HAITI Tại Sao Khốn Cùng? Và

Tại Sao Dân Bản Xứ Không Còn Là Da Đỏ ?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ028.php

31 tháng 1, 2010

Vụ động đất xảy ra ở Port-au-Prince, Haiti vừa qua (12 tháng 1, 2010) đã gây ra một cảnh tàn phá ghê rợn, và cảnh tượng thảm thương làm xúc động cả thế giới. Cho đến nay (30 tháng 1, 2010), có khoảng 38,800,000 (38 triệu 800 ngàn) đường nối điện tử vào các bài viết liên hệ bằng Anh ngữ. Ông Lữ Giang cũng gửi lên các diễn đàn điện tử ngày 20/1/2010, một bài viết có tựa đề là “Đất Nước Khốn Cùng” căn cứ vào bài viết“Haiti's history of misery” (Lịch sử khốn khổ của Haiti) của bình luận gia Nick Caistor (được đài BBC phổ biến hôm 14/1/2010). Người viết chú ý đến bài viết này vì tác giả là một tín hữu đạo Chúa nói về một xứ đạo Chúa, hay rõ hơn, đạo Công Giáo.

Bài viết “Đất Nước Khốn Cùng” của Lữ Giang được chia ra làm 2 phần: Phần thứ nhất nói về tình trạng thảm thương của người dân và đất nước Haiti. Phần thứ hai do Linh-mục Martino Nguyễn Bá Thông ở Saint Teresa of Avila Catholic Church, Grovetown, GA kể lại câu chuyện một em bé mồ côi người Haiti có tên là Matthew. Người viết chú ý đến nguyên nhân rất căn bản làm cho người dân nước Haiti nghèo khó, khốn khổ, một chi tiết quan trọng liên hệ đến đề tài nhưng không được tác giả đề cập, hoặc đánh lạc hướng vấn đề bằng câu chuyện "NÉN HƯƠNG LÒNG" trong phần hai. Xin mời đọc toàn bài của Lữ Giang ở Phụ Lục bên dưới.

۞

Dân bản xứ ở Haiti lẽ ra là người da đỏ, nhưng ngày nay lại là dân da đen!

Lịch sử của sự tréo ngoe ở nơi này chính là lịch sử truyền đạo, cải đạo, và chế độ nô lệ của các thực dân xâm lược Âu Châu và Công Giáo La Mã, hay nhà thờ Vatican. Chẳng trách sao tác giả con Chúa Lữ Giang không biết hay không muốn nói đến. Dân Haiti ngày nay là con cháu của những người Châu Phi bị những dân xâm lược, bắt cóc làm nô lệ đem đến Haiti định cư từ đầu thế kỷ 16. Họ liên tục bị cai trị bởi Nhà Thờ Vatican và những người dân Chúa đó cho đến ngày nay.

Trước khi phân tích nguyên nhân chính làm cho người dân Haiti lâm vào tình trạng nghèo đói khốn cùng như ngày nay, chúng ta hãy đọc mấy đoạn về lịch sử chính trị trong bài viết “Đất Nước Khốn Cùng” của ông Lữ Giang (có ghi ở Phụ Bản bên dưới):

“MỘT LỊCH SỬ BI THẢM: Christopher Columbus đã cập bến Môle Saint-Nicolas ngày 3.12.1492 và tuyên bố đảo này thuộc Tây Ban Nha và đặt tên cho nó là La Espanola. Đây là vùng đất mà những người thuộc sắc tộc da đỏ Carib và Arawak (Carib and Arawak Indians) đang sinh sống. Các thống đốc Tây Ban Nha bắt đầu nhập cảng những người nô lệ Phi Châu vào để khai thác. Năm 1697 vùng đất này trở thành thuộc địa của Pháp và được đổi tên thành Saint Domingue. Năm 1791, một nữa triệu người nô lệ đã nổi loạn và năm 1801, Pierre Dominique Toussaint l’Ouverture tuyên bố độc lập. Hoàng Đế Napoleon đã đưa quân đến dẹp loạn, nhưng người da đen đã thắng và năm 1804, nước này tuyên bố độc lập trên toàn đảo Hispaliona và lấy tên là Haiti, tức đất của những núi cao.

Tuy nhiên, năm 1843, nhóm dân theo Tây Ban Nha ở phần phía đông đảo Hispaliona nổi loạn và thành lập một quốc gia khác lấy tên là Cộng Hoà Dominican (Dominican Republic). Nước này rộng đến 48.442 cây số vuông, nói tiếng Tây Ban Nha và có nền văn minh cao hơn.

Trong thế kỷ 19, Haiti bị cai trị bởi một chuổi các chế độ độc tài làm nền kinh tế kiệt quệ. Năm 1915, Hoa Kỳ đem quân xâm chiếm nước này. Sau Đại Chiến II, Haiti được trao trả độc lập, Dumarsais Estimé được chọn làm Tổng Thống. Nhưng năm 1949, Tướng Paul Magloire làm đảo chánh và đưa Haiti trở lại chế độ độc tài. Năm 1957, François Duvalier được bầu làm Tổng Thống và trở thành một nhà độc tài khét tiếng. Ông bị ám sát năm 1971 và người con của ông là Jean-Claude, thường được gọi là “Baby Doc”, lên kế vị. Năm 1986 “Baby Doc” phải bỏ nước ra đi sau những cuộc rối loạn liên tiếp. Tháng 1 năm 1988 quân đội tổ chức bầu cử và Leslie Manigat được bầu làm Tổng Thống. Nhưng đến tháng 8 Tướng Prosper Avril lại làm đảo chánh. Ông tổ chức bầu cử Tổng Thống ngày 6.12.1990 và Linh mục Jean-Bertrand Aristide được bầu làm Tổng Thống. Aristide nhận chức ngày 7.2.1991 và được hoan hô như là một anh hùng dân chủ. Nhưng đến tháng 9, Tổng Thống Aristide bị đảo chánh phải đi lưu vong. Hoa Kỳ và các nước trong tổ chức các quốc gia Mỹ Châu đã áp dụng cấm vận và phong tỏa hải cảng Port-au-Prince, nên ngày 15.10.1994 quân đội Haiti đồng ý trao quyền lại cho Aristide. Quân đội Hoa Kỳ đem quân vào gìn giữ an ninh cho việc chuyển quyền và kể từ ngày 31.3.1995 lực lượng gìn giữ Hoà Bình của LHQ đến thay quân đội Hoa Kỳ.

Chính quyền Haiti quyết định tổ chức bầu cử lại, nhưng Linh mục Aristide không tái tranh cử nữa và chỉ định René Préval thay thế ông. Trong cuộc bầu cử ngày 27.12.1995, René Préval thắng cử và trở thành Tổng Thống.

Năm 2000 Linh mục Aristide tái ứng cử và đắc cử, nhưng chế độ Aristide trong nhiệm kỳ thứ hai này bị tố cáo là tham nhũng. Báo cáo của Ủy ban Công lý và Hoà bình Haiti công bố vào tháng 4 năm 2003 cho biết rằng giết người, bạo hành, bắt cóc: một chuỗi các tội ác xảy ra hằng ngày ở Haiti. Có 117 người chết trong 4 tháng đầu năm. Hội Đồng Giám Mục Haiti đã lên tiếng: “Chúng tôi nhận thấy rằng tình đoàn kết giữa con người với nhau đã tan biến. Chúng tôi lo lắng về sự cẩu thả của một số người nắm giữ vận mệnh của những người khác”.

Năm 2004 quân đội lại làm đảo chánh. Boniface Alexandre lên lãnh đạo chính phủ lâm thời. Phái Bộ Ổn Định cuả LHQ (The United Nations Stabilization Mission) liền đến Haiti. Trong cuộc bầu cử vào tháng 2 năm 2006, René Préval, người thân tín của Aristide, lại tái đắc cử lần thứ hai.” [1]

 

Qua đoạn văn lịch sử trên đây, người viết có một vài nhận xét như sau:

I. “Tin Mừng” và “Hông Ân Thiên Chúa” của Giáo Hội La Mã có nghĩa là Tiêu Diệt văn hóa khác.

Khi người Tây Ban Nha và các giáo sĩ Ca-tô đem quân lính thập tự (còn gọi là quân thập ác) đến cưỡng chiếm mảnh đất mà ngày nay gọi là “Haiti” nói riêng và Châu Mỹ La-tinh nói chung, tất nhiên là ở đây đã có chủ nhân ông của nó, đó là các dân tộc bản địa. Sách sử nói rằng các dân tộc bản địa ở Haiti là người “Carib” và người “Arawak” . Họ được người Da Trắng gọi là người Indians (tạm dịch là người Da Đỏ”. Các nhà truyền giáo Ca-tô của Nhà Thờ Vatican và những người dân Chúa Xâm lược Âu Châu đến cướp đoạt đất đai của họ, rồi biến những đất đai này thành những đồn điền hay nông trại. Độc ác hơn nữa là các giáo sĩ Ca-tô đồng mưu với các ông dân Chúa xâm lược Da Trắng còn cưỡng bách họ phải theo đạo Ki-tô, và hủy diệt hết tôn giáo cũng như tất cả các nếp sống cổ truyền của họ, hủy diệt luôn tất cả những di sản văn hóa cùng các công trình kiến trúc văn minh của họ. Sách Homeland of The World viết về vấn này như sau:

"Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi đến Châu Mỹ La Tinh mang theo niềm tin tôn giáo của họ. Họ cho rằng người dân Da Đỏ là những dân tà giáo (dị giáo) hay không có tôn giáo gì cả. Sự thật, người Da Đỏ có tôn giáo riêng của họ. Tôn giáo của họ dựa vào lòng tin tưởng của họ đối với quyền lực thiên nhiên ở chung quanh họ. Họ thờ mặt trời, thờ thần gió và các quyền lực khác của thiên nhiên. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho đó là một tôn giáo và quyết định dùng bạo lực đàn áp tôn giáo của nguời Da Đỏ. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tin rằng nhiệm vụ của họ là phải cưỡng bách người Da Đỏ phải theo đạo Thiên Chúa La Mã." [2]

Ngoài việc cướp đoạt đất đai, tài nguyên, của cải và cưỡng bách người dân bản địa (dân Da Đỏ) phải theo đạo Ki-tô, các nhà truyền giáo Ca-tô (đúng hơn là Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican) và bọn dân Chúa xâm lược Âu Châu còn tàn sát họ một cách cực kỳ man rợ giống như họ đã từng làm trước đó và sau đó như (1) trong các cuộc thập chiến ở vùng Trung Đông và miền Nam nước Pháp trong thời Trung Cổ kéo dài từ đầu năm 1096 đến năm 1291, (2) trong cuộc tàn sát những người Tin Lành Huguenots ở Pháp vào ngày 22/8/1572, (3) trong cuộc tàn sách người Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan vào năm 1641, (4) trong cuộc tắm máu ở Croatia trong những năm 1941-1945, (5) trong các chiến dịch “làm sáng danh Chúa” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963, và (6) trong cuộc diệt chủng người Tutsis ở Rwanda trong mùa hè năm 1994. Những sự kiên này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 8 (Mục III, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sở Tội Ác của Giáo Hội La Mã và trong Chương 13, sách Tâm Thử Gửi Chính Quyền Việt Nam. Hai chương sách này đều có thể đọc online trên sachhiem.net. Dã man hơn nữa, bọn thập ác này còn “diệt tận gốc, trốc tận rễ” tất cả những di sản văn hóa và công trình kiến trúc văn minh cổ truyền của họ nữa. Sự kiện này được ông Phan Quốc Đông ghi lại trong bản văn dưới đây cho chúng ta thấy rõ bộ mặt thật cực kỳ man rợ của cái “đức tin” cùng “Tin Mừng” và “Hồng Ân Thiên Chúa” do các nhà truyền giáo Ca-tô mang đến cho người dân Châu Mỹ La-tinh:

"Tôi cũng đã đọc kỹ lịch sử của Giáo Hội Vatican, tiểu sử của từng vị giáo hoàng, các phương pháp bành trướng tôn giáo của họ tại các lục địa khác ngoài Âu Châu, phương pháp nào nhanh, phương pháp nào chậm. Phương pháp nhanh nhất được thực hiện bởi thực dân Tây Ban Nha tại các xứ thuộc Châu Mỹ La Tinh thật là vô cùng tàn ác. Họ dùng gươm giết hết những người đàn ông bản xứ, chỉ còn lại toàn đàn bà con gái thôi, để họ vừa bắt buộc theo đạo, vừa hãm hiếp đồng hóa. Số người bị giết lên tới mấy chục triệu. Đây là phương pháp truyền đạo của phái bộ truyền giáo Tây Ban Nha được Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) hỗ trợ. Đi du lịch ở các xứ này ta chỉ thấy toàn những người lai mà thôi, hầu như không còn một người bản xứ nào sống sót. Tại Phi Luật Tân, họ cũng giết hàng triệu người, đập phá toàn bộ các đền thờ cổ, thủ tiêu hoàn toàn mọi chứng tich của nền văn minh cổ của xứ này. Ngôn ngữ, văn tự, truyền thống, văn hóa hoàn toàn mất hẳn…" [3]

Dã man hơn nữa, dân bản địa còn bị cưỡng bách phải làm nô lệ phục dịch trong các đồn điền, các nông trại trong những điều kiện vô cùng cực khổ và bị đối xử cực kỳ tàn ngược.Tình trạng này đã khiến cho họ hết sức căm thù và quyết liệt chống lại bọn dân Chúa xâm lược Da Trắng. Thế nhưng, vì thua kém về vũ khí, thua kém về tổ chức, và vì chiến đấu trong hoàn cảnh riêng rẽ và thiếu đoàn kết (giống như các lực lượng kháng chiến chống liên quân xâm lược Pháp - Vatican cúa các tiền nhân ta từ năm 1858 cho đến cuối thập niên 1930), người Da Đỏ đã bị thảm bại và bị người Da Trắng Âu Châu liên kết với Nhà Thờ Vatican tiêu diệt gần như tuyệt chủng. Cho đến nay, người viết chưa tìm thấy con số đích thực là có bao nhiêu triệu người Da Đỏ bị sát hại và bị cưỡng bách làm nộ lệ. Trong bài viết Tản Mạn Về Ngày Lễ Tạ Ơn đăng trên www.giaodiem.com tháng 11 năm 2001, Giáo-sư Trần Chung Ngọc cho biết con số người Da Đỏ ở Mỹ Châu trong vòng 270 năm tính từ năm 1620, giảm từ 15 triệu xuống còn có 250 ngàn người (bị giảm đi mất 14 triệu 750 ngàn người). Dưới đây là đọan văn trong bài viết nói về thảm trạng này:

