

Không những thế “Lính đánh thuê” VNCH, bắtéphàng trăm gia đình (6 mộ xác chết nhà ông Gạc và một số mộ chôn ở công viên cạnh chùa Diệu Đế) có thân nhân bị chết bởi phi pháo bom đạn Mỹ chôn vội tạm thời đâu đó trong thành phố đào lên cải táng, cùng với hàng ngàn xác chết từ các hố chôn tập thể khai quật, đồng loạt đám táng tập thể lên án Việt Công thảm sát Mậu Thân Huế, do Tổng đoàn Cán Bộ Xây Nông Thôn Thừa Thiên - Huế diễn tuồng .

 

Hậu Mậu Thân Huế

 

Hơn một tháng Mỹ - VNCH tái chiếm tỉnh Thừa Thiên - Huế, có trên 90% Phật tử Huế, đã phải sống bất an lo sợ bị giết và đi tù, để trả thù cho Ngô Đình Diệm, trên quy mô lớn do chính quyền Cần Lao hồi sinh (chính quyền Hậu Mậu Huế 68, cho đến 30/4/75 ở Huế (Cần lao Thiên chúa giáo và Đại Việt Hà Thúc Ký). Trong một bài viết mô tả đầy sinh động, nhà báo người Ý Oriana Fallaci, trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đã kết luận rằng: “Tất cả có khoảng 1100 người bị giết (sau ngày quân Saigon “giải phóng” thành phố)”. Hầu hết sinh viên, giáo sư đại học, tu sĩ Phật giáo, trí thức và Phật tử (religions people) ở Huế đã không bao giờ che đậy cảm tình của họ đối với quân giải phóng (In a graphic description, Italian journalist Oriana Fallaci, citing a French priest from Hue, concluded that :” Altogether, there have been 1,000 killed (after “liberation” by Saigon forces). Mostly students, university teachers, priests. Intellectuals and religious people at Hue have never hidden their sympathy for the NLF.”). Chuyện Hoang Đường Vụ Thảm Sát Ở Huế 68 “The Myth Of The Hue Massacre 68”

Và trong Hồi Ký: Nguyễn Thị Thanh Sung, tiểu tuyện 6: Tội Ác Mỹ-Ngụy: Mậu Thân và Hậu Mậu Thân Huế 68 quân Mỹ - quân VNCH tái chiếm và ổn định Huế, thì dân Huế sống bất an hơn bao giờ hết. Thân sinh cô Thanh Sung bị bắt đi tù chỉ vì trong “cuốn sổ vàng” của Việt Cộng thấy có ghi tên ông ấy. Cô Thanh Sung đã nhìn thấy xác những người bị tình nghi đã ủng hộ Việt Cộng bị VNCH giết nằm la liệt hai bên đường rầy gần Ga xe lửa. Những người nầy đã bị giam đói trước khi bắn và khi bắn thì người ta bắn ngay vào mặt như sau:

“Một tuần sau ngày Ba tôi bị bắt, người lính (công an, NDVN) đến gần Mẹ tôi và nói “Bà và người nhà lên đường rầy xe hỏa gần nhà Ga, để nhận xác chồng bà. Khi nhận ra, nhớ đem về chôn cất ngay lập tức.”

Dì cầm tay tôi hai dì cháu vừa đi, vừa chạy lên đường rầy xe lửa, qua khỏi nhà Ga, đi theo đường rầy về phía núi, từ đằng xa nhìn tới, chúng tôi đã bắt đầu thấy những xác chết nằm la liệt hai bên đường rầy. Sự sợ sệt từ đâu bắt đầu chiếm lấy và bao phủ lên người tôi, tôi cầm chặt tay dì như có ý định kéo lui. Dì lên tiếng như để trấn an:

“Họ bị bắn đêm hôm qua, bây giờ họ chết keo rồi, không làm gì tụi mình được đâu. Vả lại mình phải đến tìm Ba con chớ.”

