Ý Kiến Cho Một Lá Thư

Về Việc Một Người Bỏ Phật Theo Chúa

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy01.php

23-Jun-2014

LTS: Ngày xưa, khi mới đến những nước nghèo, các nhà truyền giáo dụ dỗ tân tòng rất dễ. Có khi cả một làng cùng theo "Chúa" một lượt. Giáo hội Vatican ví đó như là việc "quăng lưới chài cá" của các môn đệ của Chúa, không cần quảng bá trên báo chí từng người để khoe, chỉ cần "ban" thêm chức cho các nhà truyền giáo. Còn những con cá bị lọt lưới, những người đã cải đạo, sẽ có đủ phần thưởng rồi. Chẳng những được no cơm ấm áo (đạo cơm đạo gạo) mà nhiều người còn được thêm chức vụ trong đạo, ngoài đời, làm chỉ điểm, làm tay sai cho chính quyền thực dân đi ruồng bắt kẻ cứng đầu không theo họ. Nhưng ngày nay, tuy vẫn còn nhiều dân nghèo, nhưng đa số cũng có chút hiểu biết, chưa đến đỗi phải hy sinh truyền thống để được cơm áo gạo tiền. Vả lại, số người Âu Mỹ nắm tay nhau "bỏ nhà thờ" không thể đếm nổi. Cho nên, mỗi lần có một người cải đạo thì Giáo Hội phải nhọc công viết sách, viết báo, quảng cáo... đủ chuyện chỉ để "khoe" từng trường hợp. Có lẽ việc truyền giáo ngày nay cam go hơn nhiều. Cái giá đổi đạo cũng tăng lên, thay vì cơm gạo thì phải là "máy vi tính", laptop, i phone, v.v... (xem trường hợp cô Phương Uyên, hay một số các "con bài dân chủ" ở VN: "Những Đồng Tiền Bẩn", và VIỆT TÂN, PHƯƠNG UYÊN VÀ NGÔ ĐÌNH DIỆM.) Thỉnh thoảng người ta thấy những bức điện thư chuyển ra các diễn đàn "khoe" ông bác sĩ này, bà giáo sư nọ đầu quân theo Chúa, "trở lại đạo" (làm như tất cả các đạo khác là "sai đường" tất cả). Và đó là nguyên nhân cho bài viết sau đây. Xin mời các bạn đọc thưởng thức. (SH)

Tôi được bạn bè gửi cho bài viết của linh mục Nguyễn Hữu Thy 'Sau 20 năm theo Phật giáo, Paul Williams, một giáo sư người Anh đã khám phá ra chân lý Kitô giáo' của Lm. Nguyễn Hữu Thy, và muốn tôi cho biết ý kiến.

Tình thật tôi chẳng hơi đâu xía vào chuyện của những người nay theo đạo này mai theo đạo khác, như chuyện của nhà sư Nguyễn Huệ Nhật, một người mà Nguyễn Hữu Ba cho rằng, vì không đủ học vấn để mưu sinh ở đời, theo Phật thì không được hưởng thụ ngũ dục, nên cách hay nhất là đầu quân vào Phản Thệ, cơm được dư no mà bò thì mặc sức cỡi không cần che giấu như bên Catô, ngoài ra còn được khối người trọng vọng, như các mục sư Warren Jeffs, David Koresh (kể ra hai tên chứ còn rất nhiều) mà đàn bà ngủ với các ngài tựa như được ngủ cùng Chúa.

Tôi tôn trọng sự lựa chọn của Paul Williams. Tôi không biết, mà cũng không muốn biết nhiều về tác giả này, nên không có ý kiến về cá nhân ông ngoài việc chúc ông may mắn với con đường mới của mình.

Tôi chỉ cho phép lạm bàn về cái nhìn đối chiếu giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, được trình bày qua linh mục Nguyễn Hữu Thy (NHT) về Paul Williams, và cũng là đề tài cho bài nhận xét khiêm tốn này.

-1-

NHT: Khi quan sát khuynh hướng tôn giáo của người Âu Mỹ ngày nay, người ta nhận thấy rằng một số không nhỏ trong họ, mà đa số thuộc thành phần lớp người trẻ, đã tỏ ra lãnh đạm thờ ơ đến bỏ quên đức tin Kitô giáo truyền thống của cha ông mình để đi tìm hiểu và gia nhập các tông phái Phật giáo tại các nước Á Châu, nhất là ở Ấn Độ và Tây Tạng.

TTS: Vậy thì theo chính nhận định của cha Nguyễn Hữu Thy, Thiên Chúa giáo đã mất thế đứng ở Âu Mỹ, nhưng giáo dân luôn tự hào về Âu Mỹ, xem đó là căn cứ địa của Kitô giáo, và mỗi lần không biện luận được thì cách hay nhất là nói rằng có dân số 1,3 tỉ, và tổng thống Mỹ luôn tuyên thệ nhậm chức trên cuốn bible, và câu phương châm của Hoa Kỳ là 'in God we trust' (http://en.wikipedia.org/wiki/E_pluribus_unum). Khi nó mất thế đứng, cũng như con rết trăm chân, dù rết có ngã nó vẫn nắm trên chính đống chân của nó.

Tôi dự đoán rằng, khi mà khoa học lượng tử ngày càng phát triển, con người ngày càng được khoa học khai mở trí tuệ, thì sớm hay muộn, ánh sáng sẽ xua đuổi bóng đêm. Ở Âu châu ánh sáng đã rất có ưu thế, ở Mỹ Châu thì còn phải đợi thêm chừng hơn thế kỷ nữa.

Lớp trẻ là ai? Dĩ nhiên là hậu duệ và là rường cột của các quốc gia Âu Mỹ, trừ Ba Lan và các nước vừa mới thoát khỏi gọng kềm của Liên Bang Xô Viết. Người bỏ Ky Tô giáo theo Phật tuy nhiều, nhưng nhiều hơn vẫn là số bỏ Chúa Trời chỉ vì không thể tiếp tục tin như người trung cổ kém học, và họ không theo một tôn giáo nào, họ tự nhận vô thần và còn hãnh diện về tính cách vô thần của mình (https://www.facebook.com/ImProudToBeAtheist).

Còn truyền thống là gì? linh mục Thy có vẻ thích từ truyền thống và cho đó là một giá trị tôn quý,  vậy mạn phép xin được hỏi tại sao dân Âu Châu bỏ Chúa là đánh mất truyền thống của cha ông, còn dân Việt bỏ đạo gốc theo Jésus thì có đáng được cha Thy cổ xúy không? Nếu chúng ta so sánh thêm một tí, sẽ thấy Âu Mỹ tuy bỏ đạo 'truyền thống' nhưng không theo giặc cướp. Ngày nay, nhân dân VN, gần như ai cũng biết đạo Thiên Chúa vào VN đã kéo theo quân Pháp xâm lăng chứ không phải chỉ thụ động theo chân quân xâm lăng như lâu nay được hiểu. Khi Pháp chưa biết VN là nước nào, ở đâu, thì chính Alexandre de Rhodes, vào năm 1652 đã đến Paris, yêu cầu Louis 14 gửi quân sang VN, hòng biến VN thành một 'nước Cha trị đến'. Tôi hy vọng rằng chương trình sử dạy cho học sinh VN nên phân tích và trình bày sự thật về vai trò đắc lực của đạo Gia Tô đối với thực dân Pháp trong công cuộc đánh chiếm và dẹp tan kháng chiến Cần Vương vào thời Nguyễn.

-2-

NHT: Những điểm tương đồng giữa Phật giáo và Kitô giáo

Thoạt nhìn qua, người ta nhận thấy rằng xét về phương diện luân lý thực hành, giữa Phật giáo và Kitô giáo có những điểm tương đồng, như:

- Từ bi – bác ái;

- Lấy ân báo oán, hỉ xả – Không hận thù, nhưng tha thứ và chúc phúc cho kẻ làm hại mình;

- Đáp trả lại bạo động bằng sự nhẫn nhục và tình yêu thương;

- Không để lòng mình dính bén vào các sự vật chóng qua, nay còn mai mất;

v.v…

TTS: Tôi không biết đạo Kytô dựa vào đâu để cho rằng họ là đạo bác ái? Hãy cứ đưa kinh Thánh cho một người chưa có ý niệm về tôn giáo, bảo họ đọc, và hỏi họ xem đó có phải là cuốn sách dạy về bác ái từ bi bỏ qua hận thù nhẫn nhục và yêu thương không? Nếu tôi không lầm thì toàn thể hai cuốn kinh Cựu, cũng như Tân ước, chỉ nói về cơn giận dữ của đức Chúa Trời, lời nguyền rủa kinh khiếp của ngài trên loài người; khoe khoang phép lạ, nói dóc (nghĩa là thêu dệt vô bằng chứng) về quyền lực vô biên của Chúa Cha và Chúa con; cũng có dạy những điều bác ái, nhưng rất giả tạo.

Chẳng lẽ cứ phải lập lại lập đi những lời của kinh Thánh ra đây để minh chứng?

Chẳng hạn đạo Chúa khuyến khích nói dối để vinh danh Chúa, điều mà đối với đạo Phật là giới thứ tư, tuyệt đối không vì bất kỳ lý do gì cho phép nói dối trừ phi phải nói dối để cứu mạng sống.

Bác ái có thể có trong tim của những kẻ mà miệng họ đã từng nói như thế này hay sao:

Trong sách kinh Rô ma, thánh Phao lô nói: “Nhưng nếu lẽ thật đức Chúa trời bởi sự nói dối của tôi mà được vinh hiển lớn hơn thì sao tôi còn bị xét đoán như kẻ có tội. (Roma 3:7- Thánh kinh Hội Mỹ quốc).

Bác ái ư? Nghe đây, bác ái của đức Chúa Trời thực khủng khiếp, còn hơn cả mọi rợ thời ăn lông ở lỗ, nếu khác tín ngưỡng là giết tuyệt giết tận:

«Lúc kéo quân đến tấn công một thành nào, nếu Thiên Chúa cho các ngươi hạ được thành đó, phải giết hết đàn ông trong thành, nhưng bắt giữ đàn bà, trẻ con, súc vật, và chiếm giữ các chiến lợi phẩm...bên trong lãnh thổ Chúa ban cho, phải diệt hết mọi sinh vật. Phải tận diệt dân Hê-tít, A-mo, Ca-na-an, Phê-rết, Hê-vít và Giê-bu như Chúa đã truyền dạy. Như vậy họ không còn sống để dụ dỗ đồng bào họ làm tội ác, thờ cúng thần của họ mà mang tội với Chúa.» (Phục Truyền 20: 12-18)

Lấy ân báo oán ư? Phải bụm miệng lại mà cười sằng sặc lên thôi! Sao mà trâng tráo đến không còn chỗ có thể trâng tráo hơn. Trong Luca:19:27 nghe Chúa lấy ân báo oán như sau:

«Hãy mang những kẻ thù của ta ra đây, những người không muốn ta ngự trị họ, và giết chúng ngay trước mặt ta.»

Tôi sẽ bàn thêm về việc lấy ân báo oán trong kinh Thánh Mathieu ở phía sau.

Trái với lời kinh Luca trên, giới thứ nhất của Phật tử tại gia là không được giết hại, ngay cả mạng sống của con vật cũng được đức Phật yêu thương và tôn trọng, nghĩa là bác ái hơn cả giới hạn của nhân loại, chẳng hạn lễ Phật hay cúng Phật tuyệt đối phải đồ chay, trong khi ngày giáng sinh thì hằng triệu triệu gà, vịt, ngỗng phải bị giết thịt, hằng triệu triệu lít rượu được say sưa, chưa kể không biết bao thiếu nữ đã bị lợi dụng tình dục vào dịp giáng sinh to tát này. Trong khi đó, Phật tử được dạy rằng, một sinh mạng là một sinh mạng, dù sinh mạng đó nhỏ bé như một con muỗi!

