Họ và Chúng Ta

Nguyễn Mạnh Quang 

http://sachhiem.net/NMQ/HOVATA/NMQhvt-3.php

| bản in |¿ trở ra mục lục | 29 Dec 08

bài trước \ bài sau

PHẦN III

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT "CẦN THẨM ĐỊNH LẠI GIÁ TRỊ ÔNG NGÔ ĐÌNH ĐIỆM VÀ CHẾ ĐỘ ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA"

Bài viết này dài khoảng 12 trang computer khổ 81/2 x11, xin tạm chia ra 42 đọan. Như đã nói ở Phần I, bài viết này của ông Tôn Thất Thiện là “bài viết nhảm nhí nhất trong những bài viết của những người không có một chút căn bản về sử học.” Trong 42 đoạn văn trong bài viết này thì 8 đọan sau cùng là những đọan nhảm nhí nhất trong bài viết nhảm nhí này vì trong đó chỉ thấy toàn những lời tán tụng thuyết nhân vị của ông Ngô Đình Nhu và những lời ca tung anh em ông Ngô Đình Diệm. Vì thế mà chúing tôi bỏ qua những đọan văn này. Dưới đây là phần nhận xét của chúng tôi về 34 đọan văn trong bài viết “Cần thầm định lại…” của ông Tôn Thất Thiện:

1.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

Sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, số sách báo nói về Ông Ngô Đình Diệm, gia đình họ Ngô và Chế Độ Việt Nam Cộng Hòa I nhiều có thể đếm không hết. Các sách báo nầy đua nhau chỉ trích, tố cáo, kết tội Ông Diệm, anh em Ông và những người hăng hái phục vụ Việt Nam Cộng Hòa I. Nhiều tác giả sách báo đó dùng những lời hung hăng, đưa ra những lời chỉ trích, phỉ báng, tố cáo, buộc tội nặng nề, dựa trên những đồn đãi vu vơ, phóng đại, bịa đặt, không kiểm tra cân nhắc. Trong khi đó, về phía bị cáo, không có người lên tiếng, vì những bị cáo chính – các Ông Ngộ Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẫn – đã bị giết, và những người có quan hệ với Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa I bị những giới tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc lật đổ Chính Phủ Ngô Đình Diệm – Chính quyền “Quân nhân cách mạng” và những phần tử từng chống Ông Diệm – uy hiếp, đe dọa, tố giác, phải im hơi lặng tiếng.”

NHẬN XÉT:

Thứ nhất: Người ta đưa ra những lời chỉ trích, phỉ báng tố cáo và buộc tội nặng nề ông Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa là họ căn cứ vào những hành động tội ác của anh em nhà Ngô, của Đảng Cần Lao Công Giáo, của giới tu sĩ Ca-tô, và của bọn gia nô và của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Thứ hai: Những lời chỉ trích, phỉ báng tố cáo và buộc tội nặng nề này KHÔNG PHẢI là dựa trên những lời đồn đại, phóng đại vu vơ, mà dựa trên những tài liệu với những bằng cớ hiển nhiên của những chứng nhân và nạn nhân của chế độ, và căn cứ vào những tài liệu có giá trị được ghi trong các cuốn sử có giá trị của các sử gia có căn bản về môn sử học:

a.- Có hàng rừng tài liệu xác thật về những hành động tội ác của anh em ông Ngô Đình Diệm và của chính quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Những tài liệu này đều do các chứng nhân và nạn nhân ghi lại. Dưới đây là một số những tài liệu này: 2 cuốn Biến Cố 11 của giáo sư Trần Tương, Nhật Ký Đỗ Thọ, những bài viết của của Dr. Eric Wuff, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng của Hồ Sĩ Khuê, Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm của Lê Trọng Văn, Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm của hai tác giả Nguyệt Đam và Thần Phong, Công và Tội của Nguyễn Trân (tín đồ Ca-tô), Việt Nam: Một Trời Tâm Sự của cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cựu Tướng Đỗ Mậu, Một Kiếp Người của Cựu Tướng Hùynh Văn Cao, Tôi Làm Quân Sư cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm của cựu Tướng Edward G. Lansdale, Trả Ta Sông Núi của cựu Đại-tá Phạm Văn Liễu, Những Ngày Buồn Nôn của Giáo Sư Lý Chánh Trung, Những Thảm Kịch và Bài Học Việt Nam của Robert S. McNamara, Việt Nam Nhân Chứng của cựu Tướng Trần Văn Đôn, Can Trường Trong Chiên Bại của cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thọai, v.v…

b.- Có hàng ngàn sách cuốn sử có giá trị của các sử gia có căn bản về môn sử nói về những hành động tội ác của anh em ông Ngô Đình Diệm và của chính quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Dưới đây là một số những cuốn sử này: Thập Giá và Lưỡi Guơm của Linh Mục Trần Tam Tỉnh, các cuốn Việt Nam Nhân Vật Chí, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập 1-C: 1955-1963, Tôn Giáo & Chính Trị Phật Giáo 1963-1967, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, Paris Xuân 96 và nhiều tác phẩm khác của sử gia Vũ Ngự Chiêu, The Two Vietnams của Bernard B. Fall, The New Face of Buddha của Jerrold Schecter, Vietnam: A Political History và Vietnam: A Dragon Embattled (2 volumes) của Joseph Buttinger, The Lost Revolution của Robert Shaplen, Vietnam: A History của Stanley Karnow, The Making of a Quagmire của David Halberstam, Background to Betrayal của Hilaire du Berrier, John F. Kennedy và Chiến Tranh Việt Nam của John Newman, The Politics of Heroin in Southeast Asia của Alfred W. McCoy, War Crimes In Vietnam của Bertrand Russell, Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.K Kennedy của hai tác giả Bradley S. O’Leary & Edward Lee, Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ của Lương Minh Sơn, Fire In The Lake của Frances FitzGerald., Our Own Worst Enemy của William J. Lederer, cuốn Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators của Nigel Cawthorne, Sáu Tháng Pháp Nạn của Giáo-sư Vũ Văn Mẫu, 1945-1964: Việc Từng Ngày của ông Đòan Thêm, Chất Độc Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam của Nguyễn Văn Tuấn, v.v….

c.- Có rất nhiều cuốn sách khác của những người viết sử tài tử.

Viết sử tài tử có nghĩa là không được đào tạo trong ngành sử học, không có căn bản về sử học. Phần lớn những người này không hề có một hoạt động nào liên hệ đến ngành sử học. Có một vào người cũng có văn bằng trong ngành sử và cũng từng hành nghề dạy sử, nhưng vi hoặc là vốn là một tín đồ Ca-tô ngoan đạo, hoặc là đã từng được hưởng những đặc quyền đặc lợi của chính quyền Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican trong những năm 1862-1954 hay của các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975. Vì lẽ mà tác phẩm sử của họ không thể tránh khỏi thiên vị. Vấn đề này đã được trình bày rõ ràng ở Điều 36 trong Phần II ở trên. Nói chung, tất cả những người này thường là những người không biết rõ khả năng về sử học của họ và cũng không biết điều kiện cần thiết trong việc viết sử, nhưng lại thích viết sử với mục đích dương danh hay tỏ ra ta đây là người thông kim bác cổ, hoặc là để biện minh cho thế lực mà họ tôn thờ.

Người viết đọc cả những cuốn sử này để thâu thập tài liệu, còn những ý kiến hay nhận xét của các ông tác giả này thỉ tệ quá. Bộ Việt Sử Khảo Luận của tác giả Hoàng Cơ Thụy, cuốn Việt Nam 1945-1995 của Lê Xuân Khoa và Cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm của tác giả Hòang Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức thuộc loại những tác phẩm này. Cũng nên biết ông Hòang Ngọc Thành theo học bậc trung học mà chương trình học do các nhà truyền giáo hay tu sĩ Ca-tô ở hậu trường làm ra (có chủ trương không cho học sinh học toàn bộ quốc sử và cũng không cho học toàn bộ các bài học lịch sử thế giói). Trước khi đi du học ở Hoa Kỳ, ông Thành là giáo viên phụ trách môn Việt Văn. Không biết tại sao, khi đi du học ở Hoa Kỳ, ông lại chọn môn sử. Có tin cho biết luận án tíến sĩ của ông có đề tài là “Tiểu Thuyết Trong Nền Văn Học Việt Nam”. Có thể tin này là không đúng. Tuy nhiên, căn cứ vào cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thi ông quả thật là người viết sử tài tử với chủ đích là tôn vinh cá nhân ông Ngô Đình Diệm và chế độ đạo phiệt của ông ta.

d.- Người viết xin miễn bàn những cuốn ngụy thư của các tác giả có chủ trương chạy tội cho Giáo Hội La Mã cũng như chạy tội cho chế độ Ngô Đình Diệm và cá nhân ông ta. Đọc những tác phẩm của các ông Nguyễn Văn Chức, Cao Thế Dung, Lữ Giang, Minh Võ, Nguyễn Kim Khánh (Phan Thiết), Lâm Lễ Trinh, Tôn Thất Thiện, Phạm Đăng Lưu, hay những bài viết của các ông Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh, Hoàng Thái Du, Hoàng Lạc, Hà Mai Việt, Vĩnh Phuc, Trần Gia Phụng, v.vsẽ thấy là vừa ngây ngô, vừa lươn lẹo với những thủ đọan bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử nhằm để tôn vinh chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, vừa che giấu hay bưng bít những việc làm tội ác chống lại nhân lọai, chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam của Nhà Thờ Vatican và của tín đồ Ca-tô người Việt, trong đó có anh em Ngô Đình Diệm.

Thứ ba.- Về câu nói, “Về phía bị cáo, không có người lên tiếng…vì … bị uy hiếp, đe dọa, tố giác, phải im hơi lặng tiệng”, câu nói này là những lời nói bịa đặt, ngược ngạo và vu khống. Chính quyền Cách Mạng 1/11/1963 chỉ tồn tại có 90 ngày (2/11/1963-20/1/1964). Sau đó, Tướng Khánh lên cầm quyền. Chính quyền của Tướng Khánh có nhiều người của chế độ Ngô Đình Diệm. Rồi dần dần phe cánh của chế độ Diệm trở lại hoành hành, làm mưa làm gió trên sân sấu chính trị miền Nam. Kể từ đó cho đến ngày 30/4/1975, tại miền Nam Việt Nam, không có một cuốn hồi kỳ nào của những người ngoài đạo Ca-tô nói về chế độ ông Diệm, ngoại trừ một vài cuốn sách của các nhà sư nói về cuộc tranh đấu của Phật Giáo và một vài cuốn hồi ký nói về ông Diệm và chế độ ông Diệm như những cuốn Nhật Ký Đỗ Thọ, Biến cố 11 của Giáo Sư Trần Tương, cuốn Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm. Trong khi đó thì các sách của những người đồng đạo với ông Diệm đua nhau xuất hiện để chạy tội cho cái chế độ khốn nạn này. Đó là những cuốn Bên Giòng Lịch Sử của Linh-muc Cao Văn Luận, Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống của Cao Thế Dung và Lương Khải Minh, v.v…Ngoài ra, lại còn có tờ Báo Xây Dựng của Linh Mục Nguyễn Quang Lãm và tờ Hòa Bình của Linh-muc Trần Du nữa. Hai tờ báo này được coi như là hai cái loa để chạy tội và đánh bóng cho anh em ông Diệm và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Sau ngày 30/4/1975, mới bất đầu có những cuốn hồi ký và những cuốn sử xuất hiện ở hải ngoại nói về ông Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Thế nhưng, trong thực tế, những phương tiện truyền thông và các cộng đồng người Việt ở hải ngoại đều do các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô kiểm soát và khống chế. Vì thế mà các tác phẩm này bị chặn đứng không được phổ biến rộng rãi. Các tiệm sách “được rỉ tai với lời lẽ hăm dọa” không được bán các tác phẩm này (trong đó có tác phẩm của người viết). Các tác giả viết về sự thật của Giáo Hội La Mã và của các chế độ miền Nam đều trở thành nạn nhân của các ông Ca-tô và những người chống Cộng cực đoan. Các nạn nhân này bị khủng bố, bị bới móc đời tư và bị gán cho nhiều điều xấu xa do các ông văn nô Ca-tô bịa đặt ra rồi gán cho họ với dã tâm bêu xấu và sỉ nhục. Nạn nhân của họ là các tác giả Đỗ Mậu, Lê Hữu Dản, Nguyễn Chánh Thi, Vũ Ngự Chiêu, Phạm Văn Liễu, Hòang Văn Giầu, Charlie Nguyễn, Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, v.v… Sự kiện này nói lên cái bản chất ngược ngạo ăn không nói có, quay quắt, lắt léo, luơn leo, lưu manh, xảo trá của bọn văn nô Ca-tô nói chung, ông Tôn Thất Thiện nói riêng, và cũng là nói lên cái nếp sống văn hóa Ca-tô của họ là như thế!.

2.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tình hình càng ngày càng rối loạn và suy sụp, cơ cấu dân sự cũng như quân sự của Miền Nam tan rã, tạo điều kiện cho Cộng sản tung hoành. Chỉ hai năm sau, 1965, quân Cộng sản đến Đồng Xoài, sát Sài Gòn, khiến Tổng Thống Johnson phải đưa quân Mỹ ào ạt can thiệp vào Việt Nam. Sự can thiệp trực tiếp này làm cho Miền Nam hoàn toàn mất chính nghĩa, và bảo đảm sự thắng trận của Cộng sản năm 1975, buộc hàng triệu người miền Nam phải bỏ xứ chạy ra ngoại quốc tị nạn.”

NHẬN XÉT: Nội dung của đọan văn này chỉ là ý kiến chủ quan và nặng tính cách võ đóan, chứ không phải là sự kiện. Nguyên nhân của sự sụp đồ của miền Nam là Miền Nam không có chính nghĩa. Không có chính nghĩa thì không những không được nhân dân ủng hộ mà còn bị chống lại mãnh liệt để khử diệt. Không có chính nghĩa vì các nhà lãnh đạo các chính quyền miền Nam đều xuất thân từ hàng ngũ Việt gian, đã từng bán nước cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vaican trong thời 1885-1945 và trong thời 1945-1954. Nhòai những yếu tố trên đây, các nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam những người vong bản, phản quốc, bất tài, không có khả năng chính trị, mà lại còn là hạng người siêu ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, luôn luôn tìm cách làm hài lòng quan thày Vatican và Mỹ, không cần biêt gì đến quyền lợi của đất nước và dân tộc. Ông Bảo Đại hưởng tiền chia chác của tổ chức tội ác Bình Xuyên theo phần trăm về nghiệp vụ nhập cảng lậu thuốc phiện sống từ Lào về Sàigòn. Anh em ông Diệm dùng cả tổ chức mật vụ do Trần Kim Tuyến điều khiển, dùng cả Tòa Đại Sứ miền Nam ở Lào và máy bay của Không quân vào nghiệp vụ nhập cảng thuộc phiện sống từ Lào về Sàigòn, và biến chính quyền Sàigon thành nguồn cung cấp thuốc phiện sống cho tổ chức nha phiến quốc tế ở Marseille. Tại Marseille, thuốc phiên sống được biến chế thành bạch phiến rồi chuyển sang Bắc Mỹ để phân phối cho khách hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Vì thế mà sử gia Alfred W. McCoy mới gọi chính quyền Ngô Đình Diệm là "Triều Đại Ngô Đình Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu (Diem's Dynasty and the Nhu Bandits). Sau khi ông Diệm bị lật đổ, việc buôn bán bất chính này chuyển sang tay các ông Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang.[78]

Ghê gớm hơn nữa, chế độ Diệm Nhu là một chế độ bạo ngược ngoài sức tưởng tượng của loài người, đã tàn sát tới hơn 300 ngàn người trong những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" được ngụy trang là những chiến dịch truy lùng Cộng Sản. Vì bạo ngược và dã man như vậy, cho nên sử gia Nigel Cawthorne mới khẳng định ông Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Ngòai ra, lại còn vấn đề tham nhũng và buôn bán chức vụ trong chính quyền và trong quân đội nữa. Điều quan trọng hơn nữa là tất cả nhân viên chính quyền và quân nhân trong quân đội đều sống bằng đồng tiền do Mỹ viện trợ đài thọ. Khi Mỹ cúp viện trợ, thì cả chính quyền và quân đội đều rơi vào tình trạng rã ngũ tan hàng. Sự thực là như vậy, chứ không phải như ông Tôn Thất Thiện nói như trên.

3.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Giới tị nạn gồm cả những người đã ủng hộ chế độ Cộng Hòa I lẫn những người đã tham gia và hoan hô đảo chánh tháng 11, 1963. Một số người đảo chánh không chối cải được trong vụ giúp Cộng sản xâm chiếm Miền Nam đã viết hồi ký để biện minh cho mình, bằng cách tự tâng bốc mình, bôi xấu, hạ bệ và đổ lỗi cho người khác, đặc biệt là những đồng chí của họ trong cuộc đảo chánh đưa đến sự bại vong của đất nước. Tất nhiên, trong sự tố cáo, buộc tội nầy họ không quên Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chế độ Việt Nam Cộng Hòa I, mà họ đã một thời hăng hái, khúm núm phục vụ, được nâng đỡ cất nhắc, và hưởng nhiều đặc ân, lợi lộc.”

