●   Bản rời    

Có Jehovah trong Ca dao Việt ? !!

NHÂN CHUYỆN KHÁM PHÁ

CÓ JEHOVAH TRONG CA DAO VIỆT

Thiên Lôi

http://sachhiem.net/THLOI/VH/ThienLoi.php

10 tháng 10, 2007

Ngọc Hoàng Thượng Đế uy nghi ngồi trên ngai kim cương sáng chói (ngai vàng xưa rồi, không ai xài nữa!), hào quang quay tít cứ như đèn disco, cất cao giọng phán:

-“Bây đâu, cho gọi Thiên Lôi đến đây để trẩm giao việc.”

Đại quan hầu giá (là một ông công công) dạ rân định lui bước phi thân. Nhưng ở thiên đình mấy chục toà thất bảo bát ngát như mê cung, cũng cở dinh cơ của mấy ông hoàng Ả-rập xứ dầu hỏa, giọng của Thượng Đế dội “echo” còn hơn hệ thống âm thanh cả ngàn watt làm cho Thiên Lôi muốn ngủ thêm cũng không yên bèn vùng dậy xách búa “tài xồi” bằng titanium đằng vân, thoáng chốc phủ phục dưới bệ rồng chờ lệnh.

-“Muôn tâu bệ hạ, có thần.”

-“Thiên Lôi đó hả? Thực đẹp lòng ta. Bấy lâu nay ở mấy mãnh đất xứ Cờ Hoa dưới trần, nơi có mấy đám chăn chiên chăn cừu An-nam lưu vong gì đó chuyên làm điều xằng bậy, có khi còn xúc phạm đến cả uy danh của ta nữa. Dường như có đứa bảo ta là thần Jehovah hay Allah gì đó. Cha chả tức ơi là tức, nhưng ta lấy lượng hải hà ân đức mà tha cho. Thấy thế chúng càng ngày càng “coi trời bằng vung”, chẳng xem ta ra cái thống chế gì nữa, nên ta lệnh cho ngươi hãy xuống trần tùy cơ ứng biến; đối với kẻ dại khờ thì nên lấy điều hơn lẽ thiệt mà giảng giãi cho chúng hiểu, còn bọn cứng đầu cố chấp thì nện cho chúng vài búa gọi là cảnh cáo. Ngươi có thể vào kho chọn bất kỳ thứ búa ... điện tử kỷ thuật cao tân kỳ nhất ngươi thích mà thi hành thiên pháp.”

-“Dạ, xin tuân thượng lệnh. Hạ thần lâu nay quen dùng lưỡi tầm xét này, nay còn có cái keyboard nữa thấy đủ rồi nên thần xin bái tạ mà giáng trần đây! Ngọc Hoàng Thượng Đế muôn năm, muôn muôn năm!”

Bỗng có tiếng reng reng cắt ngang. Tên nào dám cả gan quá vậy?

Hóa ra đồng hồ báo thức gọi dậy để chuẩn bị đi cày làm tan một giấc mơ rạng rỡ ở thiên đình. Đầu óc còn ngái ngủ cứ tưởng mình là thần Thiên Lôi do trời sai xuống trần để “thế thiên hành đạo”.

Tối lại sau buổi cày bừa, tui cố nhớ lại cảnh sắc trong giấc mộng đêm qua để viết một bài ráp-bo về thiên đình nhưng hình như quanh đi quẩn lại cũng chỉ thấy toàn là những thứ mình đã xem trong phim bộ “cổ trang lịch sử” của mấy chú ba tàu, hay là mấy tuồng hát bộ thuở nhỏ. Ủa, thiệt ngộ, bấy lâu nay mọi chuyện thần tiên trên thiên đường của Thượng đế đều do con người phịa ra cả à; bởi sức tưởng tượng của con người dù cao lắm cũng chỉ đến mức phỏng theo ông vua bà chúa với cung vàng điện ngọc ở cõi trần mà thôi.

Cũng dễ hiểu. Chưa có anh nào thấy được Thượng đế ở thiên đường, nếu có chắc cũng chẳng còn đường về mà kể lể sự tình, có nghĩa là đã đi tàu suốt đến vùng 5 chiến thuật mà “diện nhan thánh Chúa”; vì thế đua nhau tha hồ tán phét để gạt người, biết chẳng có ai lấy gì ra mà kiểm chứng?

Nhưng gần đây lại thấy có mấy “bố chăn chiên” Kitô An nam dị nhân (sở dĩ gọi gọn lại ‘bố chăn chiên’ vì gồm có cả ‘cha’ và ‘mục sư’ cho hợp ý ‘ưa làm cha thiên hạ’ của mấy me-xừ này; và mấy bố cũng thường xưng mình là ‘chủ chăn’ – không biết chăn gì và tại sao phải chăn?) chán cái màng lật Kinh Ước ra (vì nó gồm Cựu và Tân Ước nên từ nay gọi thế cho tiện), để tán hưu tán vượn theo kiểu sách Matthew, Malachi, Proverbs, Luke, Psalm, John, James vv… đã nói thế này, nói thế kia, mà lại dở … ca dao, chuyện Kiều ra giảng, hoặc bàn đến “đạo hiếu” của dân Việt, hay “tam giáo đồng nguyên” quyết ép cho nó vào con đường .. dẫn đến Roma. Ca dao là một từ Hán-Việt, theo từ nguyên thì ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có chương khúc, giai điệu lan truyền trong dân gian.

Không biết ai là người khởi xướng cái vụ “cách mạng tháng tám” này; nhưng có lẽ khởi đầu bởi một quái phẩm của ông cựu giáo sư Ca-tô gốc Phát Diệm Lê Hữu Mục với tập ‘Truyện Kiều và Tuổi Trẻ’ xuất hiện khoảng 1998 với luận điệu ép cụ Nguyễn Du phải “rữa tội theo đạo Ca-tô” cho bằng được; tiếp theo có bố chăn chiên tên Trương đức Kỷ aka Cao phương Kỷ, có bằng tiến sĩ, không biết lọai gì, (nếu mà tiến sĩ thần học thì ăn đong) thuộc Dòng Đồng Công ở Carthage, bang Missouri, gốc Bùi Chu đã viết một cuốn sách có tựa là “Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo” bàn về chữ trời trong đời sống dân gian Việt lẫn chữ trời trong truyện Kiều của văn hào Nguyễn Du. Các ông này cho rằng “trời” ở Việt nam vốn là “đức chúa trời” một trăm lẽ một phần trăm không khác. Xong liền phán một câu xanh rờn: “Không ngờ dân Việt đã biết đến Chúa trời từ tám mươi đời vương chứ không phải đợi đến khi được các cố đạo bạch quỉ mang vào giảng với súng cà nông ở thê kỷ 17”.

Sau khi phán xong bèn lấy làm một sự vui mừng đến “phê” người tưởng Chúa nhập hay giống như Archimedes vừa khám phá ra điều mới lạ về sức đẩy của nước từ trong bồn tắm, cũng muốn “cuổng trời” trước mặt con chiên mà reo lên “Eureka! Eureka!” Đúng là nổ hơn pháo. Nếu cụ Nguyễn Du biết có ngày kiệt tác của mình bị dẫn giải như thế này thì chắc là cụ đã “đứt ruột” mà vứt mẹ nó cuốn “Đọan Trường Tân Thanh” vào bếp. Ấy thế mà toàn là giáo sư đại học lô can cả đấy, các bác ạ.

