icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=3020 >

Tôi hoan nghênh tác giả Anh Tuấn Lê về bài viết

Subject: Re: Độc_Lập_Tự_Chủ Và_Thống_Nhất Đất Nước_Là Khát Vọng Ngàn_Đời Của Dân_Tộc
From: giac hanh
Date: Sun, April 26, 2020 6:26 am

Việc của Anh Tuấn Lê viết là việc chúng ta làm bấy lâu nay trên mạng.

Cám ơn tất cả những vị, điển hình như Lê Xuân Nhuận, Ri Nguyễn, Trần Quang Diệu, Chánh Tâm, Chiến Nguyễn, Hồng Phạm, Wissai, Hoàng Duy Hùng.

GH
___________________
On Sunday, April 26, 2020, 6:02:43 AM PDT, Ri Nguyen wrote:

Cũng như ông Trần Quang Diệu, tôi đồng ý với đoạn văn dưới đây của tác gỉa Anh Tuấn Lê.

“để có lương tâm đúng, sự thật đúng, thì việc đầu tiên, là phải dạy lịch sử các tôn giáo cùng với sự phát triển văn hóa của chúng trong nhà trường, cho toàn dân biết rõ thực chất văn hóa và lịch sử của Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Khổng Giáo... và hãy xem các tôn giáo như các định hướng văn hóa trước khi lựa chọn cho mỗi người một nền tảng tâm linh đạo đức."

Ri Nguyễn
_________________________
On Sunday, April 26, 2020, 12:37:07 AM CDT, Tran Quang Dieu wrote:

Tôi hoan nghênh tác giả Anh Tuấn Lê về bài viết, mà đặc biệt là đoạn này:

"Ngay bản thân tôi rất ghét CS, nhưng từ khi hiểu được từng bước khó khăn của đảng (CS) trong công cuộc cứu nước, đưa đến vinh quang cho dân tộc như ngày nay, thay vì thù ghét, tôi đã cảm thấy đã đến lúc nên biết chung tay xây dựng một cộng đồng dân tộc trên hướng đi đến vinh quang. Nhưng tôi khác Hoàng Duy Hùng ở chỗ, HDH gần như tán dương mọi lãnh vực do đảng điều phối, còn với tôi, tôi cho rằng VN còn rất nhiều khiếm khuyết cần được kiện toàn để đi đến chỗ thống nhất lòng dân, đó là phải tiêu diệt toàn bộ nạn tham ô lãng phí, tuyệt đối phải xây dựng một xã hội dựa trên lương tâm, trí tuệ và sự thực.
Và, để có lương tâm đúng, sự thật đúng, thì việc đầu tiên, là phải dạy lịch sử các tôn giáo cùng với sự phát triển văn hóa của chúng trong nhà trường, cho toàn dân biết rõ thực chất văn hóa và lịch sử của Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Khổng Giáo...và hãy xem các tôn giáo như các định hướng văn hóa trước khi lựa chọn cho mỗi người một nền tảng tâm linh đạo đức."
(Anh Tuấn Lê).

Thật vậy, lịch sử là vô cùng quan trọng. Muốn cho các thế hệ trẻ có tinh thần yêu nước vững chắc thì phải trang bị cho chúng hành trang kiến thức đúng đắn về lịch sử.

Bao lâu khi thế hệ trẻ không được trang bị kiến thức đúng đắn về lịch sử thì bấy lâu dân tộc vẫn còn bị các thế lực ác tâm, vô đạo; những thành phần Việt gian vong nô (không loại trừ thiểu số lai căng chui sâu trèo cao...) lủng đoạn, quấy rối, đưa đất nước lâm cảnh điêu đứng; dẫn đến tình trạng nội chiến thống khổ, đẫm máu nhân dân như một số nước như ở Trung Đông, Phi Châu, Nam Á mà ta thấy được, nhất là trong vài thập niên trở lại đây (...).

Khi nói đến lịch sử, hẳn nhiên ta không thể loại trừ vai trò tôn giáo. Hơn thế nữa, vai trò tôn giáo, như lịch sử đã từng cho thấy, nó ảnh hưởng lên quần chúng xã hội một cách cực kỳ "nhạy cảm", đưa lòng dân vào "hai lối rẽ đặc thù":

1) Vận nước, với lòng dân như những sợi dây mây quấn bện vào nhau ("Quốc tộ như đằng lạt" - Đỗ Pháp Thuận... thời tiền Lê...) và;

2) Xô tình nghĩa đồng bào vào lộ đồ ly tán, dẫn đến cảnh quốc phá gia vong như vào những năm 1858 trở đi lên đất nước ta (...).

Dân Việt Nam ngày nay trở đi, cương quyết tin rằng, quê hương xứ sở mình, về lãnh vực lịch sử, không thể cho phép tình trạng như học giả Nguyễn Hiến Lê đã từng một thời lâm lụy, than thở! -

Dạy sử dưới thời Diệm – Nguyễn Hiến Lê:
https://cvdvn.net/2019/09/19/day-su-duoi-thoi-diem-nguyen-hien-le/


Sau đây là toàn bài của tác giả Anh Tuấn Lê:

Việt Nam
Đất Tình Người, Tình Dân Tộc
(45 Năm Thống Nhất Đất Nước)

FB Anh-Tuan Le

http://sachhiem.net/THOISU_CT/FB/AnhTuanLe1.php