XÉT LẠI HUYỀN THOẠI NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Nhân Đọc Cuốn "Nguyễn Trường Tộ: Thời Thế & Tư Duy Cách Tân"

Của Hoàng Thanh Đạm

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls_NTT.php

bản in     ¿   toàn bộ NTT 03 tháng 01, 2009
Tên Trường Tộ trước là linh mục. Từ khi thuyền Tây đến Gia Định thì phần nhiều kém đạo hạnh, lệch lạc ra ngoài phạm vi đạo trưởng, năng lui tới Tây soái tìm vui.

Giám Mục Gauthier

(Nguyễn Trường Tộ: Con Người và Di Thảo của LM Trương Bá Cần)

...Cuộc đời Nguyễn Trường Tộ phần lớn gồm những mẩu truyền kể khó kiểm chứng... Điều có thể kiểm chứng là Nguyễn Trường Tộ từng theo hầu Giám mục Gauthier (Ngô Gia Hậu), người cai quản giáo phận Xã Đoài (Nghệ An). Chi tiết thứ hai là Nguyễn Trường Tộ đã theo Gauthier lưu lạc qua Hong Kong , rồi trở lại Sài-gòn năm 1861 trên hạm đội của Charner.

Vũ Ngự Chiêu, Tiến sĩ sử học.

(Các Vua cuối Nhà Nguyễn, Tập I.)

trích trong "Nguyễn Trường Tộ Yêu Nước?" của Bùi Kha & Trần Chung Ngọc, Giao Điểm 2002

1. Vài Lời Nói Đầu.

Mới đây, Giao Điểm ra số kỷ niệm 10 năm đóng góp cho nền văn hóa dân tộc kể từ khi thành lập. Như quý độc giả đã biết, Giao Điểm không phải là một tổ chức chính trị. Giao Điểm cũng không thuộc hay chịu áp lực của bất cứ một thế lực nào, tôn giáo cũng như thế tục. Điều này thể hiện rõ qua nội dung đa dạng của những tác phẩm Giao Điểm đã xuất bản. Vị thế của Giao Điểm là độc lập, không liên kết với bất cứ hội đoàn hay phe phái nào. Giao Điểm quy tụ một số trí thức, nghèo về tiền bạc nhưng giàu tâm huyết, "vác ngà voi" hoạt động cho hai mục tiêu chính: từ thiện và văn hóa. Nếu Giao Điểm không có những chủ trương như trên thì chắc chắn tôi chẳng bao giờ hợp tác.

Quan niệm làm văn hóa của Giao Điểm rất phù hợp với quan niệm của tôi: đặt căn bản trên sự lương thiện trí thức, tôn trọng sự thực, bất kể là những sự thực này có hợp với xu hướng tôn giáo, chính trị của bản thân hay của các tổ chức, hội đoàn, thuộc hay không thuộc những định chế chính trị. Đây là một quan niệm rất hiếm có trong văn đàn hải ngoại cũng như nội địa.

Điểm lại thời gian qua, trong lãnh vực văn hóa, ngoài tờ báo Giao Điểm mỗi năm ra bốn kỳ, Giao Điểm cũng đã xuất bản được 19 cuốn sách. Tất cả các sách của Giao Điểm, dù thuộc lãnh vực tôn giáo hay lịch sử, đều là những tác phẩm nghiên cứu với đầy đủ tài liệu dẫn chứng từ những tác giả có uy tín trong giới trí thức. Trong số những tài liệu này có nhiều văn kiện lịch sử đã được giải mật để cho công chúng, nhất là những chuyên gia khảo cứu đọc. Do đó, tôi ít thấy những phản ứng phê bình nội dung những cuốn sách Giao Điểm đã xuất bản, những cuốn sách mà đã có người cho là thuộc loại "động trời". "Động trời" vì đã đưa ra những sự kiện về tôn giáo và lịch sử mà vì lý do này hay lý do khác, người Việt ở trong nước cũng như ở ngoại quốc, thường tránh né, ít dám đụng tới.

Phản ứng đối với những sách Giao Điểm xuất bản tập trung vào việc phê bình cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ II Nhân Đọc Cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng"" do 18 tác giả viết, của 3 trí thức Công Giáo: các ông Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Văn Trung, Đỗ Mạnh Tri ở ngoại quốc, để bênh vực cho việc làm sai trái của Giáo hoàng của họ, và ông Dương Ngọc Dũng ở trong nước với văn phong từ trong rừng ra cho nên Nhà Nước đã phải khuyến cáo ông Dũng là đừng có viết bậy thêm nữa. Giao Điểm đã "đáp lễ" các quý vị này bằng hai cuốn sách phê bình những phê bình của Đỗ Mạnh Tri và Dương Ngọc Dũng, và vài bài báo phê bình những phê bình của Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Văn Chức. Từ 1997 cho đến nay, đã hơn 5 năm, tuy cuốn Đối Thoại... đã được tái bản lần 3 theo nhu cầu, nhưng Giao Điểm không thấy thêm một phê bình nào khác về cuốn "Đối Thoại...".

Cuốn sách thứ hai, ngoài những lời khen tặng của độc giả, cho đến nay chỉ có một độc giả duy nhất chiếu cố phê bình là cuốn "Nguyễn Trường Tộ: Thực Chất Con Người và Di Thảo" của Bùi Kha (dùng bút hiệu Nguyễn Kha) và Trần Chung Ngọc (NTT: NK&TCN), Giao Điểm xuất bản năm 1998. Tác giả phê bình là học giả lão thành ở trong nước: Cụ Hoàng Thanh Đạm với tác phẩm "Nguyễn Trường Tộ: Thời Thế & Tư Duy Cách Tân" (NTT: HTĐ), Nhà xuất bản Văn Nghệ, Thành Phố Hồ Chí Minh - 2001, trong đó tác giả để riêng một chương để phê bình cuốn NTT: NK&TCN. Đây thật là một vinh hạnh cho chúng tôi và chúng tôi xin cám ơn tác giả Hoàng Thanh Đạm đã tạo cơ hội cho chúng tôi kiểm điểm lại quan điểm trước đây của chúng tôi về Nguyễn trường Tộ. Đọc lại cuốn NTT: NK & TCN, chúng tôi thấy tuy cuốn đó chưa phải là một tác phẩm nghiên cứu rốt ráo về Nguyễn trường Tộ nhưng những nét chính về Nguyễn Trường Tộ, có thể nói là chính xác, cũng đã được trình bày một cách tổng hợp qua các sử liệu và bối cảnh xã hội của nước ta dưới triều Tự Đức. Cuốn NTT: HTĐ đã khiến cho chúng tôi phải tìm hiểu thêm về nhân vật đặc biệt này. Cho nên bài viết này có thể coi như là để bổ túc cho bài viết của tôi trong cuốn NTT: NK & TCN. Tuy nhiên, tôi xin quý độc giả hiểu rằng, đây cũng chưa phải là một bài nghiên cứu rốt ráo về Nguyễn Trường Tộ. Tôi không có ý định để hết thì giờ của tôi vào một công việc mà tôi cho là không đáng. Hi vọng những nét chính về Nguyễn trường Tộ mà tôi đưa ra trong bài này cũng đủ để cho quý độc giả đánh giá trung thực con người Nguyễn trường Tộ.

2. Vài Nhận Định Tổng Quát.

Đọc tiểu sử của tác giả Hoàng Thanh Đạm nơi trang bìa sau cuốn NTT: HTĐ, tôi hi vọng được đọc một tác phẩm có giá trị cao, nhưng đọc xong tôi cảm thấy thất vọng, vì nội dung cuốn sách không đáp ứng được niềm hi vọng của tôi.

Thứ nhất, có vẻ như tác giả không đọc kỹ những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, không thấy những mâu thuẫn và dối trá trong đó, không xét đến những sự thay đổi tư tưởng của Nguyễn trường Tộ theo thời gian để phù hợp với sách lược của các Giám Mục Gia Tô và của lực lượng xâm lăng Pháp, cùng những nhận định quá sai lầm của Nguyễn Trường Tộ trong các bản điều trần.

Thứ nhì, nói là phê bình cho nó vui chứ tác giả không hề đi vào sự phân tích những luận điểm của các tác giả trong cuốn NTT: NK & TCN, những luận điểm dựa trên những tài liệu lịch sử không ai có thể phủ bác, mà chỉ đưa ra vài ý kiến cá nhân không có tính cách chuyên nghiệp (unprofessional), cũng như không có tính cách thuyết phục, vì chỉ dựa trên cảm tính riêng chứ không dựa trên các sử liệu, để đánh bóng Nguyễn Trường Tộ một cách lạc lõng qua những đoạn trích dẫn vụn vặt, chưa kể là đôi khi còn xuyên tạc ý của các tác giả trong cuốn NTT: NK & TCN.

Thứ ba, có vẻ như tác giả không biết hay không muốn nhắc đến bản chất và vai trò của các thừa sai, giám mục Gia-Tô Giáo trong cuộc xâm lăng Việt Nam của Pháp, một yếu tố quan trọng để có thể đánh giá đúng mức vai trò của Nguyễn Trường Tộ.

Và thứ tư, tác giả đã tỏ ra khá mâu thuẫn khi đánh giá Nguyễn Trường Tộ, khoan kể là đôi khi tác giả đã so sánh quá lố Nguyễn Trường Tộ với vài nhân vật nổi danh trên thế giới, thí dụ như Karl Marx, Beethoven, và lạm dụng từ ngữ khi đưa ra 600 ý kiến mà tác giả xếp vào loại "danh ngôn" của Nguyễn Trường Tộ trong đó có khá nhiều ý kiến không phải của Nguyễn trường Tộ.

Những nhận xét trên sẽ được chứng minh trong một phần phân tích sau đây.

Chương mà tác giả Hoàng Thanh Đạm viết để phê bình cuốn NTT: NK&TCN là chương IX, dài 24 trang, từ trang 104 đến trang 128, và có đầu đề: "Một Cuốn Sách Ngược Dòng Công Kích Nguyễn Trường Tộ". Chúng tôi coi đầu đề của chương trên như vừa là một lời khen tặng, vừa là một sự xuyên tạc. Khen tặng vì quả thật chúng tôi đã đi ngược dòng. Chúng tôi không nằm trong trào lưu "suôi dòng", dù là dòng nội hay dòng ngoại, nên chúng tôi không có bổn phận phải làm công tác văn hóa suôi dòng. Chúng tôi viết cuốn trên với lương tâm trí thức, dựa trên nhiều tài liệu mà khó ai có thể nghi ngờ tính chất xác thực của chúng. Ngoài ra, chúng tôi còn xét đến mọi khía cạnh: xã hội, tôn giáo, chính trị liên quan đến nhân vật Nguyễn Trường Tộ, bối cảnh lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Pháp mở cuộc xâm chiếm Việt Nam v..v.., cho nên rất có thể những nhận định cá nhân của chúng tôi ngược dòng đối với những người chỉ có thể nhận định về Nguyễn Trường Tộ dựa trên một huyền thoại đã có từ lâu đời, hay qua những đoạn chọn lọc trong những bản điều trần hay di thảo mà người ta thường cho là của chính Nguyễn Trường Tộ. Do đó, ngược dòng thì có thể, chứ "công kích" thì không đúng, vì viết ra sự thật lịch sử là bổn phận của một trí thức lương thiện, bất kể sự thật đó như thế nào. Sự thật là sự thật, sự thật không có tính cách bè phái.

Có một danh nhân Tây Phương nói rằng: "Những người nào viết sử mà không có thiên kiến chắc phải có cái mặc cảm của Thượng đế" (Those who write history without bias must have a God complex). Câu nói ý nhị về Thượng đế này có thể áp dụng cho nhiều lãnh vực khác, không chỉ riêng cho môn sử. Riêng cá nhân tôi, tuy không phải là một sử gia mà chỉ là người nghiên cứu vấn đề Nguyễn trường Tộ một cách tổng hợp trong tinh thần khoa học, tôi cũng không có cái "mặc cảm của Thượng đế", nên tôi không phủ nhận là có đôi chút thiên kiến khi viết bài nhận định về nhân vật Nguyễn Trường Tộ. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng giảm thiểu thiên kiến đó bằng cách dùng càng nhiều tài liệu càng tốt, thay vì đưa ra những nhận định cá nhân vô căn cứ, không bằng chứng. Có thể nói, những cuốn sách và những bài viết của tôi đều thuộc loại "phân tích vấn đề qua các tài liệu" và lẽ dĩ nhiên, trong sự phân tích khoa học này tôi không tránh khỏi việc đưa ra những nhận định diễn giải riêng.

Đọc cuốn "Nguyễn Trường Tộ: Thời Thế & Tư Duy Cách Tân" của tác giả Hoàng Thanh Đạm (NTT: HTĐ), tôi nghĩ cần phải làm sáng tỏ vài điều, ít ra là theo quan điểm của tôi, về con người Nguyễn Trường Tộ. Qua sự phân tích tổng hợp của chúng tôi trong cuốn NTT: NK & TCN, dựa trên nhiều tài liệu lịch sử, chúng tôi cho rằng vấn đề đã được giải quyết dứt khoát với nhận định: Nguyễn Trường Tộ không phải là người yêu nước, và kiến thức của Nguyễn Trường Tộ cũng chẳng có gì có thể gọi là đặc biệt, cao xa, đi trước thời gian v..v.. như người ta thường ca tụng.

Bài viết này có thể coi như để góp thêm vài ý kiến với tác giả Hoàng Thanh Đạm cũng như với những học giả khác đã quan tâm đến nhân vật Nguyễn trường Tộ, với quan niệm là giới trí thức chúng ta có thể học hỏi từ nhau, bổ túc cho nhau, để đi tới một kết luận phù hợp với những dữ kiện đã được phân tích cẩn thận trong việc tìm kiếm sự thật, và cùng lúc đưa thêm bằng chứng để chứng minh nhận định trên.

3. Phân Tích Vài Điểm Trong Cuốn NTT: HTĐ.

Trước hết là những nhận xét tổng quát về tác phẩm của tác giả Hoàng Thanh Đạm. Cuốn sách dày hơn 300 trang được chia ra làm 3 phần:

Phần thứ nhất về VẤN ĐỀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ TRONG LỊCH SỬ gồm 10 chương trong đó có chương IX để phê bình cuốn NTT: NK&TCN; phần thứ nhì có đầu đề HỆ THỐNG TƯ DUY CÁCH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ gồm 7 chương, mỗi chương là một bài viết về một khía cạnh mà tác giả gọi là "tư duy Nguyễn Trường Tộ", và đã viết trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1992, và chương "Kết Luận"; phần thứ ba là phần Phụ Lục với đầu đề: NHỮNG DANH NGÔN (sic) CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ gồm có 600 lời phát biểu của Nguyễn trường Tộ mà tác giả xếp vào loại "danh ngôn" tuy trong đó có khá nhiều tư tưởng không phải của Nguyễn Trường Tộ.

Trong phần thứ nhất, tác giả đã tóm lược trung thực nhiều quan điểm khác nhau của nhiều tác giả về Nguyễn Trường Tộ. Điều đáng để ý là khi tóm lược những quan điểm khác nhau về Nguyễn Trường Tộ, phần lớn là do các tác giả trong nước viết, tác giả không phê bình một quan điểm nào, nhưng đặc biệt chú ý và để ra nguyên một chương 24 trang để phê bình cuốn NTT: NK&TCN của hai tác giả Nguyễn Kha và Trần Chung Ngọc. Chúng ta có thể thấy rõ trong phần này là tác giả thuộc về phía mà tôi gọi là thiên-Tộ, nghĩa là, viết theo chiều hướng cho rằng Nguyễn Trường Tộ là một vĩ nhân của thời đại, kiến thức quảng bác, yêu nước hết mình v..v..

Để làm sườn chống cho tác phẩm của mình, tác giả đã khẳng định như sau trong Lời Nói Đầu, trang 16:

Ở đây phải vận dụng tư tưởng, phương pháp luận chủ nghĩa Mac Lênin và tư tưởng phương pháp luận Hồ Chí Minh thì mới phân tích, giải đáp được nghịch lý Nguyễn Trường Tộ.

Chỉ có điều là trong suốt cả cuốn sách, không có chỗ nào tác giả cho độc giả biết cái tư tưởng và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac Lênin và của Hồ Chí Minh nó như thế nào, và tác giả đã vận dụng nó ra sao để phân tích và giải đáp "nghịch lý" Nguyễn Trường Tộ, giả thử trong vấn nạn Nguyễn trường Tộ có cái gọi là "nghịch lý", chưa kể là trong cuốn NTT: HTĐ, tác giả cũng phải thú nhận là nhiều vấn đề về Nguyễn Trường Tộ chưa có giải đáp. Điều này kể ra cũng dễ hiểu, vì tác giả không thể viết khác được. Đó hầu như là một khuôn mẫu chuẩn tắc để cho một tác phẩm, bất cứ thuộc loại nào, có thể được dễ dàng xuất bản ở trong nước, dù nội dung tác phẩm đó chẳng liên quan gì đến tư tưởng hay phương pháp luận Mác-Lê hay Hồ Chí Minh.

Riêng tôi, tôi phải thành thực thú nhận là kiến thức của tôi rất thiếu sót, cho nên tôi chưa được biết đến tư tưởng và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac Lênin cũng như của Hồ Chí Minh. Tôi chỉ biết có một sự kiện qua báo chí và hình ảnh trên TV, đó là tượng Lênin đã bị chính dân Nga kéo đổ từ cuối thập niên 1980, còn tư tưởng và phương pháp luận của Lênin họ có giữ lại hay không thì tôi không biết. Còn về Hồ Chí Minh thì tôi chỉ biết ông là vị lãnh đạo quân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với chủ trương giành độc lập và thống nhất cho nước nhà, chứ tôi cũng chưa có thì giờ hay khả năng tìm hiểu tư tưởng và phương pháp luận của ông, nếu có. Do đó, trong phần phê bình sau đây về cuốn NTT: HTĐ, tôi chỉ xét đến tư tưởng và phương pháp luận mà tôi cho là của sử gia Hoàng Thanh Đạm chứ không phải là tác giả đã vận dụng tư tưởng và phương pháp luận của Mac Lênin và Hồ Chí Minh, bởi vì nếu thật như vậy thì thật là quá tội nghiệp cho cả Mac Lênin lẫn Hồ Chí Minh.

Trước khi đi vào việc phê bình vài điểm chính trong cuốn NTT: HTĐ, tôi nghĩ cần phải nói lên vài điều tổng quát. Khi đánh giá nhân vật Nguyễn Trường Tộ, tôi đặt sự phân tích trên vài tiêu chuẩn chính như sau:

- Không so sánh kiến thức của Nguyễn Trường Tộ với kiến thức của con người ngày nay, mà chỉ so sánh kiến thức đó với kiến thức nhân loại ngay trong thời đại của ông.

- Không thể bỏ qua khía cạnh tôn giáo, vì tôi cho đây là một yếu tố quan trọng nhất trong cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ.

- Cố tìm hiểu con người thực của Nguyễn Trường Tộ qua nội dung các bản điều trần, ngày tháng viết những bản điều trần, nội dung có nhất quán hay là mâu thuẫn, những thay đổi trong nội dung có phù hợp với những thay đổi trong tình hình chính trị, quân sự hay không v..v.., và những thay đổi này có lợi cho ai, Pháp hay Việt Nam ?

Nhận xét đầu tiên của tôi về vấn đề Nguyễn trường Tộ là, trong cuốn Nguyễn Trường Tộ Với Vấn Đề Canh Tân Đất Nước, Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học (NTT: Kỷ Yếu..) do Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm xuất bản năm 1992, đa số các tác giả đã đặt những lời tự nhận của Nguyễn Trường Tộ về kiến thức và lòng yêu nước của ông như là một tiền đề, rồi tìm cách chứng minh tiền đề đó qua những đoạn trích dẫn chọn lọc trong những bản điều trần hay di thảo. Một số nhỏ có tầm nhìn rộng hơn nên có quan điểm khác với đa số. Đứng đầu nhóm này có lẽ là Thái Hồng với 21 tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, hầu như không có một tác giả nào nghiên cứu về sách lược song hành của Gia-Tô Giáo với thực dân, không nghiên cứu về bản chất và thực chất của Gia-Tô Giáo, nên đã bỏ qua yếu tố quan trọng này, và nhất là, không có tác giả nào đưa ra một sự phân tích tổng hợp những tư tưởng của Nguyễn trường Tộ. Đây chính là lý do mà chúng tôi đã cho ra mắt cuốn Nguyễn Trường Tộ: Thực Chất Con Người Và Di Thảo (NTT: NK &TCN), Giao Điểm xuất bản năm 1998, để lấy lại phần nào công bằng cho lịch sử. Chúng tôi tin rằng, trong cuốn NTT: NK&TCN, với nhiều tài liệu dẫn chứng mà có lẽ quý vị học giả bên nhà chưa biết đến, chúng tôi đã đánh giá Nguyễn Trường Tộ khá chính xác.

Thứ đến, về phương diện tài liệu, tôi không nắm vững vấn đề xuất xứ chính xác của những bản Di Thảo, và con số chính xác những bản Di Thảo. Thật vậy, LM Trương Bá Cần, tác giả cuốn khảo cứu công phu: Nguyễn Trường Tộ: Con Người Và Di Thảo (NTT: TBC), đã khẳng định như sau, trang 14-15, về các bản Di Thảo mà ông sưu tầm được:

"Dĩ nhiên đây chỉ là những bản sao chép lại. Bản gốc, gồm các văn bản chính thức được gửi cho Triều đình Huế và những bản thảo, bản sao được giữ trong gia đình Nguyễn trường Tộ, theo ông Đào Duy Anh, thì đã bị chính ông làm thất lạc, không biết là có ai đó còn giữ được hay đã trở thành bùn đất."

và ở trang 104-105:

Những tài liệu quý này, hoặc đã bị hư mất hoặc đã được cất giữ một nơi nào đó mà chúng ta chưa biết. Nhưng khả năng trở thành hư vô là rất lớn. Có một điều chắc chắn là tại kho Lưu Trữ Khu vực II, ở thành phố Hồ Chí Minh, trong CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN, không thấy có một văn bản nào của Nguyễn Trường Tộ.