Liền có ông Trần Phong Vũ nào đó đút ống đu đủ... thổi một bài và được trịnh trọng đăng ở tờ báo ca-tô Người Việt ở xứ Bôn-Xa khoảng năm 2000. Theo sau, có bố chăn chiên Trần cao Tường xướng tiếp “Đạo kính tổ tiên, điểm gặp gỡ chung cho các tín ngưỡng Việt”, bố Trần công Nghị, gốc Phát Diệm và các me-xừ Mục-sư ăn theo như Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn văn Huệ vv... liền đồng vọng.

Rồi gần đây có vụ “trăm hoa đua nở” trên internet với nhiều trang như “hợp tình hợp lý”, “hội thánh Baptist: nước sống việt nam”của Tin Lành; “linhdao homepage”, “vietcatholic.net” của Ca-tô Roma; và có cả trang chẳng mang tên tôn giáo chút nào như “amazing love” hay “youareloved” nhưng viết bằng tiếng Việt vv.. và vv.. cũng cùng hợp ca…dao về ông trời trong dân gian Việt là “đấng Kitô.”

Quái lạ hơn, trong trang điện tử “Linh Đạo Công Giáo” có ông Chu Công viết tiếng Anh, rồi ông Chu Kim Nam dịch ra tiếng Việt (chắc là anh em ruột!) gốc Kẻ-sặt cũng dẫn giải ca dao Việt và ca tụng minh triết Á châu và bày ra lối luyện thân, luyện thở và luyện trí theo lối thiền công án. Cũng có vài trang Catô chơi luôn chuyện thiền cho có vẻ sâu sắc bí hiểm như mạng lưới Dũng Lạc mở mục Trang Ảnh Nghệ Thuật Và Chiêm/Niệm/Thiền: về ‘Đời Sông Nước’ và về ‘Duyên’. Ái chà, xem chừng có ngày các bố chăn chiên lại bày trò “diện bích” nữa thì phiền đa. Không khéo các thiền sinh lại gỏ nhầm cửa thì chỉ có “tẩu hỏa nhập ma” là cái chắc. Sách Luca 11:9-13 đã không ghi như vầy sao? "Hãy xin sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho...vào, và khỏi có ra.”

Ủa, chẳng biết mấy bố chăn chiên Catô và Tin lành này tự lúc nào đã “hiệp thông” làm vậy? Thực là mừng cho mối đạo được nối. Tui cứ tưởng Ca-tô kết án Tin lành là đám hủi phản thệ không thèm chơi từ lâu kia mà. Thế thì xứ Ái nhĩ lan nên lấy các bố chăn chiên Việt nam làm gương mà sớm hàn gắn, chứ cứ xin tí huyết của nhau mãi từ đời này qua đới nọ ... Chúa ba ngôi cũng đau lòng lắm. Amen!!

Mấy chuyện này cần phải đào sâu xới rộng mới hiểu nổi. Xem ra Vatican đã có cả một sách lược đổi màu như kỳ nhông để ăn được nhiều bọ.

Đã có nhiều thức giả thấy mùi “đạo” văn chương kiểu này bốc mùi ô nhiễm quá nên đã liên tiếp quét dọn cho mấy mẽ. Nhưng hình như “người tín đồ trở thành ‘loại máy’ dự lễ, một ‘loại máy’ đọc kinh, hát lễ, và riêng cá nhân các linh mục cũng chỉ là những ‘cái máy’ làm lễ”; như LM. Cao Vĩnh Phan đã viết trong cuốn sách “Năm 2000 Đọc và Học Kinh Thánh qua các bản dịch tiếng Việt”. Có nghĩa là cái đạo này đã làm cho tông đồ lẫn chủ chăn biến thành một đàm “cừu máy robots” ráo cả; vì thế những điều hay lẽ phải các vị thức giả kia dạy bảo cho đều như “nước đổ đầu .. chiên”. Có một bài đặc sắc, đóng góp nhiều giá trị nghiên cứu của cố thẩm phán Charlie Nguyễn (1937-2005) vốn là tín hữu Catô gộc, là “Con Đường Cụt Của Vatican Trên Lộ Trình Xâm Lăng Văn Hóa Á Châu” hiện đang được đăng tãi trên một số trang điện tử uy tín.

Có lẽ đối tượng mà quí vị ấy nhắm đến là đại đa số quần chúng Việt trong và ngoài nước còn có lý trí sáng suốt để biết phân biệt chân giả; chứ đám dân chúa “ngấm thuốc mê mang” thì chỉ là “đàn gẩy tai ... chiên”; hoài công vô ích mà thôi. Bởi làm cái chuyện tẩy uế này mất khá nhiều thì giờ, thì giờ là vàng bạc mà lị, nhất là ở hãi ngoại, nhưng bởi tiếng gọi của sự trung chính lương tâm thúc dục đành phải làm thôi.

Sợ mất thì giờ của bà con, tui cũng không muốn dẫn chứng hay liệt kê dài loằn ngoằn những lối giảng đạo qua ca dao một cách lố bịch và gượng ép của các bố chăn chiên, mà chỉ đơn cữ những luận điệu chính “nổi cộm” như sau.

1) Bàn về chữ “trời” trong ca dao Việt: Sau khi dẫn chứng vài câu ca dao có chữ “trời”, đại khái như “Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm” các bố mừng nhặng lên viết "Ông Trời ấy, Đấng Cao Cả ấy không phải là một nguyên lý hay một ý tưởng mơ hồ, huyền hoặc, trừu tượng, nhưng tương tự như một con người có thể cảm thông được những nỗi vui mừng sầu khổ trong đời sống..." và bảo rằng dân ta đã biết “ông trời” là đức Chúa trời hay thần Jehovah hay Giê-xu trong Kinh Ước từ lâu. Từ đó kết luận rằng người Việt có “đạo trời”.

Thối không thể chịu nổi. Kẻ đã viết một câu như "Ông Trời ấy, Đấng Cao Cả ấy không phải là một nguyên lý hay một ý tưởng mơ hồ, huyền hoặc, trừu tượng etc…” thì rõ là đầu óc có vấn đề. Ai cũng biết chữ “trời” chỉ là tên gọi ban sơ cho một khoảng không xanh cao trên đầu mà người nguyên thủy ở mọi nơi dùng để phân biệt với đất, nước, gió, lửa… Cũng thế, trời trong tâm thức của dân Việt vô tính và tự nhiên như thời tiết. Nào có khác gì với ngôn ngữ Anh Mỹ với “it rains, it shines, it snows” vv... Ngay cả người tây phương còn không nói là “Jehovah rains, Jehovah shines hay Jehovah snows” cho đúng văn phạm Vatican nữa, hà cớ gì các bố chăn chiên này lại bày trò lôi thôi bói giòi ra bọ? Giả thử các bố vào nhà thờ Mỹ mà giảng bố láo kiểu này thì họ sẽ cho xe chở vào nhà thương điên ngay kẻo để lang thang ngoài xã hội thì thậm chí nguy.

Vả lại, nước ta vốn là một nước nông nghiệp; truyền thống dân gian Việt nam luôn phải quan tâm ước đoán về chuyện mưa nắng giông bảo qua bốn mùa theo tuần hoàn tự nhiên của vũ trụ mà trồng trọt cho đúng vụ đúng kỳ để mà có thóc gạo lương thực hầu sinh tồn.

