Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_03.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 29 tháng 3, 2009

PHẦN II

CHỦ TRƯƠNG THỐNG TRỊ TOÀN CẦU
VÀ NÔ LỆ HÓA NHÂN LOẠI CỦA VATICAN

 

Phần này nói về chủ trương thống trị tòan cầu và nô lê hóa nhân loại của Vatican cùng những sách lược và kế họach của thế lực này để Vatican để đạt được tham vọng bất chính trên đây. Phần này gồm có:

Chương 3: Chủ trương thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại của Vatican (25)

Chương 4: Những nỗ lực thuyết phục Pháp cấu kết với Vatican đánh chiếm Việt Nam (32)

Chương 5: Vatican nỗ lực thuyết phục Pháp cấu kết với Vatican đánh chiếm Việt Nam (38)

Chương 6: Những động lực hay lý do khiến cho người Việt Nam theo đạo Ca-tô (43)

Chương 7: Tín đồ Ca-tô bản địa được Vatican rèn luyện như thế nào? (74)

Chương 8: Hậu quả của chính sách đào tạo người của Vatican (85)

Chương 9:  Tội ác của giáo dân người Việt đối với tổ quốc và dân tộc Việt Nam. (100)

Chương 10: Sự khác nhau giữa giáo dân Âu Châu và giáo dân người Việt (128)

 

◎◎◎

 

CHƯƠNG 3

Chủ trương thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại của nhà thờ.

 

Các nhà sử học chuyên nghiên cứu về Giáo Hội La Mã đều khẳng đinh rằng Vatican có chủ trương thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại. Chủ trương này được thể hiện qua (1) lời tuyên bố của Giáo Hoàng Leo I (440-461) tuyên bố vào năm 451 rằng “Quyền hành của giáo hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục”, (2) bản tuyên cáo "Dictatus papae" được ban hành trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) [sẽ được nói rõ  nơi Chương 12 ở sau], và (3)  hàng loạt các thánh lệnh hay sắc chỉ được ban hành trong thế kỷ 15. Các thánh lệnh hay sắc chỉ  này được nhà viết sử Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu là Nguyên Vũ ghi lại với tựa đề  là “Các Thánh Lệnh Phân Chia Thế Giới”  trong cuốn Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002) nơi các trang 389-393. Dưới đây là nguyên văn  những đoạn nói về phần chính yếu của các thánh lệnh này:

► Các Thánh Lệnh Phân Chia Thế Giới

"Các giáo hoàng đầu tiên của thời Phục Hưng [Renaissance]  còn dùng thần quyền để phân chia những vùng đất "mọi rợ" mà Portugal và Espania bắt đầu đi xâm chiếm ở duyên hải Tây Phi Châu (1416) hay "lục địa đã mất" Mỹ Châu (thập niên 1480-1490):

"Đó là các Thánh lệnh (bulls): Dudum and nos (1436) và Rex Regum (1443) của Eugene IV (1431-1439, 1439-1447 [antipope Felix V (1439-1447)]; Divino amore communiti (1452) và Romanus Pontifex (8/1/1454) của Nicholas V (1447-1455), Inter Catera (1456) của Callistus III (1455-1458), Aeterni Regis (1481) của Sixtus IV (1471-1484); và nhất là những giáo lệnh (Papal bulls) của Alexander VI (1492-1503) trong hai năm 1493-1494, như Inter Caetera ngày 3-4/5/1493, và Dudun sequidem ngày 26/9/1493. (Inter Caetera ngày 4/5/1493 in trong Corpus của Luật Tòa Thánh Ki-tô, tức Catholic canon law);  Luis N. Rivera, Aviolent Evangelism: The Political and Religious Conquest of the Americas [Chính sách truyền đạo bằng bạo lực: Cuộc chinh phục chính trị và tôn giáo châu Mỹ] (Louisville, Kentucky: Wesminster/ John Knox Press, 1992), tr.24-5, 28-9; H. Vander Linden, "Alexander VI and the Demarcation of the Maritime and Colonial Domains of Spain and Portugal, 1493-1494" [Alexander VI và sự phân chia lãnh hải và thuộc địa giữa Espania và Pooc-tiu-gơn, 1493-1494];" American Historical Review [AHR], Vol. XXII, No. 1 (Oct. 1916), pp. 1-20; John Fiske, The Discovery of America, 2 vols (Boston: Houghton, Mifflin & Co., 1892) I:324-6, 454-68; Phụ bản B, II:580-93.

[Bartolemi?] La Casas trong cuốn Historia de las Indias, nói đến việc năm 1442, sau khi Antonio Goncalves mang vàng và nô lệ từ Rio del Oro (Phi Châu) về Portugal, triều đình Portugal của Henry the Navigator xin Giáo Hoàng "Martin V" ban cho một thánh lệnh độc quyền chiếm hữu đất đai và nô lệ, và sau đó các Giáo Hoàng Eugene IV, Nicholas V, Calixto IV đều tái xác nhận (I:85). Thực ra, Las Casa đã lầm lẫn đôi chút, vì Martin (1417-1431) đã chết trước đó 11 năm, và người ban thánh lệnh buôn nô lệ chính là Eugene IV. (Fiske 1892, I:325nl). Nhiều tác giả đã sao lại lỗi kỹ thuật của Las Casas.

Thánh lệnh ngày 8/1/1854,  ban cho Vua Portugal tất cả những lãnh thổ khám phá ra "trong vùng đại dương tới những vùng phía Nam và Đông" mà các vua theo đạo Ki-tô chưa hề tìm thấy hay sở hữu. (Alguns Documents do Archivo Nacional da Torre do Tombo [Lisbon: 1892] tr. 15-6; dẫn trong Linden 1916, tr.12).

Thánh lệnh ngày 21/6/1481 của Sixtus IV lập lại những lệnh kể trên, và phê chuẩn hòa ước Alcacovas năm 1479 giữa Espania và Portugal (linden 1916, tr. 12n28).

Thánh lệnh của các giáo hoàng ban cho vua Ki-tô người Portuguese những "quyền" tại các vùng đất chiếm đóng được ở Africa: (1) chủ quyền lãnh thổ tại các vùng mới được khám phá ra hoặc chiếm đóng; (2) quyền được giáo hội ban phép lành; (3) quyền được thu thuế [tithes] tại những vùng đất mới; (4) quyền được  truyền giảng đạo Ki-tô; và (5) quyền bắt thổ dân làm nô lệ. (Morales Padron 1979, 16; dẫn trong Rivera 1992:28).

Ngoại trừ điều khoản bắt thổ dân làm nô lệ trong các thánh lệnh trên, nội dung của bốn thánh lệnh mà Alexander VI ban phát (grant and donation in perpetuity) cho Espania cũng tương tự. (Leturia 1959:I:153-204, dẫn trong Rivera 1992:29).

Theo Manzano (1948, 8-28),  thánh lệnh trong hai ngày 3-4/5/1493 như sau: Thánh lệnh thứ nhất (Inter caetera ngày 3/5/1493) ban phát những vùng đất mới cho Espania; thánh lệnh thứ hai phân chia vùng quyền hạn (jurisdictions) giữa hai vua Espania và Portugal để tránh những tranh chấp (Inter caetera ngày 4/5/1493); và thánh lệnh thứ ba (Dudun siquidem ngày [26]/9/1493), nới rộng vùng đất ban phát tới Đông Ấn (Oriental Indies), mục tiêu đích thực của phong trào thám hiểm và khám phá (tức hạn chế Portugal tại những vùng đã chiếm được trước năm 1492). Do yêu cầu của Ferdinand V va Isabella,  Alexander VI còn ban hành một thánh lệnh khác, Eximiae devotionis đề ngày 3/5/1493, [chỉ gửi đi vào tháng 7/1493 (Register 879:234)], nhấn mạnh hơn cả hai thánh lệnh Inter caetera ngày 3-4/5/1493 [đã được gửi đi từ tháng 4 (Register 775:42 verso) và tháng 6/1493 (Register 777:192 verso)] và tổng hợp nội dung của hai thánh lệnh trên.