Những văn bản của Nguyễn Trường Tộ mà chúng ta có hiện nay đều là những bản đã được sao chép lại.

Vài câu hỏi cần được đặt ra: những bản sao chép lại có đúng với những bản gốc với thủ bút của Nguyễn Trường Tộ hay không? Có gì bảo đảm đó chính thật là của Nguyễn Trường Tộ? Ai là những người đã sao chép lại, khả năng của họ ra sao, thuộc tôn giáo nào, và trong khi sao chép có thêm bớt gì không? v..v.. Nếu trong những bản điều trần có những đoạn không phải của Nguyễn trường Tộ mà chỉ là thêm thắt vào hay thay đổi về sau, mà chúng ta lại dựa vào đó để ca tụng Nguyễn Trường Tộ thì sự ca tụng đó có chính xác hay không? Trong cuốn NTT: NK&TCN, tôi cũng đã đặt vấn đề:

"Trong số những bản điều trần này có bao nhiêu bản đích thực là bút tích của Nguyễn Trường Tộ? (Sử gia Trần Trọng Kim viết: "Nguyễn Trường Tộ có làm mấy bản (có nghĩa là vài bản) điều trần" và các tác giả trong cuốn Lịch Sử Việt Nam, Tập II, nxb Khoa Học Xã Hội, 1989, viết, trang 61: "Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ đã đệ trình Vua Tự Đức 14 bản điều trần"; Nguyễn Thế Anh đưa ra con số "mười lăm bản điều trần"; Đặng Huy Vận và Chương Thâu đưa ra con số 43 bản điều trần trong đó có những bản không có tên, không có ngày tháng; Thái Văn Kiểm đưa ra con số 18 bản điều trần trong đó có 3 bản không kê ngày tháng), và theo Georges Boudarel, đại học Paris VII, trong cuốn Catholicisme et Sociétés Asiatiques, trang 200, thì "không có bản chữ quốc ngữ nào ghi xuất xứ của văn bản gốc viết bằng chữ Hán " (Aucun des textes en quoc ngu consulté ne donne l'origine du manuscrit original en caractères chinois.).

Những nghi vấn này cần được giải đáp qua những công cuộc nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh.

Rất có thể có người thuộc phía thiên-Tộ cho tôi là mang nặng đầu óc thiên kiến cho nên đã nghi ngờ tính cách chính xác của những bản sao chép lại. Nhưng một chi tiết trong bản Di Thảo số 1, Bàn Về Những Tình Thế Lớn Trong Thiên Hạ (Thiên Hạ Đại Thế Luận), mà Nguyễn Trường Tộ viết vào năm 1863, lập lại ý kiến trong bài Hòa Từ viết năm 1861, đã làm cho tôi thật sự ngỡ ngàng. Đó là câu ở trang 87 và 108 trong cuốn NTT: TBC của Trương Bá Cần:

Nếu họ dùng hỏa thuyền chia nhau đánh cắt các tỉnh dọc bờ biển, lại cho các tàu đậu ngoài cửa sông lớn để triệt sự vận tải đường biển của ta, lại cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn để chặn đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương, rồi lại đổ bộ tiến đánh các chỗ xung yếu, gấp rút truyền hịch khắp Nam Bắc, chiêu mộ bọn giặc cướp ẩn náu dùng làm bọn dẫn đường, thì thủy binh của ta sẽ trở thành vô dụng.

Theo lời ca tụng có vẻ cải lương và đượm nhiều tính chất khôi hài của LM Thiện Cẩm trong bài "Trông Người Lại Nghĩ Đến Ta" (NTT: Kỷ Yếu..), thì:

"Nguyễn Trường Tộ, một thiên tài của đất nước, xứng danh hiệu là một nhà "bác học", hiểu theo nghĩa là một người tinh thông uyên bác về mọi vấn đề...

Khí trời là biểu tượng của Thần Khí, của Tinh Thần. Thần Khí ấy là Thần Khí Đức Ki Tô. Chính Thần Khí hay Tinh Thần ấy làm cho Nguyễn Trường Tộ trở thành một người Công giáo yêu nước, yêu dân tộc.”

Nhưng tôi không nghĩ rằng sự "tinh thông uyên bác về mọi vấn đề" của ông Nguyễn Trường Tộ và tác dụng của "Thần Khí Đức Ki-Tô" có thể làm cho ông Tộ tiên đoán là 22 năm sau, nghĩa là tới 1885, 14 năm sau khi ông Tộ đã chết, sẽ có phong trào Cần Vương, để viết một câu về đội quân Cần Vương năm 1863. Hơn nữa, với những tài liệu hiện hữu và với những bản điều trần mà chúng ta có thể chứng minh rằng Nguyễn trường Tộ không phải là người yêu nước, yêu dân tộc, thì theo "lý luận" của linh mục Thiện Cẩm, Thần Khí Đức Ki Tô đã làm cho Nguyễn trường Tộ trở thành một tay sai đắc lực cho giặc ngoại xâm Pháp, giống như đã làm cho những Trần Bá Lộc, Trần Lục, Pétrus Ký v..v.. trở thành những người phản bội quốc gia. Điều này chắc Linh Mục Thiện Cẩm chưa bao giờ nghĩ tới.

Về phong trào Cần Vương, tác giả Hoàng Thanh Đạm cũng viết như sau trong cuốn NTT: HTĐ, trang 39:

Tháng 7-1885 nhà vua trẻ tuổi Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết đưa ra khỏi kinh thành, phát hịch Cần Vương chống Pháp...

Những năm 90 của thế kỷ XIX chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy không cân sức. Cuộc lớn nhất là phong trào Cần Vương, mà kết quả là lãnh tụ Phan Đình Phùng hy sinh trong vùng núi Hồng Lĩnh (1895), lãnh tụ Đinh Công Tráng hy sinh trên đường rút lui từ chiến lũy Ba Đình Thanh Hóa vào Nghệ An (1897)

Tôi xin mở một dấu ngoặc ở chỗ này để thêm một sự kiện lịch sử: chiến lũy Ba Đình thất thủ là "công" của cụ Sáu, alias Linh Mục Trần Lục. Pháp tấn công Ba Đình nhiều lần không có kết quả, sau cùng, LM Trần Lục đã dẫn 5000 giáo dân đi hỗ trợ quân xâm lăng Pháp , và Ba Đình thất thủ. (Xin đọc Dieu et César của Linh Mục Trần Tam Tĩnh).

Điều lạ đối với tôi là bao nhiêu học giả đã nghiên cứu kỹ và đánh giá Nguyễn Trường Tộ qua các bản điều trần nhưng có vẻ như không ai đọc thấy câu về đội quân Cần Vương mà ông Tộ viết vào năm 1861 trong bài Hòa Từ, rồi nhắc lại trong bài Thiên Hạ Đại Thế Luận năm 1863, vì tôi không thấy ai đặt vấn đề này với tác giả Trương Bá Cần. Độ tin cậy của những tài liệu mà LM Trương Bá Cần khổ công sưu tầm là bao nhiêu? Phải chăng từ trước đến nay chúng ta đã bị lừa bởi những huyền thoại về Nguyễn Trường Tộ? Cũng rất có thể câu trên đã được ai đó thêm thắt vào bản điều trần về sau.

Nhưng ngay đoạn văn trên của Nguyễn Trường Tộ cũng đã chứng tỏ hiểu biết quân sự của ông chỉ ở mức phiến diện lý thuyết, rất xa với thực tế. Thật vậy, ông viết: "Nếu họ dùng hỏa thuyền chia nhau đánh cắt các tỉnh dọc bờ biển, lại cho các tàu đậu ngoài cửa sông lớn để triệt sự vận tải đường biển của ta, lại cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn để chặn đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương." Những cái "nếu" của N.T.Tộ là cái nếu không tưởng. Dùng hỏa thuyền làm sao mà có thể đánh cắt các tỉnh dọc bờ biển? Hỏa thuyền chỉ có thể pháo kích lên những vị trí trên bộ. Muốn đánh cắt các tỉnh thì phải có quân đổ bộ lên rồi đóng giữ ở những vị trí quân sự then chốt để chặn sự giao thông giữa các tỉnh. Có bao nhiêu tỉnh dọc bờ biển? Bờ biển Việt Nam dài hơn 2000 cây số, Pháp cần dùng bao nhiêu hỏa thuyền, bao nhiêu lính đổ bộ, bao nhiêu chốt và cần bao nhiêu quân đóng chốt dọc theo ranh giới giữa các tỉnh dọc bờ biển để có thể chặn đường giao thông giữa các tỉnh này? Pháp có đủ khả năng làm việc này hay không? Nên nhớ, sau khi đánh phá Đà Nẵng, Rigault de Genouilly còn không dám tiến quân đánh Huế dù bị áp lực của các giám mục Gia-Tô và con chiên trong đó có Gauthier và Nguyễn Trường Tộ đến đón quân Pháp ở Đà Nẵng năm 1858. Mặt khác, tàu đậu ở cửa sông lớn có thể triệt được sự vận tải đường biển của ta không. Sự vận tải đường biển có bắt buộc phải đi vào các sông lớn để đổ hàng hóa hay đổ quân hay không? Dọc theo bờ biển không có chỗ nào có thể đổ hàng hay đổ quân hay sao?

Rồi nếu Pháp "lại cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn", ăn chực nằm chờ ở đó 22 năm cho đến năm 1885, theo kế hoạch quân sự của nhà Tiên Tri Nguyễn Trường Tộ được Thần Khí Đức Ki Tô mạc khải cho biết trước, "để chặn đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương" thì "thủy binh của ta sẽ trở thành vô dụng" .

Viết như vậy mà cũng viết được thì thật là tài. Thế mà "người ta" vẫn có can đảm lớn tiếng khen ông Nguyễn Trường Tộ là "tinh thông uyên bác về mọi vấn đề", là "thiên tài quân sự". Và tác giả Hoàng Thanh Đạm cũng viết cả một bài để ca tụng "tư duy quân sự" của Nguyễn Trường Tộ. Nhưng không phải chỉ có thế, Nguyễn Trường Tộ còn để lộ "tư duy quân sự" của ông trong nhiều đoạn tương tự khác, tôi sẽ có dịp trở lại vấn đề này.

Sau đây tôi sẽ đi vào việc phân tích vài điểm trong cuốn NTT: HTĐ và qua những điểm này chúng ta có thể thấy rõ thực chất con người của Nguyễn Trường Tộ.

Tôi có thể nhìn thấy ở Nguyễn Trường Tộ hai bộ mặt: bộ mặt chính là bộ mặt của một tay sai có hạng và rất đắc lực của Pháp và các Giám mục Gia Tô, và bộ mặt phụ là bộ mặt tự nhận yêu nước để lừa dối quan quân triều Nguyễn và cả một số học giả ngày nay. Nhưng chính cái bộ mặt yêu nước này lại để lộ hơn bao giờ hết cái bộ mặt tay sai qua những mâu thuẫn trong các bản điều trần. Và đây cũng chính là những bằng cớ chứng tỏ trí tuệ của Nguyễn Trường Tộ cũng chẳng có gì đặc biệt như chúng ta thường được nghe qua các huyền thoại ca tụng vụn vặt một chiều. Những nhận định của tôi ở trên không phải là vô căn cứ. Sau đây là phần chứng minh?

Trước hết, nơi trang 166, tác giả Hoàng Thanh Đạm đã ca tụng lòng yêu nước của Nguyễn trường Tộ như sau:

Tuy rất yêu nước, N.T.Tộ lại thuộc về một thành phần tôn giáo đang bị truy bức, với một lý lịch ba năm làm việc trong Soái phủ Pháp ở Sài-Gòn, nên rất khó dành được lòng tin của triều đình cũng như nho sĩ đương thời. Trong cảnh ngộ éo le, tấm lòng yêu nước của ông không hề giảm sút. Bài "Trần Tình Khải" đẹp như một áng văn viết bằng nước mắt, nói lên cảnh ngộ trắc trở và tấm lòng chân thành của ông...

và nơi trang 114, tác giả nêu một sự kiện chứng tỏ Nguyễn Trường Tộ là người yêu nước, lẽ dĩ nhiên, theo như lời tự nhận của Nguyễn Trường Tộ trong bài Trần Tình:

Tháng 5-1863, viết Trần Tình Khải, ông thanh minh rõ thái độ của mình trước quân thù xâm lược: "Đối với những hạng người cho quân Pháp là lớn mạnh mà sợ thì tôi giận ra mặt mà bảo như thế là làm tăng trưởng nhuệ khí của người ta mà diệt uy phong của mình...

Chúng ta hãy đi vào việc phân tích đoạn văn trên và vài điểm khác trong bài "Trần Tình đẹp như một áng văn viết bằng nước mắt" của ông Tộ để xem thực chất con người của Nguyễn Trường Tộ là như thế nào, chân thật hay dối trá, yêu nước hay không.

Trước hết, đoạn văn mà tác giả Hoàng Thanh Đạm trích dẫn ở trên cho chúng ta thấy rõ Nguyễn Trường Tộ là một con người gian dối, xảo quyệt, làm như mình là người yêu nước thật qua những lời gọi là "trần tình".

Thật vậy, vừa mới tháng trước, tháng 3-4, 1863, ông Tộ viết bài Thiên Hạ Đại Thế Luận trong đó ông đã tỏ rõ thái độ của mình trước quân thù xâm lược bằng cách tâng bốc quá lố và sai sự thực về sức mạnh của quân thù xâm lược Pháp như sau (NTT: TBC, trang 107-109):

"Ngày nay các nước phương Tây, đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống,.Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị họ chẹn họng bám lưng... Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân tới, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Như thế, nếu đó không phải là ý trời định, địa thế xoay vần, thì sao không lấy số đông của bốn đại châu mà kháng cự lại người Tây Phương? Huống hồ nước Việt ta là một nước bé nhỏ, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được...

Mới đây, người Pháp thừa thế đánh xong tỉnh Quảng Đông, đã đưa quân tinh nhuệ xuống phía Nam, làm Đà Nẵng thất thủ. Khi ấy giả sử ta có 10 vạn quân, cũng không đánh nhau được với họ. Phàm việc binh cốt ở thần tốc, họ đã biết rõ rằng quân ta mới nghe thanh thế họ đã phách lạc hồn xiêu rồi, hơn nữa cảng Đà Nẵng cách các doanh trại ta chẳng bao xa thế tại sao họ không thừa thế chẻ tre, xua quân tinh nhuệ tới mà lại thôi?...

Quân lính của ta lại chuyên dùng gươm dao gậy gộc, không thạo súng ống, dù phục binh cài bẫy, nhưng trận đồ như vậy chỉ hợp cho những tình thế không cấp bách, chỉ đánh được gần chứ không đánh được xa. Nếu họ dùng súng trường từ xa bắn suốt tới, thì quân ta chưa giáp trận mà gươm giáo đã tan tành. Khi họ đến gần thì dùng lưỡi lê xung phong một người đương được cả 100 người, xông lên như nước sông chảy xiết. Lúc ngừng lại thì như núi dựng, xông vào chẳng qua cũng như chuồn chuồn lay cột đá mà thôi.

Đây có phải là những lời tâng bốc ca tụng quá lố sức mạnh của quân địch làm nhụt nhuệ khí của mình hay không? Tôi không hiểu khi viết những đoạn trên, ông Nguyễn Trường Tộ có nghĩ mình thuộc "hạng người cho quân Pháp là lớn mạnh mà sợ và...như thế là làm tăng trưởng nhuệ khí của người ta mà diệt uy phong của mình..." và do đó "giận ra mặt" với chính ông hay không? Chỉ một tháng sau khi ông viết những đoạn trên, ông bèn "trần tình" và viết là ông "giận ra mặt" đối với hạng người như vậy, chứng tỏ ông là người yêu nước hết mực. Vậy ông chân thành hay giả dối? Làm sao chúng ta có thể tin được những lời tự nhận của ông? Nhưng tác giả Hoàng Thanh Đạm, linh mục Trương Bá Cần và một số "học giả" khác đã tin và đã trích dẫn đoạn văn tự nhận trên của Nguyễn Trường Tộ để nói lên lòng yêu nước (sic) của ông Tộ.

Bộ mặt giả dối và đạo đức giả của Nguyễn Trường Tộ đã rõ rệt. Tại sao ông ta phải trần tình? Nếu ông ta là người ngay thẳng và có những hành động yêu nước thì mọi người đều biết, việc gì ông ta phải trần tình. Phân tích kỹ bản "trần tình", tôi thấy ông chỉ đưa ra một loạt những khẳng định, nhiều khi rất huênh hoang, mà khó có ai có thể kiểm chứng và chứa nhiều mâu thuẫn với những hành động trước của ông. Chính những mâu thuẫn này cho chúng ta thấy rõ hai bộ mặt của Nguyễn Trường Tộ. Bộ mặt nào là bộ mặt thật? Dễ thôi. Chúng ta chỉ cần phân tích mấy đoạn trên của ông trong bài Thiên Hạ Đại Thế Luận là thấy rõ mục đích của ông, và do đó, thấy được bộ mặt thật của ông.

Những đoạn tôi vừa trích dẫn ở trên trong bài "Thiên Hạ Đại Thế Luận" chứng tỏ ông đã tâng bốc Tây phương quá lố, xa sự thực rất nhiều, và đôi khi đượm tính chất hoang đường, mục đích không ngoài chuyện lừa dối, hù dọa triều đình Việt Nam phải qui phục Pháp. Có phải là ông đã được Soái phủ hay Giám Mục Gauthier mớm lời cho, vì đọc những đoạn trên chúng ta thấy hiểu biết của ông về tình hình thế giới, sức mạnh của Tây phương, và về quân sự, như tôi đã viết trong cuốn NTT: NK&TCN, chỉ là những xuyên tạc lịch sử cố ý nhằm mục đích ca tụng sức mạnh của Pháp, khuyến khích triều đình thi hành chính sách "chủ hòa", phù hợp với chiến thuật "hòa giai đoạn" của Pháp. Điều này thật là rõ ràng qua sự phân tích sau đây.

Trước hết, nhận định về tình hình thế giới của ông Nguyễn trường Tộ hoàn toàn sai lầm một cách cố ý và rõ ràng là có dụng ý lừa dối vua quan triều Nguyễn và làm nhụt chí khí chống xâm lăng của nhân dân Việt Nam, chấp nhận một hòa ước giai đoạn để đi đến sự thống trị của Tây Phương. Vì, thực tế là, Xiêm La (Thái Lan), Cao Ly (Đại Hàn), Nhật Bản và Trung Quốc không hề bị các nước Tây phương bao chiếm. Sau đây là một tài liệu chứng minh sự kiện trên, "Missionaries", BBC Books, 1990, p. 175:

“Ở Á Châu, các thừa sai không bao giờ được hưởng sự tự do như là họ đã hưởng ở Phi châu. Phần lớn lục địa - Nhật Bản, Trung Hoa, Thái Lan, Đại Hàn - chưa bao giờ rơi vào vòng đô hộ của các đế quốc Tây phương, trừ nước Phi Luật Tân..."

(In Asia, the missionaries never enjoyed the same freedom as they did in Africa . Large parts of the continent - Japan , China , Thailand , Korea - never fell within the European empires and, with the exception of the Philippines ....)

Ông Nguyễn Trường Tộ đã để lộ cái xảo quyệt của mình ra qua bài Di Thảo số 55: "Nên Mở Cửa Chứ Không Nên Khép Kín" mà tác giả Trương Bá Cần cho là ông Tộ viết vào năm 1871, và tác giả Hoàng Thanh Đạm gọi là "Bản Điều Trần Dở Dang". Trong bài này, ông Tộ bàn về sự mở rộng thông thương của Trung Hoa, Nhật Bản, và Xiêm La (Thái Lan) và coi đó như là một yếu tố quyết định để giữ nước. Qua sự trình bày của ông, rõ ràng là ông thừa biết những nước trên vẫn giữ được nền độc lập của họ. Nhưng trong bản "Thiên Hạ Đại Thế Luận" ông Tộ lại hù dọa vua quan triều Nguyễn là "Ngày nay các nước phương Tây, đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ... Xiêm La, Nhật Bản, Trung Quốc... Sự mâu thuẫn hiển nhiên này và nhiều mâu thuẫn khác trong những bản điều trần sẽ lột mặt nạ ông Nguyễn Trường Tộ, như chúng ta sẽ thấy trong những phần phân tích về sau. Chắc ông nghĩ rằng không ai có đủ khả năng để vạch ra những sơ sót, mâu thuẫn trong những bản điều trần của ông. Vào thời ông thì có thể, vì những bản điều trần của ông chỉ được một số rất ít người đọc, nhưng ngày nay thì không còn đúng nữa, vì ai cũng có thể đọc chúng và trí tuệ của người dân Việt, tuyệt đại đa số không còn ở mức của thế kỷ 19 nữa, trừ những người Công giáo vẫn ra sức đánh bóng Nguyễn trường Tộ để chứng tỏ người Công giáo cũng giỏi giang xuất sắc và yêu nước..

Tôi xin mở một dấu ngoặc ở đây để nhận xét về lời tác giả Hoàng Thanh Đạm ca tụng "Bản Điều Trần Dở Dang" (trang 237: các danh nhân lỗi lạc thường để lại một tác phẩm dở dang), và so sánh Nguyễn Trường Tộ với Karl Marx (bộ Tư Bản chưa hoàn chỉnh) và Beathoven (sic) (bản Hòa Tấu dở dang). So sánh Nguyễn Trường Tộ, một nhân vật mà hầu như không ai biết tới ngoại trừ một số nhỏ trong Gia Tô Giáo và vài ông quan trong triều đình Tự Đức ở Việt Nam, với Karl Marx và Beathoven (sic) là hai nhân vật được cả thế giới biết đến ý thức hệ và những tác phẩm của họ, tôi cho đó là một sự mạ lỵ cả Marx lẫn Beethoven [không phải là Beathoven]. Tâng bốc ông Tộ như vậy nhưng có vẻ tác giả Hoàng Thanh Đạm chỉ viết cho vui vậy thôi vì thật ra Beethoven không hề viết một bản "Hòa Tấu dở dang" nào. Bản "Đại Hòa Tấu dở dang" (Symphonie Inachevée hay Unfinished Symphony) mà những người thích nhạc cổ điển Tây phương thường biết đến là của Franz Schubert. Nhiều nhà phân tích nhạc đã cho rằng trong bài Đại Hòa Tấu dở dang của Schubert, ý nhạc thì hay nhưng luẩn quẩn không có lối thoát nên khó có thể bắt sang phần kết cục chứ không phải là Schubert gục đầu chết trên bản Hòa Tấu dở dang như Karl Marx gục đầu chết trên bản Tư Bản chưa hoàn chỉnh.

Ngoài ra, những tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong cái gọi là "Bản điều trần dở dang" cũng chẳng có gì là đặc biệt và thiếu sót một cách rõ rệt, chỉ xét tình hình Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan một cách phiến diện qua chính sách mở cửa giao thương, mà không để ý đến tình trạng chính trị và xã hội của các quốc gia trên khác hẳn với tình trạng của Việt Nam, và một yếu tố chính là các nước này không có các thừa sai xúi bẩy, tạo nội loạn quấy phá, và nhất là không có đạo quân thứ năm lệ thuộc Vatican nằm vùng, cũng như không có sự sát cánh với quân xâm lăng của đám người Gia Tô bản địa phản bội quốc gia như ở Việt Nam.

Pháp đã thành công ở Việt Nam . Tại sao? Không phải là "Khi ấy giả sử ta có 10 vạn quân, cũng không đánh nhau được với họ" hay "quân ta mới nghe thanh thế họ đã phách lạc hồn xiêu rồi". Tất cả những cuộc kháng chiến lớn nhỏ chống Pháp từ ngày Pháp đặt chân đến Đà Nẵng đã chứng tỏ như vậy. Một sự kiện mà không ai có thể phủ nhận là, từ ngày đầu, Pháp đã được sự hỗ trợ của giáo dân Gia-Tô bản địa. Tài liệu sau đây có thể chứng minh cho luận điểm trên.

Sử gia Mark W. McLeod, Giáo sư đại học Gonzaga, bang Washington, đã để ra 4 năm ở tại Paris nghiên cứu các tài liệu trong các văn khố của Pháp và hoàn thành tác phẩm The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874, xuất bản năm 1991. Giáo sư McLeod viết như sau, trg. 45-47:

"Vai trò của những tín đồ Gia Tô trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha là gì?..Sự thực là, theo những tài liệu lưu trữ trong văn khố Pháp thì, ngay từ tháng 9, 1858, nhiều toán tín đồ Gia Tô Việt Nam đã tới liên lạc với những đoàn quân chiến đấu của Tây phương. Rigault de Genouilly (tướng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng; TCN) đã họp họ lại thành hai chi đội và huấn luyện họ trong một doanh trại ở Tiên Trà. Một trong hai chi đội trên chiến đấu sát cánh với quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, còn chi đội kia di chuyển xuống miền Nam, dự phần chiến đấu trong cuộc xâm lược "lục tỉnh" và họ đã dự trận Kỳ Hòa. Sau trận Kỳ Hòa, những lính chiến đấu Gia Tô Việt Nam đã phục vụ những người Tây phương ở Đà Nẵng tiếp tục phục vụ người Pháp, làm lính chiến, thông ngôn, cu-li và thám báo, trong những vùng chiếm được ở miền Nam. Vì những dịch vụ này, họ được Đô Đốc - Toàn Quyền de la Grandière ban thưởng cho một số đất quanh vùng Sài-gòn.

(What was the role of the Vietnamese Catholics during the Franco-Spanish invasion?... In fact, French archival sources show clearly that, as early as September 1858, groups of Catholics began to reach the embattled European armies. Rigauld de Genouilly formed the men into two indigenous detachments and trained them at a camp at Tien Cha. One of these detachments fought alongside the Franco-Spanish soldiers at Da-nang; the other went southward to participate in the invasion of the "luc tinh" and fought in the battle of Ky Hoa. After the battle of Ky Hoa, the indigenous Catholics militamen who entered the service of the Europeans at Da nang continued to serve the French in the occupied south as soldiers, interpreters, coolies, and guides. They were rewarded for their services by Admiral-Governor de la Grandière, who granted them concessions of land in the Saigon area.)

Chúng ta không nên quên rằng, trong số những người phản bội quốc gia đến liên lạc với lực lượng Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng có mặt Nguyễn Trường Tộ, người theo hầu thân tín của giám mục Gauthier, cùng với giám mục Gauthier, giám mục Pellerin và một số giám mục khác để làm áp lực với Genouilly tiến chiếm Huế. Sự kiện này đã được Nguyễn Kha trình bày đầy đủ với nhiều tài liệu dẫn chứng trong cuốn NTT: NK & TCN. Có thể nào Nguyễn Trường Tộ không biết đến sự tiếp tay của giáo dân Gia-Tô Việt Nam cho quân xâm lược? Không còn nghi ngờ gì nữa, Nguyễn Trường Tộ đã cố ý thổi phồng khả năng của Pháp để hù dọa Triều đình, thuyết phục đừng nghĩ đến chuyện kháng chiến. Điều này chúng ta còn có thể thấy trong những đoạn tiếp theo: ai hòa với họ thì được yên... trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Rồi ông lại đưa ra lý luận hoang đường là sự xâm chiếm của Pháp là do ý trời và kết luận: Huống hồ nước Việt ta là một nước bé nhỏ, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được... Chẳng hiểu ông Tộ có biết đến lịch sử chống xâm lăng của Việt Nam hay không, bắt đầu từ bao giờ, và trong quá trình bảo vệ, gìn giữ và xây dựng nước, đã bao lần thành công đánh đuổi quân ngoại xâm có lực lượng mạnh hơn ta gấp bội? Với cái mặc cảm thua kém, sẵn sàng chấp nhận đầu hàng dưới danh nghĩa "chủ hòa" để làm nô lệ cho ngoại bang như trên mà cho tới nay vẫn được một số người đôn lên làm một người trí tuệ tuyệt luân, sáng suốt, yêu nước, yêu dân tộc v..v.. thì thật là một vấn đề khó hiểu, nhất là khi mà những tài liệu về giai đoạn đầu của cuộc Pháp xâm chiếm Việt Nam nay đã rõ ràng.

Rồi ông Tộ phân tích tình hình quân sự hai bên Pháp Việt như sau:

Quân lính của ta lại chuyên dùng gươm dao gậy gộc, không thạo súng ống, dù phục binh cài bẫy, nhưng trận đồ như vậy chỉ hợp cho những tình thế không cấp bách, chỉ đánh được gần chứ không đánh được xa. Nếu họ dùng súng trường từ xa bắn suốt tới, thì quân ta chưa giáp trận mà gươm giáo đã tan tành. Khi họ đến gần thì dùng lưỡi lê xung phong một người đương được cả 100 người, xông lên như nước sông chảy xiết. Lúc ngừng lại thì như núi dựng, xông vào chẳng qua cũng như chuồn chuồn lay cột đá mà thôi.

Tôi không thể tưởng tượng nổi là một thiên tài quân sự như Nguyễn Trường Tộ như "người ta" thường ca tụng, thí dụ như tác giả Hoàng Thanh Đạm viết nguyên một bài để ca tụng cái gọi là "tư duy quân sự Nguyễn trường Tộ", lại có những nhận định quá ấu trĩ như trên. Phải chăng ông quan niệm là quân ta dùng gươm dao gậy gộc xếp hàng ngang, lớp này đến lớp khác, tiến lên đánh nhau với súng ống của Pháp ở xa để cho họ dùng súng trường từ xa bắn suốt tới, thì quân ta chưa giáp trận mà gươm giáo đã tan tành. Thử hỏi ở trên đời này có người nào cầm quân mà ngu như vậy không? Không ai biết lợi dụng địa thế, địa hình để đánh du kích hay sao? Trong thời kháng chiến 1946-54, quân Pháp trang bị đầy đủ súng ống tân tiến, xe tăng tàu bò, nhưng cũng liểng xiểng về những trận phục kích của quân ta. "Tư duy quân sự" Nguyễn trường Tộ không hiểu gì về chiến tranh du kích nên cho rằng quân ta chỉ có thể dùng gươm dao từ từ tiến tới đánh địch để cho địch tự do từ xa bắn tới. "Tư duy quân sự" của Nguyễn trường Tộ ở mức nào, chẳng cần phải là người thông minh lắm cũng có thể hiểu nổi.

Ông Tộ hết lời ca tụng khả năng của quân Pháp một cách hoang đường như trên trong khi quân Pháp đang ở trong tình trạng bất ổn và yếu thế. Thạc sĩ sử học Nguyễn Thế Anh viết trong cuốn Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ như sau, trang 31-32:

Tháng 6, 1861..Vua Tự Đức truyền hịch kêu gọi toàn dân chống lại quân Pháp...

Sự kháng cự lại quân Pháp được tổ chức rất mau chóng: có một sự kháng cự của nông dân, nhưng hữu hiệu nhất là sự kháng cự của các đội quân đồn điền dưới sự điều khiển của quan lại Việt Nam trung thành với triều đình. Vì quân Pháp không am hiểu địa thế những miền mà họ chiếm cứ nên sự kháng cự này trở thành lối đánh du kích. Trung tâm của chiến tranh du kích này là tỉnh Gò Công.

Các vị lãnh tụ của phong trào kháng chiến này, như Trương Công Định, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Đạt, Lê Cao Dũng, Võ Di Nguy, Phủ Cao, v..v.. đã bị các sử gia Pháp của thế kỷ XIX coi như là giặc cướp. Song, các sĩ quan Pháp phải đối phó với họ lại đã tỏ lòng thán phục họ, như J. Silvestre đã có nhận xét sau về Trương Công Định: "Ông ta là một người thông minh, lanh lợi, can đảm và bất khuất; ông ta được thúc đẩy bởi sự thù ghét người ngoại quốc cũng như bởi lòng trung thành với nước An-Nam"...

Lối đánh du kích của quân kháng chiến Việt làm cho lính Pháp rất khốn khổ...

Biên Hòa, Bà Rịa và Vĩnh Long rơi vào tay quân Pháp trong ba tháng đầu năm 1862, cũng không thay đổi tình trạng quân đội viễn chinh Pháp. Vào cuối năm 1861, Nguyễn Trung Trực đã có thể đốt cháy pháo hạm Espérance của Pháp. Các đồn Pháp ở Mỹ Tho, Biên Hòa, hay Chợ Lớn luôn luôn bị tấn công. Trong vòng ba năm rưỡi, thiệt hại của quân Pháp đã lên tới 2000 người và tình thế của quân đội viễn chinh rất là bất ổn và tốn kém."

Trong tình trạng Pháp đang ở thế yếu, bất ổn, vì toàn dân miền Nam đã tham gia kháng chiến, trừ những toán giáo dân sát cánh với Pháp ở Đà Nẵng và cùng với Pháp xâm chiếm lục tỉnh và dự trận Kỳ Hòa, thì ông Tộ ở đâu, sao không mang cái "thiên tài quân sự" của mình ra mà giúp nước, nếu thực sự ông là người yêu nước? Ông ở đâu? Câu trả lời là:

Ông trở lại Sài-gòn năm 1861 trên hạm đội của Charner (Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Triều Nguyễn, Tập I, trang 202), về phục vụ cho Soái phủ và "Từ khi thuyền Tây đến Gia Định thì phần nhiều kém đạo hạnh...năng lui tới Tây Soái tìm vui" (Trương Bá Cần, NTT: TBC, trang 478, trích lời nhận xét của Gauthier (Ngô Gia Hậu)), rồi viết bài Thiên Hạ Đại Thế Luận với những đoạn văn tôi vừa phê bình ở trên.

Hơn nữa, ông ta còn tâng bốc quá lố khả năng của một lưỡi lê như trong đoạn sau đây:

Khi họ đến gần thì dùng lưỡi lê xung phong một người đương được cả 100 người.

Có thật như vậy không? Bằng cách nào mà một người dùng lưỡi lê có thể đương được cả 100 người? Quân ta sắp hàng một để cho lính Pháp dùng lưỡi lê lần lượt đâm hết người này đến người khác, từ người thứ nhất đến người thứ 100 hay sao?

Nói tóm lại, toàn bộ những câu trích dẫn ở trên trong bản Thiên Hạ Đại Thế Luận đã chứng tỏ mục đích của Nguyễn Trường Tộ là huênh hoang khoác lác về Tây phương và khả năng quân sự của họ để hù dọa chính quyền Việt Nam, thúc đẩy chính quyền phải hòa với Pháp, tại một thời điểm, 1863, mà Pháp đang gặp khó khăn về mọi phương diện và muốn cầu hòa giai đoạn sao cho có lợi cho họ, để họ củng cố lực lượng và thi hành sách lược xâm lược về sau. Rõ ràng ông ta là một tay sai của Pháp và chắc chắn đã viết bản Thiên Hạ Đại Thế Luận theo ý của bộ tham mưu truyền giáo và Soái phủ.

Vậy mà tác giả Hoàng Thanh Đạm ca tụng ông Nguyễn Trường Tộ như là "một con người chủ hòa sáng suốt" (NTT: HTĐ, trg. 16). Những đoạn văn trên có chứng tỏ là Nguyễn trường Tộ sáng suốt hay không?

Tác giả Hoàng Thanh Đạm đã tự phủ bác nhận định “chủ hòa sáng suốt" như trên của mình về Nguyễn Trường Tộ qua đoạn văn sau đây trong chương phê bình cuốn NTT: NK & TCN, trang 112:

"Thật ra, trong tập kỷ yếu "Nguyễn Trường Tộ Với Vấn Đề Canh Tác (sic) Đất Nước", nhiều đọc giả trong nước đã nhận thấy điều bất cập của N.T.Tộ là chưa nhìn rõ mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp, muốn thôn tính toàn bộ Việt Nam. Ông cũng chưa nhìn rõ khả năng kháng chiến của ta, chưa nghĩ đến việc phát động toàn dân kháng chiến, và cũng không có thái độ đúng đắn đối với những cuộc nổi dậy kháng chiến của nhân dân ta lúc bấy giờ."

Vậy thì Nguyễn Trường Tộ sáng suốt ở chỗ nào trong "thượng sách chủ hòa" của ông ta? Với một loạt những điều "chưa nhận rõ" như trên mà có thể gọi là sáng suốt được hay sao? Nhưng Nguyễn Trường Tộ đã được Linh Mục Thiện Cẩm ca tụng trong cuốn Kỷ Yếu là: "một thiên tài của đất nước, xứng danh hiệu là một nhà "bác học", hiểu theo nghĩa là một người tinh thông uyên bác về mọi vấn đề..." , vậy mà có những điều ngay trước mắt ông cũng chưa nhìn thấy. Điều này chứng tỏ những lời ca tụng Nguyễn Trường Tộ của LM Thiện Cẩm cũng như của các trí thức Gia Tô Việt Nam, thời xưa cũng như thời nay, chỉ là những lời ca tụng huênh hoang lố bịch và vô trách nhiệm vì không đếm xỉa gì đến sự thực. Riêng tôi, tôi không cho là Nguyễn Trường Tộ chưa nhìn thấy những điều tác giả Hoàng Thanh Đạm đưa ra từ cuốn Kỷ Yếu, mà là Nguyễn Trường Tộ nằm trong sách lược của Pháp và giáo hội Gia-Tô nhằm thôn tính Việt Nam cho mục đích kinh tế cũng như cho mưu đồ Gia-Tô hóa Việt Nam của các thừa sai ngoại quốc với sự phụ giúp của những con chiên mù quáng bản địa, trong đó có Nguyễn trường Tộ.

Tác giả Hoàng Thanh Đạm còn biện hộ cho "thượng sách chủ hòa" của Nguyễn Trường Tộ như sau, NTT: HTĐ, trang 113:

"Chữ hòa của N.T.Tộ trong Thiên Hạ Đại Thế Luận chỉ có nghĩa là tạm hòa, xuất phát từ tình hình thực tế trên chiến trường là sức ta quá yếu so với quân địch. Trong lịch sử chiến tranh, khi kẻ địch đang ở thế áp đảo mà ta phải tạm hòa là điều thông thường."

Viết như trên, có lẽ "tư duy quân sự" của tác giả Hoàng Thanh Đạm cũng chỉ tương đương với "tư duy quân sự" của Nguyễn trường Tộ mà tôi vừa phân tích ở trên. Chúng ta đã biết, Nguyễn Trường Tộ đưa ra những thông tin sai lạc về tình hình thế giới, về tình hình quân sự giữa ta và địch, để thuyết phục triều đình nghị hòa. Thực tế trên chiến trường là Pháp đang ở thế yếu, bất ổn và tốn kém cả về sinh mạng lẫn tài vật. Cho nên tạm hòa không phản ánh thực tế chiến trường mà là tạo cơ hội cho Pháp củng cố lực lượng, kiếm thêm hậu thuẫn từ giáo dân Việt Nam, thi hành sách lược xâm chiếm tầm ăn dâu. Tiến trình xâm lăng Việt Nam của Pháp với sự hỗ trợ càng ngày càng nhiều của các tín đồ Gia-Tô Việt Nam, qua những tài liệu đã được giải mật của giám mục Puginier, toàn quyền J. L. de Lanessan, Francis Garnier, Harmand, Balny v..v.. đã chứng tỏ rõ ràng như vậy.

Ngoài ra, tác giả Hoàng Thanh Đạm còn viết lên một câu vô nghĩa. Trong lịch sử chiến tranh, khi kẻ địch đang ở thế áp đảo thì không làm gì có chuyện tạm hòa. Tạm hòa chỉ có thể thực hiện khi lực lượng hai bên ngang ngửa, và hòa đều có lợi cho cả hai bên. Khi địch ở thế áp đảo thì ta chỉ có thể nhượng bộ, chấp nhận những yêu sách của địch, và cầu hòa nếu họ ưng thuận. Bằng không, nếu không đánh nổi thì chỉ có cách đầu hàng. Không làm gì có chuyện hòa mà ta vẫn làm chủ như Nguyễn Trường Tộ trong luận điệu lừa dối triều Nguyễn. Văn Tân, trong bài Nguyễn Trường Tộ Và Những Đề Nghị Cải Cách Của Ông, đã viết: "Hòa với chúng là mù quáng dại dột" và: Nhiệm vụ cấp bách của Việt Nam khi đó là "Phải tập hợp mọi lực lượng dân tộc để đánh giặc cứu nước. Ngoài nhiệm vụ này không có nhiệm vụ nào khả dĩ cứu được nước Việt Nam". Đây không phải là vấn đề "chủ chiến" đối với "chủ hòa", mà là những thực tế lịch sử. Đối với quân xâm lăng thì "giặc đến nhà đàn bà phải đánh", đánh không nổi thì chịu mất nước, làm nô lệ. Không làm gì có chuyện "tạm hòa" mà mình vẫn làm chủ để rồi sau sẽ "khiến kẻ hiền tài vượt biển sang các nước lớn học cách đánh trận giữ thành, học tập trí xảo của thiên hạ, giao thiệp với họ lâu dài mới biết lượng sức đo tài, biết hết tình trạng của họ v..v.. đợi thời hành động" (NTT: HTĐ, trg. 113) theo như những hứa hẹn trống rỗng hoang đường bắt nguồn từ sự hoang tưởng của Nguyễn Trường Tộ. Những cái gọi là "Hòa Ước" của ta với Pháp từ 1862 tới 1884 đã chứng tỏ như vậy: nhượng bộ hết điều khoản này đến điều khoản khác, và cuối cùng đến việc mất nước, tất cả đều qua những cái gọi là "hòa ước". Đó là kết quả "chủ hòa sáng suốt" của Nguyễn Trường Tộ.

Lịch sử chiến tranh ở Âu Châu trong Đệ Nhị Thế Chiến cho thấy, trước thế lực quân sự áp đảo của Phát xít Đức, Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc, Áo v..v..chỉ có nước đầu hàng chứ không thể cầu hòa. Lịch sử Việt Nam trong kỳ Bắc thuộc cũng vậy. Đầu hàng, mất nước, nhưng rồi trước sau gì cũng có những nhà ái quốc vùng lên đánh đuổi quân xâm lăng. Vậy chữ "tạm hòa" của Nguyễn Trường Tộ không nằm ngoài sách lược "hòa giai đoạn để tiến tới xâm chiếm toàn diện" của Pháp.

Đọc kỹ những bản điều trần, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ là một con người gian manh, xảo quyệt, và tuyệt đối không phải là người yêu nước. Những đề nghị cải cách của ông, tuy có đôi chút giá trị thực tế nhưng bất khả thi trong tình trạng sôi bỏng của đất nước với giặc xâm lăng bên ngoài, nội trùng phản loạn do các giáo sĩ Gia-Tô xúi dục bên trong, chỉ là những bình phong che đậy bản chất làm tay sai cho Pháp của ông. Chứng minh?

Chúng ta đã biết ông "yêu nước" và lạc dẫn triều đình qua bản Thiên Hạ Đại Thế Luận như thế nào. Trong bản "Trần Tình", tháng 5, 1863, ông viết, NTT: TBC, trg. 120:

"Kịp đến lúc người Pháp gây hấn với ta, tôi đã cực lực chối từ lời mời của họ. Nhưng sau nghĩ rằng tình thế nước ta hiện nay tạm hòa là thượng sách. Vì chưa đủ sức chống chọi được với họ, cho nên phải uốn nắn mà theo họ. Như thế may ra góp được một phần nhỏ đối với việc bàn hòa..."

