TÔI ĐỌC "ĐẤT VIỆT..." &

"HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT" Của Phan Thiết

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt037.php

01 tháng 8, 2009

 

LTS: Đây là một bài nằm trong cuốn "Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo" mà Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc viết chung với Đại đức Thích Nhật Từ, Giao Điểm xuất bản năm 2000. Bài viết đã từng được đăng ở http://www.buddhismtoday.com/  và http://www.giaodiem.com/. Bài của Thích Nhật Từ là một bài giáo khoa rất dài về Phật Giáo có tính cách khoa bảng và có ghi hàng nối địa chỉ trong bài. Kỳ đăng lại hôm nay, tác giả Trần Chung Ngọc có sửa chữa đôi chút so với các bản trước. Nội dung bài viết này phơi bày những xuyên tạc về Phật Giáo cùng vạch ra những sai lầm của ông "Phan Thiết" khi ông viết về Ki Tô Giáo. (SH)


 

I. Vài Lời Nói Đầu.

 

Đồng thời với cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” của GH John Paul II, tôi đã đọc cuốn Đất Việt, Người Việt, Đạo Việt (Đất Việt...) của Phan Thiết, nxb Văn Nghệ Tiền Phong, 1995-1996. Theo như lời tự giới thiệu của tác giả thì Phan Thiết là bút hiệu của Nguyen Kim Khanh (Nguyễn Kim Khanh? Khánh?), một trí thức Gia Tô có bằng Cử Nhân Luật đại học Saigon, vào khoảng 1965-66 gì đó. Nghe nói ông ta đã từng làm Thẩm phán ở Phan Thiết. Không như cuốn Người Việt, Đất Việt của Toan Ánh, chỉ nói về người Việt và đất Việt, nội dung cuốn sách của ông Phan Thiết chẳng phải về Đất Việt, Người Việt và Đạo Việt, mà là để phê bình những cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục của hai tác giả Việt Nam theo Gia Tô La Mã Giáo vào cuối thế kỷ 18, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Ở Việt Nam, luận án Tiến Sĩ Quốc Gia tại Pháp của Cao Huy Thuần, Bão Biển của Chu Văn, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của Đỗ Mậu, vài cuốn về Triết học và Dân Tộc của Giáo Sư Trần Văn Giàu. Phần còn lại là viết lăng nhăng về Phật Giáo và quảng cáo huênh hoang cho Thiên Chúa Giáo tuy tác giả không hề biết gì về Phật Giáo, và cũng không hề đọc Thánh Kinh. Tác giả cũng không hề biết đến những tác phẩm nghiên cứu về Thiên Chúa Giáo của ngay một số Giám mục, linh mục và của các nhà Thần học, giáo sư đại học, học giả chuyên gia về tôn giáo.

Viết trong tâm cảnh của một tín đồ Gia Tô ngu đạo, cuồng tín, tác giả đã lên án các tác phẩm trên là "chống Gia Tô", làm như chống Gia Tô là một trọng tội đáng chê trách, trong khi "chống Gia Tô" chỉ có nghĩa là chống tội ác, chống mê tín dị đoan, chống đạo đức giả, chống độc tài, chống nô lệ ngoại bang v...v..., và chống những hành động phi dân tộc, phản dân tộc của một số tín đồ Gia Tô Việt Nam. Điểm đặc biệt là Phan Thiết, ngoài nghề viết lách chẳng ra gì, còn làm nghề buôn nón cối, chụp mũ tất cả các tác giả mà ông phê bình là tay sai của CS, kể cả Phật Giáo chống Nhu Diệm vào đầu thập niên 60. Điều này kể cũng dễ hiểu, vì đó chỉ là phản ứng của Phan Thiết trước tiếng chuông rung "Chống Cộng""Xuyên Tạc Phật Giáo Bằng Mọi Giá", theo đúng sách lược của các "bề trên" ăn không ngồi rồi ở Tòa Thánh Vatican, nghĩ cách phá đạo khác.

Đọc xong cuốn sách trên tôi đã có ý định viết một bài "điểm sách" để phê bình. Nhưng suy đi nghĩ lại tôi thấy không đáng, vì tôi còn bận nhiều việc khác, nhưng phần lớn vì nội dung cuốn sách phản ánh một kiến thức phiến diện, nghèo nàn, thấp kém; một tâm cảnh lắt léo, nặng về xuyên tạc và chụp mũ; một sự ám ảnh hoang tưởng (paranoid); một niềm tin mù quáng.

Có lẽ vì thấy cuốn “Đất Việt…” không có một phản ứng nào từ phía Cọng Sản hay Phật Giáo nên năm 1999, Phan Thiết lại cho ra một tác phẩm khác nhan đề Hành Hương Đất Phật (HHĐP), gồm có hai phần, HHĐP IHHĐP II. Tôi được biết, tác giả đã gửi bản thảo cuốn này tới nhà xuất bản Văn Hóa ở Houston, Texas, Hoa Kỳ, nhưng giám đốc nhà xuất bản Văn Hóa, Tiến sĩ Sử Học Vũ Ngự Chiêu đã từ chối không nhận xuất bản, chắc vì thấy giá trị của cuốn sách sẽ kéo danh tiếng của nxb Văn Hóa xuống bùn đen. Cuốn sách này được nhà xuất bản Southern Stars Publisher ở bên Úc xuất bản và phát hành. Giá trị trí thức của nhà xuất bản này ra sao, tôi không rõ.

Cũng như cuốn Đất Việt..., cuốn HHĐP chẳng phải là Hành Hương Đất Phật mà chủ yếu là để xuyên tạc và trình bày Phật Giáo theo cái hiểu, nếu có thể gọi là hiểu, của tác giả về Phật Giáo. Nếu phê bình cho đúng thì đây là hành động của một người phù hợp với định nghĩa "Côn Đồ Văn Hóa" của Giáo sư Sử học Nguyễn Mạnh Quang trong cuốn Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, với mục đích duy nhất là dùng cái bình phong "Hành Hương Đất Phật" để "Hành Hung Đạo Phật" bằng ngôn từ gian dối, xảo quyệt và nhiều khi khá tục tĩu, hạ cấp của một trí thức Gia Tô. Khi Giáo hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng trong đó có vài nhận định sai lầm về Phật Giáo thì giới trí thức trên thế giới phê bình là kiến thức của Ngài về Phật Giáo thuộc loại kiến thức của các thừa sai theo gót thực dân trong thế kỷ 19. Nhưng ít ra đó cũng là một kiến thức bắt nguồn từ một số nhận định hẹp hòi và sai lầm về Phật Giáo Tiểu Thừa. Còn kiến thức của Phan Thiết thì không thể gọi là kiến thức, mà là những điều tạp nham mà tác giả thuyết giải một cách nham nhở theo ý riêng, với mục đích rõ rệt là dựng lên một người rơm để rồi chính tay mình quật nó xuống đất, hi vọng với thủ đoạn này, tác giả có thể hạ thấp Phật Giáo. Điều này Tòa Thánh đã muốn làm từ bao thế kỷ nay, và với những bộ óc thượng thặng trong hàng Giáo phẩm ở Vatican, từ Giáo hoàng trở xuống, và những tay sai bản địa ở Việt Nam còn làm không nổi, cũng như mưu toan xuyên tạc, hạ thấp Phật Giáo để "vinh danh Thiên Chúa trên Trời" của các Thừa sai Gia Tô, song hành với chủ nghĩa Thực Dân của Tây phương, ở Á Đông, cũng đã hoàn toàn thất bại, ngoại trừ ở Phi Luật Tân và trong những ốc đảo ngu dốt (Từ của LM Trần Tam Tĩnh) ở Việt Nam, vậy thử hỏi một đầu óc như của Phan Thiết mà chúng ta sẽ thấy rõ trong phần phê bình sau thì sẽ làm được gì?

Như một đoàn lữ hành, Phật Giáo cứ thản nhiên "đường ta, ta cứ đi" (la caravane passe), những tiếng ồn ào bâng quơ bên đường không thể ngăn cản bước tiến của Phật Giáo. Ngày nay, sau bao thế kỷ bị giam hãm trong cái bóng tối dày đặc của các Thần Giáo, đặc biệt là của Gia Tô La Mã Giáo (Tiến sĩ Barnado: The Thick darkness of Romanism), Tây phương cũng như khắp nơi trên thế giới đã nhận ra được chân giá trị của Phật Giáo. Sự bành trướng của Phật Giáo trên thế giới song song với sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo ở ngay cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây là Âu Châu, đã làm "lạnh xương sống" những kẻ buôn Thần bán Thánh đến nỗi từ giáo chủ cho đến một số tín đồ nô lệ đã phải viết sách để xuyên tạc Phật Giáo, phê bình nhảm nhí về Phật Giáo, hòng ngăn chặn ảnh hưởng của Phật Giáo trên đám tín đồ. Nhưng mưu đồ "hàm huyết phún nhân" đã không còn tác dụng trong một thế giới đã tiến bộ nhiều về trí thức, trong đó cây gươm (để giết người) và bó củi (để thiêu sống người) đã bị tước khỏi bàn tay đẫm máu của Giáo hội. [Theo John Remsburg trong cuốn False Claims] Phan Thiết chắc không biết đến những sự kiện này nên cố gắng vớt vát, làm công việc của con Dã Tràng. Tôi rất tiếc bắt buộc phải dùng đến một số danh từ tả chân chính xác như trên. Phật Giáo thường dạy chúng ta phải dùng ái ngữ nhưng cũng dạy chúng ta phải dùng trí tuệ để ứng xử tùy theo trường hợp. Trong trường hợp này, dùng ái ngữ có nghĩa là giả dối, che đậy sự thật, và ngu xuẩn như là khi bị tát má này thì đưa má kia cho người ta tát thêm (lời Giêsu dạy), dung dưỡng sự bất công và bạo hành. Đưa ra những sự thật và dùng danh từ chính xác chỉ có nghĩa giải hoặc với mục đích vạch trần những thủ đoạn xuyên tạc gian dối nhằm hạ thấp Phật Giáo, chứ không có nghĩa là dùng cùng những phương pháp gian dối, xuyên tạc để trả đũa.

Đọc hai cuốn Đất Việt...HHĐP của Phan Thiết, tôi có thể thấy rõ thực chất kiến thức cùng những tiểu xảo của tác giả trong cách trình bày vấn đề, được tóm lược trong bảy nhận định tổng quát sau đây:

1. Tác giả tự xưng là đã nghiên cứu về Phật Giáo trong nhiều năm nhưng kiến thức của tác giả về Phật Giáo có thể nói là một con số không vĩ đại, vì nó thuộc loại tạp nham vặt vãnh, vô cùng hời hợt và méo mó lệch lạc một cách không thể tưởng tượng được.

2. Tác giả nhắc đến nhiều kinh sách Phật Giáo nhưng thực ra tác giả chưa hề đọc những kinh, sách này, khoan nói đến chuyện tìm hiểu ý nghĩa của kinh.

3. Tác giả đưa ra một loạt những khẳng định vô trách nhiệm (affirmation gratuite), những khẳng định này nhiều khi lại chính là những lời thú nhận về một kiến thức hẹp hòi và trình độ thấp kém của tác giả.

4. Tác giả liệt kê tên một số sách mà tác giả dùng làm tài liệu để tỏ ra mình là người trí thức, đọc rộng, biết nhiều, nhưng phân tích kỹ chúng ta có thể thấy đó là một thủ đoạn lừa bịp độc giả vì những điều tác giả viết chứng tỏ tác giả không biết rõ nội dung và cũng có thể chẳng bao giờ đọc những cuốn đó.

5. Nhiều chỗ tác giả bịa ra những chuyện vô căn cứ, mơ hồ, không ghi rõ xuất xứ, để đạt được mục đích của mình, chưa kể là đôi khi còn trình bày những chuyện giả tưởng một cách tục tĩu, phản ánh nền tảng giáo dục của tác giả.

6. Tác giả quảng cáo, đánh bóng Gia Tô Giáo như một con vẹt, với những khẳng định thuộc thời Trung Cổ, hoặc của các thừa sai thực dân như Alexandre de Rhodes, không cần để ý đến sự kiện là những tiến bộ trí thức của nhân loại đã phá đổ hoàn toàn nền Thần Học của Gia Tô Giáo, một nền Thần học cũ kỹ, lỗi thời, hoang đường, phản khoa học, phi lôgic mà ngày nay chỉ còn được sử dụng để chiêu dụ tín đồ trong đám cùng dân thấp kém, ít học hay vô học; và trong những tín đồ đã bị điều kiện hóa từ trong sữa mẹ, chỉ còn có thể phản ứng theo tiếng chuông Pavlov.

7. Bản chất của tác giả là một tín đồ Thiên Chúa Giáo cuồng tín, nghĩa là, theo định nghĩa của Giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang trong cuốn Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, tổng hợp của ngu, dốt, huênh hoang và hung hăng, cho nên nhiều đoạn tác giả viết rất hung hăng về Phật Giáo, rất huênh hoang về Gia Tô Giáo, và trong cả hai lãnh vực, để lộ cái vốn liếng hiểu biết kém cỏi, lệch lạc, bệnh hoạn của mình ra, khoan kể là nhiều khi cùng dùng những từ ngữ hạ cấp, tục tĩu, phản ánh bản chất vô giáo dục của tác giả.

Đó là những nhận định tổng quát của tôi về Phan Thiết, tác giả hai cuốn Đất Việt, Người Việt...và Hành Hương Đất Phật. Phải chăng những nhận định trên là những khẳng định vu vơ vô căn cứ, vô trách nhiệm mà tôi đưa ra để phản bác tác phẩm của một người tự xưng là "trí thức Thiên Chúa Giáo"? Tuyệt đối không phải. Trong phần chứng minh sau đây, tôi sẽ phân tích chi tiết một số đoạn viết nhảm nhí của Phan Thiết để quý độc giả có thể thấy rõ thực chất mưu đồ, thủ đoạn, và kiến thức thực sự của Phan Thiết ra sao.

Thật ra thì tôi chẳng muốn phí thì giờ để phê bình những tác phẩm vô giá trị, không đáng phê bình. Nhưng sau khi đọc câu sau đây của tác giả, nghe có vẻ khiêm nhường nhưng thực chất là để che dấu một thủ đoạn không mấy đẹp:

"Tôi luôn luôn ý thức trách nhiệm về những dòng chữ của mình nên hoan hỉ đón nhận sự chỉ giáo, phê bình, chỉ trích, đối thoại của bạn đọc. Tôi xem các vị như thầy, là ân nhân giúp tôi tiến bộ."

tôi nghĩ bỏ chút thì giờ ra để giải hoặc, may ra có thể chỉnh lại phần nào đầu óc bệnh hoạn và sự thiếu lương thiện trí thức của tác giả, tưởng cũng không phải là chuyện vô ích.

Tuy nhiên, có một điều tôi cần nói rõ trước hết: tôi thực sự không muốn làm thầy Phan Thiết. Bậc cổ đức đã chẳng dạy: "Làm đầy tớ người trí còn hơn là làm thầy kẻ ngu" hay sao? Theo quan điểm của Phật Giáo, kẻ ngu không phải là kẻ biết ít hay không biết, mà là kẻ tự cho là mình biết và chấp vào những điều mình biết, dù rằng những điều mình biết là sai lầm, do đó không chịu mở mang đầu óc để thu nhận kiến thức của nhân loại. Phật Giáo nói đến kẻ "ngu si vô trí" là nói đến những kẻ không biết rõ sự thực về một vấn đề nào đó mà lại cứ cho là mình biết rõ. Nhưng đây thuộc về ngã mạn nên ngu si vô trí dù sao cũng còn đỡ hơn là những kẻ không có đến cả một sự lương thiện trí thức tối thiểu, những kẻ phải dùng đến những thủ đoạn thấp kém, xuyên tạc sự thật, ngôn từ hạ cấp, tục tĩu, không đếm xỉa gì đến liêm sỉ, với hi vọng có thể đạt được những mục đích đen tối bắt nguồn từ một tâm cảnh cuồng tín của mình.

Thứ đến, qua hai cuốn sách trên, tác giả đã tạo cơ hội để tôi trình bày những sự hiểu biết của tôi về tôn giáo, nhất là về Phật Giáo và Ki Tô Giáo, đối chiếu với những hiểu biết của tác giả để độc giả thấy rõ đâu là sự thật. Những hiểu biết tôi trình bày trong bài phê bình này đều dựa trên luận lý và sự kiện, chứ không dựa trên cảm tính cá nhân hoặc niềm tin tôn giáo cá nhân. Tuy nhiên, tôi sẽ giới hạn tối đa việc diễn giải giáo lý Phật Giáo vì đó không phải là mục đích của tôi khi phê bình Phan Thiết.

Trong bài phê bình này tôi sẽ lần lượt trình bày và luận về kiến thức tạp nham của Phan Thiết về Phật Giáo và Ki Tô Giáo. Và đây cũng chỉ là những nhận định chính về hai cuốn sách của Phan Thiết. Nếu phê bình cho hết những sai lầm và những lời viết láo lếu trong hai cuốn sách của Phan Thiết, tôi không còn thì giờ làm việc gì khác nữa, và bài phê bình này sẽ trở thành một cuốn sách dầy gấp ba 2 cuốn của Phan Thiết cộng lại. Tôi thực sự không muốn lãng phí thời gian vào những việc không đáng.

 

II. Phê Bình Phan Thiết Viết Về Phật Giáo.

 

Trước hết, chúng ta hãy phân tích vài đoạn sau đây của Phan Thiết viết về Phật Giáo. Từ những đoạn này chúng ta có thể thấy rõ mục đích, thủ đoạn, và lương tâm trí thức của Phan Thiết.

Đối với những sách viết về Phật Giáo, tác giả Phan Thiết cho rằng, (HHĐP I, trg. 18):

"Cuốn sách có giá trị nhất là cuốn Phật Học Tinh Hoa của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần viết cách nay hơn nửa thế kỷ. Vậy mà trình độ như tôi phải đọc tới hai ba lần mới thấm được phần nào ý nghĩa."

Đọc câu trên chúng ta phải hiểu là trình độ của Phan Thiết cao lắm (trình độ như tôi phải...mới...). Phan Thiết đã cho chúng ta thấy rõ "trình độ" của ông trong câu viết trên, một trình độ cho rằng cuốn sách viết về Phật Giáo có giá trị nhất là cuốn Phật Học Tinh Hoa. Phải đọc tới hai ba lần mới thấm được phần nào ý nghĩa trong cuốn Phật Học Tinh Hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần thì tôi có thể biết ngay là “trình độ” của Phan Thiết thực sự ở mức nào. Thật là tội nghiệp cho một con ếch ngồi dưới đáy giếng. Nhưng thôi, chúng ta hãy bỏ qua câu khẳng định chứng tỏ một kiến thức nghèo nàn của một "cái Ta" vĩ đại này, và hãy đi vào sự phân tích các khẳng định khác của Phan Thiết về Phật Giáo để xem "trình độ" của tác giả như thế nào.

