GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH01b.php

06-Jan-2012

 

1 2 3

PHẦN ĐỌC THÊM

  1  

Để  bổ túc cho một trong những ý chính của  sách này, với sự đồng ý của tác giả Trần Chung Ngọc, người viết xin dùng bài viết dưới đây làm bài 1 trong Phần Đọc Thêm ở đây để  giúp cho độc giả biết tường tận hơn về ông Thiên Chúa Jehovah của đạo Do Thái và  đạo Thiến Chúa La Mã. (www.giaodiem.com  Posted: 02.6.2004).

“THIÊN CHÚA” CỦA KI TÔ GIÁO

Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương

[Lệnh của John Paul II trong bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á”]

Trần Chung Ngọc

Trong thế giới loài người, từ xưa tới nay, có cả trăm God khác nhau. [Xin đọc A History of God của Karen Armstrong, hoặc A World Full of Gods của Keith Hopkins, hoặc Mythology: An Illustrated Encyclopedia, Edited by Richard Cavendish..] Trong bài này, tôi không nói đến bất cứ God nào khác , thí dụ như Baal (God của dân Do Thái Canaan), Aton (God của người Ai Cập), Zeus (God của người Hi Lạp), Brahman (God của người Ấn Độ) , Huitzilopochtli (God của người Aztecs) v...v... Mỗi God như trên, cũng như khoảng 200 God khác trong môn học tôn giáo tỷ giảo, đều có hàng triệu người tin và thờ phụng. Và God của Ki Tô Giáo là một trong những God này. Trong bài này, tôi chỉ viết lên vài sự thực, vâng, chỉ vài sự thực thôi, về God của Ki Tô Giáo, nghĩa là ông God đã mạc khải cho người Do Thái viết lên cuốn Holy Bible của Ki Tô Giáo. Và để chiều lòng các tín đồ Ki Tô Giáo, Ca Tô cũng như Tin Lành, tôi xin dùng từ Thiên Chúa để gọi God của họ, tuy với kiến thức của nhân loại ngày nay về khoa học và vũ trụ, từ Thiên Chúa trở nên khôi hài nếu không muốn nói là lố bịch (ridiculous).

Trước khi đi vào bài, chúng ta cần phải biết Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là ai hay là cái gì. Trong Ki Tô Giáo, Ca Tô Giáo Rô Ma (The Roman Catholic Church) có nhiều tín đồ nhất, vào khoảng một tỷ người trong đó có khoảng 5-7 triệu người Việt Nam. Cho nên chúng ta hãy bình luận trên Thiên Chúa của Ca Tô Giáo Rô Ma, cũng là Thiên Chúa chung của Ki Tô Giáo, Hồi Giáo, và Do Thái Giáo. Theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Ca Tô Giáo, chúng ta có một ông Thiên Chúa với 23 thuộc tính. Tôi chẳng buồn dịch những thuộc tính này ra tiếng Việt làm chi, vậy tôi để nguyên tiếng Anh:

“almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.”

Trong 23 thuộc tính này có một thuộc tính rất đặc biệt, đó là incomprehensible, nghĩa là không thể hiểu được. Giáo lý của giáo hội Ca Tô Rô Ma cũng còn nhấn mạnh là cả 3 ngôi thiên chúa đều không thể hiểu được “God Cha không thể hiểu được, God Con không thể hiểu được, God Thánh Ma không thể hiểu được” (The Father incomprehensible, the Son incomprehensible, the Holy Ghost incomprehensible). Dù không hiểu được, nhưng Ca Tô Giáo Rô Ma đã thản nhiên đưa ra thêm 22 thuộc tính khác như trên để mô tả Thiên Chúa của họ. Vì trong Ca Tô Giáo Rô Ma, tín đồ chỉ có quyền “quên mình trong vâng phục”, không có quyền thắc mắc, chỉ có quyền tin, không có quyền hiểu, nên điều này không thành vấn đề, giáo hội dạy sao thì cứ tin làm vậy. Khổ một nỗi, đối với người ngoại đạo, xét theo logic thì thuộc tính incomprehensible đã chứng tỏ rằng 22 thuộc tính kia thuộc loại...phịa. Chỉ một từ incomprehensible là đã có thể xóa sạch mọi thuộc tính mà người ta gán cho Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Cho nên, khi người ta khẳng định là Thiên Chúa thế này, Thiên Chúa thế nọ, người ta đã nói chỉ để mà nói. Thực chất của những khẳng định này hoàn toàn vô nghĩa. Tuy nhiên, đây chính lại là thủ đoạn của giới giáo sĩ Ca Tô để tự tạo quyền lực trên đám tín đồ thấp kém.

Thật vậy, Thiên chúa không thể hiểu được, nhưng giáo hoàng vẫn tự nhận là đại diện của Thiên chúa (vicar of Christ), các linh mục vẫn tự ban cho mình quyền thay Thiên chúa để rửa tội và tha tội cho các tín đồ v..v.. Nói tóm lại, họ dạy những tín đồ thấp kém là Thiên Chúa không thể hiểu được, nhưng họ lại tự cho là chỉ có họ là hiểu được Thiên Chúa, cho nên họ muốn nói hươu nói vượn gì về Thiên Chúa, tín đồ chỉ có việc tin theo, “no question asked”. Tôi thấy thật là tội nghiệp cho những người bị kéo vào vòng mê tín, tin nhảm tin nhí mà không biết rằng mình đang mê tín, tin nhảm tin nhí.

Nhưng chúng ta là người Việt, mà người Việt tính thường dễ dãi, nên chúng ta không chấp nhất “tiểu tiết” về những thủ đoạn trên, mà tạm thời chấp nhận cả 23 thuộc tính của Thiên Chúa. Trong danh sách 23 thuộc tính trên, chúng ta thấy có những thuộc tính rất quen thuộc đối với người Ki Tô Giáo như toàn năng (omnipotent), toàn trí (omniscient), công chính (just), nhân từ (merciful), thương người (loving), thánh thiện (holy), toàn hảo (perfect) tuy các tín đồ thực sự không hiểu thế nào là toàn năng, toàn trí v..v.. vì tự thân các thuộc tính này đã mâu thuẫn rồi. Nhưng đây không phải là chỗ bàn về những thuộc tính toàn năng toàn trí của Thiên Chúa, mà tôi chỉ luận về những thuộc tính thông thường mà bất cứ ai cũng có thể hiểu: đó là sự công chính, lòng nhân từ, lòng thương người, sự toàn hảo và tính thánh thiện của Thiên Chúa.

Trước hết, tôi muốn đưa ra một số tiêu chuẩn [TC] về luân lý, đạo đức mà tôi tin chắc trong thế giới văn minh của chúng ta ngày nay, ai cũng phải chấp nhận.

TC1. Không thể chấp nhận và phải lên án bất cứ người nào, tổ chức nào, hay quốc gia nào, chủ trương chính sách diệt chủng (genocide), hay cố ý tàn sát con người, giết người hàng loạt, kể cả những ông già, bà cả, phụ nữ, trẻ con hoàn toàn vô tội.

Trong lịch sử nhân loại chúng ta biết đây là chủ trương của Hitler, Đức Quốc Xã đối với dân tộc Do Thái, Milosevic đối với Chính Thống Giáo và nhóm Gypsy ở Croatia, những người Ki Tô Giáo đầu tiên đến Mỹ lập quốc đối với dân da đỏ v..v... và của Thiên Chúa trong Holy Bible.

TC2. Không thể chấp nhận và phải lên án bất cứ người nào, tổ chức nào, hay quốc gia nào, chủ trương bắt buộc phái nữ trong các nước bị xâm chiếm làm nô lệ tình dục cho những quân nhân của mình.

Điều này đã xảy ra với quân đội Đức Quốc Xã ở Âu Châu, và với Nhật Bản ở Trung Quốc.. và của Moses trong Holy Bible.

TC3. Không thể chấp nhận và phải lên án bất cứ ai đang tâm giết con mình, hoặc dùng con người làm vật tế thần, bằng cách thiêu sống hay bất cứ cách nào khác. .

Ở Mỹ, thỉnh thoảng lại có trường hợp mẹ hay bố giết con. Trong Holy Bible, Thiên Chúa Cha cũng đóng đinh Thiên Chúa Con trên thập giá, không phải là đích thân ra tay, nhưng mục đích của Thiên Chúa Cha sai Thiên Chúa Con xuống trần là như vậy.

TC4. Không thể chấp nhận và phải lên án bất cứ ai chủ trương hay khuyến khích ăn thịt bạn bè hay thân nhân.

Điều này rất hiếm trong thế giới ngày nay nhưng không phải là không có. Và lẽ dĩ nhiên cũng là điều mà Thiên Chúa trong Holy Bible chủ trương.

TC5. Không thể chấp nhận và phải lên án tất cả những hành động hành hạ, tra tấn, đầy đọa con người vì lý do khác tín ngưỡng.

Điều này không chỉ xảy ra trong những cuộc Thánh Chiến, những tòa hình án xử dị giáo, săn lùng phù thủy của Ca Tô Giáo Rô Ma, mà trong thời hiện đại, vẫn có thể xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Và đặc biệt, đây là hành động đặc thù của Chúa Giê-su khi đầy đoạ những người không tin ông xuống hỏa ngục trong đó có ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt.

5 Tiêu Chuẩn trên biểu thị một số nhỏ tiêu chuẩn điển hình về luân lý, đạo đức trong thế giới của chúng ta ngày nay. Tôi không nghĩ có người nào trong số độc giả Giao Điểm lại có thể không đồng ý với những tiêu chuẩn trên. Ai không đồng ý xin lên tiếng và cho biết lý do.

Bây giờ, chúng ta hãy thử đi vào cuốn Holy Bible của Ki Tô Giáo để tìm hiểu xem Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, như được viết trong cuốn Holy Bible, có những hành động nào, hoặc chủ trương nào, đối với 5 tiêu chuẩn trên. Điều không ngờ và khó tin ở đây, nhất là đối với các tín đồ Ki Tô Giáo, là Thiên Chúa của họ đã vi phạm trầm trọng cả 5 tiêu chuẩn trên, và lẽ dĩ nhiên không chỉ có thế, nếu chúng ta đọc kỹ cuốn Holy Bible. Vì sợ bài quá dài nên trong bài này tôi chỉ luận về tiêu chuẩn 1. Nếu bạn nào muốn, tôi sẽ hoan hỉ chỉ cho chỗ nào trong cuốn Holy Bible để đọc và chứng minh là Thiên Chúa đã vi phạm 4 tiêu chuẩn kia. Sau đây là phần chứng minh cho tiêu chuẩn 1, dùng hai cuốn Holy Bible: The New King James Version đối chiếu với The New Internationl Version.

TC1. Không thể chấp nhận và phải lên án bất cứ người nào, tổ chức nào, hay quốc gia nào, chủ trương chính sách diệt chủng (genocide), hay cố ý tàn sát con người, giết người hàng loạt, kể cả những ông già, bà cả, phụ nữ, trẻ con hoàn toàn vô tội.

Trong Holy Bible có vô số những đoạn có thể chứng minh là Thiên Chúa đã vi phạm trầm trọng tiêu chuẩn 1 ở trên, nhưng ở đây tôi chỉ đưa ra ba trường hợp điển hình.

I.- Trường hợp thứ nhất:

Có lẽ không mấy người trong thế giới văn minh ngày nay mà lại không biết câu chuyện về “nạn hồng thủy” và chiếc tàu của Noah. Câu chuyện này nằm trong cuốn Holy Bible của Ki Tô Giáo, sách Sáng Thế Ký, chương 6 và 7. Chúng ta không nên mất công kể lại chi tiết về chuyện này mà tôi có thể tóm tắt như sau:

Số là, sau khi Thiên Chúa “sáng tạo” ra tổ tiên loài người là Adam và Eve [theo nhiều hình vẽ về hai vật này (là vật vì không được sinh ra theo đường tự nhiên như con người) thì cả hai đều có rốn, chứng tỏ cả hai đều được “tiếp tế” bằng cuống nhau của người mẹ, trước khi được Thiên Chúa sáng tạo]. Rồi từ đó loài người sinh sản tăng gia dần dân số, bắt đầu bằng một cuộc loạn luân giữa mẹ Eve và con Cain. Sau khi hoàn tất việc “sáng tạo” trong ngày thứ sáu, Thiên chúa nhìn mọi vật mà mình đã “sáng tạo” ra và tự khen: “thật là tuyệt hảo”. [Genesis 1: 31: Then God saw everything that He had made, and indeed it was “very good”] Nhưng có lẽ vì cái nguồn gốc loạn luân bắt đầu từ mẹ Eve và con Cain này mà về sau Thiên Chúa thấy con người quá tội lỗi xấu xa, cho nên Ngài hối hận đã “sáng tạo” ra loài người, và Ngài đi đến một quyết định diệt chủng (genocide), chủng đây toàn là con cái của Ngài cả. Quyết định của Ngài là tạo nên một cơn hồng thủy để giết hết, người cũng như súc vật, chim muông, cầm thú, côn trùng v...v..., và đặc biệt là giết hết già, trẻ, lớn, bé, tuyệt đối không tha người nào, kể cả những đứa trẻ sơ sinh, hay những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ chưa ra đời, chưa biết thế nào là tội lỗi xấu xa, chỉ chừa lại có gia đình một ông Noah với mỗi cặp sinh vật sống rải rác trên trái đất, tất cả nhét lên một chiếc tàu mà kích thước không thấm vào đâu so với những chiếc tàu du lịch ngày nay như Carnival, Princess, hay Queen Mary v..v... Ngài rất lo xa, con người xấu xa tội lỗi nhưng Ngài diệt luôn cả mọi sinh vật khác. Rất có thể Ngài sợ rằng con kiến con run cũng xấu xa tội lỗi như loài người nên Ngài quyết định tiêu diệt luôn cả mọi sinh vật khác mà Ngài đã “sáng tạo” cho chắc ăn. Nói có sách, mách có chứng, sau đây là vài đoạn trong Holy Bible của Ki Tô Giáo.

Sáng Thế Ký 6: 5-7: Rồi Thiên Chúa thấy loài người quá xấu xa tội lỗi trên trái đất...Và Thiên Chúa cảm thấy hối hận đã tạo nên loài người, và Ngài đau khổ thấu tim can.

Và Thiên Chúa nói: “ Ta sẽ tiêu diệt loài người mà ta đã “sáng tạo” ra trên trái đất, người và dã thú, vật bò sát cũng như chim bay trên trời, vì ta hối hận đã “sáng tạo” ra chúng.”

(Gen. 6: 5-7: Then the Lord saw that the wickedness of man was great in the earth... And the Lord was sorry that He had made man on the earth, and He was grieved in His heart.

So the Lord said, “I will destroy man whom I have created from the face of the earth, both man and beast, creeping things and birds of the air, for I am sorry that I have made them”)

Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương

Niềm tin Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là điều kiện tiên quyết để được “cứu rỗi”, bất kể là thực chất của Thiên Chúa là như thế nào. Bởi vậy, bất kể sự thực như trên được viết rõ trong Holy Bible về sự độc ác, tàn nhẫn của Thiên Chúa ngoài sức tưởng tượng của con người, Giáo Hoàng John Paul II vẫn đủ can đảm để viết trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trang 76: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi blah..blah..blah.”, và các tín đồ Ca Tô Việt Nam cũng tuyệt đối tin theo lời “tông huấn” của Giáo hoàng, tin rằng Thiên Chúa nhất mực nhân từ, thương yêu mọi loài. Luận điệu chống đỡ điển hình của người Ki Tô Giáo là họ đã được dạy để lên án những người phân tích Holy Bible là: “Đọc Holy Bible mà không hiểu”, thế thôi, không bao giờ đi vào chi tiết cho biết phải đọc và hiểu Holy Bible như thế nào, và họ đã hiểu Holy Bible như thế nào.

II. Trường hợp thứ hai:

Samuel, chương 24 trong Holy Bible. Đây là một câu chuyện rất kỳ lạ.