"Tại sao ở Mỹ lại có ngày lễ tạ ơn Thiên Chúa? Đó là vì cách đây vài trăm năm, những người Anh đầu tiên đến vùng Plymouth, tiểu bang Massachusetts, đã thoát được nạn đói mùa đông 1620-21, tin rằng Thiên Chúa đã giúp họ cho nên họ đã đọc kinh cầu nguyện để tạ ơn Thiên Chúa. Thực ra thì chính dân da đỏ đã cung cấp thức ăn cho họ trong mùa Đông đó. Và sau khi lấy lại sinh lực, dựa trên ưu thế của súng ống trên cung tên, họ đã trả ơn người da đỏ bằng cách đi cướp hết đất đai của người da đỏ và thi hành chính sách diệt chủng đối với người da đỏ và cưỡng bách người da đỏ phải theo cái đạo cao quý cầm đầu bởi Chúa lòng lành vô cùng của họ. Từ đó cho đến năm 1890, trong vòng 270 năm, những con cái của Chúa đã giảm dân số dân da đỏ từ 15 triệu xuống còn dưới 250000, và biến miền đất phì nhiêu của dân da đỏ thành "Tân Thế Giới" của người da trắng, do người da trắng (Christophe Columbus) tìm ra. Nhiều người da đỏ ngày nay nuốt nước mắt, không biết làm gì hơn là uống rượu để giải sầu." [4]

“Tin Mừng” và “Hồng Ân Thiên Chúa” mang đến cho người Da Đen: Người Da Đen ở Phi Châu bị bắt cóc đưa sang Mỹ Châu bán cho bọn dân Chúa thực dân Da Trắng để làm nô lệ.- Như đã nói ở trên, người Da Đỏ bị tàn sát quá nhiều gần như tuyệt chủng. Tình trạng này khiến nguồn nhân lực ở Mỹ Châu phục dịch trong các đồn điền và nông trại của người Da Trắng bị thiếu hụt trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, bọn dân Chúa Âu Châu nghĩ đến việc dùng các đạo quân thập tự tiến vào lục địa Phi Châu tìm bắt những người khỏe mạnh đem sang Mỹ Châu bán cho bọn thực dân Da Trắng Âu Châu làm nô lệ. Bọn chủ nô này vừa cưỡng bách họ phải theo đạo Ki-tô, vừa dùng họ làm nô lệ thay thế người Da Đỏ hoặc là phục dịch trong các công trường xây cất các nhà thờ, hoặc là làm lao nô trong các nông trường sản xuất nông phẩm, hoặc là hầu hạ và làm những cộng việc nhà trong gia đình của chúng. Tất cả những việc làm dã man tàn ngược này đều có bàn tay của Nhà Thờ Vatican ở trong đó. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Lịch Sử Thế Giới (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1994) viết như sau:

Khi tiếp xúc với người da đen Phi Châu, người Âu Châu trong tay có sẵn sung đồng, không đè nổi lòng tham. Họ tổ chức lại viện buôn bán nô lệ mà từ thế kỷ 10 họ đã bỏ cho người Hồi giáo làm. Năm 1452, Giáo Hoàng Y Pha Nho Calixte III ký sắc lệnh cho Henri le Navigateur bắt thổ dân những đất khám phá được làm nô lệ. Ngày ký sắc lệnh ấy là ngày ảm đạm nhất trong lịch sử chế độ thực dân.” [5]

Tác giả Nguyễn Hiến Lê có thể hoặc là đã ghi nhầm thời đỉểm ban hành sắc lệnh này hoặc là đã ghi nhầm triều đại Giáo Hoàng Calixte III vì rằng năm 1452 là năm nằm trong thời kỳ Giáo Hoàng Nicholas (1447-1454) trị vì, chứ không phải nằm trong thời gian Giáo Hoàng Calixte III (1455-1458) tại vị. Cũng nên biết là chính Giáo Hoàng Nicholas V và mấy giáo hoàng kế ngôi cũng đã ban hành hàng lọat sắc lệnh theo đó thì người Bồ Đào Nha và người Tây Ban Nha (đều là tín đồ Ca-tô) đều có quyền cướp đoạt đất đai cũng như của cải hay tài sản làm của riêng và có quyền cưỡng bách các dân tộc nạn nhân phải làm nô lệ cho họ. Việc làm độc ác và ghê tởm như vậy đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 3, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam và có thể đọc online trên sachhiem.net. Sự kiện này chứng tỏ rằng việc ban hành những sắc lệnh ăn cướp cực kỳ dã man trên đây là chủ trương hay chính sách trường kỳ của Giáo Hội La Mã, chứ không phải do sự tùy hứng hay bốc đồng của một vài giáo hoàng trong giáo triều Vatican. Một trong những sắc lệnh ăn cướp vô cùng dã man này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." [6]

Cho đến ngày nay, không ai biết rõ có bao nhiêu triệu người dân Phi Châu bị nhà thờ Vatican và các ông dân Chúa người Âu Châu tàn sát và bắt cóc đem sang Mỹ Châu bán cho người Da Trắng ở Mỹ Châu để làm nô lệ. Theo một số học giả, con số nạn nhân Da Đen ở Phi Châu bị bắt đem đi bán cho người ta làm nô lệ ước chừng là 60 triệu. Sự kiện này được sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm ghi lại như sau:

"Sau khi chiếm được Mexico, thực dân Tây Ban Nha và tu sĩ nhà thờ lập nên các đồn điền và các khu khai thác mỏ và biến thổ dân thành nô lệ. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, thực dân đến Phi Châu bắt cóc người da đen đem đến Mỹ Châu khỏang 60 triệu người để tăng cường nhân lực nô lệ cho các đồn điền và hầm mỏ. Ngay từ những năm đầu của cuộc xâm lược vào Mexico, riêng một mình Herman Cortez đã chiếm 250 héc ta đồn điền và làm chủ 200.000 (200 ngàn) nô lệ da đỏ!" [7]

 

II: “Tin Mừng” và “Hồng Ân Thiên Chúa” mang đến cho người dân Haiti

Nhìn vào lịch sử nước Haiti, chúng ta thấy từ đầu thế kỷ 16, dân bản địa bị biến thành tín đồ Ca-tô và liên tục sống dưới các chế độ đạo phiệt Ca-tô với sự đồng thuận và đồng tình của Tòa Thánh Vatican.

A.- Về phương diện đức tin,

Người dân trên quốc đảo Haiti được Nhà Thờ Vatican cùng với dân Chúa Tây Ban Nha và dân Chúa Pháp khai hóa văn minh từ đầu thế kỷ 16, tính ra đã có tới hơn 5 thế kỷ rồi. Cũng vì thế mà quốc gia này ngày nay có tới 80% người dân đều là đạo gốc, tức là họ đều là con cháu của những người bị cưỡng bách phải theo cái “tôn giáo ác ôn” này. Theo quan điểm của Giáo Hội La Mã, họ là những người liên tục được “thấm nhuần Hồng Ân Thiên Chúa” và luôn luôn “được ơn cứu rỗi”. Cũng theo Nhà Thờ Vatican, thì dân tộc Haiti quả thật là dân tộc may mắn hơn bất kỳ dân tộc nào khác. Chẳng những được đầy đủ các phép bí tích, mà còn được hưởng những những phép mầu, phép lạ và của “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.”

B.- Về phương diện chính trị hay chính quyền thế tục:

Có lẽ theo quan điểm của các dân Chúa, từ đầu thế kỷ 16 cho đến nay, dân Haiti luôn luôn may mắn được cai trị bởi dân Chúa và tu sĩ Ca-tô theo chủ trương “Christian heartland, Christendom, must be defended by Chrisstian arms.” [8] Họ liên tục được “Chúa che chở”, “bảo vệ” và giúp đỡ bởi các chính quyền do các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô lãnh đạo.

1.- Thời kỳ 1492-1697: Dân Chúa ngoan đạo người Tây Ban Nha nắm quyền lãnh đạo chính quyền và liên kết với Giáo Hội La Mã.

2.- Thời kỳ 1697-1804: Dân Chúa ngoan đạo người Pháp nắm quyền lãnh đạo chính quyền và liên kết với Giáo Hội La Mã

3.- Thời kỳ 1804-1915: Dân Chúa ngoan đạo bản địa nắm quyền lãnh đạo chính quyền và liên kết với Giáo Hội La Mã.

4.- Thời kỳ 1915-1957: Nằm Dân Chúa ngoan đạo người Hoa Kỳ nắm quyền lãnh đạo chính quyền có Nhà Thờ Vatican ở hậu trường sân khấu chính trị (giống như miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975).

5.- Thời kỳ 1957-1990: Dân Chúa ngoan đạo bản địa nắm quyền lãnh đạo chính quyền và liên kết với Giáo Hội La Mã.

6.- Thời kỳ 1990-1991: Linh-mục Jean-Bertrand Aristide Aristide được đưa lên nắm giữ chức vụ tổng thống củatân chính quyền và đúng theo chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền của Giáo Hội La Mã.

7.- Thời kỳ 1991-1994: Dân Chúa ngoan đạo bản địa nắm quyền lãnh đạo chính quyền và liên kết với Giáo Hội La Mã.

8.- Thời kỳ từ năm 1994 cho đến ngày nay: Linh-mục Jean-Bertrand Aristide Aristide và ông dân Chúa ngoan đạo René Préval, một đệ tử trung thành và là cánh tay mặt của Linh-mục Jean-Bertrand Aristide được đưa lên nắm giữ chức vụ tổng thống.

Bảng phân chia thời kỳ lịch sử Haiti trên đây cho chúng ta thấy kể từ đầu thế kỷ 16, ít nhất là có tới 8 biến cố lịch sử làm thay đổi chính sự đất nước Haiti. Trong các biến cố này, biến cố đầu tiên xẩy ra vào đầu thế kỷ 16 là quan trọng nhất vì nó làm cho dân Da Đỏ bản địa từ địa vị chủ nhân ông của vùng đất này bị truất ngôi và giáng xuống làm nô lệ rồi bị diệt vong lần lần. Thay vào đó là các ông giáo sĩ Ca-tô của Vatican và các ông tín đồ ngoan đạo của Vatican nhẩy lên bàn độc làm chủ nhân ông. Sau đó, các ông chủ mới  này mới đem những người Da Đen mà họ bắt cóc từ Phi Châu đến làm lao nô không công cho họ khi mà người Da Đỏ bản địa bị diệt chủng lần lần.

Tất cả các biến cố tiếp theo sau đó cho đến biến cố thứ 8 đều được coi như là không đáng kể vì rằng tất cả những biến cố này chỉ là những cuộc tranh giành quyền lực giữa những người dân Chúa ngoan đạo, luôn luôn tuyệt đối tin tưởng vào Nhà Thờ Vatican. Ai thắng, ai thua thì Nhà Thờ (tức là Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican) cũng vẫn ở hậu trường sân khấu chính trị điều khiển. Ai thắng, ai thua thì thân phận làm nô lệ của tuyệt đại khối nhân dân Haiti cũng vẫn là nô lệ, vẫn bị các tân chính quyền và nhà thờ Vatican áp bức và bóc lột đến tận xương tận tủy. Lý do là vì tất cả những người lãnh đạo các chính quyền mới này đều là dân Chúa, đều “sống đạo theo đức tin Ki-tô”, đều tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican và đều làm tay sai đắc lực cho Nhà Thờ Vatican. Vì thế mà các tân chính quyền dưới quyền lãnh đạo sau mỗi lần đảo chánh đều được tổ chức theo chế độ giáo hoàng (papacy).

Các nhà sử học gọi nó là chế độ đạo phiệt Ca-tô.

Tất nhiên là các chế độ này đều phải có sự đồng tình đồng thuận của Hội Đồng Giám Mục Haiti, đều phải chia lợi nhuận cho Nhà Thờ Vatican, đều phải tuân hành lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican. Nếu không, Vatican sẽ ra lệnh cho bọn quạ đen kích động và xúi giục tín đồ gây bạo loạn đánh phá cho đến nơi đến chốn, giống như họ đã làm để đánh phá triều đình Nhà Nguyễn trong thế kỷ 19, đã và đang đánh phá chính quyền Việt Nam hiện nay từ cuối thập niên 1990 cho đến bây giờ. Các vụ gây bạo loạn như (1) vụ Tòa Khâm Sứ cũ (Hà Nội), (2) tại Công Ty May Chiến Thắng (Hà Nội), (3) tại An Bằng (gần Huế), (4) tại Nhà Thờ Tam Tòa (Đồng Hới), (5) tại Núi Chẻ, Đồng Chiêm (gần Hà Nội), (6) Đồ Cồn Dầu (Đà Nẵng),  . v.v… là những bằng chứng bất phủ bác cho sự kiện này.

Căn bệnh tham lợi, háo danh của hầu hết tín đồ Ca-tô.

Nguyên nhân chính khiến cho Haiti có nhiều lần thay đổi chính quyền - đúng hơn là nhiều cuộc đảo chính giữa những người dân Chúa với nhau - là do căn bệnh tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực của hầu hết tín đồ Ca-tô của Nhà Thờ Vatican mà ra. Căn bệnh này rất phổ quát và hết sức trầm trọng trong xã hội Ca-tô. Nguyên do là vì Giáo Hội La Mã dùng chính sách khơi động và nuôi dưỡng lòng tham lam và ích kỷ của người đời và của tín đồ, rồi dùng tất cả danh, lợi và chức vụ trong chính quyền làm miếng mồi câu nhử những người tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi mà sa vào cái tròng Ca-tô (Catholic loop) để cho Giáo Hội giựt dây và sai khiến. Căn bệnh này của giáo dân Ki-tô được nhà văn Ca-tô J. Ngọc nói rõ ràng trong cuốn "Cõi Phúc Và Giây Oan" với nguyên văn như sau:

“Những người con trai thơ dại mong được đào tạo trở thành linh mục sau này. Tôi mồn một nhớ về tâm trạng thơ dại qua những ngô nghê tuổi khờ. Mẹ tôi dắt tôi, bàn tay người không rời, nắm chặt như một quả quyết toàn vẹn. Tôi biết, và ngay lúc đó tôi hiểu rằng bố mẹ tôi đã nắm một phần rất quan trọng trong lần chuyển đời này của tôi, vì với tôi , ý nghĩ đi tu chỉ vấn vương qua những hình ảnh vật chất và uy quyền hàng ngày. Tôi đã so sánh và nhìn sự cả nể của các linh mục, sự tôn kính từ giáo dân, nhất là với tôi, các linh mục, tu sĩ đã như những tuyệt đối nhất của bất kỳ phương diện nào. Giáo dân tùng phục, giáo dân khiếp sợ, giáo dân cầu lụy và muôn ngàn hình ảnh khác." [9]

Các nhà tâm lý học cho rằng căn bệnh tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực là cha đẻ của những ác tính ganh ghét, kèn cựa, đố kị, tị hiềm và cũng là động lực khiến cho những kẻ mang những căn bệnh này lao vào con đường tội ác, dám làm những chuyện trời không dung đất không tha, hay những chuyện đại nghịch bất đạo. Xin xem Chương 16 có tựa đề là Chính Sách Tuyển Dụ Tú Sĩ và Dung Dưỡng Cho Họ Hủ Hóa (Mục V, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Người Trung Hoa thường nói, ”Giang sơn dị cải, bản chất nan di”. Cho nên một khi đã mang cái bản chất ghê tởm này thì dù là họ đã đi học nghề làm linh mục hay sống đời thế tục, thì bản chất này không những đã không giảm sút, mà trái lại còn tăng lên theo đẳng cấp quyền lực hay địa vị của họ trong giáo quyền hay trong chính quyền thế tục. Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Vấn đề này được nhà trí thức Ca-tô tu xuất Nguyễn Văn Trung kể lại rằng:

Điểm lại tình hình của Giáo Hội Việt Nam, có những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Thực vậy, chuyện giáo dân bị coi như cỏ rác là chuyện thường ở huyện. Chuyện đau lòng hơn cả là chuyện các chủ chăn chơi nhau thay vì chơi với nhau ngày càng phơi trần ra. Sự sa đọa trong Giáo Hội ngày càng tăng thêm.

Trong Giáo Hội, người giáo dân ở địa vị thấp nhất, nữ giáo dân luôn luôn nằm dưới. Thật là nghịch lý trong khi Đức Mẹ lại được các cha, nhất là các cha dòng Chúa Cứu Thế “ga lăng” hết cỡ!

Người dân chỉ có quyền vâng lời, đóng góp và hầu hạ các Đấng, các bậc trong Hội Thánh. Ai vâng lời dưới 100% có thể bị coi là rối đạo và bị loại trừ dưới mọi hình thức, nhất là không vâng lời về chuyện chính trị và tiền bạc thì xem như lúa đời, phạm tội cực trọng, đáng sa hỏa ngục chẳng cùng Amen.

Thật ra, chính trị và tiền bạc đã và đang là nguyên nhân chính gây nên sự mất bình an, sa đọa và hoen ố hình ảnh tươi đẹp của Giáo Hội Việt Nam…

Những sự kiện dưới đây minh họa cho não trạng của Giáo Hội Việt Nam chúng ta, người giáo dân Việt Nam có đầy đủ hồ sơ trong vụ việc. Rất mong được vang lên như một tiếng chuông giúp các Đấng lãnh đạo cứu nguy Giáo Hội Việt Nam. Mong thay!

Thương bất chánh, hạ tắc loạn: Ai có dip gần gũi các giám mục Việt Nam đều có chung nhận xét rằng về mặt cá nhân, các Ngài có vẻ đạo mạo, cởi mở, dễ mến, trừ một ít vị tỏ ra cao ngạo, khép kín, quan liêu. Nhưng trong lề lối làm việc của các giám mục thường rất độc tài, độc đoán. Trong đối xử thường tỏ ra kỳ thị, ban phát ân huệ, coi thường bề dưới, ganh tị và kèn cựa với đồng lieu để lập công với Tòa Thánh. Những điểm nổi bật nhất là tiền hậu bất nhất, việc làm không đi đôi với lời rao giảng, trọng ngoại khinh nội, tham phú phụ bần, vô cùng sợ hãi Tòan Thánh, đến nỗi có những linh mục nói rằng “Tòa Thánh đánh rắm cúng khen thơm.”…

Ngày nay, chuyện các giám mục chơi nhau, không cần phải vạch áo xem lưng, bàn dân thiên hạ đều biết rõ, nhất là giữa các giám mục chánh và phó. Đức Tổng Giám Mục Phillippê Nguyễn Kim Điền chơi Đức Tổng Giám Mục Phó Stêphanô Nguyễn Như Thể ra sao hồ sơ còn đó, buộc Đức Cha Thể phải từ chức vì sự hiệp nhất trong Giáo Hội (hiệp nhất hay là hèn nhát?). Nhiều người biết Đức Cha Phaolồ Bùi Chu Tạo chơi Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, thậm chí có đơn phụ nữ tố cáo Đức Cha Yến gửi sang Tòa Thánh, và việc Đức Cha Tạo bàn tính với Đức Hồng Y buộc Đức Cha Yến từ chức. Bà con giáo dân Vinh ở miền Nam biết rõ Đức Cha Phêrô Trần Xuân Hạp đã chơi Đức Cha Phaolồ Cao Đình Thuyên phải ngậm đắng nuốt cay như thế nào. Đức Cha Andrê Nguyễn Văn Nam và Đức Cha Phó Phạm Minh Mẫn mâu thuẫn với nhau ra sao đã có nhiều giai thoại. Chuyện Đức Cha Alexis Phạn Văn Lộc và Đức Cha Phó Trần Thanh Chung choảng nhau đã nổi tiếng sang đến Tòa Thánh. Đức Cha Phaolồ Nguyễn Minh Nhật đối xử với Đức Cha phụ tá Tôma Nguyễn Văn Trâm thua cả giáo dân chân tay thân tín của Đức Cha Nhật làm nhiều linh-mục Xuân Lộc phải ngao ngán. Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ “trường kỳ khống chế” Đức Cha G.B. Bùi Tuần ra sao, xin miễn bàn. Dẫu sao, Đức Cha Tuần cũng sắp sửa mừng 25 năm giám mục phó dưới sự canh chừng cẩn mật của Đức Cha Ngữ, kẻo Đức Cha Tuần lầm đường lạc lối, sa chước cám dỗ làm Tổng Biên Tập cho báo Công Giáo và Dân Tôc.

Chuyện các giám mục chơi nhau có lẽ kể nghìn lẻ một đêm cũng không dứt, nên nhiều linh mục chánh, phó đã noi gương chơi nhau sát ván ra sao, bà con các xứ đạo đều biết, nhất là các chị em Con Đức Mẹ, không dám nêu lên ở đây nữa, kẻo ô danh xứ đạo… Giêsu, Maria, lạy Chúa tôi, bọn phá đạo nói xấu các Đức Cha! Không đâu! Nói thật đấy. Lời Chúa phán sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Các giám mục, linh mục hãy thành thật thương nhau cho giáo dân được nhờ. Hãy làm gương sống theo lời răn của Chúa. Không thương yêu nhau thì yêu thương kẻ thù thế quái nào được? Cứ rao giảng như vậy là láo toét và bịp bợm!” [10]

Chính vì căn bệnh tham lợi, háo danh thèm khát quyền lực và kèn cựa, ganh ghét, đố kị lẫn nhau này mà các ông dân Chúa ngoan đạo Haitii mới lao vào những cuộc chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Tình trạng này giống y hệt như các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican tranh chấp, thanh toán và tàn sát lẫn nhau để giành giật ngôi vị giáo hoàng. (Xin xem Chương 14 (Mục V, Phần II), trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã để biết rõ vấn đề này.)

Tóm lại:

Những người chống Cộng cho Chúa luôn luôn cho rằng Cộng Sản đến đâu thì ở đó nghèo đói, và lạc hậu. Nhưng họ không hề chịu nhìn sự thực trong lịch sử và trên thế giới. Câu nói đó dường như áp dụng cho chế độ Cha Cố Giáo Hoàng mới đúng. Từ đầu thế kỷ 16 cho đến nay, dân tộc Haiti liên tục được thấm nhuần Hồng Ân Thiên Chúa, và liên tục được sống dưới các chính quyền của những người dân Chúa đạo gốc Tây Ban Nha, Pháp, Hoa Kỳ, cũng như dân Chúa ngoan đạo bản địa và Chúa Thứ Hai (Linh-mục Jean-Bertrand Aristide). Rõ ràng là họ chưa hề bị cai trị bởi một chính quyền vô thần hay Cộng Sản nào cả. Ấy thế mà TẠI SAO người dân Haiti lại lâm vào thảm cảnh nghèo đói khốn khổ triền miên đến nỗi phải “Sống Bằng Bánh Đất” như vậy? Câu hỏi đặt ra là :

1.- Chúa Con Jesus đã cứu rỗi họ được cái gì?

2.- Chúa Bố Jehovah đã bảo vệ và che chở họ được cái gì?

3.- Chúa Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp đã cứu giúp họ được cái gỉ?

Người viết mong muốn Giáo Hoàng Benedict XVI, các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, sư huynh, các nữ tu, và các ông “cừu non” trí thức lớn (có bằng tiến sĩ), trí thức cỡ trung trung (có bằng cử nhân), và các ông trí thức nho nhỏ năng nỏ thuộc loại “ong non ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng” ở trong nước cũng như ở hải ngoại lên tiếng giải đáp cho 3 câu hỏi nêu lên trên đây.

III. Bộ mặt thật của “Tin Mừng” và Hồng Ân Thiên Chúa” (Nguyên nhân làm cho người dân Haiti lâm vào cảnh nghèo đói khốn cùng):

Trong tiểu mục ”Lâm Cảnh Khốn Cùng” (trong bài viết này), ông Lữ Giang cho rằng nguyên nhân làm cho người dân Haiti lâm vào cảnh khốn cùng như trên là vì:

“Người Haiti mang dòng máu da đen. Tổ tiên của họ là những nô lệ đến từ Phi Châu nên một phần nào tính “thụ động” vẫn còn trong họ, chính vì thế đất nước họ rất nghèo và chậm phát triển.”[11]

Trong một đoạn văn khác, ông Lữ Giang viết:

Tài nguyên ít, con người lại thường ỷ lại, lười biếng, hay xâu xé nhau và không có khả năng vương lên, nên Haiti được coi là nước nghèo nhất ở Tây bán cầu.Hiện nay khoảng 80% người dân Haiti phải sống dưới 2 đô la một ngày, trong khi chỉ một phần rất nhỏ những người giàu có đang nắm giữ toàn bộ nền kinh tế.” [12]

Riêng đối với người viết, lời giải thích này nghe không ổn và không nói lên được sự thật của vấn đề, mà nó chỉ là cái áo hay bức bình phong để che đậy những sự thật không đẹp mà các ông dân Chúa ngoan đạo  không dám nói ra, và phải viết lươn lẹo như vậy. Căn bệnh này của họ đã được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn nói rõ với đại ý như sau:

Tín đồ ngoan đạo có bổn phận phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngọai đạo được biết.” [13]

Chính người viết (NMQ) cũng được một con Chúa ngoan đạo khuyên răn như sau:

Một sử gia có lương tri, hãy tôn trọng lời khuyên của các bậc tiền bối răn dạy con cháu: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại.” [14]

Theo sự hiểu biết của chúng tôi, thiết nghĩ rằng nguyên nhân chính làm cho người dân Haiti lâm vào tình trạng nghèo đói khốn khổ như vậy là tình trạng chung của tất cả các nhân dân của tất cả các quốc gia nằm dưới ách thống trị của chế độ giáo hoàng (papacy) mà ngôn từ chính trị thường gọi là chế độ cha cố hay chế độ đạo phiệt Ca-tô La Mã. Phần trình bày dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

Khốn Cùng Vì Chế độ Cha Cố:

Có một sự thật lịch sử mà tất cả chúng ta kể cả những tín hữu Ca-tô người Việt cũng đều phải công nhận là, trước thế kỷ 16, nghĩa là truớc khi quyền lực Vatican vươn tới quốc đảo Haiti nói riêng và Châu Mỹ La-tinh nói chung, đất đai ở đây là của người Da Đỏ và khi đó chưa hề có một ngôi nhà thờ nào ở Tây Ban Cầu, và Giáo Hội La Mã cũng không hề làm chủ một bất động sản nào ở đây. Ấy thế mà, ngày nay, NẾU có dịp đi du lich đến Haiti hay bất kỳ quốc gia nào ở Mỹ Châu La-tinh, chúng ta sẽ thấy không biết cơ man bao nhiêu là Nhà Thờ to lớn vĩ đại với những tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời, giống như những ngôi Nhà Thờ Sa Cát ở đầu Cầu Bo (Thái Bình) hay Nhà Thờ Long Xuyên (An Giang) hoặc Nhà Thờ Tân Định (Sàigòn), và có thể còn lớn hơn rất nhiều.

Cathedral Primada lớn nhất ở Nam Mỹ

Nhà thờ Sao Paolo có
những dàn organ (đàn ống) lớn
nhất ở Nam Mỹ

Thánh Đường Primada lớn nhất
ở Nam Mỹ xây giữa năm 1807 và 1823

 

Ngoài những ngôi nhà thờ vĩ đại như vậy, Giáo Hội La Mã còn xây xất không biết bao nhiêu công trình kiến trúc to lớn khác như chủng viện, tu viện và các cơ sở kinh tài khác. Tất cả các công trình kiến trúc vĩ đại này đều được xây cất bằng tài nguyên, vật lực cướp đoạt đựợc tại Mỹ Châu La-tinh, bằng mồ hôi nước, nước mắt và xương máu của người dân bản địa bị cưỡng bách làm lao nô không công cho các công trường xây cất này.

 

Lima Cathedral ở Peru (Nam Mỹ)

Nhà thờ Công Giáo La Mã ở Bogota là một trong những kiến trúc tôn giáo tiêu biểu trong thời thuộc địa

Lima Cathedral ở Peru (Nam Mỹ), một trong những thánh đường đẹp nhất thế giới, được xây từ năm 1535 - qua nhiều sửa chữa, nhưng vẫn giữ kiến trúc kiểu thuộc địa

Chắc chắn 100% là Giáo Hội La Mã không bỏ ra một xu nào lấy ra từ trong kho nhà Chúa ở Vatican đem sang Tây Bán Cầu để tậu đất, mua sắm vật liệu, thuê mướn chuyên viên (những người thợ chuyên môn) và công nhân lao động để tạo dưng nên những dinh thự nguy nga, hàng ngàn ngôi nhà thờ to lớn và hàng trăm ngàn các công trình kiến trúc khác ở Tây Bán Cầu. Có rất nhiều tài liệu lịch sử nói về vấn đề này như:

py Bản văn sử dưới đây do sử gia August Vanderark viết trong cuốn sách có tựa đề là “Christ, the Hope of Mexico” được ghi lại trong sách Roman Catholicism:

Du khách Hoa Kỳ đến Mễ Tây Cơ thường ngạc nhiên khi thấy rằng có quá nhiều nhà thờ vĩ đại nguy nga ở khắp nơi trong nước. Người ta thường thắc mắc, “Làm thế nào họ có khả năng xây một số quá nhiều nhà thờ to lớn, oai nghiêm và tráng lệ như vậy?” Câu trả lời dĩ nhiên là lao nô. Sau khi Cortez chinh phục quốc gia này, thổ dân Da Đỏ bị cưỡng bách làm lao nô phục dịch cho các công trường xây cất những ngôi nhà thờ này và tất cả các công trình kiến trúc khác của Giáo Hội La Mã. Đọc cuốn Lịch Sử Mễ Tây Cơ của tác giả Henry Bamford Parkes, chúng ta thấy “Muời hai ngàn ngôi nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã được hoàn thành trong thời kỳ thuộc địa. Những ngôi nhà thờ này đã nói lên sự kiện Chúa Ki-tô đại thắng thượng đế Huitzilopochtli của người Aztecs bản địa, đồng thời nó cũng nói lên cái kỹ năng của các ông truyền giáo Dòng Tên cưỡng bách thổ dân Da Đỏ phải làm việc không công (lao nô) cho họ. Trong số những lao nô này, có rất nhiều người đã chết vì bị cưỡng bách phải làm việc cực nhọc mà họ vốn không quen phải làm như vậy.” [15]

pyBản văn dưới đây trích từ cuốn Lịch Sử Hoa Kỳ (This Is America’s Story) dưới đây cũng cho chúng ta thấy rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của các bọn dân Chúa xâm lược người Tây Ban Nha và các nhà truyền giáo của Nhà Thờ Vatican:

Pizarro tiến vào quê hương của người Inca: Người quyết định chinh phục xứ Peru chính là Francisco Pizarro. Là một tay lão luyện trong cuộc đời thám hiểm, Pizarro đã từng cùng với Balboa vượt eo đất Panama. Không như Cortés và Balboa xuất thân từ dòng dõi quý tộc, Pizarro vốn xuất thân từ giai cấp bình dân, và từ bé chưa bao giờ ông được gửi đến trường để học một bài học vỡ lòng. Ông quả là con người thô bạo, tàn nhẫn, nhưng lại là một nhà thám hiểm cừ khôi, vì rằng dù gian lao, cực khổ, thất vọng, đắng cay bao nhiêu đi nữa cũng không làm ông nản chí sờn lòng.

Ông hiểu rằng muốn chiến thắng được bộ tôc Inca, thì chính ông và đoàn người của ông phải khắc phục khó khăn, gian khổ, vì bộ tộc này sống trong vùng núi Andes cao chót vót. Biết rõ như vậy nên ông đã phải mất nhiều năm để chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu này. Ông đổ bộ an toàn vào duyên hải xứ Peru và dừng lại đó một thời gian để điều nghiên và nắm vững tình hình. Sau cùng, với vỏn vẹn 180 người Tây Ban Nha dưới quyền, ông hạ lệnh cho họ tiến vào thành phố của người Inca vào năm 1532. Ông vững tin rằng với sự ưu thắng về vũ khí và đoàn chiến mã của ông, dù với một số ít quân, ông cũng sẽ chiến thắng được đoàn quân đông gấp bội của người Inca. Chính ông cùng quân sĩ và chiến mã phải leo trèo các dốc núi cao. Cuối cùng, quân đội của ông tiến được vào thành phố Caxamarca, nơi mà vị chúa tể của bộ tộc Inca đang ngạo mạn chờ đợi ông.

Pizarro cầm tù nhà vua và chiếm được số lớn vàng chuộc Đế: Hàng ngàn quan quân xúm quanh mình, nhà vua Atahualpa chễm chệ ngồi trên chiếc ngai bằng vàng thiệt. Chúng ta có thể hình dung rằng ông ta không hề sợ hãi gì đối với đoàn người da trắng ít oi kể cả những vũ khí mà ông ta chưa hề nhìn thấy. Người Tây Ban Nha bèn nảy ra ý kiến chụp lấy cơ hội để biến cải Atahualpa thành một tín đồ Thiên Chúa giáo, quy phục hoàng đế Tây Ban Nha. Có thông ngôn dịch lại, một vị tu sĩ giảng thuyết cho Atahualpa về giáo lý Thiên Chúa giáo, và thôi thúc ông ta nên tin nhận Chúa. Atahualpa lắng nghe lời thuyết giảng, nhưng không mảy may xiêu lòng. Ông ta chỉ lên mặt trời và nói rằng “Thượng đế của ta còn đang ngự trị ở trên trời cao và đang thương mến nhìn xuống đàn con của ngài dưới thế gian này”. Rồi ông ta liệng cuốn Thánh kinh mà vị tu sĩ vừa đưa cho ông ta. Thật là quá đáng đối với người Tây Ban Nha mộ đạo, và Pizarro hạ lệnh khai hỏa. Nhà vua của bộ tộc Inca đứng trong ngai vàng kinh hoàng lặng nhìn người Tây Ban Nha tàn sát hàng ngàn quần thần và quân sĩ của ông ta. Ngay khi đó Pizarro bắt Atahualpa giam lại.

Thấy người Tây Ban Nha ham muốn vàng hết sức, ông vua bị cầm tù quay ra mặc cả với Pizarro để được tự do. Ông ta vươn tay lên bức tường của chiếc phòng giam cao bằng khoảng đầu người mà hứa rằng nếu Pizarro thả ông thì ông sẽ biếu Pizarro một số vàng có thể chứa đầy căn phòng này. Pizarro đồng ý. Những ngày kế tiếp, dân da đỏ lũ lượt khuân vác báu vật bằng vàng từ các lâu đài, miếu điện đến chất chứa cho đầy phòng. Đây là báu vật chuộc Đế. Căn phòng chứa đầy của cải, báu vật trị giá chừng 15 triệu Mỹ kim. Atahualpa đã thực hiện lời hứa, nhưng Pizarro đã không hề nghĩ tới việc giữ lời hứa này. Đối với ông, mặc cả chỉ là một cách đơn giản dễ dàng để thâu tóm được vàng của bộ tộc Inca. Sau đó, ông tìm cớ sát hại Atahualpa bằng cách hạ lệnh cho người của ông bóp cổ cho chết.” [16]

py Thảm trạng của người dân Da Đỏ ở Mỹ Châu cũng được ông Phạm Quốc Sử ghi lại như sau:

"Bởi thế, việc Christopher Columbus rồi Amerigo Vespucci đến Châu Mỹ cũng chính là sự khởi đầu của quá trình người Châu Âu mang những tai họa thảm khốc đến cho châu lục này. Cụ thể chỉ sau mấy năm đầu thống trị của thực dân Tây Ban Nha, hơn một triệu cư dân bản địa trên quần đảo Antilles thuộc vùng biển Caribbean đã bị tiêu diệt gần hết. Khi tiến đánh Mexico, thực dân Tây Ban Nha đã thẳng tay phá trụi tất cả những công trình văn hóa cổ xưa và tiêu diệt gần hết số dân trong thành Mexico [8, p 544]. Ở khu vực Nam Mỹ, Francisco Pizarro cùng với băng đảng gồm 160 thợ săn kho báu người Tây Ban Nha của ông ta, bằng súng thần công và ngựa, đã dìm toàn bộ nền văn minh huy hoàng của người Inca trong biển máu. Không chỉ chiếm đất đai, giết người, cướp của và tàn phá nền văn minh Inca, người Âu Châu còn reo rắc những căn bệnh lạ như bệnh sởi, khiến cho cộng đồng người Inca bị hủy diệt với tốc độ nhanh chóng. Năm 1520, dân số Inca có khoảng 32 triệu người, nhưng đến năm 1548 chỉ còn khoảng 5 triệu. Ngày nay cái tên Inca có lẽ chỉ còn được nhắc đến như một minh chứng về sự hủy diệt các nền văn minh mà thôi." [17]

Chính vì cái bản chất của các chế độ giáo hoàng (papacy) với những hành động gian tham tàn ngược cướp của, giết người, bóc lột nhân dân dưới quyền, vơ vét cho đầy túi thám để (1) một phần gửi về tích lũy cho đầy kho nhà Chúa ở Vatican, (2) một phần xây cất những ngôi nhà thờ to lớn với những tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời, và (3) một phần nuôi báu cô “tập đoàn quạ đen”, một lọai ký sinh trùng, vừa ăn bám xã hội, vừa phá hoại hạnh phúc gia đình của người dân, vừa làm suy đồi nếp sống văn hóa và đạo đức của đất nước. Vì thế mà người dân Haiti mới lâm vào cảnh nghèo khổ khốn cùng đến nỗi phải “Sống Bằng Bánh Đất” như vậy.

Sự kiện các hội đồng giám mục tại các quốc gia thuộc địa của Giáo Hội bòn rút tiền bạc của nhân dân bản địa đem gửi về kho Nhà Chúa ở Vatican được sách Rich Church, Poor Church như sau:

"Bộ máy cai trị của Giáo Hội La Mã thường được gọi là Tòa Thánh Vatican. Gọi như vậy là không đúng với sự thật và chỉ là một cách gọi vắn tắt của danh xưng "Quốc Gia Thành Phố Vatican". Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo nắm quyền chuyên chế tuyệt đối của quốc gia này. Là một quốc gia có đầy đủ chủ quyền, Vatican có lãnh thổ, cảnh sát, các tòa án, nhà tù, hệ thống thuế khóa, sở bưu chính và con niêm, sở đúc tiền, báo chí, văn phòng báo chí, sở cứu hỏa, sở an ninh, công chức, hệ thống ngân hàng, đại sứ và ngọai giao đoàn. Tuy nhiên, vì bị bao quanh bởi kinh thành La Mã cho nên các dịch vụ trong quốc gia này được phối hợp với các dịch vụ của kinh thành La Mã."

Bộ máy cai trị của Vatican là cơ quan hành pháp nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của giáo hoàng và được coi như là cánh tay mặt của ông. Cơ quan hành pháp này có hai chức năng: Chức năng thứ nhất là quản lý các công việc chính quyền trong Quốc Gia Vatican và chức năng thứ hai là trông coi tất cả các việc tôn giáo cùng mọi công viêc đời của toàn thể Giáo Hội. Bộ máy cai trị của Vatican còn được gọi là giáo triều hay triều đình Vatican và được tổ chức thành các bộ, phòng, sở, văn phòng và ủy ban giống như các cơ quan chính quyền thế tục.

Trên nguyên tắc, hầu hết, trong thực tế, các giáo khu đều độc lập đối với Tòa Thánh La Mã về vấn đề tài chánh và quản trị tài chánh. Các ông giám mục đều có đầy đủ quyền hành trong giáo khu của họ. Là những người đại diện của Giáo Hội tại giáo khu của họ, các ông giám mục được tín nhiệm và trao cho quyền kiểm soát mọi tài sản, động sản, bất động sản, v.v... của Giáo Hội. Dĩ nhiên, cứ 5 năm một lần, họ phải thân hành đến Tòa Thánh Vatican để tâu trình về những việc làm trong giáo khu của họ đã tiến hành như thế nào và kết quả ra sao. Họ phải giữ tình giao hảo vời vị sứ thần của Tòa Thánh ở quốc gia của họ. Ở Hoa Kỳ, vị sứ thần của Tòa Thánh Vatican cư ngụ trong thành phố thủ đô Washington. Điều đáng để ý là các ông giám mục là một nhà cai trị trong giáo khu của họ. Hàng năm, mỗi giáo khu phải gửi số tiền khổng lồ gọi là Peter's Pence về Vatican. Đây là loại thu nhập hàng năm trong toàn thể Giáo Hội. Thỉnh thoảng, Tòa Thánh Vatican lại đòi các giáo khu phải đóng góp thêm và còn đưa ra "chỉ tiêu" nữa.... Tuy nhiên, về công việc quán lý nội bộ, Tòa Thánh để cho các giáo khu được tự trị.

Từ năm 1947, các dòng tu và các giáo khu đều sử dụng các cơ quan tài chánh của Tòa Thánh Vatican để đầu tư vào các dịch vụ kinh tài." [18]

Thật ra, không phải chỉ có người dân Haiti mới rơi vào thảm cảnh nghèo khổ khốn cùng như vậy. Lịch sử cho thấy rằng tất các các quốc gia nào còn tiếp tục bị áp đặt phải sống dưới chế độ cha cố (papacy) của Nhà Thờ Vatican cũng rơi vào thảm cảnh nghèo khổ khốn cùng như vậy. Bản văn sử dưới đây cho chúng thấy rõ sự thực này:

"Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang danh hiệu đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình đồ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước.

Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." [19]

Nói chung là tất cả các quốc gia nào còn bị áp đặt phải sống dưới chế độ đạo phiệt Ca-tô đều rơi vào thảm cảnh nghèo đói, chậm tiến và lạc hậu. Bằng chứng rõ ràng nhất và bất khả phủ bác là nước Haiti cũng như rất nhiều quốc gia Châu Mỹ La-tinh khác, Phi Luật Tân, Rwanda và tất cả các nước Phi Châu khác đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha, Pháp, Bỉ đều như vậy cả.

 

TRÔNG NGƯỜI LẠI NGHĨ ĐẾN TA

 

Người viết mạnh tin rằng vào năm 1885 Giáo Hội La Mã và các ông xâm lược Da Trắng đều có mưu đồ tàn sát dân ta và hủy diệt tất cả những nếp sống cũng như những di sản văn hóa và các công trình kiến trúc văn minh của đất nước Việt Nam như họ đã làm Châu Mỹ La-tinh và ở Phi Luật Tân vào đầu thế kỷ 16. Bằng cớ là đại diện của Tòa Thánh Vatican là Giám-mục Puginier lúc bấy giờ ở Hà Nội đã soạn thảo một kế họach mà các nhà sử học gọi là Kế Hoạch Puginier. Sử gia Cao Huy Thuần ghi lại những điểm chính trong Kế Hoạch Puginier như sau:

1.- Chính sách xâm lược bằng sức mạnh: Theo (Giám-mục) Puginier, mặt khác, cuộc xâm lăng phải tiến hành mạnh mẽ và mau lẹ. Phải đuổi theo kẻ thù và tiêu diệt trước khi nó gây dựng lại được. Chính vì thiếu sự chớp nhoáng và cương quyết của Pháp mà Hàm Nghi và Tông Thất Thuyết tổ chức lại được phong trào kháng chiến. Làm sao kếưt thúc được cuộc kháng chiến đó? Puginier đề nghị đánh Trung Kỳ một đòn mạnh… đồng thời bình định cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ….

Dù không nói ra, Puginier đặc biệt chủ trương dùng tín đồ Thiên Chúa Giáo để thực hiện việc săn đuổi lớn lao này từ Bắc đến Nam, nghĩa là bắt đầu từ Ninh Bình tiến vô Huế. Nên chú ý là đồng thời Nam Kỳ cũng định sai Tri Phủ Lộc (Ca-tô Trần Bá Lộc) cùng với các dân vệ tuyển mộ ở địa hạt y tất cả lính khố đỏ cũ ở Nam Kỳ, khởi hành từ Nam ra Bắc để quét sạch ở xứ Trung Kỳ đến tận Huế.

Puginier chống đối quyết liệt mọi sự giảm bớt quân đội Pháp ở Bắc Kỳ. Theo ông ta, cần phải có một chính sách tích cực hơn, hăng hái hơn, không ngừng hành quân để làm mệt mỏi dân chúng đang ủng hộ quân “phiến lọan”, nếu không, sẽ không bao giờ kết liễu được phe kháng chiến…

“Nhưng cần phải hành động mạnh, quyết liệt, liên tục cho đến khi thắng lợi hoàn toàn…

Khi kết quả này đã đạt được rồi, thì kế đó là vai trò của bộ máy cai trị. Nó cần phải tìm kiếm kỹ lưỡng và bền bỉ, nhưng phải sáng suốt, làng nào đồng lòng với quân phiến loạn và kẻ nào thực sự bước theo phe kháng chiến. Khi đã biết được, nhờ vào các tin tức chắc chắn, nhất định phải nghiêm trị và các tấm gương này sẽ gây nên một tác dụng tốt trong dân chúng. Đó là chưa kể vịệc thanh lọc được một phần những kẻ làm bậy, nguy hiểm ra khỏi vùng.

Trước kia, chúng ta có thói quen ân xá cho những kẻ làm loạn và chúng ta không chịu khó tìm kiếm những kẻ khác một cách đầy đủ. Dù những người này khôn khéo đã tìm cách lẩn trốn đẻ khỏi bị bắt khi hoạt động…”

Một vấn đề đặt ra: Tại sao Giám-mục Puginier lại chủ trương chính sách xâm lược bằng sức mạnh? Câu trả lời thật giản dị: Chính là để cho, sau rốt, tín đồ Thiên Chúa Giáo sẽ giữ một vai trò trọng yếu trong đời sống chính trị, hành chánh và quân sự ở Bắc Kỳ. Các báo, văn thư, tin tức, và điều trần của ông giám mục này đều nhằm một mục đích nhất định: Chứng minh cho giới chức Pháp thấy rằng, ngoài tín đồ Thiên Chúa Giáo ra, tất cả đều là kẻ thù. Vì thế, không phải với bộ máy hành chánh Việt Nam hiện giờ mà Pháp bình định rồi cai trị được xứ này, nhưng mà là với tín đồ Thiên Chúa Giáo, những người bạn tự nhiên của nước Pháp.” Đưa người Thiên Chúa Giáo lên nắm quyền bính, đó là kế hoạch ngắn hạn của (Giám-mục) Puginier. Nhưng để chuẩn bị cho tầng lớp thống trị mới ra đời, việc đầu tiên phải làm là tiêu diệt tầng lớp thống trị hiện có, tức là quan lại và văn thân. Như thế là chính sách đàn áp chứ không phải hợp tác.

2.- Chánh sách đàn áp: Quả thật, làm sao thi hành được chính sách hợp tác khi mà theo (Giám-mục) Puginier, kẻ thù ở khắp nơi, còn bạn bè thì không có đâu cả, ngoại trừ tín đồ Thiên Chúa Giáo. Sau đây là danh sách thủ phạm mà Puginier lập nên:

a.- Đầu tiên, chính là triều đình Huế. Năm 1884, hai quan nhiếp chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyế là tác giả chính của cuộc “phiến loạn”.

b.- Những quan lớn các tỉnh (như tổng đốc, bố chánh, án sát, lãnh binh).

c.- Phần đông quan lại dù là tại chức.

d.- Tất cả nhà Nho.

e.- Chánh tổng, lý trưởng.

f.- Các làng không Thiên Chúa giáo, láng giềng của các khu giáo dân.

Tóm lại, tòan thể đất nước.” [20]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ, Giám-muc Puginier, người đại diện chính thức của Tòa Thánh Vatican vào lúc bấy giờ, cho rằng, ngọai trừ tín đồ Thiên Chúa Giáo ra, toàn thể dân ta là kẻ thù của Giáo Hội La Mã và cần phải tiêu diệt. Sự kiện này chứng tỏ rằng Giáo Hội La Mã có chủ trương:

A.- Dùng Bạo Lực:

Chủ trương và cũng là bản chất của Tòa Thánh Vatican cũng như mọi thành phần trong Giáo Hội Lã Mã (cả tu sĩ và giáo dân) là dùng bạo lực để vừa tàn sát tất cả những người thuộc các tôn giáo và nền văn hóa khác, vừa hủy diệt tất cả những di sản và công trình kiến trúc văn minh của các nhóm dân tộc nạn nhân của họ. Cái chủ trương hay bản chất dã man này vẫn còn nguyên vẹn ở trong máu cốt của bọn quạ đen và “cừu non” người Việt với sự đồng tình đồng thuận của Tòa Thánh Vatican. Cũng vì thế mà chúng ta thấy ở hải ngoại cũng như ở trong nước, chúng đều:

1.- Luôn luôn sử dụng những thủ đoạn “cưỡng từ đoạt lý” với những ngôn từ ngược ngạo:

a).- Trâng tráo gọi những tên Việt gian đã từng làm tay sai cho Pháp, cho Vatican và cho Mỹ là các nhà ái quốc, gọi những người tranh đấu đòi lại quyền độc lập và thng nhất cho đất nước là Việt gian, gọi tình trạng nước nhà hiên nay là “mất nước” bất kể là Việt Nam đã giành được độc lập, đã có chỗ đứng vững vàng trong tổ chức Liên Hiệp Quốc và được nhân dân thế giới nể trọng.

b).- Trơ trẽn tự nhận là “những người Việt Quốc Gia” và “những người Việt Quốc Gia chân chính yêu nước” đã và đang tranh đấu cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam bất kể là trong suốt chỉều dài lịch sử sử từ giữa thế kỷ 18 cho đến này ông cha họ và chính bản thân họ đã từng làm “Việt gian” liên tục đứng về phía các thế lực thực xâm lược Vatican, Pháp, Nhật và Mỹ chóng lại tổ quốc và dân tộcViệt Nam ta.

Điều khôi hài là trong khi chúng lớn tiếng cao rao là tranh đấu cho tự do tôn giáo thì chúng vẫn hành động ngang ngược, vẫn chà đạp quyền tự do tôn giáo của những người thuộc các tôn giáo khác. Bằng chứng là (1) nếu có người nào thuộc các tôn giáo khác muốn thành hôn với người là tín đồ của Giáo Hội La Mã thì người đó cưỡng bách hay bị dồn vào thế phải từ bỏ tôn giáo cổ truyền của gia đình, phải theo học lớp giáo lý và phải làm lễ theo đạo rồi mới được tiến hành lễ thành hôn; (2) chính Giáo Hoàng John Pual II lại cưỡng bách Giám-mục Emmanuel Milingo 71 tuổi, nguyên gốc là người nước Zambia (Châu Phi) phải bỏ rơi bà vợ yêu quý là bà Maria Sung 43 tuổi mới cưới vào ngày 27/5/2001, nếu không, sẽ bị rút phép thông công, bất kể là cặp vợ chồng này đã có hôn phối và đã làm phép cưới tại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo (thuộc hệ phái khác) tại New York do tu sĩ Sun Myung Moon làm chủ lễ.

Trong khi chúng lớn tiếng cao rao tranh đấu đòi tự do dân chủ cho Việt Nam thì chúng lại ngang nhiên chà đạp lên cấc quyền tự do ngôn lun, tự do tưởng, tự do hội họp của những người khác. Bằng chứng là: (1) Tại Bắc Mỹ này, trong các cộng đồng người Việt, chúng gây áp lực với những đối tượng bị chúng chiếu cố bằng đủ mọi thủ đoạn và bằng nhiều hình thức khác nhau. Những đối tượng bị chúng chiếu cố thường thường là các cơ quan truyền thông của người Việt (không phải là của chúng), các ngôi chùa hay các nhà tu hành Phật Giáo người Việt, các cơ sở kinh doanh của người Việt, các cơ sở giáo dục và văn hóa của địa phương bất kể là cúa người dân bản địa hay của người Việt.  Thủ đoạn thông thường nhất mà chúng hay sử dụng đối với những đối tượng nào không chịu làm theo ý muốn của chúng là chụp mũ cho họ là "Cộng Sản" "Cộng Sản nằm vùng", rồi bới móc đời tư của họ, bịa đặt ra những điều xấu xa nhất đưa lên các diễn đàn điện tử, trên  báo chí để bêu riếu và hạ nhục họ. Đã có rất nhiều nạn nhân của chúng như: Ban tổ chức cuộc triển lãm nghệ thuật tại Viện Bảo Tàng Bowers (California) trong những ngày tháng 6 cho đến ngày 3 tháng 10 năm 1999, Tờ Viet Weekly từ tháng 7/2007 cho đến nay, Trường Đại Học USC (University of Southern California) trong tháng 4/2008, Chùa Việt Nam của Thày Pháp Châu tại Fountain Valley (Nam California), Chùa Đức Viên tạo San Jose (Bắc California) và rất nhiều nạn nhân khác…(2) Hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã là theo chế độ tăng lữ quân chủ chuyên chế siêu phong kiến với những giáo luật, sắc lệnh và thánh lệnh vô cùng chuyên chế và hết sức dã man và cực kỳ tàn ngược.

c).- Hò hết bảo nhau rằng, “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa”, “giữ đạo, chứ không giữa nước”, “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống.”

d).- Dám ngang nhiên tuyên bố rằng “cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.

Rõ ràng là chúng không biết gì về những ý niệm “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “việc nước trước việc nhà”, “nước mất nhà tan”, “tổ quốc trên hết” niềm tự hào về nguốn dân tộc trong nếp sống văn hóa của một quốc gia có văn hiến.. Quả thật là chúng đã trở thành hạng người mất gia phả, đúng hơn là những đứa con hoang trong cộng đồng dân tộc.

2.- Luôn luôn có những thái độ và hành động lố bịch, trịch thượng, hung hãn, gây hấn, lấn lướt, bất chấp cả luật pháp, bất chấp cả lẽ phải, bất chấp cả công lý và lương tâm. Bằng chứng là những vụ cắm thập tự giá và dựng tượng bà già xề Maria bừa bãi ở những nơi ngoài nhà th rồi xúm nhau lại diễn trò hề cầu nguyện nhằm gây bạo lọan, phá rối an ninh trật tự với ý đồ chống lại chính quyền và dân tộc Việt Nam ta theo sách lược “quậy cho nước đục” để cho Vaticcan nhẩy vào khai thác. Chúng hoàn toàn không biết gì về ý niệm về luật pháp “quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Đúng là những quân phản quốc! Những việc làm phản quốc này khiến cho mọi người chúng ta nhớ lại hồi thế kỷ 19, cũng chính những tín đồ Ca-tô người Việt đã từng thi hành sách lược “quậy cho nước đục” này với dã tâm đánh phá triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta  để cho Vatican lấy cớ vận động chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội La Mã và xuất quân tiến chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng cướp đoạt tài nguyên, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận.

3.- Đối xử với người Việt ở hải ngọai (đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Úc, Pháp và nhiều nơi khác) giống như là khi chúng còn làm mưa làm gió, hét ra lửa mửa ra khói ở miền Nam trong những năm 1954-1975: Khống chế hầu hết các phương tiện truyền thông bằng tiếng Việt và các hội đoàn người Việt tại địa phương, rồi sử dụng các hội đoàn địa phương giống như là các tiểu chính quyền đạo phiệt Ca-tô quản lý người Việt trong vùng giống như chế độ đạo phiệt Ca-tô ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Người nào không làm theo ý muốn của chúng hay chống lại chúng thì lập tức bị chụp mũ là Cộng Sản hay Cộng Sản nằm vùng, rồi chúng phóng ra những chiến dịch khủng bố bằng tất cả khả năng có thể làm của chúng để triệt hạ cả thể xác uy tín, hoặc là cô lập nạn nhân  bằng đủ mọi cách và bằng bất cứ giá nào. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 13, sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Người viết đã suy nghĩ rất nhiều mà vẫn còn phân vân không biết rõ chúng vốn dĩ những người có cái bản chất khốn nạn như vậy rồi mới “theo cái đạo ác ôn này” để lấy gạo mà ăn”, và “để tạo tạo danh đời” hầu thỏa mãn những dục vọng thấp hèn đê tiện của chúng, hay là vì theo cái “tôn giáo ác ôn” mà chúng mới trở thành hạng người khốn nạn như vậy! Có lẽ là cả hai.

B.- Chiến dịch “làm sáng danh Chúa”

NẾU trong thời kỳ 1885-1945, những người Pháp Cộng Hòa cấp tiến không cầm trịch trong chính quyền Pháp tại chính quốc cũng như tại Đông Dương, THÌ chắc chắn là sau khi đã thiết lập được bộ máy cai trị gồm toàn những tín đồ Ca-tô (cả người Âu và người bản đia) rồi, Giáo Hội La Mã mới phát động những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” để cho các đạo quân thập ác bản địa người Việt phóng tay “diệt tận gốc, trốc tận rễ” tất cả những di sản văn hóa cũng như các công trình kiến trúc cổ truyền của dân tộc ta,và tàn sát dân ta, giống như Giáo Hội La Mã và bọn thập ác người Âu Châu đã làm đối với các dân tộc Da Đỏ ở Châu Mỹ La-tinh rồi. Sở dĩ chúng đã không làm được như vậy là vì:

a.- Bọn truyền giáo Ca-tô và các sĩ quan trong đoàn quân viễn chinh Pháp mải lo vơ vét của cải. Vì thế mà chúng không quan tâm đến việc thi hành Kế Hoạch Puginer. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ trong Chương 27 với tựa đề là “Tiền Bạc, Châu Báu Bị Pháp, Vatican và Tín Đồ Da-tô Ăn Cướp Trong Thời Kỳ 1858-1954” (Mục X, Phần III) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã

b.- Ngay sau khi đã cướp đoạt và vơ vét vàng bạc, châu báu trong kho tàng của triều đình Huế vừa xong, thì xẩy ra vụ tranh chấp tranh giành quyền lực giữa một bên là những chính khách người Pháp Cộng Hòa Cấp Tiến mang nặng tinh thần Cách Mạng 1789 vốn dĩ thù ghét Giáo Hội La Mã và khinh bỉ bọn giáo sĩ Ca-tô, và một bên là Tòa Thánh Vatican. Vì lúc đó, quyền lực chính trị tại chính quốc Pháp cũng như tại Đông Dương đều nằm trong tay các chính khách người Pháp Cộng Hòa cấp tiến, do sự ghê tởm chính sách bạo ngược thâm niên cố đế của Vatican, cho nên họ cương quyết chống lại việc thi hành Kế Hoạch Puginier. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 5 (phần B nói về Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng Hội) trong sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia).

Nhờ vậy  mà dân ta  mới thóat được thảm họa diệt vong như người dân bản đia (dân Da Đỏ) ở Haiti nói riêng, Mỹ Châu La Tinh và Phi Luật Tân nói chung.

 

KẾT LUẬN:

:Phần trình bày trên đây có thể giúp chúng ta tìm ra được những lời giải đáp cho một vài thắc mắc như:

1.- Tại sao quốc gia Haiti nói riêng và gần như toàn thể Mỹ Châu tràn ngập những người da đen?

2.- Tại sao truyệt đại đa số người dân ở nước Mỹ Châu La-tinh lại trở thành tín đồ Ca-tô?

3.- Tại sao tiếng Pháp lại trở thành tiếng mẹ đẻ của người Haiti?

4.- Tại sao tiếng Tây Ban Nha lại trở thành tiếng mẹ đẻ của hầu hết các nước Trung và Nam Mỹ?

5.- Tại sao tiếng Bồ Đào Nha lại trở thành tiếng mẹ đẻ của người Ba Tây?

Những giải đáp cho 5 thắc mắc trên đây giúp cho chúng ta nhìn ra được mức độ cực kỳ tàn ngược, hết sức thâm độc và vô cùng dã man của Giáo Hội La Mã và của những tín đồ ngoan đạo của cái tôn giáo quái đản này. Từ đó, chúng ta mới hiểu TẠI SAO văn hào Voltaire lại gọi đạo Thiên Chúa La Mã là “cái tôn giáo ác ôn”, học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn!”, học giả Charlie Nguyễn gọi nó là “đạo bịp” và “đạo máu”, người Pháp gọi giới tu sĩ của các tôn giáo này là “lũ quạ đen”, Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) của nước Pháp, nhà cách mạng lão thành Giuseppe Garibaldi (1807-1882) của nước Ý, Tổng Thống Thomas Jeefferson của nước Mỹ cũng như rất nhiều danh nhân, vĩ nhân khác đều cho rằng bọn linh mục là hạng người gian dối, quỷ quyệt, và học giả Charlie Nguyễn đã phải cho rằng bọn quạ đen này quả thật là một hạng người đại gianh đại ác, một loại ký sinh trùng ăn bám xã hội được. Ông viết:

“Hầu hết các tu sĩ là những kẻ đại gian đại ác ngụy trang dưới lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả phỉnh gạt tín đồ. Bề ngoài, họ làm ra vẻ thuận thảo với nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng đủ mọi thủ đoạn để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân, để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt để họ được vênh vang với đời. Mái nhà thờ của họ càng rộng lớn bao nhiều, càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường của nhà thờ càng cao bao nhiêu càng ngăn cách giữa con người với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa ăn bám, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình lại nắm quyền tha tội cho đám tín đồ vô tội hoặc ít tội hơn họ. Họ thực sự là một bọn ăn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại, bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính, đi lại tự do vênh váo và được xã hội tâng bốc là “những vị lãnh đạo tinh thần”. Tất cả các tệ nạn này đều phát xuất từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân. Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là vô cùng cần thiết để cứu nước và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất cao đẹp của dân tộc ta mà tuyệt đối đa số giáo dân không hề biết tới.” [21]

Cũng chính vì thế mà nhà báo Long Ân mới cho rằng Giáo Hội La Mã đã biến con người trong xã hội Ca-tô thành những con người súc sinh:

Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.” [22]

Phần trình bày trên đây  cũng cho chúng thấy rõ :

A.- Tính cách bịp bợm:

Những gì Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican rao dạy dỗ tín đồ và rao truyền với thiên hạ như NẾU tin chúa THÌ SẼ ĐƯỢC (1) Chúa Con Jesus cứu rỗi, (2) Chúa Bố Jehovah bảo vệ và che chở, (3) Chúa Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp đỡ, (4) cả gia đình nhà Chúa ban phép lành, phép mầu và các phép bí tích để được đời dời sung sướng, TẤT CẢ CHỈ LÀ những lời dạy dỗ và rao truyền láo khoét nặng tính cách bịp bợm.

B.- Chính sách gian tham:

Những chủ chương, chính sách gian tham (cướp đọat đất đai và tài sản của người ta), tàn ngược (cung cách đối xử với các dân tộc nạn nhân) dã man và độc ác (hủy diệt các di sản văn hóa và các công trình văn minh của các tôn giáo và nên văn hóa khác) được thể hiện ra bằng hành động t và rõ ràng nhất. Thiết tưởng một em bé mới học xong bậc tiểu học cũng nhìn thấy. Rõ ràng là cái tôn giáo này là “cái tôn giáo ác ôn”, đúng như văn hào Voltaire đã nói.

C.- Quyền lực của Nhà Thờ Vatican tỉ lệ thuận với chậm tiến, lạc hậu, nghèo khổ.

Quyền lực của Nhà Thờ Vatican vươn đến đâu thì nhân dân ở đó sẽ lâm vào thảm trạng chậm tiến, lạc hậu, nghèo khổ, đói ăn giống như người dân Haiti vậy.

Bản thân dân Việt Nam cũng đã trải qua cái thời khốn khổ này trong những năm 1885-1945 vì bị áp đặt sống dưới ách thống trị của các ông Dân Chúa người Pháp cấu kết với Nhà Thờ Vatican. Vì vậy mà dân ta đã phải trải qua thảm họa hơn hai triệu người chết đói trong vòng mấy tháng trong mùa xuân năm Ất Dậu 1945, và hơn ba trăm ngàn người dân miền Nam bị tàn sát bởi bàn tay các ông “cừu non” cuồng tín trong các chiến dịch làm sáng danh Chúa của chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963.

Ấy thế mà từ nhiều năm nay, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giới tu sĩ Ca-tô và các ông “cừu non” người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại lập ra khối 8046 cùng nhiều tổ chức khác rồi lớn tiếng rêu rao rằng tranh đấu đòi tự do tôn giáo và tự do dân chủ tự do ở Việt Nam. Người viết thành khẩn xin mọi người hãy nhìn cái gương tự do tôn giáo và tự do dân chủ theo kiểu Vatican như ở Croatia trong những năm 1941-1945, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, đặc biệt là ở Phi Luật Tân, ở các nước Châu Mỹ La-tinh từ đầu thế kỷ 16 cho đến nay mà điển hình nhất là nước Haiti.

Thiết tưởng những cái gương này cũng thừa đủ giúp cho chúng ta nhìn ra bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Nhà Thờ Vatican cùng ”bọn quạ đen” và “những con cừu non” mang quốc tịch Vatican “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và “thà giữ đạo, chứ không giữ nước”! Hãy nhìn những gì Vatican và bọn quạ đen làm, xin đừng nghe những gì chúng nó nói!

Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời “công giáo” có thương dân mình.  

 

CHÚ THÍCH


[1] Xin xem Phần Phụ Lục A ở dưới.

[2] Jack Abramowitz & Kenneth Job, Homelands of The World: Resources and Cultures (Cleveland, Ohio: Modern Curriculum Press, Inc., 1982), p. 245.

“The Spanish and Portuguese settlers in Latin America brought their religion with them. They believed the Indians to be pagans, or people who had no religion. In fact, the Indians did have their own religion. It was based on their belief in the powers of nature around them. They worshiped the sun, the winds, and the forces of nature. The Spanish and the Poruguese did not think it was a religion, and they took steps to crush it.. The Spanish and the Portuguese believed it was their duty to convert the Indians to Christianity and to the Catholic Church.”

[3] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), tr 339-340.

[4] Trần Chung Ngọc. "Tản Mạn Về Ngày Lễ Tạ Ơn." 21/4/2001. http://www.giaodiem.com. Ngày 19/9/2002.

[5] Nguyễn Hiến Lê, Lịch Sử Thế Giới (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1994), tr. 349.

[6] Trần Tam Tình Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Tuổi Trẻ, 1978), tr.14-15.

[7] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), trang 169.

[8] Malachi Martin, The Decline and Fall of the Roman Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1981), p.110.

[9] J. Ngọc, Cõi Phúc Và Giây Oan - Tập Một (Houston, Texas: Văn Hóa, 1995) tr 9-10.

[10] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa – Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 115-118.

[11] Xem Phụ Lục A ở dưới.

[12] Xem Phụ Lục A ở dưới.

[13] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003) tr. 320.

[14] Bùi Hoàng Thư. “Bạn Đọc Góp Ý.” Văn Nghệ Tiền Phong Số 548. 16-30/11/1998: 44, 45 và 86.

[15] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian And Reformed Publishing Company, 1962) p. 273.

[“The American visitor to Mexico is often amazed to discover an abundance of large beautiful churches in almost every part of the nation. Frequently the question arises, “How could they afford to construct such a vast number of imposing edifices?” The answer, of course, is slave labor. “Following the conquest by Cortez, the Indians were force into slavery by the Roman Church and put to work building its places of worship and other religious structures. In Henry Bamford Parkes’ most excellent work, a History of Mexico, we read: “Twelve thousands churches were built in Mexico during the colonial period; and though they testify to the triumph of Christ over Huitzilopochtli (chief god of the Aztecs), they also testify to the skill of the missionaries (Jesuits) in obtaining unpaid labor from the indians.” Many of the Indians died as a result of being forced into strenous labor to which they were not accustomed.”]

[16] Hariett McCune Brown, Robert P. Ludlum & Howard R B. Wilder, This Is America’s Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), tr. 52-53.

[17] Phạm Quốc Sử. "Văn Hóa Đông Nam Á Trong Sự Đồng Hóa Của Phuong Tây."Giao Điểm số 51 Spring 2004:97-98.

[18] Malachi Martin, Rich Church, Poor Church (New York: G. P. Putnam's Sons, 1984), p 86-87.

[“That clerical bureaucracy is commonly described as "the Vatican." But this is really a misnomer, being a shortened form for the State of Vatican City. The pope is its absolute ruler. As a full sovereign state, it has it own borders, police, judiciary, jails, taxes, stamps, coinage, newspapers, press office, fire department, security services, civil service, banking system, ambassador, and accredited diplomatic corps. However, because it is surrounded by Rome and the State of Italy, its municipal services necessarily work in conjunction with those of Rome."

The bureaucracy of the Vatican is the pope's executive right arm, and under his command, it has a double function: to administer the temporal affairs of the State of Vatican City and to administer the spritual and temporal affairs of the entire church. The Vatican bureaucracy - called Curia - is organized into sections corresponding to the ministries, offices, and services: tribunals, secretariats, and commissions.

In principle and, very largely, in practice, each diocese is independent of Rome in its fiscal and monetary adminstration. Each bishop has complete power in his territory; as the official representative of the Church there, he holds in trust and controls the property of the Church - liquid asset, real restate, and so on. He must, of course, visit the Vatican every five years in order to give an account of how his diocese is doing, and he must maintain friendly relation with the pope's representatives in his country - in the United States this is the pro-Nuncio who lives in Washington. In the final account, the bishop is the business manager of his his diocese. The largest amount of money that goes to the Vatican from the diocese is Peter's Pence, and annual collection made throughout the Church. From time to time, the Vatican will require additional contributions and "quotas."... But between Rome and dioceses, the business connection is not very tight. Each diocese is, in effect, autonomous.

Since 1947, both religious orders as well as diocese have made use of the Vatican' financial agencies in order to obtain the best investment possible for their funds."

[19] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pp 155-156.

["The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic welll-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibit down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it.

The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts." ]

[20] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr.395, 396, 398-399, 400-401. Bản tiếng Pháp: Cao Huy Thuần, Les Missionnaires Et La Politique Coloniale Francaise Au Viernam 1857-1914 (New Haven, CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990), pp. 287, 288, 290-291.

[21] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 63-64.

[22] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1953 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 340.

 

  Những bài bình luận về Haiti:

- Nhà Đại Truyền Giáo Ki tô: Pat Robertson “Bị Chúa Trác” (Mục Đồng)

- Richard Dawkins: Haiti Và Sự Đạo Đức Giả ... (Trần Chung Ngọc)

- HAITI: Tại Sao Khốn Cùng? Và Tại Sao Dân Bản Xứ Không Còn Là Da Đỏ ? (Nguyễn Mạnh Quang)

- Tại Sao Chúa Trời Lại Để Cho Thảm Họa Thiên Nhiên Xảy Ra? (Nguyễn Trí Cảm)

 

 

PHỤ LỤC

ĐẤT NƯỚC KHỐN CÙNG!

Lữ Giang – lugiang2003@yahoo.com – Ngày 20/1/2010

Nhân vụ động đất xẩy ra ở Haiti hôm 12.1.2010 gây ra thảm họa lớn cho đất nước này, bình luận gia Nick Caistor có viết một bài dưới nhan đề “Haiti's history of misery” (Lịch sử khốn khổ của Haiti) được đài BBC phổ biến hôm 14.1.2010.

Nick Castor là một nhà nghiên cứu về lịch sử và những vấn đề của Mỹ Châu Latin, do đó ông có nhiều nhận định khá sau sắc về Haiti. Mở đầu bài nói trên, ông viết:

“Haiti có vẻ là nơi phải hứng chịu quá nhiều hậu quả của các đợt hỗn loạn, nghèo khổ và thiên tai. Và cũng như bao lần trước đây tại nước này, vào đúng lúc tình hình có vẻ đang tiến triển tốt hơn thì một thảm họa mới lại giáng xuống.”

Trước khi trở lại những nhận định của Nick Castor, chúng ta thử nhìn qua đât nước và con nguời của Haiti.

Người dân Haiti

SỐNG BẰNG BÁNH ĐẤT!

Trong bài “Rising food costs force haiti’s poor to resort to eating dirt” (Gia tăng giá thực phẩm bắt buộc người nghèo ở Haiti phải ăn đất) phổ biến ngày 29.1.2008, ký giả Jonathan M. Katz của hãng thông tấn AP cho biết trong giờ ăn trưa ở một trong những khu ổ chuột tồi tàn nhất Haiti, Charlene Dumas đang ngồi gặm những mẩu bánh đất. Với giá thực phẫm gia tăng, những người nghèo nhất ở Haiti không đủ tiền mua gạo ăn hằng ngày, một số phải dùng những biện pháp khác để lấp đầy dạ dày của họ.

Bà mẹ 16 tuổi Charlene cùng với đứa con trai mới 1 tháng tuổi đã phải xử dụng biện pháp chữa đói của cha ông để lại: ăn bánh làm từ đất sét khô lấy từ vùng cao nguyên miền trung của Haiti. Đó là thứ đất sét (mud) từ lâu được phụ nữ có thai và trẻ em coi trọng bởi theo họ chúng chống axít và có nhiều calcium!

Một khu làm bánh đất

Nhưng ở những nơi như Cité Soleil chẳng hạn, một khu ổ chuột bên bờ biển mà Charlene đang sống cùng đứa con nhỏ của mình, 5 đứa trẻ khác, và hai cha mẹ đều thất nghiệp, bánh được làm bằng đất bình thường (dirt), muối, và dầu thực vật đã trở thành bữa ăn hàng ngày của họ. Charlene nói: “Khi mẹ tôi không nấu gì cả, tôi phải ăn chúng ba bữa một ngày”. Woodson, con trai của cô, nằm im trên tay cô, trông thậm chí còn nhỏ hơn cả lúc cậu bé mới ra chào đời.

Mặc dù thích vị béo cũng như vị mặn của chiếc bánh đất, nhưng Charlene cho biết những chiếc bánh đó làm cô thấy đau dạ dày. Cô nói: “Khi tôi cho con bú, thằng bé dường như thỉnh thoảng cũng bị đau bụng vậy”.

Những người đi buôn chở đất từ thị trấn Hinche ở miền trung đến chợ La Saline, để chúng giữa những bàn rau, thịt ruồi nhặng bâu đầy. Những người phụ nữ mua đất về sau đó nhào nặn chúng thành bánh đất ở những nơi như Fort Dimanche, một khu ổ chuột gần đó.

Mang những rổ đất và nước leo từng bậc thang lên mái của một nhà tù cũ, họ nhặt nhạnh đá, sỏi trong đất trên một tấm khăn, rồi sau đó quấy chúng trong mỡ và muối. Rồi họ nhào nặn hợp chất đó thành bánh đất, phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời. Khi bánh đã "chín", chúng được cho vào rổ mang ra chợ hoặc ra ngoài đường phố bán.

Khi một phóng viên ăn thử loại bánh đó, anh ta đã phải nhổ ra ngay lập tức khi miếng bánh vừa chạm vào đầu lưỡi. Vài giờ sau, mùi vị khó chịu của đất vẫn còn nhờ nhợ trong miệng.

Theo một số chuyên gia nghiên cứu tục ăn đất, bánh đất vừa có tác hại vừa có tác dụng đối với sức khoẻ. Đất có thể có động thực vật ký sinh hoặc chất độc gây chết người. Tuy nhiên, nó cũng có thể củng cố thêm hệ miễn dịch của bào thai ở trong tử cung đối với một số bệnh. Nhưng bác sỹ Gabriel Thimothee, người đứng đầu bộ Y tế Haiti cho biết: "Hãy tin tôi, nếu tôi thấy ai ăn thứ bánh đó tôi sẽ ngăn họ ngay".

Bà Marie Noel, 40 tuổi, là người bán bánh đất trong chợ để kiếm tiền nuôi 7 đứa con. Gia đình bà cũng ăn thứ bánh đó. Bà nói: "Tôi hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ có đủ thức ăn để chúng tôi không phải ăn những thứ này nữa. Tôi biết loại bánh đó không tốt".

Trên tờ The Guardian của Anh ngày 29.7.2008, ký giả Rory Carroll cũng đã viết bài “Haiti: Bánh đất đã trở thành bửa ăn ổn định khi giá thực phẩm vượt lên trên tầm với của gia đình” để nói lên tình trạng tương tự. Ký giả này kể lại, bà Marie-Carmelle Baptiste, 35 tuổi, một người sản xuất bánh đất, đã nói với ông ta: “Bánh này làm cho khỏi đói. Các ông ăn những bánh đó khi các ông phải ăn”.

Haiti là một quốc gia ở Tây bán cầu, trong vùng biển Caribé, Trung Mỹ, gần sát với Cuba, gồm một phần phía tây của đảo Hispaniola. Phía đông của hòn đảo này là Cộng Hoà Dominican (Dominican Republic). Haiti có những dãy núi cao khoảng 2.800 mét chạy dài từ đông sang tây, xen kẻ với những thung lũng và đồng bằng đông dân. Chữ Haiti phát xuất từ thổ ngữ AYITI của người Taino trong vùng có nghĩa là “đất của những núi cao” (land of high mountains). Diện tích Haiti chỉ có 27.750 cây số vuông (tương đương với tiểu bang Maryland) nhưng dân số nay đã lên khoảng 8.700.000 người, gồm có 95% là người Phi Châu da đen, 80% theo Thiên Chúa Giáo La Mã và 16% theo Tin Lành. Ngôn ngữ chính là tiếng Pháp và tiếng Créole.

Tài nguyên thiên nhiên là bauxite và tôm cá. Nông phẩm gồm cà phê, mía, gạo và bắp. Sản phẩm kỹ nghệ là đường biến chế, gạo, hàng vãi và xi-măng. 66% làm nghề nông, 25% làm ngành dịch vụ và 9% làm kỹ nghệ hay thương mại. Tài nguyên ít, con người lại thường ỷ lại, lười biếng, hay xâu xé nhau và không có khả năng vương lên, nên Haiti được coi là nước nghèo nhất ở Tây bán cầu.

Hiện nay khoảng 80% người dân Haiti phải sống dưới 2 đô la một ngày, trong khi chỉ một phần rất nhỏ những người giàu có đang nắm giữ toàn bộ nền kinh tế.

Bản đồ Haiti

MỘT LỊCH SỬ BI THẢM

Christopher Columbus đã cập bến Môle Saint-Nicolas ngày 3.12.1492 và tuyên bố đảo này thuộc Tây Ban Nha và đặt tên cho nó là La Espanola. Đây là vùng đất mà những người thuộc sắc tộc da đỏ Carib và Arawak (Carib and Arawak Indians) đang sinh sống. Các thống đốc Tây Ban Nha bắt đầu nhập cảng những người nô lệ Phi Châu vào để khai thác. Năm 1697 vùng đất này trở thành thuộc địa của Pháp và được đổi tên thành Saint Domingue. Năm 1791, một nữa triệu người nô lệ đã nổi loạn và năm 1801, Pierre Dominique Toussaint l’Ouverture tuyên bố độc lập. Hoàng Đế Napoleon đã đưa quân đến dẹp loạn, nhưng người da đen đã thắng và năm 1804, nước này tuyên bố độc lập trên toàn đảo Hispaliona và lấy tên là Haiti, tức đất của những núi cao.

Tuy nhiên, năm 1843, nhóm dân theo Tây Ban Nha ở phần phía đông đảo Hispaliona nổi loạn và thành lập một quốc gia khác lấy tên là Cộng Hoà Dominican (Dominican Republic). Nước này rộng đến 48.442 cây số vuông, nói tiếng Tây Ban Nha và có nền văn minh cao hơn.

Trong thế kỷ 19, Haiti bị cai trị bởi một chuổi các chế độ độc tài làm nền kinh tế kiệt quệ. Năm 1915, Hoa Kỳ đem quân xâm chiếm nước này. Sau Đại Chiến II, Haiti được trao trả độc lập, Dumarsais Estimé được chọn làm Tổng Thống. Nhưng năm 1949, Tướng Paul Magloire làm đảo chánh và đưa Haiti trở lại chế độ độc tài. Năm 1957, François Duvalier được bầu làm Tổng Thống và trở thành một nhà độc tài khét tiếng. Ông bị ám sát năm 1971 và người con của ông là Jean-Claude, thường được gọi là “Baby Doc”, lên kế vị. Năm 1986 “Baby Doc” phải bỏ nước ra đi sau những cuộc rối loạn liên tiếp. Tháng 1 năm 1988 quân đội tổ chức bầu cử và Leslie Manigat được bầu làm Tổng Thống. Nhưng đến tháng 8 Tướng Prosper Avril lại làm đảo chánh. Ông tổ chức bầu cử Tổng Thống ngày 6.12.1990 và Linh mục Jean-Bertrand Aristide được bầu làm Tổng Thống. Aristide nhận chức ngày 7.2.1991 và được hoan hô như là một anh hùng dân chủ. Nhưng đến tháng 9, Tổng Thống Aristide bị đảo chánh phải đi lưu vong. Hoa Kỳ và các nước trong tổ chức các quốc gia Mỹ Châu đã áp dụng cấm vận và phong tỏa hải cảng Port-au-Prince, nên ngày 15.10.1994 quân đội Haiti đồng ý trao quyền lại cho Aristide. Quân đội Hoa Kỳ đem quân vào gìn giữ an ninh cho việc chuyển quyền và kể từ ngày 31.3.1995 lực lượng gìn giữ Hoà Bình của LHQ đến thay quân đội Hoa Kỳ.

Chính quyền Haiti quyết định tổ chức bầu cử lại, nhưng Linh mục Aristide không tái tranh cử nữa và chỉ định René Préval thay thế ông. Trong cuộc bầu cử ngày 27.12.1995, René Préval thắng cử và trở thành Tổng Thống.

Năm 2000 Linh mục Aristide tái ứng cử và đắc cử, nhưng chế độ Aristide trong nhiệm kỳ thứ hai này bị tố cáo là tham nhũng. Báo cáo của Ủy ban Công lý và Hoà bình Haiti công bố vào tháng 4 năm 2003 cho biết rằng giết người, bạo hành, bắt cóc: một chuỗi các tội ác xảy ra hằng ngày ở Haiti. Có 117 người chết trong 4 tháng đầu năm. Hội Đồng Giám Mục Haiti đã lên tiếng: “Chúng tôi nhận thấy rằng tình đoàn kết giữa con người với nhau đã tan biến. Chúng tôi lo lắng về sự cẩu thả của một số người nắm giữ vận mệnh của những người khác”.

Năm 2004 quân đội lại làm đảo chánh. Boniface Alexandre lên lãnh đạo chính phủ lâm thời. Phái Bộ Ổn Định cuả LHQ (The United Nations Stabilization Mission) liền đến Haiti. Trong cuộc bầu cử vào tháng 2 năm 2006, René Préval, người thân tín của Aristide, lại tái đắc cử lần thứ hai

Lính LHQ đến gìn giữ hoà hình

Chúng ta hãy nghe một số đoạn trong bài “Lịch sử khốn khổ của Haiti” do ký giả Nick Caistor tường thuật lại:

1.- Thiên tai: Rất nhiều cư dân trong khu ổ chuột bị buộc phải tới Port-au-Prince vì điều kiện tại các vùng nông thôn còn khổ hơn. Tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, Aids và các bệnh kinh niên khác đang lan tràn.