Hình như anh cố đạo Đắc-Lộ (de Rhodes) mò đến An-nam vào khoảng đầu thế kỷ 17, là người đầu tiên bày ra cái trò đánh lận con đen này khi thấy dân ta hay nói đến trời trên đồng ruộng bèn thay chữ “Chúa Dêu” (âm từ tiếng La-tinh “DEUS”) bằng danh từ “Đức Chúa Trời” trong các bài kinh nguyện chữ Việt. May kịp thời, chứ không thì bây giờ dân gian lại có một câu ca dao thành “Chúa Dễu…dở” mất rồi! Trong khi ấy dân ta đã gọi “trời” từ cái thuở cuốn Cựu ước còn chưa ra đời, và anh cố dạo kia chưa lò dò đến đất ta.

Ở một phương diện khác trời là cái thiện tâm công bằng trong lòng mỗi người vốn rộng rãi thênh thang để con người sống hòa hợp với nhau và với thiên nhiên. Nhà chí sĩ và nho sĩ trong phong trào Văn Thân, Trần Cao Vân đã lột tả quan niệm này rất đặc sắc qua bài thơ sau đây:

 

Trời đất sinh ta có ý không?

Chưa sinh trời đất, có Ta trong

Ta cùng Trời Đất, ba Ngôi sánh

Trời đất sinh ta một chữ Đồng

Đất nứt ta ra, Trời chuyển động

Ta thay trời mở đất mênh mông

Trời che đất chở, ta thong thả

Trời, Đất, ta đây đủ hóa công.

Trong những lời ca dao mộc mạc, dân Việt luôn gần gũi tâm sự với trời như người bạn chân chất, hồn nhiên và hiền hòa chẳng hề mang một ý tôn giáo nào cả. Thảng hoặc họ bắt chước trẻ con gọi “ông trời” cũng tương tự như gọi “ông trăng” “ông sao” để vui đùa vô tư, tuyệt nhiên không hề hàm ý là Đấng Chúa Trời hoặc Đấng Toàn Năng bố khỉ nào theo quan điểm của Kitô giáo của các bố cho nhọc công. Họ biết trời rất chí công vô tư, không thù vặt và cuồng dâm (sadistic) như ông Jehovah, mà ông này …ở đâu nhỉ? Đó chỉ là một ý niệm mơ hồ trong đầu của các bố viết mấy cuốn sách trong bộ Kinh Ước mà thôi.

Dân ta cũng đếch cần biết ông thần này là ai, vì thế họ nào có sợ hải trời hay lập đền thờ “ông trời” khắp nơi như dân tây phương thờ thần Jehovah. Các bố chăn chiên cứ đi hỏi xem ở Việt nam có “đạo trời” với đền thờ nguy nga nào không? Giáo chủ là ai? Giáo hội nằm ở chỗ nào? Có ai bắt dân quê đến nhà thờ mỗi tuần mấy lần để đọc kinh không? Hay là các bố nhầm với dân Hy-lạp hay thờ thần mặt trời Apollo? Nhớ là hỏi cho kỷ và hiểu cho rõ để mà từ nay đừng nói càng nói bừa nữa. Hay là các bố chỉ bịp với đám con chiên mà thôi. Khổ nổi các bố không chịu “đóng cửa …nhà thờ dạy nhau” cho nên tui mới phải lạm bàn.

Trong quan điểm thần học về thượng đế Ki-tô giáo của người tây phương, Chúa Trời là tuyệt đối, chẳng thằng tây đen hay tây trắng nào dám phê bình chê trách bao giờ. Xem TV Âu Mỹ mà phát ngán; dân xã hội đen chuyên đâm thuê chém mướn, lúc nào cũng đeo trước ngực cái thập ác to đùng nhưng chúng vẫn giết người như nghoé không chùn tay. Thế thì chúng đeo như một món trang sức hay bùa hộ mạng, chẳng có chút ý nghĩa gì cả. Riêng đối với người dân Việt thì lắm khi cáu quá cũng coi “ông trời” như “nơ-pa”. Đã thế còn trách cứ ông trời khi xảy ra thời tiết cay nghịệt hay có chuyện bất công, thay vì gọi “ông trời” bằng “hóa công” lại còn hạ xuống là “hóa nhi” hay “con tạo” hoặc “trẻ tạo”.

Thế các bố không nghe câu “coi trời bằng vung” ư? Có nghĩa là coi trời chỉ bé bằng cái nắp đậy trên nồi nấu thức ăn. Chỗ này thì có hơi giống chuyện ông Jehovah trong sách ‘sáng thế ký’ của ông Môi-xê (Moses) ở Kinh Ước; các bố chăn chiên có thể …cầm nhầm được. Này nhé tui trích một đoạn:

6. Thiên Chúa phán: "Phải có một cái vung ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước."

7. Thiên Chúa làm ra cái vung đó và phân rẽ nước phía dưới vung với nước phía trên. Liền có như vậy.

8. Thiên Chúa gọi vung đó là "Trời". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.

Nếu theo sự cưỡng từ đoạt ý ngang như cua của các bố thì có một chỗ tui không hiểu trong chương này là tại sao Thiên Chúa gọi vung đó là "Trời". Diễn nôm là “Chúa trời gọi vung đó là Trời”. Thế là cái quái gì? Ai tạo ra ai? hay là “ông chúa trời” tạo ra ”ông trời”? Sao lại rắc rối quá vậy? Các bố không chịu bỏ thì giờ nghiên cứu thêm Kinh Ước hay hỏi Vatican giải thích hộ nhỉ? lại đi làm ba cái chuyện bao đồng ruồi bu. Hình như nền thần học Kitô của các bố là một mớ tạp pín lù “đầu ngô mình sở” không có một cơ bản luận lý xuyên suốt vững chắc, chỉ vì công đồng Nicea đã vội vả góp nhặt từ nhiều sách ‘cổ tích nhi đồng’ kịp cho ra lò tập Kinh Ước để phục vụ ý đồ đế quốc của Constantin. Các bố có thấy lời dạy của các hiền triết trong tam giáo Á đông trước sau vẫn là chân lý không?

Vậy thì để tui so sánh cho các bố thấy theo sách của ông Môi-xê nhé: Khi nghe dân Việt nói đến trời, Đắc Lộ vội thay chữ “Chúa Dêu” bằng danh từ “Đức Chúa Trời” là đã dẫn các bố tân tòng An nam đi xa Kinh Ước ngàn dặm rồi. Thầy tây ở Vatican của các bố chỉ giả vờ ngu thôi. Họ cũng biết chán là ‘Dieu’ và ‘Ciel’ là hai cái khác nhau. Cái mà dân ta gọi trời có vẻ tương tự như cái vung nói trên (tương tự thôi, chứ chẳng phải giống đâu) mà nay ta đã biết rõ là lớp ozone (O3) ở tầng bình lưu (stratosphere) bao phủ quả đất vừa là lớp chắn chống phóng xạ của tia cực tím (ultraviolet radiation) và vừa tồn trử dưỡng khí cho mọi sinh vật. Tây cũng gọi là ‘la voute du ciel”.