để "trần tình" về việc ông hợp tác với Pháp, phục vụ Charner. Sau đó ông viết tiếp:

Kế đó tướng Bonard sang. Tôi thấy ông ta có những hành động nghịch lại việc bàn hòa. Tình thế đã khó lại khó thêm, tôi mới quyết ý xin thôi không làm việc nữa. Họ không chịu xét. Tôi nhất định từ, không nhận bổng lộc. Ai cũng chê cười là tôi ngu. Mặc dầu họ có sai người đến cố nài ép trao cho tôi, tôi cũng bỏ đi lánh mặt. Thấy lòng tôi quyết định, chí tôi vững chắc họ lại đem quan chức ra dụ tôi. Tôi nói: Nhận quan chức thì được bổng lộc, không nhận thì dù bần cùng đến phải làm đứa ăn xin cũng thà làm đứa ăn xin chứ không chịu theo mà phụng sự cho họ. Câu nói này hiện có cố Hòa (tức linh mục Croc) và những người lúc bấy giờ cùng nghe."

Đọc những đoạn trên, nếu tin rằng đó là sự thật (trong số những người tin đó là sự thật này có tiến sĩ sử học linh mục Trương Bá Cần và sử gia Hoàng Thanh Đạm), không ai không cho Nguyễn Trường Tộ là người yêu nước hết mình, theo tinh thần Trần Bình Trọng "Thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm "từ dịch" cho Tây". Nhưng vấn đề là, dựa vào đâu mà chúng ta tin những lời tự nhận như trên của ông là đúng sự thật. Chúng ta có thể tin vào lời của nhân chứng đồng đạo với ông Tộ mà ông ấy đưa ra, nghĩa là linh mục Croc, và "những người lúc bấy giờ cùng nghe", ai? tên tuổi là gì? chức vụ ra sao? v..v.. được hay không? Phân tích kỹ những lời trên của ông Tộ và phối hợp với một số chi tiết trong những bản điều trần khác, chúng ta mới thấy thực chất con người của Nguyễn trường Tộ ra sao, và có phải thực sự ông là người yêu nước hay không?

Trước hết, chúng ta hãy ghi thêm vài chi tiết của linh mục Trương Bá Cần trong cuốn NTT: TBC, trg. 24:

"Sau khi đại đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa?) thất thủ vào tháng 2, 1861, Nguyễn Trường Tộ thấy rằng phải tạm hòa, theo đề nghị của Pháp, vì thế mà ông đã nhận làm từ dịch (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm. Rồi vì Bonard mở rộng cuộc chiến, đánh chiếm Biên Hòa (tháng 12, 1861), Bà Rịa (tháng 1, 1862) nên Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở hòa cuộc, nên xin thôi không làm từ dịch cho Pháp nữa. "

Cũng theo Trương Bá Cần, NTT: TBC, trg. 22, thì Nguyễn Trường Tộ theo giám mục Gauthier và linh mục Croc đến đón đội quân của Rigault de Genouilly ở Đà Nẵng khi Genouilly tấn công Đà Nẵng. Tài liệu do Trương Bá Cần đưa ra về tình hình Đà Nẵng khi đó như sau:

Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng, đứng đầu là giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Sài Gòn. Do đó, trước khi đem quân vào Sài Gòn, Đô đốc Rigault de Genouilly đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hong Kong. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn trường Tộ và những người tháp tùng đã đi sang Hong Kong trong những điều kiện như thế vào đầu năm 1859.

Một tài liệu quý báu về sự xung đột giữa Genouilly và các nhà truyền giáo Gia-Tô trong khoảng thời gian đầu năm 1859 đã được tiến sĩ sử Vũ Ngự Chiêu, với bút hiệu Nguyên Vũ, trình bày trong một đoạn văn tuyệt vời trong cuốn Paris Xuân 96, Văn Hóa xuất bản năm 1997, như sau, trang 66-67:

Thứ sáu, 5/4/96:

Một tuần lễ mệt nhọc. Tìm được nhiều tài liệu đáng giá. Tôi có dịp đọc kỹ và làm phóng ảnh những lá thư trao đổi giữa Giám mục Lefèbvre, Giám mục miền Nam, và Trung tá Jauréguiberry, cùng báo cáo của Jauréguiberry gửi Rigault de Genouilly...

..Hình ảnh hải quân Pháp, thương gia, cùng các giáo sĩ "tay trong tay" không đẹp thần thoại như nhiều người tưởng nghĩ. Cảnh tượng Giám mục Pellerin lủi thủi cùng A. Thiệu (cùng với một số Giám mục khác trong đó có Gauthier và người theo hầu, Nguyễn Trường Tộ. TCN) lên tàu qua Hong Kong trong ánh mắt khinh miệt của Rigault de Genouilly; hay những công điện chỉ trích Lefèbvre cùng các giáo sĩ khác mà Jauréguiberry báo cáo lên Rigault; cùng những trang nhật ký của Page về thái độ "phá hoại" của các nhà truyền giáo khiến những người học sử phải duyệt xét lại những lối giải thích ước lệ bấy lâu.

Xúc động và ngỡ ngàng nhất là lá thư không đề ngày của Pétrus Key - một loại "thày kẻ giảng" được các giáo sĩ Pháp giới thiệu vào thông ngôn đoàn của đạo quân viễn chinh Pháp-Espania. Trong thư, Petrus Key - tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này - nhân danh khối giáo dân Ki Tô Việt Nam, khẩn nài quân Pháp hãy đánh chiếm ngay miền Nam, lật đổ chính quyền nhà Nguyễn hầu cứu vớt giáo dân khỏi tay bạo chúa. Cậu thanh niên 22 tuổi đời, mới rời khỏi tu viện Penang, ca tụng Grand Chef (Đại Nguyên Soái hay Ông Chủ Lớn) Rigault de Genouilly (hoặc Jauréguiberry) như Samson, Moise hay Jacob đã "được Thượng đế gửi tới giải thoát giáo dân Việt."

Nhận xét về lá thư của cậu thanh niên sôi bỏng tham vọng, tự xưng làm "kẻ đầy tớ hèn mọn và vô dụng" Petrus Key, Jauréguiberry nhận định nội dung thư chẳng có gì đáng kể. Thực vậy, giống như Luật sư Trần Thanh Hiệp ghi nhận, văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt nông cạn. Nhưng cần nhấn mạnh là vào thời điểm này Jauréguiberry - và ngay chính Rigault de Genouilly - đã bắt đầu có ý triệt thoái. Họ cũng chán chường sự dối trá của những giáo sĩ Pháp, vì các nhà truyền giáo không ngừng xúi bẩy hay làm áp lực đánh chiếm Việt Nam bằng võ lực, đồng thời phá hoại các cuộc hòa đàm bằng cách tung tin đồn người Pháp quyết tâm lật đổ Tự Đức, đưa Ki-Tô lên hàng quốc đạo.

Dựa trên những tài liệu và chi tiết trên, bây giờ chúng ta đã có thể đánh giá những điều ông Nguyễn Trường Tộ tự nhận về "lòng yêu nước" của ông ấy mà không sợ sai lầm.

Trong bài "Trần Tình" ông Tộ khẳng định:

"Kịp đến lúc người Pháp gây hấn với ta, tôi đã cực lực chối từ lời mời của họ."

Trương Bá Cần chua rõ, NTT: TBC, trg. 24: "Lúc Pháp bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859), có được mời cộng tác, nhưng ông một mực từ chối.."

Vậy Tây nào mời ông Tộ hợp tác vào đầu năm 1859 mà ông cực lực từ chối? Không thể là Rigault de Genouilly vì Genouilly đã đuổi Gauthier đi Hong Kong và Nguyễn Trường Tộ cũng phải đi theo hầu quan thầy. Hay là sau khi chiếm Sài Gòn ngày 18 tháng 2, 1859, Genouilly sang Hong Kong mời Nguyễn Trường Tộ? Vô lý, vì những giám mục Pháp mà Genouilly còn khinh miệt, đuổi đi như đuổi ruồi, huống chi Nguyễn trường Tộ chỉ là kẻ theo hầu giám mục Gauthier? Hơn nữa, Thạc sĩ sử học Nguyễn Thế Anh viết trong cuốn Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ, trg. 29:

"Vị tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp (Genouilly) đã không đả động chút nào đến mục tiêu chính thức của sự can thiệp của Pháp vào Việt Nam, là việc bảo vệ Thiên Chúa Giáo và các quyền lợi của các nhà truyền giáo.."

chứng tỏ Genouilly không ưa các giám mục, những người thường xen vào chuyện quân sự mà họ không có đủ khả năng hiểu biết và kinh nghiệm. Vậy chúng ta phải kết luận làm sao?

Theo lôgic thông thường thì chúng ta bắt buộc phải kết luận là: chẳng có Tây nào mời Nguyễn Trường Tộ hợp tác cả, ông ấy tự mời qua lời tự đề cao dối trá trong bài Trần Tình, cũng như ông ấy đã tự nhận là "giận ra mặt" đối với những người tâng bốc sức mạnh của Pháp, để tỏ ra mình là người yêu nước, trong khi chính ông lại là người tâng bốc sức mạnh của Pháp nhiều nhất và hoang đường nhất.

Và ông ấy đã lừa được nhiều người, kể cả Tiến sĩ đồng đạo Linh mục Trương Bá Cần. Vì ông Cần viết, NTT: TBC, trg. 24:

Nguyễn trường Tộ đã cùng về Sài Gòn theo Giám Mục Gauthier nhưng chắc chắn không phải với ý định làm tay sai cho Pháp. Bởi vì với hoài bão lớn là đem hết tâm lực ra giúp nước (sic), làm sao Nguyễn trường Tộ có thể nghĩ tới việc tiếp tay với giặc được? Trong bài Trần Tình (7-5-1863), Nguyễn Trường Tộ phân trần rằng: lúc Pháp bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859), có được mời cộng tác, nhưng ông một mực từ chối.."

Xin Tiến sĩ sử học linh mục Trương Bá Cần khai sáng cho chúng tôi biết: Tây nào mời Nguyễn trường Tộ vào đầu năm 1859, khi mà chính trong thời gian này quan thầy của ông ấy là Gauthier bị đuổi đi Hong Kong và ông ấy cũng phải đi theo?

Dựa trên những lời "trần tình" của Nguyễn Trường Tộ trong bài Trần Tình, Tiến sĩ đồng đạo linh mục Trương Bá Cần phụ họa: " ..tháng 2, 1861, Nguyễn Trường Tộ thấy rằng phải tạm hòa, theo đề nghị của Pháp, vì thế mà ông đã nhận làm từ dịch (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm."

Linh mục Trương Bá Cần định phụ họa để "trần tình" cho lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ nhưng ông không nghĩ đến những sự kiện lịch sử và điều vô nghĩa trong câu trên. Thật vậy, khi đó ông Nguyễn Trường còn đang ở Hong Kong. Lúc bấy giờ chưa có máy Fax hay E-mail, vậy ai gửi đề nghị hòa của Pháp sang cho ông Tộ, và tại sao lại phải gửi cho ông, để ông thấy rằng phải tạm hòa theo đề nghị của Pháp, và ai sang Hong Kong mời ông về làm từ dịch? Làm từ dịch với nhiệm vụ phiên dịch các tài liệu chữ Hán mà Soái phủ phải cất công đi Hong Kong mời một người bản xứ thường theo hầu giám mục Gauthier hay sao? Với chức vụ "từ dịch", ông góp phần nào vào việc hòa đàm? Vậy đâu là sự thật? Linh mục Trương Bá Cần đã cho chúng ta vài chi tiết, NTT: TBC, trg. 23-24:

"Đầu tháng 2 - 1861...Đô đốc Charner mới được lệnh gom quân ở Trung Quốc đem về Sài Gòn mở rộng vùng chiếm đóng. Với quyết tâm này. Charner đã thuyết phục được một số giáo sĩ Pháp đang lánh nạn ở Hong Kong, trong số đó có Giám mục Gauthier, cùng về Sài Gòn cộng tác với quân đội Pháp."

Như vậy, rõ ràng là ông Nguyễn Trường Tộ đã theo Giám mục Gauthier về Sài Gòn cộng tác với quân đội Pháp trong kế hoạch mở rộng vùng chiếm đóng của Charner, đúng như tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu đã viết trong cuốn Các Vua Cuối Triều Nguyễn, Tập I, trang 202, là "Ông (Nguyễn trường Tộ) trở lại Sài-gòn năm 1861 trên hạm đội của Charner.

Tại sao Charner cần sự hợp tác của các giáo sĩ Pháp, và tại sao các giáo sĩ Pháp lại sẵn sàng hợp tác với Charner? Bởi vì các giáo sĩ nắm giữ phần hồn lẫn phần xác của các con chiên bản địa, những người được dạy là phải tuyệt đối vâng phục các "bề trên", nhất là các bề trên Tây. Linh mục Việt Nam còn phải ở vị thế con cái các linh mục Pháp (LM Việt Nam được giáo dân gọi là "Cha" nhưng họ phải gọi các LM Pháp là "Ông Cố (nghĩa là Cha của Cha) Đạo") huống chi là các giáo dân thấp kém ở dưới.

Chúng ta đã biết, chủ trương của các giáo sĩ Pháp, trong đó chủ chốt là Pellerin và Gauthier, và sau này là Puginier, là Gia-tô hóa Việt Nam. Làm thế nào có thể Gia-Tô Hóa Việt Nam khi mà chính quyền Việt Nam đang có chính sách cấm đạo? Cho nên, chính các giáo sĩ Pháp là những người hăng say nhất trong việc thúc đẩy Pháp chiếm Việt Nam. Nhiều tài liệu do Bùi Kha phanh phui ra trong cuốn NTT: NK & TCN trước đây đã chứng tỏ như vậy. Về phần Charner thì Charner thừa biết rằng, nếu không nhờ các giáo sĩ lãnh đạo các con chiên bản địa hỗ trợ cuộc xâm lăng của Pháp thì mục đích xâm chiếm Việt Nam khó có thể thành công. Những tài liệu về sự hợp tác của giáo dân với quân Pháp từ ngày đầu đến ngày cuối đã chứng tỏ như vậy. Trong cuốn Công Giáo Chính Sử, Chương 8, tôi đã phần nào đưa ra những tài liệu này. Do đó lực lượng viễn chinh Pháp và các giáo sĩ Pháp thực sự là nương vào nhau để đạt được những mục đích riêng tư của mình.

Từ đó chúng ta có thể suy ra rằng, Giám mục Gauthier theo hạm đội của Charner về Sài Gòn không phải là để bàn hòa mà là để giúp Charner mở rộng các vùng chiếm đóng, và Nguyễn trường Tộ, luôn luôn ở bên cạnh hầu cận Gauthier cũng theo về, và vì có đôi chút khả năng và là thân tín của Gauthier nên Charner cho một chức từ dịch chứ không phải là Charner mời về. Đối với Charner, một người bản xứ đi theo hầu Gauthier như Nguyễn trường Tộ thì không là ai cả, và địa vị của Nguyễn trường Tộ trong Gia Tô giáo không thể nào ngang hàng với Gauthier. Do đó, lời tự nhận của Nguyễn trường Tộ là "thấy rằng phải tạm hòa với Pháp" và "hợp tác với Pháp để góp phần trong việc bàn hòa" thật ra chỉ là những lời tự đánh bóng mình chứ không phải là sự thật. Ngồi trên hạm đội của Charner về để mở rộng các vùng chiếm đóng rồi về làm từ dịch trong Soái phủ mà tự nhận là để góp phần vào việc hòa đàm thì thật là một điều không tưởng. Ấy thế mà vẫn có người tin và cho ông ta là người yêu nước. Một từ dịch, một thông ngôn, hay một cu li bản xứ phục vụ cho Pháp lúc bấy giờ thì không làm gì có tư cách để dự vào việc bàn hòa.. Làm công việc phiên dịch những bản văn tiếng Hán trong Soái phủ, mà cho là mình đã góp phần vào việc hòa đàm, ngụ ý mình có quyền ăn nói trong những cuộc hòa đàm, thật là một điều tự đề cao huênh hoang không tưởng. Ngoài ra, nhiều tài liệu lịch sử đã chứng tỏ giới giáo sĩ Pháp, với những tên cầm đầu như giám mục Pellerin, Lefèbvre, Gauthier v..v.. luôn luôn chống đối và dùng mọi thủ đoạn để phá hoại các cuộc hòa đàm. Vậy Nguyễn Trường Tộ, luôn luôn sát cánh theo hầu Gauthier, làm sao có thể góp phần trong việc hòa đàm với chức vụ từ dịch mà Gauthier xin cho làm? Thực tế là, các giới chức Pháp tuy dùng bọn này nhưng trong thâm tâm vẫn khinh những kẻ phản quốc. Nhiều tài liệu về sau của các viên chức Pháp đã chứng tỏ như vậy. Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu có kể sự kiện này, dựa trên những tài liệu trong văn khố của Pháp, trong cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập I, trang 140, như sau:

Để vượt qua bức tường ngôn ngữ, Charner hoàn toàn trông cậy sự trợ giúp của giới truyền giáo, đặc biệt là hai Giám mục Lefèbvre ở Chợ Quán và Miche ở Cao Miên. Nhờ vậy, Charner tuyển được khá đông thông sự, ký lục trong số "kẻ giảng" bỏ tu và giáo dân Ki Tô, theo tinh thần bản đề nghị của ủy ban Cochinchine. Petrus Key (Trương Vĩnh Ký), Paulus [Huỳnh Tịnh] Của, Trương Minh Ký, Tôn Thọ Tường v..v.. chỉ là những người nổi bật nhất trong số khai quốc công thần của chế độ thực dân Pháp...

Nhưng các sĩ quan Pháp - những người mang nặng truyền thống danh dự, trách nhiệm, và lòng ái quốc - chẳng trọng vọng gì những người hợp tác đắc lực của họ. Một đề đốc rẻ rúng tuyên bố rằng phần lớn các cộng sự viên buổi đầu là bọn "kẻ giảng" đã bị trục xuất vì lý do hạnh kiểm, và "những cái tên Latin của chúng trình ra một bản tóm lược về sự lường bịp, man trá và tham nhũng đặc thù Á Đông"


Giám mục Gauthier

Từ tài liệu trên, chúng ta suy ra rằng, Giám mục Gauthier và người thường theo hầu ông, Nguyễn Trường Tộ, không nằm ngoài sự trông cậy của Charner vào giới truyền giáo. Tưởng chúng ta cũng nên biết, Giám mục Lefèbvre là quan thầy của tên tay sai đắc lực nhất của Pháp, Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký), và chính Lefèbvre đã giới thiệu để Trương Vĩnh Ký được làm thông ngôn hạng nhất cho Pháp. Xét về tài năng và khả năng tiếng Pháp thì Pétrus Ký vượt xa Nguyễn Trường Tộ. Tuy vậy, đối với dân An-Nam thời bấy giờ, không làm gì có chuyện các viên chức Pháp đến mời họ cộng tác. Soái phủ chỉ ra thông cáo cần tuyển mộ một số người giúp việc là giáo dân đổ xô đến xin việc ngay, dù rằng phần lớn không đủ khả năng. Những người như Pétrus Ký và Nguyễn trường Tộ đều được các giám mục quan thầy như Lefèbvre và Gauthier giới thiệu mới có thể được làm việc cho Pháp. Cho nên những lời Nguyễn Trường Tộ tự đề cao là được Pháp mời cộng tác chỉ là những lời huênh hoang không đúng với sự thật. Nguyên câu tự nhận của ông là được Pháp mời cộng tác khi Pháp mới gây hấn (đầu năm 1859) trong khi thực sự ông chỉ đi theo hầu giám mục Gauthier bị đuổi sang Hong Kong mà tôi đã phân tích ở trên cũng đủ để chứng minh sự dối trá của Nguyễn trường Tộ. Nhưng không phải chỉ có vậy. Trong bài Trần Tình ông Tộ còn viết:

Kế đó tướng Bonard sang. Tôi thấy ông ta có những hành động nghịch lại việc bàn hòa. Tình thế đã khó lại khó thêm, tôi mới quyết ý xin thôi không làm việc nữa.

Linh mục Trương Bá Cần phụ họa, NTT: TBC, trg. 24:

"Trước thái độ hung hãn của Bonard, Nguyễn trường Tộ không trông mong gì ở hòa cuộc, nên xin thôi không làm từ dịch cho Pháp nữa, mặc dầu nhà cầm quyền Pháp dụ dỗ, nài nỉ."

Đâu là sự thật trong câu "trần tình" của Nguyễn Trường Tộ và câu phụ họa của Tiến sĩ đồng đạo linh mục Trương Bá Cần để chứng tỏ "lòng yêu nước" của Nguyễn Trường Tộ? Chúng ta có thể nói ngay rằng đó là những câu xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn để đánh bóng lòng yêu nước không hề có của Nguyễn Trường Tộ. Chứng minh?

Muốn tìm ra sự thật, chúng ta không thể bỏ qua chính sách của Bonard và lập trường của Bonard đối với các nhà truyền giáo cũng như thái độ chống đối của các nhà truyền giáo đối với Bonard. Những chi tiết này chúng ta có thể đọc trong những cuốn sử sau đây: 1) Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Cao Huy Thuần, chương III; 2) Histoire De La Pénétration Francaise au Vietnam (1858-1897) của Nguyễn Xuân Thọ, chương V, mục "Les Missionaires"; 3) Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập I, của Vũ Ngự Chiêu, chương III, mục C. Phản Ứng Về Hiệp Ước 1862; và 4) Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ của Nguyễn Thế Anh, chương I.

Có lẽ mục đích của Tiến sĩ sử linh mục Trương Bá Cần không phải là trình bày lịch sử với lương tâm trí thức của một sử gia, mà chỉ để ca tụng Nguyễn trường Tộ, một đồng đạo của ông, đề cao sự đóng góp cho quốc gia dân tộc của người Gia Tô. Điều này kể ra cũng dễ hiểu vì đó hầu như là khuôn mẫu văn hóa của những bậc lãnh đạo Gia Tô Việt Nam, xưa cũng như nay, trong nước cũng như hải ngoại. Đến như những tên như giáo sĩ gián điệp có đạo đức tôn giáo thấp kém như Alexandre de Rhodes, đại Việt gian như linh mục Trần Lục, Pétrus Ký mà họ còn hết lời ca tụng "công ơn" đối với dân tộc Việt Nam, huống chi lại là Nguyễn trường Tộ, một nhân vật mà huyền thoại "yêu nước" đã được xây dựng trong nhiều năm, qua những lời truyền khẩu khó có thể kiểm chứng. Nhưng một sử gia cỡ Hoàng Thanh Đạm mà đến thời buổi này, năm 2001, cũng không biết đến những sử liệu cập nhật nhất thì quả thật là một chuyện khá lạ lùng.

