Vài Điều Mê Tín: Không Thể Hiểu Nổi

Trần Chung Ngọc

03-Dec-2011

1 2 3

Vài Lời Kết

 

Trên đây tôi chỉ kể những niềm tin chính không thể tin nổi của các tín đồ Ca-tô Rô-ma Giáo. Không thể tin nổi vì tôi đã phân tích các vấn đề dựa trên các tài liệu nghiên cứu của giới học giả trong Ki Tô Giáo và dựa trên những gì viết trong cuốn Thánh Kinh. Đối với những người tiếp tục tin vào những điều không thể tin nổi, tôi không có ý kiến và tuyệt đối tôn trọng quyền tin của họ. Tin vào những điều không thể tin nổi, rất có thể đó là khả năng trí thức mà một Gót toàn năng toàn trí của họ đã ban cho họ, vậy thì chúng ta chỉ có thể luận về các chủ đề trong lãnh vực học thuật chứ không thể nói gì về nềm tin của các tín đồ trong đầu óc của họ.

Người Ki Tô Giáo nói chung còn tin vào nhiều điều khác nữa. Để kết luận sau đây là những kết quả nghiên cứu về những niềm tin đó của các học giả và bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo.

Puttingaway1. Thực chất của Ki Tô Giáo đã được các học giả nghiên cứu kỹ trong vòng 200 năm gần đây, bác bỏ mọi huyền thoại mà Ki Tô Giáo dựng lên, những chuyện thuộc loại hoang đường, mê tín cổ xưa đó bắt buộc phải ra khỏi đầu óc của con người, nhường chỗ cho những sự kiện khoa học và những thực tế xã hội.. Một cuốn sách điển hình về hiện tượng giải hoặc Ki Tô Giáo này là của Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Công giáo của giáo hội Công giáo [the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology], cuốn “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” (Putting Away Childish

Things, HarperCollins, 1995). Những chuyện trẻ con nào? Đó là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo:

- “Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô” [The divinity of Christ];

- “Sinh ra từ một nữ trinh” [The Virgin mother];

- “Ngôi mộ trống”[Empty Tomb];

- “Ngày Thứ Sáu tốt đẹp” [Good Friday, Easter];

- “Phục sinh”[Resurrection];

- “Thăng Thiên” [Ascension];

- “Bị hành quyết để chuộc tội” [Redemption by execution];

- “Hỏa ngục” [ Hell].

Tác giả trích dẫn câu 1 Corinthians 13:11 ở ngay đầu cuốn sách: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, Tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; Nhưng khi tôi trở thành một người trưởng thành, tôi dẹp bỏ những chuyện của trẻ con” [When I was a child, I spoke as a child, I understood as a child, I thought as a child; But when I became an adult, I put away childish things.]

2. Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, cũng đưa ra một nhận định tương tự::

GoingbyBookVới sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.

Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:

1. Đức Mẹ đồng trinh

2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê- su.)

3. Nhiệm vụ chuộc tội của Chúa [kế hoạch cứu rỗi]

4. Sự sống lại của Chúa.

5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)

6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)

7. Ngày phán xét cuối cùng (Thiên Chúa phán xét mọi người khi Giê su trở lại trần thế)

(With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.

In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:

1. The virgin birth

2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)

3. The work of Atonement (plan for salvation)

4. The resurrection

5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)

6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)

7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)

3. Trong cuốn Một Ki Tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới (A New Christianity For A new World), xuất bản năm 2001. Giám Mục John Shelby Spong liệt kê ra 5 tín điều căn bản của Ki Tô Giáo như sau:

- Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thiên Chúa.

- Tư cách thần linh của Giê-su vì sinh ra từ một Nữ Trinh.

- Cái chết của Giê-su là để chuộc tội cho nhân loại, và máu của Giê-su là năng lực cứu rỗi (saving power of his blood).

- Thân xác Giê-su sống lại. Ngôi mộ trống là một sự thật cũng như chuyện Giê-su hiện ra sau khi chết.

- Giê-su sẽ trở lại để phán xét nhân loại.

Và Giám mục Spong đưa ra nhận định như sau:

Ngày nay, tôi thấy những tín lý căn bản này mà chúng ta thường hiểu theo truyền thống, không những chỉ là ngây ngô mà còn có thể phải dứt khoát loại bỏ. Trong thế hệ của chúng ta, không một tín điều nào ở trên được các học giả Ki Tô danh tiếng xác nhận.

[Today I find each of these fundamentals, as traditionally understood, to be not only naïve, but eminently rejectable. Nor would any of them be supported in our generation by reputable Christian scholars.]

