icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2842 >

Mỹ đã phạm sai lầm chiến lược ở Iraq, Afghanistan, Lybia, Ukraine, Syria


Sai lầm chiến lược lớn nhất của Mỹ và EU
là tưởng rằng họ có thể cô lập Nga, cấm vận Nga, xiết Nga đến chết .

Trái lại,
Nga không chết, còn giữ vị thế thứ 6 của kinh tế thế giới,
và đang có mục tiêu thực tế khả thi :
qua mặt Đức và giữ vị thế thứ 5 của kinh tế thế giới !

Không như Saudi Arabia, chỉ dựa vào xuất khẩu dầu khí,
người Nga dùng dầu khí như cái bàn đạp
để chuyển hóa sang các ngành nông nghiệp
và công nghiệp có giá trị cao như
kỹ thuật hàng không, công nghiệp khai thác, máy vận hành
- đồng thời xoay trục từ EU
sang các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác
như Ấn, TQ, châu Á, Bắc Phi, Nam Mỹ .

Người Nga có căn bản công nghiệp hóa kể từ Thế Chiến II
(không như Saudi Arabia và các nước Trung Đông giàu dầu khí).

Mỹ chỉ còn ưu thế về thị trường nhập khẩu tiêu dùng,
và quyền lực tài chánh toàn cầu
nhờ đó nó lăng xăng cấm các nước mua cái này, bán cái kia, v.v.
để buộc các nước nhỏ yếu phải làm theo ý nó .

Về quân sự, Mỹ bị trải mỏng, bị Nga thách thức tại Syria,
lại bị Nga và TQ thách thức tại Venezuela,
một nước tại Nam Mỹ mà Mỹ muốn xiết cổ cho chết
để cài cắm tay sai và dằn mặt các nước Nam Mỹ khác !
https://www.bbc.com/news/world-latin-america-36319877

Sau khi Liên Sô phân rã, 26/12/1991,
TT Mỹ George H. W. Bush đã hồ hởi tính đến
một "trật tự mới cho thế giới" do Mỹ lãnh đạo .

Thế giới ngày nay
không phải là cấu trúc đơn cực do Mỹ nắm đàng chóp,
mà chao đảo giữa các thế lực đa cực .

nth-fl
____________________-
Ông Putin tự tin: Kinh tế Nga vươn top 5 thế giới
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ong-putin-tu-tin-kinh-te-nga-vuon-top-5-the-gioi-3378871/

(Quan hệ quốc tế) - Tổng thống Putin cho rằng hiện nền kinh tế nước này đang đứng thứ 6 thế giới và hoàn toàn có thể vươn lên vị trí cao hơn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có bài phát biểu về vấn đề kinh tế quốc gia trước báo chí. Ông Putin cho rằng mục tiêu gia nhập Top 5 nền kinh tế mạnh nhất toàn cầu là "mục tiêu trong tầm tay".

"Về kế hoạch để chiếm vị trí xứng đáng của chúng ta trong số các nền kinh tế phát triển, đó là một nhiệm vụ đầy thách thức, nhưng nhìn chung nó hoàn toàn có thể quản lý được" - ông Putin nhận định vào ngày 24/4.

"Nga đang phải đối mặt với nhiệm vụ trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên toàn cầu. Và hiện tại chúng ta đang đứng thứ 6, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Đức" - ông Putin phát biểu.

"Sự khác biệt giữa Nga và Cộng hòa Liên bang Đức là rất nhỏ, tại một số điểm chúng ta đã vượt qua họ và chiếm thứ năm rồi. Nhưng đối với chúng tôi, đó không chỉ đơn giản là một ưu tiên tuyệt đối. Ưu tiên tuyệt đối ở đây là sự khác biệt, để thay đổi cấu trúc kinh tế" - ông Putin nói.

"Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế là cần thiết để đảm bảo sự phát triển lâu dài, đó là ưu tiên tuyệt đối vào lúc này. Điều này đảm bảo tăng hiệu quả lao động nhiều mặt".

Tổng thống Nga cho biết thêm, Nga đang có kế hoạch phát triển các dự án đầu tư đặc biệt phù hợp với môi trường hiện tại của đất nước và đối phó được các hạn chế đến từ bên ngoài mà nước Nga đang phải đối mặt.

Có thể thấy, những hạn chế khách quan ấy phải kể đến đầu tiên là việc Mỹ cùng các quốc gia châu Âu tiến hành áp đặt trừng phạt kinh tế Nga. Điều này dẫn đến những thách thức không nhỏ về mặt thị trường, nguồn vốn đầu tư, trao đổi công nghệ và sản phẩm...

Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ tăng trưởng của kinh tế Nga kể từ năm 2014 (thời điểm các lệnh trừng phạt bị áp đặt) cho đến nay, chỉ có năm 2015 kinh tế Nga tăng trưởng âm, nhưng ngay sau đó ghi nhận những dấu mốc tăng trưởng rất ấn tượng.

Việc giải quyết được những khó khăn mà các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga đã tạo ra một đà phát triển kinh tế vĩ mô theo hướng nhảy vọt. Nga gần như thực hiện thành công chiến lược chuyển định hướng cơ cấu kinh tế, thay vì tập trung vào thị trường châu Âu, Nga hướng tiếp cận đến các thị trường mới và đông đảo sức mua như Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia châu Á, Bắc Phi, Mỹ Latinh...

Điểm mạnh kinh tế Nga là xuất khẩu năng lượng và vũ khí, tuy nhiên, theo ông Putin, Nga đang từng bước dựa vào nền tảng ấy để dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm kỹ thuật hàng không, công nghiệp khai thác, máy vận hành được đánh giá rất cao.

Vậy trong bối cảnh Nga đang đặt kế hoạch vươn lên top 5, họ sẽ đẩy quốc gia nào khỏi vị trí này? Có thể thấy ông Putin đã xác định mục tiêu đầu tiên và trên hết là vượt qua kinh tế Đức. Lời phát biểu của Tổng thống Nga đã chỉ ra sự so sánh: Đức không hơn kinh tế Nga nhiều điểm.

Ngày 8/1/2019, sản lượng công nghiệp Đức giảm 1,9%, tệ hơn nhiều so với mức dự báo tăng 0,3%. NHư vậy đánh dấu nền kinh tế nước này chính thức rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên kể từ 2013.

Ông Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Đức, nói rằng dữ liệu trên cho thấy nguy cơ suy thoái "tăng lên rõ ràng". Công ty nghiên cứu Oxford Economics thì hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đức quý 4 về 0% và nói rằng nền kinh tế này đang đối mặt khả năng suy thoái ở mức cao.

Cường quốc xuất khẩu Đức trong khu vực Eurozone cho thấy họ tiếp tục đối mặt với sức ép suy giảm tăng trưởng trong năm 2019. Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô của Đức đang mất rất nhiều thị phần tại Trung Quốc, trong khi họ đang đối mặt với việc bị đánh thuế nhập khẩu cao đến 10% tại thị trường Mỹ. Tại chính thị trường châu Âu, các quy định mới về kiểm tra khí thải cũng khiến ngành công nghiệp ô tô Đức khốn đốn.

"Sự sụt giảm của công nghiệp xe hơi Đức kéo theo sự suy thoái của cả nền kinh tế Đức. Mọi thứ trở nên trì trệ trong khi chính phủ Đức đang ở vị thế lãnh đạo vùng Eurozone" - chuyên gia kinh tế Anna Titareva thuộc ngân hàng UBS phát biểu.

Chuyên gia kinh tế trường về khu vực châu Âu thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics, ông Jack Allen nhận định: "Đức đã nhìn thấy đà suy thoái của mình, và họ chỉ dám cung cấp 1,25% GDP cho ngân sách quốc phòng. Berlin biết họ sẽ làm Mỹ tức giận, nhưng phiêu lưu với con số 2% theo yêu cầu là liều lĩnh vào thời điểm này với kinh tế Đức".

Minh Hoàng