Trong cả hai cuốn Đất Việt...HHĐP, Phan Thiết đều nhắc đi nhắc lại về một điều hoang tưởng của mình: (1) Trọng tâm của đạo lý và triết lý của Phật Tổ là diệt ngã. (HHĐP, trg. 14); (2) Cái đạo diệt ngã của Thích Ca chẳng ai theo được. (HHĐP, trg. 20); (3) Mục tiêu của đạo Phật là đạo diệt ngã. (HHĐP, trg 46); (4) Khi Ngài Chakya (nguyên văn) Muni thành đạo, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề Ngài nghĩ rằng: "Ta đã tìm ra chân lý giải thoát rất khó nhận thức, chỉ những kẻ nào thật thông minh may ra mới hiểu nổi. Giáo lý của ta là diệt ngã, mà loài người ai chịu bỏ cái ngã của mình... (Đất Việt..., trg. 174); (5) Đạo Phật theo đúng nghĩa thì phải đem vào tín ngưỡng Việt Nam thuyết luân hồi và giáo lý diệt ngã (Đất Việt..., trg. 295); (6) ..đi qua Trung Quốc ở đấy đạo Phật đã biến thể từ một đạo diệt ngã trở thành đạo vị ngã (Đất Việt..., trg. 295); (7) Như thế đạo Phật có còn là cái đạo diệt ngã của Đức Thích Ca Mâu Ni không? (Đất Việt..., trg. 295); (8) Các tăng sĩ đạo Phật ở nước ta đã không rao giảng thuyết diệt ngã đến nơi đến chốn (Đất Việt..., trg. 295); (9) Cái gì làm nên đạo Phật? Thưa đó là sự diệt ngã để dứt khỏi vòng luân hồi. Đó là yếu tính của đạo Phật, hiểu khác đi thì không còn là đạo Phật nữa. (Đất Việt..., trg. 417); (10) Điều kiện cần và đủ để xác định một người là Phật tử là lòng tin của họ biểu lộ ra ngoài bằng ý chí minh mẫn chấp nhận đạo diệt ngã của Phật tổ... (Đất Việt..., trg. 417) v...v...

Quý vị độc giả đã thấy ai viết láo lếu về đạo Phật như vậy chưa? Chỉ có “trình độ” như của Phan Thiết, một tín đồ Gia-tô “trí thức” có thể là “đạo gốc”, mới có thể viết lên những câu như vậy về đạo Phật. Dựa vào những lời viết bậy bạ trên, chụp một cái mũ diệt ngã lên đầu đạo Phật, nghĩa là dựng lên một người rơm, để rồi chính tay mình quật người rơm xuống, Phan Thiết đã viết như sau (HHĐP I, trg. 13):

"Từ năm 1990, tôi chọn các tôn giáo và niềm tin làm chủ đề cho các sáng tác văn học, tôi chẳng hề băn khoăn về sự giải thoát hoặc thắc mắc về sự cứu rỗi nào bởi vì nó nằm ngoài sự "kiến" của con người. Vấn đề đến với tôi có tính cách phương pháp luận nên trong các câu chuyện đạo Phật trao đổi với các vị tăng sĩ hoặc thiền sư, tôi chỉ có một câu hỏi duy nhất: "Xin thầy chỉ cho tôi làm thế nào để diệt ngã"

Có vị dậy rằng tôi phải giữ tam qui ngũ giới: qui y Phật, Pháp, Tăng, giữ 5 giới trọng: bất sát, bất đạo, bất dâm, bất vọng ngữ, bất ẩm tửu.

Có vị dậy rằng phải thực hành Bát Chánh Đạo kết thành 3 việc chính là Giới+Định+Tuệ nghĩa là giữ giới luật, chuyên tâm thiền định để phát huy năng lực của trí tuệ.

Có vị tu Tịnh độ dậy rằng phải giữ 5 việc: lễ bái, sám hối, khuyến thiện, hồi hướng, phát nguyện.

Có vị dậy rằng chẳng cần phải tu hành gì cả, chỉ cần niệm Phật A Di Đà khi chết tất được rước về Tây Phương Cực Lạc.

Trước những lời dậy bảo ấy tôi chỉ im lặng và nghĩ trong bụng quí vị ấy không hiểu Phật là gì và cũng không hiểu câu hỏi của tôi...

Trọng tâm của đạo lý và triết lý của Phật Tổ là diệt ngã. Các phương pháp tu hành trong hầu hết các tông phái đạo Phật cũng thuyết lý diệt ngã tức là trở về với cái không. Câu tôi hỏi là câu nghi vấn xin vị tăng sĩ chỉ đường, chỉ phương pháp giải thoát tức là phương pháp diệt ngã. Câu trả lời của vị thiền sư là câu xác định, quả quyết bằng lối nói tán thán "Chao ơi, làm sao diệt được ngã?"

Rõ ràng người ta không thể diệt được ngã, hay Atman là cái tôi của chính mình. Cái tôi hữu hình theo thuyết của Phật hợp bởi 4 nguyên tố: đất, nước, gió, lửa và cái tôi vô hình là ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Cái tôi rồi sẽ phải qua đi một cách tự nhiên dù cố công tu hành hay không tu hành cũng vậy thôi. Cái tôi đang hiện hữu, đang cầm bút viết những dòng chữ này dù có ngụp lặn trong Giới+Định+Tuệ đạt tới tuyệt đỉnh của tu hành là vô sắc, vô tưởng, vô niệm thì chữ "vô" kia cũng hoàn toàn giả mạo: trong vô có hữu như bài Bát Nhã Tâm Kinh "sắc tức thị không, không tức thị sắc". Diệt cái ngã này tất có cái ngã khác lấp ló. Không thể dùng ngã diệt ngã. Mà đã không diệt được ngã thì vẫn còn sinh tử, luân hồi. Không bao giờ giải thoát được, thành Phật là ảo tưởng."

Đọc đoạn trên chúng ta thấy rõ đó chỉ là chuyện "phịa", vì tác giả không nêu rõ danh tánh hay trú sở của các vị Tăng sĩ hay Thiền sư mà tác giả đã đến hỏi câu "Xin thầy chỉ cho tôi làm thế nào để diệt ngã", và cũng vì trên thế gian này không có vị tăng sĩ hay thiền sư nào ngu đến độ phải dùng đến Tam Qui Ngũ Giới, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tam Học v...v.. để trả lời một câu hỏi ngớ ngẩn, bắt nguồn từ một đầu óc bệnh hoạn, tâm cảnh lắt léo, chứ chẳng liên quan gì đến giáo lý nhà Phật. Nếu Phan Thiết hỏi tôi câu đó thì tôi sẽ trả lời như sau: "Ông làm gì có ngã mà diệt, hồn và xác của ông đã bán khoán cho Vatican và Chúa từ khi ông còn bú sữa mẹ, ông sống vất va vất vưởng như một hồn ma, chỉ chờ ngày lên Thiên đường [mù] hưởng nhan thánh Chúa, vậy quan tâm đến vấn đề diệt ngã làm chi? Ngã ở đâu mà diệt? Ông mang cái ngã của ông ra đây, tôi sẽ chỉ cho ông cách diệt ngã".

Nhưng điều đáng nói là, "Trình độ như của tác giả, phải đọc cuốn Phật Học Tinh Hoa tới hai ba lần mới thấm được phần nào ý nghĩa" mà cũng không thấy được trong cuốn Phật Học Tinh Hoa chẳng có chỗ nào nói về thuyết diệt ngã mà chỉ viết về thuyết Vô Ngã của nhà Phật như sau:

"Tất cả giáo lý của Phật Tiểu Thừa đều gồm trong hai chủ thuyết "vô thường" và "vô ngã"... Ngã là gì?... Chính nó là nguồn gốc của các thứ mê lầm, đau khổ. Cho nên diệt khổ là diệt cái nhận thức mê lầm của Ngã chấp". (Phật Học Tinh Hoa, trg. 101)

"Thuyết Vô Ngã là căn bản của giáo lý Thích Ca, vì Chấp Ngã là nguồn gốc sinh ra vô minh. Mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử và đau khổ của con người". (Phật Học Tinh Hoa, trg. 160)

Vô Ngã tuyệt đối không có nghĩa là Diệt Ngã. Đã không có cái gì có thể gọi là Ngã thì diệt Ngã là điều hoang tưởng, cũng như Frederich Nietzche cho rằng Thượng Đế đã chết (God is dead) là sai, vì làm gì có Thượng đế để mà chết. Đúng ra phải nói như John Remsburg trong cuốn Những Điều Tự Nhận Sai Sự Thực (False Claims), (của Giáo hội Gia Tô. TCN) trg. 3:

"Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết."

(Among the intelligent classes of Europe and America, Christian theology is practically dead)

bởi vì nền Thần Học Ki Tô đã tạo ra và biện minh cho sự hiện hữu của Thần Ki Tô, một niềm tin chỉ còn sót lại trong những đầu óc thuộc loại cần dựa vào một cặp nạng Thần Quyền của một tôn giáo mà theo định nghĩa của Thống Đốc Tiểu Bang Minnesota Jesse Ventura gần đây, đã được loan chiếu trên TV cũng như đăng trên nhiều báo chí có tên tuổi trên đất Mỹ: "là một sự giả dối trống rỗng và là một cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số nhiều" (Christianity ia a sham and a crutch for weak-minded people who need strength in numbers: Newsweek, Oct. 11, 1999, p. 36).

Phan Thiết đã dựa trên điều ngu ngơ của mình là cốt tủy giáo lý của Đức Phật là "diệt ngã" để chê các Thiền sư và Tăng Sĩ, phần chắc là do tác giả bịa ra và dựng lên, là không hiểu Phật và không hiểu câu hỏi thuộc loại không đáng để trả lời của ông. Phan Thiết cũng còn xác nhận rằng kiến thức về Phật Giáo của ông phần lớn dựa vào bộ Tư Tưởng Luận (gồm ba cuốn: Nguyên Thủy, Tiểu Thừa, Đại Thừa) của Kimura Taiken do Hòa Thượng Thích Quảng Độ dịch ra Việt Ngữ. Ông cho rằng: Kinh Luận Phật Giáo nhiều như rừng, đọc nhiều dễ lạc phương hướng (HHĐP I, trg. 24). Nhưng tôi cho rằng, cũng như đối với cuốn Phật Học Tinh Hoa, ông cũng chỉ nêu tên bộ Tư Tưởng Luận này để lòe thiên hạ chứ thực sự ông cũng chẳng đọc bộ này, vì chúng ta có kiếm 7 ngày trong bộ Tư Tưởng Luận này cũng không thấy đâu là thuyết “diệt ngã.” Trái lại, trong cuốn Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Chương VII, Mục 2, trang 279-287, tác giả Kimura Taiken đã viết khá rõ về Vô Thường, Vô Ngã: Căn Cứ của Khổ Quan.

Chúng ta thấy ngay rằng Phan Thiết chỉ nêu tên mấy cuốn sách viết về Phật Giáo chứ không hề biết nội dung của những cuốn đó. Điều này chứng tỏ tác giả muốn tỏ ra mình là một trí thức, cũng có đọc sách về Phật Giáo đấy, nhưng thực sự thì chưa bao giờ đọc. Đây là một thủ đoạn không được lương thiện cho lắm để tự đề cao kiến thức của mình mà không biết rằng chính những điều mình viết lại lột chân tướng của mình ra. Chân tướng của Phan Thiết là trí trá, dựng lên một cái thuyết diệt ngã, chỉ có trong đầu óc tăm tối của tác giả, để dựa vào đó mà phê bình Phật Giáo. Thủ đoạn này chỉ có thể lừa được những người không biết gì về Phật Giáo.

Theo như Phan Thiết thì "Cái tôi (hay ngã của Phan Thiết) đang hiện hữu, đang cầm bút viết những dòng chữ này..." nhưng đối với những người đui, què, sứt, mẻ thì chắc hẳn "cái tôi" của họ cũng đui, què, sứt, mẻ; cái tôi của những người bị hội chứng trì trệ tâm thần (mentally retarded), cái tôi của những người già bị bệnh mất trí nặng; cái tôi của những nô lệ Vatican v...v... chắc hẳn cũng mang những sắc thái của hội chứng trì trệ tâm thần, mất trí, hay nô lệ? Đây là điều Phan Thiết không bao giờ nghĩ tới. Và tôi cũng không có ý định luận bàn về "cái Tôi" của Phan Thiết.

Ai cũng biết trong Phật Giáo chỉ có thuyết Vô Ngã chứ không làm gì có “thuyết diệt ngã.” Dựng lên một thuyết vu vơ, gán cho đạo Phật thuyết đó để từ đó phủ bác đạo Phật là việc làm quen thuộc của các cán bộ Gia Tô Giáo từ xưa tới nay. Giáo Hoàng Gion Pôn Hai cũng đã dùng thủ đoạn này trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng nhưng sau cùng đã thất bại và đại diện của Ngài đã phải xin lỗi Phật Giáo.

Tiếp theo, chúng ta hãy xét đến cái hiểu về Kinh điển Phật Giáo của Phan Thiết khi ông viết về lời di ngôn cuối cùng của Đức Phật trước khi Người tịch diệt (HHĐP I, trg. 31-32):

"Đức Thế Tôn vô cùng tỉnh táo, mặt Ngài rạng rỡ như trăng rằm trong khi các đệ tử xúm quanh u sầu khóc lóc. A-Nan-Đà cung kính quỳ dưới chân Ngài xin Ngài di ngôn lần cuối. Phật hé mắt âu yếm nhìn ông rồi đọc kệ:

Đừng tin những gì do kinh sách

Đừng tin điều gì do tập quán lưu truyền

Đừng tin điều gì vì được người ta nhắc đi nhắc lại

Đừng tin điều gì do bút tích của thánh nhơn

......"

Theo Phan Thiết viết như trên thì đó là lời di ngôn cuối cùng của Đức Phật. Nhưng bất cứ Phật tử sơ cơ nào cũng biết lời di ngôn cuối cùng của Đức Phật là nhắc nhở các đệ tử về luật vô thường và khuyên các đệ tử hãy tinh tiến để đạt giải thoát cho chính mình. Chúng ta hãy đọc những lời nói cuối cùng của Đức Phật (Thích Nhất Hạnh, Đường Xưa Mây Trắng, trg. 917):

"Các vị khất sĩ, hãy nghe Như Lai nói đây: "vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các vị hãy tinh tiến lên để đạt tới giải thoát.". Nói xong Phật nhắm mắt."

Và trong cuốn Đức Phật Và Phật Pháp, bản dịch của Phạm Kim Khánh dịch cuốn The Buddha and His Teachings của Narada Thera mà Phan Thiết cũng có ghi trong mục Thư Loại Tham Khảo của ông, nơi trang 238, cũng có ghi lời cuối của Đức Phật như sau:

"Hãy nghe đây, này các đệ tử. Như Lai khuyên các con: Tất cả các Pháp hữu vi đều vô thường, hãy tận lực liên tục chuyên cần."

Chúng ta thấy rõ là Phan Thiết chẳng biết gì về Kinh Phật, bạ đâu viết đấy, không ngoài mục đích phê bình rất tiêu cực về Phật Giáo. Nhưng chính những sai lầm căn bản trong kiến thức của tác giả lại quật ngược lại tác giả và phủ bác toàn bộ những điều tác giả viết về Phật Giáo mà thực chất chỉ là những lời viết láo lếu, vô căn cứ. Những sai lầm căn bản này cũng chứng tỏ rằng Phan Thiết chưa bao giờ đọc những cuốn mà ông liệt kê làm tài liệu tham khảo. Thật vậy, trong cuốn Phật Học Tinh Hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, cuốn mà Phan Thiết khoe rằng trình độ như của Phan Thiết mà phải đọc tới hai ba lần mới thấm được phần nào ý nghĩa, chúng ta có thể đọc, trang 55:

"Ngày kia, Phật đi ngang qua một làng nọ, tên là Kesaputta. Dân chúng nơi đó gọi là dân Kalama, khi nghe Phật đến, đón ngài để hỏi: "Bạch Ngài, có những nhà tu đến đây thuyết Pháp. Nhưng họ cho rằng chỉ có giáo lý của họ là đúng, còn tất cả đều sai lầm. [Câu này có thể áp dụng cho Gia-tô La Mã Giáo. TCN] Chúng tôi hoang mang chẳng rõ ai sai ai đúng?"

Phật nói: "Các người hoài nghi là phải..."

(Rồi Phật thuyết Kinh Kalama). Như vậy, Kinh Phật thuyết cho dân Kalama đâu có phải là lời di ngôn cuối cùng của Đức Phật?

Thiền Sư Nhất Hạnh viết Kinh này rõ hơn Nguyễn Duy Cần nên sau đây, tôi xin trích dẫn Kinh này trong cuốn Đường Xưa Mây Trắng, trg. 698:

"Này các bạn, các bạn đừng vội tin vào một điều gì dù điều đó là điều mà người ta thường nói đến luôn, dù điều đó có trong kinh điển, dù điều đó là do một bậc thầy mà thiên hạ tôn sùng nói ra. Các bạn chỉ nên chấp nhận và tin vào những điều mà các bạn thấy hợp với lý trí của các bạn, những điều được các bậc hiền nhân đồng ý, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới những kết quả tốt đẹp cho đời sống. Còn những điều không hợp với lý trí, những điều bị các hiền nhân chê trách, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới khổ đau và đổ vỡ, những điều đó các bạn nên bác bỏ, đừng chấp nhận."

Với một kiến thức như vậy, không biết khi nào Phật thuyết Kinh Kalama, không biết những lời nào là lời di ngôn cuối cùng của Đức Phật, mà Phan Thiết dám viết những lời huênh hoang như sau:

"Có điều trí tuệ của tôi đã được mài dũa trong khoa luận lý học với những phương pháp luận, phương pháp đối chiếu, biện chứng pháp, các phạm trù...để truy tầm những điều tôi nghi vấn." (HHĐP I, trg. 21).

"Nghiêm trang và đứng đắn như tác giả đang viết tác phẩm "Hành Hương Đất Phật" bỏ ra nhiều năm nghiên cứu Phật Pháp đặt ra nhiều nghi vấn cho đạo Phật cũng sẽ làm nhiều người lung lạc "đức tin" (HHĐP I, trg. 46).

"Lý tưởng và chủ trương: Tôn thờ tự do, lấy sự thật, lẽ Công và Nhân Ái làm thước đo. Tuy sinh trưởng trong một gia đình Thiên Chúa Giáo nhưng tôi có đạo "quốc tế" học đạo lý của nhà thờ, nhà chùa, miếu mạo với tôn chỉ "truy tầm tận gốc"..." (Tác giả tự giới thiệu, trang cuối HHĐP)

Bỏ ra nhiều năm nghiên cứu Phật Pháp mà viết về Phật Giáo như trên thì rõ ràng là, nghiên cứu Phật Pháp trong ma tâm của một tín đồ cuồng tín Thiên Chúa Giáo, Phật Pháp đã biến thành Ma Pháp. Với những hiểu biết sai lầm rất sơ đẳng và ấu trĩ về Phật Giáo như trên mà cũng dám nói là "truy tầm tận gốc", "lấy sự thật làm thước đo" v...v.... và mơ tưởng có thể làm "lung lạc đức tin" của người Phật tử, thì chúng ta phải thấy rõ thực chất con người và ý đồ của Phan Thiết là như thế nào. Người Phật tử đâu có tin bậy tin bạ như là Phan Thiết tin vào cái bánh vẽ "cứu rỗi" trên trời? Như chúng ta đã thấy trong Kinh Kalama, người Phật tử chỉ tin những gì hợp với lý trí của mình. Dùng lý trí để phân tích thì những điều Phan Thiết viết về Phật Giáo chỉ là một trò bày đặt rẻ tiền, hạ cấp, đâu có đáng gì phải để ý, mà cũng hi vọng làm lung lạc đức tin của Phật tử?

Nhưng không phải chỉ có vậy, chúng ta hãy đọc Phan Thiết bình luận về Kinh Phật để thấy rõ hơn đâu là thực chất kiến thức về Phật Giáo của Phan Thiết. Phan Thiết viết về Kinh Hoa Nghiêm như sau (HHĐP I, trg. 52):

"Nội dung Kinh này diễn dịch Pháp từ thấp đến cao. Pháp tối thượng là Phật Tánh hay Chân Như. Nó chính là Đại Hồn tức Brahman trong Bà-La-Môn vậy. Thiền sư Nghiêm Xuân Hồng viết sách luận về Kinh này dùng chữ "nhập Pháp giới" thay cho "nhập Niết Bàn" rất chí lý."

Tôi không thể tưởng tượng là một người nghiên cứu Phật Pháp nhiều năm như Phan Thiết tự nhận lại có thể viết như trên. Câu viết trên chứng tỏ Phan Thiết chưa bao giờ sờ đến Kinh Hoa Nghiêm đừng nói là đọc hay hiểu Kinh Hoa Nghiêm. Phan Thiết không hề biết rằng "Nhập Pháp giới" là một Phẩm quan trọng nhất trong Kinh Hoa Nghiêm, chiếm hơn 1/4 bộ Kinh Hoa Nghiêm gồm 8 quyển (tiếng Việt), mỗi quyển dày trên dưới 5, 6 trăm trang, nên mới viết bậy là Thiền sư Nghiêm Xuân Hồng (Nghiêm Xuân Hồng không phải là một Thiền sư) dùng chữ "nhập Pháp giới" thay cho "nhập Niết Bàn" là rất chí lý, và viết nhảm nhí là Phật Tánh hay Chân Như chính là Đại Hồn hay Brahman của đạo Bà La Môn.

Tất cả Kinh Phật đều đưa ra những phương pháp tu hành để thực chứng được Phật Tánh có sẵn trong mỗi chúng sinh. Nhưng nội dung Kinh Hoa Nghiêm không phải là thuyết minh về Phật Tánh hay Chân Như. Những chủ đề này được diễn giải trong các Kinh khác, đặc biệt là trong tập luận Đại Thừa Khởi Tín của Bồ Tát Mã Minh. Kinh Hoa Nghiêm gồm 39 Phẩm và phần lớn thuyết minh về sự dung thông vô ngại của bốn Pháp giới: Lý, Sự, Lý Sự và Sự Sự; về "Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả"; về "Tất cả là một, một là tất cả" v...v... Riêng Phẩm "Nhập Pháp Giới", như trên đã nói, chiếm hơn 1/4 toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm, mô tả cuộc hành trình của Thiện Tài đồng tử tu đạo Bồ Đề, học đạo giải thoát với 53 vị thiện tri thức gồm đủ mọi thành phần trong xã hội: Bồ Tát, Vua, Tăng, Ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ, thương gia, thầy thuốc v...v... Và lẽ dĩ nhiên, Phật Tánh hay Chân Như tuyệt đối chẳng dính dáng gì tới cái Đại hồn hay Đại Ngã hay Brahman của Phan Thiết. Quan niệm về Đại hồn hay Đại Ngã của Ấn Độ Giáo tương đương với quan niệm về Thượng đế của Ki Tô Giáo, vì Ấn Độ Giáo tin tưởng có một linh hồn vĩnh cửu và tin có một đấng Tạo hóa. Trái lại, Phật Giáo dứt khoát bác bỏ sự hiện hữu của linh hồn và của đấng sáng tạo ra vũ trụ và con người. Ý niệm linh hồn, theo Phật Giáo, chỉ là một ý niệm tưởng tượng, không phù hợp với một thực thể nào cả. Con người là sự cấu hợp của danh và sắc, tâm và vật, theo định luật duyên sinh, không phải là sản phẩm của một Thượng đế, một đấng chỉ hiện hữu trong sự hoang tưởng của con người yếu kém không biết gì hơn là khao khát một cái bánh vẽ trên trời (từ của Linh Mục Ernie Bringas: A Pie-in-the-sky).

Tiếp theo, chúng ta hãy đọc Phan Thiết viết về Kinh Bát Nhã (HHĐP I, trang 52):

"Kinh Bát-nhã Ba-la-mật (Prajna Paramita) còn gọi là Bát-nhã Tâm Kinh....Đây là bài Kinh của chủ nghĩa hư vô."

Phan Thiết đã lẫn lộn Kinh Bát Nhã Ba La Mật với Tâm Kinh. Kinh Bát Nhã có Đại Phẩm Bát Nhã, Tiểu Phẩm Bát Nhã. Đại Phẩm Bát Nhã do Huyền Trang dịch gồm 600 quyển trong khi Tâm Kinh chỉ có 260 chữ. Phan Thiết đồng hóa tư tưởng "không" trong Tâm Kinh với chủ nghĩa hư vô. Phan Thiết khoe rằng đã dùng bộ Tư Tưởng Luận của Kimura Taiken làm căn bản nghiên cứu về Phật Giáo nhưng Phan Thiết lại không biết rằng trong cuốn Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, trang 64, Kimura Taiken đã viết rằng:

"Do trí tuệ mà đạt đến nhận thức "không", đó là lập trường Kinh Bát Nhã, nhưng nếu căn cứ vào đấy mà giải thích vũ trụ quan và nhân sinh quan trong Bát Nhã như một chủ nghĩa hư vô thì sẽ là một điều sai lầm rất lớn."

Một lần nữa, chúng ta lại thấy rằng, Phan Thiết chỉ nêu tên sách để lòe thiên hạ chứ thực sự chưa bao giờ đọc những sách đó. Về phương diện trí thức, Phan Thiết đã phạm phải sai lầm rất lớn như trên vì đã trí trá, khoe rằng mình đã đọc cuốn này cuốn nọ, nhưng thực sự thì chưa bao giờ đọc, vì nếu đọc thì không thể có những sơ hở rất lộ liễu như trên. Phan Thiết chỉ biết rất hời hợt về tư tưởng "chân không" trong Kinh Bát Nhã, không hiểu Phật Giáo muốn nói gì về quan niệm chân không, và nhất là không biết gì về quan niệm diệu hữu trong chân không. Vì cho rằng tư tưởng "không" trong Kinh Bát Nhã có nghĩa là không có gì nên Phan Thiết mới đồng hóa Kinh Bát Nhã với chủ nghĩa hư vô. Dù rằng không có ý định làm thầy Phan Thiết, nhưng để giúp cho Phan Thiết khỏi tiếp tục viết bậy về Phật Giáo, tôi xin phép quý độc giả được có vài lời giải thích về quan niệm "không" trong Kinh Bát Nhã cùng Phan Thiết.

Tìm hiểu quan niệm về Chân Không hay Tính Không trong Phật Giáo, chúng ta vấp phải một trở ngại. Đó là: Thấy được Tính Không của mọi sự vật thì tương đương với thấy được Phật Tánh. Nhưng Phật Tánh thì chỉ có thể thực chứng chứ không thể nghĩ bàn, do đó, người ta không thể định nghĩa Tính Không, bởi vì làm như thế là đặt Tính Không vào một giới hạn, trong khi thực thể của Không siêu việt mọi ngôn từ, giới hạn, Tuy không thể định nghĩa được Tính Không, nhưng các vị cao Tăng đắc Đạo (đã thực chứng được Tính Không của mọi sự vật), vì muốn dẫn dắt chúng sanh trên con đường giải thoát (chuyển cái Không thành cái Có kỳ diệu) , đã bắt buộc phải dùng ngôn từ thông thường để mô tả phần nào Tính Không. Trong phương diện mô tả này, tuy không thể khẳng định thế nào là Không, nhưng chúng ta có thể khẳng định những gì không phải là Không.

- "Không" trong Phật Giáo không có nghĩa là không có thực, thí dụ như lông rùa, sừng thỏ.

- "Không" cũng không phải là "không vắng" hay hủy diệt, nghĩa là trống rỗng hay trước có bây giờ không còn nữa, thí dụ như: trong phòng này trước có nhiều đồ đạc bây giờ trống chơn, không có gì, hay ông A, bà B, trước sống nay chết đi rồi, không có nữa.

Vậy thì Phật Giáo muốn nói gì khi bảo mọi sự vật là "Không"? Tôi xin đưa ra đây vài lối giải thích nhưng sẽ không đi vào lý luận chi tiết để giải thích những lời giải thích ấy.

- Vì mọi sự vật luôn luôn thay đổi, ngay cả trong khoảng thời gian ngắn nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng được, nên chúng là Không. Ở đây, Không đồng nghĩa với quan niệm "Vô Thường" trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

- Vì mọi sự vật đều do duyên sinh nên chúng là Không. Không ở đây có nghĩa là không có tự tính, nghĩa là tính tự túc, tự tồn tại, độc lập, không tùy thuộc vào bất cứ cái gì khác. Không có tự tính trong Kinh Bát Nhã chỉ là sự mở rộng của thuyết "Vô Ngã" trong Phật Giáo Nguyên Thủy. Thuyết vô ngã của Phật Giáo đã dứt khoát bác bỏ thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh.

- Vì thế giới Ta Bà chỉ là tổng thể của Cộng Nghiệp và là dự phóng của Tâm, chịu theo luật biến diệt nên mọi sự vật là Không. Đây là luận cứ của Duy Thức Tông theo đó một vật chỉ hiện hữu đối với những sinh vật sống trong cùng một cảnh giới, danh từ khoa học gọi là có cùng tần số giao cảm (do cộng nghiệp).

Những lời giải thích trên chỉ cho chúng ta một ý niệm khái quát về tại sao mọi sự vật là Không chứ không cho chúng ta biết cái Không là gì. Cho nên chúng ta không thể chấp vào cái Không này mà coi Không như là một cái gì đó, bằng cách nào đó, xuất hiện ở đâu đó. Nói một cách khác, chúng ta phải phủ nhận ngay cả chính cái Không này, vì nếu chúng ta nhận rằng có cái Không, chúng ta đã tự mâu thuẫn với chính những điều giải thích trên về tính Không. Chính cái Không của Không này mới tương đương với chân lý chung cùng của mọi sự sự vật vật. Đây chính là quan niệm Chân Không Tuyệt Đối, sự siêu việt rốt ráo, vượt khỏi mọi Pháp và mọi ý niệm mà Phật Giáo thường cho là: không thể nói ra hay không thể nghĩ bàn (bất khả thuyết hay bất tư nghị: Kinh Duy Ma Cật).

Trong suốt cuốn HHĐP, Phan Thiết toàn viết bậy về Phật Giáo đại loại như tôi đã chứng minh ở trên, chứng tỏ rằng ông không hiểu gì Phật Giáo. Mọi suy diễn của ông về Phật Giáo bắt nguồn từ một đầu óc bệnh hoạn và lắt léo, mục đích không ngoài hạ thấp Phật Giáo một cách vô liêm sỉ, vì nó méo mó, lệch lạc một cách quá sơ đẳng. Nhiều khi ông còn bịa ra những tài liệu để dựa vào đó mà phê bình Phật Giáo. Sau đây là một thí dụ.

Trong HHĐP I, trang 150, Phan Thiết viết:

"Theo học giả Kimura Taiken bảo rằng kinh điển Đại thừa sản sinh dưới triều Gupta (thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ sáu sau Tây Lịch) (3). Tôi hoàn toàn nhất trí với ông và nói rõ thêm rằng đạo Phật ở Ấn Độ vào giai đoạn này đã bị suy vi...."

Ông kê đã trích dẫn đoạn trên của Kimura Taiken, từ cuốn Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận do Thích Quảng Độ dịch, trang 113 (HHĐP I, trg. 170). Nhưng trong cuốn trên không có chỗ nào nói về xuất xứ của các kinh Đại Thừa, chưa kể là trang 113 nằm trong mục tác giả viết về Nhân Duyên Luận. Trái lại trong cuốn Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, trang 61-62, Kimura Taiken đã liệt kê những Kinh Đại Thừa quan trọng xuất hiện trước thời đại Long Thọ (thế kỷ 3 sau Tây Lịch) như Đại Phẩm Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, A-Di-Đà, Duy Ma Cật, Thủ Lăng Nghiêm v...v... qua lịch sử dịch kinh ở Trung Quốc trong thế kỷ 2, 3 sau Tây Lịch bởi Chi-Lâu-Ca-Sấm, Ngô-Chi-Khiêm, Khương Tăng Hội, Trúc Pháp Hộ v..v... Như vậy, những Kinh Đại Thừa trên đã có từ trước thế kỷ 2 chứ không phải là những tác phẩm viết ra trong những thế kỷ 4 - 6 như Phan Thiết đã bịa ra ở trên.

Vì không hiểu gì về nguồn gốc của Đại Thừa Phật Giáo nên Phan Thiết đã viết về một điều hoang tưởng của ông để đánh bóng Thiên Chúa Giáo, cho rằng Đại Thừa Phật Giáo chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo. Ông viết:

"Đạo lý căn bản của Phật Giáo Đại Thừa là cứu độ. Rất có thể Long Thụ đã du nhập lý tưởng này của Thiên Chúa giáo... (HHĐP II, trg. 66);

"Long Thụ và các luận sư Phât giáo Đại Thừa đã xây dựng đạo lý cứu độ không khác với lòng thương xót của Thiên Chúa trong Thiên Chúa giáo mấy. Khi Phật Giáo Đại Thừa ra đời khoảng giữa thế kỷ thứ hai thì đạo Thiên Chúa đã có mặt trên đất Ấn rồi." (HHĐP II, trg. 67).

"Riêng lý thuyết về độ hay lòng thương xót (Đại Thừa Phật Giáo) vay mượn của đạo Thiên Chúa... Tôi tìm thấy chữ độ rất lớn trong đạo Thiên Chúa hay đạo lý của đạo này định nghĩa Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa là cứu độ." (HHĐP II, trg. 120)

"Lòng từ bi phải khởi đi từ một cái ngã từ bi, yếu tính từ bi, toàn chất kiêm ái theo định nghĩa của Thần học Thiên Chúa Giáo: Thiên Chúa là tình yêu; tình yêu là Thiên Chúa thì sự cứu độ mới có được... Các luận sư và kinh sư của Phật Giáo Đại Thừa đã hy sinh Pháp tính của đạo Phật nguyên thủy để du nhập đạo lý cứu độ của Thiên Chúa Giáo" (HHĐP II, trg. 68)

"Bỏ ra ngoài thần thoại, xét cho cùng sự cứu độ của Thích Ca thiếu tính tất yếu vì Thích Ca cứu độ như chỉ đường. Còn Jesus chuôc tội chỉ mình Jesus làm được là xóa bỏ cái vô minh (tội tổ tông) của toàn thể giống người... Hơn nữa Thích Ca là ngón tay chỉ mặt trăng. Thấy trăng rồi thì ngón tay vô dụng, còn Jesus vừa là ngón tay vừa là Mặt trăng." (HHĐP I, trg. 145)

Viết những đoạn trên, Phan Thiết đã chứng tỏ cho chúng ta thấy trong đầu óc của ông có một khuyết tật (từ của Linh Mục Ernie Bringas: an astrolabe mind). Astrolabe nguyên là một dụng cụ định hướng cho tàu bè thuộc thế kỷ 17. Từ thế kỷ 18, với sự phát triển của kỹ thuật mới, dụng cụ này đã được xếp vào bảo tàng viện vì thiếu chính xác và đã trở thành lỗi thời. Linh mục Bringas dùng từ này để mô tả đầu óc của những tín đồ Ki Tô vẫn giữ những niềm tin sai trái và lỗi thời trong Ki Tô Giáo, bất kể đến sự tiến bộ trí thức của nhân loại trong những thế kỷ gần đây. Tôi dịch thoát là khuyết tật vì nọ đúng là một cái tật mà đa số tín đồ Gia Tô mang trong đầu từ khi còn nằm trong nôi. Để chứng minh, sau đây tôi xin đi vào phân tích những đoạn trên.

Thứ nhất, Phan Thiết cho rằng: Phật Giáo Đại Thừa ra đời khoảng giữa thế kỷ thứ hai. Đây là một sai lầm nghiêm trọng của những người chỉ biết hời hợt về Phật Giáo. Tư tưởng "cứu độ" trong Phật giáo Đại Thừa đã có từ trong thời Đức Phật còn tại thế. Chính đời sống của Đức Phật, thuyết giảng Phật Pháp để cứu độ chúng sinh trong 45 năm không biết mệt mỏi, là bằng chứng rõ ràng nhất. Phan Thiết không hiểu gì về xuất xứ của Phật Giáo Đại Thừa, khoe rằng đã dùng bộ Tư Tưởng Luận của Kimura Taiken làm căn bản kiến thức về Phật Giáo, nhưng lại không hề đọc cuốn Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Kimura Taiken. Thật vậy, trong cuốn này, trang 55-56, Kimura Taiken viết:

"Thế rồi phái tự do thừa kế Đại-Chúng-bộ-hệ lại thí nghiệm một lần nữa để mở đường tiến, đả phá tất cả hình thức bộ phái Phật Giáo, khôi phục tinh thần (cứu độ. TCN) của Phật Tổ để thích ứng với thời đại, đó là sự vận động của Đại Thừa... Như thế ta có thể cho Đại Thừa Phật Giáo là một phong trào phục hưng.... Căn cứ vào thời đại để nhận xét thì tư tưởng Đại Thừa đã nẩy mầm từ Nguyên Thủy Phật Giáo..."

Sở dĩ phong trào phục hưng Phật Giáo ra đời vì Nguyên Thủy Phật Giáo chú trọng đến những phương pháp tu hành của đức Phật dạy để tiến tới giải thoát cho bản thân mà lơ là khía cạnh xã hội mà tuyệt đại đa số Phật tử sống trong đó. Cho nên, có thể nói rằng, Phật Giáo Nguyên Thủy đặt trọng tâm trên Phật Pháp trong khi Phật Giáo Đại Thừa, ngoài việc tôn trọng Giáo Pháp của Đức Phật, còn thực sự đi theo vết chân Phật qua sự thực hành giáo lý tự độ và độ tha.

Như vậy, khi Phan Thiết viết: "Như tôi đã chứng minh Thiên Chúa giáo đã du nhập và vay mượn rất nhiều của các môn phái giải thoát Ấn Độ trong đó có Phật Giáo.." thì hoàn toàn đúng, nhưng ngược lại thì hoàn toàn sai, vì Thiên Chúa Giáo sinh sau đẻ muộn cả mấy trăm năm, không làm gì có chuyện "đạo Phật vay mượn đạo lý cứu độ của Thiên Chúa Giáo". Chưa kể là trong Thiên Chúa Giáo không làm gì có đạo lý, nhất lại là đạo lý cứu độ. Có lẽ Phan Thiết không hiểu nghĩa của cứu độ là gì nên nhập nhằng cho rằng "cứu độ" trong Phật Giáo cũng như "cứu rỗi" trong Thiên Chúa Giáo.

