1/15/09

From:

Thieu Khanh

Subject:

Đâu là lựa chọn của bạn? bài cua Nguyen Hy Vong

Dẫn: Bài viết "Đâu là lựa chọn của bạn?" của ông Nguyen Hy Vong

 

Thưa chị Kim Anh,

Nói ông Nguyễn Hy Vọng có ý bóp méo triết lý Phật Giáo thì có lẽ chị… "vinh danh" ông ấy quá. Những hiểu biết rất khiêm tốn của ông ấy về đạo Phật chỉ có thể đem ra … bôi bác khiến cho người ta cảm thấy thương hại và "buồn cười" như chị nói thôi, chứ ông ấy làm sao có đủ khả năng để làm cái chuyện "bóp méo" đó!

Tôi vốn không muốn phê phán về chuyện tôn giáo. Tôi cũng có một số bằng hữu là tín đồ Thiên Chứa giáo, nên đề cập đến chuyện "đúng - sai" "phải - trái" giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo là điều không tới đâu,  không hay ho gì và "không nên," dễ làm phật lòng các bằng hữu khác tín ngưỡng đó. Chẳng ích gì cả. Tôi coi như họ có quyền tự do tin niềm tin của họ.

Nhưng ông Nguyễn Hy Vọng, với tư cách một người Thiên Chúa giáo, đã lên tiếng bài bác Phật giáo như thế, tuy lý luận rất nông cạn non nớt, chỉ đáng cười xòa rồi "bỏ đi Tám!"  nhưng tôi muốn góp với chị, cùng với các bạn khác trong nhóm, vài ý.

Trong số những dị biệt quan trọng giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo, nói vắn tắt, có lẽ hai điều này mang tính bản chất và nổi bật nhất:

Một là: Thiên Chúa giáo giáo dục tín đố TIN ĐỂ HIỂU, trong khi Phật giáo khuyên người ta HIỂU ĐỂ TIN.

Hai là: trong khi Người Thiên Chúa giáo tự nhận mình là hèn hạ, là "kẻ có tội," là tôi tớ của Chúa, phó thác toàn bộ cuộc đời mình vào tay Chúa toàn năng, thì người Phật tử trái lại, ý thức đầy đủ nhân cách cao quí của mình (chúng sinh là Phật sẽ thành, sẽ ngang hàng với Phật), tự mình làm chủ và chịu trách nhiệm về mọi hạnh phúc hay đau khổ của cuộc đời mình hiện nay và sau này, không cậy nhờ một đấng thần linh nào ban cho hạnh phúc hay sự sống đời đời. Thật lẫm liệt.

Vì "tin để hiểu" (không tin thì không thể hiểu được khái niệm "thánh thai" và Mẹ đồng trinh sau khi sinh Chúa Jesus, không thể hiểu được chuyện "hồn xác Chúa lên trời," v.v…) rất gần với mê tín, (nếu đó chưa phải là mê tín) cho nên có lẽ không cần đến lý trí, hoặc ở những người "tin để hiểu" lý trí của họ là sản phẩm thừa giống như khúc ruột thừa, chỉ tổ tác hại (cản trở niềm tin). Ai cũng biết khoa học ngày nay từ chối mọi sự tin tưởng như thế, cho đó là một sự mê muội, dù sự mê muội ấy đã được Chúa chúc phúc  ("Phúc thay những người không thấy mà tin" - "Blessed are those who have not seen and yet have believed." - John 20:29)

Đạo Phật thì ngược lại, mọi người có hoàn toàn tự do vận dụng lý trí và tinh thần nhận thức và phê phán của mình một cách độc lập (tự thắp đuốc lên mà đi!). Giáo pháp của Phật giống như ngón tay ngài chỉ mặt trăng. Nó không phải là mặt trăng.  Đó là sự thật (chân lý), và chân lý đó không hề quá cao siêu hay huyền bí đến nỗi một người bình thường không thể lãnh hội được. Nếu những người như ông Nguyễn Hy Vọng không hiểu được điều đó là vì ông ấy đã bị tín ngưỡng của mình làm hỏng chức năng suy nghĩ của não bộ, ông ấy chỉ quen tin vào những điều được người khác bảo hãy tin.  Chẳng hạn tiên đề là tin vào con của Chúa ("Ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời." (all the ones trusting in him would not perish, but have eternal life." - John 3:16) hay  "để ai tin vào Người thì được sống muôn đời – ("that everyone who believes in him may have eternal life." - John 3:15)

