Công Giáo, Tin Lành Và Sách Lược Cải Đạo Á Châu

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN156_caidao.php

25-Jan-2016

(<-- xem Lời Nói Đầu)

Mục Lục

Phần một: Vài nhận định tổng quát

· Nhận định về tư cách đạo đức của John Paul II và bản chất những nhà truyền giáo ca-tô và tin lành

· Nhận định về sự thức tỉnh của tây phương đưa đến sự suy thoái của ki tô giáo

· Nhận định về đoạn đầu trong bản “tông huấn giáo hội tại châu á“ (ecclesia in asia) của gh John Paul II

Phần hai: Thần học ki tô giáo theo cung cách châu á & những thủ đoạn cải đạo á châu

Vài Lời Kết

PHẦN MỘT

VÀI NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

1. Nhận định về tư cách đạo đức của John Paul II và bản chất những nhà truyền giáo Ca-tô và Tin lành

Đây là (John Paul II) một con người hoàn toàn đáng khinh bỉ và lịch sử sẽ phán xét ông ta như vậy.

(This is a thoroughly despicable man and history will judge him as that.- Dr. Madalyn o’hair)

Trong khi tham gia một cuộc họp đa tôn giáo, giáo hoàng (JPII) nói đến đối thoại, sự hiểu biết, và sự đoàn kết tôn giáo. Ngày hôm sau, ông ta nói ngược trở lại, nhấn mạnh ki tô giáo là tôn giáo chân thật duy nhất, và kêu gọi tín đồ đi cải đạo Á Châu. Đây là thái độ đạo đức giả và lừa dối cố ý tệ mạt nhất.

(While attending an inter-faith meeting, the Pope talked about dialogue, understanding, and solidarity between religions. The next day he reverted back to his insistence on Christianity as the only true religion, and gave a call to convert Asia. This is hypocrisy and duplicity at its worst. - Mac Kher (www.nycny.com)

Theo bản tin BBC ngày 6 tháng 11, 1999, trong cuộc viếng thăm Ấn Độ, giáo hoàng John Paul II đã kêu gọi các Chính Quyền Á Châu hãy bảo đảm tự do tôn giáo (Pope John Paul II has called on Asian Governments to guarantee religious freedom). Theo giáo hoàng John Paul II thì cái thứ “Tự do tôn giáo” mà ông ta hiểu và đòi hỏi là “tự do cải đạo theo Ca-tô Giáo Rô-ma” chứ không thể ngược lại, hay nói cách khác, hãy để cho những giám mục, linh mục trong đạo quân thứ 5 của ông tại các quốc gia Á Châu, hoặc những giám mục, linh mục được ông phái tới, được tự do tuyên truyền cải đạo qua những thủ đoạn phi tôn giáo trong những quốc gia này, chứ không ai có quyền cướp đi tín đồ của ông. Tại sao? Vì John Paul II cho rằng tất cả mọi người trên thế gian đều cần đến cái ơn “cứu rỗi” của một người Do Thái có một tiểu sử bất minh, đã bị đóng đinh trên một cái giá gỗ hình chữ thập, chết và táng xác cách đây gần 2000 năm, mà một số người Do Thái tin là vị cứu tinh của dân tộc họ, và sau này nền thần học Ki Tô Giáo đã đôn lên làm Chúa của nhân loại. Giáo hoàng John Paul II cũng cho rằng chỉ có Ca Tô Giáo Rô-ma là có thẩm quyền mang sự “cứu rỗi” tưởng tượng đó cho nhân loại, một thẩm quyền tự ban, và kéo mọi người vào đức tin Ca-Tô với bất cứ thủ đoạn nào là một nhiệm vụ thiêng liêng của tín đồ Ca-Tô giáo, vì đó là làm theo ý Chúa, thực ra là ý của giáo hội, vì có ai biết được ý Chúa ra sao đâu.

Chúng ta chắc chưa ai quên, vào năm 1996, trước sự kiện mỗi ngày tại Nam Mỹ và Phi Châu có tới 8000 tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-Ma bỏ đạo để theo Tin Lành, giáo hoàng John Paul II đã mất bình tĩnh, và để lộ đạo đức tôn giáo chân thật của người chủ chăn Ca-Tô, người mà các tín đồ Ca-Tô vẫn thường gọi là “đức thánh cha” (Holy Father), “đại diện của Chúa Ki Tô trên trần” (Vicar of Christ), khi ông gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở những nơi đây là “những con chó sói đói mồi..gây bất hòa và chia rẽ trong những cộng đồng của chúng ta.” (Newsweek, Feb. 12, 1996: John Paul II denounces them (the Protestant missionaries) as ravenous wolves...causing discord and division in our communities.)

Nhưng chỉ vài năm sau, như tự tát vào chính mặt mình, ông ta đã thúc dục những giám mục của ông ta phải tăng gia nỗ lực đi cải đạo các tín đồ tôn giáo khác ở Á Châu. (BBC, Ibid.: The Pope called on the bishops to step up evangelisation (in Asia)).

Chúng ta hãy đặt một câu hỏi: bản chất của những giám mục này có khác chi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ và Phi Châu mà ông ta đã gọi là “những con chó sói đói mồi gây bất hòa và chia rẽ”? Nếu những nhà truyền giáo Tin Lành đi cải đạo các tín đồ Ca-Tô, theo giáo hoàng John Paul II, là những con “Chó sói (Tin Lành) đói mồi”, thì những nhà truyền giáo Ca-Tô hay Tin Lành ở Á Châu hay đi đến Á Châu để cải đạo dân Á Châu, “gây bất hòa và chia rẽ” trong những cộng đồng phi-KiTô là gì? Có lẽ giáo hoàng không hề nghĩ đến câu hỏi này mà người ngoại đạo có thể đặt ra.

Đối với người phi Ki-Tô thì những thừa sai Ca Tô và Tin Lành hoàn toàn không có gì khác biệt, vì họ có cùng một bản chất và cùng một mục đích: đi cướp tín đồ, gây bất hòa và chia rẽ trong những cộng đồng phi Ki-Tô. Kinh nghiệm Việt Nam đã chứng tỏ quá trình truyền đạo Ca Tô vào đất nước thân yêu của chúng ta, vốn vẫn sống trong tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên, hòa hợp và thuần nhất, đã gây ra những cảnh bất hòa, chia rẽ trong gia đình những kẻ tân tòng, và gây ra cảnh chia rẽ, Lương Giáo tàn sát lẫn nhau trong xã hội Việt Nam. Và gần đây, chiến lược truyền đạo Tin Lành trong một vài miền cao nguyên Việt Nam cũng đã gây ra những cảnh chia rẽ, xáo trộn trong xã hội.

Theo sự hiểu biết của tôi về những nhà truyền giáo Ki Tô, tôi phân họ ra làm hai loại người.

a). Loại người đi truyền giáo thứ nhất là những người cuồng tín, đần độn (fanatic, stupid)

theo nghĩa trong thời đại tiến bộ trí thức của nhân loại ngày nay mà vẫn còn tin vào những điều huyễn hoặc vô căn cứ, không thể kiểm chứng được ở trong Thánh Kinh Ki Tô giáo, coi chúng đích thực là những lời mặc khải của một vị Thần của người Do Thái khi xưa, không thể sai lầm, và do đó, không chấp nhận, loại bỏ bất cứ sự kiện nào trái ngược với Thánh Kinh. Phần lớn những nhà truyền giáo thuộc loại này là Tin Lành. Họ được nhồi sọ để tuyệt đối tin vào sự không thể sai lầm của Thánh Kinh Ki Tô Giáo, được huấn luyện kỹ để mang những đoạn vụn vặt trong Thánh Kinh ra giảng một cách méo mó, lệch lạc, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) trong khi kiến thức tổng quát của họ về Thánh Kinh, về lịch sử Ki Tô Giáo, và về những tiến bộ trí thức của nhân loại ngày nay thường rất hạn hẹp. Ngay cả những ngôi sao Tin Lành trên TV như Jerry Falwell, Pat Robertson, và Franklin Graham, con của Billy Graham cũng thuộc loại cuồng tín, ngu đần tôn giáo. [Ngu đần tôn giáo ở đây chỉ có nghĩa là, về vấn đề tôn giáo, vẫn còn bám vào những tín lý đã lỗi thời, không theo kịp sự tiến bộ trí thức của con người về vấn đề tôn giáo, và nhắm mắt bác bỏ mọi sự kiện trái nghịch với niềm tin của mình. Mục sư Tin Lành Ernie Bringas gọi những đầu óc ngu đần này là những đầu óc có một khuyết tật (an astrolabe mind), một loại đầu óc trong đó có một khoảng cách kiến thức về tôn giáo, và khoảng cách này đã đưa những người có đầu óc như vậy về trình độ của thế kỷ 17.] Điều này chúng ta có thể thấy rõ qua sự kiện sau đây. Sau vụ hai máy bay lao vào Trung Tâm Giao Thương Quốc Tế (World Trade Center) ngày 11 tháng 9, 2001, những nhà truyền giáo trên đã lên tiếng tấn công Hồi Giáo là một ngụy tôn giáo (false religion) và tuyên bố rằng Allah là một “ngụy Thiên Chúa” (false God). Sự ngu đần của những nhà truyền giáo nổi danh trên là ở chỗ họ không biết rằng Allah chính là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Tiếng Ả Rập Allah là Thiên Chúa cũng như tiếng Pháp Dieu là Thiên Chúa, tiếng Đức Gott là Thiên Chúa. Theo Kinh Qur’an và giáo lý của Muhammad về sau thì Allah chính là Thiên Chúa mà người Do Thái và các tín đồ Ki Tô, Hồi Giáo cùng thờ phụng, và Thiên Chúa chung của ba tôn giáo Do Thái, Ki Tô, Hồi Giáo đã nói với nhân loại qua nhiều nhà tiên tri và ngôn sứ như Noah, Abraham, Moses, David, John the Baptist, Jesus, Muhammad. Tên của Jesus được nhắc đến 93 lần trong Kinh Qur’an của Hồi Giáo.

Sự cuồng tín và ngu đần tôn giáo của những nhà truyền giáo Tin Lành Việt Nam cũng có thể thấy rõ khi chúng ta vào trang nhà mucsu.net của Tin Lành Việt Nam ở Mỹ và đọc những bài viết trong đó, những bài truyền đạo và giảng đạo rất ấu trĩ, phản ánh những trình độ hiểu biết về tôn giáo rất thấp kém và đi ngược thời gian, với hi vọng viển vông là có thể thuyết phục được con người ngày nay trở thành những “tôi tớ hèn mọn” siêng năng hầu việc một người Do Thái mà họ gọi là Chúa nhưng thực chất chỉ là một anh thợ mộc Do Thái tầm thường như nhiều chuyên gia về Ki Tô Giáo đã chứng minh, dựa trên những công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về cổ sử [Xin đọc cuốn Chúa Giê-su Là Ai ? Giảng Dạy Những Gì? của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản, 2002].

Những nhà truyền giáo Tin Lành hầu như không biết gì về các tôn giáo và truyền thống văn hóa địa phương, những nơi mà họ được phép đến truyền đạo, hoặc có biết chăng chỉ là những điều xuyên tạc trong chương trình đào tạo họ. Họ tin rằng cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo có thể giải đáp được mọi vấn đề, và coi tất cả những gì phi Ki-Tô hay những tôn giáo phi Ki-Tô đều thấp kém, là sản phẩm của Satan. Tiêu đề chính của những người truyền đạo Tin Lành này là hãy tin thì sẽ được tất cả, hay đức tin biện minh cho tất cả (justification by faith). Cho nên, đối với Tin Lành, nếu thực tế sai với Thánh Kinh thì phải loại bỏ thực tế, nếu khoa học mà phù hợp với Thánh Kinh thì đó là khoa học tốt (Good science), nếu khoa học mà không phù hợp với Thánh Kinh thì đó là khoa học xấu (Bad science). Bởi vậy, cho tới ngày nay mà những tín đồ tân tòng Tin Lành như “Tiến sĩ” Lê Anh Huy ở Mỹ, Khuất Minh ở Việt Nam v..v.. vẫn còn cố gắng bác bỏ thuyết Tiến Hóa bằng những lý luận rất ấu trĩ trong khi từ Giáo Hoàng Ca Tô cho tới các nhà thần học trong Ki Tô Giáo đều đã phải chấp nhận thuyết Tiến Hóa trước những bằng chứng tràn ngập trong nhiều bộ môn khoa học.

Tin Lành cũng tuyệt đối tin rằng con người sinh ra trong tội lỗi (born in sin) và do bản chất đó, con người không thể làm gì tốt (by nature, incapable of doing good), phải bị đày đọa vĩnh viễn (To be a sinner is to be destined to eternal damnation), và cách duy nhất để được cứu rỗi là phải tin vào quyền năng của Giê-su, tuy rằng ngày nay, trước sự tiến bộ của nhân loại, tin vào quyền năng “cứu rỗi” của Giê-su đã trở thành một điều mê tín vô nghĩa, chỉ còn sót lại trong đám tín đồ thấp kém.

Thật vậy, nhân loại không sinh ra trong tội lỗi, không cần đến sự “cứu rỗi” của Giê-su, như chính giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khẳng định trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die) như sau:

Why Christianity Must Change or Die

"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong phép rửa. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, sẽ mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không được rửa. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước-thời-Darwin và một sự vô nghĩa sau-thời-Darwin."

(We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized.. A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense)

Do đó những tín đồ Tin Lành thường là những người, về vấn đề tôn giáo, không bao giờ cần dùng đến lý trí, đến khả năng phán đoán của con người, hay nói cách khác là tự chấp nhận từ bỏ thân phận làm người để trở thành những tôi tớ hèn mọn của Chúa, siêng năng hầu việc Chúa, như họ thường tự nhận, với một ảo vọng là sẽ được Chúa “cứu rỗi” (sic), lẽ dĩ nhiên là sau khi chết, cho họ sống một cuộc sống đời đời bên Chúa trên một thiên đường (mù).

Bản chất của Tin Lành không khác gì Ca Tô vì cả hai đều cùng có một quan điểm về nhân loại học (anthropology). Các tín đồ của hai tôn giáo này khác nhau ở một điểm: Tín đồ Ca Tô là nô lệ của chế độ giáo hoàng, còn tín đồ Tin Lành là nô lệ của cái mà họ gọi là Thánh Kinh. Mục sư Tin Lành Ruben Alves đã giải thích điều này trong cuốn Protestantism and Repression, trang 43, như sau:

“Điểm quan trọng nhất là, về phương diện lịch sử và thần học, Tin Lành – đặc biệt là khi bắt đầu sự cải cách giáo hội của Luther – trước hết chỉ là sự sửa đổi của ý hệ Ca Tô, trong đó sự trình bày những vấn nạn của Ca Tô Giáo được giữ nguyên, nhưng được diễn giải khác đi.”

(The point of primary importance is that, historically and theologically regarded, Protestantism – especially at the outset in Luther’s reform of the Church – was, in the first place, simply a modification of Catholicism, in which the Catholic formulation of the problems was retained, while a different answer was given to them)

b). Loại người đi truyền giáo thứ hai là loại bất lương trí thức (intellectually dishonest),

nghĩa là những người đã biết rõ sự thật về những huyền thoại trong Ki Tô Giáo, về những ngụy tạo thần học trong giáo hội, nhưng vì những quyền lợi vật chất và tinh thần trên đám tín đồ thấp kém, và vì nằm trong những mưu đồ thế tục, chính trị đế quốc, nên vẫn tiếp tục đưa ra thủ đoạn giữ độc quyền diễn giải Thánh Kinh một cách lắt léo như sẽ được chứng minh qua sự phân tích một đoạn trong bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu” của giáo hoàng John Paul II trong mục 3, hoặc tiếp tục đưa ra những luận điệu thần học lừa dối đã lỗi thời, thí dụ như “Chúa Giê-su sinh ra từ một trinh nữ”, “Giê-su chịu chết để chuộc cái tội tổ tông cho nhân loại”, “Giê-su sống lại và bay lên trời ngồi bên phải Chúa Cha”, “Giê-su có khả năng cứu rỗi những người tin ông, nghĩa là đến ngày phán xét, sẽ làm cho xác chết sống lại nhập với linh hồn và được sống đời đời bên ông ở trên thiên đường” v..v.. những tín lý, tín điều đã bị giới trí thức trên thế giới, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô, dứt khoát bác bỏ vì chúng thuộc loại huyền thoại của người Do Thái cách đây đã trên dưới 2000 năm, để mê hoặc những đầu óc thấp kém, cả tin, đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn vật chất v..v.. ở trong những quốc gia kém phát triển về kinh tế, để lùa họ vào trong tín ngưỡng Ki-Tô, tín ngưỡng đang suy thoái ở trong các quốc gia văn minh tiến bộ. Phần lớn những nhà truyền giáo thuộc loại này là Ca-Tô. Vài sự kiện sau đây sẽ chứng tỏ nhận định trên không phải là vô căn cứ.

b.1. Năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế. (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Giáo hoàng, và lẽ dĩ nhiên giáo hội, đã thừa nhận là vũ trụ này sinh ra từ một sự nổ lớn, theo như thuyết “Big Bang” trong khoa học. Điều này đã dứt khoát chôn vùi thuyết sáng tạo trong thánh kinh, dù giáo hoàng đã vớt vát bằng một câu hoàn toàn vô nghĩa: “Big Bang là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế”. Vô nghĩa vì giáo hoàng không hề có một chút kiến thức nào về khoa học nên đã nói bừa là ngay lúc Big Bang là “lúc sáng tạo” của Thượng đế. Vì Big Bang chẳng qua chỉ là sự nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng nóng, vô cùng đặc, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay. Nóng bao nhiêu, và đặc như thế nào? Các khoa học gia đã tính ra được là sau khi nổ khoảng một phần ngàn giây đồng hồ (1/1000 sec) thì nhiệt độ của Big Bang vào khoảng “một ngàn tỷ độ” (1012 độ) và tỉ trọng của khối cầu lửa khi đó vào khoảng 100,000 tỷ gram (1014 g) cho 1 phân khối. Để có một khái niệm về nhiệt độ và tỉ trọng của Big Bang chúng ta nên biết là nhiệt độ của mặt trời chỉ vào khoảng 6,000 độ, và tỉ trọng của nước chỉ là 1 gram cho một phân khối. Với nhiệt độ của Big Bang như vậy thì Thượng đế nào tạo ra Big Bang cũng phải tự mình bị thiêu hủy ngay tức khắc, còn đâu nữa để mà sau này đi dạo trong vườn địa đàng nói chuyện với Adam, hay hiện ra trước ông tổ Do Thái Abraham của những người đi đạo Việt Nam. Giáo hoàng nói vớt vát như vậy là chỉ để lừa dối đám con chiên thấp kém đầu óc vốn mù mịt, chứ còn người ngoài, ai nghe câu trên cũng phải bưng miệng cười. Chúng ta cũng nên biết, năm 1981, thuyết Big Bang chưa được hoàn chỉnh, mà tòa thánh đã công nhận thuyết Big Bang rồi. Phải đến năm 1992, khi phi thuyền COBE (COsmic Bacground Explorer) dò ra được những vân (ripples) trong bức xạ nền (background radiation) của vũ trụ, thuyết Big Bang mới được công nhận là hoàn chỉnh và rốt ráo. Khi công nhận thuyết Big Bang thì Tòa Thánh cũng đã công nhận là thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước chỉ là một huyền thoại cổ xưa của dân Do Thái, không có một giá trị nào đối với những dân tộc khác.

b.2. Năm 1992, giáo hoàng đã công khai nhìn nhận là giáo hội đã sai lầm trong vụ án Galileo Galilei. 359 năm về trước, Giáo hội bắt Galilei phải sửa lại kết quả nghiên cứu khoa học của ông ta (rằng trái đất quay xung quanh mặt trời) cho đúng với những lời “mạc khải không thể sai lầm trong Thánh Kinh” (nghĩa là trái đất đứng yên và mặt trời quay xung quanh trái đất), rồi giam ông ta tại gia cho đến khi chết. Sự nhìn nhận sai lầm của Tòa Thánh trong vụ Galilei cho thấy thánh kinh sai và kéo theo vấn đề: nếu thánh kinh đã sai về vũ trụ học thì có gì bảo đảm là thánh kinh không sai về nhiều điều khác nữa. Ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu thánh kinh đều đồng thuận ở điểm là thánh kinh có rất nhiều sai lầm cả về thần học lẫn khoa học. Do đó, thánh kinh không phải là những lời “mạc khải” không thể sai lầm của một Thượng đế toàn năng toàn trí, như lời giáo hội vẫn thường dạy cho những tín đồ bảo sao nghe vậy. Thực tế cũng cho thấy rằng, trí tuệ của con người ngày nay đã vượt xa trí tuệ của bậc “toàn năng, toàn trí” trong Thánh Kinh Ca-Tô rất nhiều. Ấy thế mà người ta vẫn đi thờ phụng một “đấng” mà trí tuệ kém cỏi hơn người đời rất nhiều. Thật là kỳ lạ.

b.3. Năm 1996, giáo hoàng đã đặt chắc thẩm quyền giáo lý của Ca-Tô giáo sau quan điểm là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”). Chấp nhận thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, giáo hoàng đã phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.

b.4. Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô: Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trang 76, Giáo hoàng đã trích dẫn một câu trong Tân ước, John 3: 16, “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, làm luận điểm trả lời câu hỏi “Tại sao nhân loại cần phải cứu rỗi?” . Không có thiên đường trên các tầng mây, không có hỏa ngục nơi lòng đất, vậy ý nghĩa của cuộc sống đời đời bên cạnh Chúa, và bị luận phạt, đầy đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục, đã trở thành những điều thậm vô nghĩa, thuộc loại mê tín hoang đường.

Tôi tin rằng tuyệt đại đa số tín đồ Ca-Tô không hề biết đến những thay đổi trong nội bộ giáo hội về căn bản tín ngưỡng Ca-Tô mà giáo hoàng đã thú nhận như trên vì họ vẫn bị giam chặt trong sách lược của giáo hội là duy trì và khai thác tối đa sự mê tín và giữ cho tín đồ “càng biết ít càng tốt”. Như vậy có phải họ thật là tội nghiệp và đáng thương không?

Điều đáng buồn là trong khi phần lớn thế giới đã biết đến những lời thú nhận của Giáo hoàng John Paul II như trên, những lời thú nhận hàm ý nền thần học Ca-Tô Giáo tạo thành căn bản tín ngưỡng Ca-Tô đã không còn một giá trị thực sự nào trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, thì các tín đồ Ca-Tô vẫn còn sống trong bóng tối của sự ngu dốt tôn giáo, theo nghĩa không được biết đến những sự thật ngay chính trong giáo hội của mình, khoan kể đến sự tiến bộ trí thức của nhân loại về vấn đề tôn giáo.

Và điều đáng khinh là một mặt giáo hội vẫn cố gắng ngăn chận sự phổ biến những diễn biến như trên trong quần chúng giáo dân, một mặt vẫn đưa ra những tín lý đã lỗi thời mà chính giáo hội đã công khai bác bỏ để bắt tín đồ phải tin, và nhất là phải tin vào vai trò trung gian tự phong của giáo hội, định chế duy nhất có thể đem lại sự “cứu rỗi” cho giáo dân, và ngày nay lại còn toan tính mang những điều mê tín đã lỗi thời, ngụy trang sau mỹ danh “Thần học theo cung cách Châu Á” để mê hoặc người dân Á Châu, nhằm cải đạo họ. Tôi cho như vậy là không được lương thiện, vì giáo hội vẫn đưa ra những giáo lý mà chính giáo hội không còn tin để lừa dối và mê hoặc đầu óc tín đồ. Để làm gì, nếu không phải là để duy trì những quyền lợi thế tục? Và những thuộc hạ của giáo hoàng, giới giám mục và linh mục, tuân theo sách lược đi cải đạo Á Châu trong khi đã biết rõ là những chuyện “chuộc tội” hay “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những huyền thoại của dân Do Thái cổ xưa, phải chăng bản chất chỉ là những nô lệ thiếu lương thiện trí thức của Vatican?

Papal Sin Sự thiếu lương thiện của tòa thánh thực ra cũng chẳng có gì là mới lạ mà có thể coi như là truyền thống của Vatican. Trong cuốn Tội Lỗi Của Các Giáo Hoàng: Cấu Trúc Của Sự Lừa Dối (Papal Sin: Structures of Deceit) sử gia Ca Tô Garry Willsđã dùng tới 230 trang qua 15 chương để viết về hai đề tài: Bất Lương Trong Sự Bóp Méo Lịch Sử (Historical Dishonesty) và Bất Lương Trong Vấn Đề Truyền Bá Giáo Lý (Doctrinal Dishonesty).

Lẽ dĩ nhiên, Ca-Tô và Tin Lành đều có những nhà truyền giáo thuộc cả hai loại trên. Điều này sẽ được chứng minh trong phần phân tích về sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo nói chung ở Á Châu.

Trong cuộc viếng thăm Ấn Độ vào tháng 11 năm 1999, giáo hoàng John Paul II cũng còn ban hành một văn kiện gọi là “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia in Asia), từ đây về sau được gọi ngắn là “Tông Huấn..”. Nội dung bản “Tông Huấn” này là chỉ đạo đường hướng cho một sách lược xâm lăng văn hóa, tôn giáo, và truyền thống Á Châu, đã được hoạch định từ Công Đồng Vatican II, 1962-65, và nhất là dựa trên một niềm hoang tưởng của chính giáo hoàng. Ông phát biểu: “Dân Á Châu cần tới Giê-su Ki Tô và Tin Mừng của người. Á Châu đang khát nước, một loại nước để sống mà chỉ có Giê-su mới có thể cho họ” (The people of Asia need Jesus Christ and his gospel. Asia is thirsting for the living water that Jesus alone can give.).

Đây chính là một điều hoang tưởng vì ở trong thế giới Âu Mỹ, cái nôi của Ki Tô Giáo nói chung, cái mà Ki Tô Giáo gọi là Tin Mừng của Giê-su đã đang rơi vào những cặp tai không còn muốn nghe, và các tôn giáo Á Châu, nhất là Phật Giáo, càng ngày càng được các dân tộc Âu Mỹ biết đến vì đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo, những giá trị nhân bản vượt xa giá trị thần học của Ki Tô Giáo. Vậy Á Châu đâu có cần đến cái đồ phế thải của Âu Mỹ? Phế thải vì những lời thú nhận của giáo hoàng về nguồn gốc vũ trụ, về thuyết tiến hóa, về thiên đường và hỏa ngục v..v.. ở trên đã đương nhiên bác bỏ thuyết sáng tạo, huyền thoại con người sa ngã nên cần đến sự chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su, cuộc sống đời đời trên thiên đường v..v.. Vậy thì Á Châu cần đến Giê-su để làm gì, và Tin Mừng của Giê-su là tin mừng như thế nào? Tin mừng đối với ai? Chắc chắn không phải là đối với những người như David Voas, giáo sư đại học, tác giả cuốn sách nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Dữ: Cuốn Tân Ước (The Bad News Bible: The New Testament). Phải chăng cái mà giáo hoàng cho là tin mừng chẳng qua chỉ là những luận điệu lừa dối và hứa hẹn không tưởng mà nền thần học của giáo hội đưa ra để khuyến dụ đám người đầu óc thấp kém?

Trong một bài diễn văn tại Maribor, Slovenia, ngày 19 tháng 5 năm 1996, giáo hoàng John Paul II đã kêu gọi các quốc gia phải bảo tồn nền văn hóa dân tộc, nguyên văn như sau: "Các quốc gia phải gìn giữ nền văn hóa của họ như là một biểu thị của phẩm cách quốc gia" (Countries must preserve their culture as an expression of national dignity). Nhưng tới năm 1999 ông ta lại thúc dục thuộc hạ đủ các cấp của ông phải tăng gia nỗ lực cải đạo Á Châu, một hình thức xâm lăng văn hóa, vì nền văn hóa nhân bản, định cư, hòa bình của Á Châu hoàn toàn đối ngược với nền văn hóa qui thần, hiếu chiến và khát máu của Ki Tô Giáo như lịch sử thế giới đã chứng minh. Ở đây, có ai mà không nhận ra bộ mặt đạo đức giả của vị chủ chăn Ca Tô?

Để biện minh cho sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của mình, Giáo hoàng còn nói: “Cải đạo là một nhân quyền” (The Pope said that religious conversion is a human right). Vậy tại sao ông lại phỉ báng những nhà truyền đạo Tin Lành ở Nam Mỹ và Phi Châu là “những con chó sói đói mồi”? Vậy nhân quyền, theo quan niệm của ông là như thế nào? Con người chỉ có quyền cải đạo vào Ca Tô Giáo Rô Ma chứ không có quyền cải đạo vào những tôn giáo khác? Nhưng thực ra ông ta đã nhập nhằng quyền tự do cải đạo của con người với những thủ đoạn bất chính mà những nhà truyền giáo Ki Tô dùng để đi cải đạo tín đồ của những đạo khác. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. Đúng vậy, con người, khi tìm hiểu về tôn giáo, muốn tin theo đạo nào thì đó là một nhân quyền. Nhưng sách lược của một tổ chức quốc tế, dù là một tổ chức tôn giáo như Ca-Tô hay Tin Lành, dùng những thủ đoạn không chính đáng, lừa dối, phi tôn giáo để cải đạo người khác thì đó không phải là nhân quyền, nghĩa là quyền của con người, mà đó chỉ là một hình thức xâm lăng tôn giáo và văn hóa của một định chế có tổ chức (organized institution), ngụy trang đàng sau bộ mặt tôn giáo. Thật là rõ ràng, chiêu bài Nhân Quyền hay Tự Do Tôn Giáo của Giáo hoàng chỉ để thực hiện âm mưu cải đạo người khác vì chính bản chất của cấu trúc Ca Tô Giáo Rô Ma là không tôn trọng Nhân Quyền và không chấp nhận Tự Do Tôn Giáo. Cho nên, không một nước nào có ý thức quốc gia dân tộc lại có thể chấp nhận sự xâm lăng văn hóa và tôn giáo của Ca Tô Giáo ngụy trang đàng sau bộ mặt Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo. Do đó, thật là dễ hiểu khi chúng ta thấy các nước trong khối Hồi Giáo, Do Thái, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam v..v.. đều không chấp nhận sách lược truyền đạo với tính cách xâm lăng văn hóa của Ki Tô Giáo.

Trước những ngôn từ không có đạo đức tôn giáo, và những hành động mâu thuẫn, lời nói không đi đôi với việc làm của giáo hoàng John Paul II, chúng ta thấy vị tự nhận là đại diện của Chúa Ki Tô trên trần (Vicar of Christ) rõ ràng là một con người xảo quyệt và đạo đức giả chưa từng thấy. Theo rõi những hành động của giáo hoàng chúng ta thấy bộ mặt đạo đức giả của ông ta đã phần nào đánh lừa được thế giới, và với nhiều phương tiện truyền thông trong tay, giáo hội Ca Tô đã phần nào thành công trong việc đánh bóng giáo hoàng của họ. Đi đến đâu, giáo hoàng cũng ngỏ lời xin lỗi, làm ra vẻ thành thực thống hối về cái lịch sử tàn bạo của giáo hội, cũng cổ súy đối thoại tôn giáo, làm ra vẻ tôn trọng các nền văn hóa và tôn giáo khác, và luôn luôn đề cao hòa bình. Và gần đây, tháng 4, 2003, trong dịp mà người Ki Tô Giáo gọi là Phục Sinh, giáo hoàng đã lên tiếng trước 60000 tín đồ ở Vatican, sau vụ Mỹ dùng vũ lực tấn công Iraq bất kể sự phản đối của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc: “Xin Thiên Chúa giúp để tránh một cuộc xung đột bi thảm giữa các nền văn hóa và tôn giáo.” (Chicago Tribune, Monday April 21, 2003, p. 4: The 82-year-old pontiff asked God’s help in avoiding a “tragic clash” between cultures and religions.). Ông ta thừa biết rằng Thiên Chúa của ông ta chưa bao giờ can thiệp vào bất cứ chuyện gì của thế gian vì lịch sử nhân loại đã chứng tỏ như vậy. Nhưng đàng sau cái bộ mặt thánh thiện để trình diễn trước công chúng và báo chí này là những hành động trái ngược hẳn lại như chúng ta đã biết: dùng ngôn từ thiếu văn minh để gọi các nhà truyền giáo Tin Lành, tung ra tài liệu “Dominus Jesus” để khẳng định cái mà ông ta dùng để kéo những người không có đầu óc vào đức tin Ca Tô: sự “cứu rỗi” duy nhất của Giê-su qua trung gian Ca Tô Giáo Rô Ma, và bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia in Asia) mà nội dung tất cả những bản văn này hoàn toàn có tác dụng gây va chạm, chia rẽ và thù nghịch giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Như vậy có phải là đạo đức giả hay không? Người nào không đồng ý, xin lên tiếng. Trong phần sau, tôi sẽ vạch trần sự lắt léo của giáo hoàng khi phê bình đoạn đầu trong bản “Tông Huấn..” của ông.

Cho nên chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi thấy giới trí thức Âu Mỹ đã đưa ra những lời nhận định không mấy tốt đẹp về ông, dù ông là vị chủ chăn của gần 1 tỷ tín đồ trên khắp thế giới, và ngay cả nhiều tín đồ của ông cũng coi thường ông, không coi những tông huấn của ông ra gì.

Mac Kher đã phê bình đạo đức tôn giáo của giáo hoàng như sau:

“Trong khi tham gia một cuộc họp đa tôn giáo, Giáo hoàng nói đến đối thoại, sự hiểu biết, và sự đoàn kết giữa các tôn giáo. Ngày hôm sau, ông ta quay trở lại nhấn mạnh Ki Tô Giáo là tôn giáo chân thật duy nhất, và kêu gọi tín đồ đi cải đạo Á Châu. Đây là sự đạo đức giả và lừa dối cố ý tệ mạt nhất.

(While attending an inter-faith meeting, the Pope talked about dialogue, understanding, and solidarity between religions. The next day he reverted back to his insistence on Christianity as the only true religion, and gave a call to convert Asia. This is hypocrisy and duplicity at its worst.)

Và trước đây, khi được hỏi ý kiến về vị thế cao cả của Giáo Hoàng John Paul II trong lãnh vực chính trị quốc tế và ảnh hưởng những ý kiến của Ngài đối với các tín đồ (What is your opinion of Pope John Paul II's high standing in the world's political affairs, and effect his opinions make on his followers?) , Tiến Sĩ Madalyn O'Hair, chủ tịch hội những người Mỹ không tin có Thiên Chúa, đã trả lời như sau:

"Những phương tiện truyền thông trong các xứ Ca-Tô đều phụ thuộc Giáo Hoàng và dựng ông lên như là một lãnh tụ danh tiếng của thế giới. Ông ta là một con người Trung Cổ, chống lại tiến bộ và tự do, một con người nguy hiểm. Nên lên án ông trước tòa án thế giới về những tội ác chống lại nhân loại vì những thái độ độc đoán đối với giới phụ nữ trong mọi quốc gia. Ông ta đã tái áp đặt chế độ kiểm duyệt, tái lập văn phòng có tính chất xử dị giáo, kêu gọi phụ nữ sinh sản nhiều và lệ thuộc phái nam, tố cáo khoa học và giáo dục, và không có nỗ lực nào ngăn chặn sự phát triển vũ khí hạt nhân.. Đây là một con người hoàn toàn đáng khinh bỉ và lịch sử sẽ phán xét ông ta như vậy.

Ảnh hưởng những ý kiến của ông trên tín đồ có thể thấy rõ trong nước Mỹ, nơi đây giới phụ nữ CaTô dùng thuốc ngừa thai nhiều hơn là những phụ nữ Tin Lành. Giới phụ nữ trong giáo hội của ông ta coi thường ông ta trên những vấn đề như kiểm soát sinh sản và mang thai. Trong triều đại của ông số người chọn nghề linh mục ít hơn bao giờ hết, và số phụ nữ vào nghề nữ tu cũng ít hơn.

Giáo hội Ca Tô Rô Ma cho rằng có nhiều tín đồ đông thứ nhì trên thế giới... Vì số tín đồ đông đảo như vậy nên thế giới biết tới ông ta chứ không phải là vì trình độ trí thức hay nhân cách của ông ta."

(The media in the Catholic nations is subservient to the Pope and builds him as a world leader of renown. He is a medievalist, a reactionary and dangerous man. He should be charged in the world court for crimes against humanity for his attitude towards and dictates to women of all nations. He has reimposed censorship, reinstated the inquisitional office, called women to the bearing of more children while subjecting her to the domination of men, denounced science and education, and made no effort to halt the spread of nuclear buildups...This is a thoroughly despicable man and history will judge him as that.

The effect that his opinions have on his followers is amply demonstrated in the United States where there are more Roman Catholic women on the Pill than there are Protestants. The women of his church defy him in matters of birth control and pregnancy. There are fewer men taking up the priesthood in his reign than in any other and fewer women committing themselves to the nunnneries...

The Roman Catholic Church alleges that it has the second largest religious group in the world... It is the power of this many figures which gives the Pope the attention of the media, not his intellectuality or his personality.)

Nhận định của Tiến sĩ Madalyn O'hair không xa với thực tế là bao. Một người ở địa vị giáo hoàng mà có nhân cách thì không bao giờ phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ và Phi Châu là "những con chó sói đói mồi", không bao giờ nói một đàng làm một nẻo. Một người theo kịp được đà tiến bộ trí thức của nhân loại thì không bao giờ lại tái khẳng định (reassert) tín điều Maria luôn luôn còn trinh, trước cũng như sau khi sinh ra Giê-su (virgin before and after the birth of Jesus), và trước những bằng chứng tràn ngập của các học giả cũng như của linh mục John Meier đưa ra là Giê-su có ít ra là 4 người em trai và 2 người em gái do Maria sinh ra, lại ngụy biện rằng những danh từ như em trai (brothers) và em gái (sisters) của Giê-su trong Phúc Âm là những danh từ có ý nghĩa lỏng lẻo (loose meanings). Một người có trình độ trí thức thì không bao giờ viết cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng để xuyên tạc với mục đích hạ thấp các tôn giáo khác.

Do đó, đối với các tín đồ Ca-Tô, họ muốn tôn vinh giáo hoàng của họ ra sao thì tôn vinh, muốn tung hô ca tụng giáo hoàng của họ ra sao thì tung hô ca tụng, nhưng đối với những người ngoại đạo thì tư cách vô đạo đức tôn giáo, đạo đức giả, vô nhân cách v..v.. của ông ta không đáng để cho ai phải kính trọng. Một người thường mà không có đạo đức thì người đời đã không kính trọng rồi, huống chi là người chủ chăn của một tôn giáo lớn mà lại không có đạo đức tôn giáo, đạo đức giả, xảo quyệt, lời nói không đi đôi với việc làm v..v.. thì lại càng đáng khinh bỉ hơn nữa, khoan nói đến chuyện kính trọng và tôn vinh. Tiến sĩ Madalyn O’Hair đã nhận định rất đúng: “Đây là một con người hoàn toàn đáng khinh bỉ và lịch sử sẽ phán xét ông ta như vậy.” va “Vì có số tín đồ đông đảo nên thế giới biết tới ông ta chứ không phải là vì trình độ trí thức hay nhân cách của ông ta."

Có dấu hiệu là một thiểu thiểu số tín đồ Ca-tô Việt Nam cũng không chịu thua sự tiến bộ trí thức trên thế giới. Giáo dân Trương Tiến Đạt đã viết sách lên án John Paul II là Ngụy Giáo Hoàng. Hội Ki Tô Học của một số giáo dân ở Houston cũng lên tiếng phê bình giáo hoàng và giáo hội. Đông Dương Thời Báo của giáo dân Nguyễn Hữu Tạo ở Houston cũng đã vạch ra những tín lý đã lỗi thời của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Và nhất là nhà trí thức đạo gốc Charlie Nguyễn, alias Nguyễn Chấn, đã xuất bản hai cuốn sách thuộc loại động trời có tên là “Công Giáo: Huyền Thoại Và Tội Ác”“Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm”, cùng viết một số bài, đưa ra những sự thật về Ca Tô Giáo Rô Ma mà giáo hội không bao giờ muốn cho tín đồ biết đến.

Trước lệnh truyền của Giáo hoàng John Paul II cho các thuộc hạ phải tăng gia nỗ lực cải đạo Á Châu, Mac Kher đã phê bình và vạch trần âm mưu bành trướng Ca-Tô Giáo sang Á Châu của John Paul II như sau, trong www.nycny.com :

Sự du nhập của Ki Tô Giáo vào Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu, và phần lớn Phi Châu và vùng Thái Bình Dương đã đưa tới sự hủy diệt một cách có hệ thống, toàn bộ những tôn giáo và nền văn hóa đa thần có trước thời đại KiTô. Thật vậy, cuốn thánh kinh, với sự hỗ trợ của súng ống, đã dùng để trao đổi lấy đất đai của các thổ dân địa phương.

Phát ra từ giáo hoàng, chức sắc cao nhất của Ca Tô Giáo, lời kêu gọi cải đạo này là một lời Tuyên Chiến chống nền văn hóa Á Đông, các tôn giáo Á Đông, và xã hội Á Đông nói chung, Ấn Độ Giáo nói riêng. Sách lược cải đạo quần chúng vào Ki Tô Giáo mưu toan phá hủy linh hồn của Á Châu, cấy ghép vào đó một triết lý mà Á Châu không cần đến. Á Châu không cần đến bất cứ một bài học nào về tôn giáo và lòng mộ đạo từ bất cứ ai.

(The advent of Christianity in Europe, Americas, Australia, and large parts of Africa and the Pacific led to the systematic and complete elimination of the pre-Christian polytheistic religions and cultures. Truly, the bible was exchanged for the native lands with the help of the gun.

Coming from Pope, the highest official of Catholicism, this call to conversion is a Declaration of War against Asian culture, Asian religions, and Asian society in general, and Hinduism in particular. Mass-conversion to Christianity seeks to destroy the soul of Asia, transplanting an un-needed philosophy. Asia does not need any lesson in religion or piety from anybody.)

Để đối phó với sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu của Vatican, đại cương cũng là sách lược của những nhà truyền giáo Tin Lành, chúng ta cần biết rõ Vatican sẽ dùng những thủ đoạn nào để thực hiện âm mưu đen tối của mình. Trước khi đưa ra những nhận định về sách lược cải đạo Á Châu của Vatican, có lẽ chúng ta cũng nên tìm hiểu những nguyên nhân đã khiến cho Ca-tô Giáo Rô-ma phải toan tính tăng gia nỗ lực “đội đá vá trời” để cải đạo Á Châu.

Có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, sự tiến bộ trí thức và đời sống vật chất tương đối thoải mái đã khiến cho con người Tây phương thức tỉnh, không còn mê đắm trong những ước vọng hão huyền vào những điều hoang đường, mê tín, đã không còn hợp thời của Ki Tô Giáo. Ảnh hưởng của Ki Tô Giáo trên con người Tây phương đang dần dần suy thoái, cho nên Ki Tô Giáo phải tìm kiếm những miền đất mầu mỡ khác, lợi dụng những hoàn cảnh kinh tế và xã hội đặc biệt ở những nơi đây, hi vọng con người sẽ có thể dễ bị khuyến dụ vào Ki Tô Giáo bằng những hứa hẹn chỉ có trên mặt văn tự. Thứ nhì, Tây phương càng ngày càng biết nhiều đến những giá trị nhân bản của các tôn giáo Đông phương. Điều này đã khiến cho Ki Tô Giáo lo sợ và do đó tìm cách đối phó với những tôn giáo này ở ngay trong nội địa Á Châu qua những sách lược xuyên tạc bôi đen, hạ thấp các tôn giáo Á Châu, đồng thời tô hồng quảng cáo cho Ki Tô Giáo, dùng bả vật chất kiếm thêm tín đồ để làm hậu thuẫn cho những mưu đồ chính trị. Vậy trước hết chúng ta hãy lược duyệt về Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương Đưa Đến Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo, sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu sách lược Cải Đạo Á Châu xuyên qua bản Tông Huấn của Vatican.

2. NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ THỨC TỈNH CỦA TÂY PHƯƠNG ĐƯA ĐẾN SỰ SUY THOÁI CỦA KI TÔ GIÁO

ÂU CHÂU, TRONG NHIỀU THẾ KỶ LÀ CÁI NÔI CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO KI TÔ ĐI KHẮP NƠI, NAY CHÍNH NÓ LẠI TRỞ THÀNH NƠI CẦN PHẢI ĐƯỢC TRUYỀN GIÁO. MỘT SỐ NGƯỜI NÓI RẰNG ĐÂY LÀ MỘT LỤC ĐỊA “HẬU-KITÔ”.

(Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field… Some say it is a “post-Christian” continent.)

JULIAN PETTIFER & RICHARD BRADLEY

TRONG MỘT HỘI NGHỊ ĐẶC BIỆT VÀO NĂM 1999, CÁC GIÁM MỤC ÂU CHÂU TUYÊN BỐ RẰNG CÁC DÂN TỘC TRONG TOÀN LỤC ĐỊA ÂU CHÂU ĐẢ QUYẾT ĐỊNH SỐNG “NHƯ LÀ THIÊN CHÚA KHÔNG HỀ HIỆN HỮU.

(At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist”.)

JOHN CORNWELL

Tình trạng suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ là một tình trạng đã rõ rệt, không ai có thể phủ nhận. Một vài tài liệu với vài con số thống kê sau đây có thể cho chúng ta thấy rõ hiện tượng này. Trong cuốn Những Nhà Đi Truyền Giáo (Missionaries) của Julian Pettifer và Richard Bradley, cuốn sách dựa trên một chương trình TV 6 kỳ của đài BBC, nội dung nghiên cứu về lịch sử truyền giáo của Ki Tô Giáo nói chung trên thế giới, chúng ta có thể đọc được vài sự kiện như sau:

Những Nhà Đi Truyền Giáo

Trang 242: Âu châu đã trở thành “một mối bối rối, lúng túng cho Ki Tô Giáo”, một lục địa mà nhà thần học Đức Kierkegaard đã gọi là lục địa của những “người ngoại giáo đã được rửa tội”. Nói ngắn gọn, Âu châu, trong nhiều thế kỷ là cái nôi của chương trình truyền giáo Ki Tô đi khắp nơi, nay chính nó lại đã trở thành nơi cần phải được truyền giáo.. Một số người nói rằng đây là một lục địa “hậu-Ki-Tô”.

Theo Floyd McClung (một nhà truyền giáo Ki Tô) thì: Người ta e rằng nếu Âu châu cứ tiếp tục quay lưng lại Thượng đế thì sẽ có ngày Thượng đế sẽ quay lưng lại Âu Châu.

Những nhà truyền giáo ngày nay tin rằng Âu Châu hiện ở trong nguy cơ bị lún sâu trong làn sóng thủy triều của chủ nghĩa thế tục. Họ cực lực phủ nhận đó là định mệnh tối hậu không thể tránh được của các quốc gia theo Ki Tô Giáo.

(Europe had become “an embarrassement to Christianity”, a continent of what the German theologian Kierkegaard called “baptised pagans”. In short, Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field… Some say it is a “post-Christian” continent.

For Floyd McClung: there is a fear that if Europe continues to turn its back on God, the time may come when God will turn His back on Europe.

The missionaries believe that Europe is in danger of being swamped by a tidal wave of secularism. They vigorously deny that this is the inevitable and ultimate destiny for all Christian nations..)

Trang 244: Ở Anh Quốc: Tình trạng vô Thượng đế ở Anh được coi như là một sự truyền nhiễm trong giới lao động ở đô thị. Tuy rằng có những biệt lệ đáng kể, giới trung lưu vẫn còn là những người, nếu không phải là sợ Thượng đế thì ít nhất cũng là những kẻ tiếp tục đi lễ nhà thờ... Hình ảnh này đã hoàn toàn thay đổi. Sự truyền nhiễm đã tràn vào giới trung lưu sống ở ngoại thành, và ngay cả mạch sống của giáo hội, những giáo xứ ở miền quê, cũng đã bị nhiễm độc. Trong cuộc kiểm tra về ngày chủ nhật năm 1851, vào khoảng 40% dân chúng đi lễ nhà thờ. Một thế kỷ sau, 1951, số người đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật vào khoảng gần 10%.

Các nhà thống kê tranh cãi nhau về số tín đồ Ki Tô thuần thành ở Anh thấp như thế nào. Một số người cho rằng số người thường xuyên đi lễ nhà thờ chỉ là 4%. Tới năm 1986, 1/5 số 2870 nhà thờ Tin Lành ở Luân Đôn chỉ có cộng đồng tín đồ dưới 25 tín đồ; ¾ có dưới 100 tín đồ.. Nhà thờ trên khắp nước Anh bị bỏ hoang vắng. Đặc biệt là ở Luân Đôn, sự biến cải nhà thờ thành một cơ sở khác là một dịch vụ kiếm lời lớn. Những đèn nhấp nháy để nhảy Disco soi sáng những khung cửa kính màu của một nhà thờ chính ở Luân Đôn, nhà thờ này đuọc đặt tên lại là Hộp Đêm Ánh Sáng; ở Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing và Highgate, những nhà phát triển địa ốc đã biến những nhà thờ từ thời Victoria thành những căn nhà ở cho thuê; ở Wales, giáo phái Trưởng Lão Tin Lành (Bresbyterian) biến cải 300 nhà thờ thành những nhà ở cho những cặp vợ chồng trẻ đang trong cảnh khó khăn để mua được một căn nhà đầu tiên. Ở nhiều nơi khác, nhà thờ được dùng làm kho bán hạ giá bàn ghế tủ giường thảm, và làm tiệm ăn.

Tuy nhiên sự quan tâm về tình trạng suy sụp tâm linh ở Anh chẳng có nghĩa lý gì khi so sánh với Pháp. Theo nhà truyền giáo (Tin Lành) Mỹ David Barnes, mặc dù Pháp có một nền văn hóa phong phú, dân Pháp cũng “không biết đến Thượng đế như là những thổ dân thiếu văn minh ở trong những lục địa tối tăm nhất trên thế giới.” Trong số 54 triệu dân, chỉ có 0.22% theo Tin Lành. Tuy rằng 94% dân chúng được rửa tội theo Ca-Tô giáo, chỉ có 2% là thường đi lễ nhà nhờ ngày chủ nhật. Dù rằng Pháp chịu ảnh huỏng rất lớn của Ca-Tô giáo, Hội Truyền Giáo Đến Các Nơi Chưa Biết Đến Phúc Âm tuyên bố Pháp là miền đất phải được truyền giáo.

(In Britain: Godlessness in Britain was presumed to be a contagion confined to the urban working classes. Although there were notable exceptions, the middle classes remained, if not God- fearing, then at least church-going folk…The picture had completely changed. The disease had spilled into middle-classes suburbia and even the life-blood of the church, the rural parishes, had been infected. On census Sunday in 1851, some 40% of the population went to church. A century later, in 1951, it was nearer 10%.

The statisticians quibble about how just low the figures are for practising Christians in Britain. Some argue that consistent church attendance is as low as 4%. By 1986, a fifth of London’s 2870 Protestant churches had congregations of less than 25; ¾ had less than 100 members… Churches all over Britain lie abandoned and derelict. In London particularly, church conversion has become big business. Disco lights illuminate the stained-glass windows of one central London church, renamed the Limelight Nightclub; in Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing and Highgate, developers have turned Victorian churches into exclusive apartments; ..In Wales, the Bresbyterian Church is converting 300 churches into homes for young married couples struggling to buy a first house. Elsewhere, churches are being used as furniture warehouse, carpet disount stores and restaurants.

But concerns over Britain’s spiritual welfare is nothing compared to that over France. According to the American missionary David Barnes, despite the richness of their culture, the French “are as ignorant of the things of God as the uncivilised natives of one of the world’s darkest continents”. A mere 0.22% of France’s 54 million population are evangelical Protestants. Although 94% are baptised Catholics, a mere 2% regularly attend church. Despite the huge influence of the Catholic Church, the Unevangelised Fields Mission (UFM) have declared France a mission field.)

Ở Mỹ, tình trạng Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng, cũng không sáng sủa gì hơn. Đức tin Ca-tô càng ngày càng suy giảm, linh mục và giáo dân bỏ đạo hàng loạt, các “bí tích” trở thành mất ý nghĩa, do đó giáo dân không chịu đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật. Trong nhà thờ ngày chủ nhật chúng ta thấy phần lớn là những bộ mặt già nua và những giáo dân Mít, Mễ, và gốc Phi Châu. 60% tín đồ của hệ phái Tin Lành lớn nhất United Methodist trên 50 tuổi. Một số nhà thờ, Ca-tô cũng như Tin Lành, được rao bán để người mua muốn sử dụng làm gì thì làm, có nhiều trường hợp nhà thờ nay biến thành chùa. Nhiều trường học Ca-tô ở các địa phương đóng cửa vì không có học trò và không đủ tài chánh để tiếp tục hoạt động. Nhưng các giáo xứ vẫn có tiền bồi thường, thường là lên đến hàng triệu đô-la, cho các nạn nhân của các linh mục can tội loạn dâm.

Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đô-Mi-Nic xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi khắp nơi tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số) để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo:

http://giaodiemonline.com/2009/07/images/caidao06.jpg

Một trăm ngàn (100.000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong. Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách tin Lành.

(100,000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours. Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination. The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation)

Breaking Faith: The Pope, The People, and The Fate of Catholicism

John Cornwell, một tín đồ Ca Tô và cũng là một chuyên gia về Ca Tô Giáo và Vatican, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng về Vatican: A Thief in the NightHitler’s Pope, đã viết thêm một tác phẩm về Ca Tô giáo nhan đề Từ Bỏ Đức Tin: Giáo Hoàng, Giáo Dân, và Số Phận của Ca Tô Giáo (Breaking Faith: The Pope, The People, and The Fate of Catholicism), xuất bản năm 2001, trong đó chương đầu viết về Một Thời Đại Đen Tối Của Ca Tô Giáo (A Catholic Dark Age). Trong chương này, tác giả John Cornwell đưa ra tình trạng suy thoái trầm trọng của Ca Tô giáo ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Anh, Mỹ, và Pháp. Số tín đồ mang con đi làm lễ rửa tội giảm sút, vì ngày nay người ta nhận thức được rằng chẳng làm gì có tội ở đâu mà phải đi rửa; đám cưới tổ chức không cần đến linh mục, vì hôn phối có thể hợp thức hóa ngoài nhà thờ và bí tích hôn phối đã mất hết ý nghĩa; giới trẻ không buồn đến nhà thờ, vì chẳng thấy gì hấp dẫn trong những lời giảng đi ngược thời gian của các linh mục; số từ bỏ đức tin gia tăng, vì người ta không còn chịu chấp nhận một đức tin mù quáng; từ 1958 đến nay, số vào nghề linh mục giảm đi 2/3 v..v.. Tình trạng ở Châu Âu, trước đây là cái nôi của Ca Tô giáo, thật là thê thảm. Ở Tây Âu (Western Europe), từ 30 đến 50% các giáo xứ không có linh mục. Ở Ý, 90% theo Ca Tô giáo nhưng chỉ có 25% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, giảm 10% kể từ đầu thập niên 1980, số người vào học trường Dòng giảm một nửa. Ở Ái Nhĩ Lan (Ireland), xứ Ca Tô, số người cảm thấy mình được ơn kêu gọi tụt xuống từ 750 năm 1970 còn 91 năm 1999, số linh mục được tấn phong từ 259 xuống 43 trong cùng thời gian. Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu Châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Thiên Chúa không hề hiện hữu” (At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist”.) Ở Nam Mỹ, tình trạng cũng không khá hơn. 7000 tín đồ mới có một linh mục. Chỉ có 15% giáo dân đi xem lễ ngày chủ nhật. Theo một hội nghị quốc gia của các giám mục Ba Tây thì mỗi năm có khoảng sáu trăm ngàn tín đồ bỏ đạo (according to the National Conference of Brazilian Bishops, some 600000 Catholics leave the Church each year.)

Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới đã trở thành “vô thần”. Đây là một hiện tượng bất khả đảo ngược vì nó phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại nằm trong luật Tiến Hóa của vũ trụ.

Tình trạng Ki Tô Giáo suy thoái ở Âu Châu là một nghịch lý, vì Ki Tô Giáo vẫn tự nhận là một tôn giáo văn minh tiến bộ nhất, và những xã hội Âu Mỹ hiển nhiên là những xã hội văn minh tiến bộ nhất. Nghịch lý này cho chúng ta thấy rõ thực chất của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô giáo nói riêng. Nghịch lý trên cũng đưa ra một sự thật: luận điệu của các thừa sai Ca-Tô khi đến nước ta vào những thế kỷ 17- 19, nói là để văn minh hóa những dân tộc mọi rợ, điều mà các tín đồ Ca-Tô Việt Nam, kể cả những người được gọi là trí thức, vẫn tin là như vậy cho đến ngày nay (Xin đọc Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo: “Ông thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e là lịnh rao truyền tiếng đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ.”, hoặc cuốn “2000 Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một Số Người Công Giáo” do nhóm Tin Nhà ở Pháp mời gọi một số trí thức Ca Tô viết và xuất bản năm 2000, tác giả Nguyễn Tiến Cảnh, viết ở trang 44: "Ai cũng biết hàng giáo sĩ công giáo là lớp người đi tiên phong về văn hóa, mang văn minh tiến bộ đến các nơi tăm tối lạc hậu"), thật ra chỉ là những luận điệu huênh hoang cuồng tín, mang sự hoang đường mê tín đến đầu độc đám dân chúng cùng đinh đần độn ở Việt Nam, nơi đây các tôn giáo Á Đông thực sự đã vượt xa Ki Tô Giáo về mọi phương diện, điều mà ngày nay thế giới Tây phương đang phải chấp nhận. Thời gian qua, với sự tiến bộ trí thức không ngừng của nhân loại, ngày nay bộ mặt thật của Ki Tô Giáo đã bị phơi bầy, và chính ở trong những cái nôi của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ, Ki Tô Giáo đang tuột dốc theo luật đào thải của con người văn minh tiến bộ.

Tại sao trong những xã hội Âu Mỹ lại xảy ra hiện tượng giải trừ Ki Tô Giáo (de-Christianization) và người dân lại đang từ từ bỏ Ki Tô Giáo? Chẳng có gì là khó hiểu, vì như là một qui luật thế gian, sự tiến bộ trí thức của con người và đời sống vật chất thoải mái trong những xã hội này tất nhiên phải đưa đến tình trạng suy thoái của Ki Tô Giáo.

Thật vậy, nữ học giả Ca-tô Joane H. Meehl, người mà sau khi đã thấy rõ chủ đích và những việc làm của giáo hội Ca Tô từ thế kỷ 4 tới nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Ca Tô Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic), trg. 288, như sau:

"Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí) và đời sống kinh tế thoải mái" (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).

Trừ lớp tín đồ thấp kém trong Ca-Tô Giáo Rô-ma vẫn tin rằng mình ở trong một “hội thánh”, “tông truyền”, “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện” v..v.., những thuộc tính tự nhận của giáo hội, thế giới Âu Mỹ tiến bộ ngày nay đã nhận ra bộ mặt thật của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Tài liệu về bộ mặt thật này, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, hiện nay có đầy dãy trong các thư viện và tiệm sách lớn và trên Internet. Giáo hội đã mất đi quyền lực ngăn chận những tác phẩm này như khi xưa giáo hội đã làm. Dân trí mở mang, sự thật được phơi bày, và giới chăn chiên trong giáo hội chỉ còn có cách khuyên các con chiên không nên đọc những tác phẩm mà họ quy kết là “chống Ca-Tô” tuy rằng những tác phẩm này chỉ đưa ra những sự thật lịch sử về Ca-Tô Giáo Rô-ma, những sự thật mà giới chăn chiên không bao giờ muốn cho các con chiên của mình biết đến.

Nhưng tiến hóa là một định luật thiên nhiên, cho nên không có cách nào giáo hội có thể ngăn cản được những bước tiến trí thức của nhân loại. Do đó sự tiến bộ trí thức của nhân loại tất nhiên sẽ phải đưa đến sự suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca Tô Giáo Rô Ma nói riêng, bởi vì căn bản tín ngưỡng Ki Tô Giáo đã không còn chỗ đứng trước những công cuộc khảo cứu trí thức về cuốn Thánh Kinh Ki Tô Giáo, về nhân vật Giê-su, về các tín điều hay huyền thoại trong Ki Tô Giáo, và trước những thành quả của khoa học ngày nay về nguồn gốc con người và vũ trụ. Sau đây chúng ta hãy duyệt qua vài tài liệu về sự thức tỉnh của thế giới Tây phương về chính tôn giáo truyền thống của Tây phương, nghĩa là Ki Tô Giáo.

Nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự thức tỉnh của Tây phương không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) vào thế kỷ 18, Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) vào thế kỷ 19, và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) vào thế kỷ 20. Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Ca-Tô Giáo Rô-ma đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The ages of barbarism and intellectual darkness).

Những thời đại bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người đã từ từ văn minh hóa Ca-Tô Giáo Rô-ma, hay nói đúng hơn, theo John E. Remsburg, đã tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Ca-Tô Giáo Rô-ma những bó củi để thiêu sống người và những thanh gươm để giết người. Mặt khác, sau khi Martin Luther ly khai với giáo hội Ca-Tô vào đầu thế kỷ 16, không công nhận chế độ giáo hoàng, để lập ra hệ phái Ki-Tô Phản Đối (Protestantism) mà chúng ta thường biết dưới cưỡng từ Tin Lành, thì Thánh Kinh bắt đầu được dịch ra những tiếng địa phương, và cũng bắt đầu từ đó, những công cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và về nhân vật Giê-su trong Thánh Kinh phát triển. Kết quả của những công cuộc nghiên cứu này là người ta khám phá ra rằng, Thánh Kinh không phải là những lời mạc khải của Thiên Chúa như giáo hội thường dạy cho các tín đồ, mà chứa rất nhiều sai lầm, mâu thuẫn, về thần học cũng như khoa học. Ngoài ra, những công cuộc khảo cứu này cũng đưa ra hình ảnh của một Giê-su lịch sử khác hẳn với vai trò thần linh có khả năng cứu rỗi mà giáo hội Ca-Tô đã tạo dựng lên. Và cũng từ đây, những tín lý, tín điều, cũng như những cái mà giáo hội Ca-Tô gọi là "bí tích" đã không còn chỗ đứng trong những xã hội Tây phương, ít ra là trong giới thức giả hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội. Sau đây chúng ta sẽ duyệt qua vài tài liệu điển hình, kết quả của những công cuộc nghiên cứu về Thánh Kinh cũng như về nhân vật Giê-su.

Russell Shorto, người đã tổng duyệt những công cuộc nghiên cứu về Giê-su trong 200 năm nay, đã viết như sau trong cuốn Sự Thực Trong Phúc Âm (Gospel Truth):

Gospel Truth

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng (tự cho mình là Con Thiên Chúa và tin rằng Nước Trời sắp đến. TCN) – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

(Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

Giáo hội Ca-Tô Rô-ma rất hãnh diện về tôn giáo của mình vì có nhiều tín đồ nhất. Lẽ dĩ nhiên, đây cũng là tôn giáo trên thế gian có nhiều tín đồ bình thường vẫn còn sống trong bóng tối nhiều nhất. Sự thành công và sức mạnh của Giáo hội Ca-Tô hoàn vũ là ở điểm này. Đó là sự thành công của một tổ chức tạo sức mạnh trên lớp người không bao giờ cần đến cái khả năng quý báu nhất của con người là lý trí, kiến thức, và óc suy luận.

Nhưng đối với giới thức giả Tây phương ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô thì vấn đề có khác. Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, nhận định rằng:

Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.

Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy tín lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:

1. Đức Mẹ đồng trinh

2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành

người, nghĩa là, Thượng đế là Giê su.)

3. Nhiệm vụ cứu rỗi của Chúa

4. Sự sống lại của Chúa.

5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)

6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)

7. Ngày phán xét cuối cùng (Chúa Cha phán xét luận tội mọi người trong ngày Giê su trở lại trần thế)

(With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.

In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:

1. The virgin birth

2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)

3. The work of Atonement (plan for salvation)

4. The resurrection

5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)

6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)

7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)

Chúng ta nên để ý là trên đây Mục sư Ernie Bringas chỉ trình bày quan điểm của giới trí thức học giả về Ki Tô Giáo. Điều này không áp dụng cho số tín đồ đông đảo, Ca-Tô cũng như Tin Lành, còn sống trong bóng tối. Điều này cũng đã chứng tỏ rằng nền tảng tín ngưỡng của Ki Tô Giáo nói chung đã không còn hấp dẫn trong thế giới Tây phương, thế giới của khoa học, của suy lý.

Chúng ta cũng nên biết rằng, bảy tín lý mà Mục sư Ernie Bringas nêu lên ở trên là dựa vào, theo các giáo hội Ki Tô, những lời mạc khải không thể sai lầm trong Thánh Kinh, hoặc do giáo hội Ca-Tô đưa ra. Do đó, chúng ta có thể suy ra rằng, không có cái gì gọi là mạc khải ở trong Thánh Kinh, những chuyện trong Thánh Kinh hầu hết thuộc loại huyền thoại, bắt nguồn từ lịch sử và ước vọng của dân Do Thái cổ xưa, và những tín lý mà giáo hội Ca-Tô đưa ra bắt tín đồ phải tin chẳng qua chỉ là học thuật Ca-Tô nhằm mục đích nô lệ hóa đầu óc tín đồ cùng tạo quyền lực cho giới giáo sĩ. Thật vậy, niềm tin cốt tủy của Ki Tô Giáo về huyền thoại con người sa ngã (ăn trái cấm), bị Thượng đế phạt, cho nên cần đến sự cứu chuộc của Giê-su, người con trai duy nhất của Thiên Chúa (God's only son) được phái xuống trần để hi sinh (sic) chết giả vờ trên cái giá hình chữ thập từ chiều thứ Sáu đến sáng sớm Chủ Nhật, chuộc tội cho nhân loại (Thiên Chúa toàn năng toàn trí không có cách nào khác hay sao? TCN), nay đã trở thành chuyện khiến cho người có đầu óc bưng miệng cười, thuộc loại mê tín và vô nghĩa như Giám Mục John Shelby Spong đã nhận định ở trên: “...một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước-thời-Darwin và một sự vô nghĩa sau-thời-Darwin." (A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.)

Nếu những huyền thoại về Chúa Con (Giê-su) nay đã không còn chỗ đứng trong giới hiểu biết thì vai trò của Chúa Cha (God) ra sao? Trong cuốn Những Phê Bình về Thiên Chúa (Critiques of God), biên tập bởi Peter A. Angeles, trong đó có 16 tác giả phê bình về mọi lý luận thần học của Ki Tô Giáo, trang xiii, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây:

Những niềm tin vào những đấng siêu nhiên đã biến khỏi nền văn hóa của chúng ta. Bất cứ sự sùng tín đại cương nào về Thiên Chúa cũng đang trở thành mờ nhạt trong nền văn hóa của chúng ta. Thiên Chúa đã mất đi trụ xứ trong không gian như là một nước trên Thiên đàng. Ông ta cũng mất đi chỗ đứng trong vũ trụ như là đấng đã sáng tạo ra nó từ hư vô. Không phải là Thiên Chúa bị đẩy ra một vùng xa lắc xa lơ. Không phải vì ông ta trở thành một trừu tượng vô thân thể (phi Nam phi Nữ). Mà vì chúng ta nhận thức ra rằng chẳng làm gì có Thiên Chúa để mà nói tới.

(Beliefs in supernatural beings have vanished from our culture. Any general serious belief in God is fading in our culture. God has lost his spatial location as a monarch in heaven. He has lost his temporal precedence to the universe as its Creator ex nihilo. It is not God is being relegated to a remote region. It is not that God has become a bodiless abstraction (a sexist It). It is the realization that there is no God to which to relate.)

Trên đây chỉ là vài quan niệm điển hình về tín ngưỡng Ki Tô Giáo trong thế giới Tây phương ngày nay. Chúng ta còn biết, trong Ca-tô giáo Rô Ma, ngoài những niềm tin bắt nguồn từ Thánh Kinh mà giáo hội bắt buộc các tín đồ phải tin, các tín đồ còn bắt buộc phải tin những điều "giáo hội dạy rằng...", những điều được đặt ra mà không hề có trong Thánh Kinh với mục đích tạo quyền lực trên đám tín đồ thấp kém. Thật vậy, chúng ta có thể đọc câu sau đây trong cuốn Giáo Lý Của Giáo Hoàng (The Pope's Catechism) của J. Sheatsley, trang 80:

Tín đồ Ca-Tô phải tin tất cả những gì Thiên Chúa đã mạc khải và tất cả những gì Giáo hội Ca-Tô dạy, bất kể là những điều đó có hay không có trong Thánh Kinh. Vì Truyền Thống Ca-Tô (nghĩa là những gì giáo hội dạy) và Thánh Kinh đều do Thiên Chúa mạc khải.

(A Catholic must believe all that God has revealed and the Catholic Church teaches, whether it is contained in Holy Scripture or not. Because Catholic Tradition and Holy Scripture were alike revealed by God)

Tại sao giáo hội lại dạy tín đồ phải tin như vậy mà không được quyền thắc mắc? Vì theo "lý luận" thần học của giáo hội thì: "Chúa Cha không do tạo sinh, Chúa Con không do tạo sinh, Thánh Ma (còn được gọi là Chúa Thánh Thần. TCN) không do tạo sinh. Chúa Cha không thể hiểu được, Chúa Con không thể hiểu được, Thánh Ma không thể hiểu được." (The Father is uncreated, The Son uncreated, The Holy Ghost uncreated. The Father incomprehensible, The Son incomprehensible, The Holy Ghost incomprehensible). Phê bình lời dạy trên của giáo hội, cuối thế kỷ 19, Robert G. Ingersoll đã châm biếm: "Và đó là tất cả lý lẽ mà chúng ta biết quá nhiều về Chúa Cha, Chúa Con, và Thánh Ma." (And that is the reason we know so much about The Father, The Son, and The Holy Ghost) hàm ý tất cả những điều giáo hội dạy về Chúa Cha, Chúa Con, và Thánh Ma hoàn toàn mâu thuẫn với chính những khẳng định của giáo hội, và thực chất chỉ là những luận điệu lừa dối của giáo hội. Bởi vì, nếu Chúa Ba Ngôi không thể hiểu được, thì bằng cách nào mà giáo hội dạy tín đồ là ý Chúa thế này, ý Chúa thế nọ? Phải chăng chỉ có giới chăn chiên mới hiểu ý Chúa? Làm sao mà mấy ông giám mục Việt Nam lại can ngăn tín đồ không được nói động đến mấy ông linh mục vô đạo đức, làm bậy, với luận điệu “Các con đừng có nói hành các cha mà mang tội với Chúa” hàm ý là Chúa không muốn cho tín đồ nói động đến các linh mục vì “cha cũng như Chúa”? Nhưng ở Mỹ thì con chiên không những “nói hành các cha” mà còn đưa các “cha” ra tòa để cho các “cha” vào ngồi tù vì can tội cưỡng dâm trẻ phụ tế và nữ tín đồ. Chắc chắn là họ không sợ cái luận điệu “mang tội với Chúa” của hàng giám mục Việt Nam lừa bịp đám con chiên ngu dốt. Tại sao giáo hội Ca-Tô tại Việt Nam còn có những ông giám mục đe dọa con chiên bằng những luận điệu “ngu dân dễ trị” rất hoang đường như trên?

Ngày nay, giới trí thức Tây phương đánh giá những điều "Giáo hội dạy rằng..." ra sao? Giáo hội dạy tín đồ tin nhiều thứ lắm, nhưng điển hình là tin vào sự ứng nghiệm của những lễ tiết giáo hội bày đặt ra nhưng không thể giải thích được mà giáo hội gọi là "bí tích", tín điều "Giáo hoàng bất khả ngộ" nghĩa là giáo hoàng không thể sai lầm khi tuyên bố về đạo đức và giáo lý, và quyền của giáo hoàng và các giới chức cao cấp trong giáo hội "tuyệt thông" hay là "Dứt phép thông công" tín đồ, nghĩa là không cho phép tín đồ hưởng các "bí tích" của giáo hội, một trong những "bí tích" này là được ăn...bánh thánh và uống... rượu thánh, nghĩa là ăn thịt và uống máu Chúa Giê-su để hiệp thông với Chúa Giê-su. Trong cuốn Đức Tin Công Giáo, chương III, tôi đã luận về 7 "bí tích" của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Phần này cũng đã được đưa lên trang nhà Giao Điểm www.giaodiem.com . Chúng ta hãy thử xét quyền "tuyệt thông" của giáo hội.

Đối với những tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, "tuyệt thông" hay "dứt phép thông công" là một vũ khí hù dọa hữu hiệu, vì họ đã được nhồi vào đầu từ khi con nhỏ là muốn hiệp thông với Chúa thì phải đi qua các trung gian như Linh mục, Giám mục, Giáo hoàng hay "Tòa Thánh". Nhưng đối với giới trí thức, ngay cả trong giáo hội, thì đó chỉ là một biện pháp hù dọa đáng khinh, vì nó vô giá trị, vô nghĩa, lỗi thời, và nhất là dựa vào một quyền lực tự phong, không có một căn bản nào có thể thuyết phục được những người có đầu óc. Thật vậy, trong cuốn Thượng đế Chưa Chết: Từ Sự Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Sự Tự Do Tâm Linh (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom), Linh Mục James Kavanaugh đã vạch rõ cho chúng ta thấy bản chất và ý nghĩa của "tuyệt thông" như sau, trang 39-40:

Tôi thấy khó mà có thể tin được là trong thời đại kỹ thuật không gian này mà một đoàn thể tôn giáo (Ca-Tô giáo Rô-ma. TCN) lại có thể quá lỗi thời để tin rằng một hình phạt thuộc loại huyền thoại như vậy vẫn còn có ý nghĩa gì đối với con người.

...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới quyền lực đóng vai Thượng đế . Đó là sự chối bỏ sự tự do suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-Ki-tô. Nhưng nhất là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.

Tuyệt thông toan tính biến sự thực chứng tôn giáo thành một trại huấn luyện quân sự trong đó sĩ quan phụ trách nhào nặn lên những người máy trung thành bằng cách làm chúng ngạt thở bởi giam hãm và sỉ nhục. Có thể những phương pháp này có nghĩa trong việc huấn luyện con người để chiến đấu ngoài mặt trận. Những phương pháp này thực là trẻ con và bất lương khi xử lý với sự liên hệ của con người đối với Thượng đế; nhưng thật không thể tin được là chúng vẫn còn tồn tại.

(I found it hard to believe that in the age of space technology a religious body could be so out of touch as to believe such a mythological penalty could have any meaning left for man.

...Excommunication had for centuries been authority's way of playing God. It was the inhuman and unchristian denial of man's freedom of conscience. But most of all it had been a deeply frigtened authority's frantic effort to dominate and control men and woman rather than to direct them toward a free and mature love. Excommunication attempted to turn the religious experience into a boot camp where the officer in charge aspires to build loyal robots by smothering them with confinement and indignity. Perhaps such methods might have had meaning in preparing man for combat. They are only childish and dishonest in dealing with a man or woman's relationship with God, but incredulously they still exist.)

Bàn về các "bí tích" trong Ki Tô Giáo, Tin Lành có 2, Ca-Tô có 7, trong cuốn Thoát Ly Khỏi Thiên Chúa: Lấy Lại Khả Năng Tìm Hiểu (Freedom From God: Restoring The Sense of Wonder, Almador Pub., 2001), Mục sư Harry Willson viết, trang 55:

"Trong đầu óc của rất nhiều người biết suy tư, lương thiện và có thiện chí, Ki Tô Giáo đã trở thành không còn thích hợp, vì nó đòi hỏi con người dự phần quá nhiều vào những điều vô nghĩa." [có nghĩa là những bí tích]

(Christianity has become irrelevant, in the minds of so many thoughtful persons of good will and honesty, because it requires so much participation in nonsense.)

và đưa ra nhận định, trang 59:

"Bất cứ khi nào, một người nào đó tự nhận mình là đại diện của Thiên Chúa trên trái đất, hay "đại diện của Chúa Ki Tô trên trái đất" (điều mà các giáo hoàng vẫn tự nhận. TCN), hay bất cứ điều nào như vậy, là hắn ta đòi hỏi thế giới phải tin vào điều vô nghĩa. Thật là kinh hoàng khi vẫn có nhiều triệu người tin như vậy."

(Whenever someone claims to be the representative of God on earth, or "the vicar of Christ on earth", or any such thing, he is asking the world to believe in nonsense. It is alarming how many millions still believe it.)

Harry Willson viết cuốn sách trên để khuyến khích tín đồ hãy theo gương ông, cất cái gánh nặng Thiên Chúa ra khỏi vai họ (Get God off your back). Ông coi đó là một sự giải phóng:

Hãy nghĩ về hình ảnh Thượng đế đi vào một hố đen của thập niên 60 với "Thượng đế đã chết". Đừng kể đến phái bảo thủ Ki Tô vì trong đó không có sự suy tư. Đây là một cuốn sách đi vào qua cái hố đen ấy và đi ra ngoài đầu kia - đến sự giải phóng. Sự thách đố này là để cho những con người biết đọc và thích suy nghĩ, và còn có thể có khả năng thắc mắc, tìm hiểu. Không khí trong lành đó thật là kỳ diệu.

Các bạn cũng có thể được tự do. Các bạn có thể bác bỏ cái quyền năng (của Thượng đế) đó, và gỡ bỏ những ngón tay đang bóp nghẹt yết hầu của các bạn. Để cho các bạn có thể thở!

(Thinking about God went into a black hole in the sixties with "God is dead". Fundamentalism doesn't count, because there's no thinking there. Here's a book that goes all the way to that black hole and comes out the far end - into liberation. This challenge is for persons who can read and like to think, and can still sense wonder. The fresh air is wonderful.

You, too, can be free! You can repudiate that authority, and remove those fingers at your throat. You can breathe!)

Sự thức tỉnh của Tây phương không chỉ thuần túy là vì những giá trị tín ngưỡng Tây phương nay đã sụp đổ mà còn vì một khía cạnh khác không kém phần quan trọng. Đó là cái lịch sử tàn bạo của Ki Tô Giáo và vấn đề đạo đức trong giới lãnh đạo Ki Tô Giáo. Ngày nay, các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô đã khám phá ra rằng lịch sử và đạo đức Ki Tô Giáo còn cái mặt đen tối, và nếu đặt lên cán cân thì mặt này sẽ nặng trĩu trên cán cân. Thật vậy, chính giáo hoàng John Paul II của Ca Tô Giáo Rô Ma đã đưa ra những lời thú nhận như sau:

Năm 1994: Trong một mật thư gửi cho các hồng y, về sau bị lộ ra cho báo chí Ý, giáo hoàng John Paul II đặt câu hỏi: "Làm sao mà chúng ta có thể tiếp tục yên lặng trước nhiều hình thức bạo tàn mà giáo hội đã phạm phải nhân danh đức tin - chiến tranh tôn giáo, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo và những hình thức vi phạm nhân quyền khác?" (Chicago Tribune, June 5, 1995: In a 1994 confidential letter to cardinals which was later leaked to the Italian Press, Pope John Paul II asked: "How can one remain silent about the many forms of violence perpetrated in the name of faith - wars of religion, tribunals of the Inquisition and other forms of violations of the rights of persons?")

Năm 1995: Giáo hoàng John Paul II thúc giục Giáo Hội Ca Tô Rô Ma hãy nắm lấy cơ hội "đặc biệt thuận lợi" của một thiên niên kỷ mới để ghi nhận "cái mặt đen tối của lịch sử giáo hội (Ca-tô)"(Ibid.,: Pope John Paul II had urged the Roman Catholic Church to seize the "particularly propitious" occasion of the new millennium to recognize "the dark side of its history").

Năm 2000: Tại thánh đường Phê-rô, Vatican, ngày 12 tháng 3, Giáo Hoàng cùng một số hồng y, tổng giám mục đã chính thức xưng thú 7 núi tội ác của giáo hội Ca-tô Rô-ma đối với nhân loại và xin được tha thứ.

Cái mặt đen tối của lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma là như thế nào? Đề tài này không thuộc nội dung bài viết về sách lược cải đạo Á Châu của Vatican. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết cái mặt đen tối này một cách đại cương qua những tác phẩm nghiên cứu sau đây:

Năm 1988: Peter de Rosa, một linh mục dòng Tên (a Jesuit), giáo sư về Siêu Hình Học và Đạo Đức tại trường Dòng Westminster, khoa trưởng khoa Thần học tại đại học Corpus Christi ở Luân Đôn (Professor of Metaphysics and Ethics at Westminster Seminary and Dean of Theology at Corpus Christi College in London) xuất bản cuốn Những Đại Diện của Chúa Ki-Tô: Cái Mặt Đen Tối Của Những Triều Chính Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy) trong đó tác giả vạch trần sự đồi bại và những tội ác đã ngự trị trong nhiều triều chính giáo hoàng như đồi bại, ngụy tạo tài liệu, loạn dâm, giết người, theo đuổi chính sách diệt chủng v..v.. (corruption, document-forgery, sex scandal, murder, genocide). Tác giả đã mở toang những cánh cửa kính màu (thường là mẫu mực trong các nhà thờ ở Tây phương, nhất là Thánh đường Phê-rô ở Vatican. TCN) và để lộ ra những giáo điều của Giáo hội thường là "...hình thành bởi những ham muốn đồi bại, độc tài và cuồng tín của những giáo hoàng (Peter de Rosa opens the stained glass window and reveals that the Church's teachings were too often "..shaped by the whims of corrupt, despotic and fanatical popes"). Cuốn sách đã được nhiều tín đồ Ca-tô đánh giá cao vì tính chất lương thiện và nghiêm túc của nó (The book was appreciated for its honesty and seriousness by many Catholics).

Dark Side of Christian History

Năm 1995: Helen Ellerbe cho ra đời cuốn "Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo" (The Dark Side of Christian History). Chúng ta có thể đọc những lời tóm tắt sau đây nơi trang bìa sau: "Trong khoảng thời gian gần 2000 năm, giáo hội Ki-Tô đã đàn áp và bạo hành nhiều triệu người trong toan tính kiểm soát và ngăn chận vấn đề tâm linh của con người. Cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo phanh phui với chi tiết tỉ mỉ những thảm họa, đau khổ và bất công mà giáo hội đã giáng lên nhân loại. Tác phẩm vạch trần sự thật này là một đòi hỏi hấp dẫn và nồng nhiệt cho nhân phẩm và sự tự do trong vấn đề tâm linh" (Over a period of almost two millennia, the Christian Church has oppressed and brutalized millions of individuals in an attempt to control and contain spirituality. The Dark Side of Christian History reveals in painstaking detail the tragedies, sorrows and injustices inflicted upon humanity by the Church. This exposé is a compelling and passionate cry for human dignity and spiritual freedom).

Năm 1999: Douglas Lockhart xuất bản tác phẩm Cái Mặt Đen Tối Của Thiên Chúa (The Dark Side of God) với lời giới thiệu như sau: "Giáo hội Ki-tô (Ca-tô) tự nhận là thừa hưởng trực tiếp từ Giê-su quyền năng tinh thần như được viết trong Phúc Âm. Nhưng thực ra có phải là một sự chuyển giao quyền lực một cách êm ả từ Giê-su cho Phê-rô và từ Phê-rô cho Giáo hội hay không? Hay đó chỉ là một chiến dịch tuyên truyền, ngụy tạo, và lừa dối lâu dài đã che đậy bản chất thực sự của các biến cố. Cuốn sách mới, có tác dụng làm cho chúng ta suy nghĩ, về nguồn gốc Ki Tô Giáo, đưa ra một họa đồ về sự theo đuổi quyền lực không ngừng của Giáo hội , từ lúc đầu cho đến ngày nay. Trong sự phân tích hấp dẫn và thường gây ngỡ ngàng về niềm tin trong Ki Tô Giáo, cuốn sách này khảo sát từ đâu mà Giê-su, người xứ Nazareth, đã được thổi phồng lên quá mức hoàn toàn xa với thực tế thường ngày."

(The Christian Church claims to inherit its spiritual authority directly from Jesus through the teaching of the gospels. But was there really a smooth transfer of power from Jesus to Peter and thence to the Church? Or has a long-term campaign of propaganda, forgery and deception concealed the true nature of events? This thought-provoking new book on the origins of Christianity charts the Church's relentless pursuit of power, from its beginnings to the present day. In a compelling and often disturbing analysis of Christian belief, it examines how Jesus the Nazarene was inflated into a figure of cosmic proportions far-removed from everyday reality...)

Về vấn đề đạo đức tôn giáo thì chúng ta đã thấy đạo đức của người chủ chăn Ca-Tô, giáo hoàng John Paul II, là như thế nào. Cánh tay phải của ông, Hồng Y Ratzinger, cầm đầu Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, đã lên tiếng phê bình Phật Giáo một cách vô giáo dục như sau “Buddhism is a sort of autoeroticism”. Còn giới hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục thì ô hô, một số không nhỏ chỉ còn nước lấy mo che mặt vì những xì-căng-đan trên khắp thế giới:

Sau đây là vài chuyện điển hình:

Có lẽ chúng ta chưa quên rằng, mới tháng 3 năm ngoái, 2001, báo chí thế giới đã phanh phui ra những vụ "Cha cũng như Chúa" cưỡng hiếp một số "sơ" trong 27 quốc gia kể cả ở Mỹ, Ý, Ái Nhĩ Lan, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Ba Tây v..v.. và cưỡng bách họ vào các nhà thương Ca Tô để phá thai khi họ mang thai. Tòa Thánh đã phải lên tiếng thú nhận có vấn đề ô nhục này nhưng vẫn lừa dối quần chúng với luận điệu: "Chuyện chỉ xảy ra trong một vùng địa dư mà thôi". Tờ Orange County Register ngày 31 tháng 3, 2001 có bài của Chris Hedoes thuộc New York Times trong đó có vài chi tiết như sau: Ở Malawi, trong một giáo xứ có tới 29 "sơ" bị các ông linh mục làm cho mang thai. Khi bà sơ bề trên than phiền với ông Tổng Giám Mục thì bà ta và các "sơ" mang bầu bị đổi đi nơi khác. (..In Malawi, where 29 sisters in a single congregation "became pregnant by priests in the diocese". When the sisters' superior general complained to the archbishop, she and the sisters were replaced.); "..linh mục khuyên các "sơ" nên uống thuốc ngừa thai, nói dối họ là để đề phòng sự truyền nhiễm của bệnh AIDS" (..priest "recommending that sisters take a contraceptive, misleading them that the pill will prevent transmission of HIV). Chúng ta cũng nên nhớ rằng, giáo hoàng John Paul II vẫn tuyệt đối cấm tín đồ không được dùng thuốc ngừa thai. Nhưng chúng ta cũng lại biết rằng Vatican có cổ phần trong một công ty chế tạo thuốc ngừa thai, phải chăng chỉ để riêng cho các "sơ" dùng theo sự khuyên bảo của linh mục bề trên.

Và gần đây là vấn đề tai tiếng sôi nổi thế giới của giáo hội Ca-tô, một vấn đề đã kéo dài liên tục ngày này sang ngày khác suốt từ tháng 1, 2002 cho đến ngày nay: vấn đề loạn dâm của một số không nhỏ các vị "lãnh đạo tinh thần" con chiên, từ hồng y trở xuống, và những biện pháp che dấu của giáo hội.

Vấn đề loạn dâm trong giới hàng giáo phẩm Ca-tô đã nổ ra ở Boston vào đầu năm 2002, nhưng không phải đến bây giờ, 2002, mới nổ ra. Nó đã bị phanh phui từ trên dưới 20 năm nay ở Mỹ, và nhiều cuốn sách viết về vấn đề này đã được xuất bản. Chúng ta có thể kể tên vài cuốn điển hình: Betrayal of Trust: Clergy Abuse of Children của Annie Laurie Gaylor, 1988; Unholy Orders: Tragedy at Mount Cashel của Michael Harris, 1990; Lead Us Not To Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children của Jason Berry, 1992; A Gospel of Shame: Children, Sexual Abuse, and the Catholic Church của Elinor Burkett & Frank Bruni, 1993; Sex, Priests, and Power: An Anatomy of a Crisis của A.W. Richard Sipe, 1995; và Pedophiles and Priests: Anatomy of a Contemporary Crisis của Philip Jenkins, 1996, ngoài những bài viết về vấn đề này trên các Nhật Báo hay Tuần Báo, và tin tức trên TV.

Đây là một vấn đề ô nhục rất nghiêm trọng đã xảy ra trong cái gọi là "hội Thánh" và đã làm giảm uy tín của Giáo hội và niềm tin của tín đồ không ít, và nhất là, đã dìm Giê-su xuống bùn đen. Tại sao? Vì trong nhiều trường hợp, các linh mục, giám mục đã mang Chúa ra làm bung xung để thỏa mãn dục tính của mình như dọa nạn nhân nếu không chiều ý “Cha cũng như Chúa” thì sẽ bị Chúa đầy hỏa ngục, hoặc “Chúa muốn như vậy để “Cha cũng như Chúa” biết được sự đời” v..v.. Giám mục ở Việt Nam cũng răn đe con chiên: “Đừng nói hành các cha mà mang tội với Chúa”. Đó là thực chất Chúa Giê-su, một ông ngoáo ộp của hàng chăn chiên để hù doạ những kẻ vô não.

Vấn đề ô nhục này đã đưa đến việc hồng y Bernard Law ở Boston phải từ chức. Hồng y Law và một số giám mục ở Boston còn bị truy tố ra tòa về tội trong nhiều năm đã bao che các linh mục loạn dâm theo như chính tài liệu trong hồ sơ của giáo hội mới bị phanh phui đã chứng tỏ. Tờ Newsweek số ngày 6 tháng 1, 2003 thông tin: giáo dân ngày nay đã tổ chức để cất lên tiếng nói của giáo dân, không còn chấp nhận kiểu mẫu cổ xưa: “đóng tiền, cầu nguyện, và tuân phục” của giáo hội nữa. (Voice of the faithful: they will no longer accept the old model of “pay, pray and obey” of the church.)

Lẽ dĩ nhiên, giới tín đồ thấp kém thường rất ít đọc sách báo và những người trong hàng giáo phẩm của "hội Thánh" dù có biết cũng chẳng bao giờ nói ra cho nên đa số vẫn mù tịt và tin tưởng rằng "hội Thánh" của họ đích thực là một "hội Thánh", và các hồng y, giám mục, linh mục, những người giữ vai trò của Chúa trên trần, tất nhiên phải là những người đạo đức nhất trần gian, đáng kính phục nhất, như ông Đỗ Mạnh Tri đã trơ trẽn ca tụng một cách vô liêm sỉ trong cuốn “2000 Năm Một Thuở....”, trang 176:

"Nói gì thì nói, trên bình diện luân lý, trong lịch sử giáo hội chưa có thời nào giáo sĩ, tu sĩ và giáo phẩm đáng kính phục như ngày nay."

Về giới nữ tu sĩ Ca-Tô, các “sơ”, hình ảnh cũng không mấy sáng sủa vì một số xì-căng-đan xảy ra trên thế giới liên hệ đến một số cơ sở “từ thiện” và nữ tu viện đã vang dội trên thế giới. Một số xì-căng-đan điển hình nói lên đạo đức tôn giáo của một số nữ tu Ca Tô sẽ được trình bày trong Phần II.

Chúng ta thấy rằng, từ những công cuộc nghiên cứu mới nhất về Thánh Kinh, về nhân vật Giê-su, về Ki Tô Giáo nói chung, và nhất là từ những sự tiến bộ của khoa học, giới thức giả Tây phương đã thức tỉnh và nhận ra rằng, từ thế hệ này qua thế hệ khác, trải qua 2000 năm lịch sử, từ khi Giê-su sinh ra đời, con người Tây phương đã bị lùa vào một đức tin thuộc loại mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Hơn nữa, khoan kể đến cái mặt đen tối của Ki Tô Giáo nói chung, trước những cảnh chiến tranh triền miên, thiên tai, bệnh tật, cảnh khổ, cảnh chết đói ở những nước kém mở mang ở Phi Châu, bất cứ người nào còn có đầu óc suy tư đều không còn có thể chấp nhận luận điệu thần học về một Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những thuộc tính của Thiên Chúa như : "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian...", "Giê-su yêu tất cả mọi người", "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do..." v..v.. Chỉ có những đầu óc trong đó có một khuyết tật hay một điểm mù tôn giáo mới có thể còn tin như vậy.

Tuy rằng thế lực xoay sở trong hậu trường (lobbying power) của Ki Tô Giáo vẫn còn rất mạnh nhưng chúng ta có thể nói, những xã hội Âu Mỹ ngày nay là những xã hội thế tục (secular societies). Trong những xã hội này, Thượng đế (God) chỉ đóng một vai trò truyền thống bên ngoài, được những chính trị gia và những nhà lãnh đạo Ki Tô Giáo sử dụng buôn bán trên con đường truy cầu quyền lực thế tục cũng như tiền tài vật chất. Diễn văn của các chính trị gia Mỹ ra tranh cử không thể thiếu câu kết “God Bless America”. Những nhà truyền giáo trên TV đã kiếm được nhiều triệu Mỹ kim và sống một cuộc đời xa hoa, vô đạo đức tôn giáo, vì đây là một dịch vụ hái ra tiền do sự khai thác trình độ thấp kém và lòng mê tín của con người.

Tất nhiên, khi đã mất niềm tin, về nền tảng tín ngưỡng cũng như về thực chất hành trì của các giáo hội Ki Tô, con người Tây phương cần phải đi tìm một cái gì khác để bù đắp vào nhu cầu tâm linh của mình. Tất cả những tôn giáo độc thần khác như Hồi Giáo, Do Thái Giáo, bản chất đều như nhau, không thể thỏa mãn nhu cầu tâm linh thích hợp với thời đại này của người Tây phương. Do đó, Tây phương đã phải đi tìm sự uyên thâm về tư tưởng ở Đông phương. Đông phương có Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, và Ấn Độ Giáo. Ấn Độ Giáo thờ nhiều thần, không thích hợp với người Tây phương. Khổng giáo là những triết lý về xã hội và có những điều nay không còn hợp thời. Lão giáo thì thoát tục, xa lìa trần thế. Chỉ còn có Phật Giáo, vừa là một tôn giáo nhân chủ và nhân bản, vừa là một hệ thống triết lý thực dụng chẳng bao giờ lỗi thời, vừa có tinh thần khoa học, cho nên có thể nói là thích hợp với con người Tây phương nhất. Một cuốn sách xuất bản mới đây nhất của Vicky MacKenzies đã chứng minh sự kiện này. Cuốn sách có tên là Tại Sao Lại Là Phật Giáo? Người Tây Phương Đi Tìm Kiếm Sự Uyên Thâm Của Trí Tuệ (Why Buddhism? Westerners In Search Of Wisdom), nxb Thonsons, Anh quốc, và đề năm xuất bản là 2003.

Why Buddhism

Sự phát triển của Phật Giáo trong thế giới Tây phương có nhiều nguyên nhân, nhưng tất cả có thể thu về một mối. Đó là: nhân loại đã nằm trong một quá trình tiến hóa liên tục, một quá trình thiên nhiên trong vũ trụ, không một thế lực nào có thể ngăn chận được. Sự tiến hóa về mọi mặt của con người, nhất là về mặt trí tuệ, tất nhiên đưa đến sự thoái hóa của những quan niệm, lý thuyết và cả những niềm tin tôn giáo đã lỗi thời trong xã hội loài người. Do đó, chúng ta có thể nói rằng, ở Âu Mỹ, sự phát triển của Phật Giáo, một tôn giáo Đông phương đã ra đời trước tôn giáo Tây phương hơn 500 năm, thì đi song song với sự suy thoái của tôn giáo Tây phương. Chúng ta nên hiểu rằng, sự suy thoái của tôn giáo Tây phương tuyệt đối không phải vì sự "xâm lấn" (sic) của Phật Giáo để cướp đi tín đồ của các tôn giáo Tây phương, vì lịch sử Phật Giáo trải dài hơn 2500 năm nay đã chứng tỏ rằng, Phật Giáo chưa bao giờ làm đổ một giọt máu hay cưỡng bách bất cứ ai trong quá trình truyền đạo. Sự suy thoái của tôn giáo Tây phương là điều tất nhiên phải xảy ra khi mà người Tây phương, trước những bằng chứng bất khả phủ bác trong khoa học về nguồn gốc vũ trụ và loài người (thuyết Big Bang và thuyết Tiến Hóa), đã thức tỉnh, ít ra là trong giới trí thức hiểu biết, để nhận ra sự thực về tôn giáo truyền thống của mình, và cùng lúc nhận ra được chân giá trị của Phật Giáo. Đây là một điểm rất đặc biệt mà chúng ta cần ghi nhận, vì nếu Phật Giáo không có chân giá trị thì không thể nào đi vào thế giới Tây phương, nơi đây sự tiến bộ trí thức đã tạo nên truyền thống đặt nặng tinh thần khoa học, thực dụng, lôgic, và quyền được thắc mắc, nghi ngờ và chất vấn, một truyền thống không xa lạ gì với Phật Giáo.

Nhưng đây cũng là một mối lo chính của Ki Tô Giáo. Cũng vì vậy mà Ca-Tô giáo cũng như Tin Lành đều tung ra sách lược phá ngầm Phật Giáo bằng những thủ đoạn vô đạo đức tôn giáo, thiếu lương thiện trí thức v...v... như chúng ta sẽ bàn đến trong phần sau.

3. NHẬN ĐỊNH VỀ ĐOẠN ĐẦU TRONG BẢN “TÔNG HUẤN GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á“ CỦA GH JOHN PAUL II

BẢN TÔNG HUẤN LÀ MỘT LỜI TUYÊN CHIẾN CHỐNG NỀN VĂN HÓA Á ĐÔNG, CÁC TÔN GIÁO Á ĐÔNG, VÀ XÃ HỘI Á ĐÔNG NÓI CHUNG, ẤN ĐỘ GIÁO NÓI RIÊNG.

(“Ecclesia in Asia” is a Declaration of War against Asian culture, Asian religions, and Asian society in general, and Hinduism in particular.)

MAC KHER (WWW.NYCNY.COM)

Lâu lâu, Tòa Thánh lại tung ra một bản “Tông Huấn..” của giáo hoàng, với danh nghĩa là người thừa kế Phê-rô, một tông đồ của Chúa Giê-su khi xưa mà giáo hội phịa ra chuyện Chúa đã trao cho nhiệm vụ thành lập giáo hội Ca Tô, để dạy dỗ các tín đồ có đầu mà không có óc, về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi tín đồ đều thuộc loại vô não. Cho nên, trong lịch sử Ca Tô Giáo Rô Ma, đã có nhiều trường hợp mà tín đồ không những coi “Tông Huấn” này hay “Tông Huấn” nọ của Tòa Thánh như không có, mà còn lên tiếng phê bình chỉ trích.

Bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia in Asia) mà Vatican tung ra trong dịp Giáo hoàng John Paul II đến Ấn Độ vào tháng 11 năm 1999 có nội dung chỉ đạo cho các giám mục Ca Tô ở Á Châu phải tăng gia nỗ lực cải đạo Á Châu trong thiên niên kỷ thứ ba của Tây phương. Nỗ lực cải đạo Á Châu này dựa trên một nền thần học mới có tên là “Thần học theo cung cách Á Châu”, nội dung của nền thần học này chỉ là những mánh mưu, thủ đoạn ăn cắp những cái hay của các nền văn hóa và tôn giáo Á Đông, xào xáo lại, thay đổi và diễn giải xuyên tạc để biến chúng thành của Ki Tô Giáo như sẽ được chứng minh trong một phần sau.

Thần học Ki Tô Giáo, bất kể là nó mang cái nhãn hiệu nào, cũng chỉ là môn học về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, một môn học đã quá lỗi thời, ngày nay không còn có thể thuyết phục được ai. Thật vậy, Giáo sư David Voas, đại học New Mexico, Hoa Kỳ, tác giả cuốn sách khảo cứu Tân Ước nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Dữ: Cuốn Tân Ước, đã viết trong phần dẫn nhập như sau:

Thật là đáng xấu hổ... Thần học - chấp nhận như là môn học về Thiên Chúa - bị coi là không có chủ đề nào, hoặc ít nhất là không có chủ đề nào chúng ta có thể nghiên cứu. Đó là ngành học duy nhất với những chuyên gia thực sự không biết mình đang nói cái gì... Những tư tưởng gia Ki Tô ngày nay có nhiệm vụ phải chứng tỏ rằng Thánh Kinh có ý nghĩa, nhất quán, và có đạo đức. Điều này thật là khó khăn.

(David Voas, The Bad News Bible: The New Testament, Introduction: It's a shame... Granted, theology - the study of God - suffers from the suspicion that it has no subject, or at least none we can study. It is the only field with experts who don't know what they are talking about... Christian thinkers now have the job of showing that scripture makes sense, is consistent, and appears morally defensible. This can be difficult.)

Đọc kỹ bản “Tông Huấn..” chúng ta thấy rõ đúng là tác giả thực sự không biết mình đang nói cái gì. Trước khi đi vào phần nhận định một đoạn nhỏ tiêu biểu trong bản “Tông Huấn..”, tưởng chúng ta cũng nên biết thực chất nền thần học Ki Tô Giáo là như thế nào.

H. L. Mencken (1880-1956), một Văn hào Mỹ, đã viết:

"Thần học: một nỗ lực để giải thích cái không thể biết được bằng cách đặt sự giải thích vào những cái không đáng biết" (Theology: an effort to explain the unknowable by putting it into terms of the not worth knowing.)

Và Alfred North Whitehead (1861-1947), một nhà Toán học và Triết gia Mỹ cũng đưa ra nhận định:

Tôi coi nền thần học Ki Tô Giáo như là một trong những tai họa lớn của nhân loại. (I consider Christian theology to be one of the great disasters of the human race).

Và cũng vì vậy mà John E. Remsburg đã viết trong cuốn False Claims (Những Điều Nhận Vơ Sai Sự Thực của Giáo hội Công Giáo. TCN):

Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết. (Among the intelligent classes of Europe and America, Christian theology is practically dead.)

Remsburg đã đưa ra một nhận định rất đúng: không phải là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo đã chết, theo như quan niệm của Nietzche, mà là chính nền thần học Ki Tô Giáo đã chết. Bởi vì làm gì có Thiên Chúa để mà chết. Cái chết đi chính là nền thần học Ki Tô Giáo đã tạo nên một vị thần hay Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, và nền thần học này ngày nay đã không còn chỗ đứng trong sự tiến bộ trí thức của nhân loại, dù nó mang nhãn hiệu Phi Châu hay Á Châu.

Thế mà, ngày nay Giáo hội Công Giáo La Mã còn tung ra chiến dịch cải đạo Á Châu. Phải chăng giáo hội tin rằng dân Á Châu ngu muội, không có ai đủ thông minh để nhận ra mánh mưu của giáo hội, nên ai ai cũng sẽ nhắm mắt nuốt trọn cái gọi là “Thần học theo cung cách Á Châu”, một nền thần học gian dối, hạ đẳng, xảo quyệt nhất trong các loại thần học?

Khi xưa, ở vị thế Thần quyền chỉ huy thế quyền, giáo hội đã thi hành một sách lược cải đạo ở khắp nơi trên thế giới bằng cường quyền, bạo lực, và cưỡng ép.

Thật vậy, học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden, sau khi nghiên cứu về lịch sử Ki Tô Giáo đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Sau Cùng (The Final Superstition), trang 169, như sau:

“Nói tóm lại, những bằng chứng tràn ngập cho thấy sự truyền bá Ki Tô Giáo trong cả hai thế giới cổ và Tân thế giới phần lớn dựa vào sự cưỡng bách bạo hành và đàn áp. Xuyên suốt lịch sử, từ những cuộc tiêu diệt những người lạc đạo ngay từ thuở đầu, cho tới những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, sự trấn áp những nền văn hóa khác khắp hoàn cầu, Ki Tô Giáo đã chứng tỏ những tiêu chuẩn có tính cách hủy diệt và chống nhân loại của tôn giáo này.”

(In summary, the evidence is overwhelming that the propagation of Christianity in both the Old World and the New was due in large measure to coercion, persecution and suppression. Throughout its history, from the earliest purges of heretics, through the crusades, the Inquisition, and repression of other cultures throughout the world, Christianity was demonstrated its destructive anti human values.)

Đây là những vết nhơ không bao giờ có thể rửa sạch trên khuôn mặt của giáo hội. Nhưng ngày nay, giáo hội đã mất đi thế quyền, và thần quyền đã không còn một giá trị nào ngoài khối tín đồ thấp kém, mê tín, cả tin, giáo hội không còn có thể áp dụng sách lược “cường quyền bạo lực thắng công lý” được nữa. Đúng như John E. Remsburg đã nhận định trong cuốn Những Lời Nhận Vơ (Của giáo hội Ca Tô) False Claims, trang 24:

“Hình như tôi nghe người Ki Tô biện hộ cho giáo hội nói: “Nhưng bây giờ giáo hội không còn giết nữa”. Đúng vậy, một con hổ sắp chết càng ngày càng bớt dữ đi. Ngày nay giáo hội không còn giết nữa vì không còn quyền lực để mà giết. Bó củi (để thiêu sống người) và thanh gươm (để giết người) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội, và ngày nay giáo hội chỉ còn dùng được hai vũ khí, thù hận và vu khống.”

(“But the church does not kill now,” methinks I hear the Christian apologist exclaim. No, a tiger weakened by the pangs of death grows less and less ferocious. The church does not kill now because it does not have the power to kill. The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands, and hatred and slander are the only weapons left her now.)

Suốt trong chiều dài lịch sử, giáo hội Ca Tô Rô Ma đã nổi tiếng về xảo thuật ngụy tạo tài liệu, sửa đổi Thánh Kinh, nói ngang nói ngược, nói ngược nói xuôi v..v.. để kéo con người vào đạo. Cái gọi là “Thần học theo cung cách Á Châu” cũng không ra ngoài lệ, có đầy đủ những sắc thái trên. Và do đó, bản “Tông huấn..” của Giáo hoàng John Paul II là một văn kiện ngụy biện, dối trá, gian xảo, nhằm mục đích đẩy mạnh nỗ lực cải đạo Á Châu của Ca-tô giáo Rô-ma bất kể thủ đoạn.

Theo Mac Kher (www.nycny.com) thì bản “Tông Huấn..” “là một lời Tuyên Chiến chống nền văn hóa Á Đông, các tôn giáo Á Đông, và xã hội Á Đông nói chung, Ấn Độ Giáo nói riêng.”

Điều đáng nói là, để chống nền văn hóa nhân bản Á Đông, các tôn giáo trí tuệ của Á Đông, và các xã hội phi Ki-Tô ở Á Đông, bản “Tông Huấn..” của giáo hoàng John Paul II đã phải vận dụng tối đa xảo thuật diễn giải méo mó Kinh Thánh cùng viện dẫn rất nhiều điều trong Thánh Kinh, coi đó là những chân lý, trong khi đối với thức giả ngày nay thì những điều được viện dẫn thực ra chỉ là những điều mê tín vụn vặt (out of context) cổ xưa còn sót lại và không còn một giá trị nào trong thế giới khoa học, tiến bộ trí thức của nhân loại. Chứng minh?

Trong bài nhận định về bản “Tông Huấn” ở trên, tác giả Ngô Triệu Lịch đã đưa ra những nhận định sâu sắc, rất chính xác, và khá chi tiết về bản “Tông Huấn..” cho nên tôi sẽ không đi vào nhiều chi tiết trong đó. Ở đây, tôi chỉ muốn chứng minh những nhận định tổng quát như trên của tôi về bản “Tông Huấn..” qua sự phân tích đoạn đầu tiên trong bản “Tông Huấn..”, mục “Kế Hoạch Kỳ Diệu Của

Thiên Chúa Tại Á Châu”:

1. Giáo Hội tại Á Châu phải ca ngợi "Thiên Chúa cứu độ" (Tv 68,20) vì đã quyết định khởi sự kế hoạch cứu độ của mình trên mảnh đất Á Châu, thông qua những người nam người nữ của lục địa này. Thật vậy, chính tại Á Châu, ngay từ đầu Thiên Chúa đã mặc khải và thực hiện ý định cứu độ của Ngài. Ngài hướng dẫn các tổ phụ (x. St 12) và kêu gọi Môsê đưa dân Ngài đến chỗ tự do (x. Xh 3,10). Ngài ngỏ lời với dân được chọn ấy thông qua nhiều ngôn sứ, thủ lãnh, vua chúa và những phụ nữ can đảm trong đức tin. Và "khi thời gian đã mãn" (Gl 4, 4), Ngài sai Con duy nhất của mình xuống, là Đức Giêsu Kitô Cứu thế, mang hình hài của người Á Châu ! Sung sướng trước sự tốt lành của các dân tộc và các nền văn hoá trên lục địa này, hãnh diện về sức sống tôn giáo tại châu lục này, đồng thời ý thức về hồng ân đức tin có một không hai mà mình đã tiếp nhận vì ích lợi của mọi người, Giáo Hội tại Á Châu không thể ngừng xướng lên : "Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 118, 1).

Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng điểm một trong đoạn trên. Trước hết tôi xin quý độc giả hãy kiên nhẫn, vì phê bình đoạn văn ngắn ngủi trên, tôi lại phải viết khá dài, nếu không, tôi không thể vạch rõ thủ đoạn xử dụng Thánh Kinh một cách không được quang minh chính đại cho lắm của Giáo hoàng trong bản “Tông Huấn..”.

Trước hết, thực ra thì “Kế Hoạch Kỳ Diệu Của Thiên Chúa Tại Á Châu” là như thế nào? Chúng ta hãy đọc câu mở đầu:

Giáo Hội tại Á Châu phải ca ngợi "Thiên Chúa cứu độ" (Tv 68,20) vì đã quyết định khởi sự kế hoạch cứu độ của mình trên mảnh đất Á Châu, thông qua những người nam người nữ của lục địa này.” (Ecclesia in Asia: The Church in Asia sings the praises of the "God of salvation" (Ps 68:20) for choosing to initiate his saving plan on Asian soil, through men and women of that continent.)

Bản “Tông Huấn..” viết như vậy, nhưng sự thực lịch sử thì sao? Không ai có thể phủ nhận sự kỳ diệu nhất của kế hoạch Thiên Chúa tại Á Châu là Á Châu không hề biết đến Thiên Chúa trong mấy ngàn năm nay. Hiện nay ở Á Châu chỉ có chưa tới 3% biết tới Thiên Chúa và những thế hệ đầu tiên của số người này thuộc giới cùng đinh nghèo khổ, ít học trong xã hội. Họ là nạn nhân của những cuộc chinh phục thuộc địa của Âu Châu, dựa vào sức mạnh của súng ống, kỹ thuật hàng hải, và bả vật chất chứ không phải dựa vào “Tin Mừng” (sic) của Thiên Chúa. Trong số những nạn nhân bất hạnh đáng kể nhất chúng ta phải kể Phi Luật Tân, bị Tây Ban Nha chiếm, đổi luôn tên nước và cưỡng bức cả nước phải theo Ca Tô Giáo Rô Ma. Hiện nay hơn 60% dân Phi sống dưới mức nghèo khổ (Over 60% live under the poverty line). Thứ đến là Việt Nam, tuy bị Pháp đô hộ gần 100 năm và Công Giáo La Mã chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng số giáo dân luôn luôn chỉ quanh quẩn ở mức 7% dân số, phần lớn sống trong những ốc đảo Công Giáo ngu dốt (Từ của Linh Mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm). Những ốc đảo này nguyên thủy là những vùng dân đánh cá nghèo nàn như Bùi Chu, Phát Diệm v..v...

Trái lại, Trung Quốc, một nước với trên 1 tỷ 3 dân, tuy đã có thời bị Tây phương xâm chiếm một phần nhỏ, nhưng ngày nay cũng chỉ chưa tới 4 phần ngàn theo Ki Tô Giáo. Nhật Bản với khoảng trên dưới 130 triệu dân cũng chỉ có chưa tới 1% theo Ki Tô Giáo. Thái Lan cũng vậy, tuy Công Giáo La Mã đã tung ra những đòn phá ngầm Phật Giáo từ thập niên 1970, 80, nay cũng chỉ chưa tới 1% theo Ki Tô Giáo trên một dân số trên 60 triệu. Kế hoạch cứu độ kỳ diệu của Thiên Chúa khởi sự ở Á Châu, cho dân Á Châu, nhưng kế hoạch đó lại không thể phát triển được ở Á Châu trong suốt 2000 năm qua. Nghịch lý này được giải thích cho giáo dân có đầu mà không có óc: đó là sự mầu nhiệm trong kế hoạch của Thiên Chúa. Thật vậy, trong bản “Tông Huấn..”, mục 2, có viết: “Quả là một mầu nhiệm khi Đấng Cứu Thế sinh ra tại Á Châu lại vẫn cứ vô danh đối với các dân tộc trên lục địa này cho tới ngày hôm nay.” Và ngày nay, Vatican muốn tước bỏ sự mầu nhiệm trên của “Đấng Cứu Thế” của Ca Tô Giáo Rô Ma bằng cách hô hào các giám mục địa phương phải gia tăng nỗ lực cải đạo Á Châu, với hi vọng làm cho Đấng Cứu Thế từ “vô danh” trở thành “hữu danh”, hiện nguyên hình là một bung xung của một tổ chức thế tục mượn danh Chúa để mưu cầu những quyền lợi thế tục. Sự mầu nhiệm của Chúa không chỉ có ở Á Châu mà hiện hữu ngay trong cái nôi của Ki Tô Giáo. Như chúng ta đã biết, trong những nôi của Ki Tô Giáo nói chung, đặc biệt là của Ca Tô Giáo Rô Ma, Ki Tô Giáo đang suy thoái không có cơ cứu vãn. Sự mầu nhiệm này không được giáo hoàng nói tới.

Sự tiến bộ trí thức của con người đã mở mắt Tây Phương, kéo họ ra khỏi thời đại man rợ và đen tối trí thức (the ages of barbarism and intellectual darkness), thời đại mà Ca Tô Giáo Rô Ma độc chiếm thần quyền và thế quyền ở Tây phương. Và ngày nay, Tây phương đang sống như là không có Thiên Chúa như hội đồng giám mục đã ghi nhận ở trên. Trong thiên niên kỷ thứ ba của Tây phương này, người dân Á Đông, về vấn đề tâm linh vốn đã vượt xa Tây phương từ ngàn xưa, cho nên đã từ khước “Tin Mừng” của Thiên Chúa trong bao thế kỷ nay, ngay cả khi dưới áp lực của thực dân và đoàn quạ đen đồng hành với thực dân, chẳng lẽ nay lại tự nguyện tụt hậu đến độ phải hồ hởi chấp nhận đồ phế thải tâm linh của Âu Châu, và đi giật lùi trở lại thời đại man rợ và đen tối trí thức của thời Trung Cổ hay sao? Không thể nào có chuyện đó, vì thật ra, cái gọi là “kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa” chỉ là kế hoạch xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu của giáo hội Ca Tô Rô Ma hoàn vũ chứ làm gì có Thiên Chúa để mà đặt kế hoạch, và ai có thể biết được kế hoạch của Thiên Chúa ra sao nếu thực sự có một thực thể không ai thấy, không ai biết, không ai hiểu, mang nhãn hiệu Thiên Chúa? Tất cả chỉ là mượn danh Thiên Chúa để lừa dối đám dân đầu óc yếu kém mà thôi.

Chúng ta hãy bỏ qua sự kiện là cái mà Ki Tô Giáo gọi là Thiên Chúa thực ra chỉ là một vị thần của dân Do Thái khi xưa, và sự hiện hữu của Thiên Chúa đó hiện nay là một dấu chấm hỏi lớn. Chúng ta cũng bỏ qua sự kiện là Á Châu là một tên địa dư (geographical name) chứ không phải là một lục địa mà trên đó chỉ có một sắc dân thuần nhất. Trên lục địa này có nhiều sắc dân khác nhau, với những màu da, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau, tiếng nói khác nhau v..v...không liên hệ gì tới nhau, cho nên Thiên Chúa của một đám dân du mục Do Thái nhỏ bé khi xưa, nếu có, tuyệt đối không phải là Thiên Chúa của những sắc dân khác như Hi Lạp, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, A Phú Hãn, Saudi Arabia, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,Việt Nam v..v..

Mặt khác, trong phần nhận định sơ khởi, tôi đã đưa ra những tài liệu của giáo hoàng chính thức công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, công nhận thuyết tiến hóa, bác bỏ sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục, do đó đã chính thức bác bỏ những huyền thoại sáng tạo, tội tổ tông, cứu rỗi, luận phạt v..v.. cho nên cụm từ “Thiên Chúa cứu độ (sic)” đã trở thành hoàn toàn vô nghĩa. Ở đây, tôi sẽ không đi vào chi tiết những huyền thoại trên mà ngày nay đã trở thành lỗi thời, thuộc loại mê tín, mà tôi chỉ muốn vạch ra xảo thuật diễn giải và trích dẫn Thánh Kinh (Tv 68,20) một cách lắt léo, gian xảo, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) của giáo hoàng, phản ánh một sự bất lương trí thức cố hữu của Ki Tô Giáo từ ngày đầu.

Tiểu xảo của các nhà truyền giáo Ki Tô là trích dẫn vụn vặt Thánh Kinh, rồi diễn giải lệch lạc chúng với mục đích lừa dối quần chúng thấp kém. Sách lược này đã có hiệu quả và thành công trong quá khứ, khi mà giáo dân không được phép đọc Thánh Kinh và giới giáo sĩ giữ độc quyền rao giảng Thánh Kinh. Nhưng ngày nay, nhân loại đã tiến bộ nhiều, và đòn phép diễn giải Thánh Kinh một cách tùy tiện đã luôn luôn bị vạch trần, không còn có thể lừa dối được ai nữa.

Thật vậy, cũng như Matthew trong Tân Ước đã tách riêng Isaiah 7, 14 để “chứng minh láo” là sự sinh ra của Giê-su phù hợp với lời “tiên tri“ (sic) trong Cựu Ước, Giáo hoàng đã tách riêng Tv 68, 20 để “chứng minh láo” về cái gọi là “kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trên đất Á Châu”, cho rằng cách đây 3000 năm, trong thời đại của David, Thiên Chúa của Do Thái thật sự đã biết đến toàn thể Á Châu, một chuyện hoang đường không thể nào phù hợp với những sự kiện lịch sử và nội dung Thánh Kinh. “Chứng minh láo” vì như Thomas Paine đã nhận định rất đúng về các Thánh Vịnh (hay Thi Thiên) trong cuốn Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) như sau: “Phần lớn những thánh vịnh liên hệ đến những hoàn cảnh địa phương của dân Do Thái trong thời buổi chúng được viết, chớ chẳng dính líu gì đến chúng ta.” (The greater part of the Psalms relates to certain local circumstances of the Jewish nation at the time they were written, with which we have nothing to do). Nhận định này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn trong phần phân tích sau đây.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của các Thánh Vịnh, hay Thi Thiên (Psalms) mà Ki Tô Giáo thường cho David là tác giả. Ki Tô Giáo tôn David là thánh, thực ra David chỉ là một tên tướng cướp, một bạo chúa, hoang dâm vô độ, vô đạo đức và cuồng sát (Xin đọc bài “Thánh David Là Ai?” trong phần Phụ Lục, cuốn “Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì?” của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản, tháng 4, 2002). Và “Thánh vịnh” là một tập hợp 150 bài thơ dài ngắn khác nhau mà nội dung là những lời rên rỉ, ca thán, vò đầu bứt tai, của những kẻ loạn thần kinh, bài nào cũng buồn chán như bài nào (Xin đọc The Happy Heretic của Judith Hayes, p. 131: Psalms: This is one long, whining, grousing, hand-wringing, neurotic harangue. There are 150 chapters, each as depressing as the next.) Nếu Thánh Vịnh có đôi chút giá trị thì đó là giá trị văn chương trong thời đại cách đây 3000 năm chứ tuyệt đối không thể có những giá trị tâm linh cho những dân tộc phi – Do Thái, nhất là trong thời đại tiến bộ trí thức ngày nay.

Thánh Vịnh 68 có đầu đề là “Sự Vinh Quang của Thiên Chúa về lòng tốt của Ngài đối với Israel” (Holy Bible, The New King JamesVersion, p. 501: The Glory of God in His Goodness to Israel), do đó chỉ liên hệ đến dân Israel (Do Thái), không liên quan gì đến bất cứ dân tộc nào khác ngoài Israel. Kinh Thánh: Cựu Ước và Tân Ước tiếng Việt (The Holy Bible in Vietnamese, American Bible Society, New York, 1998,) cũng vậy, viết đầu đề của Tv 68 là: “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của Si-na-i (Do Thái) và của nơi thánh.” không liên hệ gì đến bất cứ dân tộc nào khác.

Chúng ta hãy đọc Thánh Vịnh 68, 20 và đọc tiếp theo Thánh Vịnh 68, 21-23 thì sẽ thấy rõ sự xảo quyệt của giáo hoàng trong việc trích dẫn Thánh Kinh như thế nào, cùng lúc sẽ thấy rõ bản chất của Thiên Chúa mà Giáo hội tại Á Châu phải ca ngợi, theo lệnh của giáo hoàng trong bản “Tông Huấn..”, Thánh Kinh tiếng Việt, trang 543:

20. Đức Chúa trời (của chúng tôi) là Đức Chúa trời giải cứu chúng tôi, Ấy là nhờ Chúa Giê-Hô-Va mà loài người được tránh khỏi sự chết. 21. Nhưng Đức Chúa trời sẽ đạp nát đầu kẻ thù nghịch Ngài, Đỉnh tóc của kẻ cứ phạm sự gian ác. 22. Chúa đã phán rằng: Từ Ba-san Ta sẽ dẫn dân ta về, đem chúng nó lên khỏi biển sâu: 23. Để người dầm chân mình trong huyết, Và lưỡi chó ngươi cũng được phần trong kẻ thù nghịch ngươi (Psalms 68, 20-23: 20.; Our Lord is the Lord of salvation, And to God the Lord belong escapes from death. 21. But God will wound the head of His enemies, The hairy scalp of the one who still goes on in His trespasses. 22. The Lord said, “I will bring back from Bashan, I will bring them back from the depths of the sea, 23. That your foot may crush them in blood, And the tongues of your dogs may have the portion from your enemies.”)

Đây là một bài thơ của David viết cho “thầy soạn nhạc” để ca tụng Đức Chúa Trời của Isarel. Rõ ràng là “Đức Chúa Trời” này chỉ là một vị Thần của dân Do Thái mà David tin là chính vị Thần này đã giúp David để chiến thắng quân thù. Đọc toàn thể Thánh Vịnh 68, từ 1 đến 35, chúng ta thấy đây là một bài ca ca tụng Thần Giê-hô-va, thần của dân Do Thái, đã giúp ông ta chiến thắng quân thù. Thật vậy, Tv 68, 20 mở đầu bằng câu “Đức Chúa trời (của chúng tôi) là Đức Chúa Trời giải cứu chúng tôi” (Our God is the God of salvation). Chúng tôi ở đây là ai? Rõ ràng chỉ là người Do Thái, và Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của người Do Thái, tuyệt đối không phải là Thiên Chúa của loài người. Cho nên, chữ “salvation” trong Tv 68, 20 chỉ có nghĩa là “cứu giúp” hay “giải cứu” như Kinh Thánh tiếng Việt đã viết, chứ không có nghĩa tôn giáo là “cứu rỗi linh hồn” hay “cứu rỗi linh hồn khỏi tội qua một Đấng Cứu Rỗi" (Salvation from sin through a Savior) của nền thần học Ki Tô Giáo sau này, và tuyệt đối không có nghĩa là “cứu độ”, một danh từ đặc thù của Phật Giáo với ý nghĩa khác hẳn sự “cứu rỗi” của Ki Tô Giáo. Dịch “salvation” trong Ki Tô Giáo là “cứu độ” là một sách lược lấy những tư tưởng, từ ngữ trong các tôn giáo Á Đông làm tư tưởng, từ ngữ của Ki Tô Giáo để xâm nhập các xã hội Á Đông trong việc truyền đạo. Và lấy một câu trong Thánh Vịnh 68 ra, một câu chỉ liên hệ đến dân Do Thái, rồi diễn giải “Thiên Chúa giải cứu dân Do Thái” là “Thiên Chúa cứu độ” cho toàn thể Á Châu là một thủ đoạn lừa dối bất lương trí thức, nhằm đạt một mục đích thế tục: quyền lực tinh thần cũng như quyền lợi vật chất của giới giáo sĩ trên đám tín đồ kém hiểu biết, cả tin. Điều này sẽ được chứng minh rõ ràng hơn trong một phần sau.

Chúng ta hãy bỏ qua sự kiện là bản Kinh Thánh tiếng Việt đã hiểu sai và dịch sai Tv 68, 20-23 như trên. Vì nếu hiểu đúng và dịch đúng thì chữ “them” trong Tv 68, 22 không phải là “dân ta” mà là những kẻ thù của Giê-hô-va. Ngoài ra “escapes from death” là những người Do Thái thoát chết trong cuộc chiến với kẻ thù chứ tuyệt đối không có nghĩa “loài người được tránh khỏi sự chết”. Lịch sử của Do Thái cách đây khoảng 3000 năm tuyệt đối không dính dáng gì đến “loài người” vì chính Thần của Do Thái trong Cựu Ước, alias Giê-hô-va, alias “Thiên Chúa cứu độ” của giáo hoàng John Paul II, cũng không biết là quả đất tròn, như đã viết rõ trong Thánh Kinh.

Kẻ thù của Giê-hô-va là ai? Cũng là kẻ thù của David vì Giê-hô-va đã chọn David, về phe David, và đã giúp David chiến thắng kẻ thù nhiều lần, cũng như đã giúp David chiến thắng trong huyền thoại “cậu bé David đánh bại người khổng lồ Goliath”. Vì vậy, theo sự hoang tưởng của David, thần mới nói ( The Lord said): dù chúng có lên núi, xuống biển, thần cũng kéo chúng về để cho dân Do Thái dẫm chân nghiền nát chúng trong máu (your foot may crush them in blood) và chó của dân Do Thái cũng có phần thưởng là được liếm máu chúng (And the tongues of your dogs may have the portion from your enemies.). Đúng là một hoang tưởng của David vì theo Ca-Tô Giáo thì không ai thấy được Thiên Chúa (invisible), không ai biết được Thiên Chúa (unknowable), không ai hiểu được Thiên Chúa (incomprehensible). Vấn đề là, một vị thần của dân Do Thái khát máu và dã man như vậy mà nay được giáo hoàng dạy các giáo hội Á Châu phải “ca ngợi "Thiên Chúa cứu độ"(sic) (Tv 68,20) vì đã quyết định khởi sự kế hoạch cứu độ của mình trên mảnh đất Á Châu, thông qua những người nam người nữ của lục địa này.”

Có thể nào có một luận điệu thần học nào gian dối, lắt léo, sai sự thật hơn là suy diễn “Thiên Chúa giải cứu” dân Do Thái cách đây 3000 năm thành “Thiên Chúa cứu độ” cho toàn thể Á Châu không? Thế mà nó nằm ngay trong câu đầu của bản “Tông Huấn..” của “Đức Thánh Cha” và bản “Tông Huấn..” này được Phêrô ĐXT – Antôn NNS chuyển ngữ và giới thiệu như sau: “Đây là Tông Huấn, trong đó, Đức Thánh Cha đúc kết và chuẩn nhận những suy tư sâu sắc, những nhận định đúng đắn và những phương hướng hành động của Thượng Hội Đồng Giám Mục bàn về Á Châu.” Sâu sắc và đúng đắn ở chỗ nào? Chẳng trách là đã có vị linh mục ở Saigon than thái độ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là “Tòa Thánh có đánh rắm cũng khen thơm”. Thật là tội nghiệp.

Chúng ta hãy đọc tiếp bản “Tông Huấn..”: “Thật vậy, chính tại Á Châu, ngay từ đầu Thiên Chúa đã mặc khải và thực hiện ý định cứu độ của Ngài. Ngài hướng dẫn các tổ phụ (x. St 12) và kêu gọi Môsê đưa dân Ngài đến chỗ tự do (x. Xh 3,10). Ngài ngỏ lời với dân được chọn ấy thông qua nhiều ngôn sứ, thủ lãnh, vua chúa và những phụ nữ can đảm trong đức tin.” (It was in fact in Asia that God revealed and fulfilled his saving purpose from the beginning. He guided the patriarchs (cf. Gen 12) and called Moses to lead his people to freedom (cf. Ex 3:10). He spoke to his chosen people through many prophets, judges, kings and valiant women of faith.)

Chúng ta hãy khoan bàn đến những chuyện hoang đường về Moses trong Cựu Ước và đặt một câu hỏi: “Chuyện Thiên Chúa của dân Do Thái “hướng dẫn các tổ phụ Do Thái và kêu gọi Môsê đưa dân của Thiên Chúa (dân Do Thái) đến chỗ tự do” thì có dính dáng gì đến toàn thể Á Châu, một lục địa rộng lớn mà chính Thiên Chúa cũng không biết hết? Dân Do Thái bị Ai Cập bắt làm nô lệ và sau đó được tự do nhờ “kế hoạch cứu độ” (sic) của Thiên Chúa đối với dân của Ngài, dân Do Thái. Vậy mắc mớ gì đến các dân tộc khác trong lục địa Á Châu?

Khi Đức Quốc Xã áp dụng chính sách diệt chủng, giết 6 triệu người Do Thái, thì sao không ai thấy “kế hoạch cứu độ” của Thiên Chúa đối với dân của Ngài (dân Do Thái)? Nhưng sự kiện Thiên Chúa giúp dân Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ, nếu chúng ta có thể tin được huyền thoại này vì ngày nay các học giả đã bác bỏ hoàn toàn điều mê tín cổ xưa này của dân Do Thái, thì việc đó cũng không thể diễn giải là thuộc kế hoạch cứu độ (sic) của Thiên Chúa. Vì kế hoạch “cứu rỗi” của Thiên Chúa là để cho những người tin Chúa chứ không phải là sự thoát khỏi cảnh nô lệ, khoan kể là chính Thiên Chúa cũng đã cổ súy việc mua bán nô lệ trong Thánh Kinh như chúng ta sẽ chứng minh về sau.

Thật vậy, Việt Nam bị Tàu đô hộ tất cả là cả ngàn năm, nhưng đã nhiều lần đánh đuổi quân xâm lăng, lấy lại tự do, chủ quyền cho đất nước. Đó là nhờ các ông Vua vô thần hay các ông Vua Phật Giáo như trong thời đại Lý Trần, đâu có cần đến “kế hoạch cứu độ” (sic) của Thiên Chúa của dân Do Thái, làm ra vài phép lạ để cho Tàu hoảng sợ và trả độc lập tự do cho Việt Nam? Gần đây, Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm. Nhưng sau cùng Tây cũng bị đánh đuổi về Tây, đó là nhờ công của ai, nếu không phải là của Cộng Sản Vô Thần? Việt Nam đâu có cần đến Thiên Chúa của Do Thái trổ tài làm phép lạ để trừng phạt thực dân Pháp, giúp Việt Nam thu hồi chủ quyền? Dân Do Thái có thể biết ơn Thiên Chúa của họ vì tin rằng chính Thiên Chúa đó đã cứu dân tộc họ ra khỏi vòng nô lệ như được kể trong huyền thoại về Moses trong Thánh Kinh. Nhưng người Việt Nam chúng ta thì đương nhiên là phải nhớ ơn tổ tiên, ông cha chúng ta, và ngay cả Cộng Sản vô thần (Voltaire đã từng nói: “Vô thần là thói xấu của một số ít người thông minh” (Atheism is the vice of a few intelligent people)) đã có công đánh đuổi xâm lăng, giành lại quyền tự chủ, độc lập cho nước nhà. Thời đại Lý Trần thì không hề có ai biết đến Thiên Chúa, và thời cận đại thì Thiên Chúa đã dẫn dân Bùi Chu, Phát Diệm di cư vào Nam. Thiên Chúa và Đức Mẹ đi trước, giáo dân đi theo sau, và đến năm 1975 thì Thiên Chúa lại theo Mỹ về Mỹ, có cứu giúp gì được dân Việt đâu? Vậy “kế hoạch cứu độ” của Thiên Chúa đối với dân Việt Nam là kế hoạch nào, khoan nói đến chuyện là cho toàn thể Á Châu. Tất cả những huyền thoại về Thiên Chúa của dân Do Thái đều xảy ra ở Trung Đông, quanh vùng Jerusalem. Vậy tôi đề nghị Vatican hãy mang “kế hoạch cứu độ” của Thiên Chúa đến các nước lân cận Jerusalem như A Phú Hãn, Iran, Saudi Arabia, Ai Cập, Pakistan v..v.. trước, có thành công rồi hãy tính đến chuyện mang “kế hoạch cứu độ” của Thiên Chúa đến các nơi xa hơn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam v...v... Chưa làm được như vậy thì tại sao chúng ta lại có thể nuốt nổi chuyện tầm phào là Thiên Chúa của dân Do Thái ở Á Châu giúp cho dân Do Thái được tự do là thực hiện kế hoạch cứu độ (sic) cho toàn thể Á Châu? Rõ ràng đây chỉ là một luận điệu bịp bợm bất kể đến sự lương thiện trí thức của con người.

Để cho vấn đề được rõ ràng hơn nữa, chúng ta cần trở lại lịch sử Do Thái. Trong giai đoạn mà tất cả các bé trai sơ sinh Do Thái đều bị ném xuống sông, vào khoảng thế kỷ 13 Trước Thường Lịch (TTL), thì Môsê (Moses) sinh ra đời. Môsê là ai? Thánh Kinh viết rõ, Môsê là sản phẩm của một cuộc loạn luân: Cha của Môsê lấy cô ruột của mình và sinh ra Aaron và Moses (Exodus 6: 20: Amram lấy Jochebed, cô ruột của mình, làm vợ, và bà sinh ra Aaron và Moses (Now Amram took for himself Jochebed, his father's sister, as wife, and she bore him Aaron and Moses)). Mẹ của Moses không nỡ giết con nên để Moses vào một cái giỏ và đặt giỏ trôi trên sông. Moses được một công chúa Ai Cập vớt và nuôi nấng cho đến khi Moses khôn lớn, rồi nhận Moses làm con nuôi.

Thánh Kinh (Exodus 2-14) kể rằng, Moses bỗng nhiên biết mình là người Do Thái và cảm thấy đau lòng khi thấy dân Do Thái bị người Ai Cập hành hạ. Và một hôm, khi thấy một người lính canh Ai Cập đánh đập dân Do Thái, Moses bèn giết người lính canh rồi khi bị Vua Ai Cập ra lệnh truy lùng, trốn sang xứ Madian. Ở đây. Moses lấy vợ, sinh con.

Dân Do Thái, dân được Thần Giavê (Giê-hô-va) chọn làm dân cưng của Ngài, vì bị làm việc cực nhọc và bị đối xử như nô lệ, ta thán và khóc than với Thần. Thần nghe tiếng kêu than của họ, nhớ lại (Ngài quên khuấy đi mất rồi, vì đã trải qua 6, 700 năm) lời Ngài đã hứa với Abraham, Isaac, và Jacob. Do đó, một hôm, Thiên sứ của Thần hiện ra trước Moses trên núi Horeb, nơi Thần cư ngụ. (Dân Do Thái tin rằng dân tộc họ ở đâu thì Thần Ki Tô ở đó để che trở, bao bọc, giúp đỡ họ. Vì vậy, khi lang thang trên sa mạc, họ làm một chiếc tàu lớn để cho Thần Gia-vê ngồi trong đó, và khi Vua Solomon đóng đô ở Jerusalem thì dựng lên một đền thờ để Thần Gia-vê cư ngụ trong đó). Thế rồi Thần (Thánh kinh chỉ viết Thiên sứ của Thần hiện ra chứ không phải đích thân Thần hiện ra (And the Angel of the Lord appeared to him...) gọi Moses và sai Moses trở về Ai Cập để thuyết phục Vua Ai cập Pharaoh thả dân của Ngài trở về xứ. Vua Ai Cập không chịu vì chính Thần Giavê đã làm cho lòng Vua chai cứng (Exodus 7: 3: Nhưng Ta sẽ khiến cho lòng Pharaoh trở nên chai cứng, và Ta sẽ đưa ra gấp bội những dấu hiệu và phép lạ của Ta trong nước Ai cập.(And I will harden Pharaoh's heart, and multiply My signs and My wonders in the the land of Egypt)

Thật là chuyện lẩm cẩm nhất trong những chuyện lẩm cẩm. Theo “lý luận” của ông Đỗ Mạnh Tri trong cuốn “Ngón Tay và Mặt Trăng” thì sự kiện Ai Cập bắt dân Do Thái làm nô lệ và hành hạ dân Do Thái chính là ý định của Thiên Chúa dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái. Giáo dục xong rồi, Ngài chỉ việc khẩy cái móng tay là dân Do Thái ào ào chạy ra khỏi xứ Ai Cập, như dân Bùi Chu, Phát Diệm lên tầu Mỹ chạy theo Đức mẹ bồng Chúa Giê-su vào Nam năm 1954. Nhưng không, Ngài lại sai Moses trở về Ai Cập làm thuyết khách, rồi lại làm cho lòng Pharaoh chai cứng, không chịu thả dân Do Thái, nghĩa là biết trước Moses thất bại trong nhiệm vụ của mình, rồi bấy giờ Ngài mới làm nhiều phép lạ trên đất Ai Cập để ép Vua Ai Cập phải thả dân Ngài đi. Những phép lạ Thần mượn tay Moses tạo ra là những phép lạ nào? Đó chẳng phải là phép lạ mà là những tai họa mà thời đó người ta coi như là của Thần giáng xuống đầu dân Ai Cập. Đặc biệt là sau mỗi lần tai họa được giáng xuống, Thần lại làm cho lòng Vua Ai Cập chai cứng, không chịu để cho dân Do Thái rời khỏi xứ, kết quả là Ngài phải giáng tới 10 tai họa xuống dân Ai Cập, gây ra bao cảnh khổ, chết chóc, rồi bấy giờ Ngài mới làm cho lòng Vua Ai Cập bớt chai cứng, chịu thả cho dân Do Thái ra đi. Ấy thế mà nhiều người vẫn còn tin rằng "Thiên Chúa" là bậc "nhân từ" nhất hạng. Nhưng những tai họa mà Thần giáng xuống đầu dân Ai Cập là những tai họa gì? Hầu hết chẳng qua chỉ là những thiên tai hoặc những hiện tượng thiên nhiên như: nước sông Nile đỏ ngầu như máu, nhiều ếch nhái, bọ rận chấy, ruồi muỗi, bệnh dịch làm súc vật chết, ghẻ lở, mưa đá, châu chấu, hoặc phản khoa học như tối tăm trên toàn đất Ai Cập trong 3 ngày nhưng lại có ánh sáng trong những nơi cư ngụ của dân Do Thái, và vô cùng tàn nhẫn và độc ác như: tất cả những đứa con đầu lòng của dân Ai Cập, từ Vua cho tới thứ dân, và những con vật sinh ra đầu tiên trong xứ Ai Cập, đều chết hết. Sau 10 tai họa trên, Vua Ai cập mới sợ và để cho dân Do Thái ra đi.

Chuyện vô lý và lẩm cẩm như vậy mà vẫn có nhiều người tin, cũng như tin chuyện Thần tạo ra những cảnh khổ ở Calcutta rồi mới mượn bàn tay của bà Teresa chứng tỏ lòng nhân từ của Thần. Ấy thế mà ngày nay giáo hoàng John Paul II của Ca-Tô Giáo Rô-ma còn mang chuyện lẩm cẩm này ra để quảng cáo “kế hoạch cứu độ” của Thiên Chúa của dân Do Thái cho toàn thể Á Châu trong sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu.

Ngày nay, nhiều người, từ những bậc trí thức cho tới những dân thường trong những xã hội văn minh tiến bộ đã đặt câu hỏi: "Một vị Thần độc ác như vậy, có đáng để chúng ta tôn thờ hay không? Chúng ta nên nhớ, theo thuyết Ba Ngôi của giáo hội Ca Tô Rô Ma, thì vị Thần độc ác táng tận lương tâm này, Chúa Cha, và Giê-su, Chúa Con, cùng Chúa Thánh Thần chỉ là một. Chúng ta có nên mong ước được sống đời đời bên cạnh vị Thần hung ác này không, vị Thần mà chúng ta biết chắc rằng có tính đồng bóng, thưởng phạt bất công, hỉ nộ vô chừng, và nhất là không hề có thiện tâm, nếu chúng ta tin tất cả những lời trong Thánh Kinh đều là những lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thần." Xin để cho những cán bộ truyền giáo cùng những nhà trí thức Ca Tô cũng như Tin Lành Việt Nam trả lời câu hỏi này với sự thành thực nhất trong lương tâm của họ.

Trong giáo hội Ca Tô hoàn vũ đã có nhiều người trong hàng giáo phẩm như Giám mục, Linh Mục và nhiều tín đồ đã trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát, bằng hành động chứ không phải bằng lời nói: từ bỏ giáo hội và viết sách để lại cho hậu thế những suy tư lương thiện và thành thực nhất của họ về chính tôn giáo của họ. Thực chất của sự từ bỏ này bắt nguồn từ sự nhận thức được rằng, Thần Giavê không đáng để cho con người tiến bộ ngày nay kính trọng, đừng nói là thờ phụng, do đó tiến tới quyết định dứt khoát khước từ ân sủng "được thấy nhan Thánh Chúa" sau khi chết, một thứ bánh vẽ ở trên trời.

Bản chất của “Thiên Chúa cứu độ” của giáo hoàng John Paul II là như thế nào? Chúng ta có thể thấy rõ hơn nữa khi chúng ta phân tích câu tiếp theo của giáo hoàng trong bản “Tông Huấn..”: "khi thời gian đã mãn" (Gl 4, 4), Ngài sai Con duy nhất của mình xuống, là Đức Giêsu Kitô Cứu thế, mang hình hài của người Á Châu ! Sung sướng trước sự tốt lành của các dân tộc và các nền văn hoá trên lục địa này, hãnh diện về sức sống tôn giáo tại châu lục này, đồng thời ý thức về hồng ân đức tin có một không hai mà mình đã tiếp nhận vì ích lợi của mọi người, Giáo Hội tại Á Châu không thể ngừng xướng lên: "Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 118, 1). (In "the fullness of time" (Gal 4:4), he sent his only-begotten Son, Jesus Christ the Saviour, who took flesh as an Asian! Exulting in the goodness of the continent's peoples, cultures, and religious vitality, and conscious at the same time of the unique gift of faith which she has received for the good of all, the Church in Asia cannot cease to proclaim: "Give thanks to the Lord for he is good, for his love endures for ever" (Ps 118:1).)

Ở đây, chúng ta lại thấy “xảo thuật” trích dẫn Thánh Kinh một cách lạc lõng của Giáo hoàng John Paul II trong mưu đồ cải đạo Á Châu. Thật vậy, giáo hoàng viết: "khi thời gian đã mãn" (Gl 4, 4), Ngài sai Con duy nhất của mình xuống, là Đức Giêsu Kitô Cứu thế, mang hình hài của người Á Châu”. Chúng ta cần đặt câu hỏi: “"khi thời gian đã mãn" (Gl 4, 4)” là khi nào, có phải là cách đây khoảng gần 2000 năm, khi Giê-su mới sinh ra đời không? Và Giê-su có phải là đấng “cứu thế” hay không, “cứu thế” như thế nào? Cứu thế theo nghĩa cứu chuộc cái tội tổ tông hoang đường trong nền thần học Ki Tô Giáo, hay cứu thế theo nghĩa đã rửa sạch tội lỗi của nhân loại, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, hay cứu thế là khuyên dân Do Thái hãy mau mau sám hối tội lỗi vì ngày tận thế đã gần kề? Tất cả những loại “cứu thế” trên nay đã không còn chỗ đứng trong thế giới nữa.

Đọc Tân Ước, chúng ta phải hiểu rằng, đây là câu Paul viết cho dân Galati, và "khi thời gian đã mãn" là Paul muốn nói đến niềm hoang tưởng của Giê-su, tin rằng ngày tận thế đã gần kề, Giê-su tự nhận là Con Thiên Chúa xuống trần để khuyên dân Do Thái hãy mau mau sám hối để được Thiên Chúa tha tội và có thể về nước trời cùng Thiên Chúa. Trong thời đó, Paul, cũng như tất cả nhưng người tin vào lời tiên tri nhảm nhí về ngày tận thế của Giê-su, đều tin là ngày tận thế đã gần kề (thời gian đã mãn), chứ tuyệt đối không có liên hệ gì đến việc Giê-su sinh ra, dù mang hình hài Á Châu, hay Ma-rốc, hay Congo v..v.. Hơn nữa, kiến thức nhân loại ngày nay đã chứng tỏ sự phi lý của điều mà giáo hoàng John Paul II trích dẫn trong Tân Ước và diễn giải láo ở trên. Chứng minh?

Tuổi của trái đất mà chúng ta đang sống trên đó ít ra cũng là bốn tỷ rưỡi năm. Theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận ở đại học Virginia, một chuyên gia về ngành vật lý học các thiên thể (astrophysics), thì những đại diện đầu tiên của con ngưởi hiện đại đã dẫm chân trên trái đất từ 2 triệu năm trước (Trịnh Xuân Thuận, The Birth of The Universe, p. 120: "..about 2 million years ago the first representatives of Homo Sapiens trod the earth"). Mới đây, các nhà khảo cổ đã kiếm ra ở xứ Cộng Hòa Phi Châu Chad một chiếc sọ, nhiều mảnh xương hàm và răng đã hóa thạch, có tuổi là 7 triệu năm, của một tổ tiên xa của con người hiện đại (Chicago Tribune, July 11, 2002: Archeologists have found a fossilized skull, jaw fragments and several teeth belonging to a 7 million-year-old ancester of modern humans..). Một lần nữa, thuyết Tiến Hóa của Darwin đã được kiểm chứng. Đối với khoa học gia White ở đại học Berkeley thì con người tiến hóa như thế nào nay đang trở nên rõ ràng hơn (To Berkeley's White, the picture of how humans evolved is becoming clearer) và White nói: "Darwin đã tiên đoán sự tiến hóa này, và đó chính là những điều chúng tôi tiếp tục kiếm ra" (Darwin predicted that, and it's what we keep finding). Đây là những sự kiện khoa học trong khoa khảo cổ, và vô số sự kiện trong nhiều ngành khoa học khác, đã kiểm chứng và chứng minh sự xác tín vào thuyết Tiến Hóa, những sự kiện bất khả phủ bác, những sự kiện mà vị tự nhận là đại diện của đấng Ki-tô trên trần (Vicar of Christ), nghĩa là giáo hoàng của Ca-tô giáo Rô-ma, Gioan PhaoLô II, cũng đã phải chính thức công nhận.

Những khám phá của khoa học hiện đại như trên đã dứt khoát dẹp bỏ vai trò "cứu thế" của Giê-su. Thật đúng vậy, như chúng ta đã biết, vai trò “cứu thế” của Giê-su trước đây đã được giáo hoàng John Paul II “giải thích” (sic) trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, trang 76, để trả lời câu hỏi "Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?", qua “nghệ thuật” trích dẫn một câu trong Phúc Âm John, John 3:16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.” và nay lại lập lại trong mục 5 của bản “Tông Huấn”. Chúng ta thấy ngay rằng, cách giải thích trên thật là hoang đường và phi lý. Hoang đường và phi lý vì rõ ràng là câu trên chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giêsu. Nhưng trước khi Giêsu sinh ra cả nhiều triệu năm thì trên thế gian này đã có biết bao nhiêu người sống rồi, và hiển nhiên họ đâu có biết tới Giêsu. Vậy họ có bị luận phạt hay không? Vì theo giáo lý Gia Tô, đến ngày tận thế, Chúa sẽ giáng trần để thưởng phạt nhân loại, làm cho người chết sống lại, kẻ nào tin Giêsu thì được lên Thiên đường, kẻ nào không tin Giêsu thì sẽ bị đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục. John 3, 18 đã viết rõ: “Ai tin Con Thiên Chúa sẽ không bị luận phạt, ai không tin đã bị luận phạt rồi, vì không tin nhận Con Một của Thiên Chúa”. Trong số những kẻ không tin Giêsu này gồm cả nhân loại trước thời Giêsu và trong đó tất nhiên có cả gia hệ của Giêsu gồm không biết là bao nhiêu đời. Một giáo lý thuộc loại mê tín dị đoan, phi lôgic, phi nhân đạo, phản khoa học v... v.. như vậy mà vẫn có nhiều người tin thì chúng ta phải hiểu rằng họ thuộc những thành phần nào trong cộng đồng thế giới. Trước thế kỷ 16, dân Việt Nam không biết Giêsu là ai. Từ thế kỷ 16, những người dân Việt Nam đầu tiên biết tới Giêsu thuộc thành phần cùng đinh của xã hội, như nhiều tài liệu lịch sử đã chứng tỏ. Tín đồ Ca-Tô Việt Nam hẳn rất lấy làm sung sướng được lên Thiên đường thấy nhan thánh Chúa, sống đời đời bên Chúa, trong khi ông bà tổ tiên nhiều đời của họ bị đày địa ngục. Cái đạo gì mà đưa ra một giáo lý ác ôn như vậy, và những người bị mê hoặc bởi cái giáo lý ác ôn này có bao giờ nghĩ đến đồng bào ruột thịt, ông bà tổ tiên của họ không? Nhưng điều đáng nói là câu Giáo hoàng viết như trên vào năm 1994 và lập lại trong bản “Tông Huấn” vào tháng 11 năm 1999, đã chứng tỏ cái tâm địa lắt léo của vị chủ chăn Ca Tô, vì trước đó có mấy tháng, tháng 7, 1999, chính ông đã phủ nhận sự hiện hữu của Thiên đường và Hỏa ngục, chứng tỏ cái mà ông gọi là "luận phạt" hay "sống đời đời" chỉ là những điều Giáo hội bày đặt ra để hù dọa và khuyến dụ những người có đầu óc yếu kém.

Đây chính là thực chất bịp bợm, lừa dối của nền Thần học Ki Tô Giáo mà ngày nay, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại cùng với những khám phá của khoa học, đã trở thành, theo như nhận định của Giám Mục Spong, những sự vô nghĩa trong thời hậu-Darwin. Tuy nhiên, Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng, không bao giờ muốn cho tín đồ của mình biết những sự thực này, sợ tín đồ mất đi niềm tin và kéo theo hậu quả Giáo hội mất đi nguồn lợi và quyền lực về vật chất cũng như về tinh thần. Nhưng tiến hóa là một định luật tự nhiên của con người, không có một quyền lực nào, thế tục cũng như tôn giáo, có thể ngăn chặn nổi. Bởi vậy trong những xã hội Âu Mỹ tân tiến ngày nay, những công cuộc nghiên cứu về lịch sử nhân loại cũng như tôn giáo càng ngày càng vạch ra những sự thực không ai có thể chối cãi, và người dân trong những xã hội này càng ngày càng hiểu biết hơn, do đó đã xảy ra tình trạng bỏ đạo, thiếu hụt linh mục đến mức độ trầm trọng. Đây là những sự kiện xã hội trong thế giới mà chính Tòa Thánh Vatican và các lãnh tụ Chính Thống Giáo, Tin Lành đều công nhận.

Lại nữa, đọc Tân ước, chúng ta biết rằng, phẩm Galatians trong Tân ước là Thư Của Tông Đồ Paul (Phao Lồ) Viết Cho Dân Galati (The Epistle of Paul the Apostle to the Galatians), một đám dân ở Tiểu Á, vùng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thánh Kinh tiếng Việt dịch đầu đề này là “Thơ của Phao-Lô Gởi Cho Người Ga-La-Ti”. Chúng ta hãy đặt một câu hỏi: Thư của Paul viết cho người Galati thì có liên quan gì đến toàn thể Á Châu? Phải chăng Paul là đại diện của toàn thể Á Châu và dân Galati là đại diện cho tất cả các sắc dân ở Á Châu? Mặt khác, chúng ta cũng đã biết, dù Đức Giêsu KiTô mang hình hài của người nào, người mặt thô da ngăm ngăm đen, môi dày, tóc quăn như hình của đài BBC mới tái tạo gần đây, hay người Congo, hay người da trắng như trong các hình tượng mà chúng ta thường thấy, thì ông ta cũng không phải là đấng Cứu Thế. Khi xưa, khi mà giáo hội cấm tín đồ đọc Thánh Kinh với những biện pháp tịch thu tài sản hay xử tử hình những kẻ nào vi phạm lệnh cấm này, thì có thể giáo dân không còn cách nào khác là phải tin theo những lời giảng dạy thậm vô lý của Giáo hội. Nhưng ngày nay, con người được tự do đọc Thánh Kinh và tự do dùng đến khả năng suy tư của mình, thì những luận điệu bịp bợm, trích dẫn vụn vặt ngoài toàn bộ vấn đề và diễn giải lệch lạc không còn có thể lừa dối được ai. Có vẻ như giáo hoàng quên đi sự kiện là ngày nay con người đã tiến bộ văn minh hơn nhiều, không còn như thời của Giê-su, và nhất là giáo hội Ca Tô đã mất đi quyền lực thế tục đễ có thể cưỡng bách những người ngoại đạo phải tin theo những điều thậm phi lý mà giáo hội đưa ra.

Thật ra thì Phao-Lô không phải là tông đồ của Giê-su. Ông ta không biết Giê-su là ai ngoài những lời đồn đại sau khi Giê-su đã chết trên thập giá. Ông ta chỉ “thấy” Giê-su, trên con đường ông ta đi tới Damascus, trong một ảo giác (vision) sau khi Giê-su đã chết. Ngày nay chuyện Giê-su sống lại đã bị bác bỏ hoàn toàn cho nên ảo giác của Phao-Lô không có bất cứ một giá trị nào, cũng như bất cứ ảo giác nào khác mà con người “thấy” Giê-su hoặc bà Mary hiện ra bất cứ ở đâu.

Cũng như trên, vì trích dẫn câu Gal 4,4 riêng biệt nên câu này trở thành lạc lõng và giáo hoàng đã dựa vào sự lạc lõng này để truyền đạo. Đọc tiếp Gal 4,5 chúng ta mới thấy được Phao-Lô muốn viết gì. Gal 4, 4-5 như sau: Nhưng khi kỳ hạn đã mãn, Đức Chúa Trời bèn sai con mình, sinh ra từ một người đàn bà, sinh ra dưới luật pháp, để chuộc tội những người ở dưới luật pháp, để cho chúng ta có thể được nhận làm con Ngài. (Gal 4, 4-5: But when the fullness of the time had come, God sent forth His Son, born of a woman, born under the law, to redeem those who were under the law, that we might receive the adoption as sons)

Thật là rõ ràng, Phao Lô đã viết Giê-su sinh ra từ một người đàn bà (woman), không phải từ một nữ trinh (virgin), và sinh ra dưới luật pháp của Do Thái, nghĩa là luật pháp của Thần Gia-vê “mặc khải” cho Môsê trước đó. Giê-su được Chúa Cha sai xuống chỉ để chuộc tội cho những người đang sống dưới luật pháp của Chúa Cha, nghĩa là dân Do Thái. Vì vậy trong Tân Ước chúng ta thấy nhiều lần Giê-su đã khẳng định là chỉ cứu giúp dân Do Thái mà thôi, như sẽ được chứng minh trong phần sau. Trích dẫn lạc lõng một câu trong Tân Ước rồi dựa vào đó để mà diễn giải về một “kế hoạch cứu độ” hoang đường cho toàn thể Á Châu, tôi cho đây là một thủ đoạn bất lương trí thức. Đây không phải là vấn đề tự do tín ngưỡng, vấn đề đức tin, mà là vấn đề ngụy biện một cách gian xảo với mục đích lừa dối, lạc dẫn quần chúng.

Điều này chúng ta còn có thể thấy rõ ràng hơn nữa trong phần cuối của đoạn tôi trích dẫn ở trên:

“Sung sướng trước sự tốt lành của các dân tộc và các nền văn hoá trên lục địa này, hãnh diện về sức sống tôn giáo tại châu lục này, đồng thời ý thức về hồng ân đức tin có một không hai mà mình đã tiếp nhận vì ích lợi của mọi người, Giáo Hội tại Á Châu không thể ngừng xướng lên : "Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 118, 1).” (Exulting in the goodness of the continent's peoples, cultures, and religious vitality, and conscious at the same time of the unique gift of faith which she has received for the good of all, the Church in Asia cannot cease to proclaim: "Give thanks to the Lord for he is good, for his love endures for ever" (Ps 118:1).)

Đọc toàn thể Thánh Vịnh 118, chúng ta thấy đây chỉ là những lời ca tụng Thần Gia-vê của David, vua của Israel, vì David tin rằng Thần đã về phe ông ta và giúp ông ta chiến thắng, chứ chẳng có liên hệ gì tới “kế hoạch cứu độ” Á Châu của Thần Gia–vê, dù rằng chúng ta có vứt bỏ khả năng suy tư của con người để trở thành những con cừu non, tin rằng Thần Gia-vê của người Do Thái có một “kế hoạch cứu độ” Á Châu. Thật vậy, nếu chúng ta đọc tiếp Thánh Vịnh 118, 2-4: “Bây giờ hãy để cho Israel nói rằng: Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời; Bây giờ hãy để cho dân của Araon (dân Do Thái) nói rằng: Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời; Bây giờ hãy để cho những người sợ Chúa nói rằng: Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời.” (Psalms 118, 1-4: Oh give thanks to the Lord, for He is good! Because his mercy endures forever; Let Israel now say, His mercy endures forever; Let the house of Aaron now say, His mercy endures forever; Let those who fear the Lord now say, His mercy endures forever). Điều rõ ràng là David đã ca tụng Thần Gia-vê của ông ta một cách lố bịch và kêu gọi dân Israel của ông, những người luôn luôn sợ Thần Gia-vê trừng phạt vì họ được giới giáo sĩ Do Thái dạy rằng: “Những bất hạnh xảy ra cho dân Do Thái là do Chúa trừng phạt vì đã không theo luật Chúa”, hãy theo ông, ngay trong thời đại của ông (now), ca tụng Thần Gia-vê để được Thần ban cho ân huệ. Tại sao lại là lố bịch? Vì chỉ mấy câu sau, ông ta đã tuyên bố là Chúa về phe ông thì không ai có thể làm gì ông và ông sẽ nhân danh Chúa mà hủy diệt mọi quốc gia bao vây ông (Psalms 118, 9- 10: “Chúa về phe tôi, Tôi sẽ không sợ hãi, con người có thể làm gì được tôi? Tất cả các nước bao vây tôi, nhưng nhân danh Chúa (nghĩa là với sự giúp đỡ của Chúa) tôi sẽ hủy diệt tất cả “ (The Lord is on my side; I will not fear. What can man do to me? All nations surrounded me, But in the name of the Lord I will destroy them). Chúa giúp David để tiêu diệt các quốc gia bao vây ông, nghĩa là những quốc gia không tin Chúa nên là kẻ thù của Chúa. Vậy thì Chúa nhân từ ở chỗ nào, và nhân từ với ai? Và những câu ca tụng Thần Giavê một cách lố bịch từ một đầu óc bệnh hoạn của David cách đây trên 3000 năm thì liên hệ gì đến các quốc gia khác mà Giáo hoàng phải dạy họ bắt chước David và dân Do Thái “không thể ngừng xướng lên “"Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 118, 1).” Trải qua bao thế kỷ, sự lắt léo của giáo hội Ca Tô trong việc xử dụng láo Thánh Kinh để truyền đạo vẫn không thay đổi.

Phải chăng vì vậy mà Leo Tolstoy (1828-1910), văn hào Nga, đã phát biểu:

Tôi tin chắc rằng giáo lý của giáo hội (Ca-Tô) là một sự nói láo xảo quyệt và xấu xa theo lý thuyết, và là sự pha trộn của sự mê tín thô thiển nhất và trò ma thuật về phương diện thực hành

(I am convinced that the teaching of the church is in theory a crafty and evil lie, and in practice a concoction of gross superstition and witchcraft.)

Nhận định của Leo Tolstoy quả là vẫn còn chính xác khi chúng ta đọc kỹ bản “Tông Huấn..” của giáo hoàng John Paul II.

Về những Phúc Âm trong Tân Ước, George H. Smith đã viết trong cuốn Vô Thần: Bản Án Chống Ki Tô Giáo (Atheism: The Case Against Christianity) như sau, trang 209:

“Qua thời gian và luôn luôn, những đoạn trong Cựu Ước bị xuyên tạc, diễn giải sai lạc và được trích dẫn ngoài toàn bộ vấn đề để dựng lên những lời tiên tri về Giê-su”

(Time and again, Old Testament passages are distorted, misinterpreted and quoted out of context in the attempt to manufacture prophesies for Jesus).

Và ngày nay, sau gần 2000 năm, giáo hoàng Ca Tô John Paul II cũng không có sáng kiến nào thông minh hơn, lại chỉ có thể xử dụng thủ đoạn gian dối của những tác giả viết Phúc Âm, trích dẫn Thánh Kinh ngoài toàn bộ vấn đề, diễn giải lệch lạc để dựng lên cái gọi là “kế hoạch cứu độ” của Thiên Chúa cho Á Châu. Thật không có gì đáng khinh hơn trong thời đại tiến bộ trí thức ngày nay. Đáng khinh vì ông ta đã lấy một câu của David ca tụng Thiên Chúa của David, coi đó như là một chân lý, và muốn người đời cũng phải ca tụng Thiên Chúa như David, bỏ qua tất cả những đoạn khác nói về Thiên Chúa trong Thánh Kinh hoàn toàn mâu thuẫn với lời ca tụng Thần Gia-vê, hay Thiên Chúa của John Paul II, như trên.

Thật vậy, thực ra thì Thiên Chúa của John Paul II nhân lành như thế nào, và tình thương ngàn đời của Thiên Chúa ra sao? Thánh Kinh đã viết rất rõ. Chúng ta hãy chịu khó đọc kỹ Thánh Kinh thì sẽ thấy ngay. Nhưng trước hết là vài nhận định về “Thiên Chúa nhân lành, muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương “ mà giáo hoàng John Paul II dạy các giáo hội Á Châu phải “không ngừng xướng lên..”.

Trước hết là nhận định của James A. Haught trong cuốn 2000 Years of Disbelief:

Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng thương yêu nhất mực không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra muôn loài thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ.

(Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doens't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDS, Alzheimer's disease, and Down's syndrome. He mandated foxes to rip rabbits apart and cheetahs ro slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.)

Và theo Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson thì Chúa là “một nhân vật có cá tính cực kỳ độc ác, đầy hận thù, đồng bóng và bất công” (In the words of Thomas Jefferson, God is “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust”. )

Thomas Jefferson nhận định đúng hay sai? Sau đây chỉ là tóm tắt vài sự kiện trong Thánh Kinh chứng tỏ nhận định của Thomas Jefferson không hề sai sự thực.

Trong Amos 3, 6, nhà tiên tri Amos đặt câu hỏi: “Nếu tai họa xảy ra trong một thị trấn, chẳng phải là Chúa đã gây ra hay sao?” (If there is calamity in a city, will not the Lord have done it?) và nhà tiên tri Jeremiah đồng ý, Ca Thương (Lamentations) 3, 38: “Há chẳng phải từ miệng Đấng Tối Cao (Chúa) ra tai họa và an lành?” (Is it not from the mouth of the Most High that woe and well-being proceed?). Và trong Isaiah 45, 6-7, chính Chúa đã khẳng định: “Ta là Chúa, và không có Chúa nào khác...Ta làm ra hòa bình và tạo ra tai họa; Ta, là Chúa, đã tạo ra tất cả những điều đó” (I am the Lord, and there is no other...I make peace and create calamity; I, the Lord, do all these things.) Kết luận: Chúa chính là tác giả của những tai họa, và như vậy không thể nào là một “Chúa nhân lành, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.”

Trong Cựu Ước, chúng ta thấy đầy dãy những chuyện độc ác mà tác giả chính là “Thiên Chúa cứu độ” của John Paul II. Lẽ dĩ nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi không thể liệt kê tất cả những chuyện độc ác, vô đạo đức của Thiên Chúa như được viết trong Thánh Kinh. Ở đây tôi chỉ đưa ra một số nhỏ những việc Chúa làm và chỉ dẫn quý độc giả có thể đọc ở đâu trong Thánh Kinh để có thể kiểm chứng những sự kiện này.

- Thiên Chúa đòi hỏi và chấp nhận giết người để tế Thiên Chúa (Leviticus 27; Judges 11; 2 Samuel 21).

- Thiên Chúa giết đứa con đầu lòng trong mọi gia đình Ai Cập (Exodus 12)

- Thiên Chúa chấp nhận nô lệ (Exodus 21; Leviticus 25)

- Thiên Chúa chấp nhận việc bán con gái làm nô lệ (Exodus 21)

- Thiên Chúa ra lệnh giết các phù thủy và những kẻ lạc đạo (Exodus 22)

- Thiên Chúa xử chết những người vi phạm ngày lễ Sabbath (không nghỉ làm việc ngày thứ Bảy) (Exodus 31)

- Thiên Chúa giết 70000 người trong một dịch hạch do chính Chúa tạo ra (2 Samuel 24)

- Thiên Chúa cho 2 con gấu cắn nát 42 đứa trẻ vì chúng chế riễu nhà tiên tri Elisha (2 Kings 2)

- Thiên Chúa tạo ra hồng thủy giết chết mọi người và mọi sinh vật, chỉ chừa lại gia đình tên say rượu Noah và giống vật mỗi thứ một cặp, vì Chúa thấy loài người, do chính Chúa “sáng tạo” ra, tội lỗi (Genesis 6) [Con người tội lỗi nhưng Chúa lại giết cả mọi sinh vật chính Chúa “sáng tạo” ra]

- Thiên Chúa ra lệnh giết vợ con, anh em nếu họ theo tôn giáo khác (Deuteronomy 13)

- Thiên Chúa xử chết những đứa trẻ nào không cắt miếng da đầu dương vật (Genesis 17)

Vài trích dẫn trong số rất nhiều điều tương tự từ Thánh Kinh ở trên cũng đủ để cho chúng ta thấy là “Thiên Chúa cứu độ” của giáo hoàng John Paul II độc ác như thế nào, và lời răn dạy của giáo hoàng cho các giáo hội Á Châu phải "Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" có ý nghĩa gì, và nếu các giáo hội Á Châu tuân theo lời dạy của Giáo hoàng thì bản chất của họ có khác chi những nô lệ không có đầu óc.

Hẳn chúng ta có người còn nhớ là Thomas Paine, sau khi đọc cuốn Thánh Kinh, đã viết trong cuốn Thời Đại Lý Trí như sau:

“Bất cứ khi nào mà chúng ta đọc những chuyện tục tĩu, những chuyện trụy lạc dâm dục, những chuyện tra tấn giết người độc ác, những chuyện thù hận bất tận, những chuyện chứa quá nửa cuốn Thánh Kinh, thì đúng hơn chúng ta phải coi đó là những lời của một con ác quỷ chứ không phải là lời của Thiên Chúa. Đây là một lịch sử của sự độc ác, đã được dùng để bạo hành nhân loại và làm cho con người đồi bại; và, về phần tôi, tôi thành thực ghê tởm nó như là tôi ghê tởm mọi sự độc ác.”

(Whenever we read the obscene stories, the voluptuous debaucheries, the cruel and torturous executions, the unrelenting vindictiveness, with which more than half the Bible is filled, it would be more consistent that we called it the word of a demon, than the word of God. It is a history of wickedness, that has served to corrupt and brutalize mankind; and, for my part, I sincerely detest it, as I detest everything that is cruel.)

Sau cùng, cái thuộc tính “nhân lành, muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương” của Thiên Chúa mà John Paul II dạy các giáo hội Á Châu nô lệ của ông là phải gia tăng nỗ lực mang đi rao bán ở Á Châu không thể phù hợp với những thực tế trong vũ trụ. Sự hiện diện của những sự xấu ác trên thế giới từ trước tới nay vẫn là một cái gai đâm vào cạnh sườn của nền Thần học Ki Tô Giáo mà các nhà Thần học vĩ đại nhất của Ki Tô Giáo cũng không có cách nào nhổ nó ra được. Những bất hạnh, đau khổ vật chất và tinh thần xảy ra cho loài người đã đương nhiên bác bỏ thuộc tính “nhân lành, muôn đời trọn tình thương” của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa được quan niệm là một bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, quá khứ cũng như vị lai.

Các nhà thần học Ki Tô Giáo đã một thời cố gắng biện hộ cho Thiên Chúa của họ qua thuyết “Tự do ý chí” (free will) mà họ giảng là Thiên Chúa không muốn cho con người là những người máy (robot) mà là những con người có tự do trong ý chí hành động của mình. Do đó, những điều xấu ác của con người gây ra không phải là lỗi của Thiên Chúa mà chỉ là lỗi của con người không biết xử dụng đúng quyền “tự do ý chí” mà Thiên Chúa ban cho loài người. Lý luận này đã hoàn toàn bị bác bỏ vì những hiện tượng xấu ác không chỉ xảy ra trong xã hội loài người, mà còn xảy ra trong xã hội loài vật, và trong thiên nhiên. Những bất hạnh xảy ra cho con người không thuần chỉ là tác phẩm của con người mà còn là những hành động của chính Thiên Chúa mà các hãng bảo hiểm không chịu bảo hiểm vì coi đó là những hành động của Thiên Chúa (Acts of God).

Chúng ta hãy tự hỏi: Thiên Chúa là bậc toàn năng, do đó có thể chọn lựa trong vô số phương pháp “sáng tạo” để tạo ra một vũ trụ tốt đẹp, hay một thế giới loài người tốt đẹp, vậy tại sao Thiên Chúa lại “sáng tạo” ra thế giới của chúng ta đầy những cảnh khổ đau mà chúng ta thấy thường ngày. Chúng ta không thể nào không thắc mắc:

a). Thiên Chúa “sáng tạo” ra ra rắn, rết, bọ cạp, các thú dữ cắn giết lẫn nhau, những con khổng long nay đã không còn trên trái đất, những cảnh cá lớn nuốt cá bé trong thế giới loài vật để làm gì?

b). Thiên Chúa “sáng tạo” ra những con ròi bọ, vi trùng, siêu vi trùng, vi trùng sinh ra bệnh AIDS và đủ các thứ bệnh khác như cùi hủi, ung thư v..v.. để làm gì, giúp ích gì cho loài người mà Thiên Chúa tạo ra theo như hình ảnh của chính Thiên Chúa?

c). Thiên Chúa “sáng tạo” ra những cảnh thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt, hạn hán, nạn đói, bệnh dịch v..v.., với kết quả là gây ra bao nhiêu bất hạnh và tai họa cho loài người để làm gì?

d). Và sau cùng, tại sao Thiên Chúa lại để cho xảy ra những cảnh như một đứa bé vừa sinh ra đời, thật sự vô tội, đã trở thành ngay một quái thai, mất chân, mất tay, mắt mù, đầu óc trì trệ, và bị đủ mọi thứ khuyết tật?

Kết luận? Cái thế giới mà chúng ta sống trong đó không thể nào là sự sáng tạo của một Thiên Chúa “nhân lành, muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương”, và hiển nhiên một Thiên Chúa như vậy chỉ có trong văn tự truyền đạo của giáo hội Ca Tô chứ thực ra không làm gì có Thiên Chúa, và dù chúng ta có tin một cách không cần biết, không cần hiểu theo như quan niệm của ông Đỗ Mạnh Tri trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng đi chăng nữa thì Thiên Chúa của Ki Tô Giáo đã thực sự bất lực, và do đó không thể giúp ích gì cho nhân loại. Thật vậy, những thiên tai không chỉ xảy ra trên những miền đất không ai biết đến Thiên Chúa mà còn xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong những quốc gia hầu hết tin ở Thiên Chúa. Những sự kiện lịch sử sau đây có thể dùng để bác bỏ quan niệm về một Thiên Chúa “nhân lành, muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương” của Ki Tô Giáo.

Giữa thế kỷ 6 (540), bệnh dịch hạch (bubonic plague) phát ra ở Byzantine mà một tài liệu lịch sử ghi rằng đã làm chết hại gần 100 triệu người.

Trong thế kỷ 14, Âu Châu có thể nói là hầu như toàn tòng Ca Tô Giáo Rô Ma. Nhưng bệnh dịch hạch đã phát ra (1348-1350) và giết hại gần nửa dân số Âu Châu, toàn là những người tin Thiên Chúa.

Trong thế kỷ 18, ở Bồ Đào Nha, một quốc gia toàn tòng Ca Tô Giáo Rô Ma, có một trận động đất làm chết hại 40000 người ở tỉnh Lisbon. Về sự kiện này, Voltaire đã đặt câu hỏi: “Phải chăng trong trận động đất này Thiên Chúa đã đích thân chọn để giết đi 40000 người dân Bồ Đào Nha ít đạo đức nhất?” (Did God in this earthquake select the 40000 least virtuous of the Portuguese citizens?).

Rồi đệ nhất thế chiến, đệ nhị thế chiến, các quốc gia Âu Châu bị tàn phá, chẳng ai thấy mặt “Thiên Chúa nhân lành, ngàn đời vẫn trọn tình thương” ở đâu.

Những sự kiện lịch sử trên và hàng trăm hàng ngàn những thiên tai, bệnh tật khác mà con người phải thường xuyên đối phó và khắc phục đã chứng tỏ rằng cái bánh vẽ “Thiên Chúa nhân lành, muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương” trong “kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa” không còn có một giá trị nào, hay còn đủ hấp dẫn để có thể khuyến dụ con người Á Châu cải đạo.

Vậy mà Giáo hoàng John Paul II vẫn còn không hề biết ngượng, ra lệnh cho các giáo hội Á Châu:

Hãy cảm tạ Chúa đi, Vì Chúa nhân lành,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Qua sự phân tích một đoạn ngắn ở đầu bản “Tông Huấn..”, chúng ta cũng đã có thể thấy rõ thực chất bản “Tông Huấn..” của Giáo hoàng John Paul II là như thế nào. Tôi không nghĩ rằng một người ở địa vị và có trình độ học thức như ông ta lại không biết đến những công cuộc nghiên cứu về Thánh Kinh ngày nay để mà hiểu rằng Thánh Kinh Ki Tô Giáo chẳng qua chỉ là một tác phẩm liên hệ đến lịch sử và niềm tin của dân Do Thái khi xưa, tuyệt đối không làm gì có “kế hoạch cứu độ” của Thiên Chúa cho bất cứ quốc gia nào ngoài Do Thái, khoan nói đến chuyện cho toàn thể Á Châu, trong đó.

“Kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa ở Á Châu” không có cách nào có thể thành công ở Á Châu được. Tại sao? Vì một lẽ rất đơn giản: Ki Tô Giáo, Ca Tô cũng như Tin Lành, đều đã và đang dùng những thủ đoạn không chính đáng, vô đạo đức, để thực hiện “kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa ở Á Châu”, nói đúng hơn là “Kế hoạch xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu” của Ki Tô Giáo, và vì trí tuệ con người nay đã mở mang, không còn có thể dễ dàng lừa dối như trước nữa. Đây chính là những chủ đề mà tôi muốn bàn tới trong Phần II về nền “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Châu Á” và những “Thủ Đoạn Cải Đạo Á Châu của Ca Tô và Tin Lành.”

(xem Phần Hai --->)

Nguồn http://giaodiemonline.com/2009/07/caidao3.htm