Thậm chí kinh Pháp Hoa còn tuyên bố rằng: Như thị nhân, như thị quả; nghĩa là nếu đã giết một mạng, con người hay con vật, dù làm phước bao nhiêu, cũng có lúc phải trả mạng lại cho người; ngay Mục Kiền Liên, đệ tử thần thông số một của Phật, lúc quả báo đến cũng không thoát được, không thể dùng thần thông mà chống lại nghiệp lực.

Đúng sai chưa cần biết về nghiệp báo xoay vần, giới cấm sát sanh đã tạo phúc thế gian ngay trên mặt đất. Mọi sinh vật bẩm sinh đều ham sống sợ chết, nên mạng sống được đánh giá ngang nhau, và loài người của thời đại mới không cho phép xem mạng sống của một quý tộc đáng giá hơn mạng một người dân nghèo.

Phật giáo không dừng lại nơi từ bi là ban vui cứu khổ, Bồ Tát đạo còn tiến xa hơn: sợ tâm từ bi của chính mình bị tổn thương hơn là hậu quả của ác nghiệp, nên có câu Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Chúng sanh sợ địa ngục, thích sung sướng, tránh quả xấu cầu quả tốt, Thánh nhân tạo ra nhân tốt, hoặc chính họ là nhân tốt, còn quả thế nào bực Thánh không để tâm. Một thí dụ tích cực: không hút thuốc là vì không muốn mình bị cột vào một chất gây nghiện, chứ không phải vì sợ bị ung thư phổi, đó là cái nhìn sợ nhân của bồ tát.

Linh mục Thy lại nói rất mơ hồ về một điều gần như là tư tưởng Phật giáo mà hoàn toàn không một tí tương đồng với Thiên Chúa giáo, đó là không để lòng mình dính bén vào các sự vật chóng qua, nay còn mai mất. Tôi có cảm tưởng đây là học đòi đâu đó từ Phật giáo như dính bén, vật chóng qua, nay còn mai mất...Hình như  Thánh kinh hay thần học rất ít đề cập đến tính cách vô thường của vạn pháp, và còn xem đó là tư tưởng bi quan yếm thế của riêng đạo Phật, và dứt khoát không chấp nhận thuyết tiến hóa, vì tiến hóa cũng có nghĩa là biến đổi, thích nghi, vô thường, không giống với thế giới được định hình theo khuôn đúc bất biến của Thiên Chúa. Vậy nếu có một chút tương đồng mơ hồ như linh mục NHT nói về dính bén gắn vào các hiện tượng vô thường của vật chất, thì có lẽ là ăn cắp, sao chép lại từ tư tưởng chấp thủ trong Phật giáo, và chấp thủ hay chấp trước này gồm có ngã chấp và pháp chấp, còn những diễn đạt cuả cha Thy như vật chóng qua, nay còn mai mất là một cách nói lại các câu trong bài kệ Thị Đệ Tử (Bảo học trò):

«thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
vạn mộc xuân vinh thu hựu khô,
nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
thịnh suy như lộ thảo đầu phô»

Tạm dịch:

Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu héo cong
Hiểu vận thịnh suy không sợ hãi
Như trên đầu cỏ hạt sương trong

(xem http://www.lien-hoa.net/VanHanhVaBaiKeThiDeTu.html)

Đây là một phần của đạo Phật, dù được truyền tụng trong dân gian, nhưng vẫn chưa phải là cốt lõi của nó, mới chỉ nói được tính vô thường của vạn hữu và hé mở đôi chút về vô ngã, nhưng chưa đi xa vào tam pháp ấn của nhà Phật. Nếu gặp các thiền sư, họ nói chỉ mới học được phần da của Như Lai, vì chỉ là con vẹt lập lại những gì được nghe loang thoáng.

-3-

NHT: Tuy nhiên, nếu tìm hiểu và nghiên cứu một cách khách quan và đầy đủ, người ta sẽ nhận thấy được rằng những giáo lý cơ bản của hai tôn giáo lại hoàn toàn khác biệt nhau; và ngoài phạm vi luân lý thực hành ra, hầu như không có điểm gặp gỡ chung giữa hai tôn giáo.

TTS: Đoạn này hoàn toàn chính xác không cần tranh cãi.

NHT: Điểm dị biệt cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất giữa Kitô giáo và Phật giáo, là: Trong khi Kitô giáo là một tôn giáo hữu thần và độc thần, thì Phật giáo lại là một tôn giáo không chấp nhận sự hiện hữu của thần linh, hay nói cách khác, là một tôn giáo vô thần; hay còn nói đúng hơn nữa, Phật giáo là một nền triết học duy linh, một siêu hình học.

TTS: Phật giáo không thừa nhận độc thần, nhưng chấp nhận có thần linh là những chúng sanh  có mặt ở các tầng trời, từ dục giới đến sắc giới, rồi từ sắc giới đến vô sắc giới; nhưng trời hay thần, cũng chỉ lẩn quẩn trong ba cõi, nhờ tạo được nhiều phúc báu nên cuộc sống an vui hơn, tự tại hơn, hưởng phúc nhiều hơn thọ nghiệp, nên gọi là phúc nghiệp. Tựa như Phi Châu so với Âu Mỹ, lần đầu nhìn thấy người da trắng bay trên trời (tài tình và chân thực hơn Chúa phục sinh), lặn dưới nước (tiềm thủy đỉnh), đàn bà da trắng đẹp, sạch và thơm như tiên, họ cỡi ngựa sắt, giết người chỉ cần dí ngón tay, có thể thu và phát hình, âm thanh, chẳng khác các vị trời sử dụng thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, đằng vân, độn thủy... chẳng phải là cõi trời dục giới mà các kinh điển nhà Phật mô tả hay sao? Nhưng dù là dân cõi trời, hết phúc báu vẫn rơi vào ác nghiệp, lại trôi lăn trong sinh tử. Lịch sử đã ghi lại sự trỗi dậy và tàn lụi của các đế quốc Ai Cập, Hy Lạp, TQ, sau đó nổi lên các đế quốc La Mã, rồi Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức.., rồi Hoa Kỳ, Nhật, và rồi trở lại TQ...cái vòng lẩn quẩn đã thấy ngay trước mắt nhân loại về nghiệp báo nhân duyên, hết duyên thì tan, hội đủ duyên thì tụ. Thần linh có mặt trong tam giới tựa như các cường quốc trên địa cầu, trong đó có Phạm Thiên, cũng được gọi là thượng đế, là tầng trời cao tột của đạo Bà La Môn thuộc về sơ thiền trong phạm vi trời sắc giới gọi là Đại Phạm Thiên. Đời sống và phúc báu của từng trời này quá cao, thọ mạng quá dài, nên họ lầm tưởng rằng mình là chúa tể, có thể sinh và điều khiển vũ trụ. Sau sơ thiền còn có cao hơn là nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

LM Thy định nghĩa thế nào là triết học duy linh, siêu hình học mà dám gọi Phật giáo là triết học duy linh, là siêu hình học? (http://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_h%C3%ACnh_h%E1%BB%8Dc)

Trước hết, Phật giáo không dựa vào bất kỳ một hình thức hay một học thuyết nào, nên ai gọi Phật giáo với chữ «duy» là một kẻ không một tí hiểu biết về đạo Phật. Ngay cả môn học duy thức của Phật giáo, chỉ là một chút chia cắt có tính cách phương tiện để người học Phật học về tâm thức con người. Còn từ linh nên nhường lại cho Thiên Chúa giáo, những gì linh tinh như thánh linh, mai linh, thuộc linh, linh hồn, linh hứng, linh mục, linh thao vv... chứ Phật giáo không có duy linh duy vật gì cả, đừng lấy bộ lông chiên mà phủ lên giáo lý Phật đà, không bao giờ có màn đạo Phật là một triết lý duy linh, duy tâm, duy lý hay duy thức được đâu ông linh mục!

Đức Phật, sau 48 năm thuyết pháp, trước khi nhập diệt, ngài tuyên bố rằng đã chưa hề nói một lời, nhằm phủ định tất cả các chấp vào hữu, không, phi hữu phi không, diệc hữu diệc không, thuật ngữ phật giáo gọi là tứ cú.

Còn siêu hình ư? Tôi lấy một định nghĩa khá đơn giản về siêu hình từ wikipedia tiếng Pháp: La métaphysique est une branche de la philosophie et de la théologie qui porte sur la recherche des causes, des premiers principes. Elle a aussi pour objet la connaissance de l'être absolu comme première cause, des causes de l'univers et de la nature de la matière. Elle s'attache aussi à étudier les problèmes de la connaissance, de la vérité et de la liberté. (tạm dịch: Siêu hình học là một nhánh của triết học và thần học chuyên nghiên cứu về nguyên nhân, những nguyên tắc căn bản. Nó cũng nhắm đến đối tượng nhận thức về bản thể tuyệt đối như nguyên nhân đầu tiên, nguồn gốc vũ trụ hay bản chất thiên nhiên của vật chất. Nó cũng tham gia vào việc khảo cứu về các vấn đề của tri thức, của chân lý và của tự do.»

Nếu theo định nghĩa này được ông linh mục chấp nhận, thì Thiên chúa giáo làm sao thoát ra phạm trù của một lý thuyết muốn giải thích về nguyên nhân đầu tiên, điều mà dân Chúa thường rất hãnh diện, sao ở đây lại đem đẩy qua cho Phật giáo ?

Tôi từng nghe con chiên chê đạo Phật là không biết thuyết minh  về nguồn gốc con người, vì không thuyết minh được mới biện luận theo cách đánh lạc hướng, kể chuyện vị thầy thuốc từ chối tìm hiểu mũi tên được ai bắn tới, mà chỉ lo việc nhổ mũi tên và chữa cho người bị thương sắp chết. Nay bỗng dưng hân hạnh được linh mục NHT đẩy đạo Phật vào chỗ mà chính đạo chúa luôn chê bai chỉ trích, là không biết nguồn gốc vũ trụ từ đâu; ngược lại với Kytô giáo, luôn luôn hãnh diện về một vị Thiên chủ tạo dựng, như sách Sáng thế ký nói rõ, Chúa Trời toàn năng, đã tạo ra vũ trụ và bốc đất hà hơi chế ra loài người.

Như thế thì ai là siêu hình học, ai là triết lý duy linh?

-4-

NHT: Trong khi Kitô giáo tự khẳng định các tín lý của mình bằng một nền thần học phong phú, thì Phật giáo lại chỉ khai triển các suy tư tín ngưỡng của mình trong phạm vi triết học.

TTS: Quá ít kiến thức về đạo Phật!

Cứ nghe các học giả phương tây thường nói PG là một triết lý, thì cũng hùa vào ăn hôi. Thiên chúa giáo có niềm tin vào Thượng đế bên ngoài, còn đạo Phật có một niềm tin, e rằng còn thâm tín hơn đức tin vào Thượng Đế, đó chính là Phật tính trong mỗi người, mỗi chúng sanh. Thiền sư Philippe Kapleau nói rất rõ về niềm tin tự chứng của đạo Phật trong cuốn The Three Pillars of Buddhism. Thiền sư Thích Duy lực, trong cuốn Đường lối thực hành tham Tổ Sư Thiền đã viết:  Phải tin tự tâm mình đồng với Chư Phật chẳng hai chẳng khác, tức là thần thông trí huệ của bản tâm mình không kém hơn Chư Phật một tí nào cả. Vì bản thể và diệu dụng của bản tâm mình cũng như Chư Phật, cùng khắp không gian và thời gian, nên nói tự tánh bình đẳng bất nhị. Nếu kém Phật một tí thì Phật cao hơn chúng sanh, là bất bình đẳng, có cao có thấp là nhị.

Vậy có thể nói, niềm tin của đạo Phật chính là niềm tin vào tự tâm, không có Phật trong ta làm sao ta thành Phật?

Cũng vậy, trong đời thường chẳng phải lạy Phật mà đi thi sẽ đậu, mà cần phải học, phải trau dồi kiến thức, rồi phải tin rằng trong ta có một ông tiến sỹ hay một vị kỹ sưu, mới mong có ngày trở thành kỹ sư hay tiến sỹ. Một học sinh trước khi đi thi mà thiếu tự tin thì đi thi làm gì nữa? Còn khi đi thi mà lại tin vào một kẻ khác, dù kẻ ấy là Chúa, thì nên bán lúa giống mà ăn!

Đạo Phật, đạo Khổng đều chủ trương tự tâm, lấy tu thân, lấy đức hạnh thực sự làm gương cho môn đồ, không chuộng hư danh, không hình tướng. Không biết linh mục Thy đã từng nghe kể chuyện thiền sư sai môn đồ tìm củi sưởi ấm mùa đông, môn đồ tìm mãi không có gì làm gỗ đốt được ngoài duy nhất tượng Phật trên điện thờ, về thưa sư phụ không có củi. Thiền sư hỏi đã tìm kỹ chưa, môn đồ run run đáp, chỉ tượng Phật là gỗ, Thiền sư bèn hét, vậy sao không đem quăng vào lò còn đứng ngỗng người ra như thế làm gì!

Có nghĩa là Phật ngoài tâm ấy là đống gỗ mục!

Thần học thách cũng không dám đem cây thánh giá đóng đinh Jésus ra đốt! Vì không dám đốt Chúa nên phong phú chăng?

Nghe thực buồn cười! Quanh đi quẩn lại như gà què ăn quẩn cối xay, chứng minh hết bằng cách này đến cách khác tính hiện hữu của một vật vô tri vô giác đưọc hoang tưởng và trục lợi bởi bọn phù thủy mà lớp người bán khai sợ hãi gọi là tiên tri!

Lối viết của con chiên, vì chỉ hạn hẹp trong cái ông Chúa Trời hoàn toàn không có một tí quyền năng mà chỉ hư cấu, nên không còn cách biện luận, chỉ khen mà không minh chứng, lại không cần biết đang sống vào thời kỳ nào của tiến trình văn minh nhân loại.

-5-

NHT: Đúng vậy! Ở đây chúng ta thử đưa ra một vài điểm khác biệt cơ bản thực tế; chẳng hạn, trong khi:

Kitô giáo tin có một Thiên Chúa duy nhất, và là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã dựng nên và điều khiển toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình; thì Phật giáo lại hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chính Đức Dalai Lama, Giáo chủ Phật giáo Tây Tạng, đã tuyên bố là trong Phật giáo không có vấn đề đức tin.

TTS: Ai cũng có thể dóc lác như Thiên Chúa, toàn năng, tạo dựng và điểu khiển tất cả từ vô hình đến hữu hình. Người càng ít học và ngây thơ thì càng khóac lác và hay ưa thích những gì sôi động, mang tính chinh phục chính đánh tà. Ta thấy trẻ con say mê super man, spider man, power ringer. Những nhân vật này cung cấp cho nhu cầu trẻ con khi chúng được 5,6 tuổi đến 10,11 tuổi. Qua đến 12 tuổi chúng đã bắt đầu chơi xe, lắp ráp máy móc, logic hơn và bớt đi những khờ dại về super man. Từ đó ta thấy kinh Thánh, cũng như super man, là sản phẩm của thời kỳ bán khai, được các tay tiên tri tung ra thị trường để trục lợi.

Không riêng Phật giáo phủ nhận Thiên Chúa là đấng toàn năng tạo dựng và điều khiển vũ trụ, mà:

Khổng tử cũng từng nói, Quỷ thần kính nhi viễn chi, không nên mất thì giờ.

Aristote (384-322 TTL), Triết Gia Hi Lạp cũng phủ nhận thần linh: Con người tạo ra Thần theo hình ảnh của chính con người, không chỉ theo hình dạng của con người mà còn theo lối sống của con người. (Men creates gods after their own image, not only with regard to their form but with regard to their mode of life.)

Epicurus (341-270 TTL), Triết Gia Hi Lạp cũng không chấp nhận ý niệm về thần linh: Hoặc Thần muốn hủy bỏ sự ác, và không thể; Hoặc Thần có thể hủy bỏ nhưng không muốn.. Nếu Thần muốn, nhưng không thể làm được, Thần bất lực. Nếu Thần có thể, nhưng không muốn, Thần thật là xấu xa.. Nếu Thần không thể và cũng không muốn, Thần vừa bất lực vừa xấu xa. Nhưng nếu (như họ thường nói) Thần có thể hủy bỏ sự ác Và Thần thật sự muốn như vậy, Tại sao trên cõi đời này lại có sự ác? (Either god wants to abolish evil, and cannot; Or he can, but does not want to; If he wants to, but cannot, he is impotent. If he can, but does not want to, he is wicked.. If he neither can, nor wants to, He is both powerless and wicked. But if (as they say) god can abolish evil, And god really wants to do it, Why is there evil in the world?)

Voltaire (1694-1778), Văn hào, Triết gia Pháp cũng ngưởi không vào mùi thần linh: Ki-Tô giáo là tôn giáo lố bịch nhất, vô lý nhất và đẫm máu nhất làm nhiễm độc thế giới. (Christianity is the most ridiculous, the most absurd and bloody religion that has ever infected the world); Trong 1700 năm, Ki Tô giáo không làm gì khác ngoài việc gây hại cho nhân loại (For 1700 years, the Christian sect has done nothing but harm)

Kiến thức của linh mục NHT rất cần được trau dồi, Đức Đạt Lai không phải là giáo chủ, ngài  là lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng; đạo Phật chỉ có đức Phật Thích Ca là giáo chủ duy nhất, không có người thứ hai.

Đạt Lai Lạt Ma nói không tin vào thần linh, nhưng chắc chắn ngài tin vào Phật tính trong ngài. Đó cũng chính là niềm tin của đạo Phật, của mọi Phật tử, như sự xác quyết của Phật Thích Ca ngay sau khi thành đạo: Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.

-6-

NHT: Kitô giáo tin rằng mỗi người có linh hồn bất tử, thì Phật giáo lại chối bỏ sự hiện hữu của bản ngã mỗi người: Mọi sự đều sắc không, nên không được chấp ngã và chấp ngoại.

TTS: Phật giáo không chấp nhận thuyết linh hồn bất diệt và bất biến. Phật giáo ít dùng từ tử, vì tử có nghĩa là thay đổi trạng thái hay hình tướng chứ không mất. Phật giáo phân tích rất kỹ bản ngã giả tạo của mọi vật chứ không riêng con người, một khi đã vô thường thì tất yếu là vô ngã. Cái mà đạo Chúa chấp là ngã không tự nó độc lập, luôn lệ thuộc vào các tương ưng hoặc tương tức. Có cái gì thực sự là một xuất hiện mà không lệ thuộc vào tiên khởi là hai phạm trù thời gian và không gian? Một thực tại, như định nghĩa về Thiên Chúa, là tự sinh, tự làm chủ cả hữu hình lẫn vô hình, vậy ngài không cần chế biến ra không gian và thời gian, không cần ban phước hay giáng họa, bất sinh bất diệt, an an nhiên nhiên, tự tại nơi chốn của ngài. Đó mới thực sự là tự ngã, nhưng Chúa Trời đã đi quá xa; đã can thiệp vào cái ngài tạo ra, đã lệ thuộc ngược vào ngã sở của ngài, chấp vào chính tác phẩm bất toàn của mình, nên; thay vì ngài bất biến và tràn đầy tự ngã, thì sự hiện hữu của ngài có được là nhờ giáo dân thờ lạy, ngôi lời của ngài chỉ xuất hiện nơi đầu môi chót lưỡi trên những tuyên truyền phép lạ mà kẻ mê tín gán vào ngài; ngài và dân Chúa tương ưng hay tương tức hiện hữu, cái này có nhờ và do cái kia.

Giả thiết nếu không còn ai đeo Thánh giá, Thượng đế có còn tồn tại không? Vậy thượng đế chỉ là một ý niệm, khi ý niệm chấm dứt thi Thượng Đế cũng tiêu diệt.

Phật giáo chủ trương ngũ uẩn là năm yếu tố tạo ra con người: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong 5 yếu tố, chỉ duy sắc pháp là năng lượng vật chất gồm tứ đại đất, nước, gió, lửa hợp thành. 4 yếu tố còn lại thuộc về năng lượng tâm. Trong suốt cuộc sống, 5 yếu tố này không một phút giây nào không thay đổi. Hãy nhìn về quá khứ của chính mình, khi là một bào thai, ta có là cùng một ta sau khi sinh ra? Hoặc ta lúc 50 tuổi và ta lúc 10 tuổi là một hay là khác? Cái gì là linh hồn trong con người của ta ngay khi ta còn sống và có nhận thức?

Nếu ngay khi còn sống mà không định vị được linh hồn thì sau khi chết làm sao làm sao định vị nó, để mà được cho là bất tử?

Nếu linh hồn là ta sao ta không tự nhận biết mà phải đợi Thượng Đế chỉ bày?

Khi ngũ uẩn tan rã (chết), con người trải qua một thân gọi là thân trung ấm. Trong thân này chỉ một thức rất vi tế bám vào để tái sanh, thức này được gọi là thức tái sanh, do bão nghiệp của chính mình thổi và đẩy mình thọ sanh vào nơi tùy căn duyên tạo tác, nên chẳng có gì là thực ngã hay linh hồn như Thiên Chúa thuyết minh, mà là năng lượng luôn biến chuyển. Con người ta đang sống là con người không ngừng biến chuyển, cả tâm, sinh, và vật lý. Phật giáo không chấp nhận linh hồn, nhưng chấp nhận năng lượng không bao giờ mất, nó cũng không bao giờ tồn tại ở một thể nhất định, nó luôn biến dịch và chuyển đổi hình thức tùy theo trạng thái của các duyên bên trong và bên ngoài, nên chư hành vô thường, chư pháp vô ngã là hai trong ba pháp ấn rất căn bản của đạo Phật.

-7-

NHT: Kitô giáo tin rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm trước tòa Thiên Chúa về mọi hành động thiện ác trong cuộc sống trần gian của mình với sự thưởng phạt công minh rõ ràng, thì Phật giáo lại chủ trương tình trạng «quả báo» hay «nghiệp chướng» sẽ phải kéo dài trong một chuỗi luân hồi vô tận. Nhưng người ta tự hỏi: Quyền lực tối cao nào đã thiết lập và rồi giám sát luật quả báo hay nghiệp chướng kia? Câu trả lời vẫn bị bỏ ngõ!

TTS: Triết lý Thiên Chúa luôn ỷ lại vào ngoại lực, do Chúa sinh, và cũng chịu trách nhiệm trước tòa Thiên Chúa, con người theo triết lý này luôn phải sống trong thời kỳ thơ ấu mà không bao giờ trưởng thành. Lúc có lỗi, nếu cha mẹ biết thì khoanh tay vâng dạ, nhưng nếu cha mẹ ngoảnh mặt là sẽ phá tan cửa nát nhà! Hãy nhìn cuộc sống của người Âu Mỹ, khi họ không còn chấp nhận Chúa Trời là đấng toàn năng nữa, các đại tư bản đã gây không biết bao tội ác, chế bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân, kỹ nghệ hóa mọi nghành nghề, ngay cả đưa loài người vào lò sản xuất dây chuyền, phim ảnh xxx xuất phát từ phương Tây! Khi vắng mặt(?) tòa Thiên Chúa, các Thánh Cha trong lịch sử đã loạn dâm, đã kinh doanh gái điếm, chủ các sòng bạc. Các mục sư, như tôi đả kể ở phần trên, có người lấy cả gần trăm bà vợ, loạn dâm, và ngu muội đến độ xúi giục con chiên uống thuốc độc tự tử tập thể, có lúc đã chết đến gấp 3 lần số người bị bắn rơi trên máy bay Malaysian Airlines MH17 con nít cũng không thoát! Ngược lại với triết lý Thiên Chúa là triết lý tự giác giác tha của đạo Phật, dù lúc không có ai, con người phải đối diện với chính tòa lương tâm của lòng mình, ít nhiều trước khi phạm tội vẫn phải suy nghĩ, lo sợ, hổ thẹn, do dự, ngập ngừng, đắn đo...nên cho dù cuối cùng không tự chủ được, cũng mang tính cục bộ ít tác hại cho xã hội khi lỡ làm một điều xấu. Tại sao các giám mục, mục sư phạm tội đến mức cả thế giới đều biết? Vì họ không chịu trách nhiệm trước lương tâm, mà lại đối diện với tòa Thiên Chúa, nên khi tâm họ coi Chúa chỉ như  chiếc bình phong cho những dục vọng riêng tư, thì mức độ phạm tội trở nên trầm trọng hơn xa kẻ thế tục.

Thiên Chúa giáo luôn muốn tìm cái gì đó tối cao tối thượng như hình ảnh Chúa Trời, nên hay đưa ra những câu hỏi mang tính trẻ con như ai sở hữu quyền lực tối cao, ai là kẻ điều động, đấng siêu việt nào giám sát? Tóm lại là những câu hỏi mang đầy tính chủ nô. Con tôi khi lên 3,4 tuổi thỉnh thoảng cũng hỏi tôi giữa Phật và Chúa, ai có phép lạ và đánh nhau giỏi hơn, tôi trả lời là Chúa, con tôi liền nói: vậy sao mình lại theo Phật ? Tôi phải nói đợi con trưởng thành con sẽ tự hiểu.

Xin thưa, không gì thoát ra khỏi nghiệp báo. Nghiệp báo chính là quyền lực tối cao mà, theo đạo Phật không có tác chủ, ngay cả người chưa vào vô dư y niết bàn cũng không tránh khỏi sự đeo bám của nghiệp. Một câu giải thích về nghiệp báo mà tôi nhớ được không biết ở kinh nào, chắc phải xin các thầy nhắc nhở cho, đó là câu: cường giả tiên khiên, trọng xứ thiên trụy, các chủng tử mạnh sẽ lôi kéo và hiện hành tạo thành tác nghiệp, và nơi nặng sẽ tự động trầm xuống. Trung ấm thân theo nguyên tắc này mà thọ sanh, chủng tử tham nặng sẽ sanh vào nơi thiếu thốn, chủng tử sân si giết chóc nặng sẽ thọ sanh vào loài súc sanh để được nếm mùi lên thớt...đại khái rất khoa học và logic, không thể có màn nhờ đeo Thánh giá mà dâm và ác như các Thánh Cha thời Trung cổ lại được lên gặp ông Ngáo Ộp. Hơn nữa Jean Paul II đã xác nhận một cách miễn cưỡng và đau xót là không thể có thiên đường ở giữa không trung, các dân Chúa từ nay sẽ sẽ về đâu? Vì cả hỏa ngục cũng đã bị đức Thánh Cha phủ nhận. Vậy là linh hồn tan vào hư vô? Phật tử không sợ hư vô, nhưng con Chúa rất sợ, vì Chúa Cha tạo ra vũ trụ và loài người là để mình bớt cô tịch, nên nghe ở đâu có hư vô ngài lập tức bị dị ứng.

Nghiệp báo không vô tận đối với tâm thức giải thoát. Đạo Phật có nhiều phép tu để ra khỏi nghiệp báo luân hồi, như tứ đế cho hàng thanh văn, mười hai nhân duyên cho hàng duyên giác, và lục ba la mật cho hàng bồ tát. Phật học mênh mông tựa biển lớn rừng sâu, tôi chỉ xin đưa ra các đề nghị của nó cho những nhu cầu giải thoát. Ai muốn nghiên cứu học hỏi thì phải có công phu tự lực.

-8-

NHT: Qua đó chúng ta nhận thấy rằng khi một Kitô hữu muốn trở thành một người Phật tử, thì người đó phải đảo lộn toàn bộ cuộc sống của mình để xây dựng nó lại trên một nền tảng hoàn toàn xa lạ khác. Và ngược lại, khi một Phật tử từ bỏ Phật giáo để gia nhập Kitô giáo, thì người đó phải làm một cuộc thay đổi tuyệt căn trong mọi nhận thức và tư duy nội tại của mình. Nghĩa là người đó phải trải qua một cuộc hành trình nội tâm đầy vất vả: Từ chỗ trống rỗng vô thần bước sang ngưỡng cửa hữu thần; từ cõi hư không vô chủ tuyệt đối bước vào trong vũ trụ đầy ắp sự hiện hữu của Thiên Chúa Tạo Hóa; và sau cùng, từ vô ngã bước vào cõi hữu ngã; nói cách khác: Tôi không phải là cái gì vô hữu, hiện hữu mà thực ra không hiện hữu, chỉ hợp rồi lại tan; nhưng là một nhân vị hiện hữu thực sự. Chẳng những thế, tôi còn được thông phần vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, được gọi Người là Cha. Giữa Thiên Chúa và tôi luôn có một sự tương quan mật thiết.

TTS: Điều này chỉ đúng cho giáo dân: khi vào đạo Chúa, phải tẩy não! Còn với đạo Phật, người Phật tử không bắt buộc phải cởi bỏ Thánh giá nếu họ không muốn. Ở làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh, có rất nhiều người đến tu học theo đạo Phật mà vẫn được sư ông khuyến khích giữ gìn đạo gốc. Hơn nữa, trong tác phẩm khá đồ sộ của luận sư Long Thọ, Đại Trí độ luận, Chánh pháp không phải chỉ xuất hiện trong kinh Phật; chánh pháp, hay Phật pháp, có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào có khả năng làm cho chúng sanh được thoát khổ và đặng an vui. Vì chân lý giải thoát, không thuộc quyền sở hữu của đạo Phật, tựa như Albert Einstein khám phá ra E=MC² chứ không phải là sở hữu chủ của sự tương đương khối lượng năng lượng. Phật chỉ đơn giản là giác, viết hoa là để tôn kính đức phật lịch sử chứ phật không tạo tác, không có phép màu quyền năng ban phúc giáng họa. Trái lại, Phật là vô ngã, vô tướng và vô tác, nó tiềm ẩn trong mỗi chúng sanh.

Thiên Chúa rất sợ cái mà ngài gọi là hư không, cái trống rỗng, cái vô chủ. Nhưng thực sự thì không có cái gì làm chủ cả. Mưa, gió, bão, chết, sống là những khái niệm về một trạng thái chuyển động. Ai là chủ của mưa? Hoàn toàn không có ông chủ nào cả. Ai là chủ của bão? Cũng vậy, chỉ là do tác động của không khí tạo thành. Một đầu óc đơn giản nghĩ rằng có một cái gì linh hiển đứng sau và điều động mưa gió sấm sét, nhưng thực tế rất đơn giản và ngược lại, chính những tác động tự nhiên của thiên nhiên đã vẽ ra cái linh hiển trong đầu óc ban sơ của con người do sợ hãi, vô tri. Bão tố và một phần các thiên tai ngày nay do nghiệp lực của chính con người tạo ra hay làm chúng gia tăng thêm sức tàn phá, chắc người Kitô cũng không muốn nói rằng đó là do Thiên Chúa tạo ra đấy chứ.

Trận động đất, sóng thần ở Nhật năm 2011

Sự thực, chủ khách đối đãi chỉ đơn thuần do con người bày ra chứ thiên nhiên vốn chẳng chủ chẳng khách. Trong Du già sư địa luận (Bồ Tát Di Lặc Maitraya,Vô Trước sa. asaṅga) có câu: đô vô hữu tế chủ, cập tác giả thọ giả, chư pháp diệc vô dụng, nhi dụng chuyển phi vô

都  無  有  宰  主    及  作  者  受  者    諸  法  亦  無  用      而  用  轉  非  無 

(tạm dịch: Đều chẳng có ai làm chủ, cũng chẳng ai là tác chủ hay người thọ nhận. Các pháp chả làm gì hết, nhưng tác dụng của nó không phải là không có), điều này có nghĩa là, nhờ vào tác dụng của các pháp hiện hành mà ta định vị cái gọi là ngã, hay theo Thiên chúa giáo là linh hồn, chứ thực ra tất cả chỉ đơn thuần là các hành động.

Giả thiết không có nước từ trời rơi xuống (tác động) thì làm gì có Trời (chủ tể) mưa. Cùng một lối suy tư, giả thiết không có các hành động mặc áo chùng thâm, đeo thánh giá to tướng vào cổ, thì có ai gọi ông Nguyễn Hữu Thy là linh mục? Vậy chính tác động mặc áo đeo thánh giá vừa là chủ vừa là khách: không có chúng chả ai biết NHT là ai; và khi NHT được gọi là linh mục, thì lập tức có hình ảnh mặc áo chùng đen đeo Thánh giá thật to hiện ra. Đừng lập luận rằng ông Thy có linh hồn và cái linh hồn ấy làm chủ việc ông mặc áo chùng hay đeo Thánh giá, nếu như vậy thì nở hoa, nở trái, gà gáy chó sủa đều có linh hồn hay sao? Từ đây có thể nói rằng, con người là một tổng hợp những hành động của chính hắn.

Sartre có câu: l'homme est la somme de ses actes. Con người vừa là chủ lại vừa là khách của chính mình, hoàn toàn không có một linh hồn đơn độc như một hữu thể bất biến. Định nghĩa về một chủ thể tạo tác đã là tư tưởng lỗi thời. Khoa học ngày nay khám phá các quang tử vừa là hạt lại vừa là sóng, nghĩa là vừa là tôi, lại vừa là anh, nó phù hợp với ngũ uẩn hơn là linh hồn bất diệt và thô cứng.

Hợp và tan hiểu theo nghĩa quá đơn giản như các nhà thần học lại chính là các tác động của các pháp theo cái nhìn vào pháp giới của Phật giáo, chính các tác động là Thượng đế, vừa là kẻ tạo tác, vừa là vật được tạo tác: nhờ có mưa mới có trời (nếu không hợp không tan làm sao có mưa, có nắng, có ông NHT hay có Jésus?). Hợp và tan không dễ hiểu và đơn giản như cái nhìn từ thần học, đạo học Trung hoa gọi nó là cặp âm dương, là cái tương tức của vạn pháp, âm dương tương thôi nhi sinh biến hóa. Xuân đến là nhờ có đông giá, hoa đẹp nhờ hoa biết héo tàn, nếu không hiểu thế thì làm sao mà hát được bài Đóa hoa vô thường của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chứ chưa nói là đọc các tư tưởng uyên áo trong các hệ thống tư tưởng đại thừa.

Vì cần có cái tôi, nên cái tôi yếu đuối của đạo Thiên chúa như cây đinh cùn cần được hít dính vào thỏi nam châm Chúa Trời mới chứng tỏ được mình là sắt, nên dĩ nhiên phải rất mật thiết bám víu vào nhau để cùng hiện hữu; tách lìa hai vật thể kia ra, chúng chỉ là hai hòn sắt vô nghĩa; cũng vậy, hồn của giáo dân Thiên chúa phải vĩnh viễn sống trong tình trạng trẻ thơ không bao giờ trưởng thành. Người Pháp hay nói đùa với nhau: fais ça bien comme un grand! (hãy làm cho tốt như một người đã trưởng thành!), chẳng phải ngẫu nhiên mà văn hóa Pháp, từ một nước leplus pieux lại thành ra nước cho rằng Dieu est mort như Thánh Cha Biển Đức XVI đã than.

-9-

NHT: Kinh nghiệm của một vị giáo sư

Những cảm nghiệm trong những cuộc hành trình nhận thức nội tâm từ Kitô giáo bước sang Phật giáo và từ Phật giáo quay trở về với Kitô giáo như chúng ta vừa trình bày trên, chính là kinh nghiệm bản thân và thực tiễn của Paul Williams.

Vốn được rửa tội và lớn lên trong Anh giáo, nhưng ngay từ khi còn trẻ Paul Williams đã say mê và miệt mài nghiên cứu môn học về các tôn giáo Á Châu, và anh đã trở thành giáo sư về môn học đó tại đại học University of Bristol. Ngoài ra, anh còn là chủ tịch của Hội nghiên cứu Phật giáo của Vương Quốc Anh «United Kingdom Association for Buddhist Studies» trong một thời gian dài, nghĩa là Paul Williams là một người rất thâm tín Phật giáo.

Nhưng với bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Từ những hiểu biết về Phật giáo như thế, Paul Williams đã quyết định tin theo Phật giáo. Năm 1978, Paul Williams trình luận án tiến sĩ và cũng chính năm đó anh đã chính thức gia nhập Phật giáo. Tại Anh Quốc anh là người Phật tử nỗi danh, hăng hái truyền bá giáo lý giải thoát của Phật giáo, tức: Tự giác giác tha. Paul Williams quả là một người có lập trường dứt khoát: Vâng, đối mặt với những khuynh hướng tương tự nơi Hans Küng hay Raimundo Panikkar, Paul Williams luôn khẳng định sự bất dung hoà giữa Kitô giáo và Phật giáo.

TTS: Paul williams say mê từ khi còn trẻ các nền tôn giáo Á Đông, nhưng lại chưa thấu hiểu và kinh nghiệm về chính các tôn giáo truyền thống của mình. Sự say mê kia e rằng vì ham của lạ đối với một người mới lớn chứ chẳng phải là một quyết định chín muồi.

-10-

NHT: Khúc quanh bất ngờ

Nhưng sau 20 năm sống như một Phật tử, Paul Williams đã bắt đầu nghi ngờ về cuộc sống tôn giáo của mình. Sự vô lý và thiếu lô-gích của thuyết luân hồi, cũng như lối sống đạo đức được phát sinh từ thuyết luân hồi đã khiến ông phải suy nghĩ nhiều về thái độ nhận thức tín ngưỡng từ trước tới nay của mình.

Cũng như nhiều người Tây phương khác từng say mê Phật giáo, Paul Williams cũng đã chủ trương rằng Kitô giáo bị chi phối bởi những tín điều vô lý; chỉ có Phật giáo mới phù hợp và đi đôi với những tri thức của khoa học tự nhiên tân thời. Vâng, trong khi chân lý của Phật giáo có thể kiểm chứng được qua sự phân tích triết học và qua sự suy niệm thực hành, thì Kitô giáo lại đề xướng một đức tin bất hợp lý và loại bỏ sự tham gia của lý trí.

Nhưng bây giờ, Williams đã gặp gỡ được thánh Thôma Aquinô, say mê nghiên cứu các sách vỡ của thánh nhân và suy tư tìm hiểu quan điểm triết học của ngài về Kitô giáo. Paul Williams đã nhận ra được rằng đức tin vào Thiên Chúa hoàn toàn không hề phản lại lý trí.

TTS: Ta cần tôn trọng Paul Williams, ông nên làm thế, vì sau 20 năm làm giáo sư về Phật học, dạy người khác về môn học mà tôi tin chắc ông không thực hành giáo pháp, nên chỉ là con vẹt nói suông, dù kiến thức nhiều thì có ích gì? Nếu ai hiểu đạo Phật là đạo của lý trí thì cũng sai bét, vì lý trí thuộc về thức phân biệt, mà đã phân biệt, Phật giáo gọi đó là vô minh! Cho nên, tôi không hiểu Paul Williams có ngu ngơ như NHT không, nhưng nếu ông ấy cho rằng vào Phật giáo là để thỏa mãn lý trí thì ông đúng là nên trở về Tây phương.

Còn phê bình về sự phi lý và thiếu logic của thuyết luân hồi có vẻ như nói bừa không một biện luận chứng minh thế nào là thiếu logic.

Thiếu logic nhất chính là sự hiện hữu và cái bánh vẽ của Thượng Đế. Ai đã chứng minh được, bằng logic, rằng Thượng đế và cõi nước Chúa là có thực?

Từ trước đến nay chỉ nghe là phải dùng đức tin, chưa bao giờ nghe ai logic về Thượng đế cả. Ngay NHT cũng thừa nhận rằng Kitô giáo lại đề xướng một đức tin bất hợp lý và loại bỏ sự tham gia của lý trí.

Thế nào là tính cách phi logic của thuyết luân hồi?

Già chết thì trẻ sinh ra, xuân đi thì thu lại đến, không phải vòng xoay luân hồi thì gọi là gì? Chẳng lẽ phải có ai đem máy quay phim theo người chết thâu hình rồi trở lại trần gian chiếu cho người xem mới là logic? Hiện tượng mưa, mây, hơi nóng, bốc hơi, rơi thành hạt...chẳng phải đã rất logic để hiểu thuyết luân hồi hay sao? Đâu phải Chúa mở nắp vòm là nước rơi xuống thành mưa, và nếu nước cứ được Chúa mở nắp vãi xuống thì sao lượng nước không tăng trên mặt đất ?

Ngoài ra, Chúa không nói súc vật có linh hồn hay không, và loài vật có được về nước chúa hay bị đày xuống hỏa ngục hay không. Thuyết tạo dựng về linh hồn (nhờ được hà hơi) theo sách Khải Huyền, nếu phân tích cho kỹ thì đàn ông được một linh hồn, đàn bà chỉ được nửa (nhờ dựa hơi đàn ông từ cái xương sườn), còn loài vật thì không có, vậy linh hồn là gì? Là cảm giác, là trí năng, là tri giác, nhận thức? Chỉ có một thứ con người có nhiều và rõ rệt hơn con vật là trí năng và tư tưởng, vậy chẳng lẽ linh hồn là lý trí và tư tưởng? Hay linh hồn là sự thông minh? Vậy sao đàn bà thông minh không kém đàn ông dù chỉ có nửa linh hồn? Linh hồn về nước Trời hay xuống hỏa ngục, chỉ có hai đường đi, điều này cho thấy khả năng toán học của kinh Thánh rất đơn giản theo phép tính không chánh thì tà, không cọng thì trừ, nhất chín nhì bù, là toán học của thời kỳ con người vừa rụng cái đuôi và còn đôi chút lông.

Nếu linh hồn là tất cả những gì kể ở trên thì té ra linh hồn chả bất biến gì hết, chỉ là một đống tạp bí lù, là do các duyên tạo thành; duyên tụ thì có hồn, duyên tan thì hồn cũng tan.

Trong Phật giáo duy thức, có hai thức khá đặc biệt ngoài 6 thức căn bản mà ai cũng biết: nhãn, nhĩ, tỉ thiệt, thân, ý; hai thức ấy được gọi là Mạt na và A lại da, cũng gọi là thức thứ 7 và thức thứ 8. Thức thứ 7 này chấp cái đống tạp bí lù là ngã, nên có cái tôi đau khổ của con người, nếu không có cái thức tôi này, con người và vũ trụ, hay pháp giới, trở thành một hỗn hợp phi chủ khách, phi nhất phi dị, an nhiên tự tại không còn vô minh, tương đương với thượng đế không viết hoa.

-11-

NHT: Hơn thế nữa, nay Paul Williams còn quả quyết là hình ảnh con người trong quan niệm Phật giáo rất lẻ loi và tiêu cực, trái lại hình ảnh con người trong Kitô giáo hoàn toàn tích cực. Williams viết: «Nếu giả như Phật giáo là chân thực… thì cuối cùng đối với hầu như tất cả chúng ta, cuộc sống cực khổ hiện tại cũng chỉ là hư không, hoàn toàn vô giá trị… Nhưng nếu đức tin Kitô giáo là chân thực, thì bấy giờ cuộc sống chúng ta – cuộc sống cá nhân của chúng ta – có một giá trị vô tận và tất cả chúng ta – xét như những nhân vị – sẽ có được khả năng có thể đạt tới được sự hoàn thiện viên mãn.»

TTS: Cũng là lối nói không biện luận của con chiên như thuờng lệ: con người trong quan niệm Phật giáo rất lẻ loi và tiêu cực. Nói như vậy thì không nên phô diễn ra trước công chúng, đóng cửa mà tha hồ với nhau. Tôi đoán thế này: lẻ loi vì không ai đủ quyền lực vạn năng đưa con người đến ăn bánh vẽ; và tiêu cực, giống như Jean Paul II cũng đã từng phê bình Phật giáo trong cuốn sách chả có gì đáng đọc Crossing the threshold of hope, đã bị phản pháo và mang đầy thương tích.

Vậy thế nào là không lẻ loi? Phải chăng có ông Ngáo Ộp với chiếc bánh vẽ là cảm thấy mình được mạc khải, tìm ra ánh sáng, không đơn độc trên con đường về đất hứa?

Đây chỉ là niềm tin của thời bán khai lúc còn ăn lông ở lỗ. Từ Abraham, Moise, đến Jésus, những người phù thuỷ này nói về Chúa Trời mỗi người mỗi cách, thậm chí Chúa Trời còn đích thân chia chiến lợi phẩm gái trinh với chiên của ngài, sao nay chả thấy ngài đâu? Chắc đã chết nên chỉ xuất hiện trong kinh Thánh của người Do Thái mà chưa hề hiện ra trong thực tế, ngay cả khi Jésus bị đóng đinh. Bịa như vậy mà vẫn có kẻ tin, nên tạm gọi là niềm tin của thời bán khai. Thuở nhỏ ở quê ít học, tôi cũng thường nghe chuyện trời trồng, trời đánh. Dĩ nhiên một thằng bé 5,6 tuổi nghe người lớn nói vậy là tin. Lớn lên nghĩ lại buồn cười, nhưng trời trồng trời đánh còn có thể giải thích, chứ Jésus sống lại và bay lên trời thì cho kẹo con nít chúng cũng không tin được. Tự hào về một sự không đơn độc lẻ loi trong trường hợp này chỉ có thể có trong một đầu óc bệnh hoạn.

Còn thế nào là tiêu cực? Theo thiển ý, chính đức tin mù quáng là tiêu cực. Tựa như những con thú hoang nhìn lửa, hằng nghìn năm vẫn nhìn lửa với cặp mắt ban đầu, vẫn chẳng dám đến gần xem đó là cái gì, chỉ đi quanh nhìn mà run sợ và cung kính, và mãi mãi đến nghìn năm sau, vẫn là Thượng Đế đầy quyền năng, xin phó thác hết cả linh hồn này vào ý ngài, ngài thích thì ngài cho thấy dung nhan, không thích ngài đạp xuống hỏa ngục vẫn vui lòng.

Đó là chính là ý chí tiêu cực nhất của một đời sống không gì bi đát hơn. Thế giới tiêu cực này đã phủ lên Âu Châu một bóng đen dày đặc suốt 18 thế kỷ và bình minh chỉ ló dạng vào thời của kỷ nguyên Ánh Sáng.

Cái nhìn của Paul Williams hoàn toàn cá nhân và thật sự đơn lẻ tiêu cực dù đã học và biết qua giáo lý đạo Phật.

Bàn một chút về từ nhân vị được dùng trong đoạn văn trên. Tại sao Nietsche tuyến bố rằng Thượng Đế đã chết? Vì con người đã nghẹt thở hằng thiên niên kỷ, thiếu tự chủ, thiếu tư duy, không dám quyết định. Con người chỉ có thể đạt được nhân vị khi nó làm chủ được sinh mạng của chính mình. Giết chết Thượng Đế là việc làm vĩ đại để có thể cho phép con người nỗ lực được sáng tạo như thượng đế, đạt đến phẩm giá như ngài. La grandeur de cet acte n'est-elle pas trop grande pour nous? Ne sommes-nous pas forcés de devenir nous-mêmes des dieux simplement — ne fût-ce que pour paraître dignes d'eux? Thực vậy, chỉ khi con người đứng vững trên chính đôi chân của mình mới bắt đầu có sáng tạo. Hành động giết chết Thượng đế của các triết gia thế kỷ 19 ngoài Nietsche là tiếng súng thần công cách mạng còn phải kể Feuerbach, Hegel, Max Stirner...

Trong cuốn L'antéchrist, Nietsche so sánh Kitô giáo với rượu, hai chất chỉ tổ làm con người hư hỏng! (Le Christianisme et l'alcool, les deux plus grands agents de corruption).

-12-

NHT: Trong niềm hy vọng đó, Paul Williams đã quay trở về với đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, Paul Williams không trở lại với Giáo Hội Anh giáo mà trước kia ông đã được rửa tội, nhưng là gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tất cả sự xác tín. Ông viết: «So sánh với đức tin Công Giáo, tôi nhận thấy rằng tất cả truyền thống Tin Lành, nhiều hay ít, chỉ biểu lộ một sự nghèo nàn sâu xa trong lãnh vực tinh thần và tâm lý.»

TTS: Niềm hy vọng của Paul vẫn chưa có gì khả quan. Hai mươi năm trước, Paul tán dương Phật giáo, nay (2002) vừa mới đạt chân vào cánh cửa Chúa ba ngôi thì cũng đầy hân hoan như lần hân hoan đầu. Ai dám chắc rằng Paul sẽ vĩnh viễn chôn mình sau cánh cửa đó? Biết đâu hai ba mươi năm sau ông lại không quay sang đạo Hồi với Thánh Alah? Tôi chẳng hiểu cái gì hay ho trong Catô so với Tin Lành, đối với tôi sự khác biệt giữ đôi bên không lớn, đều là cuồng tín, chỉ khác đôi chút về hình thức, nhưng cốt lõi vẫn cũng là Chúa Trời và Jésus. Tuy nhiên, phần này nên dành cho mục sư Nguyễn Huệ Nhật đối thoại cùng linh mục NHT.

-13-

NHT: Trong ngày Lễ Phục Sinh năm 2000, Paul Williams đã được gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại nhà thờ chính tòa Bristol.

Trong thời gian quay trở về với Kitô giáo, Paul Williams đã viết một loạt bài suy tư triết học mà ông đặt cho cái tên là «Những suy niệm phân tích.» Trước hết, qua những suy tư đó, Williams chỉ muốn tự trần thuật lại sự sám hối của mình mà thôi. Nhưng khi các bạn hữu Phật tử của ông phê bình và chỉ trích sự trở lại Công Giáo của ông, Williams đã cho xuất bản tập tùy bút như «Apologia và Confessio», như sự bào chữa và tuyên xưng đức tin đó thành một cuốn sách, tựa đề là: «The Unexpected Way: On Converting from Buddhism to Catholicism», xuất bản năm 2002 tại T &T Clark, Edinburgh/New York.

Trước hết, trọng tâm nội dung cuốn sách này là sự ghi nhận những cảm xúc mang tính cách cá nhân của tác giả. Nhưng những tư tưởng được trình bày trong đó còn mang một ý nghĩa đặc biệt, vì chúng phân tích và đánh giá niềm tin Kitô giáo trong tương quan với Phật giáo.

TTS: Phần này không có gì để bình luận mà chỉ nên chúc phúc cho một người da trắng đã trở về nhà của mình sau hơn 20 năm du lịch.

-14-

NHT: Những suy tư và nhận định của tác giả hoàn toàn được khoanh tròn trong chính sự việc; nói cách khác, sự phê bình Phật giáo của tác giả trước hết được nhấn mạnh trong: Vấn đề về một vũ trụ quan vô thần và mang tính cách máy móc của Phật giáo;

TTS: Tôi không đọc trực tiếp Paul Williams, vì không có thì giờ, và cũng không nên mất thì giờ. Tôi cũng chẳng cảm thấy một mất mát nào khi có người bỏ đạo Phật. Nếu không có lá thư của người bạn gửi và hỏi ý kiến về bài viết của linh mục NHT thì ai theo đạo nào, bỏ đạo nào không phải là chuyện đáng chú ý.

Những gì NHT lập lại (của Paul Williams) trên đây vẫn không gì thay đổi, hoàn toàn cũ rích, không biện luận chứng minh, chỉ nói khống.

Vũ trụ quan, nếu y khuôn như hữu thần luận trình bày, thì chỉ là một đống ói mửa của Sáng Thế Ký, nơi đó Chúa Trời bị các tác giả thời bán khai diễn tả như một tên hề, vừa dốt vật lý, vừa dốt tâm lý, lại vừa khoe khoan hợm hĩnh phán cái này, xét cái nọ như tuồng hát. Tất cả các sáng tạo vũ trụ và con người trong sách đó đã hoàn toàn lỗi thời mà ngay giáo hội cũng phải thừa nhận. Điều đáng ngạc nhiên là một người trí thức lại có thể tin vào cái đống gạch vụn đó.

Bàn luận với họ về vũ trụ quan của PG ư? Những người này không chấp nhận thuyết bigbang, thuyết tiến hóa, thì bàn với họ về tam thiên đại thiên thế giới, về hạt cải có thể chứa cả hư không vũ trụ (1) , hoặc về trùng trùng duyên khởi của cảnh giới Hoa Nghiêm có xứng đáng không? Ngay một con vật to lớn như cá sấu còn biết đẻ trứng nhỏ xíu, rồi từ trứng sinh ra trùng điệp cá sấu con, Chúa Trời không biết cách ấy, hì hục chế ra con người từ phép nặn tượng, đổ mồ hôi cực nhọc nặn được một con người, rồi móc xương sườn của con người chế ra phụ tá của nó, không được gọi là con người theo sách Sáng Thế Ký. Vậy là ngài không thể hiểu được vũ trụ có thể chứa trên đầu cây kim1 , làm sao mà tạo dựng vũ trụ đây trời! Cũng may có con rắn dụ đàn bà ăn trái cấm, nhờ vậy mà đàn ông đàn bà có đòi hỏi xác thịt, nên sinh ra hai con trai Cain và Abel. Bất hạnh thay, vì Chúa Trời cưng Abel hơn Cain nên Cain giết Abel chết. Rồi Cain lấy vợ (?) sinh con đẻ cháu đến thời Jésus. Còn mặt đất và bầu trời do Chúa tạo dựng thì miễn bàn, nó là hình ảnh mà ngay cả giáo hoàng cũng đã đỏ mặt thẳng thừng từ chối. Đó là vũ trụ hữu thần sinh động không máy móc của Kitô giáo.

-15-

NHT: Một nền đạo đức thiếu hợp lý, vì một đàng Phật giáo chủ trương thuyết nhân quả hay nghiệp chướng, tức có sự báo oán đền bù; nhưng một đàng khác Phật giáo lại phủ nhận bản ngã của tác nhân.

TTS: Thuyết nhân quả nghiệp báo chứ không phải nghiệp chướng. Cũng chẳng bao giờ có sự báo oán đền bù trong giáo lý đạo Phật. Nghiệp báo tự nó có báo oán, có thù hận, có tất cả những năng lượng xấu tốt; khi chủ khi khách, thử sinh tất bỉ sinh, ngay trong cuộc sống và khắp mọi nơi không phân biệt tôn giáo. Đừng nói là đời thường, trong kinh Thánh, người không theo Chúa lập tức ngài kêu con chiên giết ngay trước mặt ngài, huống gì là thế gian ghanh đua, cạnh tranh, thù hận, ghen ghét, khác biệt.

Vì muốn chuyển hóa những năng lượng xấu mà giáo lý của đức Phật đầy từ bi yêu thương không chủ trương thù oán hay đền bù, bởi lẽ có oán thù đền bù là có vay trả. Với Phật giáo, một niệm sai biệt sinh khởi là một niệm vô minh không thể kiểm soát.

Thánh kinh thường hay trái nghich nhau, lúc như ác quỷ, lúc có vẻ nhân ái. Câu kinh mà Kitô giáo ai cũng hãnh diện là kinh Mathieu 5 từ số 38 đến 42: 38 Anh em có nghe lời truyền dạy rằng: ‘Mắt đền mắt, răng đền răng’. 39  Nhưng tôi nói với anh em: Đừng chống cự người làm ác, nếu bị ai tát má bên phải thì hãy đưa luôn má bên trái cho họ.40 Nếu ai muốn kiện để lấy áo của anh em, hãy đưa luôn cả áo khoác cho họ. 41 Nếu người có quyền hành bắt anh em đi phục vụ họ một dặm, hãy đi với họ hai dặm. 42 Ai xin điều chi thì hãy cho, và ai muốn mượn thì đừng từ chối.

Mới nghe thì tôi cũng cho là thật bác ái, thật vị tha.

Nhưng suy nghĩ một tí thì cảm thấy vừa nặng phô trương, vừa đạo đức giả; tỏ rõ cái phản xạ nói ngược với mắt đền mắt, răng đền răng, rồi thêm vào cái má bên trái hoặc cái áo khoát cho nổi cộm, cho kêu. Đây chỉ thuần túy là phản ứng ngược khi bị ném trứng thối.

Bực Thánh làm vì cần thiết, không làm trò cho người vỗ tay.

Khổng Tử dạy đại học tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện, dừng lại ở chỗ thiện mà không đi quá.

Không cần là Phật là Thánh tôi cũng có thể sửa câu kinh Mathieu này lại như sau: nếu ai tát má ta thì hãy thản nhiên như không, đồng thời tìm cách làm cho kẻ kia ngừng cơn giận. Được vậy, vừa lợi cho mình, mà cũng lợi người.

Bị người tát mà tâm bất động, đã là quá khó rồi, còn nếu muốn làm thánh thì vui vẻ tìm cách hóa độ biến thù thành bạn, nhưng tuyệt đối không nối dáo tạo thêm ác nghiệp cho tha nhân. Không dành phần thánh cho mình và đẩy phần ác quỷ cho kẻ người khác. Tại sao lại phải khuyến khích kẻ làm ác tạo thêm ác? Nó đã cướp chiếc áo, việc tốt nhất là phải thủ chiếc áo còn lại, vừa tránh được mình mất thêm của, lại vừa khiến kẻ kia đã xấu không tồi tệ hơn.

Chính vì vậy mà câu kinh này chỉ là cái phản ứng rất máy móc để sửa sai câu mắt đền mắt, răng đền răng. Nhờ nó đi quá đà ta mới nhận được sự giả dối và sự phô trương quá đáng của câu kinh, hẳn là được xuất phát từ một tâm hồn hợm hĩnh quá phàm tục. Những ai đã từng đọc Khổng Tử mà không đánh giá được câu tại chỉ ư chí thiện thì nhân câu kinh quá lố này mà biết được đâu là đỉnh chót của chân lý, nhích một ly là thành tà thuyết.

Nếu câu kinh Mathieu này mà là chân lý của lòng bác ái, thì hãy thử áp dụng nó như sau, xem thử dân Chúa dám làm không: nếu có ai giết đứa con thứ nhất của ngươi, thì ngươi đưa ngay đứa con thứ hai, và đứa con cuối cùng cho chúng! (Amen)

Nóí chi đến má phải hay má trái, áo trong hay áo ngoài, giáo hội Catô VN có dám trả lại đất đai của chùa chiền mà họ đã cướp đoạt được nhờ vào sức mạnh thực dân Pháp không? Áo của người mà ăn cướp và khư khư giữ chặc, mở miệng dạy đạo bác ái từ bi không sợ bẩn kinh Chúa sao ?

Khổng tử không dạy đưa má tặng hai ba áo, chỉ dạy rất nhẹ nhàng rằng, những gì mình không muốn, hãy đừng làm cho người khác. Đó mới là bực Thánh, dừng cái thiện lại ở mức khả thi. Ấy vậy mà cả giáo hội Kitô 2000 năm nay chưa ai làm được cái điều thiện nhỏ nhoi của Khổng Tử, nói chi đến dao to búa lớn tát má này đưa má kia!

Từ đạo đức cũng không chuẩn để đề cập đến lối sống của đạo Phật. Phật giáo chủ trương vì mọi người và vì mình, nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất. Cho nên khi mình hạnh phúc cũng tức là làm lan tỏa niềm hạnh phúc của mình ra chung quanh không nhất thiết phải đối với một người khác mà tất cả chung quanh, một bầu khí, một không gian. Đạo Phật không có những nguyên tắc đạo đức thô nên không thể nói hợp lý hay không. Nếu có một nền đạo đức nào đó trong Phật giáo, thì nền đạo đức đó phải mang tính vô ngã, và theo thuật ngữ hiện đại có thể gọi là đạo đức sinh thái, nó tôn trọng mầm sống, tôn trọng thiên nhiên loài vật cỏ cây, cùng cọng sinh trong một môi trường văn hóa hơn cả nhân văn, không chỉ tử tế với đồng loại mà tôn trọng cả sự khác biệt của dị giáo khác loài.

Giáo lý PG mang tính khế cơ và khế lý, không dừng lại ở hình thức hay biểu tượng. Hình ảnh thiền mà có lẽ trí thức Tây phương rất thích: thiền sư Vô Môn sử dụng chiếc thanh long đao của Quan Thánh đế quân, phùng Phật sát Phật, phùng tổ sát tổ. Chắc ông linh mục cảm thấy quá mất đạo đức phải không? Đúng vậy, đạo đức của đạo Phật là như vậy, gặp Phật giết Phật, gặp tổ giết tổ. Bên Kitô giáo suốt 2000 năm, chỉ một mình Nietsche dám làm Thượng Đế đổ máu (2), nhưng bất hạnh thay, Nietzsche là kẻ vô thần chứ không phải Thomas D'aquin.Tôi thấy kẻ đạt trình độ cao của đạo đức chính là Nietzsche, đã đập nát chiếc lồng, phá tan tù ngục và giải phóng con người sau gần 2000 năm trong tăm tối u mê.

Đó là giáo lý ngoài văn tự của Thiền, còn thực tế ở đời, tuy đạo Phật không hề cho mình là đạo đức, nhưng lịch sử của đạo này chưa từng vấy máu, vậy không biết các hành vi rất sinh thái đó có thiếu hợp lý không?

Cái khó hiểu cho Paul Williams, theo linh mục Thy trình bày, là nghịch lý giữa một bên thuyết nhân quả nghiệp báo (có chủ nhân tạo tác) và một bên lại phủ nhận ngã thì lấy gì để báo oán đền bù. Đây là một vấn nạn khá lý thú, nhưng Paul là giáo sư đại học về Phật học, mà lại không lý giải được điều này kể cũng hơi lạ, tuy chúng ta không đọc Paul Williams mà đọc linh mục Thy, thì cũng nên bàn rộng để cùng nhau tìm hiểu.

Tuy không rành về Phật học như các tu sỹ, tôi cũng xin mạo muội nói vài lời về giáo lý thập nhị nhân duyên (3), giáo lý này cho rằng chúng sanh trong ba cõi được trôi lăn trong sinh tử là do 12 mắc xích tạo thành; được chia ra hai chiều, chiều lưu chuyển va chiều ngược lại là chiều hoàn diệt.

Lưu chuyển là trôi nổi trong sinh tử theo chiều thuận, còn hoàn diệt là đi nghịch lại dòng sinh tử và có thể nhảy vọt thoát ra cái vòng lẩn quẩn này. Vì sao trôi lăn? Vì vô minh. Vô minh đứng đầu 12 nhân duyên gồm Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.

Dây xích 12 mắc này dính với nhau mà khiến con người si mê điên đảo. Chỉ cần chặt đứt một mắc xích thì vòng sinh diệt cũng theo đó tan mất.

Có vô minh mới sinh ngã chấp, vì chấp ngã nên có ân oán, đền bù. Khi có ngã chấp thì có tác nhân, và có tác nhân thì phải có thọ giả; có nguời đánh vào má, và người chịu bị tát. Nếu hiểu không nổi những căn bản Phật học này có thể đọc Trang Tử để hiểu.

Trong thiên Tề vật Luận, Trang Tử đưa một cành cây khô rơi trúng đầu một người đi đường. Anh ta đùng đùng nổi giận nhìn lên cây tìm xem ai đã dám ném cành cây xuống đầu mình. Khi thấy hoàn toàn không có ai, cơn giận của anh xìu xuống như bong bóng căng bị đâm. Lúc gió thổi cành cây rơi xuống đầu người đi đường, gió là tác nhân, người bị cây đánh là kẻ nhận, cơn giận tìm trả thù là nghiệp báo, cũng có thể được gọi là năng lượng xấu. Khi anh ta nhìn lên cây chẳng thấy ai, gió vẫn thổi, nhưng anh ta không hề giận gió, như vậy gió vô ngã có còn là tác nhân nữa không? Và anh ta có còn là kẻ chịu đựng nữa không, vậy chủ và khách đều mất, đối đãi không còn thì nghiệp báo và đền bù rơi về đâu? Anh ta có đi tìm gió mà phang một cây không?

Đạo Phật quán sát thế giới là vô thường, khổ, vô ngã là vì vậy. Đó là sống hài hòa, lạc quan, và sinh thái.

Nếu con người đạt được vô ngã thì cùng với vũ trụ hợp nhất, tựa như cùng thở, cùng một nhịp tim, cùng sống một cơ thể, có thể đứng trong một hạt bụi ở địa cầu mà rờ được những galaxy xa tít.

Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, ngài Mã Minh (Asvaghosa) cũng chia làm chân như môn (bản thể) và sanh diệt môn (hiện tượng). Khi ở trong hiện tượng là có tôi anh nó chúng ta, khi vào được chân như thì tất cả không phải một cũng không phải khác. Tác nhân và thọ nhân hoàn toàn vắng mặt, nên cũng không còn nghiệp báo đền bù.

-16-

NHT: Trong khi đó qua giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đức tin Kitô giáo được trình bày một cách rõ ràng. Còn đối với những luồng tư tưởng thuần lý của một nền thần học mới,

TTS: Cái mà tôi thán phục nhất nơí người đeo Thánh giá là họ không biết ngượng khi nói về Chúa, về giáo lý của họ. Câu giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đức tin Kitô giáo được trình bày một cách rõ ràng là rất điển hình cho sự trâng tráo này.

Ai cũng biết Kytô giáo có 2 bộ kinh, bộ thứ nhất là cựu ước và bộ thứ hai, để làm giảm bớt các nghịch lý của cựu ước, gọi là tân ước. Bộ sau cũng chẳng khác bộ trước được bao nhiêu, chẳng hạn mắt đổi mắt răng đổi răng trong cựu ước, qua tân ước thì trở nên đầy giả tạo tát má này đưa má kia, đòi gì đều cho.

   

Nghĩa là từ cực đoan này qua cực đoan khác, từ vô cực trừ sang vô cực cọng. Người đọc kinh Chúa sẽ điên loạn lên không hiểu sao, lúc thì bảo giết ngay trước mặt ta những ai mà ta không ngự trị trong họ, lúc thì chỉ nhìn đàn bà đẹp mà thèm muốn là đã phạm tội tà dâm cùng người đó rồi (Mathieu). Xin mở một dấu ngoặc ở đây để bàn thêm tích cách giả dối của Thánh kinh về tội tà dâm. Dân số ký thì chia gái còn trinh cho Chúa Trời, đàn bà đã trải nghiệm tình dục Chúa ra lệnh giết hết, nhưng lại xuất hiện một kinh dạy con Chúa không được tà dâm, như sau: Ma-thi-ơ 5:27 – 30 27 Các ngươi đã nghe lời nói rằng: “Ngươi chớ phạm tội tà dâm.”28 Nhưng ta nói cho các ngươi biết: “Hễ ai nhìn một người đàn bà với lòng tham muốn đàn bà ấy, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người đàn bà ấy rồi. 29 Vậy nếu con mắt bên hữu gây cho ngươi phạm tội, thì hãy móc nó ra và quăng nó cho xa ngươi đi; vì chẳng thà chịu một phần thân thể ngươi bị hủy hoại còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục. 30 Lại nếu tay hữu gây cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt nó ra mà liệng nó cho xa ngươi đi; vì chẳng thà chịu một phần thân thể ngươi bị hủy hoại còn hơn là cả thân thể ngươi đi vào địa ngục.”

Dĩ nhiên phải hiểu nghĩa bóng của câu kinh, chứ hiểu nghĩa đen thì đạo Thiên Chúa chẳng còn lấy một tín đồ có được một mắt, tứ chi cũng không còn, e rằng ngay cả phần kín của đàn ông đàn bà đều phải hủy hoại. Câu này cũng lại là phản ứng ngược lại của cựu ước mười điều răn. Trong mười điều răn, Xuất Ê-díp-tô Ký 20:14 14 Ngươi chớ phạm tội tà dâm, nhưng dân Israël (Do Thái) vẫn cứ ngoại tình hà rầm, tân ước bèn đòi móc mắt, chặt tay để dọa, thay vì tìm cách nào đó để khuyên răn hữu hiệu hơn, lại thành ra tàn bạo. Lời lẽ của kinh Thánh luôn luôn là hung ác, là trừng phạt. Tôi chưa tìm thấy một câu kinh nào của Thiên Chúa giáo nói lời từ ái dịu dàng. Lối hành xử hung bạo, nham hiểm của người mang Thánh giá là hậu quả của bao năm thấm nhuần trong tim óc những hình ảnh thô bạo từ Thánh kinh.  Ngày nay, thế giới văn minh khuyến cáo trẻ con không nên xem phim bạo lực cũng như nói những ngôn ngữ hung ác; nhưng nếu là con dân Chúa thì bó tay, vì tất cả những gì bạo ác nhất lịch sử loài người đều được viết trong kinh Thánh. Thành ra ta thấy dân chúa đều là người mất quân bình, lúc thì tỏ ra rất từ ái, làm đủ việc thiện, lúc giết người không gớm tay. Chỉ có một việc luôn luôn có cùng một mẫu số chung là hành vi bôi nhọ, chà đạp, hủy diệt các tôn giáo khác (nếu có thể) một bằng mọi phương tiện. Hãy xem một bằng chứng dân Chúa được giáo dục bôi nhọ Phật giáo như thế nào, qua hình ảnh trên yahoo vấn đáp trong phần annex ở trang cuối.

-17-

NHT: tác giả kết luận rằng:Sự Phục Sinh của Đức Giêsu là là một thực tại có tính cách lịch sử, chứ không chỉ là mã số cho việc tồn tại của sứ điệp của Người.

TTS: Nếu đây là nhận định của Paul Williams thì sự trở lại nguồn cội Kitô của ông rất đúng. Một trí năng như vậy không thể ở lâu trong Phật môn, nó chứng tỏ một tâm hồn ưa thích đồng bóng, phép lạ. Chuyện Jésus sống lại và bay lên trời như "tên lửa đất đối không" được một người sống vào thế kỷ 21, có bằng cấp cao về văn hóa tin là thật thì đúng là điềm lành cho giáo hội La Mã. Theo thiển ý, đây mới thực sự là phép lạ, còn khó tin hơn chuyện xác chết phân hủy hôi rữa được Jésus cứu sống, Paul Williams đáng được giáo hội phong Thánh. Nếu đưa ra một mã số cho việc tồn tại của sứ điệp của Thiên Chúa thì câu chuyện hy hữu của Paul nên được xếp vào hàng đặc trưng nhất, làm gương cho đời đời vinh danh Thượng Đế, chúng ta không nên ganh tị với phép lạ này.

-18-

NHT: Sự hiện diện thực tiễn của Đức Kitô trong Bíc tích Thánh Thể và sự đồng trinh của Đức Maria chỉ có vẻ như nghịch lý.

TTS: Một khi đã tin vào sự phục sinh của Jésus thì tựa như máu đã nhiễm phải virus, đừng nói là mẹ đồng trinh, ngay gái giang hồ mà Chúa bảo đồng trinh cũng sẽ đồng trinh, nói gì là Maria.

-19-

NHT: Thật ra, để làm cho niềm tin Kitô giáo thêm phần khả tín, thì việc suy tư về những điều lạ thường và những điều huyền nhiệm là một việc cần thiết. Tiếp đến, một câu hỏi được đặt ra là sự diễn tiến nội tại của đời sống tâm linh con người như thế nào, điều mà Phật giáo vẫn chủ trương là hành vi của chủ thể, tức sự tự giác? Paul Williams cảnh cáo rằng đối với người Kitô hữu, mục đích sau cùng của cảm nghiệm tôn giáo là sự tương quan tình yêu với Thiên Chúa, điều mà người Phật tử hoàn toàn phủ nhận. Williams viết: «Bởi vậy, người Kitô hữu cần phải cẩn thận, chứ không thể dễ dàng chấp nhận lối tham thiền của Phật giáo một cách vô điều kiện.»

TTS: Paul Williams đã đi tìm phép lạ trong đạo Phật suốt 20 năm, ông đã thất bại, nay trở về với tôn giáo chuyên khoe khoang những điều lạ thường, những huyền nhiệm. Ngưu sớm muộn cũng tầm ngưu. 2000 năm trôi qua, chưa thấy cái gì là phép lạ, là huyền nhiệm, mà ngược lại chỉ thấy chiến tranh tôn giáo, chiến tranh thực dân, chiến tranh diệt chủng, ấu dâm, loạn dâm, tiêu diệt văn hóa, tiêu diệt truyền thống, tiêu diệt ngôn ngữ, tiêu diệt chủng tộc; tự tử tập thể, phá thai, chủ điếm, buôn bán những chất độc hại...chẳng lẽ Paul sẽ tìm được cái mà hằng triệu người đi trước đã lặn lội, không những không tìm được gì, còn chết tức tưởi trong tủi nhục trải suốt hai thiên niên kỷ?

Còn về thiền thì Paul Williams nói rất đúng. Thiền là cái chi chi? Xin mượn chữ nghĩa của Trần Chung Ngọc để nhắc nhở người Kitô rằng, chẳng hề có cái gọi là thiền trong giáo lý Kitô, hãy dứt khoát không nên học tham thiền, điều kiện gì cũng mặc, ai ngồi xuống tham thiền là theo bụt thần tà vạy hoặc theo Ấn giáo.

-20-

NHT: Đây là một cuốn sách được viết một cách dè dặt và hoàn toàn tập trung vào chủ đề, thỉnh thoảng cũng được tác giả thêm thắt vào những câu chuyện vui hài hước thanh nhã, nhưng luôn luôn thân thiện và đầy tính cách đối thoại. Và như đã nói trên, cuốn sách mang đầy những cảm xúc cá nhân của tác giả, nhưng nó cũng chứa đựng những bất đồng triết học quan trọng đối với Phật giáo. Phải chăng đây là một sự trùng hợp thích thú và cần thiết ngay chính trong thời đại «Thần học các tôn giáo» và cho những cuộc đối thoại liên tôn hiện nay?

TTS: Theo như linh mục NHT trình bày thì chả có một bất đồng nào được Paul Williams đưa ra mà mang tính triết lý. Điểm bất đồng nổi cộm là sự hiện hữu của một ông ngáo ộp mà những kẻ đồng bóng ưa thích. Khi có sự hiện diện của ông ngáo này, ngôn ngữ của người trưởng thành trở nên thừa thãi, hãy để cho trẻ con chúng ngủ.

Paul Williams nếu chỉ nêu lên được bấy nhiêu, cho thấy rằng trong 12 năm trôi qua, danh tiếng của ông vang dội ngay lúc làm lễ rửa tội và dừng lại tại đó. Truy cập internet dưới cái tên Paul williams, ta sẽ có 6 người cùng tên Paul Williams, nhưng chẳng có ông nào là giáo sư Phật học đổi đạo sang Catô.

Ngược lại ngay cả một nhân vật hư cấu của phim tập Mỹ (The Young and the Restless, les Feux de l'amour) còn nổi danh hơn ông giáo sư bỏ Phật theo Chúa:

Le nom Paul Williams est porté par les personnes suivantes:

  • Paul Williams (1940-), un auteur-compositeur-interprète et acteur américain;
  • Paul Williams (1939-1973), un chanteur de soul américain, membre du groupe The Temptations;
  • Paul Williams (1915-2002), un musicien américain de rhythm and blues, chanteur et saxophoniste;
  • Paul Williams (1981-), un boxeur américain;
  • Paul Williams (1983-), un joueur de rugby à XV international samoan;
  • Paul Williams, un personnage de fiction du feuilleton télévisé Les Feux de l'amour.

Nhưng nếu truy cập cái tên Mathieu Ricard, ta có hằng loạt link nói về nhà di truyền học danh tiếng nước Pháp, đã bỏ hẳn đời thường, xuất gia theo Phật giáo Kim Cang thừa Tây Tạng, người đồng tác giả cuốn sách trứ danh đã được đề cập ở trên với Trịnh Xuân Thuận, cuốn l'infini dans la paume de la main.

Đối với các cụm từ thần học các tôn giáo hay đối thoại liên tôn, chúng có vẻ kêu to hơn là chuyên tải một ý nghĩa, chẳng hiểu linh mục NHT muốn nói gì, nhưng chúng không đủ sức kích thích tính hiếu kỳ của người viết bài này.

Vài lời tâm sự

Xin chấm dứt tại đây về phần ý kiến nhân vụ đổi đạo của Paul Williams, nhưng đối với thân hữu bạn bè, tôi còn có vài lời tâm sự.

Những ai đã đeo Thánh giá, họ như con ngựa đã bị chủ nhân che hai bên mắt dùng để kéo xe trong những thập niên trước 1970 tại các tỉnh nhỏ ở VN. Mục đích là không cho ngựa thấy gì khác ngoài hướng đi trước mặt. Trước thì che, sau thì roi quất, ngựa không có cách nào khác hơn là phải tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân. Nghiệp chướng khi đã quá sâu dày, tựa như con thiêu thân, dù có cho chúng lại đôi cánh, chúng cũng sẽ lao vào ngọn đèn mà tự hủy diệt.

Cặp mắt loài ong mật thích tìm hoa, của con lằn con nhặn thì hướng về nơi phân rữa hôi thúi, không phải những gì đông đảo thu hút nhất quyết là nơi an lành cứu rỗi nhất.

Đối thoại và giao lưu chỉ tất yếu với nhu cầu tiến hóa, những vật thể không chấp nhận tiến hóa có khi còn kém cả sự sống thực vật. Ngày nay, nhờ giao lưu tiến hóa mà trong lãnh vực horticulture người ta có thể cấy và làm lai giống nhiều loại hoa hồng đa dạng mà ngày xưa, lúc Chúa tạo dựng mặt đất cây cỏ không hề có, như hoa hồng đen, hoa hồng tím màu hoa cà, thậm chí có một người VN tại Paris đang muốn thực nghiệm để phôi giống hồng cờ vàng ba sọc đỏ. Thuyết tiến hóa đang được chấp nhận hầu hết bởi nhân loại, và cũng luôn luôn được bổ túc bởi các khoa học gia đồng thời hay đi sau Charles Darwin như Jean-Baptiste Lamarck  hoặc Alfred Russel Wallace, ngay cả một vị thầy dòng tên Mendel đã từng thí nghiệm làm thay đổi gien trên đậu petit pois.

Không chấp nhận thuyết tiến hóa, nhưng cái đạo từ chối nó phải chịu luật tiến hóa bị chia cắt thê thảm. Hơn một ngàn năm sau khi Kitô giáo được La Mã nâng thành quốc giáo, thì Martin Luther đã phản lại Catô Rô Ma và thành lập một giáo phái khác gọi là Phản Thệ, như vậy nước Chúa đã nghiễm nhiên được phân hai, rồi phân ba là nhánh Chính Thống giáo theo văn hóa Hy Lạp. Căn bản của thuyết tiến hoá là sự thích nghi với hoàn cảnh, và theo Darwin, con vật thích nghi với hoàn cảnh là con vật có thể sống còn trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên; và muốn được sống còn, thì phải được thiên nhiên lựa chọn (selection naturelle, hay nói cách khác là thuận thiên giả tồn). Phản Thệ hay Chính Thống là cách thuận thiên giả tồn của hai tôn giáo nói trên đối với Catô Rôma.

Đạo Phật hay nói về nhân duyên.

Văn hóa Á Đông ảnh hưởng mạnh văn hóa PG nên đã đại chúng hóa thuật ngữ của Phật giáo thành nên duyên vợ chồng, làm duyên (nghĩa là tạo dáng để có cơ hội được gặp gỡ, được ưa thích), trao duyên (tức là trao tình), kỳ duyên (gặp gỡ một khách không ngở được)...nên có một cái mà ai cũng biết, nhưng nó quá tầm thường đến nỗi người ta quên mất rằng nó cũng phải nhờ duyên mới có, đó là gặp gỡ Phật pháp. Có câu nhân thân nan đắc, Phật pháp nan phùng, thân người khó được, Phật pháp lại càng khó gặp. Đã khó, dĩ nhiên không thể đông.

Vậy ai bỏ đạo Phật thì buồn cho nguời đó, ai bước chân vào đạo Phật thì vui cho người đó. Riêng tự nó, đạo Phật, thêm cũng không thêm, bớt cũng không bớt.

ANNEX: một trang Yahoo cho thấy giáo dân được huấn luyện đánh phá Phật giáo như thế nào:


Chú thích:

(1)   Xin nghiên cứu về tông Thiên Thai với các tư tưởng toàn thể vũ trụ nằm trên đầu một hạt cải hay một ý niệm là ba ngàn thế giới, hoặc đọc L'infini dans la paume de la main của Trịnh Xuân Thuận và Mathieu Ricard.

(2)   Ce que le monde a possédé jusqu'à présent de plus sacré et de plus puissant a perdu son sang sous notre couteau. ( Cái mà cho đến ngày nay thế giới sở hữu một cách linh thiêng nhất, quyền năng nhất [Thượng Đế, TTS] đã mất máu dưới lưỡi dao của chúng ta [đã bị chúng ta hạ sát, TTS])

(3)   Xin tìm đọc Tương Ưng Bộ Kinh, hoặc Triết học Tánh Không của Thích Tuệ Sỹ

Nguồn: tác giả gửi

___________________

Các bài của Trần Trọng Sỹ: link http://sachhiem.net/TTS/ListTTS.inc.php

Trang Tôn Giáo