Khi vua John của Portugal chống lại bốn thánh lệnh trên, thương thuyết giữa hai nước bắt đầu từ ngày 18/8/1493. Ngày 7/6/1494,  Espania và Portugal ký Hiệp Ước Tordesillas, sửa lại đường phân chia thế giới. Espania đồng ý nhượng cho Portugal xứ Brazil; tức đường ranh giới thế giới dời về hướng Tây thêm 10 kinh độ (từ khoảng 36'30 Tây tới 46'30 Tây, [tương đương với 270 hải lý, cách bờ Tây Quần Đảo Cape Verde khoảng 370 hải lý]. Giáo Hoàng Julius (1503-1513) chấp thuận hiệp ước này bằng thánh lệnh Es Quae năm 1506.

Bốn thánh lệnh của Giáo Hoàng Alexander VI - Inter Caetera (3-4/5/1493),  Eximaiae devotionis (3/5/1493), và Dudun Siguidem (26/9/1493) - được in lại trong nhiều tác phẩm Espania, như Marin Fernandez de Navarete, Colección de los viages y descubrimientos que hicieron por mar los espanoles, desde fines del s. XV. 2 tập (Buenos Aires: Editorial Guarania, 1945), 2:34-49, 467-468) và Casas 1965 (2:1277-1290). Bản dịch tiếng Mỹ có thể tìm thấy trong Fiske, 1892, Appendix B; và Frances G. Davenport, European Treaties Bearing on the History of the United States and Its Dependencies to 1648, 4 vols. (Washington: Carnegie Institution, 1917) (I:64-70, 84-100, 107-111).

Mặc dù vài tư liệu đã bị gọi sai lầm là "bulls" (Thánh lệnh hay Thánh luật),  như Manuel Gimenez Fernandez (1944, xiii) nhận định, chúng tôi dùng chữ "Thánh lệnh" như thường dùng (thay vì sắc chỉ, vì thuật ngữ này không sát nghĩa).

Có 3 khuynh hướng diễn giải về vai trò của Giáo Hoàng: (a) Giáo Hoàng là người trọng tài trong các cuộc tranh chấp Espania-Portugal; (b) Giáo Hoàng là chánh án tối cao giải quyết sự tranh chấp giữa Espania và Portugal; (c) Giáo Hoàng chẳng có quyền lực gì, chỉ chấp nhận một thực tế (Linden 1916: 2-3)..

Manuel Gimenez Fernandez (1944),  người nghiên cứu về các thư từ của Giáo Hoàng  - trong cách diễn tả khá khác thường so với các sử gia Ki-tô Vatican người Espania - cho rằng có một cuộc trao đổi (simoniacal exchange) giữa Alexander VI và Fernando [Ferdinand] V, để có được những cuộc hôn nhân đầy lợi lộc cho các con ông ta (his sacriligious sons), đặc biệt là gã vô lại (the bastard) Juan de Borgia. Quận công xứ Gandia (lấy Maria Enriquez, em họ Ferdinand V). Tác giả nhận định:    "Như vậy Inter Caetera ngày 3/5  chỉ là bước đầu của liên hệ gia đình giữa các vua xứ Aragon (Tây Ban Nha) và đứa con hoang của Alejandro Borgia (Alexander VI)  [Thus the Inter Caetera on May 3 is, then, but the first stage of the kinship between the monarchs of Aragon and the favorite sacriligious son of Alejandro Borgia] (Gimenez Fernandez 1944, 86-87)."

Sau  Alexander VI, Kitô giáo được triều đình Espania và các quốc vương Kitô khác sử dụng như ý thức hệ nòng cốt của chính sách thực dân, tức tiếp nối tinh thần "thập tự quân" mới: Di chúc của Nữ Hoàng Isabel (1504), Luật Burgos (1512), yêu sách [Requerimiento] (1513), Tân Luật [Leyes Nuevas],cuộc tranh luận Valladolid (1550-1551), các sắc lệnh về những xứ và thành phố mới khám phá trong thời Felipe II (1573), và cuối cùng là Bộ Luật về thổ dân [Compilation of the Laws of the Indies] năm 1680 dưới thời Carlos II.

Thánh lệnh của Alexander VI trở thành căn bản "pháp lý"  của những cuộc chinh phục  Mỹ và Á Châu trong thế kỷ XVI-XVII. Năm 1530, chẳng hạn, vua Joao III viết cho Đại Sứ Pháp:

"Tất cả những chuyến du hành thám hiểm trên biển và trên đất liền đều có cơ sở pháp lý [tức quyền sở hữu],  căn cứ vào các thánh lệnh mà các Thánh Cha đã ban phát từ xưa... dựa trên những pháp lý vững chắc, và vì thế [những vùng đất khám phá được] là tài sản hợp pháp của Ta và ngôi vua vương quốc [Espania],  [chúng] đang yên ổn nằm trong quyền sở hữu của Ta; không ai có thể xâm phạm chúng trong lẽ phải và công lý." [Zavala (1971, 348)].

Một số quốc gia Âu Châu không tán thành và không nhìn nhận những thánh lệnh này. Năm 1540,  Vua Francis I (1497-1547) của nước Pháp mỉa mai: "Ta sẽ rất hân hoan nếu thấy trong lời chứng của Adam có câu lọai Ta ra khỏi một phần chia chác của thế giới." (Leturia 1959, I:280). Jean Francois Marmontel, một nhà bách khoa tự điển Pháp, cáo buộc thánh lệnh của Alexander VI là "tội ác lớn nhất trong số các tội ác của nhà Borgia." (Hoffner 1957, 268). 

Nữ Hoàng Elizabeth I của Bri-tên cũng không dấu lòng bất mãn,  nhấn mạnh rằng "Ta không thể tin rằng dân bản xứ là sở hữu hợp pháp của Espania do thánh lệnh của một giáo hoàng ở Rome, mà Ta không nhìn nhận quyền hạn về vấn đề này, và lại càng không tin ông ta có thể ràng buộc được các vua không thuần phục ông ta." (Zorraqufn Becu 1975, 587)” [1]

Một trong những thánh lệnh (cũng gọi là sắc chỉ) này là Sắc Chỉ Romanus  Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Nội dung của sắc chỉ được Linh-muc Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,  Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn."

Khi ban quyền cho người Bồ Đào Nha được chiếm mọi thứ lợi lộc kể trên, Giáo Hoàng đồng thời cũng  muốn mở mang nước Chúa sang các miền xa xôi. Và để nhà vua Bồ Đào Nha yên tâm hơn,  Giáo Hoàng ra lệnh cấm không một ai khác được phép đặt chân tới các vùng đất ấy nếu không có phép của nhà vua, dành cho nhà vua độc quyền buôn bán và ra vạ tuyệt thông tức khắc cho bất kỳ ai dám hành động ngược lại."[2]

Tất cả những sắc chỉ hay thánh lệnh được ban hành trong thế kỷ 15 đều có nội dung tương tự như nội dung Sắc Chỉ Romanus Pontifex. Nội dung của các  sắc chỉ này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần tóm lược bằng mấy đoạn văn trong cuốn Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Tại Việt Nam (1857-1914) như sau:

Vì lý do đó, Giáo Hội Thiên Chúa công nhận rành mạch chính nguyên tắc của việc xâm chiếm thuộc địa. Xâm chiếm thuộc địa là một “công trình giáo dục về kinh tế, xã hội, chính trị”, là “thực hiện chức năng đem lại văn minh do luật thiên nhiên ban cho các quốc gia tự do và có ý thức trách nhiệm”. Hồng Y Verdier nói rõ: xâm chiếm thuộc địa nằm trong chương trình của Thượng Đế, như một hành động bác ái tập thể mà trong một thời điểm nào đó,  một dân tộc thượng đẳng  phải làm đối với các giống dân xấu số như một bổn phận phát sinh  từ chính văn hóa thượng đẳng của dân tộc đó.” Nói một cách khác, các nhà đạo đức Thiên Chúa giáo tìm cách biện minh cho một quyền thuộc địa bị chỉ trích toàn bộ.”[3] 