Người tin Chúa không chỉ cun cút với thân phận hèn mọn của mình (họ tự xưng như thế) trước đấng tối cao của họ mà họ còn muốn (ngày xưa là bắt) kẻ khác cũng phải tin như họ. Ai không tin như họ đều bị khép vào tội dị giáo, bị gọi là "kẻ nghịch", ngày xưa những "kẻ nhịch đạo" luôn bị đày đọa chém giết. Trong khi tòa án dị giáo (Inquisition) của Thiên Chúa giáo là một trong những vết đen ô nhục không thể gột rửa được trong lịch sử văn minh nhân loại, và trong lương tâm của nhiều người Thiên Chúa giáo ngày nay, thì các vị thiền sư tự do xây dụng và phát triển pháp môn của mình mà chẳng lo sợ trái ý Phật; có vị còn tuyên bố "Phùng Phật sát Phật!"

Sự mê muội (rất tiếc phải dùng đến từ ngữ này, vì nhất thời chưa tìm được từ nào thích hợp hơn để gọi cái sự không thấy không hiểu mà cứ tin) và độc đoán đến độ tàn bạo của Thiên Chúa giáo (trong quá khứ đã được lịch sử ghi nhận) giống một cách hoàn toàn với chủ nghĩa cộng sản.  Họ giống nhau về sự tàn phế tinh thần (mất khả năng suy nghĩ độc lập), chỉ biết lệ thuộc vào ý chí cấp trên, và không muốn ai nghĩ khác họ. Có lẽ không lạ khi chúng ta thấy Thiên Chứa giáo là một thực thể chống cộng sản quyết liệt nhất.

Cộng sản và Thiên Chúa giáo là hai thực thể có tổ chức hoàn chỉnh nhất, họ chống nhau một cách không khoan nhượng để giành quyền và vị trí độc tôn. Sự độc tôn của Chúa hay của Đảng. Trong khi đó tinh thần chống cộng của Phật giáo rất hời hợt, chủ yếu là muốn giành lại tinh thần tự do phóng khoáng của đạo Phật không chịu lệ thuộc một "pháp" nào. Phật giáo không có khái niệm là "cha cố" thiên hạ. Khái niệm đó là một trò cười rất đáng thương hại trong con mắt các thiền giả nhận thức tính vô thường của vạn vật.

Có điều rất đáng ngạc nhiên: đó là ngôn điệu mạt sát Phật giáo của ông Nguyễn Hy Vọng. Thứ ngôn điệu đó đã được các vị thừa sai dòng Tên (Society of Jesus) sử  dụng từ hơn ba trăm năm trước, khi các ngài mang gươm đi… mở cõi thiên đàng ở Việt Nam, và thứ ngôn điệu kệch cỡm thiếu văn hóa đó (gọi đức Phật Thích Ca là "tên Thích Ca da đen nói láo kia" chẳng hạn – theo Thích Nhất Hạnh - Hoa Sen Trong Biển Lửa - dẫn theo trí nhớ, bạn nào biết rõ xin vui lòng phủ chính – TK) đã bị lịch sử vất vào sọt rác từ lâu rồi. Điều này một lần nữa, rất tiếc, càng chứng tỏ sự mê muội của ông Nguyễn Hy Vọng.

 Ông không hề nhận ra rằng xã hội Thiên Chúa giáo Tây phương đang  "thức tỉnh" khỏi bầu khí quyển Thiên Chúa giáo để hướng đến tinh thần tự do, nhân bản và khoa học của đạo Phật hợp với sự tiến hóa và văn minh của nhân loại hơn. Hiện tượng đó đã làm cho giới Tin Lành hoảng hốt đến nỗi họ phải soạn thảo kế hoạch "dời" Chúa sang các nước châu Á dân trí còn thấp (dân trí thấp dễ phát triển mê tín mê muội) trong một cuốn sách "Kế Hoạch về Ngày Tàn của Phật Giáo" (Planning the demise of Buddhism) mà bài điểm sách của tác giả Allen Carr  được phổ biến trên mạng Internet gần đây.

Trong cuốn sách The Power of Positive Thinking, xuất bản lần đầu tiên năm 1952, cách đây hơn nửa thế kỷ, tác giả Mục sư Norment Vincent Peale có đề cập đến hiện tượng nhiều người Mỹ cảm thấy mắc cỡ khi bị bắt gặp đọc Kinh Thánh – như thể bị bắt gặp làm điều gì ngu xuẩn lắm. Ông Nguyễn Hy Vọng không biết những chuyện đó cũng không sao. Ông tin hoàn toàn vào Chúa của ông. Thôi được, ông sẽ được sống đời dời. Ông tin vào các vị thừa sai. Cũng được luôn, vì tôn giáo của ông đã tước bỏ quyền suy nghĩ độc lập của ông, nên ông không biết tự tin vào chính mình mà chỉ hết lòng tin vào các cha và lời Kinh Thánh. Nhưng khi ông tin vào ông Paul Williams nào đó nữa thì sự mê tín của ông thật là hết thuốc. Học thuyết của thánh Thomas Aquino thì có gì lạ lùng đâu với những quốc gia thờ Chúa Ki-Tô để đến nỗi khiến ông Paul Williams nào đó phải ngạc nhiên đến thế. (Học giả Phạm Công thiện hồi còn trẻ - khoảng 40 năm trước – đã tuyên bố phá hủy học thuyết của thánh Thomas Aquino chỉ trong vòng vài chục trang sách đấy. Phạm Công Thiện – Ý  Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết học).

Nhưng nếu ông Nguyễn Hy Vọng chỉ biết nhắm mắt tin theo bước chân người khác thì thà ông tin theo Einstein có hơn không? Đó là một nhân vật lỗi lạc về tài năng và trí tuệ mà cả thế giới đều kính phục, hơn hẳn cái ông Paul Williams kia. Ông Einstein ca tụng tinh thần tự do và nhân bản của Phật giáo nức nở đấy.

Thực ra thì tôi chỉ muốn trao đổi với các bạn trong nhóm chúng ta qua chị Kim Anh, chớ không có ý định thảo luận với ông Nguyễn Hy Vọng. Ai mà đốt được cây đuốc cho ông ấy, nếu ông ấy không chịu tự mình đốt đuốc lên mà đi! Tôi chỉ có thể mượn một câu trong Sách John 3 trong Thánh Kinh để nói với ông ấy. Câu đó là: "Anh thân mến, tôi cầu chúc anh được mọi bề thịnh đạt: thể xác mạnh khoẻ và tinh thần phấn chấn." (Beloved, I wish above all things that thou mayest prosper and be in health, even as thy soul prospereth. - 3 John 1:2) Nhưng tôi muốn sửa hai từ cuối: Sáng suốt, thay vì phấn chấn.  Ông Nguyễn Hy Vọng cần có tinh thần sáng suốt để suy nghĩ độc lập. Dù sao ông ấy yêu tín ngưỡng Thiên Chúa giáo của ông một cách sáng suốt vẫn hơn. Ngoài ra, ông ấy cũng nên biết rằng hy vọng lên thiên đàng của những người Thiên Chúa giáo như ông ấy là hoang đường. Nói có sách đấy. "Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống." - No one has ever gone into heaven except the one who came from heaven—the Son of Man - John 3:13.. Cũng giống như trong thế giới cộng sản vậy. Chỉ có Con của Người mới được thế thôi.

Sáng mắt chưa!

Thiếu Khanh.

 

---------- Thư đã chuyển tiếp ----------

Từ: Ngày: 00:42 Ngày 13 tháng 1 năm 2009

Chủ đề: Fw: Đâu là lựa chọn của bạn

Day la bai thu hai ma toi doc duoc cua Tac gia Nguyen Hy Vong co y phe binh Phat Giao, dua len DD. Toi nghi la chung ta nen xem lai tac gia nay {nguoi Cong giao) dua len day co dung y gi?

NHT

---------- Thư đã chuyển tiếp ----------

"kimanh.norway3"

Cô thay khong nen pho bien bai nay. Vi chi nhung nguoi hieu Phap Phat moi hieu tai sao Ngai thuyet giang...đừng tin nhung gi Ngai noi...-

-KA-

 

 

Xin xem các thư liên hệ:

Đâu là lựa chọn của bạn?-1 (Nguyễn Hy Vọng)

Góp Ý Với Ông Vinh Danh Cha (Thiên Lý) 

Đâu là lựa chọn của bạn? (Thiếu Khanh)

Góp Ý Với Ông Vinh Danh Cha (Lại Quảng Nam)

Đâu là lựa chọn của bạn? - a (Lý Thái)

Đâu là lựa chọn của bạn?-2 (Nguyễn Hy Vọng)

Đâu là lựa chọn của bạn? - b (Lý Thái)

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn Hy Vọng - 1 (Du Nguyen)

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn hy Vọng (Nguyen Houston) 

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn Hy Vọng - 2 (Du Nguyen)  

Về Bài Viết "Đâu Là Chọn Lựa" của ông Nguyễn Hy Vọng (Ca Hát)

 

 


Các Emails khác