Thứ nhất, Thiên Chúa nổi giận với dân Israel và sai David đi kiểm tra dân số Israel và Judah để Ngài còn sai David trừng phạt (2 Samuel 24:1: Again the anger of the Lord was aroused against Israel, and He moved David against them to say, “Go, number Israel and Judah”.)

Thứ nhì, sau khi David sai Joab đi kiểm tra dân số và đếm được 800 ngàn dũng sĩ Israel và 500 ngàn dũng sĩ Judah, David cảm thấy rất tội lỗi và nói với God: “Con đã làm những điều quá tội lỗi...” (2 Samuel 24: 10: And David’s heart condemned him after he had numbered the people. So David said to the Lord, “I have sinned greatly in what I have done...”) [Có phải là kỳ lạ không, sau khi tuân lệnh Thiên Chúa đi kiểm tra dân số, David lại cảm thấy quá tội lỗi, vậy tốt hơn hết là đừng có bao giờ nghe lời xúi bậy của Thiên Chúa mà đi làm những chuyện tội lỗi].

Thứ ba, Thiên Chúa cho David chọn một trong ba cách trừng phạt của Thiên Chúa: 1. Trong 7 năm phải chịu nạn đói trên đất nước. 2. Phải thua chạy trước quân thù trong 3 tháng; và 3. Có bệnh dịch trong 3 ngày trên toàn quốc. (2 Samuel 24: 13: Shall seven years of famine come to you in your land? Or shall you flee three months before your enemies, while they pursue you? Or shall there be three days’ plague in you land?) [Đây là một kinh nghiệm cho những tín đồ Ki Tô Giáo: Làm theo đúng những lệnh của Thiên Chúa thì sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt, trừng phạt như thế nào, chúng ta hãy đọc tiếp Holy Bible]

David trả lời: chúng con xin đặt vào tay Thiên Chúa, vì lòng nhân từ của Người thì vĩ đại, chứ đừng để con phải rơi vào tay con người. (2 Samuel 24: 14: Please let us fall into the hand of the Lord, for His mercies are great; but do not let me fall into the hand of man).

Rồi Chúa giáng bệnh dịch lên Israel từ sáng cho hết 3 ngày. Từ Dan tới Beersheba có 70 ngàn người đàn ông chết (2 Samuel 24: 15: So the Lord sent a plague upon Israel from the morning till the appointed time. From Dan to Beersheba 70 thousand men of the people died)

Lẽ dĩ nhiên, bệnh dịch không chỉ chọn đàn ông để làm chết 70 ngàn toàn là đàn ông, mà còn vô số đàn bà, ông già, bà cả và con nít, nhưng không được nói đến trong Holy Bible. Bạn đọc và các tín đố Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca Tô Giáo Rô Ma, nghĩ sao về Thiên Chúa của các bạn? Thôi thì hãy cứ theo lời “Đức Thánh Cha”:

Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương

III. Trường hợp thứ ba: 

Trường hợp này nằm trong sách Joshua, từ chương 6 đến chương 12 trong cuốn Holy Bible của Ki Tô Giáo,. Mở đầu Thiên Chúa ra lệnh cho Joshua tận diệt dân chúng trong vùng đất Canaan. Vì Thiên Chúa ở cùng Joshua nên Joshua chinh phục thành cổ Jericho, ở đây, quân của Joshua “phá hủy toàn bộ mọi thứ trong thành, đàn ông và đàn bà, trẻ cũng như già, bò, lừa, cừu” (Joshua 6: 21: And they utterly destroyed all that was in the city, both man and woman, young and old, ox and sheep and donkey, with the edge of the sword.) chỉ chừa lại gia đình của một cô gái điếm Rahab. Rồi từ chương 7 đến chương 12, chúng ta đọc được những câu chuyện rùng mình về chính sách diệt chủng của Joshua và của Thiên Chúa trong 31 vương quốc (Joshua’s and God’s genocidal policies).

Nhưng đặc biệt nhất là chương 10. Câu chuyện kể 5 vua của sắc dân Amorites: vua Jerusalem, Hebron, Jarmuth, Larchish, và Eglon cùng nhau dàn trận ở Gibeon để đối đầu với Joshua. Thiên Chúa bèn đích thân ra tay giúp Joshua trước quân thù.

“Ngài làm cho quân của 5 vua đại bại, chạy trước quân Israel, và một số lớn bị giết ở Gibeon, đuổi quân thù theo đường tới Beth Horeon, và đuổi giết họ cho tới Azekah và Makkedah.

Và khi quân thù chạy trước quân Israel đến đường dốc ở Beth Horeon, Thiên Chúa ném xuống những tảng mưa đá lớn từ trên trời xuống đến tận Azekah, và nhiều quân thù chết. Số người bị chết vì mưa đá của Thiên Chúa nhiều hơn là số người bị chết vì gươm giáo của Joshua.”

(Joshua 10: 10-11: So the Lord routed them before Israel, kill them with a great slaughter at Gibeon, chased them along the road that goes to Beth Horen, and struck them down as far as Azekah and Makkedah.

And it happened, as they fled before Israel and were on the descent of Beth Heron, that the Lord cast down large hailstones from heaven on them as far as Azekah, and they died. There were more who died from the hailstones than those whom the children of Israel killed with the sword.)

Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương

Nhưng chưa hết, đoạn tiếp theo mới là đáng bàn. Số là suốt ngày đuổi theo giết quân địch nhưng chưa đã, Joshua bèn yêu cầu Thiên Chúa cho mặt trời ngừng lại trên trời suốt một ngày nữa để cho có ánh sáng cho Joshua tiêu diệt quân thù. Và Thiên Chúa đã chấp thuận.

Chúng ta hãy đọc Holy Bible, Joshua 10: 12- 14:

“Rồi trong ngày Thiên Chúa giúp Joshua trao dân Amorites cho quân Israel tàn sát, Joshua xin với Thiên Chúa:
“Mặt trời, hãy đứng yên trên vùng Gibeon
Và Mặt Trăng, hãy ngừng trên thung lũng Aijalon”
Do đó mặt trời đứng yên
Và mặt trăng cũng ngừng
Cho đến khi dân Israel trả thù xong quân địch

Vậy mặt trời đã đứng yên trên trời, và không vội lặn trong khoảng trọn một ngày. Trước cũng như sau, chưa bao giờ từng có một ngày như vậy, ngày mà Thiên Chúa nhận lời của một người; vì Thiên Chúa đã chiến đấu cho Israel.”

(Joshua 10: 12 – 14: Then Joshua spoke to the Lord in the day when the Lord delivered up the Amorites before the children of Israel, and he said in sight of Israel:

“Sun, stand still over Gibeon
And Moon, in the valley of Aijalon”
So the sun stood still
And the moon stopped,
Till the people (of Israel) had revenge
Upon their enemies.

So the sun stood still in the midst of heaven, and did not hasten to go down for about a whole day. And there has been no day like that, before or after it, that the Lord heeded the voice of a man; for the Lord fought for Israel)

Quý vị độc giả nghĩ sao về đoạn văn trên, những lời mạc khải của Thiên Chúa? Trong thời cách đây vài ngàn năm thì đoạn trên rất hấp dẫn đối với con người còn ở trong tình trạng chưa khai hóa. Nhưng đối với con người ngày nay thì, bỏ qua sự tàn ác của Thiên Chúa giúp dân Do Thái tận diệt dân Amorites, hiển nhiên là Thiên Chúa không biết gì về cái vũ trụ, hay thu hẹp hơn, về hệ thống Thái Dương hệ do chính Thiên Chúa “sáng tạo” ra. Một kiến thức như vậy thì ngày nay người Tây phương gọi là ignorant hay stupid, còn người Việt Nam chúng ta thì gọi là ngu đần. Thật vậy, một học sinh Trung Học ngày nay cũng hiểu rằng trái đất di chuyển xung quanh mặt trời trên một quỹ đạo hình ellip với một vận tốc dài trên 100000 cây số một giờ, đồng thời quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc khoảng 1600 cây số/giờ. Mặt khác mặt trời là một định tinh, không phải là một hành tinh. Do đó bảo mặt trời ngưng là cái hiểu của người bán khai, cho rằng mặt trời đang chuyển động. Người ta có thể cãi rằng đó là chuyển động biểu kiến (apparent movement) của mặt trời đối với người đứng yên trên trái đất. Đúng, được lắm, nhưng nếu chuyển động biểu kiến của mặt trời ngừng lại, nghĩa là thực ra thì trái đất ngừng chuyển động, với một vận tốc trong không gian như trên mà bỗng dưng Thiên Chúa đạp thắng ngừng lại thì mọi vật trên trái đất, từ Thiên Chúa cho đến các tín đồ Ki Tô đều bị văng ra khỏi trái đất với một vận tốc mà máy bay siêu thanh Concorde của Pháp cũng không đuổi kịp. Cả hệ thống Thái Dương Hệ sẽ bị nhiễu loạn, làm gì còn Thiên Chúa đâu nữa để mà thờ phụng. Nói tóm lại, nhiều chuyện trong Holy Bible chỉ để cho con nít và người không có đầu óc tin, chứ ngày nay bảo những người có hiểu biết tin vào những chuyện hoang đường như trên trong Holy Bible là mạ lỵ họ.

Qua ba trường hợp trích dẫn nguyên văn từ cuốn Holy Bible ra, tôi đã chứng minh rằng Thiên Chúa của Ki Tô Giáo đã vi phạm trầm trọng Tiêu Chuẩn 1. Vậy thì tôi phải kết luận như thế nào về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo? Chúng ta nên nhớ, Thiên Chúa, Cha hay Con (Giê-su), và Chúa Thánh Thần đều là một. Trong cuốn Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì? , Giao Điểm xuất bản, 2002, tôi có để tấm hình Chúa Ba Ngôi ở ngay đầu sách, một cái đầu có 4 con mắt, 3 bộ râu, họp thành 3 khuôn mặt giống hệt nhau. Vậy những gì nói về Thiên Chúa đều có thể áp dụng cho cả ba.

Là một người ngoại đạo, tôi có nói ra những ý kiến của tôi về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo thì cũng bằng thừa, thôi thì đành muợn vài nhận định của các học giả và chức sắc Ki Tô Giáo Tây phương để thay cho phần kết luận.

Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People With The Courage to Doubt, p. 324: “Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn’t hold water. If a Divine Maker fashioned everything that exists, He designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, Aids, Alzheimer’s disease, and Down syndrome. He mandated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he’s a monster, not an all-merciful father.”