Tôi theo dì, đến gần nhìn từng xác chết, nhìn họ tôi thấy thương họ vô cùng, tôi không biết họ có tội không? Cũng như Ba tôi, nhưng tại sao? Nhìn vào họ là tôi muốn ói ra. Khó mà nhận ra xác lắm, lý do đầu tiên là họ bị giam đói trước khi bắn, lý do thứ nhì, khi bắn thì người ta bắn ngay vào mặt. Trước sự kinh hoàng như vậy mà dì tôi còn bình tĩnh để nói;

“Con nhìn vào chân, vào đầu trọc để nhận ra Ba Con, đừng có nhìn vào mặt, nhìn hết số người này vào mặt, dì nghĩ là mình không đủ can đảm để tiếp tục đâu.”

Mới đâu nghe dì nói thế tôi tưởng dì nói có lý, nhưng khi nhìn vào đầu người ta, làm sao tránh được nhìn cái mặt. Nhìn đã gần hết số người rồi, mà vẫn chưa thấy Ba tôi, tự nhiên tôi hết sợ, và tự đâu niềm hy vong dâng lên. Dì tôi lên tiếng:

“Dì biết rõ lắm, dì tin vào lời Trai vì thấy nó nói có lý. Thôi đi về con hè! Hai mươi cái xác không có cái nào đi theo mình cả, cũng chẳng xác nào còn đủ sức để đưa tay ra vẫy chào.”

Và ông Nguyễn Đăng Hiếu, ba cô Thanh Sung thoát chết và trở về với gia đình:

“Trời ơi! Bà là vợ của cái ông đầu trọc, ốm nhom đó phải không? Trời ơi! Ông ấy thật là may, trong cái đêm người ta đem nhóm ông đi, ông vì ốm, đau, ngồi trong góc, rồi chết luôn. Người ta đã không thấy, và không biết nên bỏ quên ông luôn. Ngày sau tôi đến gác, dọn dẹp, tưởng không có ai nữa, chết hết rồi, thì bỗng nghe tiếng rên rĩ, tôi chạy vào té ra ông còn một mình ở đó, còn sống....Thôi Bà về đi, để một vài ngày nữa, tình hình lắng dịu bớt, Bà tìm cách chạy cho chồng Bà ra. Bây giờ vẫn đang còn lộn xộn lắm. Họ đang giành giựt quyền hành, đang lợi dụng tình hình để thanh toán lẫn nhau.”

Khi Việt Cộng làm chủ Thành phố, dù muốn hay không, thanh niên, sinh viên, học sinh Huế không thể không tham gia công tác với Việt Cộng. Người thì ra trình diện xin cầm súng, người thì tình nguyện bổ sung lực lượng giải phóng, người đi tải thương, người đi đào hầm, đi chôn tử sĩ hay dân chúng bị bom đạn Mỹ giết chết, các chị, các bà vợ, các mẹ... đi mua thực phẩm từ những nơi bán gạo liên gia và đại lý thực phẩm đồ hộp Mỹ, cá hộp và một vài nơi “họp chợ chạy” bán rau tươi…để dùng.v.v. Khi Việt Cộng rút khỏi Huế, nhiều người không nhảy núi, hoặc trên đường đi bị phi pháo thoát chết chạy về nhà. Tất cả những người nầy, về sau, khi Mỹ và VNCH chiếm lại Huế, đã bị những quân cán chính VNCH trốn trong nhà nhìn thấy, đi khai báo vu cáo họ là Việt Cộng, để rồi họ bị giết, đi tù lao Thừa Phủ, tù Côn Đảo, tù khám Chí Hoà và nhiều nhà tù khác. một vài nơi nào đó, bị tra tấn dã man thành phế nhân hoặc chết trong tù hay khi được thả về nhà.

Trưởng ty Cảnh sát Mậu Thân Huế 68, là ông Đoàn Công Lập, dân Huế gọi là “Lập Tóc Đỏ”, đảng viên Đại Việt Cần Lao Công Giáo của Hà Thúc Ký. Nhân vụ Mậu thân, Lập đã ra tay khủng bố Phật tử Huế, để trả thù cho bọn Cần lao gia đình họ Ngô ở Phú Cam. Lập lợi dụng tình hình đảng phái thanh toán lẫn nhau và đang giành giựt quyền hành, để đe doạ khủng bố những thương gia giàu có lo chạy tiền cho thân nhân ra tù. Nếu không thì đem từng nhóm người đi bắn như hồi ký của Thanh Sung đã viết ở đường rầy Ga xe lửa và nhiều nơi khác.