NHẬN XÉT: Bản thân anh em ông Ngô Đình Diệm, băng đảng Cần Lao Công Giáo cũng như cái thế lực Đen (bọn tu sĩ áo đen) ở hậu trường của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa và tất cả những người tôn thờ Ngô Đình Diệm tự nó đã là những gì xấu xa nhất, ghê tởm nhất trong xã hội loài người rồi. Nếu không tin thì cứ vào các thư viện hay internets tìm đọc những tài liệu hay sách sử của các nhà viết sử có căn bản về sử học để kiểm nghiệm, và hãy đặt vấn đề TẠI SAO trong hơn 10 năm cuối cuộc đời, Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) đi đến quốc gia nạn nhân nào của Giáo Hội cũng phải xin lỗi lia lịa, tính ra đến cả hơn 100 lần? Tại Sao Ngài lại cho tổ chức một buổi đại lễ vô cùng trọng thể tại Quảng Trường Peter (Rome) vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo thú tội ác với Chúa trước sự chứng kiến của hơn nửa triệu người tại chỗ và hàng trăm triệu người theo dõi qua các màn ảnh truyền hình ở khắp mọi nơi trên thế giới? Tại sao sử gia Alfred W. McCoy mới gọi chính quyền Ngô Đình Diệm là "Triều Đại Ngô Đình Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu (Diem's Dynasty and the Nhu Bandits?" Tại sao sử gia Nigel Cawthorne mới khẳng định ông Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại?

Điều khôi hài là cả Giáo Hoang Paul II và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican chỉ cáo thú tội ác của Giáo Hội với Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus, mà không hề nói gì đến trách nhiệm phải bồi thường cho các quốc gia nạn nhân phải gánh chịu những cảnh khốn khổ thảm thương do chính Vatican gây ra, trong khi Chúa Bố Jehoavh và Chúa Con Jesus chả liên hệ gì đến việc làm của Giáo Hội và cũng chẳng hề bị thiệt hại hay bị tổn thương do những việc làm bạo ngược của Giáo Hội La Mã gây ra gì cả. Giáo Hội La Mã lưu manh, lươn lẹo và khốn nạn như thế đó!

Có câu rằng "cha nào con ấy!" Nhà Thờ Vatican đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, đã tạo nên con người anh em nhà Ngô cũng như những đồng đạo của họ và dựng nên cái chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, thi tất nhiên là anh em nhà Ngô và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cũng lưu manh, lcũng ươn lẹo và khốn nạn giống y hệt như Giáo Hội La Mã..

Luận điệu trên đây của ông Tôn Thất Thiện rõ ràng là luận điệu lưu manh, lươn lẹo cúa Vatican đã truyền dạy cho bọn cuồng nô vô tổ quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, cái luận điệu của những kẻ đã thấm nhuần những ác tính mà chúng tôi đã nêu lên trong Phần II, Điều 1, nói về những điểm khác nhau giữa chúng ta và họ..

4.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Những người thuộc Việt Nam Cộng Hòa I thì được đặt vào một vị trí khác: vị trí của những người có lý do chính đáng để tố cáo những kẻ đã tổ chức và lật đổ chế độ Ngô đình Diệm, vì sự thực quá rõ ràng, không thể nào làm ngơ và chối cãi được. Nhưng trong những năm đầu họ phải lo làm lại cuộc đời vì họ phải bỏ xứ chạy ra ngoại quốc với hai bàn tay trắng, nên không lên tiếng được. Phần khác, những người biện hộ thực sự cho Ông Ngô Đình Diệm, gia đình Ông và chế độ Việt Nam Cộng Hòa I không phải là những người thực thân cận với Ông và gia đình Ông, trong khi chỉ có tiếng nói của những người như vậy mới có uy lực, vì, là những nhân chứng trực tiếp và thân cận, họ mới biết rõ và hiểu rõ được những gì đã xảy ra.”

NHẬN XÉT: Đọan văn này chứng tỏ ôn Tôn Thất Thất Thiện thiếu thông minh. Có ai là những chứng nhân trực tiếp và thân cận với ông Diệm bằng cựu Tướng Lansdale? Ông Lansdale đã từng đem toán lính đạo từ Phi Luât Tân về Sàigòn để bảo vệ ông Diệm trong những ngày đầu khi ông ta mới về cư ngụ ở trong Dinh Độc Lập, đã từng bôn ba đến tận Núi Bà Đen đem tiền đến mua Đại Tá Cao Đài Trình Minh Thế về với ông Diệm, đã từng lặn lội liều mình đi tới miền Tây để trực tiếp thuyết phục và mua hai tướng Hòa Hảo Năm Lửa Trần Văn Soái và Nguyễn Giáo Ngộ về cho ông Diệm. Tổng số tiền mua mấy ông tướng Cao Đài và Hòa Hảo này lên đến 12 triệu Mỹ kim,[79] đã từng phá vỡ âm mưu lật đổ chính quyền ông Ngô Đình Diệm của Tướng Nguyễn Văn Hinh và Đảng Con Ó của ông tướng này trong những ngày từ tháng 9 đến tháng 11/1954. Có ai gần gũi với ông Diệm bằng những người như Đại Úy Đỗ Thọ, cựu Tướng Đố Mậu, cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, cựu Tướng Trần Văn Đôn, Cựu Tướng Huỳnh Văn Cao, ông Đoàn Thêm, và ông Ca-tô Nguyễn Trân.

Có một điều ông Tôn Thất Thiện và những người mang cùng căn bệnh “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” cần nên biết là ở Hoa Kỳ, nếu được gọi đi làm phụ thẩm (juror) và nếu được chọn vào làm một phụ thẩm của một vụ án nào, lụat sư của cả hai bên nguyên cáo và bị cáo đều hỏi xem đương sự có liên hệ thân thiết gì (thân nhân hay bạn bè) với bị cáo hay nguyên cáo không? Nếu có, đương sự sẽ bị cả luật sư bên bị cáo và bên nguyên cáo bác bỏ, vì họ cho rằng đương sự thiếu tinh thân vô tư. Rất tiếc là ông Tôn Thất Thiện có bằng tiến sĩ về kinh tế, đã từng làm tổng trương bộ thông tin, đã hơn 80 tuổi rồi mà không biết điều này. Chúng ta không biết phải nên gọi tình trạng không biết này của ông Tôn Thất Thiện là “dốt” hay “ngu”.

5.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Tất nhiên, rất ít những người hội đủ những điều kiện trên đây. Sau 1975, cũng có một số sách báo biện hộ cho Ông Diệm, chế độ và gia đình Ông, nhưng những sách báo nầy không có tác dụng thực sự thuyết phục được độc giả, vì tác giả không phải là nhân chứng trực tiếp và là những người có đủ uy thế để làm cho người đọc tin rằng tiếng nói của họ có thể nói là tiếng nói của anh em Ông Diệm. Còn một điều kiện nữa, cũng không kém phần quan trọng, là tiếng nói của họ phải được tin là trung thực, không bịa đặt, không thêu dệt, không thổi phồng, không xuyên tạc, vì tình cảm hay ân oán cá nhân. Riêng về những tác phẩm của một số người tự nhân là sử gia thì thiếu điều kiện căn bản của sử học: sưu khảo thấu đáo, đầy đủ, và trình bày một cách đứng đắn, khách quan, chính xác, vô tư, cân nhắc, cân bằng và công bằng, theo đúng những tiêu chuẩn của khoa học lịch sử.”

NHẬN XÉT: Sở dĩ những sách báo biện hộ cho ông Diệm không có sức thuyết phục là vì tác giả các sách báo này không thể nào phản bác được những sự thât lịch sử. Những tác giả của những tác phẩm có chủ trương biện hộ cho ông Diệm và biện hộ cho chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa đều không có căn bản sử học trong đó có các ông Tôn Thất Thiện, Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh, Hòang Thái Du, Nguyễn Kim Khánh, Nguyễn Văn Chức, Cao Thế Dung, Lữ Giang, Minh Võ, Vĩnh Phúc, v.v….

Nói rằng tiếng nói của những người biện hộ cho ông Diệm là “trung thực, không bịa đặt, không thêu dệt....” là nói láo, nói láo chuyên nghiệp. Hãy đem bất kỳ tác phẩm của những người có tên trên đây ra đọc xem thì sẽ thấy rõ.

6.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Trong những năm gần đây mới có một số tác phẩm đáp ứng những điều kiện trên đây. Trong số đó có 3 tác phẩm sau đây đáng được để ý:

a.- Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ.

b.- Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt, của ông Nguyễn Văn Minh.

c.- Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, Một cuộc cách mạng, của Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn.”

NHẬN XÉT: Hai tác giả trong mục a và b đều là những người không có căn bản sử học và là những người viết sử tài tử với mục đích duy nhất là chạy tội cho ông Diệm và chạy tội cho chế độ của ông ta. Người viết xin miễn bàn.

Về hai tác giả trong mục c, thiết tưởng rằng nếu đem so hai ông tác giả này với các tác giả có tác phẩm đã được nêu lên nơi Mục b trong phần nhận xét về đọan văn số 1 ở trên, thì chỉ là tmột ên thợ mới tập tễnh vào học nghề. Độc giả có thể vào thư viện hay internet để tìm hiểu những tác giả này.

Hơn nữa, ông Phạm Văn Lưu lại là con trai của người con nuôi của ông Ngô Đình Khôi (vừa là tín đồ Ca-tô, vừa là thân nhân của gia đình Nhà Ngô.) Như vậy, chúng ta có thể nhìn ra tính cách thiếu vô tư của ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu rồi. Vấn đề này đã được trình bày rõ ràng trong Điều 36, Phần II ở trên.

7.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Những tác phẩm trên đây là những tác phẩm có thể tin được về phương diện chính xác, đứng đắn, vì các tác giả của các tác phẩm đó hội đủ những điều kiện trên, đặc biệt là họ không có quan hệ gia đình gì với Họ Ngô, mà cũng không được hưởng ân huệ gì của chế độ Việt Nam Cộng Hòa I. Những tác phẩm nầy ra đời đúng lúc: những năm gần đây vấn đề xét lại lịch sử Việt Nam được đặt ra và càng ngày càng được hưởng ứng. Giai đoạn 1954-1963, giai đoạn Ngô Đình Diệm cầm quyền, là một giai đoạn rất sôi động nhưng lại chưa khảo xét đầy đủ và đúng đắn, và nay cần được chú ý nhiều hơn. Cho nên những tác phẩm trên đây có tác dụng góp phần quan trọng vào sự soi sáng lịch sử giai đoạn nầy, và rất đáng hoan nghênh.”

NHẬN XÉT: Đoạn văn này cho chúng ta thấy rõ ông Tôn Thất Thiện không biết gì về phương cách thẩm định một tác phẩm lịch sử. Ai cũng biết rằng người viết sử càng được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi của chế độ hay càng có liên hệ mật thiết với nhà cầm quyền, thì tác phẩm của họ càng thiếu tính cách vô tư. Như đã nói trong phần nhận xét về đọan văn số 6 ở trên, ông Đạ-tá Nguyễn Hữu Duệ vừa là tín đồ Ca-tô, vừa là người được hưởng những đặc quyền đặc lợi trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, được giao phó cho nắm giữ một chức vụ chỉ huy trong Liên Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, và thời Đệ Nhị Cộng Hòa, cũng vì là tín đồ Ca-tô, ông Duệ được cho làm tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên.

Về ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu, ông này vừa là tín đồ Ca-tô, vừa là con của người con nuôi của ông Ngô Đình Khôi. Yếu tố này đã nói lên cái đặc tính thiếu vô tư của ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu rồi.

Còn hai ông Nguyễn Văn Minh và Tiến-sĩ Nguyễn Ngọc Tấn, người viết không biết rõ có phải họ là tín đồ Ca-tô “ngoan đạo” hay Không. Nếu họ là tín đồ Ca-tô “ngoan đạo”, vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ trong Điều 36, Phần II ở trên rồi. Nếu họ không phải lả tín đồ Ca-tô “ngoan đạo”, xin hãy đọc tác phẩm của họ rồi mới có thể thẩm định được.

Có một điều chúng ta cũng nên biết rằng hầu như bất kỳ nền văn hóa nào cũng có một thành ngữ để nói về tình trạng những kẻ giống nhau thì tụ họp với nhau. Người Trung Hoa nói, “Chu tầm chu (ngưu tầm ngưu), mã tầm mã”, “anh hùng tương ngộ”. Người Pháp nói, “Les grands hommes se rencontrent.”, “Dis-moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es.” Và “Qui se ressemble s’ assemble.” Người Anh nói, “Births of a feather flock together”, và người Việt Nam ta cũng nói, “Hễ giống nhau thì tụ lại với nhau”, và “Rau nào sâu đó”.

Do đó, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên, khi thấy cựu Đai-tá Hà Mai Việt và cựu Tướng Ca-tô Hoàng Văn Lạc tụ lại với nhau để cùng viết cuốn sách có tựa đề là Nam Việt-Nam 1954-1975 (Alief, TX: TXB, 1990), mặc dù hai ông này không có căn bản về sử học.

Những điểm giống nhau của hai ông viết sử tài tử này là

a.- Giỏi lắm mới học xong lớp 12 bậc trung học.

b.- Khi còn theo học ở bậc trung học, không hề được học toàn bộ các bài sử từ A đến Z trong hai môn quốc sử và sử thế giới. Vấn đề này đã được nói rõ trong đọan văn số 3 trong Phần I (vào đề ở trên).

c.- Cả hai người cùng được hưởng đặc quyền đặc lợi của chính quyền Miền Nam. Đầu năm 1975, Tướng Hoàng Lạc được chính quyền Sàigon cho nắm chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đòan I dưới quyền Tư Lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trường. Cũng vào thời điểm nay, Đại-tá Hà Mai Việt được chính quyền Sàigòn cho nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 25 trú đóng tại Củ Chi dưới quyền Tư Lệnh của Thiếu Tướng Ca-tô Lý Tòng Bá.

d.- Ngày 26/3/1975, Tướng Ca-tô Hoàng Lạc tìm cách xin phép Tướng Ngô Quang Trưởng về Sàigòn lấy cớ là đến Bộ Tổng Tham Mưu xin tăng viện, rồi ở luôn Sàigòn. Tình trạng này bị coi là đào ngũ, bỏ nhiệm sở khi quân lính dưới quyền đang phải trần mình chiến đấu hết sức gay go chống lại những đợt tấn công như vũ bão của quân đội miền Bắc. Vì tội đào ngũ này, Tướng Hòang Lạc bị Tướng Trần Văn Đôn, Bộ Trưởng Quốc Phòng, tống giam tại Bộ Tổng Tham Mưu cho đến những ngày chót của tháng 4/1975.[80]

Ngày 26/4/1975, giữa lúc Sư Đòan 25 Bộ Binh đang phải chiến đấu chống lại những đợt tấn công của quân đội miền Bắc ở Củ Chi, thì Đại-tá Hà Mai Việt đã móc nối được với người bạn Mỹ bảo đảm đưa lên máy bay ra khỏi Việt Nam. Thế là ông đại tá này, bỏ đơn vị, bỏ lính dưới quyền, cuốn gói đem hết toàn bộ gia đình và thân nhân ruột thịt lên máy bay “tếch” khỏi Việt Nam vào ngay chiều ngày hôm đó. Trong khi đó, vị tư lệnh Sư Đòan 25 là Tướng Ca-tô Lý Tòng Bá, cũng bỏ đơn vị, bỏ lính, trốn khỏi nhiệm sở, cởi bỏ quân phục, chỉ còn mặc có cái quần đùi, đang lóp ngóp trên một khu ruộng lúa thì bị dân quân địa phương tóm cổ, nộp cho nhà hữu trách của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, rồi bị đưa đi trại cải tạo học tập hơn mười năm trời.

Vì những điểm giống nhau như trên, cho nên, khi sang Mỹ, cựu Tướng Ca-tô Hòang Lạc và cựu Đại-tá Hà Mai Việt đã tụ lại với nhau để cùng viết cuốn sách Nam Việt-Nam 1954-1975 để dương danh, tỏ ra ta đây cũng là người thống kim bác cổ, và cũng là để biện minh cho cái chế độ cũng như cái thế lực mà họ tôn thờ.

Qua phần trình bày trên, chúng ta suy ra việc ông Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn tụ lại với nhau viết cuốn sách “Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, Một cuộc cách mạng” và việc ông Tôn Thất Thiện ca tụng các tác phẩm của các ông Nguyễn Hữu Duệ, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn thì cũng là cái chuyện “mèo khen mèo dài đuôi”, một nét độc đáo của nền văn hóa Ca-tô mà thôi!

Sự thật rành rành là như vậy. Ấy thế mà ông Tôn Thất Thiện không biết. Tình trạng không biết (dốt nát) này của ông Thiện âu cũng là do ông Thiện đã theo học các trường học có mục đích “đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần Công Giáo”, cho nên ông Thiện mới viết như vậy!.

8.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Tác phẩm của hai Tiến sĩ Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn không thuộc về loại hồi ký/hồi ức như các tác phẩm của hai ông Duệ và Minh. Nó là một công trình sử học, đúng nghĩa của nó, nghĩa là thỏa mản những tiêu chuẩn về khoa học của những trường đại học lớn của thế giới: khảo sát tường tận, hoàn toàn khách quan, dữ kiện được cân nhắc kiểm tra kỹ lưởng, trình bày một cách bình tĩnh, vô tư, ngôn ngữ đứng đắn. Nó thỏa mản những điều kiện trên vì nó trích từ những luận án tiến sĩ của hai tác giả.”

NHẬN XÉT: Người viết không có dịp đọc tác phẩm của hai ông tiến-sĩ này, xin miễn bàn.

9.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Hai tác giả trên đây tốt nghiệp từ Đại Học Monash University ở Melbourne, Úc, và đã từng là giáo sư của đại học đó. Họ đã chọn Việt Nam và giai đoạn Ngô Đình Diệm là đề tài luận án tiến sĩ, và những bài họ viết được trích từ luận án của họ. Năm nay (2006), họ đều 62 tuổi, nghĩa là trong thời gian 1954-1963 họ còn là học sinh nên không có liên hệ gì với chế độ Cộng Hòa I. Họ cũng không có những quan hệ gia đình gì với Họ Ngô. Sau khi đến Úc, họ theo học các đại học nói trên, và họ đã bỏ rất nhiều công đi sưu khảo tại rất nhiều nơi có chứa tài liệu dồi dào liên quan đến Việt Nam: Bảo Tàng Viện Chiến Tranh Úc; East-West Center, Đại Học Hawaii; Archives of Indochina, Đại Học Berkely, CA; Thư Viện của Austin University, Texas; Đại Học Harvard; Đại Học Cornel, Ithaca, NY; Thư Viện Eisenhower, Thư Viện Kennedy, Thư Viện Johnson, và Library of Congress, Washington DC. Cuối cùng, sau khi tốt nghiệp, họ đã giảng dạy ở những đại học Úc, và vị thế nầy bắt buộc họ phải phải vô tư để giữ uy tín đứng đắn của mình và … khỏi mất việc. Như thế ta có thể chắc về tính chất khả tín của những gì họ viết; chính xác, vô tư, và đứng đắn.”