(Tạm dịch: Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội Ki Tô về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng thương yêu vô cùng không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra muôn loài thì ông ta đã tạo ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ, và hội chứng Down [TCN xin thêm bệnh Parkingson và Arthritis của Giáo hoàng John Paul II]. Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo cắn giết hươu nai. Không co một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên mà làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người Cha rất mực nhân từ.)

Bishop (Giám Mục Tin Lành) John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21, 24: “ There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical.

Are we drawn to a lord who would destroy a herd of pigs in ordere to exocise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season? ..A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.”

(Tạm dịch: Có những đoạn trong 4 Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Thiên Chúa (Giê-su) phải giết cả một bày heo (khoảng 2000 con. TCN) để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Thiên Chúa đã nguyền rủa một cây sung chỉ vì nó không ra quả lúc trái mùa không?.. Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.)

Lẽ dĩ nhiên, tôi không phản đối bất cứ ai tiếp tục tuân lệnh John Paul II để mà:

Cảm tạ Chúa đi, vì Chúa nhân lành,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương

 

  2  

“MỪNG CHÚA GIÁNG SINH”

Hồng Chương

Nhiều năm qua và nhất là năm nay, tại Mỹ quốc, một quốc gia đa phần là Kitô giáo (Thiên chúa giáo và Tin lành), một số hệ thống truyền thông, radio, TV, báo, các cửa tiệm và thiệp chúc Tết (cards) đã không còn dùng cụm từ “Merry Christmas” (Mừng Chúa Giáng Sinh). Thay vào đó là hàng chữ “Happy Holidays” (Chúc bạn có những ngày lễ vui vẻ) hay “Season’s Greetings” (Chào Đón Mùa Lễ) hoặc “Happy New Year” (Chúc Mừng năm Mới). Xin xem một vài phóng ảnh Thiệp chúc Tết (có thiệp của Tổng thống Bush và Phu nhân), cuối bài.

Từ năm 2004, chính quyền địa phương tiểu bang Colorado và một số bang khác ở miền Đông nước Mỹ còn đi xa hơn là ngăn cấm không cho treo hay viết chữ “Merry Christmas” trên  cửa sổ của các tòa nhà công cọng.

Chương trình tin tức Thế giới (World news) vào lúc 6 giờ 30 tối thứ Hai, 11.12.2006 tại California của đài truyền hình số 7 (ABC) cho thấy, một số “cây Noel” được chưng bày tại sãnh đường phi trường Seatle, bang Washington, phải bứng ra khỏi nơi công cọng vì bị dân chúng phản đối. Người điều hành chương trình của đài, ông Charles Gibson, tường  thuật quang cảnh nầy bằng cụm từ “Christmas Tree became Christmas War” (cây Giáng sinh trở thành chiến tranh Giáng sinh). Tại sao vậy?

Trước hết, không ai biết Ngài Giê-su sinh ngày nào. Còn ngày 25.12 là ngày tế thần Mặt Trời của một số bộ tộc ở miền Trung Đông xa xưa, và Kitô giáo đã chọn ngày nầy (25.12 cuối năm dương lịch) để kỷ niệm sinh nhật Ngài Giê-su. Chính Thống Giáo chọn ngày 6.1 đầu năm. Còn Do Thái giáo và Hồi giáo, tuy thờ cùng một “Chúa” với Kitô giáo, dĩ nhiên không kỷ niệm ngày nào cả vì hai tôn giáo nầy không tin vào sự hiện hữu của một Chúa Cứu thế.

  Có nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi sinh hoạt truyền thống nầy:

1.- Chính phủ và người Mỹ nói chung rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Vì dân chúng Mỹ có nhiều tín ngưỡng khác nhau nên chính quyền không muốn làm phiền lòng những người không phải Kitô giáo trong các ngày lễ có tính tôn giáo. Nói nôm na theo kiểu bình dân “Chúa của ông thì ông thờ, ông tôn vinh trong nhà hay trong phạm vi “thánh” đường, chứ đây là chỗ công cọng cho tất cả mọi người với các tín ngưỡng khác nhau, đừng ép tôi phải nói, phải nhìn, phải theo cái mà tôi không thích, không tin.”

2.- Trên phương diện thần học và tín lý, chúng ta thấy có những bất ổn đạo đức của vấn đề suy tụng ngài Giê Su. Thật vậy, theo tín lý “Tam Vị Nhất Thể” mà Tòa Thánh Vatican dạy cho tín đồ rằng “Chúa cha, Chúa con và Chúa Thánh thần là một thì ngài Giê-su vừa là Cha, cũng là Con và còn là Chồng (Chúa Thánh Thần) của bà Maria; nghĩa là một người mà có 3 vai trò và ba nhiệm vụ. Cũng theo tín lý và cách nhìn như thế thì ngài Giê-su, “nhất thể” với Chúa Thành Thần, “giao hợp” với Mẹ mình để đẻ ra ...mình! Trong cái vòng lẫm cẩm mà giáo hội đã vô tình dạy như thế thì Ngài Giê-su là một người loạn luân (nói theo kiểu người Việt) đã chăn gối với chính mẹ ruột của mình. Có lẽ vì lịch sử về Ngài không được “trong sáng” như thế nên Ngài Giê-su không được dân chúng trong các quốc gia tân tiến trân trọng kỷ niệm ngày sinh nhật nửa.