Khi mà những nhà thần học Công giáo như Uta Ranke-Heinemann, Tin Lành như Mục sư Ernie Bringas, Giám Mục John Shelby Spong và nhiều bậc lãnh đạo khác trong Ki Tô Giáo đã nhận thức được rằng, những tín lý mà nền thần học Ki Tô Giáo tạo ra về Giê-su chỉ là những huyền thoại để cho trẻ con tin, hoặc cho những người lớn có đầu óc ở trình độ của trẻ con, thì tất nhiên Ki Tô Giáo phải suy thoái như chúng ta đã thấy tình tạng suy thoái của Ki Tô Giáo trong thế giới tân tiến Âu Mỹ. Theo dõi tin tức thời cuộc, chúng ta thấy chính Giáo hoàng và hàng giáo phẩm Ca-tô giáo cũng không còn tin vào những huyền thoại như trên nữa. Tuy nhiên chúng ta không hi vọng là Ki Tô Giáo sẽ biến mất trên thế gian. Tại sao?

Cách đây trên một thế kỷ, Robert G. Ingersoll đã nhận định về sự tồn tại lâu dài của Tin Lành và Ca-tô Rô-MaGiáo như sau (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140):

Robert G. Ingersoll Ca-Tô Rô-MaGiáo còn tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu muội (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt [cunning]. [Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning]; Đạo Tin Lành còn tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì đần độn (stupid) [ Protestantism dies hard. What does that prove? It proves that the people are superstitious and the preachers stupid.]

Robert G. Ingersoll được coi như là một nhà tư tưởng tự do và nhà hùng biện nổi danh của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 (A celebrated orator of 19th century America). Ông ta là bạn của 3 Tổng Thống Hoa Kỳ, là người đã có công nhất trong việc làm nở rộ quyền tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. (A personal friend of three U.S. presidents, the individual most responsible for the flowering freethought in the United States.). Bức tượng của ông, ghi công ông, nay được đặt ở Periora, Illinois.

 

Nhận định của giới thức giả Tây phương.

 

Nhận định của Robert G. Ingersoll có đúng hay không? Chúng ta hãy đọc thêm vài nhận định khác của giới thức giả Tây phương.

I. Malachi Martin, một nhà thần học nổi tiếng, đã từng là giáo sư của Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, đã viết như sau trong cuốn The Keys Of This Blood:

“Trong hầu hết các nước ở Âu Châu, chủ thuyết thế tục hầu như đã toàn thắng. Trong vùng này, các tôn giáo có tổ chức -Ca Tô, Tin Lành và Do Thái - được coi như là giống nhau ở điểm cùng nhấn mạnh trên sự trông cậy vào những quyền lực tuyệt đối. Do đó, những tôn giáo này được coi như là đóng góp rất ít hoặc không đóng góp gì cho đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa hiện thời của các nước Tây Âu…Giáo hoàng (JPII. TCN) biết rất rõ rằng, trong thế kỷ tới, Ca Tô Giáo sẽ chỉ còn tồn tại ở các nước trong thế giới thứ ba. Từ bao giờ, Ca Tô Giáo chỉ nẩy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học. Tây phương phức tạp không còn tiếp nhận sự hẹp hòi của Ca Tô giáo nữa. Giáo hoàng biết rõ như vậy.”

(In most European countries, secularism has already triumphed completely. In that region, organized religions - Catholic, Protestant and Jewish - are regarded as alike in their insistence to absolutes. They are considered to have little or nothing to contribute, therefore, to the current political, economic and cultural life of Western European countries… The pope is well aware that, in the next century, Catholicism will survive only in Third World countries. Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality. The sophisticated West can take Catholicism’s narrowness no longer. The pope realizes that.)

II. Adrian Pigott, một học giả Ca-Tô, đã viết như sau trong cuốn Freedom’s Foe - The Vatican (Vatican - Kẻ Thù Của Tự Do):

“Những tín đồ Ca Tô…được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là “Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã”.. Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Ca-Tô Rô-ma Giáo - nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể phồn thịnh.”

(Roman Catholics..have been brought up in what Dr Barnado called “The thick darkness of Romanism”..Illiteracy is always prevalent in Romanist countries - to enable Priestcraft to flourish.)

III. Linh mục Joseph McCabe, trong cuốn Rome Puts A Blight on Culture (La Mã Đặt Sự Hủy Hoại Trên Văn Hóa), đã để ra nguyên một chương phân tích ảnh hưởng của Ca-tô Rô-ma Giáo trên các nền văn hóa với kết luận:

La Mã chỉ khoái những kẻ thất học. Họ bị thuyết phục quá dễ dàng để đi thiêu sống những kẻ “lạc đạo” và hôn hít những thánh tích giả mạo”.

(Rome loves the illiterate. They are so easily persuaded to burn “heretics” and kiss bogus relics.)

IV. Cách đây hơn 100 năm, Toàn Quyền Đông Dương J. L. de Lanessan, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi, Patrick J. N. Tuck, đã nhận xét về thực trạng truyền giáo ở Á Đông như sau:

“Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các hội truyền giáo Ca Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả. Toàn thể giới trí thức cầm quyền của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ. Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì những lý do này nọ, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ.

(In fact, during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula, they have probably not converted mre than ten scholars in all. The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism. In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.)