NHẬN XÉT: Bằng cấp hay học vị chỉ là cái áo khoác ở ngoài. Nội dung của tác phẩm mới là quan trọng. Chẳng lẽ ông Tôn Thất Thiện có bằng tiến sĩ về môn Kinh tế, đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu và đã hơn 80 tuổi mà lại không biết những thành ngữ “tốt mẽ rẻ cùi”, “tốt gỗ hơn tốt nước son” và “chiếc áo không làm nên thày tu” hay sao? Năm 2006, cả hai ông Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn mới có 62 tuổi, tức là họ sinh vào năm 1944. Lấy năm 1956 là năm ông Diệm bắt đầu leo lên đến tột đỉnh quyền hành và phát động những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” tàn sát hơn 300 ngàn lương dân vô tội khiến cho sách sử ghi nhận ông ta là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân lọai, thì lúc đó hai ông sử gia này mới có 12 tuổi, cái tuổi vừa mới học xong tiểu học. Với cái tuổi này, liệu hai ông sử gia này chứng kiến được những cái gì gọi là tội ác hay gọi là tốt đẹp do ông Diệm và chế độ của ông ta đã làm và đang làm? Người viết xin nhường cho độc giả tìm ra câu trả lời cho vấn đề này và đánh giá cái trình độ thông minh của ông Tôn Thất Thiện khi ông ta đưa ra cái luận cứ như vậy.

10.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Quyển “Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam 1954-1963: Một Cuộc Cách Mạng”, có 229 trang, có 5 chương. Hai chương 4 và 5 không quan hệ lắm vì nó chỉ chứa một số hình ảnh về các cuộc viếng thăm các quốc gia bạn, hay đăng lại một số diễn văn của Tổng Thống Diệm. Ba chương còn lại là những chương đáng chú ý. Chương 1 và Chương 3 của Tiến sĩ Phạm Văn Lưu soạn, nói về “Những thách thức nghiệt ngã khi về nước chấp chánh” và “Thành quả 9 năm cầm quyền”; Chương 2, do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn soạn, nói về “Chủ Nghĩa Nhân Vị, Con đường mới, Con đường tiến bộ.”

NHẬN XÉT: chẳng lẽ ông Tôn Thất Thiện lại không biết ông Diệm được Mỹ và Vatican đưa về cầm quyền ở Việt Nam hay sao? Nếu biết rõ như vậy, thì ông Thiện cũng biết tất cả những hình ảnh viếng thăm các nước bạn của miền Nam đều do Mỹ lo liệu cả. Nếu không biết như vậy, ông Thiện quả thật là quá tệ!

Về câu nói “Những thách thức nghiệt ngã (đối với ông Diệm) khi về nước chấp chánh”, đây chí là những thách thức của các thế lực người Việt thân Pháp (Việt gian bán nước cho Pháp) được Pháp ngầm giúp đỡ chống lại những thế lực người Việt thân Mỹ (Việt gian bán nước cho Vatican và cho Mỹ) được Mỹ tích cực và triệt để ủng hộ bằng đô-la, bằng quân sự vằ bằng viên cố vãn lão luyện và có tài tổ chức là Đại-tá Lansdale. Xin đọc cuốn hồi ký Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm của cựu Tướng E. G Lansdale và các tác phẩm đã được nêu lên trong mục b trong phần nhận xét về đọan văn số 17 ở dưới.

Về “Thành quả 9 năm cầm quyền”, người viết không biết ông Tiến sĩ Phạm Văn Lưu nói những gì. Có một điều không ai có thể phủ nhận được là “Thành quả 9 năm cầm quyền” của ông Ngô Đình Diệm là:

a.- Hơn 300 ngàn lương dân bị sát hại trong những chiến dịch làm sáng danh Chúa.[81]

b.- “Ngày 30/11/1961, Tng Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mãn.”[82]

Hậu quả cúa việc làm đại ác này là: “Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.”[83]

c.- Bảo quản khối bất động sản khổng lồ của Vatican. Khối tài sản này là của ăn cướp mà Vatican đã dựa vào chính quyền Liên Minh Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1862-1954 để cưỡng đọat cúa nhân dân ta. Năm 1956, chính quyền Mỹ đã làm chương trình cải cách ruộng đất rồi viện trợ tiền và thôi thúc ông Diệm phải thực thi chính sách cải cách điền địa, truất hữu ruộng đất của những điền chủ có từ 100 mãu trở lên, số ruộng đất từ mẫu thứ 101 trở lên phải bị truất hữu, đem bán rẻ cho anh em nông dân nghèo để tranh thủ nhân tâm (giành giật lòng dân) với hy vọng sẽ được khối nông dân ủng hộ chính quyền Sàigòn. Nhưng ông Diệm đã lờ đi không rớ tới cái khối bất động sản kếch sù này của Vatican. Sư kiện này được sử gia Joseph Buttinger ghi nhận như sau:

“Ruộng đất do Giáo Hội La Mã làm chủ ước lượng vào khoảng 370 ngàn (370,000) mẫu không hề bị đụng (rớ) tới. ”(Land held by the Roman Catholic Church, estimated about 370,000 acres was not subject to transfer.) [84]

“Thành quả 9 năm cầm quyền” của ông Ngô Diệm là như thế đó. Vì thế mà sử gia Nigel Cawthorne mới khẳng định ông Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.

Về chủ thuyết nhân vị của anh em ông Diệm, người viết xin miễn bàn vì nó chỉ đáng liệng vào sọt rác khi mà anh em ông Diệm đã tạo nên những “thành quả” ghê tởm khủng khiếp như trên.

11.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Như đã nói ở trên, trong 50 năm qua, sách báo Việt Nam rất nhiều, nhưng phần lớn trong loại “khảo cứu” xuất phát từ các giới Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ hay xuyên tạc sự thực bối xấu Việt Nam, và đặc biệt là ông Diệm. Đó là vì, như David Horrowitz, lãnh tụ phát động phong trào phản chiến “sit in” của Đại Học Berkeley, CA, trong thập niên 1960 thú nhận sau khi đã bỏ và chống lại phong trào nầy trong thập niên 1980, những giới đại học và truyền thông Hoa Kỳ đã bị các tổ chức phản chiến và Cộng sản mang danh “cách mạng” xâm nhập, chi phối và áp đặt quan điểm “politically correct” (đúng về khía cạnh chính trị) của họ. Ông Diệm bị công kích bôi xấu đặc biệt vì Ông chống thực dân cả Pháp lẫn Mỹ đã gắt gao mà chống Cộng sản càng gắt gao hơn nữa. Phần khác, trên những kệ sách của các thư viện vắng bóng những tác phẩ̉m loại “khảo cứu” của người Việt có đủ tầm thuyết phục phản bác lại các tác phẩm của những giới phản chiến và “cách mạng” trên đây. Có nhiều tác giả lại vô tình a dua người Tây Phương lặp lại những luận điệu bôi xấu Việt Nam và lãnh tụ Việt Nam, nhất là lãnh tụ chống Cộng hữu hiệu như Ông Diệm.”

NHẬN XÉT: Ông Tôn Thất Thiện nói rằng, “ loại “khảo cứu” xuất phát từ các giới Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ hay xuyên tạc sự thực bối xấu Việt Nam, và đặc biệt là ông Diệm.”

Sự thật ngược lại, tất cả tác giả có tác phẩm biện minh cho ông Diệm và biện minh cho chế độ Đệ Nhất Cộng Hòat Cộng Hòa mới là những người hay xuyên tạc sự thực. Thực ra, không có lọai “Khảo cứu” nào nói xấu Việt Nam cả, mà chỉ nói lên những sự thật về những việc làm tội ác của anh em ông Diệm và tập đòan tu sĩ áo đen thậm thụt ra vào Dinh Độc Lập và Dinh Gia Long mà thôi. Xin đừng đồng hóa anh em ông Diệm và chính quyền của ông ta với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Xin nhớ cho rằng anh em ông Diệm, như đã trình bày trong Phần II ở trên, chính quyền của ông ta luôn luôn đứng vào thế đối nghich với tuyệt đại khối nhân Việt Nam sống theo nếp sống cổ truyền của dân tộc. Nói cho rõ hơn là ông Diệm, thiểu số tín đồ Ca-tô và Nhà Thờ Vatican luôn luôn chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

Như đã đã nói ở trên, vì “Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo”, cho nên thanh thiếu niên Công Giáo không được học toàn bộ những bài học từ A đến Z cúa môn quốc sử và thế giới sử. Hậu quả thứ nhất của nền giáo dục này là trong thời Liên Minh Pháp – Vatican thống trị Việt Nam 1885 -1945 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, rất ít có tài liệu lịch sử được phổ biên (vì bị chính quyền kiểm soát gắt gao.) Trường hợp bộ Lịch Sử Thế Giới của cụ Nguyễn Hiến Lê bị tịch thu, tác giả bị sỉ vả là đầu óc đầy rác rưởi, và bị mật vụ rình mò là bắng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Hậu quả thứ hai là trong những năm này, hầu như không có sinh viên Việt Nam du học ở ngọai quốc theo học môn sử học. Đây là lý do TẠI SAO mà những kệ sách của các thư viện ở Bắc Mỹ và ở Âu Châu vắng bóng những tác phẩ̉m loại “khảo cứu” của người Việt. Và nếu có, thì những tác phẩm sử của họ sẽ giống như các tác phẩm sử của các nhà viết sử Tây Phương. Bằng chứng là các tác phẩm lịch sử của Linh Mục Trần Tam Tỉnh, của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần, của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ, Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, của ông Lê Thành Khôi, v.v… đều ghi lại những sự kiện lịch sử một cách trung thực và đều có những nhận xét khách quan và thuận lý như các nhà viết sử chân chính ở các nước Âu Mỹ.

Thật ra, các nhà viết sử Tây Phương đều nói lên những sự thật về những việc làm xấu xa và tội ác của ông Diệm và của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, chứ không phải nói xấu ông Diệm. Độc giả chỉ cần đọc mấy cuốn The Politics of Heroin in Southeast Asia của Alfred W. McCoy, cuốn Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.K Kennedy của hai tác giả Bradley S. O’Leary & Edward Lee, cuốn War Crimes In Vietnam của Bertrand Russel, cuốn Vietnam: A History của Stanley Karnow và cuốn Fire In The Lake của Frances FitzGerald cũng đủ biết những việc làm tội ác và xấu xa của anh em ông Diệm ghê gớm và kinh khủng như thế nào rồi!

12.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Vì lý do trên đây, không ít người Việt phe “quốc gia” thường có mặc cảm xấu hổ hay nghi hoặc về xứ sở, dân tộc, và các lãnh đạo của Việt Nam khi nghĩ hay bàn về thời sự. Riêng về Ông Ngô Đình Diệm, thì họ lại càng chê bai, kết tội hơn nữa, và những gì tốt về Ông thì không nói đến.”

NHẬN XÉT:

a.- Những người còn có lương tâm và có liêm sỉ mới thường có mặc cảm xấu hổ khi nghĩ về các nhà lãnh đạo của (miền Nam) Việt Nam.

b.- Sự thực, ông Diệm có cái gì tốt đâu mà những người có lương tâm và có liêm sỉ nói tới.

13.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Khuyết điểm trên đây cũng dễ hiểu. Muốn xuất bản một tác phẩm, đặc biệt là một luận án đại học cấp tiến sĩ, về lãnh vực chính trị có khả năng thuyết phục quyết định vì nó đưa ra những dữ kiện mới, những lối lập luận mới có tính cách quyết định không phản bác được, góp phần đáng kể vào sự soi sáng vấn đề nghiên cứu, cần phải sưu khảo tường tận, viếng nhiều thư viện khắp nơi trên thế giới để thu thập tài liệu. Đây là một công việc tốn nhiều thì giờ, nhiều công, nhiều của. Điều nầy phản ảnh rõ ràng trong những chương kể trên của tác phẩm của hai ông Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn.”

NHẬN XÉT: Người viết chưa có dịp đọc tác phẩm này của hai ông tiến sĩ trên đây. Rất tiếc là không thấy ông Tôn Thất Thiện nêu lên cái giá trị mà ông Thiện ca tụng. Rất mong được một học giả nào đã đọc tác phẩm này lên tiếng cho biết thực hư như thế nào! Có một điều ông Tôn Thất Thiện cần nên biết là muốn cho lập luận của mình có khả năng thuyết phục độc giả, thì phải đưa ra những bằng chứng hỗ trợ cho lập luận và phải thành thật trong cung cách hành văn, tức là thành thật với người đọc, chứ không thể nói vòng vo, quanh co và lươn lẹo để tránh né những sự thật gây bất lợi cho ông Diệm, cho chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa và cho Nhà Thờ Vatican.

14.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Chương 1, của Phạm Văn Lưu, nói về thách thức mà Ông Diệm gặp phải trong hai năm 1954-1955 sẽ được bàn đến một cách khá chi tiết, vì nó chứa đựng nhiều điều mới mà người Việt Nam cần biết.”

NHẬN XÉT: Xin xem lại lời nhận xét của đoạn văn số 10 ở trên.

15.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Chương 2 của Nguyễn Ngọc Tấn, nói về thuyết Nhân Vị cũng vậy vì đây là lần đầu mà thuyết nầy được trình bày một cách tường tận, đầy đủ, và nhất là trung thực khách quan.”

NHẬN XÉT: Xin miễn bàn về cái thuyết Nhân Vị của anh em ông Diệm vì người ta đã liệng nói vào sọt rác từ mấy chục năm trước khi anh em ông Diệm được Mỹ và Vatican đưa lên cầm quyền. Ông Nhu lượm nó đem về rồi nhân vơ là của ông ta để khoe khoang. Trong thực tế, nó không những đã không có ích gì cho nhân dân miền Nam, mà còn làm cho dân ta khốn khổ. Nhận vơ là một trong những bản chất xấu xa của Nhà Thờ Vatican và của tín đồ Ca-tô ngoan đạo mà chúng tôi đã trình bày khá rõ ràng trong Chương 11 (Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ tháng 9/2007. Xin quý vị vào đây đọc chương sách này để biết tài nghệ nhận vơ của Nhà Thờ Vatican và của tín đồ Ca-tô ngoan đạo.

16.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Chương 3, của Tiến Sĩ Lưu, nói về thành tích 9 năm cai trị của Ông Diệm cũng là một cái gì mới. Trong quá khứ, sách báo nói về Ông Diệm và chế độ Ông thường chú tâm vào khía cạnh chính trị - nhưng không đề cập đến những thành quả lớn mà Chính Phủ Ông đạt được trong 9 năm lãnh đạo, kiện toàn độc lập – lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực: chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chánh – cải thiện đời sống của dân chúng bằng cách phát triễn tất cả các lãnh vực hoạt động - kỷ nghệ, nông thôn, ngư nghiệp, chuyên chở, giáo dục … Chương nấy rất phong phú về thống kê, cho độc giả một ý niệm rõ ràng về những thành tích lớn lao mà Việt Nam đã đạt được dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa I.”

NHẬN XÉT: Về thành tích 9 năm cai trị của ông Diệm đã được nói ở phần nhận xét về đoạn văn số 11 ở trên. Ông Tôn Thất Thiện nói rằng ông Tiến-sĩ Phạm Đăng Lưu cho rằng ông Diệm đã có thành tích “kiện toàn độc lập – lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực: chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chánh…”, . Nếu đúng như vậy, thì ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu nói láo và xuyên tạc lịch sử. Những người thấu hiểu lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại đều biết rằng mãi tới ngày 7/7/1954, ông Diệm mới được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền ở Việt Nam. Nhưng trước đó, ngay khi bị thảm bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, Pháp muốn Mỹ nhẩy vào cứu Pháp để Pháp có thể mà cả mà không bị bắt chẹt trong việc thương thuyết với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954. Nhân cơ hội này, Mỹ làm áp lực đòi Pháp phải trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Pháp chấp nhận điều kiện này và đã trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam từ ngày 4/6/1954. Như vậy, là Pháp đã trả độc lập cho Việt Nam (đúng hơn là chuyển nhượng Việt Nam cho Liên Minh Mỹ- Vatican). Sự kiện lịch sử này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách 1945-1964: Việc Từng Ngày viết:

“4//6/1954: Ký Hiệp Ước Việt Pháp kiện toàn Độc Lập giữa các Thủ Tướng Bửu Lộc và Laniel:

Hiệp Ước I, là Hiệp Ước Độc Lập: (Traité d’indépendánce) Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có toàn vẹn chủ quyền, đầy đủ thẩm quyền theo quốc tế công pháp, sẽ chuyển giao hết các quyền hành và công sở còn giữ. …” [85]

Bằng chứng rành rành là như vậy. Nếu quả thực ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu nói rằng, “ông Diệm đã có thành tích “kiện toàn độc lập – lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực: chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chánh…” thì ông ta đã xuyên tạc lịch sử, và đã nhận vơ chuyện này cho ông Ngô Đình Diệm. Nếu đúng như vậy, thì cái tác phẩm lịch sử này và cái bằng tiến sĩ của ông Phạm Văn Lưu nên liệng vào sọt rác. Thật là tội nghiệp cho cái bằng tiến sĩ của ông Phạm Văn Lưu và cũng nên đặt vấn đề là làm thế nào ông Phạm Văn Lưu lại có được cái bằng tiến sĩ ngành sử học?

17.- Ông Tôn Thất Thiện viếti:

“Trong chương 1, TS Lưu đã dùng những từ ngữ “thách thức” và “nghiệt ngả” để nói về những trở ngại mà Ông Diệm gặp phải khi về nước chấp chánh và trong 2 năm đầu để giữ chính quyền. Hai từ ngữ nầy rất đúng. Ông Diệm đã gặp vô vàn trở ngại. Nhưng những trở ngại lớn nhất là chính phủ Pháp ở Paris hoặc Hoa Kỳ ở Washington, những viên chức Pháp và những tài phiệt Pháp ở Việt Nam gây ra trong việc tìm cách lật đổ Ông, một đằng bằng cách xúi dục những người Việt chống đối Ông dùng đủ mọi cách, kể cả quân sự, để gây bất ổn, một đằng bằng cách thuyết phục lôi kéo đại diện Chính Phủ Hoa Kỳ ở Paris, ở Sài Gòn, và ngay cả Ngoại Trưởng và Tổng Thống Hoa Kỳ ở Washington đừng ủng hộ Ông ấy nữa.”

NHẬN XÉT: Về “thách thức” và “nghiệt ngã” trong hai năm đầu của ông Diệm, thực sự chỉ là những sự chống đối của những chính khách Pháp cấp tiến trên chính trường Pháp chống Giáo Hội La Mã. Đó là những chính khách như ông Pierre Mendès France (1907-1982) và các đồng chí của ông trong Đảng Xã Hội. Tại Mỹ, những người chống ông Diệm là những người Mỹ cấp tiến, những người Mỹ chủ trương theo đúng điều khỏan “Tôn giáo tách rời khỏi chính quyền” và những người Mỹ đã tiếp xúc với ông Diệm vì họ nhận thấy rằng ông Diệm không có khả năng chính trị và lại “ngu quá”. Sự kiện này được nhà viết sử Lương Minh Sơn ghi lại rõ ràng như sau:

“Tháng 10 năm 1950, Đức Hồng Y Spellman, Linh-mục McGuire, và ba nhân vật Ủy Viên Chính Trị (political churchmen) của một số giáo phái Thiên Chúa Giáo ở Hoa Kỳ như Cha Emmanuel Jacque, Giám-mục Carroll và Gíáo-sư Edmund Walsh đưa Ngô Đình Diệm và Đức Cha Ngô Đình Thục đi gặp một số nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Khách Sạn Mayflower ở Washington. Ông Dean Rusk là một trong những nhân vật của Bộ Ngoại Giao có mặt trong buổi cơm tối hôm đó. Sau này, ông Rusk làm Ngoại Trưởng từ năm 1961 đến 1969. Mục đích của cuộc gặp gỡ xã giao này là để chính phủ Hoa Kỳ tìm hiểu về tình hình Việt Nam và để xác định lập trường của ông Diệm và Đức Cha Thục. Sự kiện 90% người dân Việt Nam không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo không làm cho ông Diệm quan tâm vì ông đã tuyên bố trong bữa cơm tối hôm đó rằng ôngtin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực,” [COO. Tr. 242].

Với hai yếu tố vì tôn giáo và vì chống Cộng, ông Diêm được Đức Hồng Y Spellman tiếp tục giới thiệu với William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Allen Dulles, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, và anh của ông Dulles là Ngoại Trưởng John Foster Dulles [MAN, Tr. 58]. Từ đó, ông Diệm trở thành con đáp số gần như mỹ mãn trong bài toán chính trị của một phe phái có ý muốn can dự vào Việt Nam:

1.- Chính sách đối ngoại đang đòi hỏi Hoa Kỳ phải xây dựng một thành trì chống Cộng ở Việt Nam.

2.- Ngoại Trưởng John Foster Dulles đang muốn tìm một lãnh tụ chống Cộng theo khuôn mẫu đạo đức và xã hội Thiên Chúa Giáo.

3.- Đức Hồng Y Spellman đang cần Hoa Kỳ thay thế Pháp ở Việt Nam, và cũng cần một giáo dân trung kiên như ông Diệm để lãnh đạo công cuộc chống Cộng như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Pius XII.

Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.

Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.”[86]

Những người ủng hộ ông Diệm là những tín đồ Ca-tô Pháp và tín đồ Ca-tô Mỹ triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican và là những người có quyền thế trên sân khấu chính trị tại Pháp cũng như tại Mỹ. Tại Pháp, những người này là ông Joseph Laniel (1889-1975), ông Georges Bidault (1889-1983) và đảng Ca-tô MRP (Mouvement Republique Populaire) của ông này. Tại Mỹ, những người Ca-tô triệt để ủng hộ ông Diệm là các ông John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ), Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), Walter Judd (Dân Biểu), William Douglas (Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện), John Foster Dulles (Tổng Trưởng Bộ Ngọai Giao), Allen W. Dulles (Giám Đốc CIA), Francis Spellman (hồng y), McGuire (linh-mục), Emmanual Jacque (linh-mục) Caroll (giám-mục), Edmund Walsh (giáo sư). Quan trọng hơn cả là ông John Foster Dulles nắm giữ chức vụ Bộ Tưởng Ngọai Giao và ông Allen W. Dulles nắm giữ chức vụ Giám Đốc CIA vì hai chức vụ này quyết định mọi vấn đề trong chính sách ngoai giao và quyết định số phận những người tại các quốc gia nhược tiểu được Mỹ đưa về cầm quyền làm tay sai cho Mỹ. Nhờ vậy mà phe phái ủng hộ ông Diệm đã thắng thế.

Tại Pháp, ngày 19/6/1954, ông Pierre Mandès-France và Đảng Xã Hội lên cầm quyền. Phe ông Laniel và Bidault bị lọai ra khỏi chính quyền. Vì vậy mà chính quyền Pháp mới chống đối ông Diệm, nhưng lúc đó Pháp đã thất thế, và lại được Mỹ đấm mõm cho 100 triệu Mỹ kim để bỏ rơi ông Bảo Đại. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

“Đầu năm 1955, trong một cuộc tranh chấp quyền lực với Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội miền Nam Việt Nam, một sĩ quan của Pháp đưa về để bảo vệ Bảo Đại, ông Diệm bị Bảo Đại bị cách chức vì lý do không còn được tín nhiệm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đồng ý trả 100 triệu đô-la bằng viện trợ cho quân đội viễn chinh để Pháp chấm dứt sự ủng hộ ông Bảo Đại, nên ông Diệm có tư thế không tuân hành lệnh giải nhiệm. Ngày 23/10/1955, qua sự vận động của tình báo Hoa Kỳ và một số văn bút ở Sàigòn, ông Diệm tổ chức một cuộc trưng cầu dân Ý. Trước khi trở về Hoa Kỳ, Đại Tá Edward Lansdale căn dặn ông Diệm, “Trong lúc tôi vắng mặt, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin ông đắc cử với tỉ số 99.99 phần trăm số phiếu,”[MCC, Trg 62.] Ông Diệm đắc của với tỉ lệ 98.2&, và kết quả này cho phép ông chính thức truất phế Bảo Đai.” [87]

Về vấn đề “thách thức” do các giáo phái Cao Đài và Hòa Hào gây ra, Mỹ đã bỏ ra tới 12 triệu Mỹ kim để mua chuộc họ về với ông Diệm. Sư kiện này được sử gia Bernard B. Fall ghi lại như sau:

“Trong một loạt hành động mau lẹ khiến cho các ông lãnh tụ các giáo phái hoang mang không biết người bạn đồng minh mới thề bồi ngày hôm trước đã bán đứng lấy một số tiền khá lớn hay chưa, khi ông Diệm mua ông Tướng Cao Đài Trình Minh Thế với một số tiền là 2 triệu Mỹ kim. Ông tướng này là người chủ mưu các vụ gài bom tại các đường phố Saigon vào năm 1952 và đã được ông Graham Greene tả trong cuốn Người Mỹ Thầm Lặng như là những vụ phá họai rất tài tình. Tiền mua ông tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương là 3.6 triệu Mỹ Kim, và còn phải trả thêm tiền lương hàng tháng cho quân lính của ông ta. Số tiền mua ông lãnh chúa Hòa Hảo Trần Văn Soái là 3 triệu Mỹ Kim. Tất cả tiền chi tiêu dùng để mua các ông tướng giáo phái như vậy lên đến hơn 12 triệu Mỹ Kim. Tới khi các ông lãnh tụ tham lam này ý thức được là họ đã bị phỉnh gạt, họ quay ra chống lại, nhưng cuộc chiến của họ không còn chính nghĩa nữa." (In a succession of swift moves that left each sect chief wondering whether his sworn ally of yesterday had not sold him out for a substantial sum, Diem bought the Cao Dai “General” Trinh Minh The – mastermind of the messy Saigon street bombings of 1952 so well described in Graham Greene’ s The Quiet American $2 million; another Cao Dai “general,” Nguyen Thanh Phuong, for $3.6 million (plus monthly payments for his troops); and a Hoa Hao warlord Tran Van Soai for $ 3 million more. In all likelihood, the total amount of American dollars spent on bribes during March and April, 1955, by Diem may well have gone beyond $12 million. By the time greedy sect leaders found out that they had been outmaneuvered and began to fight back, theirs was a lost cause.”)[88]

Về vấn đề “thách thức” do Bình Xuyên gây ra, cũng lại do Đại Tá Lansdale lo liệu và giải quyết. Bản văn do chính cựu Tướng Lansdale kể lại dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự thật này:

"Đến Dinh (Độc Lập), tôi bước vào giữa lúc có cuộc họp giữa ông Diệm và một nhóm sĩ quan Việt Nam. Trong số này, có Tướng Tỵ, Đại Tá Đôn cũng như hai vị chỉ huy mặt trận đánh Bình Xuyên là Minh nhỏ và Minh lớn. Họ đều có vẻ vui mừng. Quân đội đã tiến qua Kinh Đôi ở Chợ Lớn và quân Bình Xuyên đang chạy trốn. Họ hỏi tôi có mừng cho họ không? Tôi trả lời không, chưa mừng được. Trong lúc họ đang quây quần tất cả ở đây để ca tụng lẫn nhau thì cuộc tấn công của họ qua Kinh Đôi đang bị thảm bại vì họ không chịu cung cấp hỏa lực yểm trợ bằng trọng pháo cho cánh quân này.

Tôi lưu ý họ rằng như họ đã biết, tôi bị cấm ngặt không được chỉ dẫn cho họ một điều gì. Tuy nhiên, lệnh cấm ấy không cấm được tôi kể chuyện cổ tích cho họ nghe. Ngày xưa có một vài cấp chỉ huy Việt Nam ngồi uống trà với ông xếp của họ và kể cho ông xếp nghe họ đã thành công tốt đẹp như thế nào trong khi đáng lẽ họ nên di chuyển một trong những pháo đội ở Dinh Độc Lập ở trước tư dinh vị Tham Mưu Trưởng, hoặc ở sân Bộ Tổng Tham Mưu để yểm trợ cho Trình Minh Thế ở Cầu Tân Thuận. Đơn vị của Tướng Thế là đơn vị duy nhất trong toàn thể mặt trận phải đụng độ với các loại súng lớn được lớp vỏ sắt che chở. Đây cũng là đơn vị duy nhất không được pháo binh yểm trợ. Dân chúng nổi giận khi nghe được chuyện này. Hiện giờ, tôi rất tức giận về việc ấy và mong mỏi các vị sĩ quan hiện diện hãy làm nốt phần kết cục của câu chuyện cổ tích vừa kể. Khi tôi ngưng nói, mọi người im lặng một cách kinh ngạc.

Ông Diệm phá tan sự im lặng ấy bằng cách bảo ông Minh nhỏ đem pháo binh giúp cho Trình Minh Thế ngay lập tức. Ông Minh vội đi ngay, và những người khác cũng ra về. Tôi tỏ ý vui mừng về vụ tiến quân qua Kinh Đôi. Họ nhìn tôi có vẻ do dự. Tôi đã vô cùng tức giận khi tôi xen ngang vào cuộc họp. Tôi đoan chắc với họ rằng tôi vui mừng với các thành quả vừa qua. Tuy nhiên, còn khá lâu họ mới thắng trận này, và bây giờ chưa phải lúc nghỉ ngơi. Ông Diệm bảo tôi ở lại nói chuyện với ông (ấy). Chúng tôi sang phòng khách nhỏ có chiếc ghế bành lớn để khá xa nhau khó nói chuyện. Vì vậy, tôi mời ông cùng ngồi trên ghế dài. Ông Diệm mở đầu câu chuyện, nói rằng chưa bao giờ ông thấy tôi nổi giận như lúc này. Dầu sao Trình Minh Thế cũng là một quân nhân là phải chịu hiểm nguy cùng với những người khác ở mặt trận. Tôi không nên quá lo lắng đến công việc của ông ta. Trình Minh Thế là người bạn, thì ông ta cũng chỉ là một trong những người Việt Nam bạn của tôi và có lẽ ông ta không có học vấn cũng như kinh nghiệm bằng một vài người khác. Tôi bảo ông (Diệm) không nên nói như vậy. Lời nói ấy dẫn đến chỗ khiến ông nói thêm một vài điều gì đó làm cho tôi bực tức trở lại. Trình Minh Thế đã ủng hộ ông trong lúc những người học thức và có kinh nghiệm còn lưỡng lự. Hiện giờ ông ta đang chịu nguy hiểm đến mạng sống của mình cho ông Diệm. Tình thân hữu của Trình Minh Thế có giá trị hơn tất cả loại thân hữu chỉ biết phù thịnh . Hơn thế nữa, kẻ nào đó ngu xuẩn một cách đáng kết tội đã làm quân sĩ của Tướng Thế chưa được huấn luyện đầy đủ, chưa được trang bị đầy đủ, (lại đem) sử dụng vào cuộc tấn công qui mô mà không có hỏa lực yểm trợ. Đó là cách sử dụng rất sai lạc khả năng của du kích quân Liên Minh (Trình Minh Thế). Ông Diệm thay đổi câu chuyện...

Ông Nhu bước thẳng đến trước chỗ tôi và ông Diệm ngồi, yên lặng nhìn chúng tôi một lúc. Cuối cùng ông nói nhỏ nhẹ: "Trình Minh Thế chết rồi" ... bị trúng đạn nơi phía sau tai do một viên đạn súng trường. Suy từ góc độ của đường đạn đi, thì thủ phạm ở một nơi phía sau và trên cao. Binh sĩ tại đây nói rằng thủ phạm phải là một lính bắn tỉa... Ông Nhu ra khỏi phòng... Tôi quay sang bảo ông Diệm "Chúng ta mất một người bạn chân thành". Tôi không thể nói gì hơn. Ông Diệm nhìn vào mặt tôi rồi khóc. Những tiếng nấc lớn làm rung động cả thân hình ông. Tôi ngồi lại xuống ghế và ôm lấy ông. Ông xin tôi tha lỗi những điều ông đã nói về Trình Minh Thế trước đấy. Tôi nói thực ra không có gì phải cho tôi tha lỗi, nhưng ông phải luôn luôn ghi nhớ bạn thành thật thì hiếm hoi. Không bao giờ được bỏ rơi những con người bất vụ lợi phục vụ cho tự do. Tôi và ông Diệm ngồi trên ghế im lặng cho đến khi ông Diệm lấy lại được bình tĩnh. Sau đó tôi trở về nhà." [89]

Mấy đọan văn sử trên đây cho chúng ta thấy, tất cả mọi “thách thức” do Pháp hay do các giáo phái hoặc do lọan đảng Bình Xuyên gây ra đều được Mỹ lo liệu và giải quyết cả. Những đoạn văn sử này cho chúng ta thấy rõ ông Đại Tá Lansdale không những đảm trách việc đánh bại loạn đảng Bình Xuyên mà còn lo liệu cho ông Diệm từng li từng tí, và còn dạy dỗ ông Diệm phải biết đối xử với mọi người sao cho phải đạo làm người có văn hiến. Rõ ràng là ông Đại-tá Lansdale lo lắng và dạy dỗ ông Diệm giống như một người cha ruột lão luyện lo lắng và dạy dỗ đứa con còn trẻ dại mới bước vào đời, giống như Lữ Bát Vi lo lắng và dạy dỗ Tần Hoàng Chánh (Tần Thủy Hoàng) khi vừa mới lên ngôi kế nghiệp vua cha.

18.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

"Tuyên truyền Cộng sản và các giới phản chiến “politically correct” Tây Phương đã không ngớt quả quyết rằng Ông Diệm là người của Mỹ, được Mỹ lựa chọn và đưa lên làm thủ tướng và yểm trợ hết mình. Phần khác, gần đây lại có tác giả quả quyết rằng: Ngô Đình Diệm do chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp hổ trợ.”

NHẬN XÉT: Vấn đề “Ông Diệm là người của Mỹ, được Mỹ lựa chọn và đưa lên làm thủ tướng và yểm trợ hết mìnhl” là một sự thật lịch sử mà bất kỳ nhà viết sử chân chính nào cũng khẳng định như vậy, và Cộng Sản cũng chỉ nói lên sự thật lịch sử này mà thôi. Phần nhận xét về đọan văn số 17 ở trên đã nói lên sự thật này. Xin đọc thêm bài viết “Ngô Đình Diệm Trong Liên Minh Mỹ - Vatican” của tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Bài viết này đã được đưa lên giaodiemonline từ đầu tháng 11/2008. Bài viết này là một phần của chương sách có tựa đề là Những Toan Tính Của Vatican Trong Năm 1950. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ mấy tháng nay.

19.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Cả hai luận cứ nêu trên đều là những quả quyết vu vơ, và đã bị TS Phạm Văn Lưu phản bác với những dữ kiện rất vũng chắc không thể phủ nhận được, vì rút ra từ các điện văn mật trao đổi giữa những tòa đại sứ Mỹ ở Paris, Sài Gòn, Bộ Ngoại Giao Mỹ và Tòa Bạch Ốc, và với chính phủ Pháp. Các điện văn đó được bạch hóa và phổ biến trong những năm gần đây đã cho ta biết được sự thực đích xác về những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1954-1956, thời gian mà Ông Diệm chấp chánh và ổn định tình hình.”

