icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=446 >

Một Luận Điệu Để Ca Ngô Đình Diệm

__________ Một Luận Điệu Để Ca Ngô Đình Diệm _______
From: Johannes Minh Dinh
Date: 2013/11/9
Subject: Re: "CHET THI DA SAO?" (TT Ngo Dinh Diem)

*"CHẾT THÌ ĐÃ SAO“* (Tổng Thống Ngô Đình Diệm)[1]

Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh
Frankfurt/Đức Quốc, thứ bảy ngày 09 tháng 11 năm 2013

Khi biết đám phản tướng/tá tấn công dinh Gia Long, Phủ Thổng thống, thì
đại tá Nguyễn Hữu Duệ[2], chỉ huy Lữ đoàn vệ binh, xin lệnh của Tổng
thống, đem xe tăng thiếp giáp lên bộ Tổng Tham Mưu, để bắt nhóm phản tướng
và dẹp loạn đảo chính. Nhưng Tổng thống Diệm không chấp thuận. Ông còn nói:
*Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?*“ Chẳng nhẽ,
một Tổng tư lệnh quân đội ra lệnh cho quân ta giết quân mình, thì thử hỏi,
sự đoàn kết quân đội còn khả năng bảo vệ tỗ quốc được nữa chăng? Thử hỏi,
một vị Tổng tư lệnh mà ra lệnh cho quân đội đâm chém nhau, thì vị đó còn
đáng kính trọng nữa không, hay sẽ bị thiên hạ nguyền rủa? Trong quân đội,
ai sẽ là bạn và ai là thù? Sẽ đâu còn nữa, „*huynh đệ chi binh là mình
đó anh*“!?

Quân đội bảo vệ tổ quốc. Không dùng quân đội bảo vệ cá nhân, như trường
hợp những phản tướng/tá.

__________ Phản Hồi ________
Gop gio [gopgionews@yahoo.com]
Sent: Mon, 12:04 pm

Xin lỗi quý vị hoài Ngô !

Căn cứ theo luận điệu của đại tá Nguyễn Hữu Duệ, cho rằng sáng ngày 1-11-1963 khi quân Cách Mạng bắt đầu nổ súng tại Sàigòn, đại tá Duệ (lúc đó còn là đại úy trong Phủ Tổng thống) xin phép TT Diệm đưa lực lượng thiết giáp của của thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long phản công, tiến thẳng lên Bộ Tổng Tham Mưu bắt hết các Tướng Lãnh làm phản, nhưng Tổng thống Diệm đã từ chối.”

Tổng thống Diệm từ chối là đúng ! Đó rõ ràng là một luận điệu quá ấu trĩ, có thể nói là quá ngu dốt của đại tá Duệ và các phần tử hoài Ngô.

Nên nhớ kỹ rằng, rút kinh nhiệm thất bại trong cuộc đảo chánh của Quân Dù 11-11-1960, cuộc binh biến lần nầy do “Hội Đồng Tướng Lãnh” thực hiện, đặc biệt là Tướng Trần Thiện Khiêm (Tham mưu Trưởng Liên Quân); tướng Tôn Thất Đính(Quân đoàn 3 kiêm Biệt Khu Thủ Đô); Đại tá Đỗ Mậu (An Ninh Quân Đội); và đặc biệt nữa là có cả Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư lịnh SĐ5 là Chủ Lực Quân của Lực Lượng đảo chánh. Hơn nữa, ở cấp cao hơn còn có Tướng Trần Văn Đôn, Quyền Tổng tham Mưu QLVNCH và Tướng Dương Văn Minh, Cố vấn Quân Sự bên cạnh TT Ngô Đình Diệm. Như vậy thì kế hoạch hành quân không thể có sự sơ hở.

Lực lượng thiết giáp nhỏ nhoi của thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long mà làm gì có thể đảo ngược được tình thế ?