V. Trong bài “Phật Giáo và Người Việt Nam Hiện Đại”, Như Hạnh chuyển ngữ, Tiến sĩ J. C. Cleary, tốt nghiệp đại học Harvard về Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương, đã nhận xét như sau:

“Người Việt Nam hẳn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng đối với những người Tây phương có đầu óc tiến bộ, chính Thiên Chúa Giáo mới là một mớ huyền thoại lỗi thời, mê tín dị đoan, và những nghi lễ vô nghĩa lý…Ở Tây phương, phần đông các tín đồ Thiên Chúa Giáo sùng tín thường là những kẻ ít học nhất, những thành phần thấp, kém kinh tế trong quần chúng, những kẻ chẳng còn có gì để mà trông ngóng nữa cả.”

VI. Và nữ học giả Ca Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của giáo hội Ca Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn Người Tín Đồ Ca Tô Tỉnh Ngộ (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995), trang 288:

Đạo Ca Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bởi giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái.”

(Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being.)

Từ những tài liệu trên, chúng ta đã có thể nhận định đúng vấn đề. Ki tô giáo còn tồn tại là vì trên thế giới số người ngu muội và mê tín còn nhiều, và số người có đầu óc xảo quyệt cũng như những kẻ ở lớp trên nhưng đần độn cũng vẫn còn nhiều. Tuy nhiên thế giới sẽ biết nhiều hơn về thực chất Ki Tô Giáo. Việt Nam cũng không ra ngoại lệ vì không ai có thể che dấu được sự thật mãi mãi và những người Việt Nam yêu nước yêu dân tộc sẽ không để cho Giáo hội Ca-tô che dấu những sự thật về Giáo hội mãi mãi. Hơn nữa, thành tích phi dân tộc của Ca-Tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam đã rõ ràng. Bất cứ dùng phương cách nào, Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam cũng không thể che dấu được những sự thật của một tổ chức đã nổi tiếng là: “hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc”. Đây là nói về Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam như là một tổ chức tôn giáo lệ thuộc Vatican chứ không nói về những cá nhân tín đồ, trong đó chắc chắn có không thiếu gì những người yêu dân tộc và trung thành với quốc gia. ●

 


Phụ chú của SH:

hon tay Spellman hon HY Agagianian

Ngô Tổng Thống VNCH cúi mình để hôn tay Hồng Y Spellman.

Tài liệu:

THE AMERICAN POPE - The Life and Times of Francis Cardinal Spellman, by - John Cooney, giới thiệu ở
http://www.mosquitonet.com/~prewett/spellpiccap.html,

Chú thích dưới hình như sau:

"The Cardinal's Vietnam involvement started in the early 1950's when he met Ngo Dinh Diem, then a layman at a [Roman Catholic] Catholic seminary in New York. Spellman helped propel Diem into the leadership of South Vietnam but broke with him before Diem's assassination. He did not, however, lessen his support of the war effort."

tạm dịch như sau

"sự tham gia vào Việt Nam của Hồng Y Spellman bắt đầu vào những năm 1950 khi ông gặp Ngô Đình Diệm, lúc đó chỉ là một giáo dân Công giáo La Mã tại một chủng viện ở New York. Hồng Y Spellman đã giúp thúc đẩy Diệm lãnh đạo miền Nam Việt Nam. Nhưng Hồng Y đã cắt đứt liên hệ với Diệm trước khi Diệm bi sát hại. Tuy nhiên, vị Hồng Y này không hề giảm bớt việc ủng hộ chiến tranh."

Ngô Tổng Thống VNCH hôn tay ông Hồng Y Agagianian

Quyển “SÁU THÁNG PHÁP NẠN 1963”, của Minh Không Vũ Văn Mẫu, in năm “1984”
(http://www.giaodiem.com/doithoaiII/vvmau-phatgiao63.htm) tả lại cảnh "hôn" này như sau:

Tháng 2 năm 1959, Tòa thánh Vatican gởi một đại diện là Hồng Y Giáo chủ Agagianian sang Việt Nam chủ tọa một đại lễ. Ngày 18 tháng 2 năm 1959, Đức Hồng Y Agagianian tới dinh Độc Lập yết kiến Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong dịp này Tổng thống đã cho triệu tập các nhân viên và các sĩ quan, kể các người ngoại đạo cùng các vợ con túc trực ở ngay chân thang lên lầu để cung nghinh vị đại diện của Tòa thánh.

Trong bài "Nhìn về Ðại Hội Thánh Mẫu Lavang năm 1958"
(http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/58lavang.htm), báo điện tử của đạo Ca-tô có nói đến ngày lễ "trọng đại" này như sau:

"Vị Ðặc Sứ thứ nhất được cử đến La Vang, cách đây 40 năm, là Ðức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo Gregorio Pietro Agagianian, người gốc Armêni, trong lãnh thổ Nga. Ngài đã được ÐTC Gioan XXIII cử đến Việt Nam để chủ tọa Ðại Hội Thánh Mẫu,..."

"Ðại Hội Thánh Mẫu LaVang 1958-1959 với sự hiện diện của Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian, Ðặc Sứ của ÐTC..... Ngày 16.02.1959, Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian, Ðặc Sứ của ÐTC tới phi trường Tân Sơn Nhất, Nam Việt Nam,và được đón tiếp rất long trọng".