"Cứu độ" trong Phật Giáo có nghĩa "cứu giúp và đưa qua". Đưa qua đâu? Đưa qua bờ bên kia, bờ bên này là mê, bờ bên kia là ngộ, là rõ được chân lý, hiểu được Phật Pháp rồi từ đó tiến tới tự giải thoát. Chữ độ còn có nghĩa là "độ sinh", nghĩa là giúp cho chúng sinh sống ở đời thoát khỏi được phiền não. Trong Thiên Chúa Giáo chỉ có "cứu rỗi" chứ không có cứu độ. Người nào tin ở Jesus thì được Jesus cứu khỏi cái gọi là "tội tổ tông", một trong những huyền thoại của lịch sử dân Do Thái, và cho lên Thiên đường (mù) ở cùng Jesus và Chúa Cha. Đúng là một Thiên đường mù, vì trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, nhất là của khoa vũ trụ học, Giáo hoàng Gion Pôn Hai đã phải thú nhận hồi tháng 7, 1999, là chẳng làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây. Linh Mục Ernie Bringas đã gọi sự cứu rỗi của Jesus là một cái bánh vẽ ở trên trời (a Pie-in-the-sky) mà Ki Tô Giáo dùng để dụ khị tín đồ ngây thơ, cả tin, suốt trong 2000 năm nay. Cũng vì vậy mà cả thế giới trí thức ngày nay đã đồng thuận ở một điểm: Phật Giáo là đạo Giác Ngộ, còn Ki Tô Giáo là đạo Cứu Rỗi. Cứu độ trong Phật Giáo và cứu rỗi trong Ki Tô Giáo hoàn toàn khác nhau và trái ngược hẳn nhau. Cho nên, những đoạn Phan Thiết viết ở trên chỉ là cương điệu của một tín đồ Gia Tô cuồng tín, không biết ngay cả bản chất của đạo mình, chỉ viết bậy bạ với mục đích đánh bóng đạo mình một cách lố bịch, hoàn toàn sai sự thật, vì vậy tôi mới viết ở trên, Phan Thiết là kẻ ngu đạo.

Thứ nhì, thời buổi này mà Phan Thiết vẫn còn tin và viết về những chuyện hoang đường như Jesus có thể chuộc cái "tội tổ tông" hoang đường của toàn thể giống người... Trọng điểm của Tân Ước là vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con, Jesus. Nhưng vai trò này đặt trên giả thuyết là con người có tội, cần đến một sự "chuộc tội" và "cứu rỗI". Do đó, câu chuyện con người sa ngã, phạm tội với Chúa Cha và bị Chúa Cha nguyền rủa, hành hạ, đày ải, trừng phạt v...v...được đặt ra qua các nhân vật của huyền thoại Adam và Eve. Ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Gia Tô, trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng, đã phủ nhận những lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thần Ki Tô trong Cựu Ước, chấp nhận chuyện Adam và Eva ăn trái cấm tạo thành tội tổ tông là một huyền thoại. Theo rõi thời cuộc, chúng ta cũng biết rằng Giáo Hoàng Gion Pôn Hai đã công nhận thuyết Big Bang, nghĩa là phủ nhận vai trò sáng tạo ra vũ trụ của Thượng đế, và công nhận thuyết Tiến Hóa của Darwin và những khai triển của thuyết này sau Darwin, nghĩa là phủ nhận huyền thoại "tội tổ tông". Vậy thì, vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con có ý nghĩa gì trong thời đại này ngoài việc trở thành một chuyện hoang đường?

Tội tổ tông chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái, vậy thì ai (hoặc ông Nguyễn bà Trần nào) cần ai "chuộc tội", và ai (hoặc ông Lê bà Lý nào) cần ai "cứu rỗi"? Điều này kéo theo chuyện Chúa Con chịu đóng đinh trên Thánh Giá để "chuộc tội" cho nhân loại là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường. Nói tóm lại, vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con, Giêsu, đặt nền tảng trên huyền thoại về các nhân vật Adam và Eve trong cuốn đầu trong Cựu Ưóc, Sáng Thế (Genesis), và cùng sống hay cùng chết với huyền thoại này. Nhưng, trong ánh sáng của khoa học và lý trí, giá trị đích thực của huyền thoại về tội tổ tông trong Cựu Ước đã được chứng minh rằng không hơn giá trị của một mớ huyền thoại khác thuộc lịch sử của dân tộc Do Thái. Cũng vì vậy mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau, trang 98-99:

"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời Darwin và một sự vô nghĩa sau thời Darwin."

(We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.)

Với những hiểu biết hiện đại thì câu Phan Thiết viết: "Thích Ca là ngón tay chỉ mặt trăng. Thấy trăng rồi thì ngón tay vô dụng, còn Jesus vừa là ngón tay vừa là Mặt trăng." (HHĐP I, trg. 145) có thể đúng nếu chúng ta hiểu như sau. Mặt trăng của Đức Phật tượng trưng cho chân lý. Ngón tay tượng trưng cho Phật Pháp, những phương pháp tu tập thân, miệng, ý, nhờ đó con người có thể đạt tới chân lý, chứ không phải "Thích Ca là ngón tay" như Phan Thiết viết. Không có ngón tay thì không thấy được chân lý, nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn ngón tay với chân lý. Chân lý phải do chúng ta đích thân thực chứng chứ không phải do Đức Phật ban cho. Còn ngón tay của Jesus là ngón tay lông lá. Lông lá vì nó chỉ vào nhiều điều phi luân, hẹp hòi, ác độc v..v.. mà tôi sẽ dẫn chứng từ Thánh Kinh trong một phần sau, và mặt trăng "cứu rỗi" của Jesus là mặt trăng ở dưới đáy nước, đồng nghĩa với cái bánh vẽ ở trên trời. Ai muốn mò trăng đáy nước, hay ăn chiếc bánh vẽ trên trời, xin cứ tùy tiện, tôi tuyệt đối không ngăn cản.... Nhưng đừng có làm tôi mất thì giờ vì mấy cái vớ vẩn của thời bán khai.

Thật ra, muốn phê bình cho đầy đủ những điều Phan Thiết viết về Phật Giáo, tôi cần một cuốn dày gấp ba hai cuốn Đất Việt.. & HHĐP cộng chung lại để vạch ra chi tiết những sai lầm của Phan Thiết. Nhưng trước một trình độ quá thấp kém của Phan Thiết được chứng tỏ trong vài thí dụ tôi vừa phân tích ở trên, tôi nghĩ không nên tiếp tục phí thời giờ để nhặt ra những hiểu biết sai lầm của Phan Thiết về Phật Giáo có thể nói là quá ấu trĩ rải rác trong suốt hai tác phẩm Đất Việt.. HHĐP của Phan Thiết. Quý độc giả nào muốn biết rõ nhiều hơn về bộ mặt thật, về kiến thức và về thủ đoạn xuyên tạc để đánh phá Phật Giáo của Phan Thiết xin đọc cuốn “Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo” của Thích Nhật Từ và Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản, 2000. Phần I: Phê Bình Ký Sự Hành Hương Đất Phật của Phan Thiết” của Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, tại địa chỉ http://www.buddhismtoday.com/viet/ diemsach/003-tnt-hhdp0.htm, người đã cất công phê bình đầy đủ, vạch ra những hiểu biết và sai lầm sơ đẳng của Phan Thiết về thuật ngữ Phật Giáo, kinh điển Phật Giáo, và giáo lý Phật Giáo. Trong bài phê bình này, trên cương vị của một tu sĩ Phật Giáo với chủ trương Phật Pháp không tranh cãi với các Pháp thế gian, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ không phê bình những điều Phan Thiết viết về Ki Tô Giáo. Nhưng để cho cho độc giả thấy rõ âm mưu và thủ đoạn của Phan Thiết trong sách lược xuyên tạc Phật Giáo và cùng lúc tôn vinh Thiên Chúa Giáo một cách huênh hoang, lố bịch, tiêu biểu sự cuồng tín của một tín đồ Thiên Chúa Giáo đã bị điều kiện hóa từ khi còn nhỏ, tôi nghĩ không có cách nào khác là đi thẳng vào những luận điểm Phan Thiết viết về Ki Tô Giáo.

 

III. Phê Bình Phan Thiết Viết Về Ki Tô Giáo

 

Ngoài việc viết bậy về Phật Giáo, Phan Thiết cũng còn viết bậy về khoa học và Gia Tô Giáo, tôn giáo truyền thống của gia đình ông, không rõ đã từ bao nhiêu đời. Có lẽ quý độc giả nghĩ rằng, là một tín đồ Gia Tô Giáo, chắc hẳn kiến thức của Phan Thiết về tôn giáo của ông phải đúng và thành thật hơn là kiến thức dỏm của ông ta về Phật Giáo. Không hẳn vậy. Cái hiểu về Gia Tô Giáo của Phan Thiết còn tệ hơn nữa, vì đó chỉ là những điều mù lòa tin bướng tin càn chứ không thể gọi là hiểu. Để chứng minh, sau đây tôi sẽ phân tích một số điều Phan Thiết viết về Gia Tô Giáo, nhưng trước hết là vài điều Phan Thiết viết về khoa học.

Bám vào điều hoang tưởng "diệt ngã", Phan Thiết đưa khoa học vào để chứng minh, HHĐP I, trg. 16:

"...tôi không thể diệt được tôi, cái tôi vẫn lù lù hiện ra chỉ cho tôi xem công thức phá hủy một nguyên tử E = mc2 của Albert Einstein. Khi phá hủy khối lượng m cần dùng bình phương tốc độ ánh sáng.."

Viết câu trên, Phan Thiết có ý khoe rằng mình cũng biết về nhà khoa học nổi danh nhất thế kỷ 20 là Albert Einstein và công thức E = mc2 đấy. Nhưng kiến thức của Phan Thiết về khoa học cũng thuộc loại kiến thức dỏm, tạp nham, vì công thức trên của Einstein không phải là công thức phá hủy một nguyên tử mà là công thức xác định năng lượng tương ứng của một khối vật chất có khối lượng m, bất kể khối lượng m vật chất đó là khối lượng nào, chứ không dành riêng cho nguyên tử. Đó là năng lượng tiềm ẩn trong khối lượng m của vật chất, và muốn phá hủy khối lượng trên ta không cần dùng đến bình phương vận tốc của ánh sáng, mà là thực hiện sự “phân hạt nhân” [nuclear fission], thí dụ như làm bom nguyên tử. Công thức của Einstein cũng cho chúng ta biết là “năng lượng” có thể biến cải thành “chất lượng” như Irène and Frédéric Joliot-Curie đã chứng minh năm 1933 ở Paris. Phan Thiết có thể cho độc giả biết là khi phá hủy khối lượng m thì ta cần dùng bình phương tốc độ ánh sáng để làm gì và dùng nó như thế nào được chăng? Vật lý nguyên tử không phải để cho những người như Phan Thiết viết bậy đâu. Vì ngay cả những kiến thức thông thường về Thái Dương Hệ, Phan Thiết còn không nắm vững, làm sao đi vào Vật Lý hiện đại? Thật vậy, trong cuốn Đất Việt..., trg. 357, Phan Thiết viết một cách trống rỗng, huênh hoang và sai lầm như sau:

"Chúa thông ban sự vinh quang cho những tạo vật tôn thờ ngài như mặt trời tỏa ánh sáng cho các tinh tú trong Thái Dương Hệ."

Đúng là lời lẽ huênh hoang của một kẻ mê muội, ngu đạo, cuồng tín. Trong Thái Dương Hệ không có tinh tú. Tinh tú là các vị sao trên trời, tự chúng sáng vì chúng lớn hơn mặt trời rất nhiều có cùng một cấu tạo như mặt trời và ở rất xa chúng ta, và chúng ta chỉ thấy chúng lấp lánh ban đêm, khi mà ánh sáng vinh quang của Chúa đã tắt ngấm.. Trong Thái Dương Hệ chỉ có mặt trời (1 vị sao) và 9 hành tinh. Các hành tinh này tự nó không có ánh sáng. Những tạo vật tôn thờ Chúa (tín đồ), vì đầu óc tối tăm cho nên mới cần đến "ánh sáng vinh quang" của Chúa soi sáng, giả thử là Chúa có một chút “ánh sáng vinh quang” nào đó. Trong khi đó, 70% của 6 tỷ người trên trái đất không phải là những tạo vật tôn thờ Chúa cho nên tự họ trong sáng như những tinh tú trên trời. Sự vinh quang của Chúa ban cho những tạo vật tôn thờ Chúa như thế nào? Được làm tôi tớ hèn mọn của Chúa? của Vatican? Được lên Thiên đường (mù) sau khi chết? Đó là ánh sáng hay sự tăm tối của trí tuệ? Thật là đáng buồn, ở trên đời có những hạng người không muốn làm người, chỉ muốn làm tôi tớ hèn mọn.

Sau đây chúng ta hãy xét đến kiến thức của Phan Thiết về Gia Tô Giáo, tôn giáo mấy đời của nhà ổng. Phan Thiết viết, Đất Việt..., trg. 14:

"Trong sách tôi dùng các chữ "đạo Gia Tô, đạo Thiên Chúa, đạo Công Giáo" đều cùng một nghĩa là đạo thờ Chúa Trời do Chúa Jêsu làm giáo chủ sáng lập năm thứ nhất sau công nguyên."

Chúa Trời của Phan Thiết thật là đặc biệt, có lẽ vì là con của của một con ma thánh (Holy Ghost) với bà Maria, sáng lập đạo Gia Tô từ khi còn mặc tã lót, khi mới nhiều nhất là 1 tuổi (năm thứ nhất sau công nguyên). Chẳng trách đầu óc những tín đồ thuộc loại Phan Thiết tôn thờ Chúa Trời chẳng qua cũng chỉ là đầu óc của những đứa con nít chưa phát triển trí tuệ, chưa có khả năng suy nghĩ v...v... Hơn nữa tuyệt đại đa số các học giả nghiên cứu Tân ước đã chứng minh rằng Giê-su không hề lập ra một giáo hội nào như Giáo hội Gia-tô ngụy tạo ra để tự tạo quyền lực trên đám con chiên thấp kém vì một lẽ rất giản dị: Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề và khuyên dân Do Thái hãy ăn năn thống hối. Trí tuệ của Phan Thiết thuộc loại ăn đong nên Phan Thiết đã nhập nhằng lý tưởng cứu độ trong đạo Phật với cái bánh vẽ "cứu rỗi" trên trời của Gia Tô Giáo để mà viết rằng, HHĐP II, trg. 120:

"Tôi tìm thấy chữ độ rất lớn trong đạo Thiên Chúa hay đạo lý của đạo này định nghĩa Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa là cứu độ." (HHĐP II, trg. 120)

Phan Thiết không đọc Thánh Kinh nên viết nhảm nhí về nhân vật Giêsu mà ông gọi là Thiên Chúa, vì nói đến tình yêu của Chúa là nói đến lông rùa, sừng thỏ; là nói đến điều được Giáo hội và bố mẹ nhồi vào đầu óc từ khi còn nhỏ.

Thật vậy, chúng ta hãy dùng ngay Thánh Kinh Gia Tô Giáo để tìm hiểu tình yêu của Thiên Chúa và Thiên Chúa "cứu độ" như thế nào. Bỏ qua Cựu Ước mà trong đó ta thấy hầu hết là những chuyện ác độc vô tiền khoáng hậu của Chúa Cha, những chuyện loạn luân v..v… chúng ta hãy đi vào Tân Ước để xem cái mà Phan Thiết gọi là "Thiên Chúa là tình yêu", "Thiên Chúa là cứu độ" của Chúa Con (Jesus) ra sao?

Chúa Con (Jesus) phán, Matthew 12: 30:

"Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta" (He who is not with me is against me)

Tôi không theo Chúa, không ở với Chúa, nghĩa là chống đối Chúa. Vậy Chúa làm gì tôi nào? Đày hỏa ngục chăng? Hỏi Gion Pôn Hai xem có hỏa ngục hay không và hỏa ngục ở đâu?

Chúa dạy phải đối xử với những người không chấp nhận Chúa ra sao? Thánh Kinh đã viết rõ, Luke 19:27 :

"Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta" (Bring here those enemies of mine who did not want me to reign over them and slay them before me)

Đó là quan niệm về "tình yêu" và "cứu độ???" của Chúa Con. Một người tâm địa độc tôn, độc ác như vậy có đáng để tôi kính trọng hay không, khoan nói đến việc tôn thờ. Tôi có cảm tưởng là tình yêu của Chúa Con thì tương đương với "tình yêu" của những Bạo Chúa trên thế gian như Tần Thủy Hoàng, Kiệt, Trụ hay Ceasar v...v... Chẳng vậy mà, theo sát Thánh Kinh, Giáo hội Gia Tô đã gây nên 9 cuộc Thánh Chiến, kéo dài những Tòa Hình Án (Inquisition) trong 400 năm, bách hại dân Do Thái trong suốt 2000 năm, làm tiền phong, đồng hành, hay theo gót thực dân v...v... nhằm tiêu diệt những người không tin Jesus, không muốn theo đạo Chúa, với kết quả là cả trăm triệu sinh mạng vô tội đã bị Giáo hội, nhân danh tình yêu của Chúa, nhân danh chương trình "cứu độ" của Chúa, tra tấn, tù đầy và giết chóc. Ngày 12 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gion Pôn Hai đã nhân danh cái gọi là "Hội Thánh" xin thế giới tha thứ cho 7 núi tội ác của "Hội Thánh" đối với nhân loại trong 20 thế kỷ nay, nhân danh "tình yêu" và "vinh quang" của Chúa. Ông Phan Thiết ngồi trong cái lưới vô hình xiềng xích trí tuệ, không biết gì đến bên ngoài, có muốn hưởng tình yêu và vinh quang của Chúa xin cứ tùy tiện, nhưng đối với tôi, tôi chẳng màng cái loại tình yêu và vinh quang thuộc loại bán khai này.

Nhưng không phải chỉ có vậy. Chúng ta còn thấy trong Thánh Kinh những lời nói, hành động của Chúa Con chứng tỏ một tâm địa không có gì đáng tán thưởng đối với ngay cả chính gia đình mình. Chứng minh? Chúng ta hãy trích dẫn vài đoạn khác trong Thánh Kinh. Trước hết, Jesus đối với cha mẹ ra sao?

Chúng ta thấy trong John 2: 4, Jesus trả lời mẹ khi bà nói với Jesus là rượu đã hết trong một tiệc cưới: "Người đàn bà kia, sự quan tâm của bà có liên quan gì tới Ta? Chưa đến lúc Ta trổ tài" (Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come). Tài gì? Tài biến nước thành rượu. Đây có phải là lời lẽ của một người con hiếu kính cha mẹ? Và khi một đệ tử của Jesus nói, Matthew 8: 21-22: "Xin để con đi chôn cất cha con xong con sẽ đi theo Ngài" Jesus trả lời: "Hãy đi theo ta ngay, hãy để cho người chết (người không đi theo Giêsu. TCN) lo mai táng người chết của họ" (Then another of His disciples said to Him: "Lord, let me first go and bury my father". But Jesus said to him, "Follow me, and let the dead bury their own dead.") Phải chăng đây là sự khuyến khích lòng hiếu kính đối với cha mẹ?

Ấy thế mà Phan Thiết dám đặt bút viết: "Đạo hiếu trong Gia Tô Giáo có thể nói là tuyệt vời vì liên kết kẻ sống và người chết trong tình yêu của Chúa." (Đất Việt.., trg. 338). Có phải ông chỉ nhắc lại những điều "giáo hội dạy rằng" như con vẹt, không hề biết đến sự thực như thế nào. Mấy tên mũi lõ mắt xanh vào Việt Nam rao giảng cái đạo bất kính với bố mẹ, bắt tín đồ không được thờ cúng tổ tiên trong hơn 400 năm, từ 1533 đến giữa thập niên 1960, tín đồ cứ việc nhắm mắt tuân theo cho đến khi Tòa Thánh cho phép được cúng kiếng trở lại gần đây. Tinh thần nô lệ mù quáng rõ rệt như vậy mà bây giờ còn bày đặt chuyện hiếu với đễ. Mai mốt, một Giáo hoàng điên nào lại trở trò cấm thờ cúng tổ tiên, tín đồ lại nhắm mắt tuân theo, không bàn cãi. Cái vòng kim cô trên đầu Gia Tô Giáo ở Việt Nam nó là như vậy, làm sao thoát được?

Mục đích của Jesus trên thế gian là gì, Matthew 10: 34-36 đã viết rõ:

"Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn."

(Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword. For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daughter-in-law against her mother-in-law. And a man's foes will be those of his own household.)

Phải chăng những điều khẳng định trên của Giêsu bắt nguồn từ "tình yêu" của Chúa? Mặt khác, lịch sử đã chứng minh rằng, đạo Chúa đi tới đâu cũng gây ra những điều mà chính Chúa khẳng định ở trên.

Sau đây là điều kiện Jesus đặt ra cho những người nào muốn làm môn đồ của ông, Luke 14: 26:

"Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của ta."

Theo Gene Kasmar thì chữ "căm ghét" là dịch từ tiếng Hi Lạp "miseo", có nghĩa là ghét tởm và khinh khi.

(If anyone comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his own life also, he cannot be my disciple). The Greek word "miseo" translated "hate", means "detest" and "despise" (Gene Kasmar in All The Obscenities in the Bible, p. 359)

Có điều kiện nào vô lý lẽ, đối nghịch với gia đình, hơn điều kiện trên không? Ấy thế mà những tín đồ ngày nay, đầu óc cũng đặc kịt như "phiến đá" Phê-rô, tôn thờ Giêsu, vì nghĩ rằng mình sẽ được ăn một cái bánh vẽ trên trời riêng cho mình, bất kể đến gia đình họ hàng ra sao. Chưa có một tôn giáo nào lại tạo cho tín đồ một tâm cảnh ích kỷ như vậy.

Còn đối với những người không tin Jesus thì Jesus dùng lời lẽ như thế nào đối với họ?

Luke 8: 24: "Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi." (If you do not believe that I am He, you will die in your sins.)

Matthew 12: 34: "Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?" (O generation of vipers! how can you, being evil, speak good things?)

Matthew 23: 33: "Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?" (You serpents, you generation of vipers, how can you escape the damnation of hell?)

Trên đây tôi vừa trích dẫn vài lời nói của Chúa Con phản ánh "tình yêu" và kế hoạch "cứu rỗi" (không phải là cứu độ) của Chúa. Sau đây là vài hành động của Jesus cũng phản ánh "tình yêu", theo định nghĩa về "tình yêu Thiên Chúa" của Thiên Chúa Giáo như Phan Thiết đã viết ở trên.

Chúng ta biết rằng, trong Mark 7: 25-29, khi một người đàn bà không phải là người Do Thái đến xin Jesus chữa bệnh cho con gái thì Jesus đã từ chối, nói rằng Jesus xuống trần chỉ để cứu người Do Thái mà thôi, và còn gọi người đàn bà kia là chó. Sau người đàn bà chấp nhận thân phận mình là chó để chứng tỏ lòng tin vào Jesus nên Jesus mới chữa cho con gái bà khỏi bệnh. Đó là tình yêu của Chúa đối với đồng loại.

Từ chuyện này tôi nghĩ, Phan Thiết và người Việt Nam nào muốn tìm sự cứu rỗi trong Chúa Jesus xin cứ tùy tiện, tôi tuyệt đối tôn trọng niềm tin của quý vị, nhưng trước hết quý vị phải từ bỏ thân phận làm người của mình, nhất là người Việt Nam, giống như người đàn bà không phải là người Do Thái, rồi hãy tính chuyện cứu rỗi với Chúa Giêsu.

Chúng ta cũng biết, trong Matthew: 8: 32, Mark 5: 13, Jesus đã đuổi quỷ từ trong hai người bị quỷ ám, cho chúng nhập vào 2000 con heo rồi bắt đàn heo nhào xuống biển chết đuối hết. Đó là tình yêu của Chúa đối với đàn súc vật vô tội.

Và chúng ta cũng biết, trong Matthew: 21: 18,19, hôm đó Jesus đang đói, nhìn đàng xa thấy một cây sung, nhưng tới gần chẳng thấy có quả nào vì trái mùa, Jesus bèn nổi sùng rủa một tiếng, thế là cây sung chết héo queo, không bao giờ có thể ra trái nữa. Đó là tình yêu của Chúa đối với cây cỏ.

Với những lời ăn tiếng nói của Giêsu đối với cha mẹ và gia đình như trên, với những hành động của Giêsu đối với đồng loại, súc vật, và cây cỏ như trên, mà Phan Thiết tung hô Giêsu y hệt như giáo dân Ma Giáo tung hô giáo chủ Nhậm Ngã Hành (Kim Dung: Tiếu Ngạo Giang Hồ), như sau, Đất Việt..., trg. 357:

"Chúa vinh quang vì Chúa là Thánh. Chí Thánh, Cực Thánh, Rất Thánh, là bản thể của Chúa, ngoài Thiên Chúa thì chẳng có gì là Thánh.. Tín đồ Thiên Chúa Giáo là dân Thánh Chúa...số lượng của họ đông vô vàn như sao trên trời và cát dưới biển."

Chỉ còn thiếu câu "Muôn năm trường trị, nhất thống sơn hà" là Phan Thiết có thể làm giáo dân của Gia-tô Rô-MaGiáo của Vatican được rồi. Nhưng thế nào là Thánh? Theo quan niệm của tuyệt đại đa số dân Việt Nam thì Thánh là những bậc đại nhân, đại đức, cao cả, thanh tịnh, trong sạch, thuần thiện, trí tuệ sáng suốt v...v... là những tấm gương để cho người đời soi vào để học hỏi, hoặc những bậc anh hùng vĩ đại có công cứu nước, giúp nước. Theo những tiêu chuẩn này thì đạo đức và trí tuệ của Giêsu có xứng đáng với ý nghĩa Thánh của Việt Nam hay không? Theo Phật Giáo, trong thế giới của hiện tượng, thường được biết dưới thuật ngữ Sự Pháp Giới, Thánh là các bậc đã đầy đủ các thuộc tính trên và đã đạt được những quả vị như Thanh Văn, Duyên Giác, Đại Bồ Tát và Phật, thường gọi chung là Tứ Thánh (bốn bậc Thánh). Nhưng trong thế giới của Lý hay Lý Pháp Giới, thì bậc Đại Giác Bồ Đề Đạt Ma đã khẳng định là "Quách Nhiên Vô Thánh". Người Việt Nam tôn thờ các bậc Thánh trong dân gian như Đức Thánh Trần, Đức Thánh Gióng v..v..., những bậc đã có công giúp nước thắng ngoại xâm.

Còn Thánh trong Gia Tô Giáo ra sao? Như Thánh Tổ Phụ Abraham, lấy em ruột làm vợ rồi dâng vợ cho các Vua Ai Cập đổi lấy trâu bò đồng ruộng, sau cùng nghe lời Chúa Cha xui dại, định ra tay giết đứa con ruột của mình? (Sáng Thế 20, 21); hay như Thánh Lot, dâng hai con gái còn trinh cho bọn cướp muốn làm gì thì làm (bọn cướp từ chối, không thèm), sau đó lại ngủ với cả hai đứa con gái ruột của mình làm cho chúng mang bầu cả hai? (Sáng Thế 19); hay như Thánh Moses, sản phẩm của một cuộc loạn luân (Exodus 6: bố của Moses lấy cô ruột của mình, sinh ra Moses và Aaron), theo lời Chúa Cha giết người không gớm tay, cùng ra lệnh cho quân dưới trướng phải giết sạch đàn ông, đàn bà và con nít trong một thị trấn, chỉ để lại gái trinh và dâng cho Chúa một phần là 32 trinh nữ? (Numbers 31); hay như chính Thánh Giêsu, với những lời ăn tiếng nói và hành động như tôi vừa dẫn chứng ở trên, và theo thuyết Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Ma là một, do đó vừa là cha, vừa là chồng, vừa là con của bà Maria? Và còn nhiều Thánh đặc biệt khác trong Gia Tô Giáo nữa, v…v… làm sao mà kể cho hết, sau này lại có cả thánh Việt gian, thánh Hán gian? Thánh Kinh viết rõ như vậy đó, mời ông Phan Thiết mở Thánh Kinh ra mà đọc để thấy tính cách "chí Thánh, cực Thánh, rất Thánh" trong Gia Tô Giáo.

Theo quan niệm cuồng tín Thiên Chúa Giáo của Phan Thiết thì những người mù lòa tin bướng tin càn rất là thánh, vượt xa định nghĩa về Thánh nhân mà chúng ta thường hiểu. Chúng ta hãy đọc quan niệm về thánh rẻ như bèo của Phan Thiết để thấy sự cuồng tín của ông lên tới mức độ nào, Đất Việt..., trg. 358:

"Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn có nêu tên hai linh mục quá khóa triều Nguyễn và giữ tình trạng bỏ Chúa cho đến lúc chết. Trước Tòa phán xét Chúa sẽ nói với hai ông linh mục kia rằng: "Loài vô phúc, các ngươi đã chối bỏ ta trước mặt vua quan, thì ta cũng chối bỏ các ngươi trước mặt Thiên Chúa Cha. Hãy đi mà nhận phần dành cho các ngươi nơi nghiến răng và khóc lóc."

Vì thế những ai giữ nghĩa cùng Chúa cho đến hơi thở cuối cùng đều có quyền chia động từ "là Thánh": Tôi là thánh, Anh là thánh, Chúng ta là thánh...

Ý nghĩa chữ thánh trong đạo Thiên Chúa rộng rãi như thế..."

Với quan niệm về thánh như trên, Phan Thiết đã cố sức ngụy biện cho việc phong 117 "thánh tử đạo" Việt Nam của Vatican. Chúng ta hãy phân tích đoạn trên của Phan Thiết.

Thứ nhất, Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn chứa đầy những gian dối, ngụy tạo sai lịch sử, không thể nào đáng tin cậy. (Xin đọc LM Trần Lục: Thực Chất Con Người và Sự Nghiệp của Bùi Kha và Trần Chung Ngọc, trg. 91-98).

Thứ nhì, Phan Thiết viết tầm bậy. Ngày phán xét là ngày nào? Ai có quyền phán xét ai? Ai công nhận Tòa phán xét của Chúa? Tòa phán xét lập ở đâu? trên trời hay dưới đất. Đã 2000 năm nay các tín đồ Ki-tô cứ dài cổ ra chờ Chúa trở lại trong ngày phán xét mà Chúa đã hứa sẽ trở lại ngay khi vài tông đồ cùng thời của Chúa còn sống, và nay họ vẫn cứ kiên nhẫn chờ đợi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai linh mục đã từ bỏ Chúa rồi và xương thịt đã mục nát hết rồi, Chúa phán xét cái gì? vài mảnh xương khô hay sao. Làm sao mà Phát Phát Huồn biết được Chúa sẽ nói với mấy mảnh xương vụn kia những gì, giả thử là có một ngày phán xét theo óc tưởng tượng của những người có đầu mà không có óc hoặc óc thuộc loại mì ăn liền. Biết đâu Chúa chẳng nói rằng: "Hai đứa bay thông minh thật, đã từ chối những lời hứa hão và vô trách nhiệm của ta . (Một số dân Uganda theo một tên "tiên tri" Gia Tô La Mã lừa dối là ngày phán xét đã tới nên đã bị lùa vào nhà thờ ngày 17 tháng 3 năm 2000, rồi bị tên này thiêu sống chết hơn 500 người, nhưng hắn với vài phụ tá lại chuồn đi với va li đầy bạc, (tổng số chết vì bị lừa dối và mơ tưởng được lên Thiên đường cùng Chúa ở Uganda nay đã lên tới hơn 900 người); trước đây bọn theo "Chúa giáng trần" David Koresh cũng như bọn theo "Giáo chủ" Jim Jones cũng vậy, đều bị chết thảm vì tin vào ngày tận thế viết nhảm nhí trong Thánh Kinh.) Vì vậy ta cho hai đứa bay lên Thiên đường, còn những đứa mù lòa tin bướng tin càn, ta cho chúng đi theo David Koresh và Jim Jones xuống hỏa ngục hết". Ai có thể khẳng định là Chúa sẽ nói như thế nào? Phan Phát Huồn tưởng tượng ra một đường, tôi tưởng tượng ra một nẻo, ai đúng ai sai? Dựa vào đâu để mà khẳng định là ai đúng, ai sai? Nhưng có lẽ Phan Thiết chỉ thích viết bừa mà không để ý rằng chính những điều mình viết lại có tác dụng phản lại ý định của mình. Thật vậy, Phan Thiết muốn tôn vinh quyền phán xét người sống người chết của Chúa, nhưng câu Chúa phán trên lại chứng tỏ một tâm địa vô cùng hẹp hòi của Chúa. Người ta chối bỏ mình là người ta sử dụng tự do ý chí mà Chúa Cha ban cho người ta, nếu chúng ta có thể tin được điều ngụy biện này, thường được giáo hội dùng để biện minh cho sự hiện hữu của những sự xấu ác trên thế gian. Tại sao lại phải mắng người ta là đồ vô phúc và chối bỏ người ta trước Chúa Cha? Người ta đã chối bỏ mình thì người ta còn cần gì đến mình và Chúa Cha nữa? Thật là vớ vẩn. Cái ngu của Gia Tô Giáo là cho rằng cả hơn 6 tỷ người trên thế giới ngày nay đều cần đến sự cứu rỗi của Giê-su đã chết cách đây gần 2000 năm. Lòng yêu thương của Chúa mà Phan Thiết quảng cáo nằm ở đâu? Chúa đã tình nguyện leo lên thập giá để cho người ta đóng đinh, rửa sạch "tội tổ tông" hoang đường của nhân loại mà lại cần người ta phải chấp nhận mình hay sao? Như vậy là bất thiện, vì đó là làm việc thiện với mưu đồ, không phát xuất từ một tâm rộng lớn vô phân biệt, còn thua xa các Bồ Tát tình nguyện xuống địa ngục cứu vớt tất cả, không phân biệt, và không thấy cả mình là người đi cứu vớt, hoặc những chúng sinh được cứu vớt. Hi vọng Phan Thiết hãy suy nghĩ lại và đừng tiếp tục viết tầm bậy nữa thì hơn.

Thứ ba, tiêu chuẩn làm thánh trong Gia Tô Giáo, theo quan niệm của Phan Thiết, là chỉ cần tin Chúa đến hơi thở cuối cùng, không đếm xỉa gì tới vấn đề đạo đức, trí tuệ, và giúp ích cho nhân loại. Cũng vì vậy mà trong Gia Tô Giáo có những Giáo hoàng hoang dâm, giết người như ngóe, những linh mục cưỡng dâm trẻ phụ tế, những kẻ phản bội quốc gia, những tên đầu trộm đuôi cướp v..v... đồng hạng thánh với những tín đồ lành thiện, nhân đức, trí tuệ sáng suốt ở trong Giáo hội. Thật là tội nghiệp cho họ, vì ham một cái bánh vẽ trên trời mà phải ăn cùng chiếu, nằm cùng giường với những hạng người tệ mạt như trên. Vậy ý nghĩa chữ thánh trong Gia Tô Giáo, theo quan niệm của Phan Thiết, thật ra là hẹp hòi hay rộng rãi, xin để cho quý độc giả tự mình nhận định.

Thứ tư, tôi không muốn bàn về chuyện phong thánh ở đây. Nhưng theo tiêu chuẩn thánh của Phan Thiết thì việc phong thánh đúng là chuyện chính trị thế tục, vì theo như Phan Thiết thì những người tin Chúa đã là thánh rồi, phong thánh là công việc dư thừa, nếu không phải có mục đích thế tục, khuyến khích và khích động lòng cuồng tín của tín đồ, nhiều khi với mục đích gây loạn trong những quốc gia nhỏ bé mà dân trí người dân còn thấp? Gia Tô Giáo chỉ chiếm khoảng từ 5 tới 7 phần trăm dân số Việt Nam. Bất kể những tín đồ Gia Tô Việt Nam nghĩ thế nào về thánh trong Gia tô giáo, chúng ta không thể bỏ qua ý nghĩ của hơn 90% dân tộc Việt Nam. Để giúp Phan Thiết thấy rõ đâu là ý nghĩ của tuyệt đại đa số dân Việt Nam này về chuyện phong thánh, tôi xin trích dẫn một đoạn trong cuốn Thực Chất Của Giáo Hội La Mã của Giáo sư Sử học Nguyễn Mạnh Quang. Sau khi trích dẫn một số tài liệu lịch xử mà tính chất xác thực của chúng không ai có thể phủ bác, giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã viết như sau, Tập I, Chương 10, trg. 265 - 285:

"Ở Âu Châu, người ta không hề nổi loạn chống lại chính quyền mà Giáo Hội (Gia Tô) cũng lôi cổ người ta ra tòa xử người ta về tội khác tín ngưỡng, và các tòa hình án của Giáo Hội đã giết hại đền hơn 11 triệu người. Ấy thế mà ở Việt Nam, Giáo Hội lại đòi phải có quyền tự do truyền đạo.

Được đằng chân, lân đàng đầu, khi được phép tự do truyền đạo rồi tới khi có một số tín hữu tin theo thì Giáo Hội lại xúi dục giáo dân không tuân hành tập tục và luật pháp của chính quyền Việt Nam, mà chỉ biết tuân lệnh Giáo Hoàng ở La Mã và xúi dục giáo dân nổi loạn, lật đổ chính quyền để thiết lập một vương quốc Gia Tô Giáo. Quý vị thử nghĩ xem còn có hành động nào hỗn xược, ngược ngạo hơn những hành động này không?

"Quốc hữu quốc pháp, gia có gia quy". Ở đâu thì cũng phải có quan trị quan nhậm. Con người ở bất kỳ quốc gia nào trên trái đất này cũng đều hiểu rằng "Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc". Đến nước người ta mà không tuân hành tục lệ của nước người ta đã là một điều trái tai gai mắt, không thể chấp nhận được. Không những thế, họ lại còn không tuân hành luật pháp quốc gia người ta nữa. Tệ hơn nữa, họ lại còn xúi dục dân chúng nổi loạn nhằm cướp chính quyền để thiết lập một chính quyền chuyên chính độc tôn giáo thì xin hỏi, những người đó có phải là những quân thổ phỉ, những phường giặc cướp, kẻ thù của dân tộc Việt Nam hay không? "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Là người dân của một nước, sống trong mảnh đất mà ông cha tổ tiên từ bao nhiêu đời kế tiếp nhau hy sinh không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và xương máu mới tạo dựng nên được, đã không ra công bồi đắp cho đất nước ngày một khá hơn thì thôi, ấy thế mà chỉ vì bất mãn nhất thời hay sống trong cảnh cùng khổ mà ngu xuẩn đến độ đi nghe lời xúi dục của người ngoài, nhẫn tâm "rước voi về giầy mả tổ", phá nát cơ đồ của tổ tiên để lại, thì những hạng người ấy có phải là những quân Việt gian, mãi quốc cầu vinh hay không? Những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican hãy suy cho kỹ, nghĩ cho cùng, để xem 117 người được Giáo Hội La Mã phong thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988 có phải là những quân "thổ phỉ" và những phường "cõng rắn cắn gà nhà" hay không? Chúng tôi muốn trình bày với những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican một điều như thế này: Các ông cho rằng 117 người trên đây đã được Giáo hội La Mã của các ông phong thánh thì họ là thánh. Đó là quyền tự do của các ông. Nhưng đối với đại khối dân tộc Việt Nam. ai cũng tin rằng 117 ông thánh này là tội đồ của dân tộc, dù người đó là người Việt Nam hay người ngoại quốc....

Chính vì vậy mà người tín đồ Thiên Chúa La Mã Giuse Phạm Hữu Tạo, sau khi tỉnh ngộ và quyết tâm trở về với dân tộc, đã thẳng thắn và dõng dạc tuyên bố rằng: "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm thánh của Đại Công Ty Rô Ma (Vatican)."

Một đoạn ngắn như trên cũng đủ để soi sáng cho Phan Thiết về vụ phong thánh. Nếu chúng ta chấp nhận và tôn trọng quy ước trong một chế độ dân chủ mà Vatican vẫn tuyên truyền đó là mục tiêu tranh đấu của Vatican hiện nay, thì trong một nước, ý muốn của đa số người dân phải thắng thiểu số và được tôn trọng. Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã cho chúng ta thấy rõ lập trường của tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam. Vậy thì, việc phong thánh của Vatican có giá trị gì đối với người Việt Nam, và người dân Việt Nam có thực sự coi những tội đồ của dân tộc được Vatican phong thánh là thánh không? Hỏi tức là đã trả lời. Ngay chính trong nội bộ Giáo hội La Mã cũng chẳng còn mấy người coi việc phong thánh của Vatican là có ý nghĩa gì. Vì trước sự lạm phát của việc phong thánh, Hồng Y Silvio Oddi đã phải thốt lên lời châm biếm: "Vatican đã trở thành một cái xưởng sản xuất thánh" (Vatican has become a saint factory).

Vì không biết đến lòng yêu nước của người dân Việt Nam, đến dân tộc tính Việt Nam thậm ghét những kẻ phản bội quốc gia, đến lập trường của tuyệt đại đa số người dân về ý nghĩa của thánh và về việc phong 117 tội đồ dân tộc lên làm thánh Gia Tô v...v..., nên Phan Thiết đã ngây thơ và trách nhà nước Việt Nam một cách quái đản như sau, Đất Việt..., trg. 377:

"Nhà nước đã không chấp thuận đề nghị của Hội đồng giám mục Việt Nam cho phép tổ chức lễ phong thánh ngay trên đất nước Viêt Nam, mời Giáo chủ John Paul II sang chủ sự..."

Tôi không hiểu sao Hội đồng giám mục Việt Nam lại đần đến độ đưa ra một đề nghị vô lý như vậy, nếu chuyện đề nghị này là có thật, không phải là chuyện do Phan Thiết bịa ra. Làm sao có thể chấp thuận cho một thế lực chính trị và kinh tế ngoại bang, ngụy trang sau bộ mặt tôn giáo, tới Việt Nam để phong cho những tội đồ của Việt Nam, những tên Việt gian phản quốc v..v.. làm thánh để khích động sự cuồng tín tôn giáo của những tín đồ bản địa, với hậu quả là sự mê mẩn với một cái bánh vẽ trên trời có thể đưa đến sự hỗn loạn trong xã hội như lịch sử đã chứng minh?

Trở lại câu "Tín đồ Thiên Chúa Giáo là dân Thánh Chúa...số lượng của họ đông vô vàn như sao trên trời và cát dưới biển." của Phan Thiết. Phan Thiết có biết là có bao nhiêu sao trên trời không? Khoa học ngày nay đã chứng minh rằng, chỉ nguyên trong giải Ngân Hà (Milky Way) mà Thái Dương Hệ nằm trong đó cũng đã có tới cả trăm tỷ ngôi sao, và giải Ngân Hà cũng chỉ là một ốc đảo, một Thiên Hà (galaxy), trong vũ trụ. Ngoài giải Ngân Hà ra còn cả triệu, cả tỷ Thiên Hà khác rải rác trong vũ trụ. Mỗi Thiên Hà đều chứa ít ra là cả tỷ ngôi sao, tương tự như giải Ngân Hà. Dân số trên thế giới ngày nay mới có 6 tỷ trong đó 70% không theo đạo Giêsu, vậy ông phóng đại số dân Thánh Chúa, dù theo nghĩa bóng, đông vô vàn như sao trên trời hay cát dưới biển để làm gì? Phải chăng đây là phản ánh của một đầu óc thuộc loại khuyết tật, cần đến "một sự giả dối trống rỗng và là một cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số nhiều" ? Tôi không hiểu sao một bậc gọi là trí thức như Phan Thiết lại có thể viết ra những lời huênh hoang rỗng tuếch như vậy.

Có thể ông chỉ lập lại những điều "giáo hội dạy rằng" dựa trên những điều "không thể sai lầm" trong Thánh Kinh. Thật vậy, chúng ta có thể đọc trong Cựu Ước về giao ước của Thần Giavê với Abraham, Sáng Thế 13: 16:

"Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm đặng dòng dõi ngươi vậy"

Sau đó, trong một dịp khác, Thần Giavê lại hiện ra và nói với Abraham trong một giấc mộng, Sáng Thế 15: 5:

"Ngươi hãy ngó lên trời và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi...Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy."

Hiển nhiên là không ai có thể đếm được bụi trên đất hay sao trên trời, như vậy lời hứa của Chúa Cha chẳng qua là những lời hứa hão, vô trách nhiệm, vì không bao giờ có thể thực hiện được. Dòng dõi Abraham là người Do Thái. Thử hỏi Do Thái ngày nay có bao nhiêu triệu dân so với dân của anh Ba Tàu? Hơn 6 triệu so với 1.4 tỷ. Dù rằng những đầu óc khuyết tật diễn giải hoang đường rằng dòng dõi của Abraham bao gồm tất cả những tín đồ Ki Tô trên thế giới gồm đủ mọi sắc dân da đen, da đỏ, da vàng, da trắng, da lờ lờ v...v... thì tổng số tín đồ này cũng chỉ chiếm vào khoảng tối đa là 1/3 dân số trên thế giới. Nhưng không phải chỉ có mình Chúa Cha là hứa cuội, mà Chúa Con cũng thế. Thánh Kinh đã viết rõ: Giê-su tin rằng chính mình là đấng cứu thế của dân Do Thái, ngày tận thế sắp tới (Matthew 10:23, 16:28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:30; Rom 13:11) và Giê-su sẽ trở lại thế gian (second coming) một ngày rất gần với khí thế của một hung thần:

"Tóc trắng như lông chiên, như tuyết, mắt sáng như ngọn lửa, chân như đồng sáng loáng trong lò, tiếng nói vang ầm như thác đổ. Tay phải Ngài cầm bảy ngôi sao, miệng cắn thanh gươm hai lưỡi sắc bén" (Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước, Nguồn Sống, 1994: Cuốn Khải Huyền, Chương 1, đoạn 14-16 (Rev.: 1: 14-16).

Bao giờ trở lại? Chúng ta có thể trích dẫn 2 đoạn khác trong Thánh Kinh:

Matthew 16:17-18: "Ta sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta bảo đảm với các người, vài người đang đứng đây sẽ vẫn còn sống cho đến khi thấy ta đi vào trong vương quốc của ta." (For the Son of Man will come in the glory of his Father with his angels, and then he will reward each according to his work. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom)

Mark 9:1: Và Chúa nói với các môn đệ: "Ta bảo đảm với các người là vài người đang đứng nơi đây sẽ vẫn còn sống cho tới khi thấy vương quốc của Thượng đế đầy uy quyền" (And He said to them, "Assuredly, I say to you that there are some standing here will not taste death till they see the kingdom of God present with power)

Giê-su hứa hẹn sẽ trở lại thế gian để phán xét con người, nghĩa là cho ai lên thiên đường thì cho, bắt ai xuống hỏa ngục thì bắt, ngay trong thời mà một số người đồng thời với ông còn sống, nhưng lời hứa này đã trở thành hứa suông, và trong 2000 năm nay, tín đồ Gia Tô cứ dài cổ ra ngóng ngày phán xét để lên thiên đường cùng Chúa. Nhưng thiên đường của Chúa, hay nước Trời, hay nước Chúa, lại chỉ là điều Giáo hội bày đặt ra để dụ dỗ đám tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin. Vì trước những tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo Hoàng John Paul II không còn cách nào khác là phải tuyên bố cùng giáo dân đi hành hương ở Rô Ma, ngày 21 tháng 7, 1999, là chẳng có thiên đường nào ở trên trời, tất cả là ở trong tâm con người và ngay trong đời này, chứ chẳng phải ở đời sau. Rồi, một tuần lễ sau, ngày 28 tháng 7, 1999, Ngài lại tuyên bố là chẳng có Hỏa Ngục nào ở dưới lòng đất, tất cả cũng chỉ do tâm con người trong đời sống hiện tại. Vậy, chuyện Chúa sống lại và xác bay lên thiên đường ngồi bên phải Chúa Cha, và khả năng "cứu rỗi" của Giê-su cũng như chối bỏ những người không tin theo Giê su trước Chúa Cha và đày đọa họ xuống hỏa ngục rốt cuộc chỉ là những chuyện hoang đường, bịa đặt như Giáo Hoàng đã uẩn hàm trong lời tuyên bố của ông. Các học giả ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, đã đồng thuận ở một điểm: chuyện Giêsu thành lập giáo hội, theo Phan Thiết thì thành lập khi chưa được 1 tuổi, chỉ biết bú, ngủ, ị, tè, [năm đầu công nguyên], hay trao quyền cho Phê rô thành lập giáo hội, là chuyện thêm thắt vào Thánh Kinh của giới linh mục để tiếm quyền Chúa, làm đại diện của Chúa trên trần để ngự trị đầu óc thấp kém của tín đồ, vì ngày phán xét đã gần kề, Chúa sẽ trở lại trần trong một tương lai rất gần như Thánh Kinh đã viết rõ như trên, vậy chuyện thành lập giáo hội là chuyện vô lý, thành lập để làm gì?

Điều rõ ràng là Phan Thiết không hề biết đến những tiến bộ ngay trong nội bộ giáo hội Gia Tô của ông cho nên vẫn còn bám vào những niềm tin cũ kỹ, lỗi thời, đã không còn hợp lý và hấp dẫn trong thế giới văn minh Tây phương. Sau đây, tôi xin đưa ra vài nhận xét về vài đoạn Phan Thiết viết về đạo Thiên Chúa, Đất Việt....., trg. 284-288:

"Cựu Ước Kinh là lịch sử của dân tộc Do Thái...Cuốn sách được ghi là tiền sử là cuốn kinh Sáng Thế (Genesis) nói về việc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người có tự do và ý chí... Chương trình của Cựu Ước kinh là chương trình chuẩn bị cho đấng Messiah ra đời cứu chuộc con người do sự phản nghịch của tổ tiên loài người là Adam và Eva.."

Có cái gì trục trặc ở đây. Cựu Ước là lịch sử của dân tộc Do Thái, vậy những gì viết trong Cựu Ước không liên quan gì đến toàn thể nhân loại. Cũng như lịch sử dân tộc Việt Nam với truyền thuyết Bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng làm nguồn gốc con rồng cháu tiên của người Việt Nam chẳng dính dáng gì tới dân Do Thái với những Abraham, Isacc và Jacob v..v... Do đó, nếu Adam và Eva có thật (trong ánh sáng của khoa học thì trái đất đã có tuổi khoảng 4 tỷ rưỡi năm, và tổ tiên loài người đã xuất hiện trên trái đất ít nhất là 2 triệu năm, trong khi theo Thánh Kinh thì Adam và Eva mới được Chúa Cha tạo ra cách đây khoảng 6000 năm, vậy tin rằng Adam và Eva là tổ tiên loài người là điều chỉ có những bộ óc đậu hũ mới có thể tin được) thì họ cũng chỉ có thể là tổ tiên của người Do Thái. Những người họ Đinh, Lê, Lý, Trần v...v... tuyệt đối không có dính dáng gì tới hai viên đất sét Adam và cái xương sườn của viên đất sét được biến thành Eva, dù khoa học đã chứng minh rằng trong đất sét không có chất hữu cơ, trái lại cơ thể con người phần lớn là chất hữu cơ. Chúa chỉ chọn dân Do Thái là dân của Chúa và chương trình cứu chuộc của Chúa trong Cựu Ước là chương trình cứu chuộc dân Do Thái sau khi hành hạ dân Do Thái đủ điều. Chúa không biết trái đất có hình cầu, không biết trái đất quay chung quanh mặt trời, tầm mắt của Chúa không quá miền Trung Đông, trí tuệ và hành động của Chúa thấp kém và man rợ thuộc thời bán khai như được viết trong Thánh Kinh, vậy làm sao Chúa đủ tư cách để cứu chuộc loài người, nhất là những người trong thế giới văn minh hiện tại, trí tuệ vượt xa trí tuệ của Chúa trong Thánh Kinh. Giê-su khẳng định xuống trần chỉ để cứu dân Do Thái, và dân Do Thái, vì cái lịch sử khốn khổ khốn nạn của mình, cũng chỉ mong có một vị anh hùng dân tộc sinh ra để cứu dân Do Thái ra khỏi cảnh trầm luân do chính Chúa Cha gây nên. Vị anh hùng này phải thuộc dòng dõi vua David vì David đã có công làm cho Do Thái hùng mạnh một thời. Phan Thiết viết:

"Đức Jêsu thuộc dòng họ Đa Vit ra đời tại thành Be Lem như các tiên (sic) đã tiên báo. Ngài tự nhận mình là Đấng Messiah. Ngài giảng đạo về nước Thiên Chúa, làm các việc lạ lùng cho kẻ chết sống lại, cho kẻ điếc được nghe, kẻ què được đi, kẻ mù được thấy... như bốn cuốn kinh Tân Ước do bốn môn đệ của ngài viết lại từ thế kỷ thứ nhất.."

Viết như trên, Phan Thiết đã phủ nhận tư cách thần thánh của Giê-su. Vì như vậy, Giê-su chỉ là một người Do Thái bình thường, con của ông thợ mộc Giuse, thuộc dòng dõi vua David. Còn lời tiên tri trong chương Isaiah trong Cựu Ưóc là về một trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra một đứa con trai, không dính dáng gì tới dòng họ vua David. Lời tiên tri này thực sự không phải là tiên tri, nhưng giáo hội đã cố tình diễn giải lệch lạc đi để lừa dối đám tín đồ thấp kém, những người không có đầu óc suy luận và không hề đọc Thánh Kinh. Phan Thiết thuộc loại tín đồ này nên nhắc lại như con vẹt mà không thấy sự mâu thuẫn cùng cực trong câu viết trên. Phan Thiết không đọc Thánh Kinh, lẫn lộn lời tiên tri trong Cựu Ước với câu ông viết: "Jêsu thuộc dòng họ Đa vít". Và hiển nhiên, Phan Thiết mù mịt về những công cuộc nghiên cứu Thánh Kinh của các vị trong hàng giáo phẩm Gia Tô cũng như của các học giả và chuyên gia về tôn giáo tại các đại học danh tiếng trên toàn thế giới.

Câu tiên tri trong Cựu Ước mà giáo hội khai thác để biện minh cho thuyết Maria đồng trinh như sau: "Này, một trinh nữ sẽ chịu thai, sinh một con trai và đặt tên là Em-ma-nu-ên " ( Isaiah 7: 14: Behold, a virgin shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel.)

Câu này đã được nhiều nhà nghiên cứu Thánh Kinh, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, chứng minh rằng không liên hệ gì tới sự sinh ra của Giê-su, vì những khám phá sau đây:

Thứ nhất, trong văn bản gốc Thánh Kinh tiếng Do Thái, Isaiah viết trong Isaiah 7: 14 là: "Này, một người đàn bà trẻ sẽ mang thai..". (Behold, a young woman shall conceive). Isaiah dùng chữ "almah" có nghĩa là một "người đàn bà trẻ" (young woman), có chồng hoặc chưa có chồng. Còn trinh nữ, tiếng Do Thái là "betulah". Nếu Isaiah muốn nói đến một trinh nữ thì phải dùng chữ "betulah". Dịch chữ "almah" sang tiếng Hi Lạp, không hiểu vô tình hay cố ý, các dịch giả đã dùng chữ "parthenos" có nghĩa là trinh nữ. Giáo hội đã dựa vào văn bản tiếng Hi Lạp, nhặt câu trên ra ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) và diễn giải lệch lạc rằng đó là lời tiên tri về sự sinh ra của Giê-su. Giáo hội lờ đi hai câu tiếp theo, Isaiah 7: 15,16: "Đứa trẻ đó sẽ ăn sữa và mật cho đến khi biết bỏ điều dữ, chọn điều lành. Và trước khi đứa trẻ này biết bỏ điều dữ chọn điều lành thì nước của hai vua mà ngươi đang ghét sẽ bị bỏ hoang". (Curds and honey he shall eat, that he may know how to refuse the evil and choose the good. For before the child shall know to refuse the evil and choose the good, the land that you dread will be forsaken by both her kings). Do đó, xét theo bối cảnh lịch sử thời của Isaiah và đọc đầy đủ nội dung các câu Isaiah 7: 14,15,16, không có cách nào người ta có thể cho rằng đó là lời tiên tri về sự sinh ra của Giêsu từ một nữ đồng trinh.

Thứ nhì, theo "lời tiên tri" thì đứa trẻ phải được đặt tên là Immanuel chứ không phải là Giêsu. Do đó, thuyết Maria đồng trinh của giáo hội bày đặt ra sau này để khuyến khích tín đồ thờ phụng Maria không đứng vững. Nhưng điều đáng nói là Giêsu không thể thuộc dòng dõi vua David. Vì sao? Vì Giêsu là hoa trái của sự "xâm phạm tiết hạnh" của Thánh Linh vào Mary, một người đàn bà Do Thái đã có chồng là Giuse, nếu chúng ta tin được chuyện Thánh Linh có thể làm cho Mary mang thai. Vì vậy, Giêsu mới được gọi là Con Thiên Chúa. Đã là Con Thiên Chúa thì không thể thuộc dòng dõi vua David. Tôi có cảm tưởng rằng Phan Thiết cũng như các tín đồ Gia Tô, được Giáo hội dạy sao thì cứ nhắc lại y chang mà không hề bận tâm suy nghĩ xem điều mình nói có hợp lý hay không. Nhưng tại sao Giáo hội lại dạy Giêsu thuộc dòng dõi vua David? Vì theo niềm tin của dân Do Thái thời bấy giờ, thì một đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện để cứu dân Do Thái và đấng Cứu Thế này bắt buộc phải thuộc dòng dõi Vua David. Do đó, vài người Do Thái theo Giêsu, viết Phúc Âm, vừa muốn chứng minh rằng Giêsu đích thực là đấng Cứu Thế nên phải thuộc dòng dõi vua David, vừa muốn "chứng minh" rằng Giêsu là Con Thiên Chúa nên mới đặt ra câu chuyện hoang đường là do Thánh Linh phủ nên Mary sinh ra Giêsu. Nhưng trí tuệ của những người viết Phúc Âm vào thời đó chưa đủ trình độ để nhận ra tính loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, về hai vai trò "Con Thiên Chúa" và "Thuộc dòng dõi vua David". Khoan nói đến chuyện Matthew và Luke viết về gia phả Giê su, từ vua David trở xuống, hoàn toàn khác nhau, với một đàng thì 42 thế hệ, đàng khác thì 26 thế hệ với tên khác nhau. Vì thế, ngày nay thế giới mới cho rằng tiểu sử của Giêsu là một tiểu sử bất minh nhất trong những tiểu sử bất minh. Tại sao lại bất minh? Tôi sẽ giải thích trong đoạn sau.

Tiếp theo, chúng ta hãy đọc một đoạn khác của Phan Thiết, Đất Việt..., trg. 64:

"Phúc Âm là một bản tường thuật của bốn Thánh sử là các ông Mat thêu, Mac cô, Lu ca, Gio an mỗi người qua sự tiếp xúc, lắng nghe, cảm nghiệm tình yêu mến của Thầy mình (Chúa Jêsu) đã tường thuật lại theo sự linh ứng và viết cho giáo đoàn của mình để làm chứng về con người Jêsu có thật, những lời giảng dạy và những việc làm của Jêsu là có thật, không phải là do óc tưởng tượng bịa đặt ra."

Theo sự nghiên cứu Thánh Kinh của nhiều học giả gồm có các giám mục, linh mục, giáo sư đại học v...v.. thì Matthew, Mark, Luke, và John, tác giả bốn Phúc Âm trong Tân Ước, không phải là môn đồ của Giê-su. Như vậy, không làm gì có chuyện những tác giả này "tiếp xúc, lắng nghe Thầy mình (Giê-su)". Bốn Phúc Âm trên được viết trong khoảng từ năm 70 đến năm 120, nghĩa là sau khi Chúa chết từ 40 năm đến 90 năm. Viết câu trên, Phan Thiết cho chúng ta thấy rõ ông là một tín đồ Gia Tô với một kiến thức rất nghèo nàn về Thánh Kinh, dù ông tự xưng là một trí thức Gia Tô. Chắc chắn là ông ta chưa bao giờ đọc Thánh Kinh và có thể chỉ nghe những lời giảng vụn vặt ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) về Thánh Kinh của các linh mục, những người mà tôi tin rằng cũng chẳng có mấy ai đọc kỹ Thánh Kinh. Phan Thiết tin rằng những điều viết trong 4 phúc âm đều là sự thật vì ông chưa bao giờ đọc 4 phúc âm đó, hoặc giả nếu có đọc cũng chỉ đọc những đoạn các "bề trên" bảo ông đọc. Thật vậy, chúng ta hãy đọc 2 trong số rất nhiều tài liệu nghiên cứu về Tân Ước.

1. Trong cuốn Ai Là Giê-su? (Who was Jesus?), học giả Ki Tô Colin Cross viết như sau trong phần Dẫn Nhập:

"Nhìn từ xa và xét về toàn thể, Giê-su ở Nazareth có vẻ như là một nhân vật lịch sử hiển nhiên. Nhưng khảo xát kỹ bất cứ chi tiết nào cũng làm cho hình ảnh này mờ nhòa. Lý do về sự bất minh này hết sức là đơn giản. Đó là chúng ta không có bất cứ một sử liệu nào, thuộc bất cứ lãnh vực nào, về phần lớn cuộc đời của Giê-su. Ông ta không viết một cuốn sách nào. Ngay cả hình dáng ông ta ra sao cũng không ai biết. Không có ngay cả một bằng chứng nào tự nó có giá trị để chứng tỏ là ông đã hiện hữu. Những sử liệu hiện hữu, những Phúc Âm, chỉ viết về một phần nhỏ nhoi của đời ông và được viết theo quan điểm sùng bái cá nhân và nghi thức tôn giáo chứ không phải theo quan điểm sử học thông thường. Trong những chuyện kể trong Phúc Âm có những điều bất phù hợp nghiêm trọng cũng như những điều rõ ràng không thể xảy ra."

(Viewed from a distance and considered as a whole, Jesus of Nazareth is a reasonably tangible historical figure. But too close an examination of any individual detail of him causes him to blur.. The reason for uncertainty about Jesus is the simplest possible. It is just that there is no record at all, of any kind, about the greater part of his life. He wrote no book. Even what he looked like is unknown. There is not a word of independent proof that he ever even existed. The records that do exist, the Gospels, cover only a fraction of Jesus' life and are written from a cultic and ritualistic point of view and not as ordinary history. There are the gravest inconsistencies in the gospel accounts and also many blatant improbabilities..)

2. Mục sư Ernie Bringas cũng viết như sau, trong cuốn Thi Hành Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ và Hiện Tại Do Quyền Lực Thánh Kinh Gây Ra (Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), trg. 191:

"Điểm đồng thuận ngày nay là nhân vật lịch sử Giê-su - những lời Giê-su nói và những hành động Giê-su làm, và những biến cố xảy ra trong cuộc đời của ông - không thể xác định được chính xác. Trong khi chúng ta biết tác giả của một Phúc Âm nhìn nhân vật Giê-su như thế nào như họ đã viết lại (và viết lại như thế nào), thường là chúng ta không thể đi quá những điều viết trong phúc âm để biết về chính con người thực của Giê-su. Chúng ta không thể đoan quyết những lời nào viết trong phúc âm về cuộc đời của Giê-su là đúng sự thật."

(The consensus today is that the historical Jesus - the words and actions of Jesus and the real events surrounding his life - cannot be determined with precision. While we know how the author of a Gospel regarded Jesus by what he reported (and haow he reported it), it is not always possible to penetrate beyond the Gospel portrayals of Jesus to Jesus himself. We cannot determine with certainty what Gospel statements about his life and career are genuine.)

Tại sao Colin Cross và Mục sư Ernie Bringas lại viết như trên? Vì đi vào chi tiết trong Thánh Kinh, chúng ta thấy rõ ràng là không có một căn bản nào có tính cách thuyết phục để cho những người có đầu óc có thể tin vào những lời nói và việc làm của Giê-su, vì trong Thánh Kinh có quá nhiều điều mâu thuẫn về con người lịch sử Giê-su. Những chi tiết về một phần nhỏ, khoảng 1/10 cuộc đời của Giê-su được mô tả trong bốn Phúc Âm Matthew, Mark, Luke, và John. Nhưng chính những chi tiết này: khi sinh ra đời, gia hệ, thời gian gần 3 năm đi giảng đạo, khi chết v..v.. đều hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Cho nên chúng ta không thể dựa vào đâu để tin điều nào đúng, điều nào sai. Nhưng đây không phải là bài phân tích Thánh Kinh nên tôi xin được miễn đi vào chi tiết những mâu thuẫn và những điều hoang đường trong Thánh Kinh.

Cái tật của Phan Thiết là sở học không có bao nhiêu mà lại cứ thích viết bừa,viết càn về những điều mình không nắm vững. Ông viết những điều mà ông không hiểu gì, viết lấy được, không ngượng tay, không đỏ mặt. Thí dụ, ông viết một cách hoang tưởng như sau:

"Tín ngưỡng đạo Thiên Chúa là tín ngưỡng độc thần, chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa được xem là đấng Toàn Năng, Chí Thiện, Chí Mỹ, Chí Nhân, Chủ Tể sáng tạo ra muôn loài..."

Phan Thiết không hiểu toàn năng là gì, không đọc Thánh Kinh nên gán cho Thiên Chúa của ông những thuộc tính trái ngược hẳn với sự thật, không biết tới những tiến bộ và những khám phá trong khoa học hiện đại nên vẫn còn tin rằng Thiên Chúa của ông sáng tạo ra muôn loài.

Để cho vấn đề được rõ ràng, chúng ta hãy luận về những thuộc tính mà Phan Thiết tin tưởng là mô tả đúng hình ảnh của Thiên Chúa.

Thứ nhất, chúng ta hãy nhìn vào thực tế trên cõi đời: từ những em bé mới sinh ra đã bị tật nguyền cho tới những thiên tai gây ra cảnh tang tóc thiệt hại cho con người; từ những bệnh truyền nhiễm cho tới những chiến tranh tàn sát hàng triệu người; từ những cuộc tranh chấp chính trị nhỏ cho tới những cuộc chiến tranh tôn giáo còn đang tiếp diễn ở Bosnia, Ireland, Palestine v...v.. chúng ta có thể tin được chăng là có một Thiên Chúa toàn năng, có nghĩa là "làm gì cũng được", và có lòng nhân từ vô cùng được không? Tại sao những tín đồ Gia Tô vẫn còn tin vào một Thiên Chúa toàn năng và chí thiện, chí nhân, và lòng thương yêu của Thiên Chúa? Bởi vì họ đã được nhồi vào trong đầu óc một tâm cảnh ích kỷ, chỉ biết đến mình mà không nghĩ đến người khác. Họ được dạy rằng những bất hạnh xảy ra cho mình là do ý Chúa để thử thách, cứ kiên trì tin Chúa, thờ phụng Chúa thì Chúa sẽ cho sống đời đời tốt đẹp bên Chúa. Nếu có gì may mắn xảy ra cho mình thì đó là do lòng thương yêu của Chúa, hoặc ân sủng của Chúa ban cho. Chẳng thế mà trong một tai nạn máy bay, 3 hành khách sống sót trong số 286 người trên chuyến bay, đã cám ơn Chúa vì Chúa đã thương yêu, cứu họ. Họ không hề để ý đến chuyện 283 người tử nạn kia sẽ cám ơn ai? Cái tâm cảnh ích kỷ này đi đến độ cực đoan là những tín đồ tân tòng, ở Việt Nam cũng như ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vui sướng vì tin là mình sẽ được lên Thiên đường ở cùng Chúa, mà không hề nghĩ đến ông bà tổ tiên hay đồng bào mình bị đày địa ngục vì không tin Chúa, theo như lời dạy lố bịch, hoang đường, mê tín, xúc phạm đến mọi tôn giáo khác của Giáo hội. Ngày nay, một số nhà Thần học đã đưa ra vấn đề "có sự cứu rỗi ngoài giáo hội" (salvation outside the church) nhưng luận điểm này mang nhiều sắc thái gượng ép vì cho rằng con người ngoài giáo hội cần đến một sự cứu rỗi không tưởng trong Ki Tô Giáo. Những thực tế trên cõi đời đã cho chúng ta thấy rõ ràng là Thiên Chúa, nếu có, chẳng phải là một vị Thần đầy lòng thương yêu nhân loại, vậy thì người hãy thương lấy người, và vứt bỏ đi những cặp nạng Toàn Năng, Toàn Trí và Toàn Nhân trong Thần học Ki Tô. Ngày nay những sự việc xảy ra trên khắp thế giới đã chứng minh rất hùng hồn là chỉ có con người mới giúp được con người. Trận lụt lớn ở miền Trung Việt Nam vào đầu tháng 11, 1999, nếu không có bàn tay vô Thần cấp thời và tích cực cứu giúp của chính quyền, quân đội và đồng bào; và sau đó, không có sự cứu trợ vật chất với tính cách đại qui mô của các tổ chức tôn giáo như Chùa Từ Đàm, Chùa Từ Hiếu v..v.., với sự hăng say hoạt động từ thiện của các Tăng, Ni Phật Giáo cùng đồng bào trong nước v..v.., sự đóng góp của đồng bào hải ngoại v..v..., thì những sự đau khổ về chết chóc, thiệt hại và thiếu thốn vật chất của nạn nhân bão lụt không biết lên tới mức nào. Đâu có thấy bàn tay cứu giúp của Chúa ở đâu, dù rằng Thánh Kinh viết rằng Chúa Cha có thể làm mưa bánh mì cho những người đang đói ăn, và Chúa Con cũng có khả năng biến một ổ bánh mì thành trăm ổ bánh mì. Phải chăng Chúa chỉ có khả năng làm bánh mì cho dân Do Thái, chứ không có khả năng thổi cơm hay chế tạo mì gói ăn liền cho dân Việt Nam?

Lịch sử thế giới cũng cho thấy, những người chết đói ở Somalia, Rwanda, Ethiopia cứ tiếp tục chết đói cho đến khi có những cơ quan từ thiện quốc tế cứu giúp, dù rằng trong những xứ này có khá nhiều người tin Chúa. Các nhà bảo vệ tín lý bèn diễn giải rằng, những cơ quan từ thiện chính là bàn tay cứu giúp của Chúa. Đến khi bị hỏi ngược lại là trong số những người làm việc thiện có rất nhiều người không theo đạo thờ Thiên Chúa, không tin là có Thiên Chúa, và nhất là, tại sao Thiên Chúa lại để cho sinh ra những nạn đói kém hay thiên tai trên thế giới rồi mới đưa bàn tay ra cứu giúp một phần, vì trước khi cứu giúp đã có nhiều người chết đói rồi? Câu trả lời có tính cách mạ lỵ đầu óc con người là: những việc Thiên Chúa làm, con người không thể nào hiểu nổi. Người ta lại hỏi: nếu con người không hiểu nổi thì tại sao các ông lại cứ tuyên bố là Thiên Chúa muốn thế này, muốn thế nọ, và muốn chúng tôi phải tin không bằng chứng và thờ Thiên Chúa, thực ra chỉ là Thần Ki Tô (Christian God), của ông? Câu trả lời để chấm dứt mọi lý luận là: tin thì lên Thiên đường, thắc mắc thì xuống địa ngục.

Cách đây khoảng 23 thế kỷ, triết gia Epicurus đã đặt vấn đề Toàn Năng, và Toàn Thiện như sau:

"Hoặc Thần muốn hủy bỏ sự ác, và không thể

Hoặc Thần có thể hủy bỏ nhưng không muốn

Hoặc Thần không thể, và không muốn

Nếu Thần muốn, nhưng không thể làm được, Thần bất lực. (nghĩa là không Toàn Năng)

Nếu Thần có thể, nhưng không muốn, Thần thật là xấu xa. (nghĩa là không nhân từ)

Nếu Thần không thể và cũng không muốn,

Thần vừa bất lực vừa xấu xa. (nghĩa là vừa không toàn năng vừa không nhân từ)

Nhưng nếu (như họ thường nói) Thần có thể hủy bỏ sự ác

Và Thần thật sự muốn như vậy

Tại sao trên cõi đời này lại có sự ác?"

(Either god wants to abolish evil, and cannot;

Or he can, but does not want to;

Or he cannot, and does not want to.

If he wants to, but cannot, he is impotent.

If he can, but does not want to, he is wicked.

If he neither can, nor wants to,

He is both powerless and wicked.

But if (as they say) god can abolish evil,

And god really wants to do it,

Why is there evil in the world?)

Từ xưa tới nay, chưa có ai trả lời được câu hỏi mà Epicurus đã đặt ra, dù những bộ óc kém cỏi đã phát minh ra chuyện Thần muốn trừng phạt sự xấu xa của con người, những sản phẩm do chính Thần tạo ra theo y như hình ảnh Thần và tự khen tác phẩm của mình là "tuyệt hảo", như được viết trong Cựu Ước, chương Sáng Thế. Tại sao con người do Thần tạo ra một cách tuyệt hảo như trên lại làm ác? Câu trả lời phi lôgic của các nhà truyền giáo là Thần muốn cho con người tự do, không muốn con người là những người máy. Nhưng nếu Thần toàn năng thì tại sao không thể tạo ra một con người tự do giới hạn, nghĩa là không thể có cái tự do làm ác mà chỉ có tự do làm thiện mà thôi. Vậy nguồn gốc của sự xấu ác ở trên đời là ở đâu? ở con người hay ở Thần?

Những tín đồ Ki Tô tin vào một vị Thần toàn năng trong khi họ không hiểu toàn năng là gì. Họ không thể hiểu được rằng, theo định nghĩa, không làm gì có chuyện toàn năng. Vì toàn năng nghĩa là có khả năng làm bất cứ điều gì mà con người có thể tưởng tượng được, thí dụ, làm cho một cặp vợ chồng da đen sinh ra một đứa con da trắng, làm ra một con rùa có lông, hay con thỏ có sừng, hay một cây mít sinh ra trái soài v...v.. Có người đã đặt một câu hỏi rất ý nhị về thuộc tính toàn năng của Thần Ki Tô: "Thần có thể tạo ra một phiến đá nặng đến nỗi chính Thần cũng không vác nổi không?" Đây là một câu hỏi không một nhà thần học Ki Tô nào trả lời nổi, vì trả lời "có" hoặc "không" đều đương nhiên bác bỏ thuộc tính toàn năng của Thần. Kết luận: thuộc tính toàn năng không thể có. Nếu thuộc tính toàn năng không thể có thì một vị Thần toàn năng cũng không thể nào có. Mặt khác, toàn năng và toàn trí (cái gì cũng biết) là hai thuộc tính có tính chất loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, cho nên một vị Thần kiêm cả hai thuộc tính toàn năng và toàn trí là điều không tưởng. Thật vậy, nếu Thần "biết" cái gì sẽ xảy ra trong tương lai và Thần không thể thay đổi được sự việc đó, điều này rất rõ ràng trước những thực tế và quy luật thiên nhiên ở ngoài đời, thì làm sao có thể gọi là "Thần toàn năng" được? Ngược lại, nếu Thần có khả năng thay đổi sự việc nhưng lại không biết những gì sẽ xảy ra để mà thay đồi, vậy thì "toàn trí" ở chỗ nào? Nói tóm lại, một vị Thần toàn năng, toàn trí chỉ có trong niềm tin đã được nhồi vào óc từ khi còn nhỏ của những người không hiểu thế nào là toàn năng, toàn trí.

Sau cùng, đọc Thánh Kinh, nhất là Cựu Ước, thì không ai có thể chấp nhận Thần Ki Tô trong đó là bậc chí thiện, chí nhân. Tại sao? Vì Thần Ki Tô trong Cựu Ước được mô tả như một vị Thần tiền hậu bất nhất, lòng đầy thù hận, trí tuệ kém cỏi, ham vật chất, ham gái, độc ác, vô lương tâm, tàn nhẫn, bất công ..., những thuộc tính hoàn toàn trái ngược với thiện tâm và lòng nhân từ của con người. Chứng minh?

Trong Cựu Ước chúng ta có thể đọc chuyện Thần Ki Tô dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái nhưng rồi lại gây ra 10 tai họa cho dân Ai Cập, với cao điểm là làm cho tất cả những đứa con đầu lòng trong mọi gia đình dân Ai Cập chết hết (Exodus 11: 4-6); khi dân Do Thái chạy ra khỏi Ai Cập thì Thần rẽ nước biển ở Hồng hải, nghĩa là tạo ra một lối thoát khô, để cho dân Do Thái chạy qua, rồi sau đó lại đóng nước lại làm cho cả toán quân Ai Cập đuổi theo chết đuối hết ở Hồng Hải (Exodus 15) v.. v.. Ngoài ra chúng ta còn có thể đọc những sự kiện như sau trong Cựu Ước: Thần là một người chinh chiến (Exodus 15:3: The Lord is a man of war); Thần khuyến khích dân Do Thái quật đầu những đứa trẻ dân Edom vào đá cho chết (Psalm 137: 7-9); Thần ra lệnh cho Moses tiêu diệt dân Midian (Numbers 31: 1,2), quân lính của Moses thiêu rụi mọi thị trấn của dân Midian, cướp bóc hết của cải, gia súc v...v..., giết chết mọi đàn ông (Numbers 31: 7) nhưng chừa lại đàn bà và trẻ con. Điều này làm Moses nổi giận, ra lệnh giết hết đàn bà và trẻ con trai, chỉ chừa lại các trinh nữ để chia cho Thần một phần. Tất cả có 16000 trinh nữ, số nộp cho Chúa là 32 (Numbers 31: 40) v...v... Thật là khôi hài khi ta đọc đến những điều răn của Thần trong đó có những khoản như: không được giết người, không được trộm cắp, không được tà dâm, những điều khoản mà chính Thần là người đầu tiên vi phạm. Chẳng vậy mà trong cuốn The Book of Ruth, Ruth Hurmence Green, một phụ nữ đạo gốc, đã tỉnh ngộ và viết như sau về cuốn Thánh Kinh, trg. 6:

"Không có cuốn sách nào mà trong đó sự sống của con người, thật ra là tất cả sự sống, lại rẻ rúng như vậy. Cái tên Chúa ác ôn trong Cựu Ước ra lệnh cho dân Do Thái giết, cưỡng hiếp, và tra tấn không thương xót toàn thể nhiều quốc gia, "con nít, trẻ sơ sinh, thanh niên, trinh nữ, và người già". Nếu họ không tuân lệnh, họ sẽ phải chịu đựng những cơn thịnh nộ trả thù của Chúa. Những dân cưng của hắn theo lệnh tàn sát hàng ngàn người, phanh bụng những người đàn bà mang thai, quật con nít vào đá, chứa đầu lâu vào trong các sọt và cắt xẻo thân xác của các nạn nhân. Cái kẻ tội phạm vô tiền khoáng hậu này (Chúa) làm chết đuối toàn thể dân chúng trên thế giới trừ gia đình của một tên say rượu (Noah). Hắn làm tim vua Ai Cập chai cứng để rồi có thể giết tất cả những đứa con đầu lòng ở Ai Cập. Hắn (Giê-su) xuống trần làm cho tất cả những đứa con trai dưới 2 tuổi trong một vùng rộng lớn bị giết. Hãy cho tôi biết, nếu có thể, rằng sự sống của con người thiêng liêng đối với Chúa?"

(There is no other book in which human life, all life in fact, is so cheap. The fiendish Lord of the Old Testament orders the Jews to kill, rape, and torture without pity entire nations, "infant and suckling, young man and virgin, and the man with gray hair". If they do not obey, they feel the wrath of the Lord's vengeance themselves. His favorites dutifully massacre thousands, rip up pregnant women, and dash little ones against the stones, putting heads in baskets and mutilating their victims. This criminal of all time drowns the entire population of the world except for the family of a drunkard. He hardens Pharaoh's heart to make it possible to put all the first born of Egypt to the sword. He comes to earth incarnate in such a manner that all male children under two in a vast area must be killed, again with the edge of the sword. Tell me, if you can, that human life is sacred to the Lord.)

Phải chăng Hurmence Green viết vu vơ, vô căn cứ? Tuyệt đối không phải, vì tất cả những điều bà viết ở trên là những chuyện trong Thánh Kinh. Phan Thiết hãy mở cuốn Thánh Kinh ra đọc để xem bà ta viết có sai sự thực hay không. Tôi xin đặt một câu hỏi với tất cả quý độc giả: Một vị Thần độc ác, bất nhân như vậy có đáng để chúng ta tôn kính hay không? khoan nói đến chuyện thờ phụng.? Và đó là về Chúa Cha. Chúa Con, Giêsu, trong Tân Ước cũng chẳng khá hơn Chúa Cha bao nhiêu (Hãy đọc kỹ 4 Phúc Âm Matthew, Mark, Luke, John và các chương Acts, Corinthians, Revelation v..v.. trong Tân Ước). Những nhận định này sẽ được chứng minh ở một nơi khác.

 

IV. Thay Lời Kết.

 

Trên đây tôi đã phân tích một vài đoạn Phan Thiết viết về Phật Giáo và Ki Tô Giáo trong hai cuốn Đất Việt... HHĐP của Phan Thiết. Tôi đã chứng minh rằng 7 nhận định về Phan Thiết tôi đưa ra ở đầu bài là đúng. Tôi có nên tiếp tục phê bình Phan Thiết hay không? Tôi nghĩ là không nên. Không có cách nào tôi có thể viết ra tất cả những gì tôi muốn phê bình Phan Thiết. Vì mở bất cứ trang sách nào trong hai cuốn trên của Phan Thiết tôi cũng thấy, nếu Phan Thiết không viết bậy bạ thì cũng viết nhảm nhí, không nhảm nhí thì cũng tục tĩu, không tục tĩu thì cũng gian xảo, không gian xảo thì cũng sai lầm, không sai lầm thì cũng bịa đặt, không bịa đặt thì cũng hoang đường, không hoang đường thì cũng huênh hoang, trống rỗng v.. v.., và cứ liên miên như vậy từ trang sách này sang trang sách kia. Tôi không thể ngờ được một người tự xưng là "trí thức Công Giáo" mà lại có thể cho ra đời những cuốn sách vô giá trị như vậy. Đọc các tác phẩm khác của những trí thức Công Giáo khác như Nguyễn Văn Chức; Nguyễn Cần (alias Lữ Giang, alias Tú Gàn); LM Phan Phát Huồn; LM Vũ Đình Hoạt; nhóm tác giả cuốn Trần Lục gồm có các Đức Ông, Linh Mục, và trí thức Công Giáo v...v..., tôi thấy không ít thì nhiều, họ đều vấp phải những sai lầm căn bản sơ đẳng, những xuyên tạc cố ý về Phật Giáo, những huênh hoang vô lối về Công Giáo, bắt nguồn từ những hiểu biết méo mó, lệch lạc, không những về lịch sử, về Phật Giáo, mà còn về cả ngay chính tôn giáo của họ nữa, tất cả chỉ chứng tỏ một tâm cảnh ngu đạo. Tôi không tin là trình độ của họ không đủ để hiểu rõ những vấn đề liên hệ. Nhưng tại sao tất cả lại viết một chiều như vậy?

Trong khi nghiên cứu về Công Giáo, tôi đã tìm ra đáp án. Đáp án này nằm trong vài tài liệu sau đây:

1. Trong cuốn A Modern Priest Looks at His Outdated Church (Một Linh Mục hiện đại nhìn vào Giáo hội lỗi thời của ông ta), Linh mục đã để ra nguyên một chương 3 để nói về Con Người Công Giáo (A Man Who Is A Catholic). Sau đây là một vài đoạn trong chương trên.

"Người Gia Tô nhìn thế giới qua một hệ thống làm cho hắn không còn là chính hắn nữa... Hắn chưa bao giờ biết niềm vui của sự tìm hiểu, sự kỳ diệu của sự khám phá, sự hồ hởi của sự tự do quyết định cho chính mình...Hắn đã được dạy để đọc cái gì, nghĩ như thế nào, và coi ai là bạn...

Tôi quan sát người Gia Tô đến xem lễ và thương hại cho sự đào luyện đã làm cho đầu óc hắn bị vặn vẹo và ý niệm về tôn giáo của hắn méo mó. Hắn tới xem lễ vì những lãnh tụ tôn giáo, những người cũng dễ bảo và không có nghị lực như hắn, bảo hắn tới. Hắn đọc những lời cầu nguyện gói ghém trong những câu cứng ngắc và làm những cử chỉ hoàn toàn xa lạ với lối sống hiện đại của hắn. Hắn sống trong một thế giới của máy bay phản lực và bom nguyên tử, và cầu nguyện trong một thế giới của ma thuật thuộc thời Trung Cổ.

Trong cuộc sống hàng ngày, hắn đồng hành với sự hữu hiệu và tiến bộ...Hắn có những quan điểm về sự hòa bình trên thế giới, có những ý kiến về cải cách ngân sách, những tư tưởng về cách phòng ngừa tội ác v..v.. Nhưng trong lãnh vực tôn giáo, hắn là một người máy chỉ có thể nhắc lại những câu trả lời mà hắn đã học. Hắn chấp nhận không hề phản kháng mọi quyết định của giới linh mục, có vẻ như trầm tư khi nghe người ta xào xáo lại những sự thật mà hắn đã học ở trường, và ủng hộ cái giáo hội đã tước đoạt đầu óc của hắn...

Hắn vẫn tin rằng cả thế giới sẽ theo đạo Gia Tô trước ngày phán xét, và đức tin của hắn là một dấu ấn của tình yêu thương đặc biệt của Thiên Chúa, và cái chết sẽ biện minh cho sự dũng cảm trong sự chọn lựa của hắn.

Hắn không có quyền hành xử theo lương tâm của mình, hoặc quyền chọn những nguyên tắc giúp ích cho hắn. Hắn là một tín đồ Gia Tô, một đứa trẻ, đòi hỏi người khác quyết định cho hắn...

Do đó, người Gia Tô không thực sự hiểu ý nghĩa của đối thoại, chỉ có thể đưa ra những luận cứ để chống đỡ lập trường mà hắn thừa hưởng từ khi còn nhỏ..

Người Gia Tô là một dịch vụ trả lời được tổ chức với nhiệm vụ đầu tiên là bảo vệ giáo hội."

(The Catholic man sees the world through a system which forbids him to be himself... He has never really known the joy of search, the wonder of discovery, the exciting freedom of personal decision... He has been taught what to read, how to think, and whom to call his friend...

I watch the Catholic come to Mass and pity the formation that warped his mind and distorted his religious sense. He comes because he has been told to come by religious leaders who are as docile and listless as he. He reads the prayers wrapped in stilted phrases and makes the gestures totally foreign to his modern way of life. He lives in a world of jets and atomic bomb, and prays in a world of medieval magic...

In his business his eye is tuned to efficiency and progress... He has views on world peace, opinions on fiscal reform, thoughts on crime prevention... But in religion he is a robot who can only recite the answers he has learned. He will accept the priestly decisions without protest, appear thoughtful when he hears a rehash of the truths he learned in school, and support the Church that robbed him of his mind...

He still believes that the world will be Catholic before the judgment comes, that his faith is a mark of special love from God, that death will justify the valor of his choice...

He has not the right to follow his own conscience, or the power to select the principles that give him help. He is a Catholic, a child, who demands that another make for him his choice...

Thus, the Catholic man cannot truly know the meaning of dialogue, but only give arguments to defend the position he has inherited from his youth..

The Catholic man is an organized answering service whose first obligation is to protect his Church...)

Đọc những bài viết của một số trí thức Gia-tô Việt Nam như Phan Thiết v..v… chúng ta thấy nhận định của Linh mục James Kavanaugh về con người Gia-tô quả thật không sai một mảy may.

 

2. Mục sư Ernie Bringas (Ibid., trg. 70) mô tả đầu óc lỗi thời, mà tôi dịch thoát là khuyết tật, của các tín đồ Ki Tô như sau:

"Đầu óc khuyết tật đã được định nghĩa như là một đầu óc nhìn thế giới theo một trình độ hiểu biết đã lỗi thời. Mô tả đúng hơn thì đó là một đầu óc có thể hiểu mọi khía cạnh của suy tư ngày nay trừ trong một địa hạt: một điểm mù trong sự cân nhắc trí thức. Nói cách khác, mức độ lỗi thời được thu hẹp trong một lãnh vực nhận thức chuyên biệt chứ không phải trong toàn bộ sự nhận thức."

(The astrolabe mind has been defined as one which views the world from an outdated level of knowledge...The astrolabe mind is more accurately described as a mind that comprehends all aspects of contemporary thought except in one area: a specific blind spot in intellectual judgment. In other words, the degree of mental obsolescence is restricted to one specific area of perception, not overall perception.)

Sau khi định nghĩa thế nào là đầu óc khuyết tật, LM Bringas đi vào chi tiết và trình bày đầu óc khuyết tật của các tín đồ Ki Tô Giáo như thế nào, trg. 78:

"Các tín đồ Ki Tô từ chối không cho phép một nghi vấn nào về cái mà họ coi như là chân lý mạc khải. Nếu Thánh Kinh là những lời của Thần Ki Tô và Giáo hội được thành lập bởi chính con của Thần, Giêsu, (điều này trái ngược với sự kiện là Giêsu tin rằng sẽ trở lại trần ngay khi một số môn đồ của ông còn sống như được viết trong Thánh Kinh, vậy lập giáo hội để làm gì? TCN) thì không thể có sự sai lầm trong cách diễn giải Thánh Kinh của Giáo hội. Nêu nghi vấn hay thách đố những nền tảng này có nghĩa là phá ngầm giá trị và quyền năng của Thánh Kinh, của Giáo hội, và của Giêsu. Do đó, không giống như các bộ môn đã trưởng thành, loại bỏ những tư tưởng sai lầm trong cuộc đấu tranh tìm chân lý, hầu như ở khắp nơi Ki Tô Giáo đều loại bỏ những khám phá nào của khoa học không phù hợp với những quan điểm truyền thống về Thánh Kinh. Sự xâm nhập của các quan điểm mới vào trong thế giới riêng biệt của Thánh Kinh và Giáo hội được coi như là xúc phạm thánh thần và do đó không thể chấp nhận."

(Christians refused to allow a question mark on what they considered to be divine truth. If the Bible was the word of God and the Church was created by God's own son, Jesus, there could be no error in how the Church interpreted the Scriptures. To question or challenge these foundations would undermine the validity and authority of the Bible, the Church, and Jesus. Thus, unlike other maturing disciplines that discarded faulty thinking in their struggle to obtain truth, Christianity almost universally rejected findings of scientific investigation that conflicted with traditional views about Scripture. The intrusion of new perspectives into the exclusive sphere of Bible and Church was viewed as sacrilegious and therefore unacceptable.)

 

3. Riêng đối với những trí thức Gia Tô Việt Nam, trong bài Tản Mạn Chung Quanh Cuốn LM Trần Lục, đăng trong Giao Điểm số 35 Chuyển Luân số 20, sau khi kết hợp một số trí thức Gia Tô, cách họ viết, và đối tượng viết của họ với nhau trong một phương trình, tác giả Nguyễn Ngọc Quỳ đã đưa ra nhận xét như sau:

"Tôi...giật mình tìm ra được đáp án cho hiện tượng quái đản nói trên: cứ người Công Giáo làm thì Công Giáo Việt Nam phải nhắm mắt mà khen. Bất chấp chuyện làm có xấu mấy đi chăng nữa. Họ không lý đến sự thật, và cũng chẳng cần đắn đo xem có xúc phạm đến dân tộc hay không. Tình cảm tôn giáo của người Công Giáo Việt Nam mạnh hơn liên đới của họ đối với đất nước Việt Nam, và áp đảo hẳn một chút lương thiện trí thức nào đó còn sót lại của tinh thần đại học mà họ tiếp thu. Họ chỉ có một tiêu chuẩn để đánh giá: Có lợi hay có hại cho Công Giáo?

Đáp án này không chỉ giải thích riêng "vụ" Trần Lục, mà còn làm sáng tỏ thêm ứng xử văn hóa và đánh giá lịch sử (lúc đầu có vẻ khó hiểu) của họ qua những trường hợp rõ ràng không chối cãi được khi họ chạy tội cho những đồng đạo Pétrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes,... hay khi họ phản ứng hằn học với các phong trào yêu nước chống xâm lăng của Văn Thân, Cần Vương, và các vua triều Nguyễn. Điều thê thảm và bất hạnh cho chính họ (và một phần rất nhỏ cho dân tộc Việt Nam) là ứng xử tâm lý đó đã trở thành vận động có tính quy luật trong tâm thức tôn giáo của người Công Giáo Việt Nam."

Kết hợp 3 tài liệu trên với nhau, chúng ta đã hiểu tại sao Phan Thiết, cũng như một số trí thức Gia Tô Việt Nam, lại có những ứng xử không phản ánh trung thực trình độ trí thức của họ. Họ đáng thương hay đáng trách? Theo giáo lý từ bi hỉ xả của Phật Giáo thì họ quả thật là những người đáng thương. Đáng thương vì nằm trong bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã. (Dr. Barnado: the thick darkness of Romanism). Vì sự cuồng tín tôn giáo, vì đầu óc đã bị giáo hội thuần hóa, tước đoạt, vì không có khả năng quyết định cho chính mình v..v..., họ nghĩ rằng họ có thể bảo vệ niềm tin của họ bằng cách xuyên tạc để hạ thấp Phật Giáo, một tôn giáo lớn đã ngấm vào xương tủy người dân Việt. Họ đang làm công việc của con Dã Tràng. Tại sao? Vì họ quên mất năm điều căn bản sau đây:

1. Lịch sử 2000 năm của Thiên Chúa Giáo là một lịch sử đẫm máu, chứa đầy tội ác, một lịch sử đã gây nên bao bất hạnh cho nhân loại. Lời xin lỗi của Giáo Hoàng Gion Pôn Hai gần đây đã khẳng định điều trên. Trong khi đó, lịch sử truyền bá Phật Giáo trong hơn 2500 năm không hề làm đổ một giọt máu. Chỉ với một điều này thì làm cách nào họ có thể hạ thấp Phật Giáo để tôn vinh Thiên Chúa Giáo? Lịch sử Giáo hội Gia Tô Việt Nam càng rõ ràng hơn nữa. Làm sao họ có thể tôn vinh những tội đồ của Việt Nam như các giáo sĩ Alexandre de Rhodes, Marchand v..v.., hoặc như Nguyễn trường Tộ, Pétrus Ký, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, gia đình họ Ngô v..v... thành những người mà tổ quốc phải ghi công?

2. Mặt khác, so sánh kinh điển Phật Giáo và Kinh Thánh chúng ta thấy trong rừng kinh điển Phật Giáo không hề có chỗ nào cổ súy việc chém giết hay chiến tranh, trong khi phần lớn Kinh Thánh là những chuyện chiến tranh giết người tàn bạo, chuyện dâm ô loạn luân v..v… Ngày nay có người ra công hạ thấp Phật Giáo bằng cách quy kết những mê tín dân gian như bùa chú, bùa ngải là của Phật Giáo nhưng thử hỏi có chỗ nào trong kinh điển Phật Giáo dạy về những thứ này.

3. Theo định luật tiến hóa, trí tuệ con người càng ngày càng mở mang, không có cách nào giáo hội Gia Tô có thể ngăn chận được chiều hướng này. Do đó, những điều mê tín, hoang đường, phi lý, phi lôgic, phản khoa học v...v... của thời Trung Cổ không thể đứng vững trong thời đại này và trong tương lai.

4. Sách, báo, tài liệu nghiên cứu về nền Thần học Ki Tô và những sự thực lịch sử của Gia Tô Giáo đều do chính những người trong Giáo hội, hoặc những học giả, chuyên gia tôn giáo, giáo sư đại học trong Ki Tô Giáo nói chung, viết. Cho nên, khó mà có thể phủ bác những công cuộc nghiên cứu của giới trí thức này.

5. Trong cuốn Công Giáo Chính Sử, cũng như trên trang nhà sachhiem.net gần đây tôi đã đưa ra nhận định về Ki Tô Giáo của những nhân vật trí thức có tên tuổi trên thế giới. So sánh những nhận định này với những nhận định về Phật Giáo của một số trí thức khác trên thế giới chúng ta thấy rõ sự tương phản giữa Phật Giáo, một tôn giáo Giác Ngộ dựa vào trí tuệ, lý trí, và tu tập; và Ki Tô Giáo, một tôn giáo Cứu Rỗi dựa vào một đức tin không cần biết, không cần hiểu [Xin đọc bài “Phật Giáo-Ki Tô Giáo Đối Chiếu” trên http://www.sachhiem.net/ TCNtg/TCN56.php] Chúng ta cũng thấy rõ tinh thần khai phóng trong Phật Giáo tương phản với tinh thần nô lệ trong Gia Tô Giáo. . .

Tôi hi vọng những ai định viết sách xuyên tạc với mục đích tương tự như của Phan Thiết để hạ thấp Phật Giáo và tôn vinh Ki Tô Giáo hãy suy nghĩ kỹ về năm điều căn bản trên trước khi đi đến quyết định bắt tay vào một công việc mà, vì sự thiếu hiểu biết, thiếu lương thiện trí thức v..v..., chỉ có thể mang lại những phản ứng ngược chiều, chẳng có ích lợi gì cho bản thân, cho giáo hội, và cho ngay cả chính tôn giáo của mình.