Tại Sao Giáo Hoàng Phải Đối Mặt Với Công Lý Tại La Haye

Nguyễn Trí Cảm

http://sachhiem.net/TONGIAO/NGTRCAM/NguyenTriCam26.php

26-Mar-2012

 

Chúng tôi, những người còn sống sót của vấn nạn lạm dụng tình dục của các giáo sĩ,  đã trình các bằng chứng lên Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế (International Criminal Court -ICC) để sau rốt, Vatican có thể giải thích những  nguyên nhân đưa ra để che đậy sự thật.

 

Barbara Blaine

guardian.co.uk, Saturday 17 September 2011 14.00 BST

Article history

 

 

Mạng liên kết những Người Sống sót qua vấn nạn Lạm dụng Tình Dục
của các Giáo sĩ (Snap), kể cả Bà Barbara Blaine (người thứ ba từ bên phải) tại tòa án tội phạm quốc tế (ICC) ở The Hague vào ngày 13 tháng 9 năm 2011.

Hình:  Rob Keeris/AP

Khi thời điểm phải cáo buộc Giáo hội Thiên chúa giáo chịu trách nhiệm cho vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em của một số giáo sĩ, mọi sự đều dẫn đến tâm điểm của vấn đề là qui về La Mã (đường nào cũng về La Mã) [1].  Đó là lý do tại sao tổ chức  Mạng liên kết những người bị các giáo sĩ lạm dụng tình dục của tôi, được quyết định thành lập sau nhiều năm tháng tìm kiếm công lý ở những tòa án khác, và bị bác đơn.

Vào ngày 13 tháng 9, chúng tối đến tòa án La Haye để đệ trình một đơn kiện 84 trang và hơn 20.000 trang tài liệu biện luận với tòa án tội phạm quốc tế,  cung cấp tài liệu chứng minh cho việc buộc tội  giáo hoàng và các quan chức Vatican đã  dung dưỡng và  cho phép sự bao che có hệ thống và che giấu trên diện rộng các vụ hãm hiếp và lạm dụng tình dục trẻ em trên khắp thế giới.

Giữ trong tay những bức ảnh thời còn  thơ ấu nói lên câu chuyện đau lòng của sự ngây thơ và niềm tin bị lừa dối, và cùng gia nhập vào đoàn chúng tôi là các luật sư đến từ New York, nơi đặt Trung Tâm Nhân Quyền (Center for Constitutional Rights), chúng tôi đấu tranh và đòi hỏi công lý, vì sự kiện này đã bị phủ nhận đã từ quá lâu. Tờ The New York Times  gọi việc đệ đơn kiện là  “một nỗ lực to lớn nhất từ trước cho đến nay để cáo buộc giáo hoàng và Vatican chiu trách nhiệm trước tòa án quốc tế đối với sự lạm dụng tình dục của các giáo sĩ”.

Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều tín đồ đã bị choáng vì rằng chúng tôi sẽ cáo buộc người lãnh đạo nhà thờ của cả thế giới tội ác chống lại loài người – một người được nhiều người cho là  không thể sai lầm (infallible). Nhưng người được xem là không thể sai lầm cũng có khả năng phải chịu trách nhiệm.

Theo ý kiến  riêng của Vatican, “chỉ” có khoảng  1.5 – 5 % các giáo sĩ Thiên chúa giáo có liên quan đến sự dùng bạo lực để lạm dụng tình dục trẻ em. Theo báo cáo, có 410,593 linh mục trên toàn thế giới,  tính đến thời điểm năm 2009, điều này có nghĩa là số giáo sĩ phạm tội sẽ nằm trong phạm vi từ  6,158 đến 20,529 người.  Xét  trên thực tế,  số giáo sĩ phạm tội được nhân lên với số nạn nhân có nguy cơ bị lạm dụng có khả năng là  mười, hay thậm chí là hàng trăm, hàng ngàn trẻ em.

Chúng tôi tin rằng hàng ngàn trang chứng cứ mà chúng tôi đệ nạp trong tuần này, sẽ chứng minh lời buộc tội của chúng tôi rằng một chiến dịch được sắp xếp,  không những chỉ để che dấu sự dùng bạo lực để lạm dụng tình dục của các giáo sĩ  tràn lan  trên khắp mọi nơi trên thế giới, mà còn ngăn cản sự điều tra, đưa người bị nghi ngờ phạm tội ra khỏi nơi có thẩm quyền xét xử và tìm mọi cách có thể để làm cho nạn nhân im tiếng, làm mất uy tín người xét xử (whistleblowers), hăm dọa các nhân chứng, và hơn bao giờ hết, cản trở người khởi kiện và che đậy việc các giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục và những việc che giấu (tin tức) . Kết quả của nỗ lực có hệ thống này là, dù rằng đã tràn ngập các vụ kiện được đưa ra công khai, nhiều ngàn trẻ em vẫn  còn chịu sự  dễ bị tổn thương do sự lạm dụng tình dục.

Trong khi nhiều giáo sĩ  phạm tội giao cấu với trẻ con (pedophile) đã bị treo chén  [2] trong những năm gần đây, một số bị kết án phạm tội ác, một số ít hơn bị hoàn tục. Tệ hơn nữa, chẳng ai thèm quan tâm, che giấu hoặc làm cho những  người lợi dụng tình dục này phải chịu bất kỳ hậu quả nào. Sự phủ nhận và giấu giếm của người đứng đầu hệ thống chức sắc này là giáo hoàng, người có chức trách giao quyền cho những người này. Chúng tôi tin rằng Vatican phải đối mặt với sự điều tra để xác định nếu như những vụ việc này có chủ tâm che giấu, và các giáo sĩ  suy nghĩ cân nhắc để bảo vệ mình khi các tội ác của họ được đưa ra ánh sáng.

Tôi biết rất rõ câu chuyện này  bởi  tôi  đã từng bị một  cha xứ lạm dụng tình dục khi còn là học sinh cấp hai mãi cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì sự hổ thẹn và  tổn thương tinh thần, một vài năm sau đó, tôi mới có thể kể lại cho người khác biết. Vào thời điểm thuật lại câu chuyện, việc này đã là quá muộn để đưa ra lời tố cáo (file criminal charges). Các quan chức nhà thờ từ chối hạn chế ông giáo sĩ đó tiếp xúc với trẻ em, hay đưa ra biện pháp gì hầu ngăn cản ông ta sau đó  thêm một vài năm nữa, dù rằng các nạn nhân khác vẫn đang sa chân vào.

Thực vậy, các yếu tố quyền lực ngăn cản tất cả, ngoại trừ các nạn nhân quyết đoán, khỏe mạnh và may mắn nhất đi tìm công lý. Những người khác gục ngã  trong ma túy, không buồn ăn uống, phiền muộn và tự tử khi nỗi đau của sự ngây thơ bị lừa dối trở nên quá sức chịu đựng. Một điều tra mới đây ở Australia hé lộ một trường hợp, mà 26 nạn nhân trong vô số các nạn nhân của một giáo sĩ cá biệt nào đó đã tự tử.

Để tạo sự an toàn cho trẻ em và ngăn ngừa các hành động sai trái cực kỳ tàn ác còn chưa xảy ra này, tòa xử tội phạm quốc tế có thể là niềm hy vọng thực sự duy nhất. Tổ chức nào có thể đảm nhiệm để đưa việc điều tra truy tố đối với một tổ chức tư nhân lớn nhất trên hành tinh này ?

Cuộc hành trình đi tìm công lý của chúng tôi là một hành trình dài, và chưa đi đến hồi kết. Nhưng chúng tôi biết rằng hành trình này sẽ kết thúc tại đâu: bằng công lý tại Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế La Haye.

Source: http://www.guardian.co.uk/commentisfree/cifamerica/2011/sep/17/pope-clergy-sex-abuse-hague

[1] All roads lead to Rome 

All paths or activities lead to the center of things. This was literally true in the days of the Roman Empire, when all the empire's roads radiated out from the capital city, Rome.

Dictionary.com

[2] Treo chén (huyền chức) : treo chức, tức đương sự không được thi hành các quyền thuộc chức vụ của mình

Việt dịch: Nguyễn Trí Cảm

 

Why the pope must face justice at The Hague

We survivors of clergy sex abuse have brought our evidence to the ICC so that the Vatican might finally account for its cover-up

  • Barbara Blaine
  • guardian.co.uk, Saturday 17 September 2011 14.00 BST
  • Article history

Members of Survivors Network of those Abused by Priests (Snap), including Barbara Blaine (third from right), at the international criminal court (ICC) in The Hague, 13 September 2011. Photograph: Rob Keeris/AP

When it comes to holding the Catholic Church accountable for sexual abuse of children by members of the clergy, all roads lead to Rome. That is what my organisation, Survivors Network of those Abused by Priests (Snap), concluded after years of seeking justice in other venues and being turned away.

On 13 September, we travelled to the Hague to file an 84-page complaint and over 20,000 pages of supporting materials with the international criminal court, documenting our charge that the pope and Vatican officials have tolerated and enabled the systematic and widespread concealing of rape and child sex crimes throughout the world.

Holding childhood photographs that tell a wrenching story of innocence and faith betrayed, and joined by our attorneys from the New York-based Center for Constitutional Rights, we stood up and demanded the justice that has so long been denied. The New York Times called the filing "the most substantive effort yet to hold the pope and the Vatican accountable in an international court for sexual abuse by priests".

No doubt, many people of faith are shocked that we would accuse a world church leader of crimes against humanity – a man considered by many to be infallible. But the man who is infallible must also be accountable.

By the Vatican's own account, "only" about 1.5-5% of Catholic clergy have been involved in sexual violence against children. With a reported 410,593 priests worldwide as of 2009, that means the number of offending priests would range from 6,158 to 20,529. Considering that many offenders have multiple victims, the number of children at risk is likely in the tens, or even hundreds, of thousands.

We believe the thousands of pages of evidence we filed this week will substantiate our allegations that an operation has been put in place not only to hide the widespread sexual violence by priests in all parts of the world, but also to obstruct investigation, remove suspects out of criminal jurisdictions and do everything possible to silence victims, discredit whistleblowers, intimidate witnesses, stonewall prosecutors and keep a tighter lid than ever on clergy sex crimes and cover-ups. The result of this systematic effort is that, despite a flood of well-publicised cases, many thousands of children remain vulnerable to abuse.

While many pedophile priests have been suspended in recent years, few have been criminally charged and even fewer defrocked. Worse, no one who ignored, concealed or enabled these predators has suffered any consequences. At the head of this hierarchy of denial and secrecy is the pope, who has served as an enabler of these men. We believe the Vatican must face investigation to determine whether these incidences have been knowingly concealed and clergymen deliberately protected when their crimes have come to light.

I know this story well, because I was sexually abused by a parish priest, from my time in junior high school until graduation. Because of the shame and trauma, several years passed before I was able to tell anyone. By that time, it was too late to file criminal charges. Church officials refused to restrict that priest's access to children or take action against him for several more years, despite other victims coming forward.

Indeed, powerful factors prevent all but the most assertive, healthy and lucky victims from seeking justice. Many others succumb to drugs, anorexia, depression or suicide when the pain of innocence betrayed becomes too much to bear. A recent investigation in Australia revealed a case in which 26 among the numerous victims of a particular priest had committed suicide.

For the safety of children and the prevention of yet more heinous wrongdoing, the international criminal court may be the only real hope. What other institution could possibly bring prosecutorial scrutiny to bear on the largest private institution on the planet?

Our journey for justice has been a long one, and it's not over yet. But we know where it must end: with justice at The Hague.

Source: http://www.guardian.co.uk/commentisfree/cifamerica/2011/sep/17/pope-clergy-sex-abuse-hague