Tại Sao Sinh Viên Quốc Tế Du Học Ở Mỹ Không Muốn Trở Về Nước?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ68.php

21-Sep-2016

Đa số các sinh viên quốc tế đến du học ở Mỹ đều có khuynh hướng ở lại Mỹ vì nhiều lý do. Đúng ra, đó là một thực tế, và cũng chính là mục tiêu của Mỹ, thu hút nhân tài thế giới vào quốc gia để giữ vững vị thế một siêu cường. Cá nhân tôi đã cảm nhận ra điều này từ lúc còn là du học sinh từ miền Nam trong những năm 1966-1969, thời ông Nguyễn Văn Thiệu và ông Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền ở miền Nam, VNCH. Lý do của bài viết này là để bạn đọc người Việt chúng ta không còn mặc cảm về đất nước mình mỗi khi nghe đến hiện tượng bị mất du học sinh từ Việt Nam "chảy máu chất xám" sang Mỹ, vì hiện tượng này không chỉ xảy ra cho Việt Nam mà thôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng các dữ liệu này có thể đóng góp giúp ích các cơ quan trách nhiệm trong nước, có thể cải thiện tỷ lệ du học sinh trở về Việt Nam phục vụ cho nước nhà.

Trước khi trình bày trường hợp du học sinh Việt Nam trong giai đoạn 50 năm trước, qua góc nhìn của cá nhân tôi, xin được đọc qua nghiên cứu của các trường đại học ở Mỹ để có vài con số thống kê về khuynh hướng chung của các du học sinh quốc tế ở Mỹ hiện nay.

Theo Kauffman Foundation, qua tường trình của trường Đại Học University of California at Santa Barbara trong bài "Họ Sẽ Ở Lại Hay Sẽ Ra Đi" (WILL THEY STAY OR WILL THEY GO?) mới đăng trong tháng 7 năm nay, 2016, cho rằng:

- Có hơn 55% học sinh quốc tế cảm thấy kinh nghiệm học tập tại Hoa Kỳ của họ tốt hơn nhiều so với kinh nghiệm ở quốc gia của họ [More than 55 percent of foreign students felt their U.S. academic experiences were much better or very much better as compared to their home countries].

- Hầu hết sinh viên quốc tế (48%) muốn ở lại Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp nêu lý do là cơ hội việc làm trong tương lai là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ham muốn ở lại. Chỉ có 12 phần trăm muốn ra đi (trở về đất nước của họ) Có 40.5 phần trăm không quyết định. Những người này đại diện cho số đông các nhà khoa học và kỹ sư tài năng, hoặc có thể hoặc không thể, trở thành một phần của lực lượng lao động có tay nghề cao của Hoa Kỳ. [Most international students (48 percent) wish to stay in the United States after graduation, citing future job opportunities as the key factor influencing the desire to remain. Only 12 percent want to leave, but 40.5 percent are undecided. This latter group represents a sizeable pool of talented scientists and engineers who may—or may not—become part of the skilled U.S. workforce.]

- Nếu cơ hội nghề nghiệp cho tương lai là lý do để quyết định tiếp tục ở lại học ở Mỹ, thì có khả năng đến 87 phần trăm du học sinh quốc tế muốn ở lại Hoa Kỳ. [If the student selected future career opportunities as a reason for deciding to study here, there is an 87 percent likelihood he or she wants to stay in the United States]

- Trong số những người không chọn cơ hội nghề nghiệp trong tương lai như là động lực để tiếp tục học ở Hoa Kỳ, quyết định ở lại hay đi tùy sự nhận thức của họ về chính sách trong nước của họ, có khuyến khích mọi người trở lại nước hay không. Đối với những người không biết trong nước của họ có chính sách ưu đãi du học sinh trở về, thì có 71 phần trăm khả năng họ sẽ muốn ở lại Hoa Kỳ [Among those who did not select future career opportunities as a motivator for U.S. study, the decision to stay or go is influenced by whether they are aware of programs or policies in their home countries that encourage people to return from abroad. For those who are not aware of such home country incentive programs or policies, there is a 71 percent likelihood that they will want to stay in the United States]

Nhưng trường hợp dân du học Việt Nam ở Mỹ thời chiến tranh Việt Nam, còn có nhiều lý do khác với những kết quả nghiên cứu ở trên. Trước hết, xin giới hạn phạm vi vào thời trước năm 1975, trường hợp có cá nhân tôi. Những người Việt Nam du học ở Hoa Kỳ thời ấy không muốn hồi hương để phục vụ cho đất nước, theo kinh nghiệm của tôi vấn đề này như sau:

Vào thời điểm 1967-1970, Trường đại Học Ohio (Ohio University) có vào khoảng từ 50 đến 60 sinh viên Việt Nam theo học. Con số này được chia ra là hai loại:

Loại thứ nhất là các sinh viên thuộc diện tự túc. Loại này có vào khoảng hơn 30 sinh viên trẻ, khoảng 18-19 tuổi mà đa số là nam sinh viên, chỉ có một vài nữ sinh viên. Họ là những sinh viên tự túc thuộc con các gia đình giầu có. Chủ đích của các nam sinh viên này là tìm cách thoát khỏi phải “bị gọi nhập ngũ” hay “trốn quân dịch” một cách hợp pháp. Dĩ nhiên là khi hoàn tất chương trịnh học, họ ở lại ngoại quốc một cách dễ dàng vì họ là con em của các gia đình giầu có.

Gia đình các nam sinh viên  này phải chi (tốn phí) ít nhất là 4 khoản tiền rất lớn. Đây là những khoàn tiền “biết điều” để lo lót được (a) Nha Du Học ghi tên trong  quyết định cho sinh viên đi du học ở hải ngọai (b) Bộ Quốc Phòng cấp cho giấy chứng nhận không kẹt trong vấn đề quân dịch, (c)  Tổng Nha Cảnh Sát cấp cho giấy chứng nhân thông qua vấn đề sưu tra lý lịch, và (d)  Bộ Nội Vụ cấp cho sổ thông hành xuất ngoai.  Tục lệ phải nộp 4 khoản tiền này còn được áp dụng triệt để cho đến cuối tháng 4/1975.  

Loại thứ hai là  có vào khoảng  gần 30 sinh viên lớn tuổi hơn là các nhà giáo (trong đó có tôi), và sĩ quan quân đội (trường hợp Đại Úy Vương Q. H. thuộc binh chủng công binh) được học bổng USAID. Chi tiết về trường hợp tôi được cấp học bổng du học Hoa kỳ đã được trình bày trong phần đầu cùa bài "Đánh Lận Danh Nhân".

Trong loại này,  khi hoàn tất chương trình học, cũng có  khá nhiều người không muốn về nước để phục vụ cho đất nước vì họ cho rằng:

a.-/ Chiến trạnh càng ngày càng khốc liệt hơn, đất nước cũng như nhân dân càng ngày càng điêu đứng, càng thê thàm hơn,

b.-/ Sớm hay muộn thi chính quyền Hoa Kỳ cũng đi đến quyết định rút quân về nước và bỏ rơi miền Nam vì rằng hồi đó, ở Hoa Kỳ phong trào phản chiến nở rộ. Các phong trào này tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ nhiều nơi trong các thành phố lớn và các khuôn viên Đại Học ở Hoa Kỳ. Họ, lên án và đòi chính quyền Hoa Kỳ phải  rút quân về nước. Phong trào phản chiến này càng ngày càng trở nên mãnh liệt hơn.

c.-/ Chính quyền miền Nam không có chính nghĩa. Các nhà lãnh đạo cũng như viên chức cao cấp trong chính quyền và các sĩ quan cấp tướng, cấp tá, cấp úy trong quân đội đều là nhưng người bất tài, thất đức và mang nặng tinh thần đánh thuê cho chính quyền Hoa Kỳ. Mức độ hăng say chiến đấu của họ tùy thuộc vào khoản tiền chi viện hay trả lương của Hoa Kỳ cho họ. Trong khi đó, thì chính quyền Hoa Kỳ đang dồn nỗ lực vào việc thương thuyết nghiêm túc (tại Hội Nghi Paris) với chính quyền Hà Nội để rút lui khỏi cuộc chiến ở Việt Nam. Cũng vì thế mà Quốc Hội Hoa Kỳ mới quyết đình cắt giảm tiền viện trợ cho chính quyền miền Nam. Nói về những hành động cắt giảm khoản tiền viện trợ cho chính quyền miền Nam  Việt Nam vào lúc bấy giờ,  sách Khi Đồng Minh Tháo Chạy của tác giả  Nguyễn Tiến Hưng ghi nhận như sau:

“Để so sánh, ta nên coi lại những chi tiêu và viện trợ quân sự những năm trước đó:

Trong thời gian 1966-1970: Mỹ tiêu 25 tỷ đô la một năm. Trong hai năm 1970-1971: Mỹ tiêu 12 tỷ mỗi năm.

Sau khi Mỹ rút, Viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa:

Tài Khóa 1973: Hai tỷ mốt (2,1 tỷ)

Tài khóa 1974: Một tỷ tư (1,4 tỷ)

Tài khóa 1975: bảy trăm triệu (0.7 tỷ). 

Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy (San Jose, CA: Hứa Chấn Minh, 2005), tr. 235.

Được tin Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định cắt giảm tiền viện trợ như trên cho chính quyền miền Nam,  tại Sàigòn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhìn thấy rõ ngày tàn của chính quyền và quân đội miền Nam, cho nên ông đưa ra quyềt định rút lui dần, dọn đường cho kế sách  mà thi hào Nguyễn Du ghi nhận là “Ba mươi sáu chước, chước nào là hơn”. Những quyết định này  của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được ông Nguyễn Tiến Hưng ghi nhận như sau:

”Nếu mức độ quân viện là 1.4 tỷ  thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn Vùng Chiến Thuật:

Nếu là 1.1 tỷ thì Quân Khu 1 phải bỏ.

Nếu là 900 triệu thi khó lòng giữa được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của Bắc Việt:

Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đình được với Bắc Việt:

Nếu quân viện dưới 600 triệu thì chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn giữ được  Sàigòn và vùng châu thổ sông Cửu Long.”

(Nguyễn Tiến Hưng, Sđd., tr. 235.)

Chính vì thế mà có khá nhiều sinh viên thuộc diện có học bổng như tôi có chủ trương sẽ trốn ở lại Hoa Kỳ và chuồn sang Canada để được an thân. Trong số những người này có các anh Trần Đ. Tr. và Tô H. Đ. đã cùng về với tôi, rồi khi về đến Washington D.C. vào đầu tháng 9/1969 thì tìm cách trốn ở lại. Thế nhưng, không biết gặp những khó khăn (a) về giấy tờ hay (b) về vấn đề kiếm việc làm để mưu sinh, mà một hay hai tháng sau, hai anh này phải hồi hương. Hai người bạn này của tôi đều là người đồng đạo của anh em Nhà Ngô, họ được thế lực đen che chở, cho nên không bị rắc rối gì về giấy tờ gì khi về Sàigòn.  

Ngoài ra, tôi còn được biết anh Huỳnh M. M. và anh Lê V. Ng. đều là nhà giáo và  thuộc diện học bổng USAID như tôi, theo học ngành Công Kỹ Nghệ (Industrial Arts). Sau khi hoàn tất chương trình học, hai anh này đều trốn ở lại Hoa Kỳ rồi trốn sang lưu ngụ ở Canada.

Phần tôi, không có sự trợ giúp tài chính nào của bất cứ ai, trái lại còn trách nhiệm gia đình, nên phải trở về nước. Có thể nói, tôi thuộc diện "Family", cột đầu tiên của hình chót (Figure 6) ở trên. Hơn nữa, tiền viện trợ Mỹ đã hết hạn ngay sau khóa học, tôi không còn chọn lựa nào khác hơn là trở về Việt Nam tiếp tục hành nghề dạy học.

Xin được chấm dứt ở đây.

Nguyễn Mạnh Quang