Vọng ngữ: Con đường giải thoát?

Lữ Giang

http://sachhiem.net/TTL/TranTL42a.php

01-Jun-2013

From: Nuoc_VIET@yahoogroups.com On Behalf Of Lu Giang
Sent: Friday, May 10, 2013 12:07 PM
Subject: [Nuoc_VIET] Vọng ngữ: Con đường giải thoát? [2 Attachments]

 

Trong bài Nghiệp kéo đến như bánh xe lăn” phổ biến ngày 25.4.2013, chúng tôi có viết rằng từ năm 1963 đến nay, tức trong 50 năm qua, một số người đã nghĩ rằng có thể "cứu" Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang bằng hai cách, cách thứ nhất là đánh phá Công Giáo để đánh lạc hướng dư luận và cách thứ hai là dùng VỌNG NGỮ (Wrong speech) để "hóa giải" hay "giải nghiệp”. Hôm nay chúng tôi thấy cần nói rõ hơn: Mục tiêu của hai chiến thuật đó là gì? Nó đã được theo đuổi trong suốt 50 năm qua và trong tương lai nó sẽ còn được kéo dài đến bao lâu nữa? Xử dụng hai chiến thuật đó có đem lại “con đường giải thoát” cho Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang hay không?

Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải trình bày những vấn đề này một cách thẳng thắn

Những Tính Toán Sai Lầm

Ngay từ giai đoạn đầu, khi mới phát động cuộc tranh đấu, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã báo cáo rằng các nhà lãnh đạo Phật giáo muốn “thiết lập một chế độ giáo quyền lãnh đạo thế quyền ở Nam Việt Nam” (he would like to establish a theocracy in South Vietnam).

[Intelligence Information Cable, TDCS 314/02342-64. Aug. 28, 1964. 8 p.]

Để thực hiện mục tiêu đó, CIA nói rõ:

“Kể từ năm 1963, các Phật Giáo đấu tranh luôn luôn chống lại chế độ hiện hữu tại Nam Việt Nam, rõ ràng là không quan tâm đến các nhân vật hay vấn đề liên hệ.

[LBJ Library, Mendatory Review, Case # NLJ 92465, Document # 27, p. 9 - 10.]

Nói một cách rõ ràng hơn, theo CIA các nhà lãnh đạo đấu tranh Phật Giáo đã chống lại bất cứ chính phủ nào không phải là Phật Giáo và không do họ lãnh đạo.

Dĩ nhiên, chính phủ Hoa Kỳ, VNCH, CSVN và ngay cả các chính quyền hậu cộng sản, cũng không ai chấp nhận để cho một tôn giáo thực hiện tham vọng về quyền lực chính trị như vậy.

Để thực hiện tham vọng của mình, các nhà lãnh đạo đấu tranh Phật giáo đã xử dụng một thủ đoạn rất nguy hiểm là dùng vọng ngữ kích động lòng hận thù Công Giáo để làm động lực đấu tranh. Tuy nhiên, thủ đoạn này lại có tác dụng hai mặt (ambivalent), một mặt kích động được những Phật tử nhạy cảm đứng lên theo họ, nhưng mặt khác lại phải đối phó cùng một lúc vừa với các chính quyền (Hoa Kỳ, Đệ nhất và Đệ nhị VNCH, và CSVN), vừa với Công Giáo, nên trận nào Phật Giáo cũng bị đánh bại.

Sau khi thua trận, Giáo Hội Ấn Quang đã phải “hóa giải” ba mặc cảm của kẻ thua cuộc:

(1) Bị Mỹ biến thành công cụ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, xài xong rồi bỏ.

(2) Bị Mỹ bỏ, đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thắng cuộc rồi cũng bị Cộng Sản loại.

(3) Trở về với Mỹ bị biến thành con bài thí, mất gần hết các cơ sở hạ tầng và bị chia rẽ trong nội bộ.

Để “hóa giải” ba mặc cảm đó, một số thành phần trong Giáo Hội đã dùng VỌNG NGỮ một mặt đánh phá Công Giáo và mặt khác, biện minh cho những sai lầm của Giáo Hội.

Trước khi đi sâu vào vấn đề, cần tìm hiểu “VỌNG NGỮ” là gì.

Vọng ngữ là một trong 10 giới trọng của đạo Phật. Kinh bộ nói rõ: "Bốn trọng giới sát, đạo, dâm, vọng (sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối) là giới đoạn đầu, rất nặng, hễ phạm một trong bốn giới ấy, thì tất cả giới xuất gia đều mất".

Thế nào là vọng ngữ? Có rất nhiều kinh Phật giải thích về trọng giới này. Đại Trí Độ Luận của Bồ tát Long Thọ đã nói về vọng ngữ một cách đơn giản và rõ ràng như sau:

Vọng ngữ là cái tâm không trong sạch, luôn muốn nói dối trá, che giấu sự thật, nói sai sự thật và sinh khẩu nghiệp.”

Vọng ngữ đã được xử dụng như thế nào?

Dùng Vọng Ngữ Đánh Công Giáo

Chiến dịch đánh phá Công Giáo kéo dài từ 1963 đến nay, được diễn biến dưới nhiều hình thức khác nhau, có khi dùng cả vũ lực như trong vụ Thanh Bồ - Đức Lợi năm 1964 hay vụ cướp chính quyền ở miền Trung năm 1966, nhưng đánh bằng vọng ngữ thì có nhiều nhóm, trong đó có hai nhóm đánh phá liên tục, không ngừng nghỉ và có hệ thống, đó là nhóm Đỗ Mậu và nhóm Giao Điểm.

Đỗ Mậu đã nói về cuộc đấu tranh của Phật Giáo như sau:

Như đã nói, cuộc đấu tranh của Hòa thượng Huyền Quang ở trong nước sau cuộc biểu tình 24.5.1993, chỉ còn như ngọn đèn le lói để rồi coi như hoàn toàn thất bại… cuộc đấu tranh càng gây thêm chia rẻ trong hàng ngũ Tăng sư và Phật tử trong nước, cuộc đấu tranh chỉ làm lợi cho Thiên chúa giáo và Tin Lành, v.v...

[Đỗ Mậu, Tâm Thư 1995, tr. 123 – 124]

Trong bài “Tâm tình với lão tướng Đỗ Mậu” đăng trên tờ Phật Giáo Việt Nam số 112, tháng 7 năm 2000, Đỗ Mậu tuyên bố:

“Nếu tôi được gặp quý Thầy như Quảng Độ và Thầy Huyền Quang, tôi muốn nhắc nhở với mấy Thầy là đất nước phải qua giai đoạn Phật Giáo với chính phủ (CSVN) phải bắt tay nhau. Gia Tô chính là kẻ thù chung.”

Giao Điểm đi theo một đường hướng khác. Cuốn “CHRIST IS DEAD - BUDDHA LIVES” (Chúa Kitô Đã Chết - Phật Còn Sống) của John H. Garabedian và Orde Coombs đã được Trần Chung Ngọc và những thành phần thuộc nhóm Giao Điểm hay “vệ tinh” của Giao Điểm coi như đường lối “tác chiến” của họ.

[Trần Chung Ngọc, Phật Giáo – Kitô Giáo Đối Chiếu, Con Đường Chuyển Hóa, sachhien.net]

Điều đáng lưu ý là cả hai nhóm nói trên đều đi theo CSVN. Năm 1995 Đỗ Mậu đã về Việt Nam tuyên truyền cho Cộng Sản và kêu gọi Phật Giáo “bắt tay” với nhà cầm quyền. Còn nhóm Giao Điểm mới đây đã được Bộ Công An chứng nhận là cơ quan “phục vụ cho việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”.

Đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, những đánh phá này không gây ảnh hưởng gì.

Tại Việt Nam, sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Phật Giáo là tôn giáo đầu tiên bị quốc doanh hóa, sau đó đến Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài và các Giáo Hội Tin Lành. Trong khi đó nhờ có đức tin vững mạnh, được tổ chức chặt chẽ và lãnh đạo sáng suốt, Giáo Hội Công Giáo VN vẫn đứng vững và ngày càng phát triển.

Mặc dầu có những người như John H. Garabedian và Orde Coombs tuyên bố “Chúa Kitô Đã Chết - Phật Còn Sống”, số người theo Kitô Giáo trên thế giới ngày nay đã lên đến 2,1 tỷ và ngày càng tăng, nhất là tại Phi Châu. Năm 1900, số người theo Kitô giáo tại lục địa này chỉ khoảng 2 triệu, đến năm 2000 đã lên tới 380 triệu. Người ta ước lượng đến năm 2025 số người theo Kitô ở đây sẽ lên đến 633 triệu. Đây là hiện tượng được các nhà phân tích gọi là “The Explosion of Christianity in Africa” (Sự bùng nổ của Kitô giáo tại Phi Châu). Trong khi đó tổng số tín đồ Phật Giáo trên thế giới năm 2012 được ước lượng khoảng 376 triệu.

Sự đánh phá của nhóm Đỗ Mậu hay nhóm Giao Điểm chỉ để che đậy những sai lầm mà Giáo Hội Ấn Quang đã vấp phạm và mặc cảm thua kém chứ chẳng làm rụng được sợi chân lông của ai.

Dùng Vọng Ngữ “Hóa Giải” Việc Làm Công Cụ Cho Mỹ

Mặc dầu đa số các tài liệu liên quan đến các biến cố Phật Giáo từ 1963 đến 1975 đã được công bố gần hết, một số nhân vật hay tổ chức Phật Giáo vẫn dùng số “đồ cổ giả” của họ như “những tài liệu lịch sử” để nói ngược lại và khỏa lấp những sai lầm do Giáo Hội Ấn Quang gây ra!

Nếu đọc hai cuốn “Tiểu truyện tự ghi” và hồi ký “Từ Rạch Cát tới Tòa Đại Sứ Mỹ” của Thiền sư Thích Trí Quang, đọc giả sẽ thấy ông bịa đặt những chuyện khó tưởng tượng nổi, từ chuyện đàn áp Phật Giáo, xét chùa đêm 21.8.1963 đến chuyện ông bị bắt và đi vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ… đều được ông viết như chuyện tiếu lâm. Ông có trình độ văn hóa không cao nên viết giấu đầu hở đuôi. Tuy nhiên, cuốn Bạch Thư của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã nói nhiều về ông và Đại Đức Thích Quảng Thành đã gọi ông là “Nhạc Bất Quần”, nên chúng tôi thấy không cần nói thêm ở đây nữa.

Phiên xử Thiếu Tá Đặng Sỹ của Tòa Án Cách Mạng vào tháng 6 năm 1964 đã làm sáng tỏ vụ nổ trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963. Hồ sơ xác định 8 em đã bị chết do một chất nổ hơi cực mạnh. Ủy Viên Chính Phủ cho rằng đó là lựu đạn MK-3, còn luật sư của Đặng Sỹ dẫn chứng tài liệu chứng minh rằng đó có thể là chất TNT hay C-4. Điều nan giải quan trọng là Công Tố Viện đã không thể xác định được người đã ném chất nổ đó là ai và ném theo lệnh của người nào. Ấy thế mà cho đến nay Thiền sư Nhất Hạnh và các sách báo của Phật Giáo Ấn Quang vẫn tiếp tục nhai đi nhai lại: “Xe thiết giáp cán vỡ đầu một thiếu nhi, sọ em nát vụn. Một thiếu nhi khác bị cán mất nữa đầu, và một em khác nữa mất hẵn đầu...”

Vụ “tự thiêu” của Hòa Thượng Quảng Đức cũng đã được đưa ra ánh sáng. Một tài liệu được công bố năm 2000 cho biết William Kohlmann, một nhân viên tình báo Mỹ đang làm việc ở Anh quen biết với Trần Quang Thuận đã được điều động qua Sài Gòn để hướng dẫn Trần Quang Thuận và Đại Đức Thích Đức Nghiệp làm vụ này. Bill Kohlmann kể lại khi mua xăng về đã được khuyến cáo là phải đổ thêm Diesel vào cho cháy chậm lại. Ký giả Malcolm Browne của AP, một nhân viên CIA khác, có nhiệm vụ báo tin cho các ký giả đến đúng lúc để quay phim, chụp hình và gởi đi khắp thế giới. “Ngọn đuốc của CIA” này đã làm chấn động thế giới. Tưởng đây là cách tranh đấu hay nhất, 30 vụ tự thiêu tiếp theo đã được thực hiện, nhưng không có CIA nhúng tay vào nên trở thành tiếng kêu trong sa mạc!

Tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết sau vụ tự thiêu của Hòa Thượng Quảng Đức, Tướng Trần Thiện Khiêm (một agent của CIA) đã xúi các Tướng Lãnh vào gặp ông Diệm yêu cầu ban hành tình trạng khẩn cấp và xét chùa để ổn định tình hình. Ông Diệm đã trúng kế CIA.

[FRUS, 1961 – 1963, Volume III, tr. 616. Document 275]

Ngày 24.8.1963 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra lệnh đảo chánh lật đổ ông Diệm.

Những tài liệu được công bố nói trên cho thấy Phật Giáo đã bị biến thành công cụ của Mỹ.

Dùng Vọng Ngữ “Hóa Giải” Việc Làm Công Cụ Cho Việt Cộng

1.- Đi theo Mặt Trận GPMN

Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại không ai mà không biết Thiền sư Nhất Hạnh là một thiền sư vọng ngữ nổi tiếng.

Ngày 1.6.1966 Thiền sư Nhất Hạnh “phát ngôn viên” của Giáo Hội Ấn Quang đã công bố một bản tuyên cáo 5 điểm của Giáo Hội Ấn Quang, có thể tóm lược như sau:

- Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức.

- Quân đội Mỹ rút lui.

- Ngưng oanh tạc Bắc Việt.

- Ngưng các cuộc hành quân tại miền Nam Việt Nam.

- Mỹ phải giúp lập chính thể dân chủ và tái thiết miền Nam không điều kiện.

Năm điểm đòi hỏi này giống hệt 5 điểm đòi hỏi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Ngày 2.6.1966 khi được đưa vào trình bày trước Thượng Viện Mỹ ông cũng lặp lại quan điểm đó.

Năm 1967, ông cho xuất bản cuốn “Việt Nam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddist Proposal for Peace” (Việt Nam, Hoa Sen trong Biển Lửa, một Đề Nghị Hòa Bình của Phật Giáo) như một bản cáo trạng lên án Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa vi phạm tội ác chiến tranh.

Lời tuyên bố của Thiền sư Nhất Hạnh vào tối 25.9.2001 tại thánh đường Riverside ở New York về việc Mỹ oanh tạc Bến Tre được coi là đỉnh cao của vọng ngữ, ít ai có thể tưởng tượng nổi.

Với những lời tuyên bố nói trên, ông đã cố gắng “biện minh” tại sao Phật Giáo đã đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng ông đã đi từ sự dối trá này tới sự dối trá khác.

2.- Đưa ra ngụy chứng để “hóa giải”

Chúng ta nhớ lại, trong Đại lễ kỷ niệm 30 năm Giáo Hội Ấn Quang “vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ” được tổ chức tại chùa Diệu Pháp ở Los Angeles hôm 18.12.2005, Hòa Thượng Thích Hộ Giác, lúc đó là Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành, đã đọc diễn văn khai mạc cho rằng sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Giáo Hội Ấn Quang là tổ chức đã đứng lên chống lại trước nhất. Hòa Thượng tuyên bố:

Giáo hội đã lên tiếng thật sớm, ngay từ những ngày đầu sau 30.4.1975 về những đàn áp bất công đối với tôn giáo và dân chúng. Đó là thời điểm mà khí thế và uy quyền tuyệt đối của kẻ thắng trận phủ ngợp lấy Việt Nam…

"Tổ chức lễ kỷ niệm này, chúng ta hãy trang trọng trao cho thế hệ mai hậu những trang sử bi hùng của những người Phật tử, những người con Việt, không vì bạo tàn mà khuất phục, không vì yên ấm bản thân mà quên đi nỗi khổ của giống nòi…

Sự thật như thế nào?

Như chúng tôi đã trình bày trong bài “Nghiệp kéo đến như bánh xe lăn…”, sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Giáo Hội Ấn Quang đã coi chiến thắng của Cộng Sản như chiến thắng của mình, tổ chức “mừng giải phóng” và sinh nhật “Bác Hồ”, tuyên bố “Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”… Cho đến khi Giáo Hội để lộ tham vọng muốn thống lãnh Phật Giáo Việt Nam, Cộng Sản mới loại ra. Tài liệu rõ ràng như thế mà Hòa Thượng Hộ Giác còn dám nói ngược như trên! Nếu những trang sử bi thảm này được “trang trọng trao cho thế hệ mai hậu” thì tiền đồ của đất nước và của Phật Giáo Việt Nam sẽ đi về đâu?

Giải Thoát Hay Nghiệp Báo?

Phật giáo khi truyền vào Trung Hoa và Việt Nam cũng đã phải trải qua nhiều Pháp nạn khắc nghiệt. Ở Việt Nam, Pháp nạn khắc nghiệt nhất đã xảy ra dưới thời Quang Trung Nguyễn Huệ. Để có tài nguyên chống xâm lăng, Nguyễn Huệ đã ra lệnh “làm cỏ” Phật giáo từ Thừa Thiên ra Bắc. Các chùa đều bị phá sập, chuông chùa và tượng Phật bị đem ra nấu đúc khí giới hay nông cụ, các tăng sĩ dưới 50 tuổi phải nhập ngũ hay đi làm lao dịch, v.v. Nhưng Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang chưa hề nhắc tới Pháp nạn này, chỉ nhắc tới “Pháp nạn” dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm vì lòng hận thù tôn giáo. Oái oắm là “Pháp nạn” này đã bị Hoa Kỳ, người khai thác Phật giáo để lật đổ ông Diệm, và Liên Hiệp Quốc phủ nhận.

Ngày 20.12.1963, Đại Sứ Fernando Volio Jimenez của Costa Rica trong phái đoàn điều tra LHQ về vụ Phật Giáo tại Việt Nam đã nói với hãng thông tấn NCWC như sau:

Cảm tưởng của riêng tôi là không có chính sách kỳ thị, áp bức hay khủng bố đối với Phật Giáo trên căn bản tôn giáo. Những khai báo về phương diện này thường là nghe nói, và trình bày một cách mơ hồ và tổng quát.

“Mỗi khi một nhân chứng cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể nào để trình Phái Đoàn, rốt cục sự kiện chỉ là một hành vi lẻ tẻ hay cá nhân. Căn cứ trên bằng chứng, chính quyền không có chủ trương chính sách chống Phật Giáo vì lý do tôn giáo.”

Còn Tổng Thống Nixon nhận xét:

“Việc cho rằng có sự đàn áp Phật Giáo là hoàn toàn bịa đặt. Ông Diệm đã cử nhiệm những viên chức cao cấp không căn cứ vào tín ngưỡng của họ. Trong 18 vị Bộ Trưưng có 5 theo Công Giáo, 5 theo Khổng Giáo, và 8 theo Phật Giáo, kể cả Phó Tổng Thống và Bộ Trưưng Ngoại Giao. Trong 38 Tỉnh Trưởng thì có 12 người theo Công Giáo, 26 người theo Phật Giáo hay Khổng Giáo. Trong 19 tướng lãnh, có 3 theo Công Giáo và 16 theo Cao Đài, Khổng Giáo hay Phật Giáo. Ông Diệm đã miễn nghĩa vụ quân sự cho các tăng sĩ Phật Giáo, trong khi người Công Giáo và các tín đồ khác phải thi hành nghĩa vụ này. Không một Phật tử nào đã bị bắt vì hành đạo và không một bằng chứng đáng tin cậy nào có thể minh chứng ông Diệm đã đàn áp Phật Giáo.

[Richard Nixon, No More Viêtnams, Arbor House, 1985, tr. 65].

Trong Phật Giáo, VỌNG NGỮ sẽ đưa đến những hậu quả như thế nào?

Trên trang nhà quangduc.com có đăng luận án của Ni cô Thích Nữ Diệu Minh dưới đầu đề “Nghiệp là một định luật luân lý đạo đức”. Luận án này có dẫn chứng định nghĩa về Nghiệp của Tiến sĩ Phật học Tích Lan Walpola Rahula như sau: “Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là tác ý (cetana). Tư tưởng, lời nói, việc làm do ý muốn (ý chí) làm động cơ khởi xuất." Vì có tác ý nên con người hành động bằng thân, khẩu hay ý. Và hành động có tác ý dẫn đến phản ứng, hiệu quả chín mùi của nó, gọi là Nghiệp báo hay Nghiệp quả (Kamma-Vipàka). Quả báo đó tương ứng với hành động có tác ý tức nghiệp tạo ra nó. Nghiệp thiện (Kusala) phát sinh thiện quả, ác nghiệp (Akusala) phát sinh ác quả trong ý nghĩa căn bản nhất của quy luật nhân quả nghiệp báo là “Gieo gì gặt nấy”.

Trong bản tuyên cáo chung giữa hai giáo hội Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự đề ngày 26.6.1994 do Hòa Thượng Thích Tâm Châu và Hòa Thượng Thích Hộ Giác đồng ký tên, có tuyên bố như sau:

Đối với những việc đã xảy ra trong quá khứ, đếu coi là nghiệp vận của cá nhân, của tổ chức chung chịu và đến giờ phút này được hỷ xả tất cả.

Nhưng trong Kinh Pháp Cú, ở PHẨM ÁC có dạy:

“Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy biển, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi ác nghiệp đã gây.”

Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang rất khó có thể bỏ đi cái đống tài liệu vọng ngữ đã ôm chặt từ 50 năm qua và coi đó là “thành quả” đấu tranh của họ! Khi nghiệp cũ chưa hoàn, nghiệp mới cứ được tạo thêm hàng ngày, lấy lòng hận thù Thiên Chúa Giáo làm động lực, làm  sao “hỷ xả” được?

Vì những cuộc chiến trong nội bộ, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã bể thành 8 và hiện nay vẫn đang phải đối phó với một cuộc nội chiến ác liệt. Với Mỹ, khi Giáo Hội không còn đủ khả năng tạo được biến cố trong nước nữa, Mỹ sẽ bỏ rơi. Liệu Giáo Hội có tìm ra được “con đường giải thoát” trong kinh Phật không?

Để kết luận, chúng tôi xin nhắc lại lời khuyến cáo của Thiền sư Dhammananda:

Khi tôn giáo bị sử dụng để gia tăng thế lực chính trị thì tôn giáo sẽ phải hy sinh các lý tưởng đạo đức cao quý và trở nên mất gốc, nhượng bộ cho các thế lực chính trị trong thế gian.”

Ngày 9.5.2013

Lữ Giang

 


Xem bài phản hồi:

Tôi Đọc Lữ Giang

(Về bài Vọng ngữ: Con đường giải thoát?)

Trần Tiên Long

http://sachhiem.net/TTL/TranTL42.php

 

 


Trang Tôn Giáo