Đoàn Công Lập, thời hàn vi, không không biết đã đậu Tú tài chưa (?), không biết trước đó có gia nhập quân đội VNCH hay không, chỉ thấy hằng ngày ông ra phụ với vợ dọn và dẹp sạp vải ngoài chợ Đông Ba. Không rõ bằng con đường nào, hồi Tết Mậu thân, ông được cất nhắc lên làm Trưởng ty Cảnh sát Thừa Thiên - Huế. Gia đình nội ngoai và vợ ông theo Phật giáo một cách thuần thành, nhưng ông ta lai phạm bao nhiêu tội ác với Phật tử Huế. Một nỗi đau của Phật giáo Huế và gia đình ông.

Hơn 10% dân Huế trong Mậu thân Huế 68, có thân nhân bị “lính đánh thuê” VNCH giết, đi tù bị tra tấn dã man. Riêng trong khu xóm tôi có anh Nguyễn Thanh Trúc, trên 25 tuổi, cháu bà quả phụ Nguyễn Đắc Phương, có tham gia với dân chúng trong Tết Mậu thân bị đi tù Côn Sơn hơn hai năm, bị tra tấn thành phế nhân. Anh Trần Văn Thành, con thương gia Trần Văn Định, và là cháu ông Trần Văn Kế, cán bộ hành chánh tỉnh Thừa Thiên, ra tham gia công tác mấy ngày, bị đi tù Côn Đảo mấy tháng, sau gia đình lo tiền được thả về, nhưng hai tháng sau ngã bệnh chết. Anh Nguyễn Đắc Lộc, con ông thầu khoán Nguyễn Đắc Phương (người bị mật vụ Phan Quang Đông của Ngô Đình Cẩn giết rồi vất xuống lầu vu nhảy lầu tự tử) cũng tham gia công tác rồi bị bắt sau được mẹ lo lót cho công an Huế, chỉ bị tù một thời gian rồi thả về. Các chị Nhạn, chị Thanh, chị Lan… đi mua thực phẩm từ những nơi bán gạo liên gia và đại lý thực phẩm đồ hộp Mỹ, cá hộp và một vài nơi “họp chợ chạy” bán rau tươi…để dùng và buôn bán, bị ông Huệ, ông Song, trốn trong nhà nhìn thấy, vu cáo là Việt Công, đi tù tạm giam từ vài ngày đến hơn một tháng.

Nói tóm lai, theo tài liệu Noam Chomsky: Bằng chứng đã đuợc đưa ra ánh sáng rằng sự giết để trả thù trên quy mô lớn đã xẩy ra ở Huế do lực lượng Saigon sau khi tái chiếm thành phố, cũng có thể sự thanh toán mang tính chính trị của chính quyền Saigon đã vượt quá bất cứ cuộc thảm sát nào của quân giải phóng và Bắc Việt ở Huế và… như trên đã dẫn, trong một bài báo mô tả rất sinh động, nhà báo người Ý Oriana Fallaci, trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đã kết luận rằng: “Tất cả có khoảng 1100 người bị giết (sau ngày quân Saigon “giải phóng” thành phố)”. Hầu hết sinh viên, giáo viên Đại học, tu sĩ, trí thức và tín đồ tôn giáo (religions people) ở Huế đã không bao giờ che đậy cảm tình của họ đối với quân giải phóng. Hậu Mậu thân 68, là cuộc trả thù cho gia đình họ Ngô Diệm - Nhu - Cẩn, trên quy mô lớn do chính quyền Cần Lao hồi sinh, đã giết, thủ tiêu và đi tù trên 10% dân Huế (đa số là Phật tử). Rất tiếc những tội ác lịch sử nầy chưa được báo chí, sách vở phản ảnh để cho đời nầy và đời sau hiểu rõ thực chất của cuộc tàn sát “hậu Mậu thân” như thế nào.

 

Tâm Đạt Trần Thông

ĐDTB, ngày 1/1/08


 

Ghi chú:

Anh cả Trần V M, cùng cha khác mẹ, đang học lớp đệ tứ trường Quốc Học? bị dụ theo đạo Công giáo, bỏ học và bỏ dòng tộc, tình nguyện vào trường Sĩ quan Thủ Đức, tưởng rằng lợi dụng theo Công giáo thời Thủ tướng Việt gian Diệm “Shit! Diem ‘s the only boy we‘ve got out there‘’ “Cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây’’ (lời TT Johnson), hy vong sẽ thăng chức quan phát tài. Nhưng đâu ngờ, GHCG Việt gian dụ khị được TVM, bỏ đạo Phật, cách ly dòng tộc và làm con chiên. GHCG biết rõ con chiên tân tòng không có tin chúa, mà chỉ vì cái lá đa hay con chim hay lợi dung thăng quan phát tài, cho nên xem anh tôi (chị dâu đạo Công giáo) như con chiên nghẻ. GHCG chỉ cần đám con TVM, sẽ là những giáo dân cuồng tín ngu nghiện đạo, dốt nát và phản quốc, mưu đồ tạo thế lực chính trị tiến đến dâng nước Việt cho tái tim Mẹ vô số tội. Thật vậy, hơn 20 năm, đời quân ngủ từ cấp chuẩn úy chỉ bò lên được cấp thiếu tá vào năm 1970?, chức vụ cao nhất cuối cùng Thiết đoàn phó vào năm 1975, vất bỏ quân phục tháo chạy trốn ở Đà Nẵng để đi tù cải tạo hơn 12 năm, sống trong thùng container nóng ngột và hôi thối (quản giáo bao nhiêu lần thấy tội tha ra ngoài container, nhưng chỉ chưa đầy một ngày lại khùng điên chống đối, thế là TVM được chui trở lại hít mùi hôi thối). Nhà nước Việt Nam, thực hiện chính sách di dân kinh tế HO, ODP và Vượt Biên….anh TVM được di dân qua Thiên Quốc Mỹ Jesusma diện HO. Amen

Chị hai Trần TDT, có chồng đại úy Không quân (vợ 2 con), sống nghèo khổ cùng cực với đồng lương do kinh viện và quân viện Mỹ, tháo chạy vào ngày 30/4/75, sau đó bảo lãnh vợ con di dân diện ODP.

Anh ba Trần V Trí, cấp bậc trung úy thuộc sư đòan 22, vùng II, gia đình cùng cùng khổ vợ hai con sống ở trại gia binh sư đoàn, đi tù cải tạo hơn hai năm, học tập tốt, không có ai thăm nuôi, và lý lịch thuộc diện gia đình cùng khổ vô sản chuyên chính, cho nên không đủ tiêu chuẩn chính sách di dân HO (trên 3 năm), qua Mỹ diện ODP

Anh tư Trần Văn Tri, giáo viên cấp một, nhà giáo nghiêm túc và phấn đấu, mong được vào đảng CS, nhưng không được (vào đảng Cộng Sản khó vô cùng, lý lịch gia đình dòng họ Ngụy 100%) cho dù gần 20 năm giữ chức Chủ tich Công đoàn giáo viên và tổ phó an ninh khu phố, được giáo viên và dân phố tín nhiệm (chức Chủ tịch Công đoàn và tổ phó an ninh phải là người của đảng), nay đã nghỉ hưu

Tâm Đạt, cựu Thiếu úy Sĩ quan Bảo Trì Không quân VNCH, xuất thân từ trường SQ Thủ Đức, đời quân ngũ hơn 3 năm chỉ đi học các quân trường: Thủ Đức, thặng số chờ đi học, quân trường Nha trang, để sau này đi học bổ túc tại Mỹ, Mỹ cắt quân viện phải hủy bỏ, cuối cùng nhận chức vụ trưởng ban Kiểm kỳ Vật liệu yểm trợ, Đoàn Vật Cụ Yểm Trợ thuộc Không Đoàn V, đóng tại Tân Sơn Nhất, chỉ được hai tháng thì tháo chạy qua Mỹ vào ngày 30/4/75.

 


Các bài về Mậu Thân

Những đường nối cùng đề tài Mậu Thân:


“Tiger Force” and the Costs Of Forgetting US Crimes in Vietnam
Tội Ác Mỹ - Ngụy: Mậu Thân Bến Tre 68
Tội Ác Mỹ-Ngụy: Mậu Thân và Hậu Mậu Thân Huế 68: Nguyễn Thuị Thanh Sung
Tội Ác Mỹ - Ngụy: Mậu Thân Bến Tre 68
Hậu Quả của "Cái Chết" của Tôi
Vợ Người Đạo Diễn Không Chuyên

Trang Lịch Sử