icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=657 >

Mỗi khi Phật Giáo có lễ trọng thể thì y như rằng có kẻ gièm pha - nhưng lễ Thiên Chúa thì khoe khoa

Subject: FW: Phật N gọc có lin h thiêng g ì đâu? Fwd : THỜI
BÁO _TORONTO_- _SBTN_-_An Trí Phật Ngọc > PHẬ T TÂM - PH ẬT
TƯỚNG -
From: Tran Quang Dieu
Date: Mon, July 07, 2014 7:39 am
Hằng năm, đến mùa Phật Đản, PGVN, bất luận là quốc nội hay hải ngoại, những mái chùa và Tăng Ni Phật tử đều có thường hay thiết lễ bằng xe hoa diễn hành trên các đường phố để cùng với quần chúng đón mừng Phật Đản chứ không ai mông muội để có thể dùng hai chữ "biểu diễn" quá ư thô tháo như vậy!

Tượng Phật Ngọc? Thí dụ từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, rồi từ Sài gòn đến Long An thì người ta cũng phải di chuyển trên những con lộ chứ chẳng thể nào bỏ vào bao tải để khiêng đi! Hiểu chưa Thoại Liên?!

Những tượng Phật nhỏ được điêu khắc từng tảng Ngọc?

Ai muốn có được thì phải bỏ tiền ra mua ủng hộ (nếu không thì thôi chứ chẳng ai ép buộc!) cho chương trình xây tháp để An vị vĩnh viễn (tại Australia) thì đó là nghĩa cử bằng những tấm lòng ngưỡng mộ tự thân của người ta chứ chẳng ai dại khờ để cho ai "moi" móc, lường gạt! Nên nhớ như vậy!

Đối với đạo Chúa, mặc dù là cây thập ác (vì nó đã giết Chúa Jesus), nhưng, nhiều nơi, nhiều người đã phải bỏ tiền ra mua để đeo vào cổ từ mấy tiệm vàng thì cũng mặc kệ người ta chứ đâu ai ngớ ngẩn và lỗ mãng đi khinh thường người ta dại dột?

Tiền bạc, đất đai, ruộng vườn, nhà cửa, quyền bính v.v... rồi một ngày xuôi tay không ai mang theo được. Thế, khi còn sống đây, và với khả năng cá thể trong tầm tay, người ta muốn có một tượng Phật nhỏ vốn có giá trị là điêu khắc bằng Ngọc Thạch để đeo vào cổ làm duyên tao phùng như Thế Tôn đang còn tại thế, và lòng thì cảm thấy hỷ hoan (vui vẻ) để sống và đi cho hết cuộc đời thì Thoại Liên sao lại dám xâm tổn đến quyền tự do lựa chọn của họ?

Thoại Liên nếu "khôn" quá chẳng thèm muốn tốn kém ở trường hợp như vậy là quyền của Thoại Liên!

Tuy nhiên, Thoại Liên không có quyền xâm phạm vào quyền sống và quyền quyết định nơi những người khác!

Tôi đã từng trực tiếp chứng kiến cảnh người ta khóc khi họ sắp hàng cả mấy tiếng đồng hồ nhưng đến lượt họ thì số lượng tượng Phật cung cấp trong ngày hôm đó đã hết. Họ thều thào và nói rằng: "Với số tiền mà gia đình chúng tôi chỉ một bữa vào quán phở, chúng tôi muốn có được một tượng Phật từ tảng Ngọc để làm kỷ niệm mà thôi!".

Thế, vào những tình cảnh như thế, Thoại Liên dám cả gan mắng người ta là dại dột hay không?

Bản thân tôi cũng đang có một tượng Phật Ngọc nhỏ như vậy đó. Thoại Liên làm gì tôi?

Trần Quang Diệu
________________
From: "Thoai Lien thlien2001@yahoo.com
Sent: Sunday, July 6, 2014 10:59:57 PM
Subject: Re: [tudo-ngonluan] FW: Phật Ngọc có linh thiêng gì đâu? Fwd: THỜI BÁO TORONTO - SBTN - An Trí Phật Ngọc > PHẬT TÂM - PHẬT TƯỚNG -

Kính Làng NET,
Đức Phật thuở còn tại thế chẳng đã dạy một bà Mẹ bồng xác đứa con đến nhờ Ngài cứu là Ngài không đi ngược với những gì Nghiệp đẩy đưa sao? Các vị Tăng Sĩ ở Việt Nam chẳng qua vì muốn moi tiền bá tánh nên "rước Phật Ngọc" đi vòng vòng biểu diễn để bán những hình tượng nhỏ làm "bùa hộ mạng", quên rằng đó là điều cấm kỵ trong Đạo... Gạt Tứ Chúng/Mê hoặc Tứ Chúng!
Thoại Liên
__________________
On Sunday, July 6, 2014 10:09 AM, "Tran Quang Dieu tranquangdieu@hotmail.com [tudo-ngonluan]" wrote:

"VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" đã viết đoạn này:
"... tăng ni cũng như đại chúng cứ tưởng cái tượng Phật Ngọc đó linh thiêng, huyền bí, có khả năng đem lại sự bình an, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, đem lại hòa bình thế giới. Tượng Phật Ngọc chính đã bị đụng xe, sứt mẻ nghiêm trọng vào tháng 7 năm 2011 tại Germany và được đem về Australia."

Cá nhân tôi không nghĩ là tất cả "tăng ni cũng như đại chúng" (gồm chung mọi người Phật giáo?) nào mà có thể không biết gì đến hình thức rằng đó chỉ là hình tượng của Phật Thích Ca được người ta tạc nên bằng một tảng Ngọc quý. Và ở đấy, tượng có giá trị làm cho người Phật Tử (con của Phật - gồm cả 4 chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Cận sự Nam và Cận sự Nữ) cảm thấy biết quý trọng, ngưỡng mộ, cảm mến rằng mai kia chủ nhân sẽ long trọng An vị vĩnh viễn tượng Phật Ngọc đó tại một quốc gia mà Phật giáo hiện diện với người bản xứ chưa được lâu lắm, đó là nước Australia.

Không cần dài dòng lôi thôi, đạo nào cũng vậy, khi đối diện với hình tượng Phật hay Chúa, thì, song song với việc học hỏi, nghiên cứu và áp dụng những giáo huấn qua Kinh, Luật, Luận (Phật giáo gọi là "tam tạng kinh điển"), con người sẽ phải luôn luôn chúc tụng nhau và cầu nguyện cho "sự bình an, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, đem lại hòa bình thế giới" chứ không ai làm chuyện xúi giục chiến tranh, thay vì ước mơ = cầu nguyện hòa bình thế giới, khoan nói đến chuyện miệt thị, chê bai, nguyền rủa + dè bĩu vô nghĩa rằng "có linh thiêng gì đâu".

Còn chuyện tượng Phật khi di chuyển gặp tai nạn giao thông ở Đức thì có gì đáng để phải mỉa mai, đặt nghi vấn là "có linh thiêng gì đâu"?

Đức Phật Thích Ca khi còn tại thế còn bị con người cố tâm hãm hại ("xuất Phật thân huyết"). Đức Chúa Jesus lúc mới còn tuổi thanh xuân cũng bị đế quốc La mã giết chết trên cây thập ác!

Thế, nào ai câu nệ vào chuyện linh thiêng với không linh thiêng để làm gì trong bối cảnh mang tính ban phước giáng họa? Mà, con người biết quý trọng ở chỗ người ta biết nỗ lực phục chế hình ảnh đấng vĩ nhân để có dịp chiêm ngưỡng, hầu gây cảm hứng tinh thần, rung động cảnh giới tâm linh, nhằm nỗ lực thúc đẩy tiến trình Văn, Tư, Tu mà thư tịch Phật giáo đã bao đời truyền trao qua nhiều thời đại với vô số các cuộc hành trình khổ nhọc của lịch đại chư tổ (các nhà sư, và những mái chùa) thì với hôm nay, không lý do gì để chúng ta có thể xem thường, hay mỉa mai, phỉ báng.

Tóm lại, quan điểm cho dù có sai biệt bao nhiêu, và nghịch lý bằng cách nào, con người, không ai được phép xúc phạm đến tha nhân một khi người ta có quyền chấp tay chiêm ngưỡng, lễ bái một tượng Phật, hay tượng Chúa! Duy chỉ, Kinh Thánh hay giáo Pháp của Phật nói cái gì trong đó thì con người cứ có quyền đặt nghi vấn, thậm chí phê phán, nếu thấy có điều gì dung chứa các tính chất phản nhân luân, vi phạm nhân quyền, và xúi giục những chuyện bất nhân (chẳng phải là người), thất đức mà lịch sử đã và luôn mãi sẽ cho con người thấy rõ.

Tôi trân trọng với tinh thần hoàn toàn nghiêm túc nhằm chia sẻ với công luận về chủ đề mà "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" đã nêu ra.

Đồng thời, xin khẳng định, đấy là nhãn kiến hoàn toàn thuộc sỡ hữu cá nhân của Trần Quang Diệu nầy chứ tuyệt nhiên không hề liên can gì đến bất cứ một vị sư nào và ở đâu!

Trần Quang Diệu
_______________
From: 'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA'
Date: Fri, Jul 4, 2014 at 12:08 PM
Subject: [testing2k] Fwd: An Trí Phật Ngọc - THỜI BÁO TORONTO - SBTN - PHẬT TÂM - PHẬT TƯỚNG - Phật Ngọc có linh thiêng gì đâu?


Tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất,
bị đụng lật xe sứt mẻ tháng 7 năm 2011 tại Germany
chứ có linh thiêng gì đâu

SATURDAY 05 JULY 2014

Kính thưa quí vị,

VP.PHTQ.CANADA nhận được EMAIL của quí độc giả trên đây, và tạm thời có các nhận xét sau:
1) Chúng ta là những người cùng xử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để trao đổi trong các sinh hoạt hàng ngày.
Cho nên, việc sai sót do quan điểm hay do trình độ văn hóa khác nhau có thể hiểu được và thông cảm được. Chúng ta nên giữ tinh thần tương kính để không khí sinh hoạt cộng đồng được yên vui hòa nhã. Sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng, hay ý thức trình độ tâm linh không thể làm chia rẽ đại khối dân tộc Việt Nam. Các sự khác biệt về chính trị, về chế độ lãnh đạo sẽ không còn nữa khi lật qua trang sử mới.
2) Về phương diện tôn giáo và tín ngưỡng, mỗi người có trình độ hiểu biết khác nhau, đôi khi khác biệt nhau rất xa. Không phải người nào cũng đạt được cốt tủy của đạo giáo - nhất là Phật giáo. Thí dụ như: Nhiều vị xuất gia trong Phật Giáo chỉ có hình tướng, còn trình độ i tờ về giáo lý, nói năng bậy bạ, phát biểu tùy tiện, giải thích sai lạc. Họ thua kém rất xa nhiều vị tu tại gia (cư sĩ nam nữ) về kiến thức Phật học cũng như về phẩm chất tu tập. Chưa kể họ là những người xuất gia nhưng: Miệng thì niệm tiếng nam mô. Trong lòng chứa cả một bồ dao găm. Bởi thế, có câu: Thứ nhất thì tu tại gia. Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Hơn nữa, đả kích về phương diện tôn giáo là điều nên tránh, nhất là sự chụp mũ bừa bãi. Các vị chức sắc của các tôn giáo nhiều vị còn chưa nắm vững giáo lý của tôn giáo họ đang theo. Cho nên việc phê phán giáo lý của tôn giáo khác là điều thiển cận, gây sự bất hòa vô ích trong cộng đồng.
3) Theo Phật giáo, bản ngã chính là nguồn gốc của sự đau khổ và bất an trong nội tâm của con người. Thí dụ như: Người nào tự ái quá cao, bản ngã quá lớn, dễ hờn, dễ giận, sẽ tự chuốc lấy đau khổ, khó cảm nhận được an lạc và hạnh phúc. Người ta chửi mình một câu, họ quên mất rồi. Còn mình thì ôm lấy câu chửi đó lâu ngày, tức là tự chuốc khổ vào thân tâm và làm khổ người thân chung quanh.
4) Do đó, tinh thần vô ngã chính là trạng thái niết bàn (an vui).
Người nào hiểu được, đạt được tinh thần vô ngã (không cần thờ Phật) sẽ được an nhiên tự tại trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, chúng ta hiểu rằng, không có đức Phật của tôi hay đức Chúa của tôi. Đức Phật hay Đức Chúa không hề bị tổn hại thanh danh, không hề bị xúc phạm gì cả, qua các sự phỉ báng, đánh phá của bọn người vô minh theo thế lực đen hay thế lực đỏ. Một cá nhân hay tập thể tu sĩ và tín đồ làm bậy, phạm pháp, bị pháp luật thế gian trừng phạt, không có nghĩa là tôn giáo đó bị vạ lây.
5) Riêng về tượng Phật Ngọc từ trước đến nay đã gây bao nhiêu sự cãi vã, tranh chấp, phiền não, chẳng có đem lại hòa bình cho nhiều nơi cung thỉnh. Một vài nơi đã có sự đổ vỡ tình đoàn kết cộng đồng, tình thầy trò trong tự viện, tình sư đệ trong sơn môn. Tại sao? - Tại vì đó là những con người NGU SI, U MÊ, tăng ni cũng như đại chúng cứ tưởng cái tượng Phật Ngọc đó linh thiêng, huyền bí, có khả năng đem lại sự bình an, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, đem lại hòa bình thế giới. Tượng Phật Ngọc chính đã bị đụng xe, sứt mẻ nghiêm trọng vào tháng 7 năm 2011 tại Germany và được đem về Australia. Hiện nay, thế lực đen và thế lực đỏ gạt gẫm làm tiền những người u mê, nhẹ dạ, qua các tượng Phật Ngọc COPY. Từ lâu, Chùa Cổ Lâm (Seattle, USA) trưng bày thường trực tượng Phật Ngọc COPY y chang tượng chính nơi sân chùa. Kính mời quí vị xem thêm chi tiết và bài viết nơi cuối EMAIL này.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA