icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2831 >

Ông Ngô Đình Diệm là một lính nhảy dù do Mỹ thả từ trên trời xuống

Subject: “BỐN MƯƠI NĂM NÓI LÁO”
From: Tran Quang Dieu
Date: Wed, April 10, 2019 3:27 am

“BỐN MƯƠI NĂM NÓI LÁO”
- Cơ sở Xuất Bản Sống Mới – Sài Gòn – 1969 (Trang 204 – 263)] –

“ông Diệm là một lính nhảy dù do Mỹ thả từ trên trời xuống và không có rễ ở dưới đất.” -

BÁO CHÍ THỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM
Vũ Bằng
[Trích từ “BỐN MƯƠI NĂM NÓI LÁO” - Cơ sở Xuất Bản Sống Mới – Sài Gòn – 1969 (Trang 204 – 263)]

image056Lời Giới thiệu - Những ai đã đọc “Miếng Ngon Hà Nội”, “Thương Nhớ Mười Hai”, “Bốn Mươi Năm Nói Láo”, “Miếng Lạ Miền Nam”, … thì sẽ không cần phải đọc lời giới thiệu một nhà văn, nhà báo đã được sự nể trọng của các bạn đồng nghề, đồng nghiệp danh tiếng như Nguyễn Tuân, Thượng Sĩ, Lãng Nhân, Phùng Tất Đắc, Vũ Trọng Phụng, … về tài hoa văn chương cũng như về tư cách làm người của Vũ Bằng từ những năm trước Đệ Nhị Thế Chiến.

Đặc biệt về tác phẩm “Bốn Mươi Năm Nói Láo”, kể từ ngày được xuất bản cách đây hơn 40 năm, đã được coi như một hồi ký rất có giá trị văn học, sử học về một giai đoạn văn chương, báo chí Việt Nam của một nhà văn lớn, một nhà báo trung thực, yêu nước thương nòi. Khi được hỏi ý kiến về việc tuyển chọn tác phẩm để xuất bản một “Tuyển Tập Vũ Bằng”, nhà văn Tô Hoài đã phát biểu: “Những tác phẩm văn học nào tìm thấy, nên in cả, không phải chọn. Đơn giản vì Vũ Bằng là nhà văn lớn.”

Thời kỳ những năm 1960 dưới chế độ Ngô Đình Diệm là thời kỳ viết văn, làm báo năng động nhất của Vũ Bằng. Nghĩa là thời kỳ ông đi sâu, nhìn sát vào thực tế xã hội miền Nam để từ đó, sau nầy, với cái nhìn tinh tế và sâu sắc hiếm có, ông đã viết hồi ký nầy với tất cả tấm lòng đầy tính dân tộc. Những trích đoạn đưới đây sẽ đưa độc giả vào một giai đoạn lich sử cực kỳ sôi động mà may mắn thay chúng ta đã có được Vũ Bằng để làm một nhân chứng đích đáng để tin cậy.



TỪ “HOÀ BÌNH” ĐẾN “DÂN CHÚNG”

(Trang 205)

... Như thường lệ, vào dịp hai mươi ba Tết năm ấy, trong mục “Thiên hạ sự”, tôi có viết một bài tếu nói về việc đốt vàng mã và nhân dịp có kể lại câu hát cũ:

Ba mươi tết, tết lại ba mươi,
Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách,
Một tay cầm cái dù rách
Một tay xách cái chăn bông
Em đứng bờ sông
Em trông sang nước người:
“Hỡi chú chiệc ơi là chú chiệc ơi”
Một tay em cầm quan tiền,
Một tay em xách thằng bù nhìn
Quan tiền nặng thì quan tiền chìm
Bù nhìn nhẹ thì bù nhìn nổi,
Ới ai ơi, của nặng hơn người


Ai ngờ chỉ có thế mà sanh ra to chuyện. Bộ Thông tin - hồi ấy do ông Trần Chánh Thành điều khiển – cho chữ “thằng Ngô” đó là nói sỏ ông Ngô Đình Diệm, nhờ Công An điều tra và làm lung tung lên một dạo, tưởng chừng như là sắp tận thế đến nơi.

Đọc tiếp: https://thuvienhoasen.org/a16618/26-bao-chi-thoi-ngo-dinh-diem-vu-bang