icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1595 >

Về tăng đoàn và bản chất Phật Giáo Việt Nam

Subject: **_về_tăng_đo àn_và_bản_chất_của_giáo_hội_phật_giáo_VN
From: Mike Wilson
Date: Tue, June 07, 2016 1:45 am



1. Đức Phật có tổ chức Tăng Đoàn (Sangha)
như một tập thể tăng ni có giới luật
nhằm tạo điều kiện cho một đời sống đạo hạnh tinh tấn,
hữu ích cho việc tu hành và giáo hóa chúng sanh

2. tập thể tăng đoàn được lãnh đạo bởi các cao tăng
nhưng không có ai độc tài chuyên quyền :
trước khi tập thể lấy quyết định chung,
có tranh biện, phản biện, lấy biểu quyết theo đa số
- đó là hình thức dân chủ (democracy) lâu đời nhất của loài người

3. tăng đoàn không phải là một tổ chức chính trị
- nó cũng không có tham vọng chính trị -
vì mục đích của nó là sống đạo và giáo hóa chúng sanh

4. không có chia rẽ trong tăng đoàn vì lí do chính trị hay giáo lý :
đạo phật đứng trên chính trị
và tôn trọng mỗi pháp môn như một phương tiện tùy duyên hóa đạo

5. thời của Đức Phật chưa có chia rẽ ý hệ quốc cộng
- cũng không có độc tôn tôn giáo như kiểu đạo Ca Tô Roma (Vatican)

6. trong miền Nam, sau khi bị chia cắt bởi Hiệp Định Geneve 1954
và dưới sức ép Ki Tô hóa toàn thể miền Nam
của chế độ Diệm cuồng tín sùng bái Ki Tô,
tăng đoàn tại Nam VN đã phải tổ chức thành giáo hội phật giáo
để bảo vệ đất sống và đứng lên đòi quyền bình đẳng tôn giáo
sau khi bị cấm đoán và hạ nhục tại Huế nhân ngày Phật Đản,
khởi đầu mùa pháp nạn 1963 ...

7. sau đó có sự phân hóa trong giáo hội phật giáo tại miền Nam
do chia rẽ ý hệ quốc cộng :
có phật giáo đứng trên lập trường dân tộc
mà biểu tượng là Thích Trí Quang,
cũng có phật giáo theo Mỹ mà biểu tượng là Thích Tâm Châu

8. sau ngày thống nhất 30 tháng 4 năm 1975
một số đồng bào phật tử di tản sang nước ngoài,
thì sự chia rẽ chính trị này càng rõ rệt

9. tuy nhiên, đây không phải là chia rẽ về giáo lý :
ba tạng Kinh, Luật, Luận do Đức Phật để lại vẫn được tôn trọng
- giáo lý đạo phật thuần nhất
và không bị ô nhiễm bởi phàm trí con người

10. trái với đạo chúa :
nó không có nền tảng giáo lý từ Ngài Giê Su
mà phải vay mượn từ Cựu Ước
rồi từ đó các khái niệm quái gở
như tội tổ tông, Mẹ Còn Trinh, chúa sống lại, xác chúa bay lên trời, v.v.
được bịa đặt ra để lừa gạt con người

11. tệ hơn nữa,
đạo Ki Tô đã bị Hoàng đế Roma (Constantine) bắt cóc
để dùng như một chiêu bài chính trị
- nhằm xâm lược và chinh phục thế gian

12. chưa hết, chính thế quyền Roma của Constantine
sau này bị giáo quyền Ki Tô Vatican soán ngôi
để trở thành tổ chức kinh tài chính trị độc tài toàn trị,
dìm châu Âu vào đêm tối thời Trung cổ,
và địa ngục của các cuộc "thánh chiến"
- mà trong bản chất chỉ là thực hiện tham vọng bá chủ thế gian

13. tuy các giáo phái Ki Tô vẫn còn những chia rẽ
do bất đồng về giáo lý như chuyện Đức Mẹ Còn Trinh
hay Quyền Tuyệt Đối Không Sai Phạm của Giáo Hoàng Vatican,

nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ các mê tín về tội tổ tông,
hay xác chúa bay lên trời,
hay chúa con độc quyền đứng chắn lối thiên đàng, v.v.

vì nếu chúng từ bỏ các mê tín trên
thì coi như chúng tự sát, tự giải tán !!!

14. đây là những mê tín mà cả nhân loại cần phải bài trừ
để khai phóng tâm thức địa cầu và giáo hóa đồng loại thờ Ki Tô

15. các giáo phái Ki Tô nói chung
là những tổ chức kinh tài chính trị trá hình,
lấy mê tín làm chiêu bài và vỏ bọc,
để bành trướng tham vọng khống chế loài người
- nhân danh một ông Gót mà chúng không hề biết là Ai !!!

nth-fl

Tréo Ngoe 2 Chuyện - Chúa Giê-su lập Giáo Hội và câu nói “TẬN THẾ” sẽ xẩy ra trước khi họ qua đời
http://sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=1533

From: Ri Nguyen [DiendanDanToc]
Date: Jun 3 at 6:03 PM

Thưa ông Vũ Linh Châu
Bài dưới đây sẽ phá tan sự ngu dốt về đạo Phật của ông.

Sự thành lập Tăng đoàn thời Đức Phật
06/07/2012 21:02:00 Thích Pháp Như

Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức Phật và Tăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo mầu lám cho chân lý của Ngài còn mãi trường tồn cho đến hôm nay. Ngày nay Tăng đoàn đã phát triển mạnh mẽ không những chỉ hạnh hẹp trong một quốc gia mà đã có mặt trên toàn thế giới.
Nguồn: http://daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/dao-phat/11351-Su-thanh-lap-Tang-doan-thoi-Duc-Phat.html

Xin ông chứng minh cho tôi là Giáo hội Catô Rô Ma Giáo ngày nay do “Gót” hay Jesus lập ra khi nào?

Đừng mang chuyện thánh Phê Rô cục đá hòn cuội ra chứng minh vì đó chỉ là trò bịp bợm. Tại sao tôi nói thế?

Vì Jesus đã hù dọa đám lâu la là “TẬN THẾ” sẽ xẩy ra trước khi họ qua đời * thì Jesus cần quái gì lập giáo hội cho mệt xác phải không thưa ông?

(hơn hai ngàn năm đã qua “TẬN THẾ” đâu chả thấy - chỉ thấy Jesus ba sạo - phải không thưa ông Vũ Linh Châu ?)

Ri Nguyễn

1. Luke 9:27 new international version "Truly I tell you, some who are standing here will not taste death before they see the kingdom of God."
2. Matthew 16:28 New International Version "Truly I tell you, some who are standing here will not taste death before they see the Son of Man coming in his kingdom."
3. Matthew 24:34 New International Version “Truly I tell you, this generation will certainly not pass away until all these things have happened.”
4. Luke 21:32 American King James Version “Truly I say to you, This generation shall not pass away, till all be fulfilled.”
5. Mark 13:30 King James Bible “Verily I say unto you, that this generation shall not pass, till all these things be done.”
_____________________________
On Friday, June 3, 2016 1:45 PM, "Chau Vu chaulinhvu@yahoo.com [DiendanDanToc]" wrote:

GIÁO LÝ - GIÁO HỘI.

Xin được đóng góp với quí vị một ý tưởng rất mới lạ, rất táo bạo và vô cùng quan trọng sau đây:

Có những tôn giáo chỉ có Giáo Lý, chứ không có Giáo Hội.

Hay nói rõ hơn là Giáo Hội của tôn giáo đó không hề được vị Giáo Chủ thiết lập từ đầu mà chỉ mới được thành lập trong những năm gần đây mà thôi. Việc thành lập Giáo Hội này cũng không nhằm mục tiêu tu đức, mà chỉ là để phục vụ cho các nhu cầu chính trị nhất thời vào gian đoạn đó mà thôi.

Xin hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây để biết “Tôn giáo mà quí vị đang tin theo có phải là một Giáo Hội hay không”:
1- Có phải đích thân vị Giáo Chủ đã tuyên bố thành lập Giáo Hội hay không.
2- Giáo Hội được thành lập vào thời gian nào, ở địa điểm nào, tại quốc gia nào.
3- Vị Giáo Chủ khi thành lập Giáo Hội đã long trọng tuyên bố thế nào.
4- Vị Giáo Chủ đã chỉ định ai đứng đầu Giáo Hội.
5- Thành phần nhân sự của Giáo Hội nguyên thủy gồm có những ai.
6- Lịch sử truyền thừa liên tục của Giáo Hội từ khi thành lập cho đến ngày hôm nay.

Thưa quí vị,
Nếu không tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên đây, tức là quí vị đã chợt khám phá ra rằng Tôn giáo mà quí vị đang theo chỉ thuần túy là một Tôn Giáo, chứ không hề là một Giáo Hội.

Tuy nhiên, về phương diện tu đức, về phương diện tâm linh, thuần túy tôn giáo, chứ không phải vì những nhu cầu chính trị nhất thời của trần gian… vì không có Giáo Hội, tôn giáo của quí vị đã có những ưu điểm sau đây:
- Đối tượng phục vụ trong việc hành đạo không phải là quốc gia, không phải là xã hội, không phải là tha nhân, không phải là… Giáo Hội, mà là chính cá nhân của quí vị.
- Nhân Vị và Nhân Phẩm của mỗi tín đồ đã được triệt để đề cao và tôn trọng. Quí vị có thể trở nên hoàn thiện, quí vị có thể trở thành đắc đạo, trở thành Phật, trở thành Thánh… mà chỉ là do công sức tu tập của chính cá nhân quí vị, chứ không cần đến sự tiếp tay góp sức của người khác (?), kể cả của người đồng đạo (?), kể cả của Giáo Hội (?) và đặc biệt, kể cả của chính Vị Giáo Chủ nữa. (tất cả đều là phương tiện trợ duyên giác ngộ - nếu nói các phương tiện ấy đều không cần thiết, thì người sống bơ vơ trong rừng cũng tự mình thành phật được sao ? nth-fl)

- Không có Giáo Hội, tôn giáo của qúi vị sẽ dễ dàng tránh khỏi các tranh chấp chính trị phe phái tạm bợ nhất thời.
- Như vậy phải chăng, gần đây, khi cố gắng thành lập Giáo Hội cho tôn giáo của mình, quí vị đã đi ngược lại với mục đích và tôn chỉ của vị Giáo Chủ.
- Phải chăng, chính việc thành lập Giáo Hội này đã là nguyên nhân gây ra những đổ vỡ và những phân hóa trầm trọng như hiện nay.
- Và phải chăng những phân hóa hiện nay là chuyện đương nhiên, hợp tình hợp lý và nhất là hoàn toàn đúng với giáo lý và ý nguyện (?) của Vị Giáo Chủ.
(Đức Phật thấy trước sự thoái hóa đạo phật thời mạt pháp - duy chỉ còn phương tiện Tịnh Độ là chiếc bè cứu độ được chúng sanh ... mọi tổ chức tôn giáo đều theo đúng qui trình sinh, trụ, hoại, diệt : Giáo Chủ nào mà lại muốn đạo pháp của mình thoái hóa suy tàn ? mà có muốn cũng không được vì đó là lý sinh tồn biến hóa của đạo ! nth-fl)

Tôi viết bài này đã lâu, nhưng hôm nay mới dám phổ biến là vì hôm nay, một cây viết Phật Tử nổi tiếng là ông Hoàng Thục An đã xác định rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chỉ mới được thành lập từ năm 1963, trước đó chỉ có Tổng Hội Phật Giáo mà thôi. Nguyên văn ý kiến của ông Hoàng Thục An như sau:
_______________________
On Friday, June 3, 2016 7:41 AM, "Hoang Thuc An hoangthucan@gmail.com [DiendanDanToc]" wrote:
“… Mặc dù vậy, với tôi thì GHPGVN vẫn bạc nhược, vẫn không đủ khả năng ứng phó trước những sự việc mang tính thời sự trong giao tế, đối ngoại. Thua xa, rất xa so với thời kỳ GH chưa được thành lập từ hồi 1963, khi đó mới là Tổng Hội…”