3.- Theo Thánh Kinh Cựu Ước, cuốn Numbers (Dân số ký) chương 31, Chúa Cha (God) ra lệnh cho ông Mai sen (Moses) đem binh lính đi cướp của giết người, đem súc vật và gái trinh về chia nhau. Đức Chúa Cha bảo ông Mai-sen chia cho Ngài một phần trong các chiến lợi phẫm chiếm được và 32 cô gái còn trinh trong số 32 ngàn cô bị bắt trong trận chiến. Như thế, cũng theo thuyết “Tam Vị Nhất Thể” nói trên của Tòa Thánh thì chính Ngài Giê-su là người ra lệnh cho ông Mai-sen đi cướp của, giết người và đem gái trinh về chia nhau. Một người, mà chính Thánh Kinh (The Holy Bible, King James Version chứ không phải sách) do giáo hội xác tín và cho biết như thế thì việc tổ chức sinh nhật của Ngài long trọng cũng có phần cấn cái. Quí vị rất dễ dàng tìm đọc và kiểm chứng trong Thánh kinh sự kiện tôi vừa  nêu.

4.- Trong cuốn Malachi, chương 2, Ngài Giê-su cũng bảo “Nếu các ngươi không nghe lời ta và không có tấm lòng để làm rạng danh ta thì ta sẽ nguyền rũa các ngươi. Hảy nhớ rằng, ta sẽ làm ung thối giòng giống các ngươi, và trét phân lên mặt các ngươi.” (If ye will not hear, and if ye will not lay it to heart, to give glory unto my name, saith the Lord of horsts, I will even send a curse upon you...Behold, I will corrupt your seed, and spread dung upon your faces). Ngài  Giêsu phát ngôn như thế cũng  khó lòng gây được thiện cảm với những người muốn tổ chức lễ sinh nhật để vinh danh Ngài. 

5.- Lúc tìm thấy vô số những chuyện “LẠ” trong Thánh kinh như thế những người giảng đạo viện dẫn rằng Giáo Hội không thừa nhận Cựu Ước mà chỉ căn cứ vào Tân Ước mà thôi. Nhưng nếu không thừa nhận Cựu Ước thì thuyết Sáng Tạo, thuyết Tội Tổ Tông... nằm trong đó phải bị loại bỏ toàn bộ. Vậy thì Ngài Giê-su không cần phải “Giáng Trần để chuộc tội cho nhân loại” như Giáo Hội rao giảng? Nếu Giáo Hội chỉ căn cứ vào Tân Ước thì chúng ta cũng có thêm rất nhiều vấn đề để thảo luận.

6.- Một trong những vấn đề là theo cuốn “Thánh” Kinh Tân Ước Matthew (Mathiơ) chương 15, đọan 21-28. Lúc các môn đồ xin Ngài chửa bệnh cho con của một bà người Canaan (Palestine ngày nay) bị quỉ ám, chính Ngài Giê-su đã trả lời: “Cha ta sai ta xuống trần chỉ để cứu giúp người Do Thái mà thôi. Còn tất cả con người trên trái đất nầy là những con chó nên ta không có nghiệm vụ”. Như thế thì việc kỷ niệm sinh nhật Giê-su không dính gì đến những “con chó” không phải là dân Do Thái. (Về đoạn kinh Tân Ước nêu trên, lúc dịch ra tiếng Việt, Giáo Phận T.P Hồ Chí Minh xuất bản năm 1997, trang 104, ta thấy người dịch cố tình dịch sai để lạc dẫn người đọc. Xin quí độc giả nên có bản tiếng Anh hay tiếng Hy Lạp để đối chiếu đoạn tôi vừa dẫn).   

Trên đây chỉ là vài thí dụ trong vô số những điều “Lạ” về  Ngài Giê–su được mô  tả  trong Thánh  kinh để giải thích tại sao người dân có trình độ cao và / hay trọng đạo đức trong thế giới Tây Phương ngày càng lạnh lùng với Kitô Giáo và thay đổi tâm tư về việc kỷ niệm ngày sinh nhật Giê-su.    

Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là với một lịch sử không rõ ràng và khó chấp nhận của Ngài Giê-su như thế, tại sao “lễ Noel” lại được tổ chức rầm rộ trên thế giới? Và Vatican lại có cả tỉ tín đồ?     

Xin trả lời rằng không khí rộn ràng trong những ngày cuối năm dương lịch thực chất chỉ là biểu hiện, phần nổi của các chiến lược thương mãi để bán hàng. Thật vậy, ngay cả Nhật Bản, một quốc gia chỉ có 1% theo Tin Lành, số tín đồ Công Giáo không đáng kể, còn lại đa số là Phật Giáo và Thần Đạo, nhưng họ tổ chức Noel rất rầm rộ, thậm chí còn hơn các nước theo Kitô giáo, để bán hàng. Có thể nói, đây là mùa kinh doanh (business season) chứ chẳng phải là để mừng Ngài Giê-su ra đời.

Còn về số lượng tín đồ thì trên thực tế, ở kích thước toàn cầu, hầu hết các tín đồ Kitô Giáo là những thành phần nghèo và ít học tại châu Mỹ La-tinh, Phi châu và một thiểu số tại Á Châu (Phi Luật Tân và 6% dân số tại Việt Nam). Họ theo đạo để có gạo mà ăn, và nghe lời hăm dọa về địa ngục và /hoặc hứa hẹn về thiên đàng của các giáo sĩ và những điều mà “Giáo hội dạy rằng”, chứ họ không biết về những điều “Lạ” trong Thánh Kinh. Lúc đã bị cải đạo và trở thành những con chiên cuồng tín, số tín đồ nầy khó lòng thoát khỏi cái Thòng Lọng tâm lý và vật chất của giáo hội.