Tư tưởng siêu việt của các thánh nhân Á đông còn vượt trội hơn tư tưởng tây phương vì đã dự liệu sẳn cái mà các bố sẽ gọi là Thiên Chúa; đó là tương tự với ý niệm ‘Vô Cực’ của Kinh Dịch đã xuất hiện khoảng 6 ngàn năm trước ở Trung quốc, tương truyền là do Phục Hy sáng tạo, tương đương ‘Bất hành nhi hành’ của Lão giáo và với ‘Vô Vi’ (sa. asaṃskta, pi. asaṅkhata) trong nhà Phật; tức là Chân Như, không có gì thuộc về vật chất. Nếu đem nó xuống cho gần với ngành vũ trụ học thì đó là trạng thái của vũ trụ trước vụ nổ lớn “Big Bang”, theo khoa học tây phương ngày nay. Rồi từ Vô Cực nguyên thủy tiến dần đến Thái Cực, tức là ở trạng thái của vũ trụ tại thời điểm xảy ra Big Bang. Từ đó ta có Thái Cực đồ, hay Âm-Dương đồ (yin-yang), hay Bát Quái đồ miêu tả quan hệ giữa hai trạng thái của mọi thay đổi, chuyển dịch; thường được trình bày như biểu tượng hình tròn chung nửa đen nửa trắng quấn quit, và nhìn kỷ thì sẽ thấy trong đen có trắng, trong trắng có đen, tương tự câu kinh Bát Nhã: ‘sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc’. Đó cũng là chỗ người ta hay gọi “tam giáo đồng nguyên” là thế. Các tư tưởng lớn thường hay gặp nhau.

Ngoài ra, về sau các hiền triết Á đông còn phát triển ra thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Thuyết này chủ trương trời đất vạn vật đều có chung một bản thể như nhau, biết điều này là giác ngộ, không biết điều này là chúng sinh vô minh. Biết mình có chung một bản thể với Trời, và biết đường tu luyện sẽ trở về hợp nhất với Trời. Đó là Phối Thiên (theo các sách Trung Dung và Đạo Đức Kinh), và nhà Phật gọi là Phật tính. Nhưng Kitô giáo của các bố thì dứt khoát không chấp nhận chuyện người và chúa Trời ‘đồng nhất thể’ được. Đó là chỗ kẹt.

Đúng ra các triết gia tây phương về sau cũng có đồng quan điểm gọi là Thuyết Khởi thủy (Emanation theory) gom chung lại trong Mật giáo như Platonism, Neo-Pythagoreanism, Hermeticism, Freemasonry vv…nhưng bị Vatican triệt hạ tàn bạo qua các toà án dị giáo thời trung cổ, cho nên mới đưa châu Âu vào thời tăm tối hơn 5 thế kỷ cho đến khoảng năm 1000 TL mới thoát ra được

Một khi các bố chăn chiên ‘nhân cách hóa’ Vô Cực đại ngã thành một anh có râu xồm ngồi trên mây biết yêu giận ghét hờn là làm cho nó thành một “tiểu nhân” rồi. Các bố có thấy cái tầm thường của thần học Catô chưa đã nào? Không có cái dại nào hơn thế; vậy mà các bố lại hãnh diện đem cái đạo nhãm nhí ấy cố thuyết phục các dân tộc Á đông vốn thấm nhuần tư tưởng tam giáo vi diệu ư? Đúng là ếch nhái muốn to bằng con bò.

Lại nữa, ngày xưa quần chúng đa số là nông dân sống dưới sự cai trị của những giòng tộc chuyên chế gọi là quân chủ. Trong nước chỉ có vua là bậc độc tôn độc tài tự xưng mình là Thiên tử thi hành thiên mệnh, có nghĩa là việc trị nước là do con trời được sai xuống hành xử. Nếu gặp được minh quân thì thiên hạ được âu ca thái bình; còn gặp hôn quân thì trăm họ lầm than khốn khổ. Do cái quan niệm thừa mệnh trời này mà người dân thấp cổ bé miệng một khi gặp bất hạnh oan ức mới đem “ông trời” tức là “bố của vua” ra mà đá đít, ca…dao hành tội hoặc kêu than và mong những lời ấy vang vọng đến triều đình để kịp thời thay đổi những chính sách thất nhân tâm theo kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Như thế cho thấy dân Việt “khôn thấu trời”, chứ đâu tệ như mấy bố chăn chiên.

Tui cũng xin mách nhỏ để các bố hiểu thêm rằng trên internet hiện có một trang chuyên về ca dao Việt là e-cadao.com với hàng chục ngàn câu; các bố cứ vào đó tìm thử hai chữ “trời” (vô tính, tự nhiên) thì sẽ thấy có đến 148 trang word doc, còn “ông trời” (nhân cách hóa) thì chỉ vỏn vẹn có 7 trang thôi. Thế thì dân Việt đã thờ kính ông Jehovah ở chỗ nào?

Thôi nhé các bố; bỏ qua đi tám! Không khéo làm trò cười cho… khỉ. Nói chuyện với các bố sao mệt quá; dường như các bố chỉ hiểu tiếng La-tinh thôi thì phải?

 

2) Về Chữ Trời trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du: Như đã nói ở trên, các bố cho rằng chữ Trời trong truyện Kiều cũng có nghĩa là ông Trời, aka Hóa Công, aka Chúa Trời, aka thần Jehovah, và "triết lý trổi vượt dùng làm chủ đề cho toàn truyện là lòng tín ngưỡng của dân chúng Việt Nam nơi một vị Hóa Công mà chúng ta quen gọi là "Ông Trời".

Mèn đét ơi, nếu các bố còn ở bậc trung học mà giảng Kiều kiểu này thì các thầy dạy văn nện cho mấy hèo rồi đuổi vè xứ .. đạo mà chăn ... chiên thôi. Làm sao qua nổi cái cửa trung học của Việt nam để làm... ‘cha’? Hay vì các bố quen suy nghĩ theo kiểu ...tây Vatican cho nên nó ngờ nghệch đến thế? Thương thay! Học sinh Việt nào mà chẳng biết triết lý truyện Kiều nằm ở chỗ “tài mệnh tương đố” và “duyên nghiệp của nhà Phật”.

Nếu để các bố tán thêm thì chỉ sợ khi thừa thắng xông lên dám bảo Thuý Kiều khi được cứu thoát chết sau khi gieo mình xuống sông Tiền Đường đã theo... bà xơ Tê-rê-xa qua Ấn Độ để bịp thiên hạ thay vì qui y với sư bà Pháp Duyên thì bỏ mẹ.

Cho qua luôn ...đi bác tài. Mất thì giờ quá.

 

3) Bàn về “tam giáo đồng nguyên”: bố Cao Phương Kỷ cho rằng “Tam giáo (Phật, Khổng, Lão) là các đạo đều có niềm tin vào Đấng Tối Cao như Kitô giáo.”

Chỗ này cần phải giảng cho ông chăn chiên này rõ là tam giáo ở Á đông là ba minh triết dạy cho con người lối sống uyển chuyển phù hợp theo qui luật của thiên nhiên, mà nhà Phật thường gọi là “chánh pháp” đấy, cốt đạt đến chỗ an hòa tự tại và không chấp nhận một thần quyền tối cao nào cả. Các bố có hiểu câu “bình thường tâm thị đạo” là gì không nhỉ? Ngày xưa những lời dạy của các vị thánh nhân này được gọi là tông giáo, có nghĩa là lời giáo huấn theo từng tông phái mà không có sự hơn thua tranh chấp; do đó còn gọi là “tam giáo đồng lưu” rất hòa hợp, ví dụ Lão giáo, Phật giáo hay Khổng giáo. Chỉ đến khi (tà) đạo Ki-tô du nhập, vì tính cách độc tôn độc thần rồi dựa vào vũ lực tây phương và mua chuộc, áp bức dân chúng đổi đạo nên sinh kiêu ngạo mà tự cho mình là tôn giáo, với ý đề cao; mất cả chính danh và vì thế cũng mất luôn chính nghĩa.

Cũng nhờ tinh thần tam giáo đó mà xã hội Á đông từ ngàn xưa được ổn định, có tôn ti trật tự và đạo đức. Cũng nhờ tinh thần tam giáo đó mà mỗi dân tộc (tuy chung mà riêng) mới mang một ‘căn cước’ đặc biệt không dễ bị đồng hoá bởi những tín điều ngoại lai; và nhờ thế mà luôn giữ vứng được nền độc lập. Điểm khác biệt cơ bản là Tam giáo thì coi trọng lý trí, nâng cao “nhân vị”; trong khi Ki-tô giáo lại chà đạp con người thành nô lệ cho thần quyền, biến con người thành bầy cừu bầy chiên dễ sai khiến bởi một thiểu số tăng lữ lưu manh.

Bây giờ các bố chăn chiên Việt muốn “chơi bài ba lá nhập nhằng – hòa để hóa”, mong cấy một cái dị thể ‘đạo Kitô ngoại lai’ vào xã hội Á đông, nên vội tiêm những liều ‘cóc-ti-cô x-tê-roi’ mạnh để làm liệt kháng chủ thể. Tui nghĩ chắc cũng chỉ là việc “đội đá vá trời” mà thôi. Dân quê Việt không mấy thích cái mùi tây đầm nên chắc mô cấy ấy sớm muộn gì cũng bị đào thải.

Các bố chẳng thấy rằng cũng vì nhân danh một “ông thần không chân dung và không căn cước này”, mang đủ thứ tên giả mạo nào là Chúa Trời, Jehovah, Jesus, Allah, Brahma … mà nhân lọai chịu biết bao nhiêu cuộc chém.giêt tương tàn, máu đổ thành sông, xương chất thành núi cho đến nay vẫn chưa dứt. Để được gì? Chỉ để phục vụ cho một thiểu số chuyên nghề nói phét có lương xúi dục tín đồ “tử đạo” cho mình được yên thân vơ vét của ngon vật lạ thụ hưởng mà thôi. Lắm khi tui nghĩ trên bải chiến trường tôn gíáo này, mấy ông thần bố láo kia có nhận được ai là tín đồ của mình để… đem xe giấy đến rước lên cõi thiên đàng bánh vẽ của mình hay không? Thương thay. Mọi tang thương đều do sự cuồng tín vào “độc thần” mà ra. Xã hội Á đông vì có tam giáo nên nhân tình luôn hài hòa vì biết tự trọng và tự chế. Chỉ bị nhiểu nhương liên tục từ khi có các cố đạo bén mảng vào nhà mà thôi.

Các bố có thấy rằng các bậc thánh nhân trong tam giáo Thích Lão Khổng tuyệt nhiên không bao giờ bàn đến chuyện vớ vẫn trên trời, mà chỉ chuyên dạy con đường ngay cho người dưới đẩt thôi. Hãy bàn chuyện thế gian và sống vì thế gian và cho người khác. Minh triết nằm ở chỗ ấy.

Nhưng vì thế gian vẫn còn quá nhiều người dễ tin nên bọn chăn chiên chuyên nghiệp kia mới dở đủ trò bịp để được sống phè phởn lâu dài nhờ bán nước bọt, “miệng mồm đở tay chân”. Bà con có thấy đời sống ký sinh của bọn này trong xã hội hay không?

4) Bàn về “đạo hiếu” trong dân gian Việt: Trong các trang memaria.org, dongcong.net, conggiaovietnam.net, và catholic.org các bố chăn chiên đua nhau ca tụng về đạo hiếu. Có ông Nguyễn Chính Kết từ Việt nam viết bài “Ðạo Hiếu và vấn đề hội nhập văn hóa tại Việt Nam”, và có chua bên dưới câu tiếng Anh “Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia”. Kết viết “Tinh thần hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ khi còn sống, và đặc biệt khi đã khuất là một đặc tính gắn liền với bản chất của người Việt Nam, và cũng là một điểm luân lý chung quan trọng trong các tôn giáo Á Ðông cũng như trong Ki-tô giáo (?). Trước đây, chính vì thiếu tinh thần hội nhập văn hóa trong vấn đề đạo hiếu đối với tổ tiên mà biết bao người dân Việt Nam trước Công Ðồng Vatican II đã bị ngăn trở không trở thành Ki-tô hữu được. Vì thế, ngày nay, Hội Ðồng Giám mục Việt Nam đã coi đạo hiếu như một yếu tố văn hóa quan trọng làm điểm dựa và điểm xuất phát cho việc hội nhập văn hóa sứ điệp Ki-tô giáo tại Việt Nam..”

Chỗ này là Kết muốn ám chỉ đến sự cố vào năm 1742 khi GH. Benoit XIV, với thái độ ngạo mạn, công bố đạo luật “Bulle Ex Quo Singular” lệnh cấm người Á đông không đựơc thờ cúng tổ tiên, có lẻ lúc bấy giờ chàng khinh bỉ họ như lũ bán khai. Đạo luật này đã làm cho các tín đồ Ca-tô Á đông bỏ đạo hằng loạt, đã làm cho Vatican giật mình tái mặt. Thực ra, Benoit XIV cũng chỉ là làm theo lời phán của GH. Clement XI vào năm 1704 cấm tín đồ Ca-tô La mã không được thờ cúng tổ tiên, cấm đặt bài vị hoặc hình ảnh của người quá cố trên bàn thờ. Và Clement XI cũng chỉ nhắc lại lời (mất) dạy của Giê-xu trong sách Luke 14:26: “Bất cứ kẻ nào đến với ta mà không thù ghét cha mẹ, vợ con và anh chị em mình, thậm chí không ghét bỏ mạng sống của chính hắn, thì không thể là tín đồ của ta.” (If any man comes to me and hate not his father, and mother, and wife, and children, and brothers, and sisters, yea, even his own life, he can not be my discipline – Luke 14:26). Vậy mà bây giờ đám chăn chiên này ra rả chuyện “đạo hiếu đối với tổ tiên của dân ta” không biết ngượng. Mà bọn này có bao giờ biết ngượng đâu? Mặt đã trơ, trán đã dày.

Thấy sự truyền đạo bị dậm chân tại chỗ bởi đám tân tòng Á đông ương ngạnh nên đến năm 1939, GH. Piô XII mới ban hành đạo luật ‘Plane Compertum Est’ cho phép giáo dân Trung Hoa thờ cúng tổ tiên như xưa. Rồi năm 1964 Công đồng Vatican II bãi bỏ lệnh cấm thờ tổ tiên; nhưng đám con chiên Việt “ngấm thuốc” phải mất một thời gian dài mới bắt đầu học cách dâng hương trước bàn thờ gia tiên trong dịp cưới hỏi hoặc ngày giỗ v.v...với khăn đóng áo dài cổ truyền. Có lúc họ còn xây mái nhà thờ uốn cong như nhà chùa làm dân lương (thiện) cứ đi lộn mãi. Dù nói thế chứ mãi đến nay dân Catô vẫn còn rất vọng ngọai theo quán tính... như LM. Cao Vĩnh Phan trong nước đã viết “Một nhận xét khác của người ngoài thiết tưởng cũng cần nhắc lại ở đây là người Việt Nam Công Giáo cũng rất vọng ngoại! Điều đó thể hiện qua phụng vụ và kiến trúc. Thật vậy, người ta thấy trong sốcác nhà thờ mới xây hầu hết là bắt chước lối kiến trúc theo kiểu tây phương hoặc lai tây. Nhà thờ phải có tháp có "đôm"(dome) mới được! Không biết đến bao giờ người mình mới gột bỏ được cái tinh thần vọng ngoại đó và trở về với văn hóa dân tộc!”

