Thư Góp Ý Về

"Bản Nhận Định Và Góp Ý Dự Thảo Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo"
Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - (Phần 1)

Nguyễn Trọng Nghĩa

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NgTnghia_GM_NTH.php

07-Sep-2016

Subject: THƯ GÓP Ý VỀ BẢN NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý D Ự THẢO LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA HỘI Đ ỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM - PHẦN 1
From: nghiamyphu
Date: Mon, September 05, 2016 10:19 am
To: web.hdgmvn@gmail.com, web@hdgmvietnam.org, sachhiem@sachhiem.net

 

Kính gửi: - Đồng bào Việt Nam, và

- Hội Đồng Giám mục Việt Nam.

(Trên tinh thần dân tộc, dân chủ và dân quyền và là con dân Nước Việt Nam tôi viết thư này gửi đến Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) để góp ý về 2 bản góp ý của HĐGMVN đối với Dự thảo Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo. Vì bản thân cũng là một nhân dân nên tự thấy rằng không đủ tư cách cũng như pháp nhân để "kính gửi nhân dân" nên thiết nghĩ xưng tụng nhau là "Đồng bào" trong cái nghĩa của "Dân tộc Việt Nam" sẽ thích hợp hơn.)

Tôi tên Nguyễn Trọng Nghĩa, ngụ tại số 91, đường Điện Biên Phủ, xã Mỹ Trà, Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, xin được trình bày ý kiến theo hiểu biết của một công dân một nước độc lập nhân đọc hai bản tin dưới đây.

Hội Đồng GM Việt Nam

a.) Vừa qua trên mạng Báo Công Giáo (baoconggiao.com) có đăng tải bản góp ý "Dự Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo của BTV Hội Đồng Giám Mục Việt Nam" do Đức Giám mục Phê - rô Nguyễn Văn Khảm - tổng thư ký HĐGMVN ký; và

b.) trên trang mạng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (http://hdgmvietnam.org) có bản Nhận định và góp ý dự thảo 4 Luật Tín Ngưỡng, Tôn giáo của HĐGMVN do Giám mục + Cosma Hoàng Văn Đạt SJ - Tổng Thư ký HĐGMVN ký và gửi cho Quốc Hội khoá 13.

Do tiếp cận 2 bản góp ý này một cách vô tình và cũng chưa được chính thức được xem qua Dự Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo; Do chủ thể được nhận Dự Luật cũng như các bản góp ý không phải là đại đa số nhân dân nên việc góp ý này mang tính chất bình luận, góp ý và đề đạt nguyện vọng của một công dân Việt Nam với toàn Nhân dân Việt Nam, qua đó cũng là trao đổi với HĐGMVN về các góp ý của các Ngài.

***

Trước hết xin có một số bình luận về : Nhận định và góp ý dự thảo 4 Luật Tín Ngưỡng, Tôn giáo của HĐGMVN do Giám mục + Cosma Hoàng Văn Đạt SJ - Tổng Thư ký HĐGMVN ký và gửi cho Quốc Hội khoá 13.

Nhận định và góp ý dự thảo 4 Luật Tín Ngưỡng, Tôn giáo

- Trong phần I. NHẬN ĐỊNH CHUNG,

xin phê phán sự hiểu biết của HĐGMVN về cách gọi chủ thể quản lý xã hội là "Nhà cầm quyền". Đây, theo tôi, là cách gọi mỉa mai rằng chủ thể quản lý xã hội đang dùng bạo lực áp đặt xã hội. Đó là cách gọi cố ý khiêu khích và chống đối, tôi khẳng định như thế!

HĐGMVN và hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo "tại" Việt Nam phải và buộc nhìn nhận bằng "lương tâm" rằng "Chính quyền Việt Nam là chính quyền nhân dân, do nhân dân bầu để phục vụ cho nhân dân!". Có thể thực trạng ở nơi nào đó có sự thao túng, chính quyền có nơi còn chưa tốt... nhưng chưa văn bản nào của Chính quyền hay Đảng cầm quyền không cho phép công dân tham gia hoạt động chính trị, hay tước quyền ứng cử, bầu cử vào cơ quan dân cử, chính quyền. Vậy nên, Chính quyền là do nhân dân bầu ra để phục vụ lợi ích của nhân dân chứ không có "nhà cầm quyền" nào bạo ngược tiếm quyền lực xã hội ở đây cả! HĐGMVN gọi Chính quyền nhân dân do nhân dân bầu lên là "nhà cầm quyền" chính là HĐGMVN đang xúc phạm nhân dân Việt Nam!

