icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=1260 >

Mỹ không hề ngấm đòn của Nga, nhưng

Subject: ***_Mỹ_đã_ngấm_ đòn_của_Nga_...?
From: Mike Wilson
Date: Mon, January 18, 2016 2:42 pm

Mỹ không hề ngấm đòn của Nga, nhưng phải "gờm" Nga ... !

Đại bàng Mỹ giết gấu Nga không dễ (!)

nth-fl
________________________
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-da-ngam-don-cua-nga-3298139/

Mỹ đã ngấm đòn của Nga?


(Quan hệ quốc tế) - Mỹ là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Có điều, Mỹ có làm được gì với Nga tại Trung Đông hay không lại là chuyện khác.

Đòn trừng phạt, cấm vận của Mỹ vào Nga kể từ vụ khủng hoảng Ukraine không phải là không tác dụng. Nga đã dính đòn khiến kinh tế bị lao đao không mấy sáng sủa trong thời gian qua.

Điều thú vị là trong khi Nga và EU, dưới sức ép của Mỹ, trả đòn nhau để cùng bị thiệt hại, thì Mỹ đứng ngoài cuộc và thậm chí sẵn sàng nhập khẩu tên lửa đẩy của Nga vì lợi ích quốc gia riêng mình mà không làm gương cho UE. Ngài J.Mc Cain đã cay cú, than thở: “Mỹ phải chi cho Nga hàng trăm triệu USD để mua tên lửa đẩy của Nga”.

Tuy nhiên, cú ra đòn của Nga ở Trung Đông, tạo ra một cơn địa chấn địa chính trị mạnh, hiểm, nhanh, bất ngờ, khiến Mỹ đến bây giờ mới kịp ngấm nỗi đau.

My da ngam don cua Nga?
Nga không theo đuổi mục đích siêu cường quốc vì nó quá đắt và không có ý nghĩa.

Đầu tiên là phải kể đến sự ngạc nhiên của Mỹ khi Iraq liên minh với Nga để chống IS. Iraq quan hệ với Mỹ như thế nào ai cũng rõ, nhưng Iraq lại tin Nga hơn Mỹ và đã từng có ý định mời Nga không kích IS trên vùng trời của mình như Syria.

Tiếp theo, một cú chấn động địa chính trị dây chuyền mạnh, khiến Mỹ ngạc nhiên mà tâm chấn phát sinh là Jordan.
Theo DEBKA File ngày 14/1/2016, chỉ qua 1 đêm, Jordan đã đồng ý thành lập với Nga một Trung tâm chỉ huy tác chiến để cùng phối hợp hoạt động quân sự chống khủng bố tại Syria.

Điều này thể hiện một sự đảo ngược 180 độ của chính sách Jordan. Bởi cho đến bây giờ, Jordan đã chiến đấu chống lại Bashar Assad, liên minh với My~ từ một trung tâm chỉ huy tác chiến phía Bắc Amman gọi là US Central Command Forward-Jordan, như là một phần của một đội hình với Hoa Kỳ, Saudi Arabia và Israel.

Việc Jordan tham gia tác chiến với Nga đồng nghĩa với việc chấm dứt mọi sự viện trợ hậu cần, kỹ thuật, vũ khí trang bị cho quân khủng bố từ phía Nam qua biên giới Syria-Jordan. Như vậy, lực lượng chống đối chính quyền Assad nguy hiểm quanh Damascus đã không còn đường sống.

Bất chấp mọi giải thích của Jordan, rằng, Jordan không đóng cửa Trung tâm chỉ huy tác chiến của Mỹ-Israel-Saudi mà chỉ thúc đẩy sự phối hợp tốt hơn giữa Nga và Mỹ trong hành động quân sự chống khủng bố…nhưng Mỹ và Israel, Saudi, đều hiểu hành động của Jordan như một cáo chung cho lực lượng nổi dậy chống Assad từ phía Nam, đồng thời, Trung tâm chỉ huy tác chiến của họ đã không còn tác dụng với Jordan.

Vấn đề còn lại là Nga và liên minh, nếu kiểm soát được tuyến biên giới phía Bắc Syria-Thổ Nhĩ Kỳ thì coi như động mạch chủ của lực lượng khủng bố, chống chính phủ bị cắt và sẽ chỉ có 3 sự lựa chọn: chết, đầu hàng và tháo chạy ra nước ngoài.

Vậy tại sao Jordan lại quyết định liên minh với Nga và “trở cờ” với Mỹ?

Nếu như nói rằng, do Iraq và Jordan nhận thức được Mỹ không “nghiêm túc” trong vấn đề chống IS, thì điều đó cũng không sai. Vì Jordan đã từng bị IS thiêu sống phi công và nhà Vua Jordan đã thề trả thù khủng khiếp IS như thế nào…thì lòng tin của Jordan vào Mỹ, Saudi, có được bao nhiêu khi Mỹ chơi nước đôi với IS? (IS có cùng mục đích với Mỹ là lật đổ Assad!!vũ khí Mỹ giúp khủng bố lọt vào tay IS!! Mỹ chần chừ ngay từ đầu không đánh vào chỗ hiểm của IS như cảng dầu, hệ thống bán dầu, kho bạc,.. v.v. nth-fl)

Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính của vấn đề. Jordan, Iraq và tương lai có nhiều quốc gia Trung Đông khác nữa, chưa đủ gan để “trở cờ” với Hoa Kỳ nếu như đằng sau họ không có một thế lực khác xuất hiện: Liên bang Nga.

Sự xuất hiện của Nga tại Trung Đông trên chiến trường Syria từ ngày 30/9 cho đến trước ngày 6/10 chưa khiến thói ngạo mạn, coi thường của Mỹ-NATO, khối quân sự duy nhất, mạnh nhất trên thế giới, sụp đổ…thì chỉ sau ngày 7/10, khi 26 quả tên lửa Kalibr được phóng lên từ biển Caspian đã tạo ra một rung chấn mạnh tại Trung Đông, hạ bệ thói ngạo mạn của Mỹ-NATO.

Nếu như bắt đầu tại thời điểm đó, có ai đó còn chưa tin khả năng của Nga đủ sức tạo ra những chiến dịch quân sự “sốc và kinh hoàng” (shock and awe) kiểu như của Mỹ-NATO đã từng (lam`) tại Trung Đông thì cho đến hôm nay, với khả năng tác chiến điện tử, khả năng tạo ra vùng cấm bay sau vụ SU-24 bị bắn rơi và với sự đối phó của Mỹ-NATO ra sao, của Nga…điều đó đã thành sự thật hiển nhiên và còn hơn nữa, đã chứng tỏ Mỹ không còn một mình làm mưa làm gió trên khu vực Trung Đông.

Không những thế ngay tại châu Âu, Nga cũng tuyên bố cứng rắn là không bao giờ để cho tình thế năm 1999 Nam Tư lặp lại tại Serbia.

Rõ ràng, một số quốc gia Trung Đông trước đây trung thành với Mỹ với lý do e sợ sức mạnh Mỹ, tin tưởng vào ô bảo vệ của Mỹ thì nay tư tưởng đó đã thay đổi khi Mỹ không phải là thế lực duy nhất. Chính vậy, cho nên, hệ quả tất yếu là họ sẵn sàng phản ứng lại với Mỹ, không ngoan ngoãn như xưa nếu như Mỹ bất chấp lợi ích quốc gia của họ. Tại sao phải hợp tác Mỹ-NATO khi lợi ích quốc gia bị thiệt hại trong khi hợp tác với Nga đem lại nhiều lợi ích hơn?

Sự đánh giá và khái niệm “chấn động địa chính trị tại Trung Đông” là như vậy đó.

Trong thông điệp liên bang, Tổng thống Obama khẳng định Mỹ là cường quốc mạnh nhất thế giới, Nga chỉ là cường quốc hạng 2, cường quốc khu vực…
Đúng vậy, ngân sách quân sự của Mỹ gấp 10 lần Nga, gấp 6 lần Trung Quốc thì đúng là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới rồi. Có điều, Mỹ có làm được gì với Nga tại Trung Đông, làm được gì với Trung Quốc… hay không lại là chuyện khác.

Người Nga, sau thông điệp liên bang Mỹ, thông qua Tổng thống Putin, cho rằng: “Nga không theo đuổi mục đích để trở thành siêu cường quốc…vì nó quá đắt và không có ý nghĩa”. Đây là một thông điệp khiêm tốn nhưng là câu đáp trả thâm thúy với mục tiêu siêu cường, số 1 thế giới.

“Mỹ là siêu cường hùng mạnh nhất trên quả đất. Chấm hết”. OK, nhưng một điều chắc chắn là bắt đầu từ bây giờ, Mỹ, siêu cường quốc quân sự, kinh tế mạnh nhất thế giới sẽ không thể phớt lờ lợi ích quốc gia của “cường quốc hạng hai” hay “cường quốc khu vực” là Nga, như đã từng trước đây. Chấm hết. OK ?

Lê Ngọc Thống