NHẬN XÉT: Người viết chưa có may mắn được đọc tác phẩm của ông TS Phạm Văn Lưu, cho nên không biết luận cứ của ông ta ra sao. Rất mong những bậc thức giả có dịp đọc sách của ông tiến sĩ này rồi so sánh với luận cứ mà chúng tôi đã trình bày trong trong bài viết “Ngô Đình Diệm Trong Liên Minh Mỹ - Vatican” đã được đưa lên sachhiem.net và giaodiemonline.com từ đầu tháng 11/2008. Như vậy mới có thể đi đến kết luận xem luận cứ của ông TS Phạm Lưu đúng hay là sai hoặc có sức thuyết phục không.

20.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Ông Lưu đã cho ta thấy rằng ngay từ ngày được Cựu Hoàng bổ nhiệm làm Thủ Tướng ngày 16-6-1954 và ngay cả trước đó nữa, cho đến năm 1956 Ông đã bị nhân viên dân sự cũng như quân sự Pháp ở Sài Gòn và chính phủ Pháp, dù là thiên tả như Mendès France – hay thiên hữu - như Edgar Faure - ở Paris nói xấu và tìm mọi cách lật đổ . Và trong cố gắng thực hiện ý đồ nầy, họ đã hết mình thuyết phục các đại diện Mỹ ở Sài Gòn, Paris, Bộ Trưởng Ngoại Giao J. F. Dulles, và ngay cả Tổng Thống Eisenhower chấp nhận giải pháp loại bỏ Ông Diệm, và đã suýt thành công trong sự vận động này .”

NHẬN XÉT: Theo sự hiểu biết của người viết, Quốc Trưởng Bảo Đại Bổ nhậm ông Diệm làm thủ tướng vào ngày 19/6/1954, trùng với ngày ông Pierre Mendès-France thuộc Đảng Xã Hội Pháp được Quốc Hội tấn phong làm Thủ Tướng, chứ không phải là ngày 16/6/1954. Chuyện người Pháp ủng hô và người Pháp chống đối ông Diệm cũng như người Mỹ ủng hộ và người Mỹ chống đối ông Diệm đã được trình bày rõ ràng trong phần nhận xét về đoạn văn số 17 ở trên rồi. Xin nhắc lại vì ông Diệm là tín đồ Ca-tô ngoan đạo của Nhà Thờ Vatican, được Giáo Hoàng Pius XII đỡ đầu và giao phó cho Hồng Y Francis Spellman, một vị chức sác cao cấp của Nhà Thờ có rất nhiều thế lực trong thời chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower. Chính ông hồng y này đã tích cực vận động với các thế lực Nhà Thờ và các tín đồ Ca-tô có nhiều quyền thế trong chính quyền lúc bấy giờ để đưa ông Diệm lên cầm quyền ở Việt Nam. Những nhân vật được ông hồng y này vận động là các ông John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ, Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), Walter Judd (Dân Biểu), William Douglas (Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện), John Foster Dulles (Tổng Trưởng Bộ Ngọai Giao), Allen W. Dulles (Giám Đốc CIA). Cũng nên biết rằng, trong thời chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower (chính quyền này liên kết chặt chẽ với Nhà Thờ Vatican) chức vụ Tổng Trường Ngọai Giao và Giám Đốc CIA vô cùng quan trọng trong chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ, đặc biệt nhất là đối với các quốc gia mà các nhà cầm quyền là người được Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền. Hai người nắm giữ hai chức vụ hết sức quan trọng này đều là tín đồ Ca-tô ngoan đạo của Nhà Thờ Vatican. Như vậy là khi mà chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower còn cầm quyền và hai anh em ông Ca-tô ngoan đạo Dulles còn nắm giữ hai chức vụ quan trọng này, thì chuyện ông Diệm được chính quyền Mỹ đưa về Việt Nam cầm quyền là chuyện hiển nhiên. Đây là sự thật lịch sử mà tất cả các sách sử đều khẳng định như vậy. Vấn đề này cũing đã được trình bày khá rõ ràng trong lời nhận xét về đọan văn số 17 ở trên.

21.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Ngày 13 -6-1954, 3 ngày trước khi Ông Diệm được chính thức bổ nhiệm làm Thủ Tướng, ông Dejean, Phó Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn, nói với ông McClintock, đại diện Mỹ tại Sài Gòn, rằng Ông Diệm “không có cơ may để lập một chính phủ hữu hiệu cho Việt Nam”. Ngày 15-6-1954, một tuần trước khi Ông Diệm bước chân xuống Sài Gòn và 3 tuần trước khi Ông Diệm trình diện Chính Phủ của Ông, Tướng Ely, Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn cũng nói với ông McClintock rằng Ông Diệm không đủ khả năng lãnh đạo. Ngày 20-6-1954 tại Paris, 3 ngày trước khi Ông Diệm đáp máy bay đi Sài Gòn, hơn 2 tuần trước khi Ông Diệm trình diện chính phủ của Ông (7-7-1954), Thủ Tướng Pháp Mendès France nói với Đại Sứ Mỹ Dillon rằng Ông Diệm là một người cuồng tín và nhờ Hoa Kỳ ngăn cản không cho Ông làm hỏng Hội Nghị Genève, Ông Mendès France không đặt vấn đề không cho Ông Diệm là Thủ Tướng vì bận tâm của ông ta (Mendès) lúc đó là phải ký cho được Hiệp Định nội trong ngày 20-7, nếu không ông ta phải từ chức, vì khi nhận chức Thủ Tướng ông ta cam kết với Quốc Hội Pháp như vậy! Trong những cuộc tiếp xúc khác với đại diện Mỹ, lúc Ông Diệm dùng binh đương đầu với thách thức quân sự của Bình Xuyên, Tướng Ely nói Ông Diệm là người “mắc chứng hoang tưởng tự đại” (mégalomane), hoặc “điên khùng”. Trong cuộc hội nghị với các ngoại trưởng Mỹ, Anh, ở Paris, Thủ Tướng Pháp E. Faure đã kích Ông Diệm nặng nề, gọi Ông là “điên khùng”.

NHẬN XÉT: Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong phần nhận xét về đoạn văn 17, 18 và 20 ở trên. Nếu những người Pháp chống đối ông Diệm có những lời nặng nề gọi ông ta là “điên khùng”, thì cũng chẳng có gì la lạ. Trong thực tế, ông Diệm không những “điên khùng” mà còn “cuồng tín và ngu dốt” nữa. Căn cứ vào chuyện khi các chính khách Mỹ muốn thăm dò khả năng chính trị của ông Diệm, thì ông lại tuyên bố với họ rằng “ông tin tưởng vào quyền lực của Vatican và công chống Cộng cực lực.”

Với thực trạng như vậy, thì bất cứ người nào có lý trí cũng đều bảo rằng ông ta "vừa điên khùng, vừa cuồng tín, vừa ngu dốt”. Điên khùng và cuồng tín vì rằng tất cả các nước Âu Mỹ đều ghi vào hiến pháp điều khỏan “tách rồi tôn giáo ra khỏi chính quyền”, đặc biệt nước Anh, quốc gia này đã ban hảnh Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691. Đạo luật này cấm, không cho người Anh là tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền (the Act of Settlement of 1691). Đạo luật này quy định rằng:

“Không có một tín đồ Ki-tô La Mã có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.” (A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife [[90]]

Cách Mạng Pháp 1789 cũng đã dùng những biện pháp mạnh dữ dằn hơn để trừng trị Nhà Thờ Vatican như:

Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội trên toàn thể lãnh thổ Pháp,

Tước bỏ tất cả mọi đặc quyền đặc lợi mà các chế độ đạo phiệt Ca-tô từ vua Louis 16 (1754-1793) trở về trước đã biệt đãi dành cho Nhà Thờ cùng giai cấp giáo sĩ và giới quý tộc, trong đó có đặc quyền của Giáo Hội được thu thuế thập phân.

Ban hành "Hiến Chế Dân Sự Dành cho Giáo Sĩ" (Civil Constitution of the Clergy) đòi hỏi họ phải tuyên thệ tuân hành những điều luật ghi trong hiến chế.

Thẳng tay trừng trị những giáo sĩ và tín đồ Ca-tô có những hành động phản quốc và chống lại Cách Mạng. Con số giáo sĩ và nữ tu bị đưa ra pháp trường đền tội vì những hành động phản quốc được cựu giáo sĩ Malachi Martin ghi nhận trong sách The Decline And Fall Of The Roman Church như sau:

"Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hòang Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" xóa bỏ toàn bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đọan đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục, tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi, chính quyền Paris còn ban hành quyết định ra lệnh cho Tướng Bonaparte (Sau này là Hòang Đế Napoléon I) "đem quân đi "giải phóng nước Ý", "có toàn quyền hành động" "hủy diệt Rome và chế độ Giáo Hòang". Tháng 5 năm 1796, trước khi tiến vào kinh thành Rome, Tướng Bonaparte tuyên bố, "Chúng tôi là những người bạn của con cháu Brutus (một anh hung củ dân tộc La Mã) và dân Scipios.... Chủ định của chúng tôi là phục hồi điện Capitol và giải phong nhân dân La Mã thóat khỏi thân phận nô lệ tôi đòi."

Quân Cách Mạng Pháp tiến chiếm kinh thành Rome và nước Ý. Hòa Ước Tolentino được ký kết giữa Tướng Bonaparte và Giáo Triều Vatican. Đây là một sự sỉ nhục cho Tòa Thánh Vatican. Giáo Hội phải nộp cho nước Pháp một khoản tiền là 46 ngàn đồng scudi (tiền Vatican) trả làm ba hạn kỳ (Giáo Hòang Pius VI phải đem các đồ trang trí bằng vàng và bằng bạc ra đúc tiền để trả cho Pháp), 100 món đồ nghệ thuật và 500 tác phẩm hiếm bị tịch thu mang về Pháp; tất cả các hải cảng nằm trong lãnh thổ của Tòa Thánh Vatican phải mở cửa cho hạm đội Pháp làm căn cứ trú quân, phải từ bỏ tất cả tài sản của Giáo Hội ở trong lãnh thổ của các nước Ý, Pháp, Naples, và Sicily ... tất cả mọi nơi. Giáo Hoàng Pius VI ((1775-1799) than thở, "Hòa Ước! Tệ quá đi! Quân đội Pháp chiếm đóng Vatican và Quirinal, truất phế Giáo Hoàng Pius VI và thiết lập nước Cộng Hòa La Mã...."

("First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion, beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsican Bonaparte to liberate Italy and Rome" "Just as you please," wrote the Paris government to the Corsican. "Destroy Rome and the papacy utterly " "We are the friends of the descandants of Brutus and the Scipios... Our intention is to restore the Capitol to free the Roman people from their long slavery," The Corsican declared in May 1796, just before taking Rome.

Then the capture, and the humiliation of the Peace of Tolentino between the papacy and the Corsican: a ransom of 46,000 scudi in three installement (Pius melted down all available silver and gold ornaments); 100 objects d'art and 500 rare manuscripts from Vatican; the opening of all papal harbors to the French fleet; renunciation of all papal property in Italy and France and Naples and Sicily - everywhere. "They made us their prisoner Spina," mutters Pius. "Peace treaty! Bah!" The Vatican and Quirinal were occupied by French troops. They deposed Pius, and created the republic of Rome.." [[91]]

Quyết liệt hơn nữa, nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) tuyên bố rằng:

a.- "Linh muc là hiện thân của sự gian trá." (The priest is the personification of falsehood.)

b.- “Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý.” (The Vatican is a dagger in the heart of Italy.)

c.- "Giao Hội Ca Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do." (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.) Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA, Giao Điểm, 2000), tr. 300.

Rồi ông đem quân bao vây Vatican và nã đại bác vào điện Lateran, khiến cho Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) chịu không nổi, phải kéo cờ trắng đầu hàng vô điều kiện. Sách sử ghi lại sự kiện này như sau:

"Ngày 19 tháng 8 năm 1870, quân đội Pháp lo bảo Vệ Tòa Thánh Vatican thực sự rút lui vĩnh viễn. Trận đánh Sedan vào ngày 2 tháng 9 năm đó đã làm cho đế quốc của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam hoàn toàn sụp đổ. Tòa Thánh Vatican mất đi một thế lực bảo vệ cuối cùng, và nước Pháp, "người trưởng nữ của Giáo Hội La Mã" kể từ năm 1871 đến năm 1940 đã phải thay đổi đến 99 nội các. Quân Pháp vừa mới rút lui, tức thì, ngày 19 tháng 9, quân đội quốc gia Ý tiến vào kinh thành La Mã và đóng quân ở ngay chung quanh cổ thành Leonine nằm trong Kinh Thành La Mã. Ngày hôm sau (20/9), sau khoảng ba tiếng đồng hồ nã đại pháo và cận chiến lẻ tẻ, vào lúc 9:30 sáng, Giáo Hoàng ra lệnh kéo cờ trắng ở trên nóc nhà thờ St. Peter. Mười phút sau đó, không còn nghe thấy tiếng súng nữa. Quân đội Ý tiến vào phía trong kinh thành và chiếm đoạt hết tất cả của cải trong đó, chỉ có Ngọn Đồi Vatican là họ không rớ tới. Quốc Gia của Giáo Hoàng không còn tồn tại nữa. Diện tích của quốc gia này từ 16 ngàn dặm vuông bị cắt xén, còn lại chỉ có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter, các tòa nhà phụ cận và các khu vườn Vatican ở gần đó. Hôm sau, ngày 21 tháng 9, Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) viết một lá thư ngắn ngủi cho người cháu:

Cháu yêu quý: Tất cả đã hết rồi. Không có tự do, không thể nào quản lý được Giáo Hội. Hãy cầu nguyện cho ta và cho tất cả các con. Ta chúc phúc cho các con."

Nguyên văn:"On August 19, 1870, the protecting French troops withdrew definitely. With the battle of Sedan on September 2, the empire of Napoléon III came to an end. The papacy had lost its last defender, and France, the "eldest daughter of the Church" was to have an astounding 99 govenrments between 1871 and 1940. Immediately the Italian nationalist troops march on Rome. They encamped around the old Leonine walls of Rome on September 19. The following day, after some three hours of artillery barrage and sporadic hand-to-hand fighting, the pope ordered the white flag to be raised above the dome of St. Peter at 9:30 A.M. Ten minutes later, all firing had ceased. The Italian troops entered the city and took possession of it all, leaving Vatican Hill untouched. The papal State had ceased to exist. Its 16,000 square miles were now reduced to 480,000 square meters on and around Vatican Hill where St. Peter's it adjoining buildings, and the Vatican gardens were clustered. The next day, September 21, Pius IX (1846-1878) wrote a short note to his nephew:

Dear Nephew: All is over. Without liberty, it is impossible to govern the Church. Pray for me, all of you. I bless you. Pius P. IX." [[92]]

Ấy thế mà gần 200 năm sau, ông Ngô Đình Diệm lại tuyên bố với các chính khách Hoa Kỳ rằng, “ông tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng cực lực.” Với tình trạng cuồng tín, ngu dốt, lạc hậu và muốn bơi ngược dòng lịch sử để sống lại thời Trung Cổ như vậy, thì một em bé vừa mới hoàn tất lớp 12 bậc trung học ở Hoa Kỳ hay ở bất kỳ nước dân chủ tự do nào cũng phải bảo ông là thằng “điên khùng, cuồng tín và ngu dốt.” Ngu dốt vì không biết tí gì về lịch sử thế giới. Ông ta quả thật là nhân vật Rip Van Winkle trong một tác phẩm của nhà văn Mỹ Washington Irving (1783-1859) được phát hành vào năm 1819.

22.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Trong những buổi họp với đại diện Hoa Kỳ để bàn về Việt Nam, luận đề được đại diện Pháp luôn luôn đưa ra là “giải pháp” Ngô Đình Diệm chỉ là một cuộc thí nghiệm, “thời gian thí nghiệm đã qua”, Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ ra “không có khả năng tập hợp các lực lượng chính trị”, không được quân đội yểm trợ, không ổn định được tình hình, gây hận thù đối với Pháp, cho nên phải thay thế Ông bằng một người hay nhóm người, có khả năng hơn. Người, hay nhóm người “có khả năng hơn” nầy tất nhiên lấy trong những nhân vật mà Pháp chi phối.”

NHẬN XÉT: Đây là sự thật lịch sử. Hơn nữa, Đảng Xã Hội của ông Pierre Mendès France lên cầm quyền đã cho rằng, “ông Diệm vừa điên khùng, vừa cuồng tín, vừa ngu dốt” như đã nói trên, vì thế, họ càng cho rằng ông Diệm“không có khả năng tập hợp các lực lượng chính trị” và càng không xứng đáng được họ ủng hộ. Nhưng vì Pháp đang ở thế yếu, lại được Mỹ đấm mõm bằng 100 triệu Mỹ Kim (như đã nói ở trên), thì mọi việc dù Pháp có chê bai và chống đối ông Diệm mãnh liệt đến mức nào đi nữa, thì cũng chẳng đi đến đâu, và vào thời điểm này, ông Diệm cũng vẫn được Mỹ tiếp tục cho làm thủ tướng.

23.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Những đại diện Mỹ ở Sài Gòn – các cố vấn McClintock và Kidder, Đại Sứ Heath, Đặc Sứ Collins – cũng ngã xiêu theo quan chức Pháp, nhất là những quan chức nầy có uy tín như Phó Cao Ủy Dejean, và Tướng Ely, và nhiều lần đề nghị với chính phủ Hoa Kỳ nên thay thế Ông Diệm. Ngay cả ngoại trưởng Dulles và Tổng Thống Esenhower cũng chấp nhận nguyên tắc nầy sau khi nghe phúc trình của Đặc sứ Collins về vụ Ông Diệm ra lệnh cho quân đội quốc gia dẹp Bình Xuyên, và ngày 27-4-1955 đã điện cho tòa đại sứ Sài Gòn chỉ thị về quyết định nầy. Họ bực bội với Ông Diệm vì Ông từ chối những giải pháp mà họ cho là có khả năng ổn định tình hình.”

NHẬN XÉT: Những người Mỹ chống đối ông Diệm này không phải là tín đồ Ca-tô của Nhà Thờ Vatican. Vì thấy rằng ông Diệm “vừa điên khùng, vừa cuồng tín, vừa ngu dốt” như vậy, nên họ chống đối. Nhưng họ là những người kém thế nếu so với ông John Foster Dulles nắm giữ chức Tổng Trưởng Bộ Ngọai Giao, với ông Allen W. Dulles nắm giữ chức vụ Giám Đốc CIA, với Hồng Y Spellman, với sự tích cực ủng hộ của các ông John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ), Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), Walter Judd (Dân Biểu), William Douglas (Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện), Francis Spellman (hồng y), McGuire (linh-mục), Emmanual Jacque (linh-mục) Carroll (giám-mục), Edmund Walsh (giáo sư). Vì thế mà ông Diệm được chính quyền Mỹ của Đảng Cộng Hòa hết lòng ủng hộ và giữ lại cầm quyền ở Việt Nam làm tay sai cho họ và cho Nhà Thờ Vatican. Xem lại nhận xét về đọan văn số 20 ở trên.

24.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Lý do thật sự của thái độ nầy là sự bực bội của họ trước thái độ cứng rắn, không nhân nhượng của Ông Diệm. Nói cho đúng, quan chức Pháp cũng như quan chức Mỹ ở Sài Gòn hồi đó bực bội với Ông Diệm vì Ông tỏ ra một người không dễ bảo. Nói trắng ra, Ông Diệm không chịu làm bù nhìn, dù là của Pháp hay của Mỹ, nhất là khi những đề nghị của họ vi phạm độc lập, danh dự, và tương lai của Việt Nam.”

NHẬN XÉT: Trước hết, cũng xin nói rõ, khi ông Ngô Đình Diệm đáp máy bay từ Âu Châu về Sàigòn vào ngày 26/6/1954 và chính thức nhậm chức vào ngày 7/7/1954, thì ông Donald Health là Đại-sứ Mỹ ở Sàigòn. Ông Healh tiếp tục giữ chức vụ này đến ngày 8/11/1954 thì ông Lawrence J. Collins đến thay thế. Ông Collins giữ chức vụ này đến ngày 28/5/1955, thì ông ông Frederick Reinhardt đến thay thế. Như đã trình bày trong các phần nhận xét về các đọan văn ở trên, các viên chức Pháp cũng như các viên chức Mỹ hồi đó nếu cảm thấy bực bội với ông Diệm, một phần là do tinh thần chống Vatican, một phần là thấy ông Diêm vừa “điên khùng, vừa cuồng tín, vừa ngu dốt” chẳng hạn như ông ông E. Faure, ông Pierre Mendès- France, và các thành phần trong Đảng Xã Hội Pháp đã có cái nhìn về ông Diệm là như vậy. Trong khi đó thì những chính khách thuộc phe Ca-tô như ông Georges Bidault và Đảng Ca-tô MRP của ông ta luôn luôn nhiệt tình ủng hộ ông Diệm. Nhưng dù sao, nước Pháp bấy giờ đã thất thế, cho nên dù Pháp ủng hộ ông Diệm hay Pháp chống đối ông Diệm cũng không làm cho chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower (lúc đó đang cấu kết chặt chẽ với Nhà Thờ Vatican) phải quan tâm.

Còn về phía Mỹ, vì ông Đại-sứ Mỹ Lawrence J. Collins có cái nhìn khoan dung đối với các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo và muốn lối kéo họ về với chính quyền Sàigòn bằng thương thuyết và mua chuộc bằng tiền bạc, trong khi ông Diệm lại có cái nhìn đối với các giáo phái này bằng tâm trạng của một tín đồ Ca-tô cuồng tín, muốn tiêu diệt họ bằng bạo lực. Hơn nữa, cũng như Thủ Tướng Pháp E. Faure đã đả kích ông Diệm nặng nề, gọi Ông là “điên khùng”, thì ông Đại-sứ Collins cũng có ngôn ngữ đả kích ông Diệm giống như vậy. Ngòai ra, ông Đại Sứ Collins còn nhận được chỉ thị của Bộ Ngọai Giao Mỹ đến chất vấn ông Diệm về vụ ông Diệm để cho ông Ngô Đình Cẩn và Bà Cả Lễ kinh tài bằng việc buôn lậu gạo ra Bắc. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

“16/3/1955: Washington D.C: Dulles chỉ thị Collins hỏi Diệm về vấn để chở gạo ra Bắc.”[93]

Chuyện anh em ông Ngô Đình Diệm buôn lậu gạo ra miền Bắc, xin xem thêm các trang 405-409 trong sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của tác giả Đỗ Mậu.

Do đó, Đại-sứ Collins càng tỏ ra khinh rẻ và chống ông Diệm.

Tuy nhiên, ông Đại-sứ Collins cũng chỉ là viên chức nằm dưới quyền của ông Bộ Trưởng Bộ Ngọai Giao John Foster Dulles, phe cánh của Hồng Y Spellman. Cho nên cuối cùng, ông Đại-sử Collins bị triệu hồi về Mỹ vào cuối tháng 5/1955. Người đến thay thế Đại-sứ Collins là ông Frederick Reinhardt, trình ủy nhiệm thư vào ngày 28/5/1955.

25.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Ví dụ như: Sau những xáo động ở Thủ Đô do Bình Xuyên và Tướng Hinh gây ra trong mùa Thu 1954, Đại sứ Heath đề nghị Ông Diệm lưu Tướng Hinh lại trong quân đội, nhưng Ông Diệm không chấp nhận. Đại sứ bèn quyết định là Ông Diệm phải ra đi, và ông tường trình về Washington như sau: “Chúng ta phải tranh thủ thời gian để chuẩn bị điều mà Mendès France gọi là “một cơ cấu chính quyền khác”… Tất cả mọi người ở tòa Đại Sứ tin chắc rằng Ông Diệm không thể tổ chức và điều hành một chính quyền vững mạnh”. Đặc sứ Collins đã nhiều lần, đặc biệt là ngày 13-12-1954 và ngày 31-3-1955, điện cho Tòa Bạch Ốc đề nghị thay Ông Diệm vì Ông Diệm “quá cứng rắn”. Các đề nghị của ông không được chấp nhận. Nhưng hạ tuần tháng 4-1955, sau vụ chạm súng giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia, một buổi họp quan trọng được tổ chức tại Tòa Bạch Ốc để nghe phúc trình, một giải pháp do ông đề nghị được chấp nhận: loại Ông Diệm khỏi chức vụ thủ tướng, đưa ông Trần Văn Đỗ thay thế Ông, và Bác sĩ Phan Huy Quát làm Phó Thủ Tướng. Trong những người chấp thuận có cả Ngoại trưởng Dulles và Tổng Thống Eisenhower. Lập trường nầy được thông báo cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ngày 27-4-1955.”

NHẬN XÉT: Như đã trình bày rõ ràng ở các phần trên, về phía Mỹ, vào thời điểm 1954-1960 (những năm Đảng Cộng Hòa nắm quyền trong Tòa Bạch Ốc), những người triệt để ủng hộ ông Diệm là những tín đố Ca-tô có thế lực trong chính quyền Mỹ lúc bấy giờ. Họ đang nắm thế thượng phong và có rất nhiều quyền lực trong Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ và cơ quan CIA. Ngòai ra, trong Quốc Hội, họ lại còn có những nhân vật có thế lực như John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ), Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), Walter Judd (Dân Biểu). Tại Tối Cao Pháp Viện họ có ông William Douglas. Hơn nữa, họ lại còn có nhân vật quan trọng trong các Nhà Thờ triệt để ủng hộ và tích cực vận động cho ông Diệm được tiếp tục cầm quyền. Những nhân vật đó là Francis Spellman (hồng y), McGuire (linh-mục), Emmanual Jacque (linh-mục) Carroll (giám-mục), Edmund Walsh (giáo sư). Trong khi đó, phe chống đối ông Diệm ở trong tình trạng bị lép vế.

Về vấn đề đánh dẹp Bình Xuyên, như đã nói trong mục nhận xét về đọan văn số 17 ở trên. Công lao đánh dẹp lọan đảng này từ A đến Z đều là của Đại Tá Lansdale. Đại Tá Lansdale là thuộc hạ thân tín của ông Giám Đốc CIA Allen W. Dulles (tín đồ ngoan đạo của Vatican) và cũng là người quyết tâm vận động để cho ông Diệm được tiếp tục ở lại cầm quyền. Nói tóm lại, trong những năm 1954-1960, phe Ca-tô người Mỹ triệt để ủng hộ ông Diệm đã nắm thế thượng phong trên sân khấu chịnh trị Mỹ và họ đã thắng thế. Nhờ vậy mà ông Diệm mới được giữ lại cầm quyền.

26.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Sự chấp nhận trên đây của Ngoại Trưởng Dulles cũng khá lạ, vì ông là người ủng hộ giải pháp Diệm mạnh nhất. Nhưng thật ra, ông cũng đã phòng xa. Trong một văn thư gởi Đặc sứ Collins ngày 20-4-1955, trước khi ông nầy rời Sài Gòn đi Washington, ông nêu ra 2 điều kiện để quyết định sự ở lại hay ra đi của Ông Diệm:

a.- Ông Diệm có can đảm và quyết tâm để hành động và

b.- Ông ta có sự trung thành của quân đội không?

Nếu Ông Diệm thất bại một trong hai điều kiện nầy thì Ông phải ra đi.”

NHẬN XÉT: Đoạn văn này vô bổ. Những ngôn ngữ và hành động của ông Ngoại Trường Mỹ Dulles là ngôn ngữ và hành động của một nhà ngoại giao, nhưng bản chất của nhà ngọai giao này là một tín đồ ngoan đạo của Nhà Thờ Vatican. Vì không hiểu biết lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã, cho nên ông Tôn Thất Thiên mới nói rằng, “Sự chấp nhận trên đây của Ngoại Trưởng Dulles cũng khá lạ …” Hơn nữa, cái túi tiền của Mỹ trả lương cho quân đội miền Nam lúc bấy giờ là sự trung thành của đạo quân này đối với Mỹ tức là đối với ông Diệm, vì bản chất của quân đội này là quân đôi đánh thuê. Thiết tưởng cả ông John Foster Dulles và ông Đại-sứ Collins đều biết như vậy. Có thể là vì không có khả năng nhậy bén về chính trị, cho nên ông Tôn Thất Thiện và ông TS Phạm Văn Lưu đều không biết sự thật này.

27.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Nhưng ngày 28-4-1955, quân Bình Xuyên lại tấn công quân đội quốc gia. Ngày 29-4-1955, bất chấp sự khuyến cáo của Tướng Ely, Ông Diệm ra lệnh cho quân đội đánh trả, và quân đội quốc gia đã thắng. Chính phủ Mỹ hiểu rằng những dự đoán của Tướng Ely về Ông Diệm không có khả năng địch lại quân Bình Xuyên là sai lầm, và làm cho Đặc sứ Collins cùng Chính phủ Mỹ quyết định sai lầm. Từ nay họ không còn tin vào nhận định của Pháp nữa. Ngày 1-5-1955 nhận lệnh Tổng Thống Eisenhower, Ngoại Trưởng Dulles gởi điện đến Paris và Sài gòn hủy bỏ điện tín ngày 27-4-1955. Ngày 8-5-1955, tại hội nghị Anh-Mỹ-Pháp ở Paris Ngoại Trưởng Dulles tuyên bố rằng về Việt Nam, từ nay sẽ không còn thỏa hiệp chung Mỹ-Pháp nữa.”

NHẬN XÉT: Tất cả mọi kế hoạch, sách lược và quyết định đánh hay không đánh Bình Xuyên đều do ông Đại-tá Lansdale cả. Nói rằng ông Diệm ra lệnh đánh trả là có thâm ý muốn đánh bóng ông Diệm. Xin đọc lại phần nhận xét về đọan văn số 17 ở trên, thì sẽ thấy rõ vấn đề này.

28.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Ông Diệm thắng. Cái thắng của Ông Diệm là sự thắng của can đảm, và cương quyết bảo vệ chính nghĩa quốc gia Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, nó là một cái thắng của chính Ông, dù Ông bị Pháp cản trở và không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ.”

NHẬN XÉT: Lại nhân vơ để đánh bóng ông Diệm nữa. Thắng hay thua đều là của Mỹ và do Mỹ cả. Nếu không được chính quyền Mỹ triệt để ủng hộ, nếu không có túi tiền của Mỹ để trả lương cho quân đội đánh thuê do Pháp chuyển nhượng cho Mỹ, nếu Mỹ không bỏ tiền ra mua các ông tướng của các giáo phái Cao Đài như Tướng Trình Thế, Văn Thành Cao, và Tướng Hòa Hảo Trần Văn Sóai, Lâm Thành Nguyên và Nguyễn Giác Ngộ, và nếu không có Đại-tá Lansdale lặn lội đi mua các ông tướng của các giáo phái này, và bày mưu tính kế, xông xáo và ở hậu trường chỉ huy chiến dịch đánh dẹp Bình Xuyên (như đã nói rõ ràng trong phần nhận xét về đọan văn số 17 ở trên), liệu ông Diệm có còn tiếp tục được ngồi ở trong Dinh Độc Lập hay không? Hay là đã bị lôi ra đập chết ngay từ những ngày đầu tháng 5 năm 1955 rồi, chứ không phải đợi đến lúc 7:30 sáng ngày 2/11/1963!

29.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Sự thắng nầy đưa đến những quyết định căn bản mang lại độc lập thật sự cho Việt Nam trong vòng chỉ 1 năm: về mặt chính trị Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp tự chọn quy chế cho mình – chế độ Cộng Hòa – thâu hồi chủ quyền về ngoại giao: bang giao giữa Việt Nam và Pháp qua Bộ Ngoại Giao Pháp thay vì Bộ Các Quốc Gia Liên Kết nữa và Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn và Cao Ủy Việt Nam tại Paris thành Tòa Đại Sứ, chấm dứt lệ thuộc Việt Nam vào Pháp; thâu hồi chủ quyền về quân sự: ngày 26-4-1956 quân đội Pháp rút hết khỏi Việt Nam, quân đội Việt Nam không còn lệ thuộc vào Pháp nữa, viện trợ Hoa Kỳ cấp trực tiếp cho Việt Nam; chủ quyền kinh tế tài chính: cuối tháng 12 năm 1955, Việt Nam ra khỏi khu Phật lăng; giáo dục: Việt Nam tự do nhận giáo sư, chuyên viên từ bất cứ nơi nào, và giới sinh viên ra bất cứ nơi ngoại quố́c nào.”

NHẬN XÉT: Lại nói láo và nhận vơ để đánh bóng cho anh em ông Diệm nữa. Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong phần nhận xét về đọan văn số 15 v à 16 ở trên. Xín nhắc lại, khi bị thảm bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/4/1954, Pháp muốn Mỹ nhẩy vào cứu Pháp để Pháp có thể mà cả với thế mạnh trong việc thương thuyết với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954. Nhân cơ hội này, Mỹ làm áp lực, buộc Pháp phải trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Pháp chấp nhận điều kiện này và đã trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam từ ngày 4/6/1954, tức là 33 ngày trước khi ông Diệm nhậm chức. Những ngày sau đó chỉ là công việc thực thi những điều khỏan đã ghi trong Hiệp Ước 4/6/1954 mà thôi.

30.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Như TS Lưu nhấn mạnh: những chuyển biến trên “mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam (1884-1956)”. Người thực hiện được điều nầy cho Việt Nam là Ông Ngô Đình Diệm. Với tác phẩm Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam 1954-1963 TS Lưu đã giúp ta thấy rõ điều nầy.”

NHẬN XÉT: Lại nói láo và nhân vơ để dánh bóng anh em nhà Ngô nữa, giống như đọan văn 29 ở trên. Không có Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh lãnh đạo phong trào nổi dậy của nhân ta và lãnh đạo cuộc Kháng Chiến 1945-1954, tất nhiên là Liên Minh Pháp – Vatican đã trở lại tái chiếm Đông Dương và đã thành công trong việc tái lập nền thống trị của chúng ở Việt Nam rồi, và nếu như vậy, dân ta còn khốn khổ gắp ngàn lần so với những năm 1885-1945, vì rằng bọn thập ác Ca-tô càng ngày càng trở nên tham tàn hơn, ác độc hơn, dã man hơn và khốn nạn hơn.

31.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Cũng như với TS P.V. Lưu, những sưu khảo của TS Nguyễn Ngọc Tấn đóng góp một phần quan trọng vào việc soi sáng giai đoạn lịch sử 1954-1963, thời gian Ông Diệm cầm quyền. Những sưu khảo nầy nhằm vào chủ thuyết Nhân Vị. Theo Tiến Sĩ Tấn, trong 40 năm qua, “chưa có cuốn sách nào viết về chủ nghĩa Nhân Vị dưới khía cạnh hàn lâm [khoa học] cũng như đánh giá về tầm quan trọng của nó như một chủ thuyết chính trị” dù rằng chủ thuyết nầy là chủ thuyết khai sinh ra nền Cộng Hòa đầu tiên tại Việt Nam. Đây là “một vấn đề lịch sử còn tồn đọng” trong thế kỷ qua. Bài của ông tìm hiểu vấn đề nầy, đặc biệt tìm giải đáp cho những “nghi vấn lịch sử” sau đây:

a.- chủ nghĩa Nhân Vị là gì?

b.- Quan niệm Nhân Vị về các lý tưởng của cuộc cách mạng quốc gia ra sao và thể hiện qua các đường lối chính sách như thế nào?

c.- Về nguồn gốc triết học Nhân Vị là thuyết ngoại lai hay mang bản chất chính trị văn hóa của Việt Nam?”