Hơn nữa, trước đây Toà Thánh cấm không cho con chiên đọc và dịch Thánh Kinh ra tiếng các nước khác nên con chiên cứ nhắm mắt nghe và tin theo lời người rao giảng, chứ không bao giờ chịu cân nhắc suy nghĩ và phán đoán. Nhưng dần dần, với đà tiến triển về tri thức khoa học và triết học, Toà Thánh không cấm nỗi nữa, nên các học giả và nhiều chức sắc của Giáo Hội đã nghiên cứu và cho thấy vô số “chuyện lạ” trong Thánh Kinh. Cũng nhờ sự phanh phui nầy mà tín đồ các quốc gia tân tiến ngày càng bỏ đạo như chúng ta sẽ thấy trong  đoạn dưới đây.   

Theo báo USA Today, số ra ngày 11.8.2005, tại Âu Châu, đặc biệt tại các quốc gia tân tiến như  Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, số tín đồ đi lễ nhà thờ ít hơn 10%. Giáo Hoàng Benedict 16 đã rất đau khổ mà than thở rằng các giáo hội Âu Châu, Úc Châu, Mỹ Châu  đang suy thoái dần. “Con người nơi đây không có dấu hiệu là họ cần đến Thượng Đế, ngay cả việc cần đến Giê-su lại còn ít hơn nữa”, ông nói với các giáo sĩ người Ý. “Những giáo hội được gọi là truyền thống có vẽ  như đang dẫy chết” (The drop is most evident in France, Sweden and the Netherlands, where church attendence is less than 10% in some areas. Last month, Pope Benedict XVI lamented the weakening of churches in Europe, Autralia and the USA. “There no longer evidence for a need of God, even less of Christ,” he told Italian priests. “The so-called traditional churches look like they are dying.” (USA Today, August 11.2005).

Tóm lại, trong lúc thế giới văn minh Tây phương đã và đang bỏ dần Công Giáo và Tin Lành ra khỏi đời sống hằng  ngày của họ thì các quốc gia đang phát triển như Việt Nam lại lượm lặt cái mà thiên hạ đang phế thải.  Tại Việt Nam năm 2005, ngoại trừ báo Nhân Dân viết về “Giáng Sinh” một cách khả dĩ chấp nhận được, nhiều tờ báo khác còn tung hô ngày lễ nầy hơn cả thời chính quyền Công Giáo trị Mỹ- Diệm. Họ có thái độ tung hô “Giáng Sinh” như một quốc lễ, tạo ra và cổ động một không khí như đây là ngày lễ của toàn dân Việt Nam, bất chấp trong nước có trên 90% dân chúng không phải là Công Giáo và Tin Lành. Phải chăng cổ xuý một cách thiếu ý thức như thế để chứng tỏ là Việt Nam có tự do tôn giáo? Hay muốn chứng tỏ dân ta “văn minh” như Tây như Mỹ? Nhưng những tờ báo nầy đã vô tình vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của các tín đồ những tôn giáo khác.

Chúng ta tôn trọng niềm tin và quyền của người Kitô Giáo trong việc vinh danh sự ra đời của Ngài Giê-su. Nhưng nhà nước Việt Nam, những cơ quan truyền thông của nhà nước và của những người không thuộc Kitô giáo không có lý do gì để vô tình vinh danh Ngài Giê-su một cách thiếu ý thức như thế. Vừa chứng tỏ trình độ hiểu biết thấp kém của chúng ta, vừa biểu lộ hành xử bất bình đẳng trong chính sách Tôn giáo của Nhà Nước. Ngoài ra, biết bao công lao, xương máu của chiến sĩ và nhân dân, cán bộ đã hi sinh để đánh đuổi thực dân, giành độc lập cho tổ quốc vốn bị đô hộ bởi những thế lực nghe lời và tiếp tay cho các giáo sĩ thừa  sai người  Pháp để tôn thờ và vinh danh Ngài Giê-su quá đáng. Nhắc lại điều nầy không phải để khơi lại đống tro tàn, nhưng chúng ta cần hiểu biết quá khứ để xây dựng hiện tại và định hướng  tương lai.

Tản mạn vài suy nghĩ như trên, để những ai có tư tưởng sai lầm và lỗi thời nên thận trọng trong lúc viết, để tránh việc vô tình có lợi cho ngoại bang dưới chiêu bài “tự do tôn giáo” nhằm tạo cảnh nội chiến cho quê hương trong tương lai như nhiều nước ở Phi Châu, châu Mỹ La tinh, Ái Nhĩ Lan, hoặc như Nam Thái Lan và chiến tranh Iraq hiện nay.  Những bài học trong quá khứ vẫn chưa xóa nhòa trong ký ức của nhân loại: 8 cuộc Thánh chiến và các tòa hình án do những người sùng mộ Ngài Giê-su một cách cuồng tín đã mang theo sinh mạng của trên 200 triệu người. Trong Đệ nhị Thế chiến, 700 ngàn người Serb bị giết, 6 triệu dân Do Thái cũng bị thiêu sống, và những cuộc chiến tranh lớn nhỏ trên quả đất nầy, cho đến ngay cả hiện nay, phần lớn đều xẩy ra do những người sùng mộ và vinh danh Ngài Giê-su.

 

Hồng Chương

Mùa Đông, 2006

© sachhiem.net