Sau đây là một vài đoạn trong những tác phẩm nghiên cứu lịch sử nêu trên.

1). Thạc sĩ sử học Nguyễn Thế Anh viết trong cuốn Việt Nam Thời Pháp Đô Ho, trg. 32-35:

Nhưng chính vào lúc quân Pháp xem ra yếu thế thì, vào tháng 5 năm 1862, triều đình Huế chấp thuận thương thuyết với người Pháp...

Do đó, đã có thể có được cuộc thương thuyết giữa các sứ giả của vua Tự Đức, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp, và đô đốc Bonard cùng đại tá Palanca, tư lệnh quân Tây Ban Nha. Cuộc thương lượng diễn ra trên tàu Duperré bỏ neo ở bến Saigon, và kéo dài từ ngày 28-5 đến ngày 3-6-1862; nó đưa tới sự ký kết ngày 5-6-1862 một hòa ước, thường được gọi là hòa ước Saigon hay hòa ước Nhâm Tuất...

2). Trong cuốn Histoire de la Pénétration Francaise au Viet Nam (1858-1897), tác giả Nguyễn Xuân Thọ có trích dẫn một đoạn trong bức thư của đô đốc Bonard viết ngày 14-4-1862 gửi bộ trưởng Chasseloup Laubat như sau:

Tôi không cần phải che dấu rằng, sự thắng lợi mà tôi hằng muốn đạt được, sau khi trải qua những thử thách với tư cách quân nhân, trước hết phải là những thắng lợi hòa bình; vì chiến tranh, tuy cần thiết, không thể thiếu được, trong một số trường hợp, thường gây ra tàn phá. Chỉ có hòa bình mới xây dựng được một cái gì vững bền, tích cực... Tôi tuyên bố rằng tôi sẽ hết sức mãn nguyện khi đặt dưới chân Hoàng thượng những bản tường trình đẹp về một xứ sở hòa bình, có tổ chức, trên đường đi đến thịnh vượng, hơn là một bản tường trình về một thành bị chiếm hay bị phá hủy.

"...Je ne dois pas dissimuler que le succès que je désirais obtenir, ayant fait mes preuves comme militaire, sont avant tout les succès de la paix; car la guerre, nécessaire, indispensable dans certain cas, fait des ruines. La paix seule peut édifier quelque chose de stable et de positif... Je déclare que je serais beaucoup plus satisfait de mettre aux pieds de Sa Majesté l'Empereur un beau bulletin de pays pacifié, organisé, en voie de prospérité, qu'un bulletin de citadelle prise ou détruite.."

Đoạn tài liệu trên cũng được Tiến Sĩ Cao Huy Thuần trích dẫn trong cuốn Les Missionnaires et la Politique Coloniale Francaise au VietNam (1857-1914), trang 79.

và tác giả Nguyễn Xuân Thọ viết tiếp:

Từ một đô đốc Pháp, tư lệnh đoàn quân viễn chinh, đệ trình bộ trưởng của ông ta, Chasseloup-Laubat, ngày 14 tháng 4, 1862, thư trên của Bonard, tới thay thế Charner, không có văn phong thường lệ. Nó nói lên tư cách và những ý định của tác giả.

Những mục tiêu đầu tiên đã đạt được, đoàn quân viễn chinh cần nghỉ ngơi trước khi tung ra những cuộc hành quân mới; những vùng chiếm đóng cần được tổ chức lại để rút từ đó ra những lợi lộc đầu tiên.

(De la part d'un amiral francais commandant en chef le corps expéditionnaire, adressée à son ministre, Chasseloup-Laubat, le 14 avril 1862, cette lettre de Bonard, venu remplacer Charner, n'est pas dans le style des rapports habituels. Elle pose bien le caractère et les intentions de son auteur...

Les premiers buts atteints, le corps expéditionnaire a besoin d'un repos avant d'entreprendre de nouvelles opérations; les régions occupées ont besoin d'être réorganisées pour en tirer les premiers profits.)

3) Về hòa ước 1862, tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu viết trong cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập I, trg. 150, như sau:

Cả Bonard lẫn Cơ Mật Viện của Tự Đức đều tạm thời mãn nguyện. Phía Pháp, cuộc diện chiến trường Nam Kỳ không còn đơn giản và đầy vinh quang như những ngày tháng "biểu dương lực lượng," bắn phá thành quách, giương oai diễn võ. Rừng rậm, sình lầy, kinh rạch, mưa nắng, muỗi mòng đỉa vắt nhiệt đới, và nhất là chiến thuật du kích của nghĩa quân miền Nam khiến đạo quân viễn chinh Pháp bị cô lập trong các thành quách và vùng phụ cận. Tổng số thiệt hại về nhân mạng của Pháp đã lên tới 2000 người. Bởi thế, Bonard muốn cho đạo quân viễn chinh của mình được nghỉ ngơi, vì hiệp ước 1862 đã đạt được cả hai mục tiêu chiếm đất cũng như quyền tự do giảng đạo...

Từ những tài liệu lịch sử trên, chúng ta thấy ngay rằng khi đó "bàn hòa" là một nhu cầu chiến lược của Bonard, và "Trước cảnh ngoài bị xâm lăng, trong giáo dân nổi dạy, Tự Đức quyết định hòa hoãn với Pháp để rảnh tay dẹp nội loạn" (Vũ Ngự Chiêu, Ibid., trg. 149). Do đó, luận điệu "Tôi thấy ông ta (Bonard) có những hành động nghịch lại việc bàn hòa. Tình thế đã khó lại khó thêm, tôi mới quyết ý xin thôi không làm việc nữa. " của Nguyễn trường Tộ là một luận điệu gian trá, hoàn toàn sai với sự thực, để tự đánh bóng mình; và luận điệu phụ họa "Trước thái độ hung hãn của Bonard, Nguyễn trường Tộ không trông mong gì ở hòa cuộc, nên xin thôi không làm từ dịch cho Pháp nữa, mặc dầu nhà cầm quyền Pháp dụ dỗ, nài nỉ." của linh mục Trương Bá Cần chứng tỏ sự yếu kém kiến thức chuyên môn, nếu không muốn nói là sự bất lương trí thức, của một linh mục mang danh là một nhà sử học. Chúng ta không nên quên rằng hòa ước năm Nhâm Tuất, tức 1862, đã được ký kết giữa Bonard và triều đình Huế vào tháng 6 năm đó. Một chi tiết đặc biệt liên hệ đến việc ký kết hòa ước này là Bonard gạt giới truyền giáo ra ngoài cuộc nghị hòa cho nên "Ngay các giáo sĩ và giáo dân giữ chức thông ngôn cũng chẳng biết gì về nội dung Hiệp ước "Gabriel Aubaret" này" (Vũ Ngự Chiêu, Ibid., trg. 152). Điều này, một lần nữa, dứt khoát phủ bác lời tự nhận của Nguyễn Trường Tộ là "nhận làm "từ dịch" cho Pháp để mong góp phần vào việc bàn hòa.". Đến những quan Thầy của ông Tộ như các giám mục Pellerin, Lefèbvre, Miche, Gauthier còn bị gạt ra ngoài thì tên "từ dịch" Nguyễn Trường Tộ có thể góp phần gì cho việc bàn hòa?

Một câu hỏi được đặt ra:

"Nếu không phải vì Bonard có những hành động nghịch lại việc bàn hòa, hoặc vì thái độ hung hãn của Bonard nên Nguyễn trường Tộ "xin thôi" không làm từ dịch cho Pháp nữa, thì vì lý do gì mà Nguyễn trường Tộ lại từ giã Soái phủ? "

Lý do chẳng có gì là khó hiểu nếu chúng ta phân tích phản ứng của giới truyền giáo, trong đó có Gauthier, ông giám mục mà Nguyễn Trường Tộ thường sát cánh theo hầu, đối với chính sách của Bonard và hiệp ước 1862.

Chính sách của Bonard đã được Tiến sĩ Cao Huy Thuần trình bày với đầy đủ chi tiết trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, chương III, dưới chủ đề II: Đạo Thiên Chúa Và Chính Sách Đồng Hóa, và Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu cũng trình bày sơ lược trong cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập I, trang 151. Nhưng đây không phải là chỗ bàn về chính sách của Bonard mà tôi chỉ quan tâm đến phản ứng của giới truyền giáo đối với chính sách của Bonard và Hiệp ước, để từ đó chúng ta có thể suy ra vì lý do gì mà Nguyễn Trường Tộ "xin thôi", không làm việc cho Soái phủ nữa. Ngoài ra, trong những bản điều trần, có nhiều bằng chứng cho thấy chuyện Nguyễn trường Tộ tự nhận là "xin thôi" không làm việc cho Pháp nữa không có nghĩa là Tộ không còn liên hệ gì với Pháp, mà có thể còn giữ một vai trò quan trọng hơn trong kế hoạch xâm lăng của Pháp. Vấn đề này tôi sẽ trình bày trong một đoạn sau.

Về phản ứng của giới truyền giáo đối với hiệp ước 1862, Thạc sĩ sử học Nguyễn Thế Anh viết, Ibid., trang 35:

Hòa ước 1862 đã có lợi nhiều cho Pháp, nhưng vẫn bị nhiều người chống đối. Trước hết, giới truyền giáo đã tỏ ra bất mãn vì đã không được tham dự các cuộc bàn cãi; họ cho rằng hiệp ước đã được ký kết một cách quá vội vã; họ nghi ngờ việc thi hành đứng đắn các điều khoản về tự do tôn giáo khi mà quyền hành của vua Tự Đức vẫn còn trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam...

Trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Tiến sĩ Cao Huy Thuần, Chương II, Mục Các Người Truyền Đạo Chống Hiệp Ước 1862: Thư Từ Của Bonard, chúng ta có thể đọc vài đoạn như sau:

"Tôi cần phải gửi đến Ngài (Bộ Trưởng Hải Quân) các chứng cớ mà người ta không thể phủ nhận tính cách xác thực của nguồn tin tức đã cung cấp chúng, để cho Ngài thấy rõ các luận điệu mà một số báo chí đăng tải gần đây dối trá đến mức nào, các luận điệu này muốn làm cho người ta tin rằng giữa lúc hòa bình mới được ký kết thì hơn bao giờ hết, các nhà truyền giáo đã lại gặp phải những đối xử tệ mạt và triều đình Huế không thành thực thi hành các điều khoản trong hiệp ước.

Những khẳng định như thế chỉ có thể là do những kẻ bị các ý đồ xấu xa thúc dục và sẵn có định kiến chống lại nề hòa bình hoàn thành các thắng lợi ở Nam Kỳ do khí giới của chúng ta mang lại. Chúng ta không thể cho những lời đồn tương tự có bất cứ ý nghĩa quan trọng nào."

Người ta thừa biết rằng, những tin đồn đó là do các nhà truyền giáo tung ra. Cho rằng chính sách hòa bình với Tự Đức có hại cho đạo Thiên Chúa, họ dùng đủ mọi cách để phá hoại sự hòa dịu vừa mới có giữa hai phe thù nghịch. Thư từ giữa Bonard và Bộ trưởng bộ Hải quân chứa nhiều tài liệu quý giá về những thủ đoạn của các thừa sai và nhất là về tinh thần thống trị của họ. Các thư từ đó tự chúng đã chứng tỏ hùng hồn lắm rồi, mọi lời bình luận đều trở nên rườm rà.

Bonard viết trong một văn thư mật ngày 24-7-1862: "Chính về phía các nhà truyền giáo mà phát sinh ra những rắc rối nghiêm trọng nhất, nếu chúng ta không hạn chế trong việc che chở hợp lý cho họ và lấy cớ tôn giáo để ủng hộ họ trong các âm mưu chính trị nhằm lật đổ chính quyền hiện hữu, các âm mưu trong đó khổ thay nhiều người trong bọn họ thường bị lôi cuốn vào mà không hề từ chối.

Thật là nguy hiểm nếu ủng hộ họ trong việc làm như thế vì họ sẽ trở thành những kẻ gây loạn thật sự chứ không phải là những kẻ Tử Vì Đạo...

Tái Bút: Tôi vừa nhận được tin tức mới và vội vàng gửi ngay tới Ngài. Tôi xin Ngài hãu cứu xét kỹ những nhận xét trên của tôi, vì càng ngày những hành động và phát biểu của các nhà truyền giáo ở Nam Kỳ càng cho thấy họ cố hết sức đưa chính phủ vào con đường tai họa mà họ đang theo: Lật đổ vua Tự Đức.

Bất kể đến những cảnh cáo của tôi và dù tôi đã khuyến cáo họ là hãy đợi quyết định của chính phủ, của Hoàng Thượng về việc phê chuẩn hiệp ước hòa bình cùng những kết quả của nó, họ vẫn không ngừng gửi ra Huế các gián điệp đầy ý đồ xấu xa nhất, đầy tinh thần đốn mạt nhất.."

Tưởng chúng ta cũng nên biết, tác giả Nguyễn Xuân Thọ cũng đưa ra cùng một tài liệu như trên về thư của Bonard trong cuốn Histoire de la Pénétration Francaise au Vietnam của ông, trang 110-113.

Tiến sĩ sử học Vũ Ngự Chiêu cũng viết về phản ứng của giới truyền giáo đối với "hiệp ước hòa bình" 1862 như sau trong cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập I, trang 152:

Các giáo sĩ và một số giáo dân cực đoan chưa thỏa mãn. Các nhà truyền giáo cảm thấy bị bẽ bàng vì có nỗ lực của các quan tướng Pháp giữ họ đứng ngoài những cuộc thương thuyết cũng như ký hiệp ước. Ngay các giáo sĩ và giáo dân giữ chức thông ngôn cũng chẳng biết gì về nội dung Hiệp ước "Gabriel Aubaret" này. Bởi thế, ngày 23/7/1862, các giám mục Gauthier, Pellerin, và Herrengt cử ba linh mục Croc (Nam Đàng Ngoài), Roy (Đông Đàng Trong) và Devaux (Bắc Đàng trong) rời Sài-Gòn ra Huế để thăm dò tình hình về Hiệp ước 5/6/1862. Ngày 5/8, ba người tới cửa sông Huế. Quan trấn thủ Thuận An đánh 50 roi hai thuyền trưởng đưa họ từ Nam ra. Vì chỉ có giấy giới thiệu của Palanca, mà không có sự chấp thuận của Bonard, ba linh mục phải nói dối là tới giảng đạo. Croc và Devaux được đưa ra Quảng Bình, và giam lỏng ở Đồng Hới. Roy thì bị đưa vào Bình Định. Vụ này tạo nên một đợt rắc rối ngoại giao. Ngày 22/8/1862, Ty Thương Bạc Huế báo cho Bonard về chuyến đi của nhóm Croc, Roy và Devaux. Sau khi truy biết chính Palanca đã cấp giấy phép cho ba giáo sĩ trên, ngày 6/10/1862, Bonard chính thức than phiền với Bộ Ngoại Giao Pháp.

Thêm nữa, mặc dù được quyền tự do giảng đạo và đón nhận một số giáo sĩ cùng giáo dân mới được trả tự do khỏi các ngục tù và các trại giáo hóa, mục tiêu lật đổ Tự Đức vẫn chưa đạt. Các nhà truyền giáo mở một chiến dịch tố cáo vua quan Nguyễn thiếu thành thực, chỉ vờ hòa hoãn để rảnh tay đánh dẹp "con cháu nhà Lê", và vẫn chưa thành tâm phóng thích tất cả những giáo dân bị bắt giữ.

Nhưng Bonard nhiệt tình bênh vực triều đình Huế...

Phối hợp những tài liệu nghiên cứu về sử mà tôi vừa trích dẫn ở trên, chúng ta có thể thấy ngay vấn đề: Gauthier thuộc nhóm giáo sĩ hiếu chiến quá khích, với những ý đồ xấu xa nhất, tinh thần đốn mạt nhất, muốn lật đổ Tự Đức bằng vũ lực, và dùng mọi thủ đoạn để phá hiệp ước 1862. Nguyễn Trường Tộ là kẻ theo hầu Gauthier từ đầu tới cuối, vậy làm sao mà Tộ có thể tiếp tục làm việc cho Soái phủ khi mà Bonard đã không có thiện cảm với nhóm giáo sĩ hiếu chiến, những người đặt quyền lợi tôn giáo lên trên quyền lợi của nước Pháp, trong khi Bonard muốn có hòa bình, dù chỉ là hòa bình giai đoạn để củng cố sách lược xâm chiếm toàn cõi Việt Nam. Từ đây chúng ta có thể suy ra rằng, việc "xin thôi" của Nguyễn Trường Tộ chỉ có thể xảy ra trong một trong hai trường hợp: hoặc Nguyễn Trường Tộ bị Bonard đuổi không cho làm từ dịch nữa vì sự liên hệ của Tộ với Gauthier, hoặc Nguyễn Trường Tộ theo Gauthier nên bỏ Bonard. Trường hợp thứ hai có lẽ đúng hơn vì khi đó, với chính sách "dùng người Việt trị người Việt", Bonard vẫn cần dùng một số tay sai. Nhưng dù sao thì tuyệt đối không phải là vì yêu nước, không trông mong gì ở hòa cuộc (sic), mà Nguyễn Trường Tộ xin thôi, không làm việc cho Soái phủ nữa. Tôi thiết tưởng vấn đề "xin thôi" của Nguyễn Trường Tộ nay đã quá rõ ràng, không còn có thể lừa dối ai được nữa.

Theo lời tự nhận của Nguyễn Trường Tộ thì ông ta cương quyết dứt khoát lập trường bất hợp tác với Pháp qua huyền thoại "xin thôi" của ông. Nhưng có nhiều chi tiết lại chứng tỏ là ông vẫn liên hệ chặt chẽ với Pháp. Vậy thực ra ông đã giữ vai trò gì sau khi cương quyết "xin thôi" không làm từ dịch cho Pháp nữa "mặc dầu nhà cầm quyền Pháp dụ dỗ, nài nỉ" (Trương Bá Cần).

Cố tìm cách chứng tỏ lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ, tác giả Hoàng Thanh Đạm liệt kê một số sự kiện trong một số di thảo của Nguyễn trường Tộ như sau, NTT: HTĐ, trang 115:

Đến tháng 10-1866, N.T.Tộ phát hiện tình hình mới...Do đó ông phản ảnh ngay với triều đình và bàn đến "Khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông" (Di thảo số 20).

Tình hình mới là như thế nào? Pháp đang lúng túng với phong trào kháng chiến ở Cămpuchia, nội bộ quan binh Pháp và quan cai trị Pháp ở Gia Định có mâu thuẫn, và giới thương gia Pháp buôn bán ở Sài-Gòn đang thua lỗ. "Khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông" là như thế nào? Tôi có cảm tưởng là tác giả Hoàng Thanh Đạm chỉ đọc cái đầu đề của bản di thảo số 20 rồi viết theo cảm tính riêng chứ không đọc nội dung bản di thảo. Thật vậy, nội dung bản di thảo lủng củng, lộn xộn, ý nghĩa mập mờ, thiếu đầu thiếu đuôi, và tập trung vào việc đề nghị triều đình Huế liên lạc với một anh Tây mà Tộ quen, có tên là Di Minh, lý lịch không rõ ràng, và mời anh ta về Kinh làm cố vấn, trong khi Tộ sang Pháp. Linh mục Trương Bá Cần ghi chú nơi trang 43, NTT: TBC: "Có khả năng Di Minh là Duval, một anh đội Tây đã tham gia đoàn quân viễn chinh ở Nam Kỳ, một kẻ phiêu lưu đầy tham vọng và giả dối, sau được thăng cấp bậc thiếu úy, tham gia phái bộ của Aubaret tới Huế để thương thuyết về việc Pháp trả lại ba tỉnh miền Đông v..v.." (Duval cũng là tên đã ra ngoài Bắc thúc đẩy Pierre Lê Duy Phụng nổi loạn, gây khó khăn nội bộ cho vua Tự Đức khiến cho triều đình Huế phải chấp nhận nghị hòa. TCN). Theo lời của Nguyễn Trường Tộ thì Di Minh đã lén tới gặp Tộ và trình bày kế hoạch: "Hắn sẽ xin về Pháp vận động dư luận ở đó chống lại Tây soái, ủng hộ Việt Nam hoặc xin giả dạng về Anh chiêu mộ người Anh giúp Việt Nam. Di Minh xin được bí mật tới Huế trình bày kế hoạch." Đó là "khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông" theo kế hoạch của Nguyễn trường Tộ. Cũng may là triều đình Huế đã từ chối đề nghị này, vì chỉ có những kẻ điên mới có thể tin được kế hoạch tin dùng một anh lính Tây để lấy lại ba tỉnh miền Đông.

Ngoài ra, trong di thảo 20, có một đoạn mà tôi đố ai hiểu đó là cái gì. Ông Tộ viết, NTT: TBC, trang 202:

"Hiện nay Tây triều lại có thuyết cho rằng: Nguyên trước tiên hoàng làm tờ giao ước vừa gặp lúc nước tây đại loạn không có vua nên không đủ làm căn cứ. Thế thì việc vịn theo lời giao ước đó mà lấy ba tỉnh vốn không phải bản ý của vua họ. Chỉ vì sự thế đã lỡ rồi, không thể không theo, nhưng xét theo lẽ công bằng thì cũng hơi hối hận vì sự không đủ căn cứ ấy. Bức thư này do một thân nhân của anh ta (Di Minh) làm quan ở Tây gửi cho anh ta. Hiện bức thư còn nằm trong cặp anh ta. Vả lại theo sự bàn luận của mọi người thì cũng phù hợp như vậy..."

Sử gia Hoàng Thanh Đạm và Tiến sĩ sử linh mục Trương Bá Cần có thể soi sáng cho tôi rõ "Bức thư này" là bức thư nào, vì Nguyễn Trường Tộ không hề đề cập đến bức thư nào từ đầu bản di thảo cho đến câu bắt đầu bằng "Bức thư này", và "mọi người bàn luận" của ông Tộ là những ai? Ông Tộ biết rõ cả chuyện "Hiện bức thư còn nằm trong cặp anh ta" , nhưng mọi chi tiết khác đều mù mờ không rõ ràng. Vậy mà người ta vẫn thản nhiên ca tụng Nguyễn trường Tộ là "phản ánh ngay với triều đình và bàn đến "khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông".

Rồi tác giả Hoàng Thanh Đạm viết tiếp:

Cũng trong tháng 10-1866 N.T.Tộ viết "Kế hoạch vận động Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây" (di thảo 21). Ông báo cho triều đình biết ý đồ của Tây soái De La Grandière muốn chiếm luôn cả ba tỉnh miền Tây Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên...

Nguyễn Trường Tộ đã tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp qua hành động cương quyết "xin thôi". Vậy Pháp có còn tin cẩn ông nữa không? Bằng cách nào ông liên lạc với Soái phủ để biết được ý đồ của Tây soái De Lagrandière. Ngay khi ông còn làm từ dịch thì những ý đồ quân sự của Soái phủ Pháp ông cũng không được phép biết đến huống chi nay ông đã tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp rồi. Nhưng vấn đề ở đây là triều đình Huế đã biết đến ý đồ của De La- grandière rồi cho nên chuyện ông Tộ báo cho triều đình biết ý đồ của Tây soái De Lagrandière muốn chiếm luôn cả ba tỉnh miền Tây là chuyện dư thừa, chỉ là cái bộ mặt yêu nước giả tạo của ông.

Thật vậy, sử sách đã viết rõ: đầu năm 1866, De Lagrandière đã phái giáo sĩ Le Grand de Liraye ra Huế để thuyết phục triều đình Huế ký một hiệp ước mới: Pháp sẽ bảo vệ cho Đại Nam về quân sự và ngoại giao, và miễn cả tiền bồi thường chiến phí; đổi lại Đại Nam nhận Pháp bảo hộ, và nhượng thêm ba tỉnh miền Tây. Triều đình không chấp thuận. Ngày 14/10/1866 Lagrandière lại phái Giám đốc bản xứ vụ ở Nam Kỳ là Paulin Vial ra Huế đề nghị nếu vua Tự Đức chịu nhường 3 tỉnh miền Tây, Pháp sẽ miễn cho một nửa chiến phí bồi khoản chưa trả, sẽ phò trợ ngai vàng của nhà vua và bảo đảm cho người nối ngôi vua và sẽ giúp chính phủ Việt Nam dẹp nạn giặc biển. Triều đình Huế vẫn từ chối. (Xin đọc Nguyễn Thế Anh, Ibid., trang 55-56; và Vũ Ngự Chiêu, Ibid., trang 172-173).

Như vậy, ý đồ muốn chiếm 3 tỉnh miền Tây của De Lagrandière đã rõ rệt, triều đình Huế đã biết rõ, cần gì đến Nguyễn Trường Tộ phải viết Di Thảo số 21 ngày 27/10/1866 để báo cho triều đình biết về ý đồ của De Lagrandière? Ngoài ra, trong bản Di Thảo số 21 nêu trên, có một chi tiết chứng tỏ là Nguyễn trường Tộ, sau khi "xin thôi" vẫn liên lạc chặt chẽ với Pháp. Đó là, ông Tộ viết, NTT: TBC, trang 204: "Sau khi thuyền Tây từ Kinh về nghe Tây Soái trình bày với giám mục rằng: "Triều đình đã trả lời như vậy. Tuy chưa giải quyết được nhưng sự việc đã có manh mối, cũng nên đợi xem như thế nào." Điều này chứng tỏ Nguyễn trường Tộ vẫn được dự những cuộc thảo luận giữa Tây soái và giám mục Gauthier về chính trị và quân sự sau khi ông đã tỏ thái độ dứt khoát bất hợp tác với Pháp. Vậy ông Tộ giữ vai trò gì trong những cuộc thảo luận này? Với tư cách là một kẻ theo hầu giám mục Gauthier và đã tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp, tại sao Tây soái vẫn còn cho ông dự những cuộc thảo luận có tính cách chiến lược của Pháp để ông có thể nghe được?

Cũng trong bản Di Thảo số 21 này, ông Tộ còn đề nghị, nhân dịp giám mục Gauthier về Tây, triều đình viết một mật thư nhờ giám mục chuyển thẳng cho Tây triều kể lể sự tình trong nước và nhất là "thêm một hai đoạn tỏ ý như ta muốn thông đồng với họ...". Không có đề nghị nào có thể hoang đường hơn. Thứ nhất, Gauthier là một trong những giám mục chủ trương lật đổ Tự Đức và Gia Tô Hóa Việt Nam, triều đình Huế có thể tin rằng Gauthier thực tâm giúp triều đình "thông đồng" với Tây triều ở bên Pháp không? Thứ đến, thông đồng là để thực hiện một âm mưu. Âm mưu này là gì, là hất cẳng Pháp ra khỏi Nam Kỳ hay để chuộc lại ba tỉnh miền Đông. Nên nhớ, hiệp ước triều đình Huế ký với Aubaret về việc Pháp trả lại ba tỉnh miền Đông đã bị chính phủ Pháp bác, không phê chuẩn. Vậy ông Tộ bảo triều đình thông đồng với Chính phủ Pháp để làm gì, và Pháp có chịu để cho triều đình ta thông đồng hay không? Và đó là một phần trong "Kế Hoạch Vận Động ở Pháp Để Giữ Ba Tỉnh Miền Tây" của thiên tài chính trị và quân sự Nguyễn trường Tộ. Nếu triều đình Huế mà nghe theo những đề nghị của ông Tộ thì chắc chắn chỉ rước thêm cái nhục vào thân. Phải chăng đây mới chính là ý đồ của ông Tộ? Ông Tộ còn đề nghị liên lạc mật với Aubaret, vốn bất mãn vì hiệp ước do mình thương thuyết với triều đình Huế để ký kết không được chính phủ Pháp phê chuẩn, để "nghĩ cách đối phó với Tây soái". Aubaret không mang một chức vị quan trọng nào trong lãnh vực ngoại giao hay quân sự, vậy đối phó với Tây soái bằng cách nào, và Aubaret có chịu phản quốc, đi ngược lại đường lối của chính phủ Pháp, như Nguyễn trường Tộ đã làm đối với triều đình Huế, đối phó với De Lagrandière để giúp triều đình Huế hay không? Nói tóm lại, những đề nghị của Nguyễn trường Tộ trong bản Di Thảo số 21 toàn là những đề nghị không tưởng, mơ hồ và không thực tế. Phân tích kỹ ra thì nội dung những bản Di Thảo của Nguyễn Trường Tộ liên hệ đến những vấn đề ngoại giao, quân sự v..v.. đều có tính chất từa tựa như vậy cả. Ở đây, tôi không muốn đi vào chi tiết những bản Điều Trần hay Di Thảo của Nguyễn Trường Tộ, vì như vậy thì tôi cần riêng một cuốn sách dày vài trăm trang. Hơn nữa, Nguyễn Kha, ALIAS Bùi Kha, đã phân tích khá kỹ lưỡng và chi tiết về những bản Điều Trần quan trọng nhất của Nguyễn trường Tộ trong cuốn NTT: NK & TCN, cho nên tôi không có lý do để nhắc lại ở đây.

Có nhiều bằng chứng khác chứng tỏ tuy Nguyễn trường Tộ đã tự nhận là "cương quyết xin thôi" không hợp tác với Pháp nữa nhưng thật ra vẫn liên lạc chặt chẽ với Pháp và thực sự chỉ là một lá bài của Pháp sử dụng trong sách lược xâm lăng của Pháp. Chứng minh?

1). Trong di thảo số 36, Bãi Bỏ Việc Cử Sứ Bộ Đi Pháp, viết ngày 7/4/1868, Tộ viết: "...Cho nên Nguyên soái đã nói: "Nếu sứ bộ ta đi Tây thì y không chịu đi cùng thuyền. Nói như thế thì ta còn ra thể thống gì nữa?"; và "...Như các quan Triều đình Pháp nói với giám mục Ngô rằng: "An-Nam chân thành hay không chân thành, ta cũng không thiệt hại gì, chẳng qua họ tự làm hại họ mà thôi".

Một câu hỏi được đặt ra là, trong hoàn cảnh nào mà Nguyễn trường Tộ nghe được những lời "nguyên soái nói" hay "các quan triều đình Pháp nói với giám mục Ngô" khi mà ông ta đã cương quyết không hợp tác với Pháp nữa từ năm 1862. Một câu hỏi khác là thể thống của triều đình Huế là phải đi cùng thuyền với nguyên soái Pháp hay sao? Đầu óc của Nguyễn trường Tộ rõ ràng là đầu óc của một tên nô lệ với mặc cảm hèn kém. Tại sao triều đình Huế cử sứ bộ đi Pháp phải đi cùng thuyền với nguyên soái Pháp thì mới ra thể thống? Viết như vậy mà cũng viết ra được, thế mà người ta vẫn khen ông ta là có trí tuệ tuyệt luân. Lương tâm trí thức để đi đâu?

2). Trong di thảo số 34, Trả Lời Các Câu Hỏi Của Triều Đình, viết ngày 15/3/1868, Tộ phân trần:

"Những điều kể trên là tôi tình cờ nghe được các quan Tây nói chuyện với nhau và chê ta là không khéo xử trí. Tháng Giêng năm nay, tôi nghe các quan Tây nói rằng: "Sau khi sứ bộ ta đi Tây về họ sẽ đánh lấy Bình Thuận, để cho ta lại đi Tây nữa, rồi sau họ sẽ đánh lấy Bắc Kỳ, xem ta còn đi đâu, để cho thiên hạ cười chê! Họ biết rõ mưu mô của ta mà chế nhạo ta như thế. Thật là họ không xem ta ra gì cả. Đấy là những lời tôi nghe được, mà lý thế cũng là như thế."

Làm sao mà Nguyễn trường Tộ "tình cờ" nghe được những lời trên của các "quan Tây" nếu không được các "quan Tây" tin cậy và cho ở gần các quan Tây? Phân tích những mâu thuẫn trong một số di thảo, chúng ta thấy rõ là Nguyễn Trường Tộ thôi không làm từ dịch cho Pháp để giữ một nhiệm vụ quan trọng hơn: bắn tin cho triều đình Huế những gì Tây soái muốn nói trong sách lược xâm chiếm Việt Nam của Pháp, tất cả đều phù hợp với chính sách giai đoạn của Pháp, thí dụ như hù dọa triều đình Huế về khả năng quân sự của Pháp, khuyên triều đình bàn hòa khi cần đánh, ngăn cản triều đình gửi sứ bộ đi Pháp (rất có thể thành công vì Pháp đang gặp khó khăn ngay trong nước Pháp), và khi nước nhà ở trong tình thế tuyệt vọng thì lại đưa ra "kế hoạch" đánh úp Gia-Định, một kế hoạch hoang đường, để cho Pháp có cơ hội tóm bắt những người yêu nước.

Nhiệm vụ làm tay sai cho Pháp đã được giám mục Gauthier hé lộ trong Tờ Trình Của Tỉnh Thần Nghệ An Hoàng Tá Viêm, Ngụy Khắc Đản, và Trần Nhượng ngày 26-4-1870. Gauthier nói: "Tên Trường Tộ biết khá nhiều tình thế nước ta, nay (1870. TCN) làm đệ nhất thông ngôn cho giám đốc Tây, chỉ vẽ mọi việc thông dịch sự lý trong các giấy tờ qua lại đều do y cả."

Với những chi tiết như trên, bộ mặt yêu nước mà Tộ tự nhận qua những điều như "Lúc Pháp bắt đầu khởi hấn, có được mời cộng tác, nhưng một mực từ chối" và sau đó "cương quyết xin thôi" không hợp tác với Pháp nữa v..v.., nay đã lộ thành bộ mặt thực: làm tay sai đắc lực cho Pháp, từ 1861 khi ngồi trên hạm đội của Charner về để mở rộng vùng chiếm đóng ở Nam Kỳ, cho đến ngày chết, tháng 10, 1871, sau khi viết một số bản điều trần phù hợp với những giai đoạn xâm chiếm của Pháp, ngụy trang đàng sau một vài bản đề nghị cải cách mà vua quan triều Nguyễn đã biết nhưng chưa thể áp dụng vì hoàn cảnh đặc biệt của đất nước.

Không những thế, một số những lời tự nhận của Nguyễn Trường Tộ chứng tỏ ông ta là người thích khoe khoang khoác lác, thuộc hạng người "đi xa về thường hay nói phét".

Thật vậy, trong Di Thảo số 30, Mục Đích Của Sứ Bộ Đi Pháp, ngày 9 tháng 3, 1868, ông Tộ viết:

Mấy chục năm nay, tôi bôn tẩu trong thiên hạ, thu thập những tình thế biến thiên xưa nay đem những điều đã đọc trong sách nghiệm ra việc đời.

Chúng ta hãy tự hỏi, mấy chục năm nay là bao nhiêu năm tất cả? Đọc niên biểu Nguyễn trường Tộ (xin đọc Trà Ngọc Anh trong NTT: Kỷ Yếu, trang 364-370), chúng ta biết:

- Từ khi sinh ra đến năm 28 tuổi (1858), ông Tộ học quanh quẩn ở quê nhà với một số thầy Nho.

- Từ 1859 đến 1860, ông đi theo hầu giám mục Gauthier ở Hong Kong.

- 1861, ông ngồi trên hạm đội của Charner về nước để giúp Charner trong việc mở rộng các vùng chiếm đóng.

- Ông giúp xây cất một nhà thờ trong khoảng 2 năm, từ tháng 9, 1862 đến tháng 7, 1864.

- Từ 1863 ông bắt đầu viết những bản điều trần.

- Tháng 1, 1867 ông đi theo giám mục Gauthier sang Pháp, tới Paris cuối tháng 3, 1867.

- 25-11-1867, ông và Gauthier lên đường về Việt Nam. Về tới Việt Nam ngày 29-2-1868.

- Ngày 9-3-1868 ông viết bản điều trần số 30.

Tính ra thì ông ở Pháp có 8 tháng trong chuyến đi cùng với giám mục Gauthier, và ở Hong Kong cùng giám mục Gauthier khoảng chưa đầy 2 năm. Đó là những thời gian ông ở ngoại quốc. Vậy thì cái "Mấy chục năm nay, tôi bôn tẩu trong thiên hạ" của ông Tộ ở đâu mà ra, và cái thiên hạ của ông là những chỗ nào? Vậy thì ông Tộ nói láo hay nói thật? Câu trả lời nằm trong câu hỏi.

Cái tính nói phét để lòe thiên hạ của ông Tộ còn hiện rõ trong câu ông tự nhận trong bài "Trần Tình Khải", một bài mà theo tác giả Hoàng Thanh Đạm, đẹp như một áng văn viết bằng nước mắt, như sau:

"Đến lúc lớn lên tôi chu du các nước, những điều mắt thấy tai nghe góp lại thành một sự ích dụng lớn. Về việc học không môn nào tôi không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào là tôi không khảo cứu, nhất là để nghiên cứu về sự thể dọc ngang, tan hợp trong thiên hạ".

Quý độc giả có thấy ở trên đời này có ai huênh hoang khoác lác như vậy không? Nguyên câu đầu: "Đến lúc lớn lên tôi chu du các nước" cũng đủ cho chúng ta thấy ông Tộ đã nói sai sự thực như thế nào. Chu du các nước? Những nước nào, bao giờ và bao lâu? Không thấy ông nói. Nhưng đó là thủ đoạn mập mờ của ông Tộ. Trong phần lớn những bản điều trần, ông toàn viết một điệu mập mờ như vậy, không có gì rõ ràng, không có những chi tiết chứng thực. Xét hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ, đâu có phải ai muốn đi ra nước ngoài thì đi. Phương tiện và tiền bạc, ông có không? Ông chỉ có thể xuất ngoại bằng cách đi theo hầu giám mục Gauthier.

Thời gian ông ở ngoại quốc, Hong Kong và Pháp, tổng cộng tất cả là chưa đầy 3 năm. Trong 3 năm này ông học được những gì, đọc bao nhiêu sách, những sách nào. Trong 8 tháng ông cùng giám mục Gauthier sang Pháp vào năm 1867 ông còn có nhiệm vụ lo mua những dụng cụ cần thiết để mở trường kỹ thuật ở Huế. Ông còn bao nhiêu thì giờ để đọc sách và những sách nào? Ông không hề nói. Kiến thức của ông về các môn học trước khi ông tự nhận đã "để ý tới" là ở trình độ nào, học ở đâu, ai dạy. Lối học của Tây phương là lối học tích lũy, từng trình độ một, không phải với cái vốn học tiếng Pháp trong vài năm do giám mục dạy mà có thể đọc bất cứ một cuốn sách thuộc một bộ môn nào là có thể hiểu được ngay những vấn đề trong bộ môn đó. Chính linh mục Trương Bá Cần cũng phải thú nhận rằng, NTT: TBC, trang 63: "Còn về Tây học, thì ông quả có được các linh mục thừa sai và, đặc biệt, giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp và truyền đạt một số kiến thức khoa học, chỉ có thể là, rất phổ thông. Bởi vì các thừa sai thuộc Hội truyền Giáo Nước Ngoài của Paris (M.E.P) tuyệt đại bộ phận chỉ học xong chương trình phổ thông, rồi vào các đại chủng viện học làm linh mục để được gửi đến các nước truyền đạo."

Với cái vốn liếng về khoa học "rất phổ thông" này, ông Tộ có đủ trình độ để đọc những tác phẩm khoa học Tây phương về các bộ môn mà ông kể hay không? Trong 58 bản điều trần mà người ta thường cho là của ông, ông không hề nhắc đến bất cứ một tác phẩm Tây phương nào hay tác phẩm nào của "thiên hạ" trừ vài cuốn của Tàu. Phần chắc là ông đã chép vài đoạn từ cuốn Tân Thư của Tàu ra và tất cả chỉ là những khoa học mô tả, thuộc loại "vật lý học cho các thi sĩ" (Physics for poets) để cho họ đọc và có một khái niệm sơ khởi tổng quát về vấn đề chứ không thể hiểu sâu xa để có thể áp dụng trong việc canh tân đất nước. Đọc những đoạn ông Tộ viết về khoa học, những người không ở trong các ngành khoa học có thể cho đó là những kiến thức sâu sắc. Riêng tôi, tôi thấy kiến thức của ông về khoa học rất hời hợt, phiến diện. Những điều ông mô tả về quang học, cơ học, hóa học v..v.. chỉ là những khái niệm thông thường về các bộ môn trên trong thời đó mà người ta có thể thấy trong bất cứ một cuốn sách khoa học phổ thông nào. Đi sâu vào những bộ môn khoa học, đặc biệt là thiên văn, vật lý và kỹ thuật, ngay trong thời ông Tộ, bất cứ người nào cũng cần phải có một vốn kiến thức tích lũy về toán học ở trình độ đại học, nhất là về đại số học, toán vi phân và tích phân. Và tôi không tin rằng ông Tộ có thể có những kiến thức như vậy, xét những chi tiết về tiểu sử của ông. Văn chương, thơ phú, sử ký, địa lý, tứ thư, ngũ kinh thì may ra ông Tộ, nếu là người thông minh, có thể đọc và hiểu lấy được, chứ khoa học và toán học thì "không thầy đố mày làm nên". Tôi có thể chứng minh điều nhận xét trên qua sự phân tích vấn đề như sau.

Trong di thảo số 5, Kế Hoạch Làm Cho Dân Giàu Nước Mạnh, ông Tộ chỉ tán hươu tán vượn chứ chẳng trình bày một kế hoạch nào rõ ràng. Nhất là trong Mục 1 với đầu đề: Xin Kê Ra Các Phương Pháp Làm Hột Nổ Và Đúc Súng, Đúc Kim Loại Cùng Các Môn Quang Học, Cơ Học, Hóa Học, Khai Thác Mỏ Than, tôi đố ai có thể soi sáng cho tôi biết những "phương pháp" đó là như thế nào, và dựa vào những "phương pháp" của ông Tộ trong bài này, ai có thể đúc được súng, làm hột nổ v..v..? Sau cái đầu đề như trên, ông Tộ bắt đầu bằng câu:

Điều cốt yếu để thực hiện các phương pháp trên, trước hết phải có khí cụ. Các môn ấy phải được thi hành thực sự. Việc học lý thuyết thực ra không khó (thật vậy sao?), mà thực hành thì khó, hơn nữa phí tổn rất nhiều, nhưng thu lợi cũng rất lớn.

Việc học tập và sắm khí cụ phải thực hiện đồng thời, không thể thiếu một. Nếu đã được học qua loa như tôi mà không có khí cụ khi gặp khó khăn lại không có người chỉ vẽ thì cũng chỉ biết lý thuyết và công dụng mà thôi, và cũng còn khó đem ra thực hành được...

Nói tổng quát thì phương pháp đúc súng đạn và chế hột nổ cần nhất ở cơ học, và có cả quang học giúp vào. Còn phép đúc kim loại và khai thác mỏ than thì cần nhất về cơ học và có hóa học giúp vào. về phép lái tàu thì cốt ở quang học và có trắc lượng học, toán học giúp vào...

Đọc những đoạn trên tôi phì cười vì rõ ràng là ông Tộ chẳng biết gì về cơ học, quang học, hóa học v...v... Ông chỉ viết lăng nhăng làm ra vẻ ta hiểu nhiều hiểu rộng, nhưng tuyệt đối không có một chi tiết nào để chỉ rõ những "phương pháp" mà ông đề xướng nó như thế nào, theo những giai đoạn nào v..v... Ông tự nhận là ông chỉ được học qua loa, đọc qua loa thì đúng hơn vì ông đâu có theo học trường khoa học kỹ thuật nào, cho nên những "phương pháp" của ông cũng chỉ có tính cách qua loa. Theo lời ông viết ở trên thì muốn thực hiện các phương pháp của ông, trước hết phải biết về cơ học, quang học, hóa học, và toán học. Vậy thì phải gửi người đi học các bộ môn trên. Phải có trình độ khoa học như thế nào mới có thể học các bộ môn trên, và học trong bao nhiêu năm, để có thể áp dụng chúng?

Cái dỏm của ông Tộ còn thể hiện rõ trong di thảo số 58, Bài Tựa Sách Đàm Thiên Luận trong đó ông bàn về thiên văn học và chép ở một cuốn sách nào đó đoạn chứng minh về thuyết trái đất chuyển động. Ông kết luận bài này bằng câu:

Những ai có chí với dân tộc hãy nên tìm tòi nghiên cứu trong môn học này (thiên văn), do đó cũng có thể hiểu được đại cương những bí mật của trời đất.

Những người có chí với dân tộc là những người yêu nước, muốn cho dân tộc mình hùng cường, dân giàu, nước mạnh. Môn thiên văn học giúp ích gì trong việc canh tân đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh? Thiên văn học là bộ môn khoa học khảo sát vũ trụ ngoài trái đất, đặc biệt là sự quan sát, tính toán, và diễn giải lý thuyết về vị trí, kích thước, sự phân bố, chuyển động, cấu tạo, và sự tiến hóa của những thiên thể. Vậy môn học này giúp ích gì trong việc làm cho quốc gia trở nên phú cường mà ông Tộ khuyên những ai có chí với dân tộc hãy nên tìm tòi nghiên cứu môn học này? Môn học này chỉ để tăng sự hiểu biết của con người về nguồn gốc và sự cấu tạo của vũ trụ, nó hầu như là một môn học có tính cách xa xỉ trong những xã hội giàu có Âu Mỹ để thỏa mãn óc tìm tòi, tìm hiểu về vũ trụ của con người. Khoan kể là muốn hiểu về thiên văn tạm gọi là vững, ít ra ngưòi học cũng phải đủ vốn liếng để đọc "Principia" của Newton, biết những kết quả khảo cứu của Galileo, Huyghens, phải biết giải một số những phương trình vi phân đồng thời (simultaneous differential equations), phải nắm vững những bài toán về 2 vật, 3 vật, n vật (problems of 2 bodies, 3 bodies, n bodies), phương trình Lagrange v..v.., liên hệ đến môn cơ học các thiên thể (celestial mechanics). Ngay trong thời đại này, những sinh viên khoa học trình độ cao học (sau cử nhân) còn cảm thấy khó khăn trước những bài toán trên, huống chi là Nguyễn trường Tộ chỉ có vài năm vốn liếng tiếng Pháp, học với vài thừa sai, và trình độ khoa học toán học có thể nói là con số không. Ngoài ra, tác dụng có ích trực tiếp duy nhất của môn thiên văn học cho nhân loại là nó phá đổ thuyết sáng tạo như được viết trong Thánh Kinh, kéo con người ra khỏi vòng mê tín dị đoan của một nền Thần học Ki Tô Giáo đã lỗi thời. Lẽ dĩ nhiên, môn học này một trong toàn bộ sự tiến hóa kiến thức của con người và không thể thiếu sót trong học trình, nhưng nó chẳng có gì đặc biệt hơn, nếu không muốn nói là thứ yếu so với nhiều môn học khác, mà những người có chí với dân tộc phải để tâm học hỏi mới có thể giúp nước.

Qua sự phân tích về một số điểm ở trên, có lẽ chúng ta đã có thể nhận rõ nhân cách của Nguyễn trường Tộ là như thế nào, và thực chất con người cũng như kiến thức của ông ra sao. Ở đây, tôi không muốn nhắc lại những luận điểm mà tôi đã trình bày trong cuốn NTT: NK & TCN. Sau đây tôi sẽ lướt qua vài điểm thuộc tư tưởng và phương pháp luận của tác giả Hoàng Thanh Đạm trong cuốn NTT: HTĐ.

1). Như đã nói ở trên, khi phê bình cuốn NTT: NK & TCN của Nguyễn Kha và Trần Chung Ngọc, tác giả Hoàng Thanh Đạm không đi vào những luận điểm của hai tác giả trên mà chỉ đưa ra những ý kiến theo cảm tính riêng. Ngoài ra, tác giả có vẻ như thiếu tinh thần trung thực, không hiểu vì cố ý hay sơ sót, và có nhiều định kiến khi viết chương phê bình cuốn NTT: NK & TCN.

Nơi trang 106, tác giả Hoàng Thanh Đạm viết:

a) Nói về sai lầm lý thuyết kinh thánh, hai tác giả nhấn vào mấy điểm:

- Kinh thánh nói rằng quả đất và loài người do Thượng đế tạo dựng cách đây từ 6000 đến 10.000 năm. Nhưng khoa học chứng minh rằng quả đất có hàng triệu năm về trước, Thái dương hệ gồm Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất... xuất hiện cách đây 5 tỷ năm (Tr. Ch. Ngọc nói là 15 tỷ năm) (như trên, trang 48 và 225).

Có lẽ tác giả đã dùng một ấn bản nào khác của cuốn NTT: NK & TCN chứ không phải ấn bản của Giao Điểm xuất bản, vì trích dẫn như trên, với câu để trong dấu ngoặc đơn, tác giả có ý muốn cho độc giả hiểu lầm là Tr. Ch. Ngọc cho rằng trái đất xuất hiện các đây 15 tỷ năm. Thực sự thì nguyên văn câu viết của Tr. Ch. Ngọc như sau:

Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể trách ông Nguyễn trường Tộ là không biết đến những khám phá của khoa học ngày nay, rằng tuổi của vũ trụ là khoảng 15 tỷ năm và tuổi của trái đất là 4 tỷ rưỡi năm.

Nếu tác giả Hoàng Thanh Đạm biết tôi đã được đào tạo trong bộ môn khoa học nào thì có thể ông đã không có can đảm viết như vậy.

2). Nơi trang 122, để bênh vực đề nghị của Nguyễn trường Tộ để cho các Giám mục, linh mục lo việc giáo dục, cứu tế xã hội, tác giả Hoàng Thanh Đạm viết:

Một kiến nghị thực tâm và thiện chí như thế bị anh Ng. Kha thêm vào mấy chữ "do giám mục tình báo Gauthier cử người điều khiển" lập tức biến thành âm mưu hại nước. Còn anh Ngọc thì sợ "mất đặc thù văn hóa dân tộc." Phải chăng đặc thù văn hóa Việt Nam là không cần chăm sóc người nghèo và trẻ mồ côi?

Tác giả Hoàng Thanh Đạm có lẽ không biết nhiều về đạo Gia Tô. Trong cuốn NTT: NK & TCN, tôi đã trình bày vài tài liệu của giới trí thức Pháp trong thế kỷ 19 về sự thành công của họ trong việc "Giật con em ra khỏi bàn tay giáo dục của các linh mục, vạch trần những đạo đức giả của giáo hội Gia Tô (Arracher l'enfant au moine, dévoiler les hypocrisies de l'Église Catholique) vì nền giáo dục do các linh mục, giám mục quản lý là để "dạy dỗ những đứa trẻ chống lại tổ quốc của chúng và cản sự tiến bộ của chúng" (Élever des enfants contre leur pays et contre leur temps). Tác giả Hoàng Thanh Đạm đã lờ đi những sự kiện trên để đặt một câu hỏi lạc hướng có tính cách lên án tôi là chủ trương không cần chăm sóc người nghèo và trẻ mồ côi. Tôi cho thủ đoạn trên không được chuyên nghiệp (unprofessional) và không đẹp. Những tài liệu sau đây sẽ giúp tác giả Hoàng Thanh Đạm biết rõ hơn về sách lược nắm giáo dục để đồng hóa và gia tô hóa dân Việt Nam của thực dân và các giáo sĩ Pháp và tay sai bản địa.

Trong cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập I, trang 154, Tiến sĩ sử học Vũ Ngự Chiêu viết:

Để làm dịu lại sự chống đối của các nhà truyền giáo, Bonard ủy cho họ nghiên cứu và thiết lập trường học để "giáo hóa" dân bản xứ, thực hiện kế hoạch "trồng người" hầu cung cấp nhân lực cho việc xây đắp và duy trì nền tảng của đế quốc Pháp ở Đông Dương. Một tiểu chủng viện bắt đầu hoạt động ở Sài-Gòn để đào tạo giai tầng trí thức "tân trào" hầu thay thế giai tầng văn thân / nho sĩ. Ngoài ra còn nâng đỡ các giáo sĩ trong việc mở mang họ đạo, xây dựng nhà thờ, thu mua hoặc chiếm đóng các đền miếu, chùa chiền và ruộng đất bỏ hoang của dân tị nạn chiến tranh.

Và Luận Án Tiến Sĩ Quốc Gia của Cao Huy Thuần tại Pháp năm 1968, Christianisme et Colonialisme au Vietnam 1857-1914 (Ki-Tô Giáo Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam) là một nguồn tài liệu vô cùng phong phú về sách lược đồng hóa của Pháp sau khi chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ. Dưới đề mục Enseignement Congréganiste, Moyen Pour Réaliser L'Assimilation (Giáo Dục Trường Dòng, Phương Tiện Để Thực Hiện Sự Đồng Hóa) chúng ta có thể đọc những đoạn như sau, trang 207-212:

"Sự truyền bá đạo Gia Tô nhất định là phương tiện chắc chắn nhất để một dân tộc thuộc về chúng ta. Trong sáu tỉnh, sự truyền bá này sẽ được thực hiện bởi các trường dạy trẻ. Những người An-Nam không theo Ki Tô Giáo không có sự ghê tởm nào đến độ không giao phó con cái họ cho những nhà truyền giáo và thật là vô ích nếu chúng ta bắt buộc họ phải để cho con em họ rửa tội trước khi được nhận vào trường học, vì sự cải đạo vào Gia Tô giáo sẽ trở thành tự động và không có một trở ngại nào. Những trường học sẽ là một cơ hội tốt để chúng ta đồng hóa hoàn toàn dân tộc này bằng cách đưa ngay họ lên hàng những quốc gia dùng tiếng Tây bởi sự dẹp bỏ chữ Nho.."

Qua ngòi bút của Aubaret, viên phụ tá của mình, Đô đốc Bonard đã trình bày cho ông Bộ trưởng về mục đích giáo dục ở Nam Kỳ như trên.

Giao phó hoàn toàn cho các nhà truyền giáo và dưới sự kiểm soát của nền hành chánh (thực dân. TCN), nền giáo dục này được chia ra làm hai bậc: tiểu học và trung học.

Do giáo dục trung học, người ta có thể cung cấp cho giới giáo sĩ những linh mục Việt Nam để tăng cường, và đào tạo những người cho họ có khả năng để dần dần đưa vào giữ những chức vụ cai trị khác nhau mà người ta không thể tìm được đủ người Pháp có những kiến thức cần thiết. Khi người Pháp đến Sài-Gòn, tuyệt đối không biết gì về tiếng nói bản xứ và không có thì giờ cũng như ý muốn học hỏi, họ phải cần đến ngay những thông dịch viên; phái bộ truyền giáo miền tây Nam Kỳ hào phóng tình nguyện cung cấp phần lớn những chủng sinh để tạm thời phục vụ cho chính quyền thực dân. (Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký, Tôn Thọ Tường, Paulus Huỳnh Tịnh Của v..v.. đều nằm trong số thông dịch viên đầu tiên này, cung cấp bởi các giáo sĩ quan thầy như Lefèbvre, Gauthier, Pellerin, Croc v..v.. TCN)

("La propagation du catholicisme est certainement le moyen le plus sur d'avoir un peuple complètement à nous. Cette propagation dans les six provinces se fera par des écoles d'enfants. Les Annamites qui ne sont pas chrétiens n'ont aucune répugnace à confier leurs enfants aux missionnaires et il serait inutile d'exiger d'eux que ces enfant pour être admis fussent préalablement baptisés, car la conversion au catholicism se fera d'elle même et sans la moindre entrave. Les écoles seront une belle occasion de nous assimiler entièrement ce peuple en le mettant tout d'un coup au rang des nations de langue européenne par la suppression des caractères chinois.."

Par la plume d'Aubaret, son aide-de-camp, l'amiral Bonard exposait ainsi au ministre le but de l'enseignement en Cochinchine.

Confié entièrement aux missionnaires et soumis au contrôle de l'Administration, cet enseignement se divisant en deux degrés: l'enseignement primaire et l'enseignement secondaire.

Par l'enseignement secondaire, on fournirait au clergé le moyen de se renforcer par des prêtres viêtnamiens, et on formerait, pour occuper les divers emplois de l'Administration, đes hommes capables de remplir peu à peu les différentes fonctions publiques, pour lesquelles il était impossible de trouver un nombre de Francais suffisant et possédant les connaissances nécessaires. Quand les Francais arrivèrent à Saigon, ignorant absolument la langue du pays et n'ayant ni le temps ni la volonté de l'apprendre, ils eurent immédiatement besoin d'interprètes; la mission de Cochinchine occidentale fournit volontairement et généreusement la plus grande partie de ses séminaristes qui furent mis temporairement au service du gouvernement colonial.)

Nhưng giáo dục trung cấp chỉ là chính sách giai đoạn và cấp thời của thực dân Pháp. Chính sách giáo dục lâu dài để đồng hóa và Gia Tô hóa dân tộc Việt Nam mới là chính sách mà Pháp chú trọng tới, và đây là chính sách giáo dục tiểu học. Thật vậy, Tiến sĩ Cao Huy Thuần đã trình bày sách lược này như sau, Ibid., trg. 209:

Nhưng chính giáo dục tiểu học mới là điểm tập trung tất cả sự quan tâm của các đô đốc toàn quyền. Tương lai địa vị của Pháp ở Nam Kỳ tùy thuộc vào đó. Đào tạo một thế hệ mới thấm nhập ý thức hệ Ki Tô Giáo và do đó, xa lạ với văn minh tổ tiên của họ, người ta đã xây dựng một căn bản vững chắc trên đó nền thống trị của Pháp được đặt một cách vững chắc và vĩnh cửu...

(Mais c'est sur l'enseignement primaire que se concentrait toute l'attention des amiraux-gouverneurs. L'avenir de la position francaise en Cochinchine en dépendait. En formant une nouvelle génération acquise aux idées chrétiennes et, par conséquent, étrangère à la civilisation de leurs ancêtres, on construirait une base solide sur laquelle reposerait définitivement, éternellement la domination francaise..)

Sách lược giáo dục trẻ em từ nhỏ không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các đô đốc toàn quyền mà còn là mối quan tâm của giới giáo sĩ, vì sách lược truyền đạo và thực dân luôn luôn đi cùng với nhau. Thật vậy, trong cuốn Catholicism et Sociétés Asiatiques (Gia Tô Giáo và Những Xã Hội Á Châu), Tiến sĩ Yoshiharu Tsuboi đã viết, trang 151:

Nếu những linh mục của Hội Truyền Giáo Nước Ngoài đặt rất nhiều mức độ quan trọng vào việc giáo dục trẻ em trong những trường học của họ là vì họ nghĩ rằng lợi lộc của sự truyền đạo thì đồng nhất với chính sách thực dân. Đối với họ, trường học là phương tiện tốt nhất để truyền bá đức tin Ki Tô mà cũng là phương tiện tốt nhất để củng cố thuộc địa. Chúng ta hãy kể ra, một lần nữa, lời của linh mục Wibaux (Linh mục phó sứ tại Sài Gòn. TCN): "Vả lại không có cách nào mau chóng hơn và hữu hiệu hơn để tiếp xúc với dân bản xứ, thần dân của Pháp. Những đứa trẻ đó sẽ nhận được một nền giáo dục và một huấn thị tôn giáo không những chỉ có lợi cho chính chúng, mà còn lợi cho những ai mà sau này, do ở hàng địa vị cao, chúng có thể tác dụng trên họ những ảnh hưởng bổ ích. Vậy, sự mở ra các trường học là cách tốt nhất cho chính sách thuộc địa hóa và cho sự truyền bá tôn giáo.

(Si les pères des Missions Étrangères accordent beaucoup d'importance à l'enseignement des enfants dans leurs écoles, ils pensent alors que l'intérêt de l'évangélisation s'identifie à celui de la colonisation. Pour eux, les écoles constituent le meilleur moyen de propagation de la foi chrétienne mais aussi d'affermissement de la colonisation. Citons, de nouveau, the père Wibaux: "Il n'y a pas d'ailleurs d'autre moyen d'entrer plus rapidement et plus efficacement entre relations avec les indigènes, sujets de la France. Ces enfants y recevront, d'autre part, une éducation et une instruction religieuse qui ne profiterons pas seulement à eux seuls, mais à tous ceux sur lesquels s'exercera plus tard la salutaire influence de leur supériorité, et de leur rang. La création des écoles est donc le meilleur moyen de colonisation et de propagande religieuse.)

Đến đây, tôi hi vọng tác giả Hoàng Thanh Đạm đã hiểu tại sao tôi không đánh giá cao đề nghị của Nguyễn Trường Tộ: đem nền giáo dục và các viện mồ côi đặt vào tay các giám mục, linh mục Gia Tô, nghĩa là đem con em của chúng ta đặt vào tay họ trong khi tại chính nước Pháp giới trí thức đã thành công trong việc giật con em ra khỏi tầm tay giáo dục của họ. Nếu tác giả Hoàng Thanh Đạm nghiên cứu thêm về thực chất các việc từ thiện và các viện mồ côi của Gia Tô Giáo trên khắp thế giới thì ông có thể sẽ thấy rõ vấn đề hơn.

Đề nghị trên của Nguyễn Trường Tộ có nằm trong sách lược thuộc địa hóa và Gia Tô hóa Việt Nam của thực dân và các giáo sĩ Pháp hay không? Với sự phân tích về nhân cách của Nguyễn trường Tộ ở những phần trên, và qua các tài liệu đã trích dẫn, tôi nghĩ câu trả lời cho câu hỏi trên thật đã rõ ràng.

3). Nơi trang 123, tác giả Hoàng Thanh Đạm viết:

Đọc hết cuốn sách của hai bạn Việt kiều ở Mỹ, những người kính yêu Nguyễn trường Tộ không khỏi liên hệ đến cách nhìn của các nhân vật chủ chiến thời Tự Đức từng để ra khẩu hiệu "Bình Tây Sát Tả", và từng kiến nghị triều đình xử tử N.T. Tộ. Cuốn sách của hai bạn không phải là vô tình mà là cố ý chôn vùi một danh nhân đất nước trong khi hầu hết các học giả trong nước đều tôn vinh ông, nhất là trong thời đại ngày nay, yêu cầu đổi mới đất nước đang là một yêu cầu nóng bỏng để đưa dân tộc ta tiến kịp đà văn minh thế giới hiện đại.

Chúng tôi có thể khẳng định là, khi tìm hiểu sự thực về Nguyễn trường Tộ, chúng tôi đã phân tích rất nhiều tài liệu và từ đó suy ra những kết luận, chứ không liên quan gì đến vấn đề chủ chiến hay chủ hòa. Chúng tôi, trong cuốn trước cũng như trong cuốn này, chỉ muốn vạch rõ thực chất Nguyễn trường Tộ là con người như thế nào, dựa trên những tài liệu lịch sử và trên ngay chính những điều ông ta viết trong những bản điều trần. Qua nhận định của chúng tôi, chúng tôi không thấy ở ông Tộ một điểm nào để có thể tôn ông lên làm danh nhân của đất nước. Theo như tác giả Hoàng Thanh Đạm viết thì vì "yêu cầu đổi mới đất nước", hầu hết các học giả trong nước đều tôn vinh ông Tộ, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng nhu cầu đổi mới đất nước là phải tôn vinh những người như Nguyễn trường Tộ, Trần Lục, Pétrus Ký, hay Alexandre de Rhodes mà những chứng liệu lịch sử liên hệ đến những nhân vật trên ngày nay đã quá rõ ràng. Khoan kể là sự tôn vinh Nguyễn Trường Tộ của đa số học giả trong nước thường chỉ do cảm tính, do đó sử liệu căn bản và lý luận chưa đủ để thuyết phục người đọc, nhất là những người đã từng để tâm nghiên cứu về Nguyễn trường Tộ.

Muốn tiến kịp văn minh thế giới thì bài học đầu tiên chúng ta cần học là phải tôn trọng sự tự do suy tư trí thức. Thứ đến là tinh thần trách nhiệm và lương thiện trí thức trong việc viết sử, không để cho cảm tính cá nhân hay áp lực, mua chuộc của chính quyền hay thế lực tôn giáo chi phối.

4). Trong đoạn kết của chương phê bình cuốn NTT: NK & TCN, trg. 127-128, tác giả Hoàng Thanh Đạm đã nêu lên vài thắc mắc là tại sao Nguyễn Kha và Trần Chung Ngọc lại viết về Nguyễn Trường Tộ khác với đa số học giả trong nước, và đưa ra vài phỏng đoán vô căn cứ về nguyên nhân.

Tôi thật quả thất vọng vì không ngờ một sử gia cỡ Hoàng Thanh Đạm lại có thể đặt bút viết những đoạn như trên. Đoạn văn trên có vẻ như biểu lộ một tâm cảnh "suy bụng ta ra bụng người" và không kém phần mâu thuẫn.

Thứ nhất, tác giả viết là chúng ta nên có "một thái độ coi trọng trí tuệ...,một thái độ dung hòa, khoan dung, tiếp cận giữa các quan điểm đối lập" nhưng tác giả lại lên án quan điểm về Nguyễn Trường Tộ của Nguyễn Kha và Trần Chung Ngọc, những quan điểm bất đồng với tác giả, là "mạt sát" Nguyễn Trường Tộ trong khi thực ra cái mà tác giả gọi là "mạt sát" chỉ là những kết luận từ một phân tích tổng hợp dựa trên các tài liệu mà độ chính xác của chúng khó ai có thể phủ bác. Điều này thật là hiển nhiên khi tác giả chỉ lên án mà không hề chứng minh là Nguyễn Kha và Trần Chung Ngọc "mạt sát" Nguyễn Trường Tộ ở chỗ nào. Tôi có cảm tưởng tác giả "viết thì hay" nhưng khi bắt tay vào việc thì lại làm trái hẳn với những lời viết.

Thứ nhì, giữa thời đại ngày nay, thời đại của hòa hợp dân tộc, chúng ta có nên vì hòa hợp dân tộc mà phải bẻ cong lịch sử, tôn vinh một tay sai đắc lực cho Pháp lên làm danh nhân dân tộc hay không? Những mánh mưu chính trị giai đoạn không thể xếp cùng hàng với những công cuộc nghiên cứu lịch sử nghiêm túc để trả lại công bằng cho lịch sử.

Thứ ba, tác giả đã tự hạ thấp mình qua vài câu không phải là phê bình mà chỉ là một thủ đoạn không đẹp với mục đích hạ thấp đối phương bằng cách đưa ra những phỏng đoán về cá nhân họ tuy những phỏng đoán này không có một căn bản xác thực nào và cũng chẳng ăn nhằm gì tới (irrelevant) các chủ đề thảo luận. Do đó tôi thấy không cần thiết phải trả lời tác giả hay làm sáng tỏ về những điểm trên, vì chúng không thuộc cái gọi là phương pháp luận của tác giả.

5). Sau cùng, tôi xin có vài lời về Phần Phụ Lục với đầu đề Những Danh Ngôn Của Nguyễn Trường Tộ của tác giả Hoàng Thanh Đạm.

Tác giả tự nhận là đã nảy ra sáng kiến biên tập lại tất cả những danh ngôn của Nguyễn Trường Tộ qua 58 bản di thảo, và tác giả đã ghi được trên 600 câu có ý nghĩ sâu sắc đáng gọi là danh ngôn. Thật là một công trình vĩ đại. Chỉ có điều những câu mà tác giả cho là danh ngôn của Nguyễn Trường Tộ lại không phải là danh ngôn mà chỉ là "ranh ngôn", còn những danh ngôn thực sự thì lại không phải của Nguyễn Trường Tộ. Chứng minh?

Nhưng trước hết, thế nào là danh ngôn? Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh: Danh ngôn = Lời nói minh chính, mọi người đều phục - Lời nói có nghiệm (parole célèbre). Theo Hán Việt Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn thì Danh Ngôn = Lời hay, câu nói có giá trị. Sau đây tôi sẽ liệt kê một số danh ngôn của Nguyễn Trường Tộ mà tác giả Hoàng Thanh Đạm đã biên tập lại, nhưng sẽ không đi vào việc phê bình, xin để cho quý độc giả tự mình đánh giá xem chúng có phải thực sự là danh ngôn hay không, có đúng với định nghĩa "danh ngôn" của Đào Duy Anh hay của Nguyễn Văn Khôn hay không? Tôi tin rằng quý độc giả sẽ phá ra cười khi đọc những "danh ngôn" của Nguyễn trường Tộ. Quý vị nào tò mò muốn biết thêm những "danh ngôn" của Nguyễn Trường Tộ, xin kiếm cuốn NTT: HTĐ mà đọc. (Tôi quảng cáo không công cho tác phẩm của tác giả Hoàng Thanh Đạm)

1. Tôi không ham kinh doanh, không thích chuyện vợ con, đoạn tuyệt với hai thứ cạm bẫy tài và sắc.

2. Những sự cầu danh ham lợi, lấn lướt, tranh công, tôi coi như mây bay nước chảy.

3. Tôi ở nước ngoài đã lâu (bao lâu?), biết rõ sức của họ, tinh tường tính tình của họ...

4. Tôi đã cực lực từ chối lời mời của họ (thật vậy sao?), nhưng sau nghĩ rằng tình thế nước ta tạm hòa là thượng sách, như thế tôi ở lại may ra góp được một phần nhỏ đối với việc bàn hòa. (Xin đọc phần phân tích lời tự nhận này ở trên).

5. Không khi nào tôi dựa vào thế của mình (thế của một từ dịch?) mà quên đại nghĩa.

6. Dù bần cùng đến phải làm đứa ăn xin thì tôi thà làm đứa ăn xin chứ không chịu theo mà phụng sự cho địch. (Thật vậy sao?)

7. Bản lĩnh học thuật của tôi là nắm cho được cái mấu chốt của sự thăng trầm xưa nay, sự thịnh suy giữa ta và người.

8. Nếu được triều đình tin dùng, một khi xong việc, quét sạch quân thù tôi xin từ chức về vườn ngay để phụng dưỡng mẹ già, còn tước lộc quyết không dám nhận.

9. Biết thời cơ sắp đến, sự thế sắp thành thì đón trước từ xa ngoài vạn dặm. (Thật là đúng với Nguyễn trường Tộ khi đến Đà Nẵng đón Genouilly).

10. Kẻ sĩ phải liệu trước việc sẽ xảy ra để đón kịp thời thế (Như trên).

11. Người hiểu biết là phải biết xoay chuyển, chứ không định một chỗ (Gió chiều nào xoay chiều ấy).

12. Con thú bị khốn quẫn còn cắn càn, huống chi là con người (Vậy con người khi khốn quẫn còn cắn càn hơn con thú?)

13. Ta xưa bị Trung Quốc xâm chiếm, tàn phá, tưởng như tạo vật gieo họa, nhưng cũng chính là phúc, vì nhân đó mà nước ta trở thành một nước văn hiến.(Vậy chúng ta nên tôn vinh 1000 năm đô hộ của Tàu và nên đón nhận việc Pháp xâm chiếm, tàn phá?)

14. Phải biết sống theo hoàn cảnh mới là người sáng suốt, hiểu đúng đạo lý. (Đạo lý nào?)

Trên đây là một số những lời điển hình của Nguyễn Trường Tộ mà tác giả Hoàng Thanh Đạm xếp vào loại "danh ngôn". Những lời tự đề cao và sai sự thực như vậy thì hay ở chỗ nào và có giá trị cho ai? Sau đây là một số "danh ngôn" khác mà tác giả cũng xếp vào loại "danh ngôn của Nguyễn Trường Tộ".

15. Thánh Vương sở dĩ thành công là vì...

16. Muôn sự khó ở lúc đầu (Vạn sự khởi đầu nan?)

17. Con rết trăm chân không bao giờ ngã.

18. Kinh Dịch nói: ... (danh ngôn của N.T.Tộ?)

19. Đức Thánh Khổng nói:... (Như trên)

20. Dự Nhượng nói:... (Như trên)

21. Người xưa nói:... (Như trên)

22. Người xưa có câu:... (Như trên)

23. Khổng Tử nói:... (Như trên)

24. Bậc tiên hiền nói:... (Như trên)

25. Tể Tướng Hàn Dụ nói:... (Như trên)

26. Vua nước Anh nói:... (Như trên)

27. Khổng Minh nói:... (Như trên)

28. Quản Trọng, danh tướng nước Tề nói:... (Như trên)

29. Sách Luận Ngữ nói:... (Như trên)

30. Giả Nghị nói:... (Như trên)

31.

Và còn nhiều nữa, nhưng tôi cho như vậy kể ra cũng đủ để cho chúng ta có thể đánh giá mà không sợ sai lầm tác phẩm của tác giả Hoàng Thanh Đạm. Tuy không có ý định phê bình những "danh ngôn" của Nguyễn Trường Tộ nhưng có một câu tôi không thể bỏ qua. Đó là câu: "Giáo Hoàng tuy không dùng binh quyền nhưng thực ra là người chiết trung mọi việc tranh chấp giữa các nước và vốn được các nước khâm phục, chiêm ngưỡng."

Tôi có thể nói ngay rằng đây là điều mà Nguyễn Trường Tộ đã bị các giáo sĩ Gia-Tô nhồi sọ, vì "danh ngôn" trên hoàn toàn không có gì đúng với sự thực. Lịch sử các giáo hoàng Gia-Tô là một lịch sử ô nhục, chứa đầy những ngụy tạo, tội ác và loạn dâm, tàn sát lẫn nhau, tham tiền tham bạc, phi luân, vô đạo đức v..v.. Một vài chi tiết về lịch sử một số giáo hoàng đã được trình bày trong cuốn Đức Tin Công Giáo của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản năm 2000, Chương II, trang 174-179. (Quý độc giả nào muốn biết thêm chi tiết các chuyện “thâm cung bí sử” của Gia-Tô Giáo La Mã có thể đọc cuốn Những Đại Diện Của Ki-Tô: Cái mặt Đen Tối Của Giáo Hoàng Triều (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy) của Tổng Giám Mục Peter de Rosa, trong đó có một chương nói về Triều Đại Giáo Hoàng Do Điếm Trị (Papal Pornocracy) mà Hoàng Thiên đã dịch với đầu đề không được sát nghĩa cho lắm: Triều Đại Dâm Loạn Của Các Giáo Hoàng, và đăng trong Tuyển Tập I: Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, do ban nghiên cứu đạo giáo ở Texas xuất bản và phát hành năm 1994. Độc giả cũng có thể đọc những cuốn sau đây: Những Giáo Hoàng Đồi Bại (The Bad Popes) của E. R. Chamberlin; Vạch Trần Những Sự Thực về Các Giáo Hoàng: Một Nghiên Cứu Thẳng Thắn về Vấn Đề Nhục Dục và Đồi Bại trong cung đình Vatican (Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex and Corruption in the Vatican) của Arthur Frederick Ide; Những Chuyện Tình Ái của Vatican hay Những Tình Nhân Yêu Chuộng của Các Giáo Hoàng (The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of the Popes) của Tiến sĩ Angelo S. Rappoport.)

Nguyễn Trường Tộ đâu có biết là trước thời ông không lâu, Giáo hoàng Pius VI đã bị tước hết quyền lực và trở thành "công dân giáo hoàng" (citizen Pope) (1798), bị đầy hết nơi này đến nơi khác trong vòng một năm rưỡi khắp nước Ý - Montesori, Viterbo, Bolsea, Siena, Florence, Certosa, Parma, Bologna. Vừa mới đến Bologna, ngày 10 tháng 4, 1799, chỉ 10 phút sau ông ta đã được lệnh phải sửa soạn để 2 giờ sau bị giải về Pháp. Trong khoảng từ 1776 đến 1798, giáo hoàng mất tất cả quyền lực và đất đai ở Naples, Austria (Áo), Spain (Tây Ban Nha), Portugal (Bồ Đào Nha), Holland (Hòa Lan), Belgium (Bỉ), Hungary (Hung Gia Lợi), Italy (Ý), và Poland (Ba Lan).

Tháng 5, 1808, Napoléon sáp nhập tất cả đất đai của giáo hoàng Pius VII vào đế quốc quốc Pháp và tuyên bố La Mã là thành phố tự do của đế quốc Pháp, giáo hoàng chỉ có tự do trong nhiệm vụ hướng dẫn tinh thần.

Giáo hoàng liền trả đũa, tuyên bố "tuyệt thông (excommunicate) Napoléon vì hắn đã xâm phạm di sản của Thánh Phê-rô. Khi Napoléon nghe báo cáo về điều này, ông nói: "Giáo hoàng là một tên khùng hết cỡ, phải tống giam hắn lại". (The pope is a wild fool, he has to be interned). Rồi tới tháng 6, 1809, theo lệnh của Napoléon, giáo hoàng Pius VII bị bắt làm tù binh và tống xuất (deported) về Pháp.

1843, cuộc cách mạng ở Ý nổi giậy, đoàn quân cách mạng lam chủ ở La Mã, Giáo hoàng Pius IX cùng 2 phụ tá là Marcantonio và hồng y (thế tục vì không xuất thân từ linh mục, lay cardinal) Antonelli đang đêm chạy trốn về Naples, rồi về Pontici. Pius IX thỉnh cầu Pháp, Áo, Tây Ban Nha cho hắn trở về La Mã và được toại nguyện ngày 12 tháng 4, 1850. Nhưng rồi đoàn quân của Garibaldi tiến vào bao vây La Mã, tước hết mọi đất đai của giáo hoàng. Người dân Ý ở La Mã, với 46.785 phiếu thuận và 47 phiếu chống, đã tước bỏ quyền cai trị của giáo hoàng, từ chối làm công dân của Vatican và trở thành công dân của nước Cộng Hòa Ý.

Quốc hội Ý thông qua một đạo luật qui định đất đai thuộc giáo hoàng còn lại là Vatican, điện Lateran, các văn phòng của giáo hoàng, và nơi nghỉ mát ở lâu đài Gandolfo, tất cả thu gọn trong phạm vi bằng vài cái sân đá banh, công nhận chủ quyền độc lập của giáo hoàng trong phạm vi này. Tình trạng này kéo dài cho tới ngày nay. (Những chi tiết trên, xin đọc trong cuốn Sự Suy Thoái và Sụp Đổ của Giáo Hội La Mã (The Decline and Fall of the Roman Church), Chương cuối: Decline and Fall, của Malachi Martin, thuộc Dòng Tên, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh của giáo hoàng ở La Mã (Jesuit Professor at the Pontifical Blical Institute of Rome)).

4. Kết Luận.

Trong phần phân tích trên, dựa trên những sự kiện lịch sử và những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, tôi đã chứng minh Nguyễn Trường Tộ không phải là người yêu nước. Lòng yêu nước chỉ có trong những lời tự nhận của ông mà tôi đã chứng minh là chúng chứa đầy mâu thuẫn và hoàn toàn không đúng với lịch sử. Tôi cũng đã chứng minh rằng kiến thức của Nguyễn trường Tộ về chính trị, quân sự v..v.. cũng chẳng có gì đặc biệt, chẳng qua chỉ là những kiến thức thu thập được vì có cơ hội đọc qua loa cuốn Tân thư và vài cuốn khác của Tàu do các thừa sai dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Tàu. Đa số những bản điều trần của ông viết song hành với sách lược xâm chiếm Việt Nam của Pháp và chỉ có lợi cho Pháp. Những đề nghị giúp triều đình Huế trong việc "bàn hòa", "thu hồi sáu tỉnh Nam Kỳ", hay "kế hoạch đánh úp thành Gia Định" thuộc loại hoang tưởng, mơ hồ, và có hại nhiều hơn chứ không thể thành công. Những điều bàn về khoa học rất mơ hồ, hời hợt, phiến diện. Vài chương trình dài hạn về giáo dục, quân sự, cải tổ phong tục v..v.. có đôi chút giá trị nhưng thực ra chỉ là cái bình phong che dấu bản chất làm tay sai cho Pháp, đúng như Trần Tiễn Thành đã nhận xét: "Xét các khoản này năm trước y cũng đã trình bày nhưng chưa tiện thực hành, nay lại đề cập viện dẫn lý thế hiện tại và điển cố biện thuyết, chẳng qua chỉ là muốn tỏ ra có lòng vì mình thôi." (NTT: TBC, trg. 479).

Trước đây, do hoàn cảnh đất nước và do thiếu sử liệu, và vì huyền thoại Nguyễn trường Tộ đã được truyền tụng qua nhiều thế hệ, cho nên có một số học giả đã đánh giá không đúng mức nhân vật Nguyễn Trường Tộ. Đây thật ra không phải là lỗi ở họ, và không ai có thể trách họ về những điều bất cập này. Nhưng ngày nay, trong thời đại mà những sử liệu đã quá rõ ràng, những văn bản điều trần bằng chữ quốc ngữ đã xuất hiện, điều khó hiểu đối với tôi là, một cuốn sách thuộc loại nghiên cứu một nhân vật lịch sử như cuốn Nguyễn trường Tộ: Thời Thế & Tư Duy Cách Tân của Hoàng Thanh Đạm vẫn có thể ra đời. Nếu cuốn đó viết bởi một tác giả không biết gì về sử thì không nói làm gì, nhưng đây lại là một tác phẩm viết bởi một sử gia lão thành, đã từng nghiên cứu về Nguyễn trường Tộ trong 20 năm. Tôi chưa được hân hạnh đọc những tác phẩm trước của tác giả Hoàng Thanh Đạm. Nhưng sau khi đọc cuốn NTT: HTĐ tôi thấy việc tìm đọc những cuốn này không còn cần thiết nữa.

Một điều rất đáng phàn nàn trong cuốn NTT: HTĐ là tác giả đã phải dùng đến cái bình phong "vận dụng tư tưởng và phương pháp luận của chủ thuyết Mac - Lênin và Hồ Chí Minh" để chống đỡ mọi sơ sót và yếu kém trong tác phẩm của mình, mà không nghĩ ra rằng chính những luận cứ sai lầm trong tác phẩm đã hạ thấp cả Mac - Lênin lẫn Hồ Chí Minh.

Điều đáng phàn nàn thứ hai là tác giả đã đưa ra vài nhận xét của cụ Phan Bội Châu hay chủ tịch Hồ Chí Minh về Nguyễn Trường Tộ, rằng Nguyễn trường Tộ là người kính Chúa yêu nước v..v.., và ngụ ý những nhận xét đó là không thể sai lầm mà quên rằng những nhận xét đó được phát biểu trong thời đại nào và trong hoàn cảnh chính trị nào.

Điều đáng phàn nàn thứ ba là tác giả cũng phải viện dẫn đến Lênin và Đặng Tiểu Bình để ca tụng "nhân cách lớn" của Nguyễn trường Tộ nhưng lại viết một cách ngược chiều, thí dụ như: "Lập luận của ông (Nguyễn Trường Tộ) tựa hồ như chính sách tô nhượng của Lê Nin...và cũng giống như chính sách khai phóng mở cửa của Đặng Tiểu Bình.." mà quên rằng cả LêNin lẫn Đặng Tiểu Bình đều sinh sau Nguyễn trường Tộ cả mấy chục năm (phải chăng Lênin và Đặng Tiểu Bình đều lấy ý của Nguyễn trường Tộ?) và chính sách khai phóng mở cửa thì chính Trung Hoa, Nhật Bản, và Thái Lan đã thực hiện từ thế kỷ 19.

Điều đáng phàn nàn thứ tư là tác giả đã lý luận rằng, vì nhu cầu đổi mới, vì hòa hợp dân tộc, nên quan điểm của Nguyễn Kha và Trần Chung Ngọc về Nguyễn trường Tộ trong cuốn NTT: NK & TCN, bất đồng với quan điểm của số đông học giả trong nước, là "ngược dòng", là với tâm, cách nhìn, thái độ không đúng đối với vấn đề văn hóa và cách tân.

Trong một cuộc phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái, nhà văn Dương Thu Hương có những nhận định rất tiêu cực và cực đoan về những trí thức trong nước (Báo Ngày Nay, Minnesota, ngày 1-1-2002). Tôi không tin như vậy. Tôi cho đó là những nhận định vơ đũa cả nắm, nhưng có lẽ những nhận định đó có thể đúng với một số nhỏ. Tôi rất hi vọng ở tầng lớp trí thức Việt Nam, nhất là lớp trẻ, những người có đủ trình độ và lương thiện trí thức để làm những công việc nghiên cứu nghiêm túc trong mọi bộ môn chứ không riêng gì về sử học. Và tôi đã thấy có nhiều dấu hiệu như vậy.

 

THƯ MỤC THAM KHẢO

Alain Forest & Yoshiharu Tsuboi, Catholicisme et Sociétés Asiatiques, L'Harmattan, Sophia University (Tokyo), 1988.

Cao Huy Thuần, Christianisme et Colonialisme au Vietnam (1857-1914), Luận Án Tiến Sĩ Quốc Gia, Pháp, Paris, 1968. (Bản tiếng Việt: Giáo Sĩ Thừa sai Và Chính sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914), Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội, 1002.

Chamberlin, E. R., The Bad Popes, A Signet Book, New York, 1969.

Ellerbe, Helen, The Dark Side of Christian History, Morningstar & Lark, Orlando, Florida, Fifth Printing,1999.

Hoàng Thanh Đạm, Nguyễn Trường Tộ: Thời Thế & Tư Duy Cách Tân, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ T.P. Hồ Chí Minh, 2001.

Ide, Arthur Frederick, Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican, AA Press, TX, 1987.

Manhattan, Avro, 1. The Vatican's Holocaust, Ozark Books, Springfield, MO., 1986; 2. The Vatican Billions, Paravision Books, London, 1972; 3. Catholic Imperialism and World Freedom, Watts & Co., London, 1952; 4. Vietnam: Why Did We Go?, Chick Publications, CA., 1984

Martin, Malachi, 1. The Decline and Fall of the Roman Church, Bantam Books, New York, 1983.

Nguyên Vũ (Vũ Ngự Chiêu), Paris Xuân 96, Văn Hóa, Houston, 1997.

Nguyễn Kha & Trần Chung Ngọc, Nguyễn Trường Tộ: Thực Chất Con Người Và Di Thảo, Giao Điểm, Cali., 1998.

Nguyễn Thế Anh, Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ, Lửa Thiêng xuất bản.

Nguyễn Xuân Thọ, Histoire de la Pénétration Francaise au Viet Nam (1858-1897), Trung Tâm Văn Hóa Linh Sơn, HI., 1993.

Rappoport, Angelo S., The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of The Popes, Barnes & Nobles Books, New York, 1995.

Rosa, Peter de, Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Crown Publishers, New York, 1988.

Trần Chung Ngọc, 1. Công Giáo Chính Sử, Giao Điểm, Cali. 1999; 2. Đức Tin Công Giáo, Giao Điểm, Cali. 2000.

Trương Bá Cần, Nguyễn trường Tộ: Con Người Và Di Thảo, Nhà xuất bản T.P. Hồ Chí Minh, 1988.

Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập I, Văn Hóa, Houston, 1999.

Nguyễn Trường Tộ Với Vấn Đề Canh Tân Đất Nước, Nhiều Tác Giả, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Việt Nam, 1992.

Nguyễn Trường Tộ: Con Người và Sự Thật, Nhiều Tác Giả, Houston, 1998.


Mời đọc bài khác về NTT của Trần Chung Ngọc

- Lại Vẫn Là Huyền Thoại “Nguyễn Trường Tộ”

- Nguyễn Trường Tộ - Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất