icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=791 >

Vài ý kiến về - Tranh Luận Một Cách Nghiêm Túc

Subject: Vài Suy Nghĩ về "Kinh Thánh " và Tôn Giáo.
From: Vanessa Nguyen
Date: Tue, November 04, 2014 2:00 am

Người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình.

Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Những sự đóng góp vào công cuộc đấu tranh cho tự do, thì hãy biết hy sinh một phần của cái cảm tính cá nhân để hầu mở rộng dân chủ tính, lắng nghe tôn trọng và lý luận, giải lý trong cái lý lẽ và dẫn chứng hầu xoá tan đi sự ngộ nhận trong lòng dư luận.

Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.
Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu.

Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác.

Người chính trị thì hãy dùng LOGIC Arguments chứ không chơi chụp mũ / đạo đức giả= chĩ có kẻ đuối lý mới dùng THOÁ MẠ/ CHỌC GHẸO/ CHỤP MŨ/ ĐẠO ĐỨC GIẢ đễ tránh né VẤN ĐỀ.