Haiti chiếm 1/3 khu núi phía tây của đảo Hispaniola. Khi những người châu Âu lần đầu đặt chân tới đây cách đây hơn 500 năm, họ ngạc nhiên là đất nước này lại có nhiều rừng đến như vậy. Giờ đây, chỉ còn 3% rừng nguyên sinh còn sót lại. Phần lớn các khu rừng đã bị chặt để lấy gỗ hoặc làm than củi, vốn là nhiên liệu phổ biến nhất tại nước này. Chính việc chặt phá rừng đã làm gia tăng các hậu quả của một loạt trận bão đổ vào nước này năm 2008, khiến gần một ngàn người thiệt mạng và một triệu người bị mất nhà cửa sau khi bốn cơn bão ập vào thành phố quan trọng là Gonaives trong vài tuần...

2.- Bão tố chính trị: Bên cạnh thiên tai, Haiti còn phải gánh chịu nhiều hậu quả trong suốt lịch sử đầy biến động chính trị và các chế độ cai trị tồi.

Khi ‘Baby Doc’ Duvalier bị truất quyền năm 1986, có vẻ như nước này cuối cùng cũng được hưởng một giai đoạn dân chủ. Sau vài năm bất ổn, hi vọng mới được hình thành và gắn với cuộc bầu cử năm 1990, khi cựu tu sĩ Công giáo Jean-Bertrand Aristide đắc cử.

Tuy nhiên, giai đoạn cầm quyền của ông ta chấm dứt chỉ sau vài tháng, khi các tướng tá quân đội lên tước quyền. Kinh nghiệm dân chủ tại Haiti bị cắt ngắn, hàng ngàn người trở thành nạn nhân của chế độ mới và hàng người người khác phải bỏ chạy khỏi nước này trên các xuồng bè tự tạo. Lượng thuyền nhân di tản quá lớn vào Mỹ năm 1994 đã thuyết phục Tổng thống Bill Clinton rằng đã đến lúc phải dẹp bỏ các sĩ quan quân đội ở Haiti. Một lần nữa, ông Jean-Bertrand Aristide được phục hồi quyền lực, và một kỷ nguyên chính trị mới có vẻ bắt đầu.

Dưới sự cầm quyền của ông Aristide và người kế nhiệm là René Préval, cùng với sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc cũng như các tổ chức viện trợ quốc tế khác, đời sống đã cải thiện đôi chút, mặc dù Haiti vẫn là quốc gia nghèo nhất tại Tây bán cầu, với thu nhập bình quân chưa đầy hai dollar/ngày.

Khi ông Aristide tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai vào năm 2001, tình hình chính trị lại thụt lùi, với nhiều biến động và bạo lực gia tăng. Tổng thống Aristide bị buộc phải từ chức vào đầu năm 2004, sau vài tháng biến động chính trị leo thang tại nước này. Một lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ với 9000 lính được gởi tới Haiti từ đó nhằm mang lại ổn định và giúp xây đường xá cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.

3.- Dập tắt hi vọng: Dưới thời của Tổng thống René Préval, vốn đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2006, tình trạng tại Haiti đã có những cải thiện quan trọng: công ăn việc làm được tạo ra, các khu ổ chuột trở nên đỡ bạo lực và bắt đầu có dấu hiệu gia tăng về du lịch.

Nhưng giờ đây, cũng như bao lần đã xảy ra trong quá khứ của Haiti, những hi vọng mới này lại bị dập tắt. Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế phải đưa ra những nỗ lực khổng lồ đơn giản chỉ để cứu hộ cho hàng ngàn nạn nhân cũng như dọn dẹp sau động đất.

Nói chuyện sau những thảm họa năm 2008, Tổng thống Préval nói Haiti cần sự giúp đỡ lâu dài chứ không nên để “luôn bị bỏ rơi một mình để đối phó với những thảm họa mới”.

Đối diện với khu dinh Tổng thống tại Champ de Mars ở Port-au-Prince là một bức tượng lớn mô tả những người bị bỏ rơi trên hoang đảo, là các nô lệ bỏ trốn, vốn là biểu tượng của cuộc đấu tranh giành độc lập của Haiti vào cuối thế kỷ 18.

Người dân Haiti giờ đây cần có tinh thần tương tự nếu họ muốn vượt qua thảm họa mới đây nhất giáng xuống nước này.

 

NÉN HƯƠNG LÒNG

Trong bài “Nén hương lòng” đăng trong mục “Chuyện có thật” trên website hayyeuthuongnhau. org ngày 24.11.2008, Linh mục Martino Nguyễn Bá Thông ở Saint Teresa of Avila Catholic Church, Grovetown, GA, có kể lại câu chuyện sau đây sau một chuyến viếng thăm Haiti (những tiểu đề do chúng tôi thêm vào):

1.- Lâm cảnh cùng khốn: Người Haiti mang dòng máu da đen. Tổ tiên của họ là những nô lệ đến từ Phi Châu nên một phần nào tính “thụ động” vẫn còn trong họ, chính vì thế đất nước họ rất nghèo và chậm phát triển.

Miền nam của Haiti có những mảnh đất màu mỡ trồng rất nhiều soài, chuối và lúa gạo, nhưng vẫn với những công cụ thô sơ và sản xuất bằng tay nên không thể nào cạnh tranh nổi với thế giới công nghệ tiên tiến của ngày hôm nay. Chẳng hạn như soài của họ ăn rất ngon và rất thơm (như soài thanh ca của VN vậy đó) nhưng họ lại không biết bảo quản nên khi ăn trái nào cũng bị nhão từ bên trong – và chuối thì cũng như thế. Khi tôi đi qua các ruộng lúa đang vàng khoe thóc, thì vẫn nhìn thấy các người còm lưng gặt lúa và đập lúa bằng chính đôi tay của mình. Thế mới biết được, Việt Nam chúng ta vẫn còn hơn họ nhiều lắm...

Nhắc đến nhà thương thì tôi nghĩ cũng nên nói để qúy vị rõ là cả nước Haiti vừa mới có nhà thương phục vụ 24 giờ một ngày đầu tiên cách đây khoảng một năm. Tuy vậy khi vào nhà thương, gia đình người bệnh cần phải ra trước cửa bệnh viện mua cho bác sĩ đôi găng tay khám bệnh vì bệnh viện không có găng tay...

Haiti có 3 không: không đường, không điện, không nước nên tỉ lệ bị nhiễm HIV ở đây rất cao.

Một em bé Haiti

Tôi là kẻ đã lang thang với trẻ bụi đời khắp năm châu (mời bạn đọc những chia sẻ trước của tôi sẽ rõ) trên 10 năm nay. Đã nhìn thấy những cảnh đời bất hạnh và cuộc sống nghèo khổ đến độ tôi nghĩ không thể nào nghèo hơn được nữa. Tôi không dám nói những gì tôi nhìn thấy ở Haiti là nghèo nhất, nhưng có thể nói là một trong những nước nghèo nhất. Cái khổ nhất mà tôi đã chứng kiến tận mắt là ở Zaire và Rwanda (hai nước ở Phi Châu) khi mà con người phải ăn “đất” để sống...

2.- Tên của em là Matthew! Lần đầu tiên, tôi gặp nó cũng là một đêm tối trời. Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy đang lang thang đạp xe vòng quanh nhà thờ Saint Mark ở nước Haiti, nhân chuyến tôi đi thăm giáo xứ “kết nghĩa” với giáo xứ của tôi, thì cái xe đứt sên. Đang loay hoay chưa biết thế nào thì nó xuất hiện. Với những ngón tay thoăn thoắt và hai viên đá trên tay, nó đã có thể nối lại sợi dây sên cho xe và rồi nó lại biến nhanh vào bóng đêm như lúc nó xuất hiện.

Và thế là tôi cũng chẳng còn nhớ đến nó. Và rồi sáng Chủ Nhật khi tôi đồng tế trong Thánh Lễ thì nó lại xuất hiện. Đứng trên Cung Thánh tôi thấy nó cứ thập thò ngoài cửa nhà thờ không vào. Và cuối lễ qua một người thông dịch tôi đã biết được tên và cuộc đời của nó!

Tên của em là Matthew! Cả ông bà nội ngoại của em đã mất vì bệnh Siđa (do vi khuẩn HIV). Bố mẹ em cũng đã mất vì căn bệnh này cách đây gần 5 năm. Không ai biết là em có họ hàng thân thích hay không? Cũng chẳng ai biết là em có còn anh chị em ruột thịt hay không? Những người dân ở khu này chỉ biết đến em là một đứa trẻ “có thể” cũng bị mang vi khuẩn HIV, mồ côi và lang thang. Tuy vậy, theo lời của họ thì em là một đứa bé rất ngoan, luôn giúp đỡ người khác khi cần và chưa bao giờ ăn cắp của ai cái gì! Mỗi khi em đói mà không có gì ăn thì em lại ra cây xăng gần đó xin người qua lại bố thí, mà nếu cuối ngày chẳng được gì thì em lại gõ cửa nhà cha xứ!

Thế là không biết vì sao, tôi tự mình phá lệ do chính tôi đặt ra – đó là nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Tôi không nuôi em trong nhà xứ, và em cũng không ở nhà bố mẹ tôi. Nhưng tôi nuôi em bằng tình thương và dĩ nhiên là cả vật chất nữa. Cuộc sống Linh Mục của tôi “không nên” nhận con nuôi, vì điều đó có thể sẽ làm tôi phải lo lắng thêm về vật chất – vì mỗi tháng tôi sẽ phải gởi cho em 50 USD, đó là chưa kể đến những lúc “trái gió trở trời”, nhưng em là một ngoại lệ. Với lại không biết em sẽ còn sống được bao lâu nữa...

Mỗi tháng tôi gởi tiền “tiếp tế” cho em! Và cứ mỗi khi em nhận được tiền em lại viết cho tôi một lá thư bằng tiếng Pháp! Cũng may, tôi có vài giáo dân biết tiếng Pháp nên cũng không đến nỗi nào!

Noel vừa qua, tôi “thặng dư” cho em một chút, coi như đó là món quà Chúa Giáng Sinh tặng em và tôi nhận được một lá thư của em rất dài, xin được trích một đoạn như sau:

“Bố Thông yêu quý,

“... Đã gần 5 năm nay con “tủi thân” một mình vì không có cha mẹ. Nhưng hôm nay con đã dám ngẩng cao đầu nhìn mọi người vì con đã... có một người cha! Con đã bắt đầu dám vào bên trong nhà thờ để đi lễ, không còn phải lén lút đứng ở bên ngoài nữa. Con đã khoe với mọi người là con đã có một người cha! Là bố đó!

“Bố còn nhớ tấm hình mà con với bố chụp chung mà bố gởi cho con không? Lúc nào con cũng mang nó bên người! Đi đâu con cùng khoe là con không còn “cô đơn”, không những con đã có một người cha, mà cha của con lại là một Linh Mục nữa đó! Từ ngày mọi người biết con là “con nuôi” của bố, họ đối xử với con tốt hơn – và bố tin con đi, con cũng đã và đang làm cho bố hãnh diện đó!

“Dành dụm từ những đồng tiền bố cho con, con đã “xây” được một cái nhà bằng “vách đất” 4 mét vuông và giờ đây con không còn phải “lang thang” nữa. Con đã có chỗ “nương thân”. Và chỗ nương thân của con cũng là chỗ mà những người bị nhiễm vi khuẩn HIV như con có thể đến tá túc! Con vẫn đang chia sẻ tình thương của bố dành cho con đến với mọi người đó!

“À bố ơi, đã có hai người chết trong nhà của mình (em gọi căn nhà của em đang ở là nhà của em và tôi). Con ước gì có bố ở đây để bố Xức Dầu và Cầu Nguyện cho họ! Nhưng bây giờ bố vẫn có thể xin Chúa được mà phải không bố?...”

Thật tôi không thể tin đó là lá thư của đứa bé chỉ khoảng 18 tuổi với trình độ văn hoá lớp 3.

Hôm nay cũng là một đêm tối trời – sau bữa ăn tối tôi hay đi bộ qua nhà thờ để chầu thánh thể thì chuông điện thoại cầm tay của tôi reo - đầu dây bên kia là giọng nói của ông thầy xứ gọi từ Haiti...

Cúp điện thoại, tôi thẫn thờ bước vào nhà chầu. Không ngờ, mới gần em đó mà giờ đã quá xa, xa khỏi tầm với của con người. Cầu xin cho em được bình an nơi đó! Tôi sẽ dâng lễ cầu nguyện cho Linh Hồn của em! À, mà quên nữa chứ, ngày mai tôi sẽ gởi tiền để trả chi phí an táng cho em. Vì em là đứa con mà tôi đã nhận! Tí nữa thì bố quên – con tha lỗi cho bố nhé!

Bố của con,

LM Martinô Nguyễn Bá Thông

MISERE MEI, DEUS

Tổ chức Y tế liên châu Mỹ nói số người chết ở Haiti là từ 50.000 tới 100.000, trong khi Thủ tướng Haiti Jean-Max Bellerive nói ít nhất là 100.000. Ông nói 25.000 xác chết đã được thu gom và chôn cất. Nhân viên cứu trợ đang nỗ lực tìm người sống sót còn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Phóng viên Chris Barria cho biết: "Tình trạng thật là vô trật tự, hỗn loạn, và cảnh sát lại không có mặt ở đây. Người ta đánh nhau, ném đá vào nhau." Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế ước tính có khoảng 3 triệu người Haiti – tương đương 1/3 dân số - có thể cần cứu trợ khẩn cấp!

Chúng tôi thường đọc website www.hayyeuthuongnha u.org và theo dõi những việc LM Nguyễn Bá Thông đã làm trong nhiều năm qua, một đôi khi có tường thuật lại. Nay đọc câu chuyện trên, rồi nghe tuyên cáo đòi “giải phóng quê hương”, tôi chỉ biết đọc lời nguyện: “Misere mei, Deus, secundum magnam misericordiam tuam...” Lạy Chúa, xin thương đến Haiti và quê hương chúng con theo lượng khoan dung của Chúa!

Ngày 18.1.2010.

Lữ Giang