NHẬN XÉT: Người viết chừa hề được đọc tác phẩm của ông TS Tấn và cũng chưa hề biết ông tiến sĩ này. Cứ theo lời ông Tôn Thất Thiện nói về ông tiến sĩ này, người viết nghĩ rằng ông Tiên sĩ Tấn là tín đồ Ca-tô thuộc lọai ngoan đạo. Như đã trình bày trong Phần II, các điều 26, 31 và 36, những tín đồ Ca-tô ngoan đạo không thể nào trở thành một người viết sử vô tư được, và tác phẩm lịch sử của họ đều là vô giá trị. Nếu ông TS Tấn là tín đồ Ca-tô ngoan đạo, thì tác phẩm của ông ta ở vào trường hợp này.

Về thuyết Nhân Vị của anh em ông Nhu, phần nhận xét về đọan văn số 15 ở trên đã nói rồi.

32.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“TS Tấn nói: những nghi vấn trên đây sẽ được bàn luận “một cách tỉ mỉ” và “những câu trả lời sẽ đặt nền móng cho công việc thẩm định phẩm chất lãnh đạo và những đóng góp lịch sử của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong 9 năm cầm quyền.”.

NHẬN XÉT: Thẩm định như thế nào để có thể xóa nhòa được thành tích tham tàn, bạo ngược và dã man của ông Diệm và chế độ đạo phiệt Ca-tô của ông ta trong chín năm cầm quyền khiến cho sách sử đãi ghi nhận ông Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân lọai?

33.- Ông Tôn Thất Thiện viếti:

“Bài khảo luận của TS Tấn “Chủ Nghĩa Nhân Vị, Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ” chứa rất nhiều dữ kiện, suy diễn, và phân tích rất tỉ mỉ, buộc độc giả phải đọc kỹ và nghiền ngẫm, không thể kể chi tiết ở đây. Bài nầy chỉ đề cập đến một số khía cạnh cần được độc giả đặc biệt chú tâm.”

NHẬN XÉT: Cái khía cạnh cần phải chú tâm tìm hiểu là:

a.- Hơn 300 ngàn người bị sát hại trong những chiến dịch làm sáng danh Chúa. [94]

b.- “Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.” [95]

Hậu quả cúa việc làm đại ác này là:

“Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.” [[96]]

…..

42.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

“Ông Diệm đã hạ quyết tâm, “chọn con đường hy sinh để bênh vực phẩm giá con người: người ta có thể hủy diệt Ông Diệm, nhưng không thể cướp đi những giá trị thuộc về Ông ấy. Do đó, trên căn bản đạo đức nghề nghiệp, các sử gia có bổn phận đem trả lại cho Ông Diệm những gì thuộc về Ông ấy và nền Cộng Hòa. Hãy trả lại cho lịch sử những gì thuộc lịch sử.”

NHẬN XÉT: ông Tôn Thất Thiện đang đứng trên bục giảng thuyết trình cho các nhà viết sử có căn bản sử học nghe mặc dù từ thuở cắp sách đến trường từ lớp mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp tại một đại học ở nước ngòai, ông chưa hề học hết những bài lịch sử từ A đến Z trong môn Quốc Sử cũng như trong môn Lịch Sử Thế Giới và Lịch Sử Giáo Hội La Mã, chưa hề có một hoạt động nào trong ngành sử hoc. Chỉ vì ông đã hết lòng cúc cung phục vụ và trung thành với một tên bạo chúa bạo ngược nhất trong lịch sử Việt Nam và còn siêu hơn cả những tên bạo chúa khác trong lịch loài người mà ông phải bận tâm viết bài viết này.

Ông Thiện bảo rằng, “Hãy trả lại cho lịch sử những gì thuộc lịch sử.” Người viết cũng xin nói cho rõ nguồn gốc vì đâu có câu nói này và diễn tiến của nó. Như đã trình bày trong Điều 12, Phần II và nhận xét về đọan văn số 37 Phần III này ở trên, vì lòng tuyệt đối trung thành với Nhà Thờ Vatican và triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên, anh em ông Ngô Đình Diệm và chế độ đạo phiệt Ca-tô thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã hăm hở thi hành kế hoạch hóa Ki-tô miền Nam bằng bạo lực với dã tâm biến toàn thể nhân dân biến miền Nam theo Công Giáo trong vòng 10 năm (xem lại lời nhận xét về đọan văn số 27 ở trên). Kế hoạch này được thể hiện ra bằng những chiến dịch “làm sáng danh Chúa”. Những chiến dịch này được ngụy trang là những chiến dịch truy lùng và tiêu diệt Cộng Sản, trong đó có cả những hành động chèn ép và bách hại Phật Giáo. Những chiến dịch ác ôn này đã khiến cho hơn 300 ngàn nạn nhân bị sát hại và hơn một nửa triệu nạn nhân khác bị hành hạ vô man rợ dã man và giam giữ trong những nhà tù Chín Hầm (ở Huế), Phú Lợi, Thủ Đức, Võ Tánh, Cây Mai, Chí Hòa, P42 (ở Sở Thú Sàigòn) chuồng cọp ở Côn Đào và hàng ngàn các nhà tù khác ở rải rác khắp mọi nơi trong miền Nam. Trước khi bị đưa về các trại tù này, tất cả các nạn nhân đều bị tra tấn và hành hạ một cách cực kỳ dã man. Xin xem lại Điều 12, Phần II ở trên. Những hành động tội ác và cực kỳ dã man này đã làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới vô cùng căm phẫn, thù ghét anh em nhà Ngô và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa đến cùng độ của thù ghét. Cũng vì thế mà báo chí và nhân dân Hoa Kỳ cũng như báo chí và nhân dân thế giới đã tổ chức những cuộc biểu tình khổng lồ, phản đối và lên án những hành động cực kỳ phi nhân và vô cùng tàn ngược này của anh em nhà Ngô và Nhà Thờ Vatican. Cũng vì thế mà chính quyền Dân Chủ Hoa Kỳ của Tổng Thống Kennedy đã phải ra lệnh cho các ông Đại-sứ Ellbridge Durbrow (1957-13/31961), Đại-sứ Frederick Nolting (13/3/1961 - 16/6/1963) cảnh cáo anh em ông Diệm về những việc làm phản tiến hóa và dã man trong kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam. Rồi sau đó, Tòa Bạch Ốc còn gửi phái đoàn Robert S. Mc Namara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để răn đe và ra lệnh cho anh em ông Diệm phải thay đổi đường lối, từ bỏ chính sách bạo ngược đối với nhân dân miền Nam, và quay về với lương tâm và lẽ phải. Nếu không, thì sẽ có hậu quả vô cùng tai hại cho cả anh em ông ta và chế độ “cha cố” của anh em ông ta. Thế nhưng, bản chất của những tín đồ Ca-tô ngoan đạo là cuông tín, và cuồng tín là tổng hợp của ngu dốt và bạo ngược đúng như lời sử gia Bernard B. Fall đã nghi nhận:

"Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha. Quan điểm của ông ta về chính quyền là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là hình ảnh của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa. Một người Pháp theo đạo Kitô La Mã khi nói chuyện với ông ta cố ý cao giọng những tiếng "tín ngưỡng của chúng ta" thì ông ta thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một tín hữu Kitô La Mã giống như người Kitô Tây Ban Nha," thế có nghĩa ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo đạo Kitô La Mã." Nguyên văn: "Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphazise Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism." [97]

Vì cuồng tín và ngu dốt như vậy, anh em ông Diệm đã không để ý đến lời răn đe và cảnh cáo của chính quyền Hoa Kỳ qua Đại-sứ Ellbridge Durbrow cũng như Đại-sứ Đại-sứ Frederick Nolting và qua phái đoàn Robert S. McNamara đến Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 như đã nói trong Điều 10, Phần II ở trên. Vì thế mà chính quyền Hoa Kỳ mới ngoảnh măt đi và bật đèn xanh cho quân dân miền Nam vùng lên vào ngày 1/11/1963, làm cách mạng đạp đổ chế độ bạo trị Ca-tô và lôi cổ anh em ông ngô Đình Diệm ra đạp chết vào sáng sớm ngày 2/11/1963.

Thế nhưng các ông tướng lãnh lãnh đạo cuộc cách mạng 1/11/1964 chỉ là những người bất đắc dĩ phải đứng lên làm lịch sử “khử bạo cứu dân” và cũng là tự cứu bản thân của họ để khỏi rơi vào tình trạng có thể bị ám hại như các ông Hồ Hán Sơn và Trình Minh Thế. Thực sự, họ không phải là các nhà cách mạng và cũng không phải là các nhà chính trị. Vì thế họ không biết tiên liệu và cũng không biết tính xa. Cho nên, họ mới ngây thơ ngủ mơ trên chiến thắng nhất thời. Vì vậy, họ mới lúng túng không biết cách làm thế nào để duy trì quyền lực và cũng không biết cần phải thi hành những chính sách của một chính quyền cách mạng để “diệt tận gốc trốc tận rễ” tất cả những tàn tích của Nhà Thờ Vatican còn vương lại trong chính quyền cũng như trong xã hội miền Nam, giống như chính quyền Cách Mạng Pháp 1789, chính quyền Cách Mạng Ý 1870, chính quyền Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917 đã làm. Cũng vì thế mới có cuộc Chỉnh Lý vào ngày 30/1/1964, dọn đường cho việc hình thành chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 19/6/1965 và chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 9 năm 1967:

Ngày 3/9/1967, nhờ sự tiếp tay của Hồng Y New York là Fracis Spellman và Đại-sứ Ellsworth Bunker. Thiệu “đắc cử” Tổng Thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975) với 34.8% số phiếu.”[98]

Kể từ đó, “bọn quạ đen” và băng đảng Cần Lao công khai trở lại sân khấu chính trị miền Nam và lũng đoan chính quyền, chia nhau vơ vét tài nguyên quốc gia, giành chiếm cho tín đồ Ca-tô những chức vụ chỉ huy trong các cơ quan chính quyền cũng như trong quân đội để cùng nhau bốc bốt và vơ vét cho đầy túi tham một cách hết sức trắng trợn, giống y hệt như chúng đã làm trong những năm 1954-1963, nhưng ở mức độ tinh vi hơn. Trắng trợn hơn nữa, trong những năm này, các ông “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” còn cho ra đời cái gọi là “Phục hưng tính thần Ngô Đình Diệm”, cho phát hành cuốn “Bên Giòng Lịch Sử” của Lịnh-mục văn nô Cao Văn Luận và bộ sách gồm hai cuốn Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống” của Lương Khải Minh (Trần Kim Tuyến) và Cao Thế Dung để tô son điểm phấn cho cá nhân ông Ngô Đình Diệm cùng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, và cũng là để hỗ trợ cho cái phong trào quái đản trên đây. Ngoài ra, lại còn có tờ báo Xây Dựng của Linh-mục Nguyễn Quang Lãm và tờ báo Hòa Bình của Linh-mục Trần Du làm cái loa cho bộ máy tuyền truyền của Nhà Thờ Vatican theo chính sách “Tăng Sâm giết người” để tôn vinh ông Ngô Đình Diệm như là một nhà đại ái quốc đã chết vì dân tộc, bốc thơm anh em Nhà Ngô và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa lên đến chín từng mây. Dĩ nhiên là những hành động gian manh, bóp méo lịch sử như trên để đánh lừa người đời và hậu thế đã làm cho đại khối nhân dân vô cũng khinh bỉ, hết sức căm giận băng đảng văn nô Ca-tô và Nhà Thờ Vatican. Như vậy là câu nói “Hãy trả lại cho lịch sử những sự thật của lịch sử” phải là câu nói của đại khối nhân dân bị trị thuộc tam giáo cổ truyền, những nạn nhận khốn khổ của Nhà Thờ Vatican ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Nhưng dưới chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu, không có một tác phẩm lịch sử nào của các nhà viết sử có căn bản sử học được phổ biến cả.

Từ cuối năm 1975, ở hải ngọai, các hội đoàn người Việt tại các đia phương ở Bắc Mỹ và ở Úc cũng như các phương tiện truyền thông và tổ chức sản xuất các băng nhạc ở hải ngọai đều do những người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” kiểm sóat và khống chế. Họ đã biến các hội đoàn người Việt địa phương tại Bắc Mỹ và tại Úc Châu thành môt thứ chính quyền đạo phiệt Ca-tô đối với người Việt ở trong vùng của họ. Họ hăm dọa và khủng bố tất cả những người Việt bất đồng chính kiến với họ, đặc biệt là những người cầm bút có những tác phẩm nói lên những sự thật lịch sử có liên hệ đến các chính quyền miền Nam Việt Nam hay có liên hệ đến Nhà Thờ Vatican. Họ hành xử trong các cộng đồng người Việt hải ngọai giống y hệt như họ đã hành xử ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Tệ hơn nữa, họ còn hăng say đẩy mạnh những chiến dịch bóp méo lịch sử theo chính sách “cả vú lấp miệng em” để tôn vinh tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm và tô son điểm phấn cho nền Đê Nhất Cộng Hòa gấp bội phần khi còn ở miền Nam trong thời chế độ quân phiết Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu 1967-1975, vì rằng ở hải ngoại, đã bắt đầu có những tác phẩm lịch sử của những người có căn bản sử học được phổ biến mà họ không có cách nào cấm cản được.

Thế nhưng, bàn tay không che nổi mặt trời. Sự thật lịch sử vẫn là sự thật lịch sử. Trong khi những tác phẩm của những người có căn bản sử học được trình bày bằng những lập luận có sức thuyết phục với những lý luận thuận lý và có những tài liệu sử trung thực tham khảo ở trong các thư viện và internet để hỗ trợ, thì những tác phẩm của họ chỉ là những sản phẩm của những người không có căn bản sử học với những giọng điệu nhập nhằng, cãi cố cãi chày và bằng những lập luận vòng vo, quanh co, lươn lẹo không được hỗ trợ bằng những tài liệu sử trung thực. Vì thế mà những cuốn ngụy thư do họ biên soạn chỉ là “công dã tràng” vì rằng các nhà sử viết sử có căn bản sử học đã khẳng định rằng “Ngô Đình Diệm là một tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian và cũng là một trong số 100 tên bạo Chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại, và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam là một chế độ tham tàn và bạo ngược nhất trong lịch sử Việt Nam và trong lịch sử nhân lọai.”[99]

Rút cuộc, cái âm mưư che đậy những rặng núi tội ác của anh em Nhà Ngô và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa bằng cách biên sọan những ngụy thư như vậy của họ bị thất bại não nề. Chính vì lẽ này mà ông Tôn Thất Thiện mới tru tréo kêu gào “Hãy trả lại cho lịch sử những gì thuộc lịch sử.”

Đến đây, chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh ông Tôn Thất Thiện đang đứng trên bục giảng thuyết trình cho các nhà viết sử mặc dù từ thuở cắp sách đến trường từ lớp mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp tại một đại học ở nước ngòai, ông chưa hề học hết những bài lịch sử từ A đến Z trong môn Quốc Sử cũng như trong môn Sử Thế Giới, và cũng chưa hề có một họat động trong ngành sử hoc. Chỉ vì ông đã hết lòng cúc cung phục vụ và trung thành với một tên bạo chúa bạo ngược nhất trong lịch sử Việt Nam và còn siêu hơn cả những tên bạo chúa khác trong lịch sử loài người, chỉ vì tên bạo chúa này đã bị cả nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới đều ghê tởm, đã bị các nhà viết sử ghi nhận là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử loài người, cho nên ông Thiện mới cảm thấy đau xót, muốn biến tên ác quỷ này thành ông thánh đúng theo truyền thống của Nhà Thờ Vatican:

“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu bảy chương tội đối ngoại và một chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Rôma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa… Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thày tu”, và “quỷ Satan có diện mạo ông thánh.”[100]

Vì quen sống với truyền thống lừa bịp người đời như trên của Nhà Thờ Vatican, ông Tôn Thất Thiện cũng ti toe viết bài “Cần thẩm định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm & nền Đệ Nhất Cộng Hòa” để ù xoạng, nhập nhằng đánh lừa hậu thế mà không biết rằng làm như vậy là “múa rìu qua mắt thợ.” Ông tru tréo kêu gào “Hãy trả cho lịch sử những gì của lịch sử” mà không biết rằng “những gì thuộc về lịch sử đã được trả lại cho lịch sử” bằng lời khẳng định rằng “tên Ngô Đình Diệm là thằng bạo chúa phản thần tam đại Việt gian” và là “môt trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại”, rằng “chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa là một chế độ tham tàn, bạo ngược và dã man nhất trong lịch sử Việt Nam và lịch sử nhân lọai”, và rằng: "chính quyền Ngô Đình Diệm là "Triều Đại Ngô Đình Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu." ("Diem's Dynasty and the Nhu Bandits.")

Ai cũng biết rằng ông Tôn Thất Thiện biết rõ về bản thân của ông hơn ai hết là “kiến thức về sử học của ông chỉ là con số không vĩ đại (un grand zéro tout rond). Tiền nhân ta thường dạy, “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.” (Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giã.) Xin ông Thiện hãy tự trọng! Hãy giữ lại một chút liêm sỉ để nhìn lại bản thân, tự xét mình có tư cách gì để nói câu nói này. Kẻ sĩ ngày xưa còn có cái dũng và cái liêm sỉ của kẻ sĩ. Chẳng lẽ người trí thức ngày nay có bằng tiến sĩ như ông Tôn Thất Thiện lại không có một chút tối thiểu liêm sỉ hay lương tâm của người trí thức hay sao?

