icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=3553 >

Giờ mới thấy đúng - Thầy An đã rất đúng, rất chính xác, khi gọi ông Petrus Ký là "Tay sai của giặc"

LTS: Ngày 17-7-1929 là ngày Kỳ Đồng mất khi đang sống lưu vong ở Polynesia.
Vô tình tác giả lá thư dưới đây tìm thấy được câu trả lời cho dấu hỏi về con người của Petrus Trương Vĩnh Ký.
So sánh ông Kỳ Đồng (xem chi tiết) và Petrus Ký, hai con người cùng thông minh, cùng được Pháp đào tạo cùng thời, nhưng Kỳ Đồng đã chọn con đường khác với Petrus Ký. Một người phải chịu cảnh lưu đày biệt xứ, còn một người trên ngực đầy mề đay kim khánh do Pháp ban tặng. Thế cũng đủ hiểu. Mời quí vị đọc tiếp. Cám ơn Trinh Nữ Kiếm đã cho phép chúng tôi đăng lại. (SH)

____________________

From: Trinh nu Kiem
To: kieumauthuduc
Sent: Sunday, July 17, 2022 at 11:02:00 AM PDT
Subject: [kieumauthuduc] NGÀY 17 - 7

Thuở học trò, học những trang sử oanh liệt trải ngàn năm của DÂN TA chiến thắng giặc Tàu, nàng rất yêu mến, ca ngợi và kính trọng khí phách của một người Thiếu Niên Anh Hùng là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản: "PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN" -> lá cờ thêu sáu chữ vàng của người trai 16 tuổi tung hoành chiến tuyến, cùng với giai thoại bóp nát trái cam, đã làm nên hình ảnh tuyệt ĐẸP của TUỔI TRẺ kiêu hùng và nhiệt huyết, đời đời in nét sử xanh.

Và nàng những tưởng lịch sử Việt Nam chỉ có MỘT Anh-Hùng-Xuất-Thiếu-Niên ấy.

NHƯNG.
Hôm nay 17-7-2022.

Thơ ơi ! Lạc lối vào hoa sử
Ta dựng lầu xuân chắp mối duyên
Đổi áo sông hồ thơm huyết mạch
Chiều nay xin đốt áng hương nguyền :


VINH DANH KỲ ĐỒNG NGUYỄN VĂN CẨM
NGƯỜI ANH HÙNG XUẤT THIẾU NIÊN
LỪNG LẪY TRONG LỊCH SỬ CẬN ĐẠI !

Được vua Tự Đức và dân tộc xưng tụng biệt danh "Kỳ Đồng", thì rõ ràng Nguyễn Văn Cẩm phải được xem là "anh hùng xuất thiếu nhi", tuyệt kỹ ! Chữ "kỳ" ở đây không chỉ tầm thường như kỳ lạ, mà "KỲ" đây là tất cả điều tốt đẹp, kỳ diệu, phi thường... ở một đứa trẻ ! "ĐỒNG" là em nhỏ, con nít, nhi đồng.

Nói theo bây giờ thì cậu bé Nguyễn Văn Cẩm là một thần đồng.
4 tuổi thông minh tuyệt đỉnh, trí nhớ phi thường.
7 tuổi tinh thông Hán học, làm thơ và ứng đối trác tuyệt.
8 tuổi được cha dẫn đi tỉnh thi khảo sát để năm sau thi Hương trường Nam Định. Cậu bé đạt hạng "ưu". Quá giỏi, lừng danh đến nỗi vua Tự Đức xuống chỉ cho các quan đầu tỉnh : "Cấp cho trẻ lạ Hưng Yên Nguyễn Văn Kỳ (tức Cẩm) lên 8 tuổi mà thông minh, nhà nghèo, chăm học, mỗi tháng 3 quan tiền, 1 phương gạo, áo quần mỗi thứ 2 cái, mỗi năm cho 1 lần".

Được vua cấp "học bổng", cậu bé Nguyễn Văn Cẩm được dân chúng khắp Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương... nô nức xưng tụng là "KỲ ĐỒNG". Với sức hút mãnh liệt, là TỰ NHIÊN hay Ý TRỜI, Kỳ Đồng trở thành hình tượng của niềm khát vọng "chân chúa", là một cứu tinh của dân tộc đang khi phong trào Cần Vương bị đàn áp, mờ nhạt.

Thế là, lá la, thực dân Pháp cấp "học bổng du học" cho cậu bé Nguyễn Văn Cẩm nhằm đào tạo tài năng và ý chính là tách cậu bé ra khỏi các phong trào kháng chiến.

Kỳ Đồng lên đường du học ở Algérie năm 12 tuổi. (1887)
Học ở đó 9 năm, tinh thông tiếng Pháp, đậu Tú Tài, được học bổng toàn phần.
Lại là NGẪU NHIÊN hay Ý TRỜI, trong 9 năm ở Algérie, Kỳ Đồng gặp gỡ và liên lạc thân thiết với người bạn trang lứa là Hàm Nghi đang bị đi đày ở đó. Vua Hàm Nghi hơn Kỳ Đồng 3 tuổi.

Kỳ Đồng về nước năm 21 tuổi. (1896).
Vừa về nước thì thực dân Pháp "cơ cấu, quy hoạch cán bộ" cho Kỳ Đồng làm việc vơi Pháp ở các ngạch công chức ngon ăn như thông ngôn, thơ ký văn phòng, hoặc làm "ban giám hiệu" mở trường dạy học. Nhưng Kỳ Đồng đã từ chối khéo léo, nói là mình con nhà nông nên thích làm ruộng, và xin đi khai hoang lập đồn điền ở Yên Thế.

Ông có bài thơ "Đăng Yên Thế lộ", tuyển mộ người lên Yên Thế khai khẩn làm ruộng. Với sức hút và danh tiếng Kỳ Đồng, cuộc tuyển mộ đã thành một phong trào di dân ùn ùn từ các tỉnh đồng bằng lên trung du. Hàng ngàn người lũ lượt nông dân bán cả nhà cửa để đi theo Kỳ Đồng, trong đoàn người đó có cả các chiến tướng Cần Vương.

A haha! TUYỆT KỸ CAO THỦ là chiêu nầy ! Trinh Nữ Kiếm cảm khái ngất trời khi người thanh niên Tây học Kỳ Đồng tìm đường lên YÊN THẾ.

YÊN THẾ với HÙM THIÊNG HOÀNG HOA THÁM !

Người thanh niên Kỳ Đồng lập đồn điền Chợ Kỳ như một làng pháo đài trá hình, đào hào xây hầm, một mặt tích trữ lương thực, một mặt liên lạc chỉ đạo kháng chiến vùng đồng bằng, chặt chẽ với nghĩa quân Yên Thế. Đó là tuyên ngôn của ông trong bài thơ "Niềm vui mở đồn điền": LẤY NÔNG NGHIỆP TẠO THÀNH QUÂN NGHIỆP !

Dù khéo léo ngụy trang đến đâu, thì sự ồn ào nhộn nhịp của Chợ Kỳ không qua mắt được thực dân Pháp. Và khi đã tìm được bằng chứng liên lạc khởi nghĩa của Kỳ Đồng và nghĩa quân Yên Thế, thực dân Pháp đã bắt Kỳ Đồng ngay tại căn cứ Chợ Kỳ và xử lưu đày biệt xứ.

Ông bị lưu đày năm 23 tuổi (1898) ở Tahiti cho đến khi ông mất vào ngày 17-7-1929.

VINH DANH KỲ ĐỒNG NGUYỄN VĂN CẨM
ANH HÙNG XUẤT THIẾU NIÊN !

13 tuổi đã toan làm một cuộc bạo loạn (lời khẩu cung của Kỳ Đồng),
23 tuổi đã là thủ lãnh lừng lẫy của phong trào chống Pháp sôi nổi cả vùng đồng bằng Bắc bộ.
54 tuổi đời đã có 40 năm lưu đày biệt xứ.
-> thì có sá gì với một THIÊN THU SỬ VIỆT mà hùng danh KỲ ĐỒNG lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh ?

Đêm nay 17-7-2022.
Nàng lạc vào hoa sử, không phải vì bài thơ "Đăng Yên Thế lộ" của người anh hùng Kỳ Đồng, mà nàng xao xuyến vì bài viết của Ông Đạo Nguyễn Thái An.

Các bài Thầy An viết về cụ Petrus Ký.
Đêm nay nàng so sánh hai nhân vật lịch sử : Petrus Trương Vĩnh Ký và Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm.

Thầy An đã RẤT ĐÚNG, RẤT CHÍNH XÁC khi gọi :
"ông Trương Vĩnh Ký là một bộ mặt sáng lạn trong đám collabo thời đó (Theo một tự điển Pháp, chữ collabo có nghĩa là "Aide à l'ennemi de 1940-1945" tạm dịch là tay sai cho quân thù, Pháp gian)."

[Một lỗi chánh tả: viết đúng là "xán lạn" chớ hổng phải "sáng lạn", hehehe].

Tại sao bây giờ nàng mới thấy ĐÚNG? Là tại vì hôm nay nàng mới đọc được bài thơ của Kỳ Đồng, từ đó nàng mới tìm hiểu. Người Pháp cố ý đào tạo Kỳ Đồng trở thành một tay sai đắc lực qua việc cho đi du học và dụ dỗ làm việc cho Pháp với lương cao và cơ hội tiến thân khi về nước.

Thầy An đã lạnh lùng chặt chữ "tay sai" để gọi cụ Petrus Ký - đã làm nàng rất đau lòng. Đêm nay đọc Kỳ Đồng, nàng phải cám ơn Thầy An đã dùng chữ rất chính xác! Đúng là ông Trương Vĩnh Ký đã được đào tạo để làm tay sai cho Pháp. Thầy An đưa thêm một chi tiết chứng minh làm nàng quá ngỡ ngàng :
Hoà Ước 1862, Ông T.V.Ký ở trong phái đòan Pháp đối mặt với ông Phan Thanh Giãn và Lâm Duy Tiếp của Triều đình VN. VN phải mất 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp,
-> Nàng chau mày khi hình dung ông Trương Vĩnh Ký thông ngôn trong phiên ký Hòa Ước đó, trực diện với phái đoàn cụ Phan Thanh Giản! Ông có thể lạnh tanh vô cảm như vậy được sao ?!

Trương Vĩnh Ký làm được "thông ngôn" như vậy. Nhưng Kỳ Đồng KHÔNG LÀM. Cái gì đã khiến người thanh niên xuất chúng Kỳ Đồng từ chối vinh hoa và cơ hội thăng quan để tìm lên vùng rừng thiêng Yên Thế ?

Trời ơi CHÍNH KIẾN và NHÂN CÁCH bộc lộ ở chút xíu nầy thôi. Mỗi người đều có TỰ DO Ý CHÍ mà.

Petrus Ký và Kỳ Đồng cùng được Pháp đào tạo giỏi Tây học, cả hai người đều là tinh hoa của Việt Nam, thông minh phi thường và cùng được đi du học. Nhưng hành trạng hai người tại Tổ Quốc Việt Nam hoàn toàn trái ngược ! Đó chính là LÒNG YÊU NƯỚC!

Nghĩ thông suốt nghĩa "tay sai" rồi, nhưng nàng vẫn không sao chấp nhận luận điệu "phản quốc" gán cho cụ Trương Vĩnh Ký ! Cỡ mấy thằng khốn nạn đại ác như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Ngô Đình Khả, Trần Bá Lộc, là phản quốc -> vâng, chính xác, No Table (SH – miễn bàn). Nhưng cụ Petrus Ký thì không. Chính một điểm nầy hậu thế có thể thông cảm với bài thơ tuyệt mệnh của cụ :

Cuốn số bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.


Trở lại với Kỳ Đồng vs Petrus Ký. Nàng khoái chí cười duyên dáng đài trang lưu manh kiều mị mất dạy phồn thực, a haha, khi nàng tìm ra cái thiếu sót của Ông Đạo Nguyễn Thái An.

Là Thầy An không biết gì về Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm !
Cho nên Thầy An có những so sánh trớt quớt, rất thiếu thuyết phục, đọc đíu hẻo luôn:

Nếu vẫn tiếp tục khẳng định Ông Trương Vĩnh Ký là không phản quốc, không bán nước thì chúng ta phải đánh giá lại Trương Công Định như một tên bất lương, một tên ăn cướp, một tên phá rối trị an!!

-> SIC ! Ai đời đem so ông Trương Vĩnh Ký với ông Trương Công Định ?

Trong trường hợp này, Thầy An phải so ông Petrus Trương Vĩnh Ký với ông Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, thì ý nghĩa XÁN LẠN liền, hê hê hê.

Cả Nhà có thể đọc lại bài của Thầy An:

- https://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn.php
- http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn04.php

Cám ơn Ông Đạo Nguyễn Thái An. Cám ơn Gs. Nguyễn Mạnh Quang và trang Sách Hiếm đã lưu lại bài viết của Thầy An, để hôm nay bổn thánh cô Quách Xạo Xạo có cơ hội để mà... xạo xạo.

♪ Và một lần thôi xin mắt Em cay
♪ Xin hết đi hoang những chiều buồn say:


Trinh Nữ Kiếm__