Vậy, nay đề nghị HĐGMVN phải tôn trọng nhân dân Việt Nam và Chính quyền nhân dân bằng việc cầu thị, nhìn nhận lại nhận thức của bản thân về chính quyền và cả về tư tưởng chống cộng sản trong ý thức hệ mà một thời giáo hội đã chủ trương, thậm chí các Giám mục cần xem lại trong ý thức của bản thân xem tư tưởng Quốc - Cộng hay giấc mơ về chế độ Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn âm ỉ trong các Ngài. Phải nói rằng và nhắc lại cho các Ngài nhớ rằng các Ngài là người tu hành chứ không phải là một chính trị gia, một nhà dân chủ, nhiệm vụ của các Ngài là nói về Nước Thiên Chúa, thiên đàng và hoả ngục, là làm lành tránh dữ chứ không phải là tìm mọi cách để chống chính quyền!

Chúa Giê – Su nói "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Dothái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" (xem https://www.catholic.org.tw) là Người muốn nói đến “Nước Trời” và chính Chúa Giê – Su đã chịu chết vì tội lỗi của con người để cứu con người khỏi ách nô lệ tội lỗi để con người được vào “Nước Thiên Chúa”. Rất rõ ràng là của Giê - su đã khẳng định Người không phải là một nhà cách mạng theo cách hiểu của những người muốn Người làm thủ lĩnh của họ để giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ của La Mã. Một điều quan trọng là Chúa Giê - su không chủ trương chống lại chính quyền và Người chấp nhận sự phán quyết của chính quyền nơi trần gian, vậy nên Người nói: "Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Dothái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này".

Cho nên việc của các Ngài là rao giảng lời Chúa, hướng dẫn cộng đoàn dân Chúa làm đẹp lòng Người chứ không phải là chính các Ngài tự biến mình thành cái cớ để xã hội ngoài giáo hội xúc phạm Thiên Chúa! Các Ngài GM phải sống tốt, phải làm người tốt thì mới giáo dục giáo dân tốt được, còn vì tư tưởng thù hằn chế độ để xuyên tạc chính quyền nhân dân là “nhà cầm quyền” thì chỉ là cái cớ để người ngoài xúc phạm Thiên Chúa mà thôi. Người ngoại đạo xúc phạm Thiên Chúa vì “họ không biết việc mình làm” nhưng chính các Ngài có chủ ý là cái cớ để người khác phạm tội thì chính các Ngài đã phạm Thánh!

- Trong phần II. MỘT SỐ CHI TIẾT, tôi xin góp ý như sau:

1). Các Ngài nói rằng: "Điều 2 khoản 4 chưa giải thích rõ cụm từ “quy định của pháp luật” là như thế nào?"

Xin góp ý các Ngài: Điều 2 khoản 4 xin trích như sau “Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật;…”. Hết sức đơn giản và dễ hiểu, đó chính là Nhà nước đảm bảo tất cả các quyền trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo mà luật này đã quy định.

Ở đây xin nhớ cho rằng là tôn giáo, tín ngưỡng là một hoạt động của một cộng đồng trong xã hội chứ không phải tôn giáo, tín ngưỡng là xã hội. Vậy nên cần thiết phải nhớ, phải biết là tôn giáo, tín ngưỡng phải tôn trọng xã hội. Luật pháp là để bảo vệ số đông, tập thể xã hội nên phải bao hàm yếu tố hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến xã hội.

Ví dụ: Tôn giáo có thể tổ chức hoạt động tín ngưỡng của mình trong khuôn viên cơ sở tôn giáo nhưng không được tổ chức ở nơi ngoài cơ sở tôn giáo vì sẽ ảnh hưởng đến những người không theo tôn giáo đó, đó còn là âm thanh quá lớn khi tổ chức hoạt động tín ngưỡng làm ảnh hưởng đến tín ngưỡng của người xung quanh…

Thế cho nên, quy định của pháp luật chính là điều chỉnh hành vi của tôn giáo, tín ngưỡng để không làm tổn hại, tổn thương đến các tôn giáo khác, tín ngưỡng khác và hoạt động bình thường của xã hội.

Rất mong các Ngài hiểu điều này!

2). Các Ngài lại trăn trở về "Điều 6 khoản 5b quy định quá chung chung và mơ hồ, vì có thể có những mâu thuẫn về đạo đức, luân lý giữa quan điểm của tôn giáo và chính sách của Nhà nước, như vấn đề phá thai, ly dị, hôn nhân đồng tính... Vì thế, không thể chấp nhận một sự cấm đoán ở điểm này."

- Ở điểm này tôi cũng xin "trăn trở" với các Ngài như sau: Trước hết các Ngài đã từng sử dụng Giáo Luật để treo chén, cách chức Linh mục Tường ở Giáo phận Vĩnh Long vì đã có những bài giảng đi ngược lại với giáo lý của giáo hội. Vậy thì chẳng phải các Ngài đang thực thi quyền lực pháp luật Vatican cho người tuyên truyền trái pháp luật Vatican hay sao? Vậy thì tại sao hôm nay lại đặt vấn đề khi chủ thể nhà nước Việt Nam không cho phép công dân mình và tổ chức tôn giáo của họ tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam?

- Trong Kinh Nghĩa Đức tin có ghi "...ai chẳng thông công cùng hội Thánh ấy thì chẳng đặng rỗi linh hồn...", đây không phải là một sự hiệp thông hay sao? Giáo hội công giáo luôn kêu gọi hiệp thông để được Chúa lắng nghe lời cầu nguyện, cầu xin thế nên thì càng phải ủng hộ quan điểm "đoàn kết toàn dân" đoàn kết dân tộc và tôn giáo (của nhà nước) chứ?

- Ở các trăn trở về Phá thai, đồng tính hay ly dị... xin các Ngài có cái nhìn khác đi! Ví như ngoài hành vi phá thai do sai lầm của bản thân người mẹ. Hãy nghĩ tới những bào thai được chẩn đoán bại não, dị tật quái thai, hay nhiễm HIV, hay do hãm hiếp.... tất cả những trường hợp này nếu xét về một mặt khác thì là sự tàn nhẫn đến độc ác nếu không buộc phá thai. Nếu các Ngài tin rằng "mọi sự là do ý Chúa" và "mỗi sợi tóc trên đầu đã được đếm rồi" thì hãy chấp nhận việc phá thai là do sự mách bảo của Chúa Thánh Thần và đó là "Thánh ý Chúa". Nếu các linh mục, giám mục phạm tội ấu dâm vẫn có thể giang tay ban phép lành khi chưa bị tố cáo thì "Thánh ý Chúa" cũng sẽ do bất kỳ ai nói, nếu đó, điều đó tạo nên hạnh phúc cho con người và không tổn hại đến người xung quanh. Một khi có có ý kiến khác nhau mà đôi bên đều có lý lẽ, có tình thì cần quy về lợi ích chung của xã hội vì "luật" là để điều chỉnh hành vi xã hội, và trong "Luật Tín ngưỡng tôn giáo" thì chính là điều chỉnh hành vi của tín ngưỡng, tôn giáo đối với xã hội. Luật pháp lấy cái lợi ích xã hội làm chuẩn mực nên quan điểm của tôn giáo tuyệt nhiên phải xếp sau lợi ích của xã hội.

Tóm lại, trăn trở của các Ngài trong vấn đề này là thiếu tình và thiếu lý, không thuyết phục.

3). Tại điều 15 của dự thảo Luật các Ngài trăn trở về việc sở hữu tài sản là cơ sở tôn giáo. Xin góp ý cùng các Ngài trên tinh thần dân tộc mấy điểm sau (dĩ nhiên là một phần cũng trên cơ sở của pháp luật).

Trước hết, giáo hội là một quốc gia theo sự công nhận của Liên Hiệp Quốc, và dĩ nhiên hàng giáo phẩm là "quan chức" của Toà Thánh hay Công quốc Vatican. Về tổ chức điều hành thì giáo hội có Bộ Giáo Luật tương đương với Luật pháp Việt Nam. Trong đó, cụ thể về quyền sở hữu tài sản giáo hội dành hẳn quyển V để quy định như:

Quyển V: Tài Sản Của Giáo Hội (1254-1310) - [tham khảo]

Thiên 1: Sự Ðắc Thủ Tài Sản (1259-1272) - [tham khảo]

Thiên 2: Sự Quản Trị Tài Sản (1273-1289) - [tham khảo]

Thiên 3: Các Khế Ước, Nhất Là Sự Chuyển Nhượng (1290-1298) - [tham khảo]

Thiên 4: Thiện Ý Nói Chung Và Thiện Quỹ (1299-1310) - [tham khảo]

Để cụ thể trong vấn đề sở hữu tài sản về đất đai tôi xin nêu quan điểm như sau: Luật đất đai của Việt Nam quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu". Như vậy, tài sản đất đai ở Việt Nam là của người Việt Nam chứ không thể thuộc của riêng một cá nhân nào khác, và nhất là lại thuộc về một quốc gia khác.

Giáo luật Ðiều 1268: Ðối với tài sản, Giáo Hội chấp nhận thời hiệu như một phương cách để thủ đắc và giải trừ dựa theo quy tắc của các điều 197-199. - [tham khảo]

Ðiều 197: Giáo Hội chấp nhận thời hiệu như phương cách để thủ đắc hay mất một quyền lợi chủ quan, cũng như để giải trừ các nghĩa vụ, theo như qui định của dân luật tại quốc gia liên hệ, miễn là duy trì được các ngoại lệ mà Bộ Giáo Luật đã ấn định. - [tham khảo]

Ðiều 1273: Chiếu theo chức vụ cai trị tối thượng, Ðức Thánh Cha là người quản trị và phân phối tối cao của tất cả các tài sản của Giáo Hội. - [tham khảo]

Vậy, quyền sở hữu về tài sản đất đai nói riêng đối với Giáo hội Công Giáo là điều bất cập với Luật Đất đai của Việt Nam cũng như tình cảm của nhân dân Việt Nam. Nó giống như là một dạng xâm lược, vì theo thời gian nhà thờ hay cơ sở thờ tự của giáo hội sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc Việt Nam mất đất cho một quốc gia khác là Vatican. Trong khi đó, quyền quyết định về tài sản của giáo hội là đại diện Toà Thánh nhưng quyền quản lý đất đai lại thuộc về Nhà nước Việt Nam.

(50 ngàn giáo dân hiệp thông ở Thuận Nghĩa, cầm cờ Vatican xuống đường biểu dương lực lượng dân Chúa dưới cờ Vatican tiếp sức cho cuộc gây rối ở giáo xứ Mỹ Yên)

Nếu xảy ra xung đột về quyền sở hữu thì chính quyền Việt Nam và nhân dân Việt Nam luôn bị thiệt thòi do:

* Giáo hội bảo đó là tài sản của mình trong thời hiệu và không trao trả theo quy định của Luật Đất Đai của Việt Nam. Nếu chính quyền Việt Nam thực thi pháp luật thì sẽ bị cho là cướp đất, cướp tài sản của Vatican.

Cho nên, trên tinh thần dân tộc xin khuyên các Ngài Giám mục thôi đòi hỏi quyền sở hữu về tài sản đất đai cho giáo hội, vì đó là trong vô tình các Ngài đang lấy đất của dân tộc Việt Nam dâng hiến cho Quốc gia Vatican. Và rằng Chúa Giê – Su đã dạy: "Nước tôi không thuộc về thế gian này." Vậy thì các Ngài Giám mục nên theo lời Chúa Giê-su mà xây dựng Nước Trời thay vì công sức giành lấy quyền sở hữu tài sản đất đai của thế gian. Nếu giáo hội ham mê của cải thế gian đến mức đòi quyền sở hữu thì há chẳng bao giờ Giáo hội Công giáo có thể vào được Nước Trời, vì chân

23 Bấy giờ Đức Giê-su nói với các môn đệ của Người: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. 24 Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.”

4). Các Ngài trăn trở về Điều 18 Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Điều 24 Hiến pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013) đều quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Vì vậy những người đang bị giam, giữ được đáp ứng nhu cầu tôn giáo theo quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiến pháp.

Xin góp ý với các Ngài như sau: những người đang bị giam, giữ được đáp ứng nhu cầu tôn giáo theo quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiến pháp tại nơi giam giữ theo điều kiện của Luật pháp là không làm ảnh hưởng tới cộng động xung quanh, điều này bao hàm việc đã nói ở trên là "không tổ chức hoạt động tín ngưỡng ngoài cơ sở tôn giáo" nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của những người xung quanh (bạn tù hay quản giáo).

5). Xin góp ý về Điều 9 và Điều 44, Dự thảo 4 là không khả thi. Đòi hỏi này vô lý vì mâu thuẫn với Điều 2 khoản 2 như sau:

Mọi người đều có quyền tổ chức hoạt động tín ngưỡng của tôn giáo mình tại cơ sở tôn giáo nhưng phải đảm bảo nghĩa vụ với xã hội. Việc thông tin các hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tôn giáo sẽ giúp chính quyền có cơ sở tổ chức giúp đỡ cho hoạt động tín ngưỡng được diễn ra tốt đẹp cũng như hạn chế từ khâu cấp phép những hoạt động mê tín dị đoan hay nằm ngoài phạm vi hoạt động tín ngưỡng. Mặt khác việc thông tin cho chính quyền hoạt động tín ngưỡng của tôn giáo nhằm để chính quyền đảm bảo an toàn cho xã hội ngoài (khác với) tôn giáo đang có hoạt động tín ngưỡng, bao gồm việc hạn chế phương tiện giao thông vào gần khu vực thờ tự hay đảm bảo an ninh trật tự từ kẻ xấu, trộm cắp vào nơi đang diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

Tất cả những việc từ thông báo đến đăng ký và chấp thuận đều nhằm đảm bảo an toàn cho xã hội nói chung chứ không chỉ là cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng.

Hãy đứng về phía những người không thuộc tôn giáo của mình khó chịu thế nào thi họ phải nghe các âm thanh từ hoạt động tín ngưỡng của mình, nhất là những nội dung mang tính bài xích tôn giáo của họ. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội phải chịu sự điều tiết của xã hội, và xã hội phân công việc điều tiết ấy cho chính quyền để đảm bảo xã hội được an toàn trước mọi hoạt động tín ngưỡng của tôn giáo.

6). Điều 32: Hội nghị và đại hội của các tôn giáo không cần sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì đây là việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo:

Xin xem lại góp ý số 5.

7). Xin góp ý Điều 38. Thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo: Tổ chức tôn giáo trực thuộc được thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi thuyên chuyển đến.

Ở đây có vấn đề: Một tu sĩ chuyển đến một địa phương mang theo một nhiệm vụ truyền giáo và cả những bản chất của vị tu sĩ đó. Trước hết, nó có thể có hại hoặc không. Sau đó là sự quản lý của cơ quan thẩm quyền.

- Có hại hoặc không: Nếu một vị tu sĩ như Linh mục Anton Đặng Hữu Nam về bất kỳ địa phương nào thì là thảm hoạ cho địa phương ấy Ví dụ như: Ông Đặng Hữu Nam ra mặt chống Đảng Cộng sản Việt Nam bằng câu nói trên "toà giảng" rằng "Đi theo đảng là đang theo đĩ" và rất nhiều câu nói xuyên tạc bịa đặt mà tôi hoàn toàn chứng minh được! Hay như ông Lê Công Lượng xách động 500 giáo dân phá ngang trường mầm non làm "đường lớn" cho nhà thờ; hay như Giám mục Nguyễn Thái Hợp đi dến đâu là biểu tình, chống người thi hành công vụ, giáo dân tấn công công an bằng gậy gộc, dao và đá xanh, ấu nhi thì trở nên hung hãn mà mất dạy, thành phần chống chính quyền tập hợp xung quanh....

Vậy, trong tình hình mới như hiện nay thì việc cần chấp thuận hay không đối với một tu sĩ được thuyên chuyển là cần thiết.

kích động giáo dân chống chính quyền là nghề kiếm cơm của 
Linh mục Đặng Hữu Nam

Mời xem: Xuyên tạc, bịa đặt và kích động giáo dân chống chính quyền là nghề kiếm cơm của
Linh mục Đặng Hữu Nam

Mặt khác, ngay từ phía giáo hội công giáo thông qua giáo luật cũng đã thực hiện quyền bính của mình để treo chén, cách chức linh mục của những vị linh mục sai phạm thì điều đó càng chứng mih rằng, mỗi giáo hạt, giáo xứ cũng đã được sự chấp thuận hay không chấp thuận của Đấng bản quyền ở giáo xứ, giáo hạt, giáo họ. Bản thân linh mục cũng phải được sự chấp thuận của Đấng bản quyền để về giáo hạt, giáo xứ, giáo họ thì:

- Địa phương cũng phải biết để chấp thuận một tu sĩ mới về địa phương mình trong vai trò quản lý thẩm quyền của mình. Đó vừa là trách nhiệm thi hành luật pháp mà còn là sự tôn trọng lẫn nhau.

Đừng bác bỏ điều này vì nếu không người ngoài sẽ xem Giáo hội Công giáo xem trời bằng vung!

8). Ý kiến của các Ngài về Điều 49: Đòi hỏi quá nặng nề và phiền toái. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài là vấn đề thuần túy tôn giáo, không cần phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước. Nhà nước không nên xen quá sâu vào công việc nội bộ các tôn giáo.

Xin xem lại "ý" ở góp ý số 7.

9). Điều 50 qui định khá mơ hồ: “tổ chức tôn giáo quốc tế” là gì? Thế nào là “tham gia tổ chức tôn giáo quốc tế”? Qui định mơ hồ sẽ gây khó khăn cho các hoạt động tôn giáo.

Xin góp ý: Một tôn giáo nằm ngoài lãnh thổ của Việt Nam thì gọi là tôn giáo quốc tế, việc tham gia, theo tôi, thì là một dạng liên minh như Hội đồng liên tôn hay một giáo phận khác của giáo hội công giáo La Mã nằm ngoài lãnh thổ chẳng hạn. Còn lại tại sao phải được sự chấp thuận thì Xin xem lại "ý" ở góp ý số 7.

10). Điều 51 khoản 1: “…tổ chức tôn giáo… được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến tặng, cho trên cơ sở tự nguyện…”. Điều này vẫn không nói đến hay hạn chế các hoạt động của tổ chức tôn giáo như: quản lý và sử dụng tài sản hay tài khoản ngân hàng, mua bán hay chuyển nhượng cơ sở tôn giáo theo nhu cầu thực tế…

Xem góp ý số 3.

11. Điều 52: Các tổ chức tôn giáo phải được tự do hoạt động trong các lãnh vực từ thiện, nhân đạo và không có hạn chế nào - Đồng ý với các Ngài, nhưng các Ngài phải đảm bảo: Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo tại cơ sở giáo dục, dạy nghề do tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, quản lý.

Dĩ nhiên việc từ thiện, nhân đạo là không có hạn chế nhưng phải đảm bảo không lợi dụng làm từ thiện để truyền đạo, vì nếu nói vậy thì tổ chức tôn giáo không thực tâm làm từ thiện mà là lợi dụng từ thiện. Xin đơn cử việc tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà của Dòng Chúa Cứu Thế, đó không phải là một sự tri ân, mà là "... một hành vi kích động và khơi dậy thù hận, chia rẽ dân tộc hay mong muốn khơi dậy cuộc chiến Quốc – Cộng....là đi khơi gợi chiến tranh và chia rẽ...." (xin đọc bài "Phản đối Dòng Chúa Cứu Thế".)

12). Điều 54: Phải hiểu như thế nào là “tài sản hợp pháp” khi các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tư cách pháp nhân?

Xin chia sẻ như sau: Một khi đã đăng ký và được phép hoạt động nghĩa là đã có tư cách pháp nhân, rất mong các Ngài hiểu cho và đừng méo mó sang chuyện đất đai. Mục đích sử dụng đất được quy định trong Luật Đất Đai đã nói rất rõ về các trường hợp thu hồi đất. Và do Luật xác lập "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân..." nên quyền sở hữu của tài sản đất đai là có hạn định và phụ thuộc vào mục đích sử dụng đúng với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các trường hợp an ninh quốc phòng buộc phải thu hồi.

Tài sản đất đai khi nhà nước thu hồi luôn được bồi thường, tuy nhiên, tuỳ vào tình trạng thu hồi mà mức bồi thường, cách bồi thường hoặc thu hồi không bồi thường. Xin các Ngài xem Luật Đất Đai nếu các Ngài thực sự quan tâm vấn đề này. Và phải đặt trên căn cứ là công dân của Nước Việt Nam, lấy quyền lợi của quốc gia dân tộc thì mới hiểu được thấu đáo, còn rập khuôn giáo luật về "quyền thủ đắc tài sản" thì muôn đời không giải quyết được.

14). Chương X và chương XI không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoàn toàn mang tính chất áp đặt quyền lực của Nhà nước lên các tổ chức tôn giáo, tạo kẽ hở cho cơ quan hành pháp lạm dụng quyền lực. Vì vậy, hai chương này tự mâu thuẫn với Điều 2 trong Dự thảo 4 cũng như với Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi năm 2013.

Thưa các Ngài: 2 chương X và XI là công tác tổ chức của chính quyền, không liên quan gì đến những quyền lợi của tốn giáo, cả hai chương đều là hoạch định những việc cần làm của cơ quan thẩm quyền quản lý lĩnh vực tôn giáo. Đó là những quy định, phân công, phân nhiệm, liệt kê nhiệm vụ của các cơ quan giúp việc trong quản lý lĩnh vực tôn giáo. Nó không có gì là không tôn trọng vì nếu không tôn trọng tôn giáo thì họ không cần phải phân công hay phân nhiệm, hay ban hành Luật.

Thưa các Ngài, nếu có Luật thì tất cả sẽ được thực thi theo luật, các Ngài nên vui mừng vì điều đó.

Đọc qua bản nhận định và góp ý dự thảo 4 Luật Tín Ngưỡng Tôn giáo của HĐGMVN tôi thấy có mấy điều sau:

- Thể hiện rõ tư tưởng chống đối chính quyền bằng việc gọi chủ thể lãnh đạo xã hội là "Nhà cầm quyền.

- Nhỏ nhặt hoặc thiếu kiến thức khi bắt bẻ về quyền sở hữu đất đai.

- Tư duy trẻ con.

Tôi cho rằng, bản nhận định và góp ý này chưa xứng tầm là tác phẩm của các vị Giám mục Đức cao vọng trọng, nó thể hiện sự nhược tiểu trong tư duy (nói thằng ra là) chống cộng sản. Sau đó là sự cực đoan và thiếu tôn trọng, một mặt đòi hỏi được tôn trọng nhưng lại không tôn trọng chính quyền.

Mặt khác, xin nói thẳng rằng nhận thấy Giám mục + Cosma Hoàng Văn Đạt SJ và Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp là những người có tư tưởng chống cộng sản và chống ra mặt. Liệu HĐGMVN có nên xem xét lại tư cách nhiệm vụ của 2 vị giám mục này để các văn thư của HĐGMVN luôn "sạch cộng sản"!

Trọng Nghĩa

(còn Phần II nữa)

 

Nguồn tác giả gửi qua email

Trang Tôn Giáo