Về ông TS Phạm Văn Lưu: Ông TS Tôn Thất Thiện ca tụng tác phẩm "Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam 1954-1965: Một Cuộc Cách Mạng" của ông TS Phạm Văn Lưu và ông TS Nguyễn Ngọc Tấn. Người viết không biết rõ ông TS Nguyễn Ngọc Tấn và cũng không hề đọc một tác phẩm nào của ông tiến sĩ này, cho nên xin miễn nói đến ông TS Tấn. Tình cờ, người việc được địoc một tác phẩm khác của ông TS Phạm Văn Lưu có tựa đề là "26 tháng 10: Ngày Độc Lập Của Việt Nam" đăng trên Internet http://vietcyber.com/forums/showthread.php?t=126774.

Vào đề tập sách này ông TS Lưu viết:

"Hàng năm, vào ngày 2 tháng 9, Hà Nội long trọng tổ chức Ngày Độc Lập cho Việt Nam . Ý muốn của chính quyền Việt Nam hiện nay là cho dân chúng biết rằng chính họ là người đánh đuổi thực dân Pháp dành Độc Lập cho Việt Nam .

"Nhưng ngày nay những tài liệu lịch sử khả tín đã chứng minh ngược lại. Thật vậy, Hồ Chí Minh chưa bao giờ đánh đuổi được người Pháp khỏi Việt Nam, mà còn ký hiệp ước Sơ Bộ ngày 6. 3. 1946 cho phép Thực Dân Pháp chính thức trở lại miền Bắc tái lập chế độ thuộc địa, sau khi chính quyền Pháp tại Đông Dương bị quân đội Nhật đảo chánh ngày 9. 3. 1945. Mục đích của Hồ Chí Minh khi ký Hiệp Định này là mượn tay Thực Dân Pháp tiêu diệt các Đảng Phái Quốc Gia, nhằm thiết lập chế độ độc tài toàn trị trên cả nước. Họ đã đạt được mục tiêu này, nhưng sau đó, vì quyền lợi mâu thuẩn giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Thực Dân Pháp, Hồ Chí Minh phát khởi cuộc chiến tranh Việt-Pháp vào ngày 19. 12. 1946, áp dụng chính sách tiêu thổ kháng chiến hủy hoại toàn bộ đất nước và tài sản quốc gia một cách vô ích, cho mục tiêu duy trì quyền thống trị độc tài của Đảng Cộng Sản trên lãnh thổ Việt Nam."

Đọc xong hai đọan văn này của ông TS Phạm Văn Lưu, người viết nhớ lại một đọan văn của các ông mệnh danh là Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Cận Và Hiện Đại viết trong cuốn "Việt Nam Cuộc Chiên Quốc Gia - Cộng Sản Sự Kiện - Nhân Chứng - Tài Liệu [Tập I] (Santa Clara, CA,: TXB, 2002). Đó là đoạn văn chót của Trang Dẫn Nhập ở nơi trang XVII với nguyên văn như sau:

Một sự kiện lịch sử bi thảm nhất đó là chính Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam vào năm 1946, đã thương lượng mời quân Pháp trở lại chiếm đóng đất nước để họ rảnh tay thanh toán những người quốc gia không chấp nhận cộng sản. Hành động này đã làm cho các chính phủ quốc gia từ ngày Hoàng Đế Bảo Đại hồi loan về chấp chánh và Chánh Phủ Ngô Đình Diệm đã phải đương đầu cùng một lúc với hai thế lực thực dân Pháp và lực lượng Việt Minh cộng sản đang vào rừng lập chiến khu đánh phá sát hại nhân dân.”

Những đọan văn trên đây của ông TS Phạm Văn Lưu và của Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Cận Và Hiện Đại đều có những điểm giống nhau về luận điệu bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử và đều có dã tâm gán cho ông Hồ Chí Minh cái tội đã "ký hiệp ước Sơ Bộ ngày 6. 3. 1946 cho phép Thực Dân Pháp chính thức trở lại miền Bắc tái lập chế độ thuộc địa" để và chạy tội cho Nhà Thờ Vatican, chạy tội cho những tín đồ Ca-tô đã nhắm mắt tuân hành lệnh tuyền của Vatican để rồii tích cực tiếp tay cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam trong thời Kháng Chiến 1945-1954, và chạy tội cho các chính đảng xôi thịt mà họ gọi là "Đảng Phái Quốc Gia", đồng minh thân thiết Nhà Thờ Vatican trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1945 cho đến ngày nay.

Để phản bác luận điệu trên đây của ông TS Phạm Văn Lưu và cũng là luận điệu của Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Cận Và Hiện Đại, người viết xin trình bày như sau:

Những người am tường lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại đều biết rằng, không phải đợi đến khi ông Hồ Chí Minh ký Thỏa Hiêp Sơ Bộ 6/3/1946 cho phép Thực Dân Pháp chính thức trở lại miền Bắc tái lập chế độ thuộc địa", rồi Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican mới đem quân tấn công và chiếm đóng Việt Nam. Sự thật lịch sử là cái liên minh xâm lược này đã có dã tâm tái chiếm Đông Dương ngay từ cuối tháng 3 năm 1945 (gần một năm trước đó) với lời tuyến bố của ông Charles de Gaulle vào ngày 24/3/1945 (The March Declaration) theo đó ông ta khẳng định rằng,“Tương lai Đông Dương nằm trong Cộng Đồng Pháp như là một thuộc địa..” Đây là sự thật lịch sử và được sách sử ghị lại rõ ràng như vậy. Sách Vietnam: A Political History viết:

Sau hơn một năm nghiên cứu của một ủy ban đặc biệt, Chính Quyền Pháp tuyên bố rõ ràng về tương lai của Đông Dương là trong Cộng Đồng Pháp Quốc. Bản tuyên bố này được gọi là Bản Tuyên Ngôn 24/3/1945. Bản tuyên ngôn này được công bố vào hai tuần lễ sau khi người Nhật lật đổ ách thống trị của Pháp ở Đông Dương và đã để cho người Việt Nam tuyên bố quyền độc lập cúa họ, nhưng Bản Tuyên Ngôn 24/3/1945 lại không nói gì đến cả hai biến cố này.” Nguyên văn: “Aftter more than a year of study by a special commission, the French Government made an explicit statement about the future of Indochina within the French Community, as the colonial empire were henceforth euphemistically called.)This was the so-called Declaration of March 24, 1945. Published exactly two weeks after the Japanese put an end to French rule in Indochina and had allowed the Vietnamese to proclaim their independence, the March Declaration took no notice of either event. Independent was not even mentioned.”Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederich A. Praeger, 1968), p. 212.

Rồi sau đó, ngày 16/8/1945, Tướng Leclerc được lệnh đem quân sang Việt Nam, và ngày 17/8/45, chính quyền de Gaulle thỏa thuận (cấu kết) với Tòa Thánh Vatican bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry D’ Argenlieu nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương kiêm nhiệm chức vụ Tổng Tư Lệnh Đoàn Quân Viễn Chinh tái chiếm Đông Dương. Sự kiện này được sử gia Joseph Buttinger ghi nhận trong cuốn Vietnam: A Political History như sau:

Ngày 16 tháng 8, Tướng Leclerc được lệnh đem quân sang Việt Nam. Ngày 17 tháng 8. Paris bổ nhậm Đô Đốc Thierry d’ Argenlieu giữ chức Cao Ủy Đông Dương lo việc quản lý Đông Dương.” Nguyên văn: “On August 16, troops under the command of General Leclerc, a military hero of the European war, were ordered to proceed from France, Madagascar, and Calcutta to Vietnam. On August 17, Paris appointed Admiral Thierry d’ Argenlieu High commissioner of the new Frenh administration for Indochina.”Joseph Buttinger. Ibid, 215.

Tháng 10/1945, một trung đoàn quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Massu đổ bộ vào miền Nam tăng cường cho thế lực Liên Minh Pháp-Vatican đã có sẵn ở đây để chuẩn bị mở những cuộc hành quân tiêu diệt các lực lượng Kháng Chiến Việt Nam ở miền Nam. Sự kiện này được sử gia Bernard B. Fall ghi lại trong cuốn The Two Vietnams như sau:

Tướng Massu lúc đó đang chỉ huy quân đội ở miền Đông nước Pháp, được lệnh chỉ huy trung đoàn đầu tiên tiến vào lãnh thổ Việt Nam vào tháng 10 năm 1945.Nguyên văn: “General Massu, who now commmands French troops in eastern France, commanded the first regimental combat team that landed in Vietnam in October, 1945.”)Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1967), p 69-70.

Việc Pháp đem quân ra Bắc và việc ông Hồ Chí Minh cùng ông Vũ Hồng Khanh ký bản Thỏa Hiệp Sơ Bộ 6/3/1946 được Giáo-sư Lê Xuân Khoa ghi nhận trong cuốn Việt Nam 1945-1975 như sau:

“Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Trung Hoa ký với Pháp bản thỏa ước Trùng Khánh, đồng ý cho quân đội viễn chinh Pháp tới thay thế quân đội Trung Hoa ở miền Bắc Việt Nam để đổi lấy việc Pháp trả lại các đặc quyền và nhượng địa đã chiếm đoạt từ thế kỷ trước. Ngoài ra, Trung Hoa cũng được Pháp dành cho một số quyền lợi về kinh tế ở Việt Nam. Đại Tướng Leclerc, tư lệnh Đoàn Quân Viễn Chinh Pháp tới Sàigòn, lập tức ra lệnh cho chiến hạm chuyển quân ra Bắc, dự liệu sẽ tới cảng Hải Phòng ngày 6 tháng Ba. Để tránh đụng độ quân sự, Hồ Chí Minh vội vã chấp thuận các điều khỏan trong Hiệp Định Sơ Bộ, theo đó Việt Nam được nhìn nhận là một nước “tự do” trong Liên Bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp, có chính phủ riêng nhưng chỉ được chia một phần cai trị về đối nội. Việt Nam bằng lòng cho 15 ngàn quân Pháp tới thay thế quân Trung Hoa. Pháp đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba miền đất nước. Ngày ký Hiệp Định Sơ Bộ là ngày 6 tháng Ba. Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Tường Tam không chịu tham dự. Phó Chủ Tịch Quân Ủy Vũ Hồng Khanh phải ký tên cùng với Hồ Chí Minh trên bản Hiệp Ðịnh. Mặc dù đã có sự chia sẻ trách nhiệm như vậy, dư luận đã tỏ ra bất mãn và các đảng phái quốc gia chỉ trích Hồ Chí Minh rất nặng, thậm chí lên án ông “bán nước cho Pháp.” Ngày hôm sau, Việt Minh phải tổ chức một buổi mít tinh trước Nhà Hát Lớn thành phố để Chủ Tịch Hồ Chí Minh giải thích. Ông kết luận bằng một lời thề: “Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước.” Lê Xuân Khoa, Viêt Nam 1945-1995 (Bethesda, MD: Tiên Rồng, 204), tr..66-67.

Thiết tuởng rằng bất kỳ người nào mới học xong bậc tiểu học và chỉ cần có trình độ thông minh trung bình với chỉ số thông minh vào khoảng 90-100 (IQ = 90-100) thôi, nếu chịu khó tìm đọc tài liệu lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, tất nhiên người đó cũng nhìn thấy rõ ràng sự thật lịch sử cúa Việt Nam vào thập niên 1940 là như vậy!

Ấy thế mà ông Phạm Văn Lưu có văn bằng tiến sĩ về môn sử lại tốt nghiệp tại một trường đại học ở Úc Đại Lơi và các ông tự nhận là Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Cận Và Hiện Đại lại không biết những sự thật lịch sử đơn giản này! Vì không biết những sự thật lịch sử đơn giản như vậy, cho nên ông TS Phạm Văn Lưu và các ông trong Nhóm Nghiên Cự Lịch Sử Cận Và Hiện Đại mới loạng quạng rơi vào tình trạng "ăn ốc nói mò", "múa rìu qua mắt thợ" nói quàng nói xiên. Thật là đáng buồn! Thật là tội nghiệp cho cái bang tiến sĩ về môn sử học của ông Phạm Văn Lưu! Thật là tội nghiệp cho cái danh xưng "Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Cận và Hiện Đại"!

Vấn đề đặt ra là phải chăng tác giả cuốn "Ngày 26/10 Ngày Độc Lập Của Việt Nam" và các ông tác giả cuốn "Việt Nam Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Công Sản..." có chủ tâm xuyên tạc sự thật bóp méo lịch sử để chạy tội cho Nhà Thờ Vatican và chạy tội cho những người đồng đạo của họ về những hành động tiếp tay cho liên minh giặc xâm lăng Pháp - Vatican trong suốt chiều dài lịch sử từ giữ thế kỷ 19 cho đến ngày 30/4/1975? Điều này chỉ có TS Phạm Văn Lưu và các ông tự nhận là Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Cận Và Hiện Đại biết rõ hơn ai hết!

Về mấy đảng xôi thịt mà ông TS Phạm Văn Lưu và các ông trong Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Cận và Hiên Đại gọi là các Đảng Phái Quốc Gia, vấn đề này đã được người viết trình bày đầy đủ trong các chương 5, 6 và 7 trong sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia. Sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ tháng 7/2008.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ là các tác giả của các cuốn sách "Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam: Một Cuộc Cách Mạng", "26 Tháng 10: Ngày Độc Lập Việt Nam" và "Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản..." là những người thuộc về phía "họ" được đề cập trong Phần II ở trên và đều ở vào tình trạng của 40 điều trong đó. Vì thế mà "họ" đều là "những người viết sử tài tử, viết theo nguyên tắc "tốt khoe ra, xấu xa đạy lại" với mục đích duy nhất là chạy tội cho Nhà Thờ Vatican, chạy tội cho giới tu và tín đồ Ca-tô người Việt đã làm Việt gian bán nước cho Vatican Pháp, chạy tội cho các chinh quyền miền Nam Việt Nam, đặc biệt chạy tội cho anh em tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm bạo quyền Đệ Nhất Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa." Vì thế mà khi biên sọan những tác phẩm của họ, họ tìm đủ mọi cách để làm thế nào đạt được mục đích bất chánh này bằng cách:

1.- Bưng bít hay giấu nhẹm những sự kiện lịch sử mà họ cho rằng bất lợi.

2.- Diễn dịch lươn lẹo để cho độc giả hiểu sai lạc lịch sư theo chiều hướng có lợi cho mục đích của họ.

3.- Thêm thắt những điều tốt đẹp tưởng tượng để tô son điểm phấn cho cá nhân hay thế lực mà tôn thờ và bênh vực.

4.- Nhân vơ những việc làm tốt đẹp của cá nhân hay thế lực khác để khóac cho cá nhân hay thế lực mà họ tôn thờ và bênh vực như trường hợp đọan văn 16 ở trên và trường hợp tín đồ Ca-tô người Việt thường nhận vơ rằng văn minh Tây Phương là văn minh Thiên Chúa Giáo. Trong khi đó thì lịch sử và thực tế cho thấy rằng Giáo Hội La Mã đã liên tục chống đối, đàn áp và bách hại các nhà đại trí thức, các nhà khoa và các đại tư tưởng gia trong suốt chiều dài lịch sử từ khi Chủ Nghĩa Nhân Bản (Humanism) ra đời vào đầu thế kỷ 14 xuyên qua các Thời Đại Kho Học và Lý Tri (1500-1789) và cho đến ngày nay. Hiện nay, thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) vẫn còn bị Nhà Thờ Vatican chống đối, tìm đủ mọi cách cấm đoán không cho phổ biến và cố gắng vận động không cho vào trong chương trình học ở học đường. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Phần VI ở sau.

5.- Đổ tội cho cá nhân hay thế lực mà họ chống đối hay thù ghé để lấp liêm tội ác của cá nhân hay thế lực mà họ tôn thờ và bênh vực.

Đọc lại tòan bộ Phần III này, quý độc giả sẽ thấy sự thật rõ ràng là như vậy!

(xin xem tiếp phần 4)

CHÚ THÍCH


[78] Alfred W. McCoy, The Politics of Heroine in Southeast Asia (New YorK:Harper & Row, Publishers, 1972) tr.90-223, và Bradley S. O’Leary & Edward Lee, Vụ Án Sám Sát Ngô Đình Diệm & J.K Kennedy (Phạm Viêm Phương & Mai Sơn chuyển dịch (Nhà Xuất Bản Tự Do, 2000), tr. 304-319.

[79] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York, 1964), tr.245-246.

[80] Hồ Văn Kỳ Thoại, Can Trường Trong Chiến Bại (Falls Church, VA: TXN, 2007), tr.273-274.

[81] Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Vóei Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 127-131.

[82] Xem chú thích 69 ở trên.

[83] Xem chú thích 70 ở trên.

[84] Xem chú thích 66 ở trên.

[85] Đoàn Thêm, 1945-1954 Việc Từng Ngày (Los Alamatos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr.147.

[86] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 23-24.

[87] Lê Hữu Dản, Sđd., tr.26-27.

[88] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), pp. 245-246.

[89] Edward G. Lansdale, Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Sàigon: Đại Nam, 1972), tr. 199-202.

[90] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History )Glenview, IL:Scott, Foresman and Company, 1974), P. 398

[91] Malachi Martin, The Decline And Fall of The Roman Churh (New York: Putnam’s Sons, 1981) pp. 232-233.

[92] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170

[93] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập I-C 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr.33.

[94] Xem chú thích 81 ở trên

[95] Xem chú thích 69 ở trên.

[96] Xem chú thíc 70 ở trên.

[97] Bernard F. Fall, Ibid., p. 236.

[98] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1993), tr. 397.

[99] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr.211-215, xem Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London, Arcturus, 2004), tr. 167-168, và xem lại lời nhận xét về đọan văn số 12 ở trên.

[100] Phan Đình Diệm. “Mea Culpa” Bài 3: Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm.” www.kitohoc.com/Bai/Net066.htm Ngày 4/5/2000 .

Trang Nguyễn Mạnh Quang