icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2839 >

Nắm được chân lý này thì sẽ không có cách nhìn cực đoan về đạo Phật là Tiểu Thừa hay Đại Thừa,

On Apr 19, 2019, at 3:12 PM, Huy Thai wrote:

Thưa Ông BS ĐVA,

Có 2 vấn đề chính mà BS ĐVA nêu ra, cần được phân tích làm rõ để khai thông như dưới đây:

1) Về vấn đề Tiểu Thừa và Đại Thừa.

Trong kinh tiếng Pali của đạo Phật Nguyên Thủy là Tăng Chi Bộ (đoạn 137) có ghi:
“Cho dù Như Lai có xuất hiện trên đời này hay không, thì lẽ thật mà Như Lai chứng ngộ vẫn tồn tại một cách vững chắc …”.

Cái lẽ thật, tức chân lý mà đức Phật Thích Ca đã chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề là chân lý khách quan tự nhiên nên mới tồn tại một cách vững chắc ở mọi nơi và mọi thời. Thế nên ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc, là đặc trưng cho đời sống tinh thần cao đẹp của nhân loại.

Cho nên tôi nghĩ rằng những ai nắm được chân lý này thì sẽ không có cách nhìn cực đoan về đạo Phật là Tiểu Thừa hay Đại Thừa, mà phải thấy rằng chỉ có một Phật Thừa, tức “Cỗ xe cứu độ nhân loại làm bằng chất liệu Tuệ giác”.

Chúng ta hãy thử xem đạo Phật như một cây lớn gồm 3 phần:
- Gốc rễ của cây là chân lý nhà Phật.
- Thân cây là Phật giáo Nam truyền.
- Cành lá cây là Phật giáo Bắc truyền.

Thân cây có thể có các loài rong rêu bám, còn cành lá cây thì có thể có tầm gửi sống ký sinh. Rong rêu hay tầm gửi phát triển nhiều đều có thể làm cho cây chết. Do đó, người có tuệ giác biết làm cách nào để tẩy sạch rong rêu và tầm gửi, giúp cây sống khỏe. Thật ra, kinh điển Nam truyền hay Bắc truyền đều có ít nhiều xen tạp, cho nên người tìm học phải sáng suốt nhận định, nắm giữ một cách khoa học đâu là nguyên lý đầu mối để lý giải thế giới hiện tượng.

Trong bản kinh Kalama nguyên thủy (Kalama Sutta – Wikipedia) cũng thuộc kinh Tăng Chi Bộ có ghi lại 10 lời khuyên của đức Phật cho các đệ tử khi đi tìm chân lý:
- Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
- Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
- Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
- Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
- Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
- Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
- Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
- Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
- Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
- Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.


Như thế Tiểu Thừa và Đại Thừa là do người về sau phân biệt và có ít nhiều xen tạp lệch lạc, nên chúng ta cần thận trọng chắt lọc, chứ không để rơi vào các phân biệt có tính cực đoan này, mà mất đi giá trị trong sáng và thiết thực của chân lý.

2) Về chủ đề Nhân Quả.
Nhân Quả là hệ luận của chân lý Duyên khởi, cho nên nó xuyên suốt các vấn đề từ thô đến tế, từ đơn giản đến phức tạp. Do đó, những ai muốn lĩnh hội được đầy đủ, thì người đó cần phải tìm hiểu một cách tương thích.
Đối với người có căn trí thấp, thì phần thô chỉ cần trình bày đơn giản để họ sống tốt là đạt yêu cầu rồi. Tuy nhiên, có những vấn đề vi tế thì những lập luận đơn giản đó không thể làm sáng tỏ được, thậm chí có kẻ còn lợi dụng cách nhìn thô thiển này để lừa lái người kém trí. Ví như robot điều khiển trong công nghiệp không đơn giản như đồ chơi điều khiển của trẻ con.

Xin xem lại:

A. Mục 1.2. Lý Nhân Quả cổ đại Ấn Độ – Tiểu mục 4) Bốn là tà Nhân tà Quả.

Về phần VIDEO kèm theo ở mục này là
“- Có thuyết nhân quả không ? - Bài giảng của Cha Hy”, cho thấy Cha Hy đã quá nông cạn về Nhân Quả so với bài giảng
“- Luật Nhân Quả Trong Kinh Thánh (SBTN 4/2013)” của Mục sư Trần Nhựt Thăng và bài viết
“- LUẬT NHÂN QUẢ - Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ” của Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD, có phần khá hơn.

B. Mục 2.1. Cơ cấu Nhân Quả. – Tiểu mục 3) Dị Thục nhân - Dị Thục quả, đã sơ dẫn về cách hiểu đúng đắn về Nhân Quả trong đạo Phật.
Những chủ đề thoạt trông rất đơn giản dễ hiểu như Tam Bảo, Nhân Quả, …, nhưng kỳ thật không đơn giản chút nào, chằng hạn như ở quyển Sách: “Nhân Quả: Triết lý trung tâm Phật giáo” của Giáo sư Tiến sĩ D.J. Kalupahana – Trưởng khoa Triết của Đại học Hawaii – ĐL Trần Nguyên Trung dịch.


Causality: The Central Philosophy of Buddhism: David J. Kalupahana ...


Mong rằng BS ĐVA cứ thong thả tiếp cận các vấn đề theo tinh thần cởi mở của nhà Phật.

HT
___________________
Vào 01:37:55 GMT-7, Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019, Aï Dang Vu đã viết:

Thưa Ông Huy Thái,

Mấy bài viết mới đây của ông, nào là Kinh Kim Cương (Diamant), nào là Kinh Dược Sư (Pharmacien) đều là theo triết lý của Đại Thừa.

Các nước Tiểu Thừa rất khinh các nước Đại Thừa (phần lớn theo ảnh hưởng của Ba Tầu, thờ cúng lung tung.....)

Bản thân tôi cũng khinh Đại Thừa Ba Tầu.

Trong 2000 năm , Tầu phịa ngày Phật Đản là ngày mùng 8 tháng 4 theo lịch Ba Tầu. Các vị khảo cứu kỹ càng, thầy Đức Phật sinh vào ngày trăng tròn.

Nhân dịp kỷ niệm 2500 năm Phật Giáo, đại diện của Phật Giáo khắp thế giới, họp tại Ấn Độ với Thủ Tướng Nehru quyết định đổi sang
ngày 15 tháng 4 lịch Tầu.

Để thống nhầt, các nước Tiểu Thừa chọn ngày 15 April làm ngày tết năm mới.

Như vậy , ngày tết năm mới của các nước Tiểu Thừa là 15 April, được nghỉ 4 ngày (13, 14, 15, 16 tháng April).

Họ rất trung thành với Đức Thích Ca Mâu Ni, và loại bỏ Adiđà, Quan Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát... toàn là những thứ phịa của Ba Tầu.

Chúng ta nên theo Tiểu Thừa để trung thành với Phật Tổ.

BS DVA