Một số bố chăn chiên lô-can liền tiếp tay Vatican trong chiến lược mới, “tìm đường cứu ... đạo” như Lương Kim Định, gốc Hà Nam nhưng dạy đạo ở Bùi Chu, đã bỏ ra gần hết đời học hỏi Nho giáo và viết nhiều sách về Nho giáo, sáng chế một loạt các ý mới mà một thời đã được bộ máy tuyên truyền Ca-tô cho là “một triết gia sáng giá”, nào là Minh Triết trong Trống Đồng, Triết Lý Việt Nam hay Việt Triết, Thái Bình Minh Triết, Tổ chức An Việt, Việt Linh, hầm bà lằng Phú lang sa, đến nổi học giả nổi danh Nguyễn Hiến Lê bị choáng váng phải thốt lên: “Thật lạ lùng! Người có công nghiên cứu đạo Khổng nhất, đề cao Khổng nhất ở nước ta từ trước đến nay lại là một người Công giáo: giáo sư Lương Kim Định”. Đúng là lạ lùng đứt đuôi con nòng nọc chứ còn gì nữa. Ông Định không làm việc này vì nền văn học của nước nhà mà chỉ phục vụ Vatican thôi. Mục đích của ông là chế tạo thêm vũ khí mới để bắn thủng bức tường thành văn hóa ruộng nước dân ta cho Vatican xâm nhập ồ ạt hơn; nâng nó lên để rồi đạp xuống dưới chân ... Chúa Trời. Đúng là áp dụng chiến thuật của Mao Trạch Đông “lùi một bước để tiến ba bước”. Gian thấy mẹ! Cũng may là “triết lý vụn” của ông không thuyết phục được ai nên cũng đành đóng bụi ở nhà thờ mà thôi.

Về việc tiến hành nghi thức lễ lạy trước bàn thờ tổ tiên, con chiên cũng phải chờ Hội Đồng Giám Mục (của miền nam trước 1975) ra chỉ dẫn mới dám làm như sau:

“Chúng tôi, các Giám mục chủ tọa Khóa Hội thảo VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha Trang ngày 12-14 thánh 11 năm 1974, đồng chấp thuận cho phổ biến và thi hành trong toàn quốc, những quyết nghị của Ủy Ban Giám mục về Truyền Giáo Phúc Âm ngày 19 tháng 4 năm 1972, chiếu theo Thư Chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam ngày 14.6.1965, về các nghi lễ tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, như sau:

“Để đồng bào lương dân dễ dàng chấp nhận Tin Mừng, hội nghị nhận định:“Những cử chỉ, thái độ, lễ nghi (sau đây) có tính cách thế tục, lịch sử, xã giao, để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính và tưởng niệm các Tổ Tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ; Nên Được Thi Hành Và Tham Dự Cách Chủ Động” (Thông cáo HĐGMVN, 14.06.1965).

1. Bàn thờ Gia Tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như Hồn bạch...

2. Việc đốt nhang hương, đèn nến, trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ Tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.

3. Ngày giỗ cũng là ngày “Kị nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã...và giảm thiểu, canh cải những lễ vật để biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.

4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm “Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên” trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.

5. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng, quen gọi là “Phúc Thần” tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc, hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải vì mê tín như đối với các “yêu thần, tà thần”.

Trong trường hợp thi hành các việc trên đây sợ có sự hiểu lầm; nên khéo léo giải thích qua những lời phân ưu, khích lệ, thông cảm... Đối với giáo dân, cần phải giải thích cho hiểu việc tôn kính tổ tiên và các vị anh hùng liệt sĩ, theo phong tục địa phương, là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con cháu, chứ không phải là những việc tôn kính liên quan đến tín ngưỡng, vì chính Chúa cũng truyền “Phải thảo kính cha mẹ”, là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa.

Tại Nha Trang, ngày 14 tháng 11 năm 1974

Ký tên:

- Philipphê Nguyễn Kim Điền Tổng Giám mục Huế

- Giuse Trần Văn Thiện Giám mục Mỹ Tho

- Giacôbê Nguyễn Văn Mầu Giám mục Vĩnh Long

- Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang Giám mục Cần Thơ

- Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận Giám mục Nha Trang

- Phêrô Nguyễn Huy Mai Giám mục Ban Mê Thuột

- Phaolô Huỳnh Đông Các Giám mục Qui Nhơn

(trích báo SACERDOS)

 

Đọc qua thì ta thấy Nguyễn Chính Kết cũng chỉ cố gắng “làm rõ” cái quyết nghị trên. Kết đã kết luận bài “Ðạo Hiếu và vấn đề hội nhập văn hóa tại Việt Nam” thâu tóm như “memo” cho một sách lược mới như sau:

“Ðể kết luận, chúng ta thử đưa ra một số những việc làm cụ thể để có thể đưa tinh thần đạo hiếu của Kitô giáo vào trong lòng dân tộc, và để cùng hòa nhập với các tôn giáo khác trong tinh thần đạo hiếu.

1. Thanh Minh và Vu Lan là những lễ hội mang tính văn hóa dân tộc nhấn mạnh đến lòng thảo hiếu đối với cha mẹ hay tưởng nhớ đến những vị tổ tiên đã khuất bóng. Vì thế, tuy chúng ta đã có cả tháng 11 để kính nhớ và cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà tổ tiên đã khuất, nhưng chúng ta nên đồng hành cùng với dân tộc mình trong tinh thần đạo hiếu này bằng cách:

+ phát động nơi người Kitô hữu lòng hiếu thảo và sự tưởng nhớ cầu nguyện cho tổ tiên vào những lễ hội dân tộc ấy, và vào ngày cuối năm là dịp đa số người Việt tưởng nhớ đến cha mẹ còn sống và ông bà tổ tiên đã khuất bóng một cách đặc biệt.

+ có những nghi thức phụng vụ và á phụng vụ thích hợp song song với những nghi thức của Phật giáo và đạo thờ cúng Tổ Tiên vào những dịp lễ hội này.

2. Khuyến khích làm bàn thờ gia tiên trong gia đình. Ðây là một cách làm cho người Kitô hữu gần gũi với đồng bào mình ở trong các tôn giáo. Vì trong các gia đình người Việt, thường có bàn thờ tổ tiên. Vả lại, qua dấu hiệu này, các tín hữu các tôn giáo khác cũng cảm thấy gần gũi với người Kitô hữu trong việc hiếu thảo này.

3. Tưởng nhớ đến công ơn tổ tiên của dân tộc Việt Nam cùng với các anh hùng dân tộc vào dịp giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/03 âm lịch mỗi năm. Nếu mỗi gia đình đều có tổ tiên để kính nhớ, thì cả dân tộc cũng thế. Thiết tưởng chúng ta cũng nên tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên dân tộc mình đặc biệt trong thánh lễ ngày giổ tổ. Chẳng lẽ chúng ta chỉ dành bổn phận cúng giỗ tổ tiên dân tộc cho những anh em tôn giáo khác làm, còn mình thì không sao?

4. Làm bàn thờ tổ tiên của dân tộc trong các nhà thờ. Nếu mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên, thì tại mỗi nhà thờ, nên có một bàn thờ kính nhớ tổ tiên của cả dân tộc ở một chỗ nào đó thuận tiện, thích hợp và danh dự, nhất là tại những nhà thờ lớn có tầm quan trọng quốc gia. Khuyến khích tinh thần thảo hiếu đối với tổ tiên cả nước là một cách gợi lên ý thức dân tộc, củng cố lòng yêu nước thương nòi, bày tỏ được lòng biết ơn đối với tiền nhân. Nếu chúng ta biết tôn kính những vị thánh ở tận đâu đâu, nhưng tổ tiên của dân tộc rất gần gũi với chúng ta mà chúng ta lại quên không nhớ đến, thì làm sao đồng bào của chúng ta cảm phục chúng ta được?

5. Lễ Vu Lan cũng là dịp các chủ chăn nhắc nhở giáo hữu về lòng biết ơn đối với những ân nhân của mình: ơn Thiên Chúa, ơn Giáo Hội, ơn tổ quốc, ơn xã hội, v.v... Ðồng thời khuyến khích có những hành vi cụ thể biểu lộ lòng biết ơn ấy.”

Đọc cái quyết nghị này, bà con phi-Kitô từ nay phải đóng cửa gài then cẩn thận đấy nhé. Một ngày nào đó nhà thờ cũng làm lễ “Vu Lan” nữa đấy. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện mà lị!” Ở hải ngoại hình như đám dân chúa đang muốn tổ chức rùm beng “Ngày cho Mẹ” (Mother day) của Anh Mỹ để cạnh tranh với lễ ‘Vu Lan Nhớ Mẹ’ của Phật giáo. Quyết nghị 1974 nói trên cũng là khởi điểm cho việc phát động “Phong trào Liên Tôn” về sau, và hình như vài chức sắc Phật giáo háo danh lúc bấy giờ đã có tên trong sổ lương của Catô, chứ không phải mới đây ở hải ngoại dùng để chống cộng như nhiều người lầm tưởng.

Một trang khác có bố chăn chiên viết: “Phải công nhận người Á Châu nói chung, và Việt Nam ta nói riêng rất trọng chữ hiếu. Có như vậy nên thờ kính ông bà tổ tiên gần như trở nên một tôn giáo theo nghĩa rộng và ta thường gọi là “Đạo Ông Bà”.

Mẹ kiếp, đạo ở đây có nghĩa là "con đường", và ngay trong tiếng Hán cổ đã có nghĩa "phương tiện", "nguyên lý", "con đường chân chính", “con đường sống chân thật” chứ chẳng có nghĩa tôn giáo như ‘tà đạo’ Ki-tô hiểu. Danh từ ‘Đạo ông bà’ đúng ra là “đạo thờ cúng ông bà” chỉ xuất hiện dưới chế độ Cộng Hòa Ca-tô đệ nhất, khi mỗi tờ đơn đều có khoảng hỏi về ‘tôn giáo’. Người dân phi-catô, nhất là Phật tử thường ghi là ‘đạo ông bà’ để tránh bọn mật vụ theo dõi trù dập; đơn giản chỉ có vậy. Cũng vì thế mà các chế độ Ca-tô báo cáo với Vatican là dân Việt đa số theo “đạo ông bà”, chứ số lượng Phật tử thì không đáng kể, còn thua cả phe ta nữa.

Đáng buồn là cũng cái đám chăn chiên này trước kia bênh vực Vatican hết mình, kêu gào dân chúa dẹp bỏ bàn thờ gia tiên; thì nay cũng chính đám này luyện lưỡi dẽo như rắn ca tụng sách lược mới. Chỉ có lũ dân ngu khu đen lở theo (tà) đạo đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vì còn kiếm đâu ra bài vị của cha ông đã bị đạp đổ?

Bổng dưng trong một ngày đẹp trời tui đọc thấy bản tin này trên một trang điện tử trong nước mới biết Nguyễn Chính Kết là ai mà giật mình: “Như Báo CATP đã đưa tin, ngày 13-3-2007 cơ quan ANĐT CA TPHCM đã ra quyết định truy nã số 03 đối với Nguyễn Chính Kết, SN 1952 tại Hà Tây, thường trú tại 6/8A Quang Trung, P8QGV, vì đã có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN và trốn đi nước ngoài nhằm chống phá chính quyền nhân dân (vi phạm điều 88 và 91 BLHS). Đang tu học dở dang tại Giáo hoàng Học viện Đà Lạt, Kết đã xuất tu để lấy vợ, sinh con sau đó ngông cuồng tự xưng "giáo sư Thần học", "ngôn sứ" viết nhiều bài tỏ thái độ ngạo mạn với các vị chức sắc và Giáo hội Thiên chúa giáo, cũng như xuyên tạc chống phá đất nước. Đáng nói hơn, trong 3 tháng trốn ra nước ngoài vừa qua, Kết đã dựa vào những tên khủng bố, lừa đảo của cái gọi là "đảng Việt Tân" (tàn dư của tổ chức khủng bố Hoàng Cơ Minh - xem kỳ 2 bài này) để được cho ở trọ, cơm ăn, ít tiền xài vặt, vé tàu xe đi đây đó. Một số báo đài của người Việt ở hải ngoại đã đăng nhiều bài tỏ thái độ khinh miệt, gọi Kết là kẻ đã "chết" về nhân cách!”

Đối với giới trí thức người Việt phi-catô thì dù biết được sự trí trá gian manh của đạo Ki-tô và quỉ quyệt của Vatican nhưng đa số hay lẫn tránh khi đề cập đến vấn đề này, dù ở phương tây người ta đã vạch mặt chỉ tên với quá nhiều sách báo, bởi nhiều lẽ;

Trước đây trong miền nam và nay ở hải ngoại thì: 1) Quán tính sợ sệt còn sót lại sau một thế kỷ làm nô lệ dưới các chế độ Ca-tô trị từ thực dân Pháp cho đến Cần lao đảng trị. 2) Muốn được yên thân, dĩ hòa vi quí, vì thế mà dân chúng không hiểu hết được những mưu ma chước quỷ của đám tay sai ngoại bang này để đề phòng; trong khi đám dân chúa có chỉ đạo theo hệ thống, làm bất cứ việc gì dù thô bạo miễn lợi cho tôn giáo của mình. 3) Trình độ nói chung chưa phân biệt được trắng đen, nên vẫn cho ‘đạo nào cũng dạy điều tốt cả’ nên chuộng thái độ ‘mũ ni che tai’. 4) Khi di dân ra nước ngoài thì e ngại đám mafia Ca-tô cuồng tín ‘bề hội đồng’ gây thiệt hại cho công ăn việc làm và ngay cả sinh mạng, không khác gì đám khủng bố Hồi giáo, như tuần báo Việt Weekly và một số nhà báo khác trở thành nạn nhân của lũ thô bạo này khi dám nói lên sự thật ngược với chủ trương của đám này.

Ở miền bắc thì suốt hai mươi năm chiến tranh đảng CS và nhà nước cấm bất cứ hoạt động tôn giáo nào nên không có vấn đề an ninh trầm trọng gì phải đối phó. Nay, sau khi thống nhất cả nước và mở cửa với thế giới, một mặt thì đảng CS và nhà nước VN luôn canh chừng và khuyến khích đám dân chúa quay về với dân tộc xa lánh bàn tay sắt của Vatican, mặt khác thì hòa hoãn với họ để lấy lòng giới tư bản quốc tế và chứng tỏ chính sách tự do tôn giáo trong nước, nên càng không muốn phổ biến những nghiên cứu trung thực làm “mất đoàn kết tôn giáo”. Theo vậy thì ta cũng thấy chủ trương kêu gào ‘tự do tôn giáo’ là từ phía Kitô muốn khuynh loát xã hội kẻ khác. Nhà cầm quyền trong nước thừa hiểu sức mạnh của ngoại bang và Vatican luôn là một lực lượng đe dọạ và có khả năng lật nhào mình khi cơ hội đến. Và ngược lại bọn ngoại bang và Vatican cũng thừa biết khối Ca-tô Việt lưu vong là những con cờ khuynh đảo có lợi cho mình nên lúc nào cũng nuôi dưỡng để sử dụng về sau. Do đó chính sách ‘dân tộc hóa Ca-tô’ mà đám dân chúa hay kết án là ‘giáo hội quốc doanh’ của nhà cầm quyền trong nước là một chủ trương cực kỳ đúng đắn như Trung quốc đã làm đẻ giữ vững nền độc lập quốc gia.

*

Xét qua các chuyển động “tư duy” xoay chiều, chịu nhún mình của giới chăn chiên về văn hóa Việt; chính quyền trong nước và đồng bào càng nên đề cao cảnh giác. Nay thấy các bố chăn chiên Ki-tô đua nhau ca....dao, nên tui muốn chép lại và lời nhận xét thâm thuý của giáo sư Trương Tửu (đã dạy trường Dại học Sư Phạm Hà Nội, trước khi liên hệ đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm với nhóm của cụ Phan Khôi) đã viết trong phần mở đầu ghi là “Trước Khi Vào Đề” của cuốn “Việt Thi Việt Nam” chuyên bàn về ca dao Việt, xuất bản năm 1935 tại Hà Nội:

“Phong dao Việt nam rất có thể là linh hồn Việt nam xưa, xã hội Việt nam xưa nếu ta biết nghiên cứu nó một cách hợp lý và thông minh. Nếu quả dân Việt nam có một đặc tính cách biệt hẳn với những dân khác – nhất là với dân Trung hoa – thì đặc tính ấy, theo ý tôi, ta có thể tìm thấy được bằng cách nghiên cứu những ca dao, cái tiếng nói trung thành nhất của dân gian. Đọc hết những ca dao truyền tụng lại, ta sẽ thấy nổi bật lên cái tinh thần độc lập của dân ta và cái nổ lực liên tiếp của tổ tiên ta đã thực hành trong bao nhiêu thế kỷ để tránh nạn Trung quốc hoá. Nhờ sự nổ lực phi thường này mà hiện giờ chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta vẫn giữ được trong cõi ý thức một tinh túy Việt nam, cái tinh túy mà văn hóa Trung quốc chỉ đã kết tinh lại chứ không thể nào thôn tính được.”

“..... Khối tinh thần dân tộc đó đã may mắn được nhiều điều kiện kinh tế, lịch sử và địa dư riêng của xứ Việt nam ủng hộ cho thắng đoạt được cái tai nạn Trung quốc hóa.”

“.... Tất cả chúng ta trong thời kỳ thơ ấu ai đã chẳng say sưa với vài cuộc hát của đồng nội. Ai chẳng đã được nghe bà mẹ hiền từ với cái giọng ru con, ca hát bằng tiếng nói của đất nước truyền khẩu lại? Riêng người viết những giòng này, ngay hồi nhỏ đã hấp thụ được cả một giáo dục tình cảm chỉ nhờ có những thơ phong giao véo von bên lũy tre xanh hay trên thảm lúa vàng. Mỗi khi nghe cô gái quê cất tiếng: “Ai ơi đợi mấy tôi cùng” hoặc “con cò lặn lội bờ sông...” là một lần tâm hồn tôi lại hồ như đón nhận được một rung động ảo huyền. Những vần thơ mộc mạc ấy; với cái nhạc điệu Việt nam ấy, quả đã xúc tích một mối cảm mênh mang đủ hiệu lực gọi thức dậy tất cả những thớ tim của con người DÂN VIỆT NAM CHÚNG TA, TRONG MẤY NGHÌN NĂM VẪN LÀ MỘT LINH HỒN GIÀU VÀ MẠNH. Linh hồn ấy đã nối liền vào nhau, trên cái xứ sở này, hơn hai chục triệu người (GCTG: bây giờ đã hơn tám chục triệu rồi) biết sống, biết chiến đấu hằng 40 thế kỷ. Linh hồn ấy, sức chiến đấu ấy còn để dấu vết lại trong các ca dao Việt nam đầy âm thanh, đầy hơi nóng.” (Ghi chú: Chữ in hoa cũng là của tác giả Trương Tửu)

Đọc xong các đoạn này ta cảm nhận được gì? Trương Tửu viết vào năm 1935 là thời kỳ nước nhà vẫn còn bị Tây đô hộ. Ông muốn nhắn gởi một lời qua tình tự ca dao mà kêu gọi dân Việt hãy quật cường kháng chiến để đánh đuổi thực dân ra khỏi bờ cõi dưới ám chỉ “cái tai nạn Trung quốc hóa”. Đọc xong, ai là người tự nhận mình là người Việt mà không chan chứa bao nhiêu xúc cảm như ông và thương cho thân phận của một sĩ phu đang sống nhục trong vòng nô lệ.

Do đó, tui chỉ mong các bố chăn chiên và dân chúa sau khi đọc những đoạn trên nên lắng tâm suy nghĩ cho kỷ khi sử dụng méo mó ca dao dân Việt vào việc phục vụ cho Catô giáo ngoại lai. Nếu còn chút lương tri thì nên “hồi đầu thị ngạn” để được dân tộc mở vòng tay chào đón. Không lẻ cứ cúi đầu phục vụ ngoại bang mãi sao?

Nói thì dễ, nhưng với vòi bạch tuột chằng chịt của Vatican và đám chăn chiên tôi tớ có lãnh lương, dễ nào chịu buông tha cho dân Việt, do đó cuộc chiến không khói súng vẫn còn gay go. Riêng tui khi tìm hiểu ví sao bổng dưng các bố chăn chiên đâm ra khoái ca dao, truyện Kiều đã thấy được sợi dây xuyên suốt của sách lược này và từ đó lý giải được vì sao mà các bác dân chúa hải ngoại độc quyền bao thầu, len lõi và giật dây các tổ chức hội đòan có dính líu đến các chế độ cũ miền nam; lại còn tìm cách liên kết dân chúa trong nước chống cộng và chống Việt nam điên cuồng cho đến nay. Mọi chuyện đều vẫn nằm trong “một cuộc chiến tranh Ki-tô xâm nhập đất Việt” chưa dứt, dù chuộc chiến nam bắc đã tàn hơn 30 năm rồi.

Chuyện dài “nhân dân .. tự vận” vẫn còn dài, xin đón xem hồi sau sẽ rõ.

 

Thiên Lôi

Tháng 8, 2007

 


Các đề tài về Ông Trời trong sachhiem.net:

- "Ông Trời" Không Quen Biết "Thượng Đế"! (Trần Chung Ngọc)

- Có Jehovah trong Ca dao Việt ? !! (Thiên Lôi)

- Nhân Chuyện Khám Phá Có Jehovah Trong Ca Dao Việt của Thiên Lôi

- Nhân đọc “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam" (Sơn Dã Bần Phu)

- “Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)

 

http://giaodiemonline.com/2007/08/nhanchuyen.htm