Nên nhớ : Hội đồng Tướng Lãnh không chủ trương đổ máu mà chỉ muốn thuyết phục binh lính trong Thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long đầu hàng. Hội Đồng Tướng Lãnh cũng đã dàn sẵn mấy dàn pháo binh ở Bộ Tổng tham Mưu QLVNCH và TTHL Quang Trung hướng về Thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long; đồng thời lực lượng Không Quân ở Tân Sơn Nhứt cũng sẵn sàng chờ lịnh.Toán thiết giáp của TT Diệm vừa ló ra khỏi Thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long thì lập tức 2 nơi nầy sẽ bị san bằng thành bình địa !

Tội nghiệp cho những cái đầu trống rỗng dễ tin luận điệu bịp bợm của đám tàn dư Cần Lao.. láo lếu !!!

ÔN LẠI BÀI HỌC
CUỘC CÁCH MẠNG 1-11-1963
QP. Võ Văn Sáu


Cuộc Cách Mạng 1-11-1963 là một cuộc Cách Mạng thần kỳ; phải được xem là một cuộc đảo chánh quân sự thành công mau lẹ và “không đổ máu”, nhờ vào sự ủng hộ của toàn thể quân dân, đồng thời với tài dụng binh của các vị Tướng Lãnh. HQTL chủ trương trừng trị những kẻ cầm đầu, tránh tối đa việc phí phạm xương máu. Bởi vì binh sĩ của cả 2 bên đều trong một gia đình, họ buộc phải thi hành mệnh lệnh của cấp trên. Một khi các binh sĩ trong thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long hay tin tất cả Tướng Lãnh đứng lên làm đảo chánh thì họ sẵn sàng buông súng đầu hàng.
Không giống như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960, chỉ có một nhóm sĩ quan cấp Tá thuộc Binh Chủng Dù thực hiện, không có Thiết giáp và Không quân yểm trợ. Binh sĩ Dù định dùng thế đánh thần tốc, chiếm thành Cộng Hoà, bắt sống TT Diệm là xong. Nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của binh sĩ LBPV Phủ Tổng thống. Chiến thuật tốc chiến không thành, càng kéo dài thời gian càng bất lợi. Mặc dù phe đảo chánh đã thành công trong việc “vô hiệu hoá” một phần nào quân đội trong việc bắt giữ Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, và bắt giữ được Trung tướng Thái Quang Hoàng, Quân Ủy Trung ương Đảng Cần Lao (ông này mới thực sự nắm Quân đội)… Nhưng TT Diệm có hệ thống liên lạc riêng tại Dinh Độc Lập với các vị Tư Lịnh Vùng. Ông Diệm dùng thế trì hoãn, đưa Chánh Văn Phòng Võ Văn Hải và tướng Nguyễn Khánh ra giả vờ đàm phán, chấp thuận mọi điều kiện, như cải tổ Nội Các, cho Quân đội tham chánh (giữ Bộ QP, Bộ NV và Bộ Thông Tin để tăng cường khả năng chống Cộng) và đồng ý ân xá tất cả anh em Dù… Mặt khác kêu gọi SĐ 7 của đại tá Trần Thiện Khiêm ở miền Tây về cứu giá.
Về phía Quân Dù, Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông thấy đã đạt được thoả thuận với TT Diệm, quân Dù liền lui binh. Ông Diệm chờ cho đến khi thấy quân SĐ7 kéo về lập lại trật tự, TT Diệm bèn nuốt lời, còn ra lịnh bắt hết các vị chỉ huy quân Dù bỏ tù.
Rút kinh nghiệm vụ tráo trở của ông Diệm lần nầy, dẫn đến cái chết bi thảm của ông về sau. Vì các vị Tướng lãnh không còn ai tin ông Diệm.
Ngay các vị Tướng Lãnh cũng phòng hờ khi bị thất bại, cho nên yêu cầu 2 Tướng Đỗ Cao Trí và Nguyễn Khánh không lên tiếng ủng hộ ngay khi có đảo chánh, mà chỉ lên tiếng ủng hộ Cách Mạng khi quân đảo chánh đã bắt được ông Diệm và làm chủ tình hình tại Thủ Đô. Nếu bị thất bại thì 2 tướng Khánh và Trí sẽ “lọt sổ” và sẽ lại tiếp tục cuộc đảo chánh về sau ! Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên, khi có tin SàiGòn đảo chánh, 2 tướng bèn ra lịnh Thiết Quân Luật toàn Vùng I và II. Chờ tới sáng hôm sau 2/11 có tin đảo chánh thành công 2 ông mới lên tiếng ủng hộ !
Cuộc đảo chánh quân sự thành công một cách vẻ vang, nhờ các Tướng Lãnh đồng tâm hợp lực. Mặc dầu dưới chể độ Cần lao Gia Đình Trị, màng lưới Mật Vụ dày đặc từ trung ương xuống hạ tầng cơ sở, cả trong chánh quyền và quân đội. Nhưng TT Diệm & ông Nhu không ngờ, Tướng Khiêm, Tướng Đính và Đại tá Thiệu, những sĩ quan “Cần lao” đặc biệt được tín nhiệm, nắm vận mạng của Thủ đô Sàigòn… lại đứng lên cầm quân chống lại chế độ !? Kế hoạch đảo chánh lại được soạn thảo rất tinh vi, bảo mật tới phút cuối. Trên nguyên tắc, cuộc đảo chánh đó đã được người Mỹ khuyến khích. Nhưng không phải bất cứ người Mỹ nào cũng đồng ý. Ngay tại Thủ đô Washington cũng chia làm 2 phe. Phe Ngoại Giao đòi lật đổ Diệm, phe Quốc phòng lừng khừng. Còn Tổng thống Kennedy cũng lừng khừng…
Tại SàiGòn, đại tướng Paul Harkins lừng khừng. Ông Richarson, Trưởng Cơ quan CIA lại chống. Bởi vậy, các Tướng Lãnh đã bảo mật tối đa không cho Toà Đại Sứ Mỹ (Cabot Lodge) biết rõ ngày giờ động binh, mà chỉ cho biết vào phút chót: Đề phòng nếu có người Mỹ nào tiết lộ cho ông Diệm thì ông ta cũng không thể nào trở tay kịp ! Còn phần ông Richarson thì bị Washington triệu hồi về nước trước đó.
Kế hoạch đảo chánh lẽ ra bắt đầu vào lúc 14 giờ 30 ngày 1-11-1963, nhưng vì cái chết của Đại tá Hồ Tấn Quyền bị lộ, cho nên Tướng Dương Văn Minh ra lịnh nổ súng trước một giờ.
Đại tá Conein tuy gọi là người của CIA, nhưng thực sự không phải là chính quy mà ông chỉ là nhân viên CIA làm việc theo khế ước.
Cuộc đảo chánh thành công, trước hết là vì “tất cả các tướng lãnh đều đồng tâm hiệp lực đảo chánh”. Ngay Đại tướng Lê Văn Tỵ đang nằm dưỡng bịnh tại gia, khi được Tướng Trần Văn Đôn tới xin ý kiến, Đại tướng cũng đồng ý.
Kế đến là kế hoạch “hành quân” đảo chánh thật toàn hảo.
* Chọn ngày 1-11-1963 là ngày lễ nghỉ buổi sáng, cũng là lúc Đô đốc Harry Felt, Tư lịnh Hạm đội 7 tới thăm TT Diệm vào buổi sáng theo lịch trình ấn định từ trước. Chính Đô đốc Felt cũng không hay biết gì, cho tới khi ông lên máy bay rời Tân Sơn Nhứt một lúc sau… mới hay SàiGòn có đảo chánh ! Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư lịnh SĐ5, chủ lực quân đảo chánh cũng có mặt trong Dinh Gia Long đón tiếp Đô đốc Felt, khiến TT Diệm và ông Nhu không nghi ngờ chi.
* Tướng Dương Văn Minh, Cố vấn Quân sự, xin phép TT Diệm triệu tập các Tư Lịnh Quân Binh Chủng và các cấp chỉ huy Quân sự tại SàiGòn họp tại Bộ Tổng Tham Mưu, rồi bắt giữ tất cả tại chỗ, Đại tá Lê Quang Tung không tham gia đảo chánh liền bị giết tại đây.
* Chỉ thị cho Lực Lượng Đặc Biệt đi hành quân ra khỏi thủ đô, mặt khác, cũng giả bộ đưa quân TQLC ra khỏi thủ đô đi hành quân để 2 ông Diệm&Nhu không nghi ngờ, rồi bất thần quay trở về Thủ Đô tấn công Đài Phát thanh và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia.
* Rút kinh nghiệm 2 phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử oanh tạc Dinh Độc Lập thất bại ngày 27-2-1962, vì bị hoả lực của Hải Quân. HQ Trung tá Trương Ngọc Lực và Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang lập kế giết HQ Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lịnh Hải quân vào buổi sáng 1-11-1963.
* Rút kinh nghiệm vụ 11-11-1963, SĐ7 kéo quân về cứu giá. Tướng Đôn và Khiêm đề nghị TT Diệm chia lại ranh giới Quân sự, sát nhập SĐ7 vào Quân Đoàn 3 dưới quyền tướng Tôn Thất Đính, có hiệu lực từ ngày 31-10-1963. Ngày 30-10-1963, tướng Lâm Văn Phát được TT Diệm cử làm Tư lịnh SĐ7 thay Đại tá Bùi Đình Đạm. Nhưng khi tướng Phát trình diện Tướng Đính thì bị bắt giữ. Tướng Đính ký lịnh cầm tay cho Đại tá Nguyễn Hữu Có trao cho đại tá Bùi Đình Đạm, Tư lịnh SĐ7, bảo phải bàn giao ngay tức khắc quyền chỉ huy cho Đại tá Nguyễn Hữu Có ngày 31-10-1963, công điện hoả tốc của Bộ TTM do tướng Khiêm ký gởi tới sau.
Tóm tắt các điểm chính đưa tới thành công của kế hoạch đảo chánh ngày 1-11-1963 thật hoàn hảo, không có chỗ nào sơ hở. Nhưng vì HĐTL chỉ thị đánh cầm chừng chứ không tấn công quyết liệt, nên Đại úy Nguyễn Hữu Duệ tưởng rằng quân đảo chánh rất yếu. Bởi vậy, trong một bài viết của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ cho rằng, vào lúc chiều ngày 1-11-1963, ông Duệ (lúc đó là Đại úy) báo cáo với TT Diệm là lực lượng đảo chánh rất yếu, Duệ xin tổng thống cho ông ta được phép lấy mấy chiếc thiết giáp chạy thẳng lên Bộ Tổng Tham Mưu bắt sống hết các tướng đảo chánh, nhưng rất tiếc rằng TT Diệm không chịu nghe lời ông ta !? Thật là ngây thơ quá mức.
Nên nhớ, tại Bộ Tổng Tham Mưu có 2 dàn đại bác, và tại Quang Trung cũng có mấy dàn đại bác. Tất cả nòng súng đều hướng về Dinh Gia Long và Thành Cộng Hoà. Ngoài ra, còn có mấy phi đội của Không Quân ở Biên Hoà và Tân Sơn Nhứt, sẵn sàng cất cánh ngay khi có lịnh của HĐTL.
Nếu Quân Đảo Chánh muốn dùng sức mạnh thì Dinh Gia Long và Thành Cộng Hoà đã thành bình địa ngay trong 10 phút đầu khai hoả. Nhưng như đã nói ở trên, HĐTL không muốn đổ máu anh em binh sĩ cả 2 phía. Bởi vậy quân đảo chánh chỉ nổ súng cầm chừng và kêu gọi binh sĩ trong thành Cộng Hoà đầu hàng. Vào lúc tối Quân Đảo Chánh tấn công mạnh, thành Cộng Hoà đầu hàng vào khoảng 8 giờ tối.
Vào lúc 4 giờ sáng 2-11-1963 Dinh Gia Long cũng đầu hàng.
TT Diệm & Cố vấn Nhu bị bắt tại nhà thờ cha Tam, và bị giết chết trên đường giải về Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, kết thúc một triều đại tối tăm, man rợ, dưới bàn tay đẫm máu lương dân của tập đoàn ác ôn Cần Lao gia đình trị.

QP Võ Văn Sáu (1-11-2010)