Vấn đề này được Tiến-sĩ sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi lại trong "Ngàn Năm Soi Mặt" với nguyên văn như sau:

“[Bartoleme] Las Casas trong cuốn Historia de las Indias, nói đến việc năm 1442, sau khi Antonio Goncalves mang vàng và nô lệ từ Rio del Oro (Phi châu) về Portugal, triều đình   Portugal và Hoàng Tử Henry the Navigator xin Giáo Hoàng “Martin V” ban cho một thánh lệnh độc quyền chiếm hữu đất đai và nô lệ, và sau đó các Giáo Hoàng Eugene IV (1431-1447) Nicholas V (1447-1455) Calixto III (1455-1458)  đều tái xác nhận (I:185). Thực ra, Las Casas bị lầm lẫn đôi chút, vì Martin V (1417-1431)  đã chết trước đó 11 năm và chính Eugene IV (1431-1447) ban thánh lệnh buôn nô lệ (Fi ke 1892, I:325n1). Nhiều tác giả đã sao lại lỗi kỹ thuật của Las casa.

Thánh Lệnh 8/1/1454, ban cho vua Portuguese tất cả những  lãnh thổ khám phá ra “trong vùng đại dương tới những vùng phía Nam và Đông” mà các vua theo đạo Ki-tô chưa hề tìm thấy hay sở hữu. Alguns Documentos do Archivo Nacional da Toorre do Tombo [Lisbon: 1892] tr. 15-6, dẫn trong Linden 1916, tr. 12).[4] 

  Sau đó,  Bồ Đào Nha lại thành công trong vỉệc tìm ra hải lộ đi từ Tây Âu đến Á Châu bằng cách đi theo ven biển Tây Phi vòng qua Mũi Hảo Vọng ngược lên phía Bắc theo ven biển Đông Phi, băng qua eo biển Mozambique, rồi tới biển Á Rập đển Ấn Độ, Mã Lai và Quần Đảo Hồ Tiêu (Nam Dương). Vì những thành công này,  Giáo Hội lại ban hành thêm một loạt thánh lệnh tiếp theo để xác nhận những đặc quyền ăn cướp của Bồ Đào Nha ở tất cả nơi nào mà đế quốc này có thể đem quân đến chinh phục với điều kiện là phải "mở mang nước Chúa", nghĩa là phải cho Giáo Hội ăn có.

Nhờ việc khám phá ra hải lộ này và nhờ được Giáo Hội ban đặc quyền độc chiếm hải lộ này để làm ăn, Bồ Đào Nha trở thành một nước giầu có nhất ở Âu Châu vào thời bấy giờ. Sự giầu có của Bồ Đào Nha  khiến cho người dân Âu Châu (mà đa số là Tây và Nam Âu), nghĩ rằng Ấn Độ và Trung Hoa hẳn là những nơi vô cùng giầu có, ở đâu cũng có vàng, đầy dẫy những tơ lụa, gấm vóc. Cũng vì thế mà  thời đó có rất nhiều người Âu Châu nỗ lực tìm đường đi tới Á Châu bằng cả đường bộ (gọi là con đường tơ lụa) và đường thủy hay đường biển (gọi là con đường hồ tiêu).

Do sự tiếp xúc với dân Đông Phương (Đông và Nam Á Châu), họ thấy rằng đồ ăn của người Á Châu có những  hương vị thơm phưng phức rất là "khoái khẩu",  người phụ nữ Đông Phương có vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, dễ thương và có tinh thần thuần phục người chồng hơn là người phụ nữ Âu Châu. Những thứ này quả thật là vô cũng hấp dẫn đối với các đấng trượng phu người Âu Châu. Từ đó,  ở Âu Châu nẩy sinh ra phong trào đi đến tận Á Châu để được chứng kiến cảnh giầu có huy hoàng ở Á Châu, được ăn những miếng ăn ngon của người Á Châu, nhìn thấy tận mắt những cảnh đẹp và người đẹp của Á Châu, và đặc biệt nhất là để bốc hốt của cải ở Á Châu giống như Bồ Đào Nha đã làm.

Cũng nên biết là vào thời kỳ đó,  trong khi Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô vẫn còn khăng khăng tin rằng trái đất bằng phẳng và là trung tâm của vũ trụ, thì đã có rất nhiều người đều tin rằng trái đất có hình tròn như trái cầu, tự xoay quanh với một chu kỳ mõi ngày một vòng và di chuyển chung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình bầu dục theo một chu kỳ 365 ngày và 6 giờ.

Vì biết rằng trái đất tròn,  cho nên người Âu Châu mới cho rằng có thể dùng hải lộ từ bờ biển Đại Tây Dương ở Âu Châu đi theo hướng Tây và cứ đi hoài sẽ đến Á Châu, tức là sẽ đến Trung Hoa và Ấn Độ. Một trong những người tin như vậy là nhà hàng hải Christopher Columbus (1451-1506), người Ý Đại Lợi. Columbus đã soạn thảo một dự án gồm ba chiếc tầu và một số thủy thủ để thực hiện chuyến đi này và đã đệ trình lên một vài tiểu vương trong các tiểu vương của các tiểu quốc nằm trên bán đảo Ý Đại Lợi. Nhưng vì nước Ý lúc đó chưa thống nhất, có nhiều tiểu quốc  riêng rẽ và có nhiều tiểu quốc gọi là Papal States nằm dưới quyền thống trị  trực tiếp của Tòa Thánh Vatcian. Các tiểu quốc này vừa nhỏ, vừa nghèo, không đủ khả năng tài trợ cho dự án của ông.

Thất vọng, nhà hàng hải Columbus đành phải mang dự án của ông đến Tây Ban Nha trình lên triều đình Tây Ban Nha và được Hoàng Đế Ferdinand V (1452-1516) cùng Hoàng Hậu I sabella I (1451-1504) đồng ý tài trợ cho ông ba chiếc tầu Santa Maria, Nina và Pinta  với một thủy đoàn khoảng 90 người (40 người trong chiếc tầu chỉ huy Santa Maria, 25 người cho chiếc Nina và 25 người cho chiếc Pinta).

Khởi hành từ Tây Ban Nha vào ngày Thứ Sáu 3 tháng 8 năm 1492, ba chiếc tầu này cắm cờ Tây Ban Nha (nằm dưới quyền bảo trợ của Tây Ban Nha) ngày đêm vừa chèo, vừa trương buồm  cứ theo hướng tây thẳng tiến. Mãi tới ngày Thứ Sáu 12 tháng 10 năm đó, đoàn tầu này mới đến Mỹ Châu và đổ bộ lên đảo San Salvador (một trong những hòn đảo nằm ở phía Bắc hòn đảo Cuba và Đông Nam bán đảo Florida).

Mục đích của đoàn tầu này là đi đến Ấn Độ ở Á Châu. Cũng vì thế mà khi mới tới hòn đảo San Salvador họ tưởng lầm rằng họ đã đến đất Ấn Độ, cho nên họ mới gọi vùng này là West Indies (Tây Ấn) và gọi thổ dân ở đây là "Indians" (người Ấn Độ).

Thấy rằng Tây Ban Nha đã tìm ra một vùng đất mới còn ngờ là đất Ấn Độ và cũng tin rằng vùng đất mới này cũng giầu có, có nhiều vàng bạc, châu báu, miếng ngon của lạ như ở Ân Độ và Trung Hoa, Giáo Hội La Mã lại tìm cách "nhẩy vào ăn có" bằng cách ban hành một Thánh Lệnh  vào tháng 5 năm 1493 với chủ đích là ban cho Tây Ban Nha những đặc quyền y hệt như những đặc quyền mà Giáo Hội đã ban cho Bồ Đào Nha ghi trong Thánh Lênh Romanus Pontifex được công bố vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1454). Việc này gây nên sự tranh chấp giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha về "cái quyền đem quân  chiếm đất, giết người,  đoạt của, hãm hiếp đàn bà con gái  và mở mang nước Chúa ở ngoài  lục địa Âu Châu".

Nội vụ được đưa lên Tòa Thánh La Mã phân xử. Việc này được Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) giải quyết bằng cách chia đôi địa cầu  để ban cho hai quốc gia này,  mỗi quốc gia được quyền chiếm một nửa.  Sự kiện này được  Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi  lạ này như sau:

"Năm 1492, Christophe Colombo khám phá ra những vùng đất mới mà ông nghĩ là Ấn Độ. Một nửa thế kỷ trước đó, thương thuyền Bồ Đào Nha cũng đã chạy dọc theo bờ biển phía Tây Châu Phi. Ít năm sau, năm 1497, Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha, đã phát hiện đúng con đường sang Ấn Độ. 

Ngày 4 tháng 5 năm 1493, qua sắc chỉ "Inter caetera" ("giữa những điều khác"), Giáo Hoàng Alexander VI  giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân Phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha  có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Azores, còn Bồ Đào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn Đông đường ranh đó (quần đảo Azores ở mạn giữa cắt đôi Đại Tây Dương).[5]

Tính ra từ năm 1454 cho đến năm 1493, Tòa Thánh Vatican ban hành một loạt gần 10 thánh lệnh liên quan đến việc ban phát các đặc quyền cho hai nước Bồ Đào Nha và Tấy Ban Nha đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài Âu Châu để làm những viện làm đại gian, đại ác và cực kỳ dã man đúng như tinh thần  Sắc Chỉ Romanus Pontifex như đã nói ở trên với mục đích duy nhất là phục vụ cho tham vọng đế quốc của Vatican cũng như bản thân đế quốc Tây Ban Nha và Bô Đào Nha.

Phần trình bày trên đây cho thấy rõ là Giáo Hội La Mã hay Vatican quyết tâm theo đuổi tham vọng thống trị toàn cầu đúng như lời sử gia Loraine Boettner đã ghi nhận:

Mục tiêu của họ (giới tu sĩ Da-tô) không phải chỉ nhắm vào những đặc quyền đặc lợi để được sống trong huy hoàng và buông thả với những thú vui nhục dục. Thực ra, trong giới người này, cũng có những người sống khắc khổ. Nhưng mỗi người trong họ đều mang căn bệnh khát vọng quyền lực và tự cho mình là thành phần trong thế lực thống trị toàn cầu. Vì đã mất đi khả năng của tình yêu, họ tìm đến thú vui trong sự  sợ hãi của những người đồng đạo (đồng bào) và người ta càng hèn hạ sợ hãi họ bao nhiêu thì họ càng thích thú say mê bấy nhiêu. Đã có người nào đặt ra vấn đề là phải chăng sự an toàn của giai cấp tu sĩ đòi hỏi phải có một cái hố ngăn cách không thể nào vượt qua được? Đó là sự cách biệt giữa một bên là những giáo dân đứng đắn đàng hoàng và một bên là những người có tâm địa của loài chó sói, những người không có Chúa mà chỉ có Lòng Tham Lam, không có tôn giáo mà chỉ biết đến Quyền Lực.” (Christian Heritage, May, 1959.)”  Nguyên văn: “Their objective is not merely a life of privilege, luxury, an carnal sel-indulgence. In fact, there are among them, men of rigid ascetic character. But each every man of them is driven by an insatiable lust for power. Each sees himself as a factor to be reckoned with in a globe dominating force. Having lost the capacity for love, they seek the fear fellow men – the more abjec, the headier. Is it any wonder that hierarchy’s own security demands an impassable gulf between decent well-meaning Catholic people and these men with the hearts and spiritual of wolves, these men with no God but Greed, no religion but Power?” (Christian Heritage, May, 1959.)”[6]

◎◎◎

 

Xem tiếp: Kế Hoạch Đánh Chiếm Việt Nam



CHÚ THÍCH

[1] Nguyên Vũ. Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, Texas: Văn Hóa, 2002), trang 389-393.

[2] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), trang 14-15.

[3] Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thùa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (TP Hồ Chí Minh: Công Ty TNHH Sách Phương Nam, 2014), tr. 9  .

[4] Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr. 389-390.

[5] Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 14.

[6] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p.64.

 

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang