icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=3532 >

Vượt Mỹ, Trung Quốc công bố bản đồ Mặt Trăng với tỷ lệ rõ gấp đôi

From Mike Wilson on 2022-06-12 17:00

Trái đất là một khối kết tinh LINH TÁNH VẠN VẬT
từ đó mới có TIẾN HÓA MỌI SỰ thành thế gian

Dân Đông Á thờ Phật Địa Mẫu, gọi tắt là Phật Mẫu,
là Đấng siêu việt càn khôn, sáng tạo càn khôn,
và cũng kết tinh năng lực của mình thành trái đất

Nói cách khác, trái đất chính là "hạt giống" của thế gian

Nhờ có linh tánh tiềm ẩn này, mà vạn vật tiến hóa.

Đây là cách nói rõ hơn, minh bạch hơn, trên cơ sở tâm linh đại đồng, mà các lý thuyết gia thần học phương tây gọi là "intelligent design", tuy phật giáo không đề cập đến... mặc dù Ấn giáo có khái niệm riêng của họ, rằng thế gian và cả càn khôn này, đến từ "giấc mơ sáng tạo" của Đấng Vishnu, mà Krishna là một trong những hiện thân của Ngài trong lịch sử Ấn giáo.


Cũng nhờ có linh tánh đa dạng ấy, mà khoa học đi từ khám phá này đến khám phá khác, và từ sáng chế này đến sáng chế khác.

bởi vật chất tự nó KHÔNG "vô tri vô giác" mà TRI và GIÁC của nó tiềm ẩn, không hiển lộ, nhưng nhờ đó mà con người mới tạo ra các máy móc tự động, các thiết bị truyền thanh, truyền hình, "trí tuệ nhân tạo", thậm chí các "mắt thần radar", tri tuệ tên lửa "thông minh, biết tìm mục tiêu" để đánh phá.

Phật Mẫu đã phán :

> đời đúng mức, "phong thần" tái thế
> cho con tường, nào dễ, bớ con !

- Phật Mẫu, Việt Nam, thập kỷ 1960

"phong thần" là các hiện tượng tưởng như "phép lạ" mà chính là sự phát triển linh tánh tiềm ẩn trong cái gọi là vật chất, trong một kỷ nguyên mới, của một giống mới, Siêu Trí, Bạch Ngọc.

Đây là tiến hóa không thể tránh, unavoidable evolution, - khi giác lực tâm linh điều khiển được vật chất ...

Trở lại vấn đề phát triển khoa học ngày nay: Phương tây chỉ đi trước châu Á trên tiến trình thời gian, trong việc phát triển khoa học, nhưng không thể độc quyền khoa học, vì các lí do, các nguyên lý tâm linh đại đồng nêu trên.

Việc Trung quốc hay Nga "vượt mặt" phương tây trên một vài lĩnh vực nghiên cứu khoa học, là chuyện bình thường, không có gì phải tranh cãi

Quán Tâm Cư Sĩ



Vượt Mỹ, Trung Quốc công bố bản đồ Mặt Trăng với tỷ lệ không ngờ: Chi tiết chưa từng thấy! (soha.vn)
Vượt Mỹ, Trung Quốc công bố bản đồ Mặt Trăng
với tỷ lệ không ngờ: (rõ gấp đôi)
Chi tiết chưa từng thấy !

Minh Hằng

Theo SCMP đưa tin, các nhà khoa học Trung Quốc vừa qua đã công bố bản đồ chi tiết nhất về bề mặt của Mặt Trăng. Đây là một dự án có tới hơn 100 nhà nghiên cứu tham gia và mất tới 10 năm để hoàn thành.


Bản đồ này tiết lộ về thành phần và cấu trúc của bề mặt Mặt Trăng, đồng thời phản ánh những hiểu biết mới nhất về lịch sử tiến hóa của hành tinh này.

Bản đồ Mặt Trăng đã được công bố trên tạp chí Science Bulletin vào ngày 30/5. Theo đó, các nhà khoa học của Viện Địa hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) dẫn đầu dự án cùng với các tổ chức khác như Viện Hàn lâm Khoa học Địa chất Trung Quốc, Đại học Khoa học Trái Đất Trung Quốc và Đại học Sơn Đông, đã tham gia lập bản đồ Mặt Trăng với độ phân giải cao. Bản đồ được lập ra dựa vào các dữ liệu và kết quả nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế.

Kể từ khi khởi động chương trình thăm dò Mặt Trăng vào năm 2004, Trung Quốc đã gửi nhiều tàu quỹ đạo, tàu thăm dò lên Mặt Trăng để tích lũy dữ liệu nhằm biên soạn bản đồ Mặt trăng có độ phân giải cao.

Dự án lập bản đồ Mặt Trăng bắt đầu được tiến hành vào năm 2012, dẫn đầu bởi các nhà địa chất Ouyang Ziyuan và Liu Jianzhong từ CAS.

Bản đồ Mặt Trăng chi tiết nhất

Theo báo cáo trên tạp chí Science Bulletin, bản đồ địa chất của Mặt Trăng chi tiết nhất từ trước đến nay khi có tỷ lệ 1:2.500.000. Trước đó, bản đồ bề mặt Mặt Trăng do Trung tâm Khoa học Địa chất học vũ trụ, thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hợp tác với NASA và Viện Hành tinh và Mặt Trăng, thực hiện có tỷ lệ 1:5.000.000.

Theo nhà nghiên cứu Liu Jianzhong, bản đồ với tỷ lệ 1:5000.000 của USGS kém chi tiết hơn so với bản đồ Mặt Trăng mà Trung Quốc công bố.



Trong những năm qua, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các kế hoạch chinh phục Mặt Trăng, để vượt lên trong cuộc đua không gian với Mỹ.

Cụ thể, Trung Quốc đã đưa một số tàu thăm dò lên Mặt Trăng và đạt được nhiều thành công nhất định trong các nhiệm vụ khám phá hành tinh này.

Vào tháng 1/2019, tàu thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã hạ cánh ở phía xa (sau) của Mặt Trăng, đồng thời trở thành tàu vũ trụ đầu tiên đáp xuống vùng không thể nhìn thấy từ Trái Đất


Đến tháng 12/2020, tàu Hằng Nga 5 đã quay trở về Trái Đất và mang theo mẫu đất đá mà nó thu thập được từ bề mặt của Mặt Trăng.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng để lại dấu ấn trên Mặt Trăng. Theo đó, vào tháng 5/2021, có ít nhất 8 cấu trúc trên Mặt Trăng, gần vị trí của tàu Hằng Nga 5 hạ cánh đã được đặt 8 tên theo các nhà khoa học và địa danh của Trung Quốc.

Về phía Liên đoàn Thiên văn Quốc tế, có trụ sở tại Paris, cũng đã chấp thuận 8 tên tiếng Trung cho các cấu trúc trên ở khu vực gần vị trí hạ cánh của tàu Hằng Nga 5.

Từ đó, tổng số cấu trúc địa lý trên hành tinh này có tên Trung Quốc là 35.



Có thể đưa con người lên Mặt Trăng vào năm 2030

Cụ thể, việc phát triển tên lửa thế hệ mới đang trong giai đoạn giải quyết công nghệ then chốt. Đặc biệt, nếu đạt được 13 bước đột phá quan trọng thì Trung Quốc có thể thực hiện "tham vọng" đưa con người lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Mặt khác, theo Viện sĩ Jiang Jie, việc Trung Quốc phát triển một tên lửa hạng nặng có thể giúp cải thiện năng lực xâm nhập, sử dụng không gian; đồng thời củng cố vị trí của quốc gia này trong lĩnh vực phát triển không gian và khám phá vũ trụ.
...