icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2816 >

Đồng Hành Cùng Dân Tộc - Cảm Nghĩ về Đạo Pháp

FB Kinh Kha
Hôm qua lúc 21:32

Cảm nghĩ về Đạo Pháp và Dân Tộc

Từ hơn 2500 năm qua, từ lúc Phật giáo hình thành qua sự Giác ngộ và dẫn dắt chỉ dạy của đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ. Ngài đã truyền đạt và hướng dẫn người xuất gia và tại gia tu tập nhằm giải thoát khổ đau và đem lại an lạc hạnh phúc cho bản thân, với châm ngôn: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi", nghĩa là đức Phật cũng như giáo pháp của Ngài là người thầy chỉ đường, là ngón tay chỉ đường, là điểm đến, còn đi hay không là do mỗi người. Với tôn chỉ của đức Phật là ai tu nấy chứng, ai tạo nghiệp thiện, ác thì tùy theo mà nhận quả báo tốt đẹp thiện lành hay đau khổ xấu ác, là do mỗi người, không ai thay thế cho ai khác được.
Nhân quả tự thân rõ ràng, ai làm gì thì nhận quả báo tương xứng với nó. Ví như trồng cây cam thì ra quả cam, không thể ra quả ổi, nói dối thì sẽ mất lòng tin, ai phạm tội thì pháp luật trừng trị người đó, không thể cha thế cho con, hay con thế cho mẹ được. Cũng không thể một ai, đức Phật nào hay ông Chúa nào có thể thay thế hay cứu được, chỉ mỗi người tự cứu lấy mình, ăn năn hối lỗi.

Hàng đệ tử Phật sau khi thọ học giáo pháp của Đức Phật Thích Ca tu học, sau đó truyền rộng ra cho mọi người và rộng ra nữa khắp các nơi, xa ra các nước khác.

Đặc biệt là Phật giáo du nhập vào nước nào là Hòa Nhập vào Văn Hóa Bản Địa của Dân Tộc Nước Đó, Tùy Duyên Hòa Nhập mà không đánh mất Tôn Chỉ chính là Giác Ngộ, An Lạc Cuộc Đời.

Và Phật giáo đến nước nào là đồng hành cùng dân tộc đất nước đó, Phật giáo của đất nước đó, chứ không phải là lệ thuộc hay nhằm lôi kéo người dân theo một nước nào khác. Ví như Phật giáo du nhập vào Thái Lan là đồng hành cùng dân tộc đất nước Thái, vào Trung Quốc là Phật giáo của nước Trung Quốc, vào Nhật Bản là Phật giáo Nhật Bản, vào Việt Nam là đồng hành cùng dân tộc đất nước Việt Nam, là Phật giáo của đất nước Việt Nam v.v... không phải phụ thuộc hay nô lệ cho một Phật giáo Ấn Độ hay nước nào, một ông nào ở đâu khác, thậm chí không phụ thuộc nô lệ cho ông Phật.

Từ người xuất gia tu hành hay người dân thường, học tu tập theo giáo pháp Phật giáo đều ý thức là mình là người dân của dân tộc đất nước đó, bảo vệ giang sơn tổ quốc và Phật giáo tại nước mình sinh sống. Không như một số tôn giáo, giáo dân các nước lệ thuộc, nô lệ phục dịch cho một kẻ khác, một nước ngoại bang khác, một người lãnh đạo ở đâu đâu khác, không liên quan đến tổ quốc dân tộc quê hương mình, một số họ thậm chí còn tôn lên và phụng thờ, đánh đổ cả ông bà tổ tiên, tổ quốc.

Phật giáo đến đâu là hòa nhập vào văn hóa người dân của địa phương đó, nhằm giúp cho họ có đời sống tâm linh an lạc, xây chùa to hay nhỏ trên đất nước đó thì cũng theo luật pháp của nước đó, và là đất, là chùa của đất nước đó. Không thể (không có chuyện) xây chùa trên đất nước Việt Nam mà là chùa của nước Ấn Độ được. Xây chùa trên đất nước Miến Điện là chùa của đất nước Miến Điện, do nhà nước và Phật giáo của đất nước đó quản lý, không thể là Ấn Độ hay một nơi nào khác vào quản lý. Không ai nói là chùa của ông Phật, đất Phật nên phải do một thống lãnh Phật giáo xa xôi nào thu nạp.

Trên thế giới có một vài tôn giáo lại đi ngược với tư tưởng với Phật giáo, là họ truyền giáo vào nước nào và xây cơ sở thờ tự, rồi nói là cơ sở này thuộc về đấng tối cao đó, phải do thống lãnh thay thế đấng tối cao đó quản lý. Và chính người dân theo tôn giáo đó, theo tư tưởng đó, mà vong ơn đánh mất tổ quốc, muốn hiến dâng đất nước mình cho kẻ ngoại bang khác.

Theo lịch sử tại Việt Nam thì từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam là đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, an dân vệ quốc, thịnh suy theo đất nước. Khi có giặc ngoại xâm thì cùng ra chiến trường bảo vệ giang sơn tổ quốc, có nhiều nhà sư đã khoác chiến bào khi đất nước lâm nguy, chống giặc xâm lăng. Thời nhà Lý thiền sư Vạn Hạnh đã chấn tích trấn vương triều dựng lên nhà Lý, đưa Lý Công Uẩn lên làm vua an bang giữ nước, dẹp loạn, nước Việt thời nhà Lý thịnh trị lâu dài, cho đến khi nhà Trần tiếp nối vẫn theo tư tưởng đó. Nhà Trần rất thịnh vượng, đất nước yên bình thịnh trị.

Các đời nhà vua, sau thời gian giữ ngôi vua, giữ nước an dân, sau đó lên núi thẳm tu hành, mặc dù tu hành nhưng vẫn quan tâm việc nước, khi đất nước lâm nguy do giặc ngoại xâm, thì ra trận đánh giặc giữ nước an dân, như vua Trần Nhân Tông từng tu hành nhưng khi giặc Nguyên Mông xâm lược, Ngài khoác chiến bào cùng binh lính, người dân ra chiến trường dẹp giặc giữ gìn bờ cõi.

Thời Pháp thuộc do một số giáo sỹ Thiên chúa giáo đưa vào xâm lược nước ta, nhiều nhà sư cùng nhân dân đứng lên đánh đuổi giặc Pháp, mặc dù bị bắt tù đày giết chết, nhưng không vì thế mà trốn chạy hay đầu quân làm tay sai cho giặc Pháp. Thời Mỹ cũng thế, do Mỹ và Vatican lập nên nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, do gia đình Thiên chúa giáo họ Ngô, mà đại diện là Ngô Đình Diệm điều hành, làm đất nước chia cắt, chiến tranh loạn ly, nhà nhà tan nát, nồi gia xáo thịt. Nhiều nhà sư và nhân dân kết hợp với sự chỉ đạo của nhà nước cùng đánh giặc Mỹ.

Qua đó chúng ta thấy vai trò của Phật giáo là luôn đồng hành cùng dân tộc đất nước Phật giáo vào một đất nước nào thì tùy theo Văn Hóa Bản Địa của địa phương dân tộc đó mà hòa nhập, cùng sinh sống với người dân.

Như thời Phật giáo mới du nhập vào Việt Nam, Việt Nam thời đó cũng đã có Khổng giáo, Lão giáo, nhiều tín ngưỡng dân gian như thờ những vị thần mà họ nghĩ sẽ hộ trì cho họ có được đời sống bình yên, như thờ thần Nông, thần Sấm Chớp, thần Mưa, thần trên trời, các vì Sao, thần núi, thần sông v.v... cầu cúng nhằm mong cầu bình an.

Mặc dù không biết cầu cúng có được hộ trì như ý không, nhưng sau khi họ cầu cúng tâm họ được cảm thấy yên lòng, bớt lo lắng, vì họ tin sẽ có các vị thần thầm giúp hộ trì cho họ. Và vì thế họ yên tâm lo cuộc sống mà không còn lo nghĩ gì. Điều đó suy nghĩ kĩ thì cho là mê tín dị đoan, nhưng trong cái dị đoan đó, vô hình trung đã giúp cho họ cái cảm giác được che chở bình an, họ an tâm đời sống.

Phật giáo vào Việt Nam thì cũng tùy duyên cùng Khổng giáo, Lão giáo, phong tục tập quán mà uyển chuyển, chuyển hóa, hòa nhập vào mọi tầng lớp sống với họ và đưa họ đến chổ giải thoát an lạc. Muốn độ người nào, điều trước nhất ta cần phải hiểu tâm tư nguyện vọng của họ, họ cần gì, mong muốn gì, và từ chổ tâm tư họ cần ta chuyển hóa từ từ. Không thể một em đang học lớp 3 mà ta đem toán văn lớp 12 dạy họ được. Phật giáo cũng như thế, tùy duyên hòa nhập vào cuộc sống của người dân, sống với họ và chuyển hóa họ từ từ, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào căn cơ trình độ của mỗi người.

Hiện nay có một số người hiểu chưa hết về nhân duyên và sự hòa nhập của Phật giáo tại một số nơi, cho việc cầu cúng như Cầu An, Cầu Siêu, Cúng Sao, Giải Hạn ... là mê tín dị đoan. Các việc trên là do nhu cầu và niềm tin của người dân, với sự mong cầu đó, họ đặt niềm tin vào nơi họ tin tưởng. Họ tìm đến nhà thờ, đình chùa nhờ trợ giúp. Cũng như thế họ tìm đến Phật giáo vì một số đặt niềm tin, các chùa Phật giáo cũng tùy duyên thiết lễ cầu an, cầu siêu, cầu giải hạn, cúng sao v.v... đọc kinh cầu nguyện giúp họ, với mong cầu tâm họ yên lòng, họ an tâm, giảm sự lo lắng, yên tâm như được che chở, họ yên tâm lo cuộc sống. Và cũng từ đó chuyển hóa họ về với chánh pháp, hướng dẫn họ hiểu về luật Nhân Quả, tu thiện. Không nên vì họ tâm mê tín mà bỏ họ, bài bác họ, vì họ chưa hiểu hết.

Người xưa có nói muốn bắt rắn thì phải vào hang rắn, muốn giúp họ thoát mê thì giúp họ từ chổ mê chuyển hóa từ từ, lấy Phật pháp cho họ học hiểu, rồi họ sẽ có tầm trí cao hơn. Ngoài ra cũng có một số người lợi dụng Phật giáo, chùa, nhằm trục lợi, trong đám lúa nào cũng có những cây cỏ len lõi vào, cũng có những con sâu ẩn núp ăn hại.

Qua đó thiết nghĩ theo tinh thần tùy duyên hóa độ của giáo lý Phật giáo, thì không bỏ một pháp nào, không bỏ một ai, không vì họ mê muội mà xua đuổi họ. Phật giáo đã nói là tùy duyên bất biến, tùy duyên hòa nhập, tùy văn hóa bản địa hòa nhập mà không đánh mất tôn chỉ giải thoát giác ngộ, đem an lạc đến với cuộc đời thì không bỏ một pháp nào, không bỏ một người nào chỉ vì họ thế này kia.

Hiện nay một số báo đài, tờ báo, trang mạng chỉ trích một số nơi Phật giáo xây chùa to, Phật lớn, hay cúng sao, giải hạn.... họ không biết rằng trên thế giới có rất nhiều, nhà thờ, chùa, đình, miếu to lớn gấp nhiều lần. Thật ra một số người của báo, đài truyền thanh, trang mạng đó là những kẻ ngoại đạo, với lòng nham hiểm, ganh ghét, ghen tị với Phật giáo, nên tìm những điều nhạy cảm, tung tin nhằm làm cho suy giảm lòng tin của quần chúng, muốn bày mưu hèn kế bẩn nhằm che mắt người thiếu hiểu biết, làm cho họ hoang mang, bất mãn này kia, nhằm đánh đổ hạ bệ Phật giáo.

Và nhiều truyền thông thông tin a dua chạy theo tin tuyên truyền tung tin của chúng, cũng có một số nhà sư không hiểu được hết tinh thần hòa nhập văn hóa bản địa, tùy duyên hóa độ, nhằm đưa người mê về với Phật pháp, tận dụng họ đến cầu cúng nhằn đưa lên pháp chánh kiến, nên cũng sập bẩy theo tin của bọn ngoại đạo tung hứng, hả hê cười.

Và không chỉ năm nay, những năm sau, nhiều năm sau bọn chúng cũng tìm các nơi tổ chức cầu cúng gì, hay nơi nào xây chùa to, Phật lớn là bọn chúng phao tin ra. Với tâm nham hiểm, ganh ghét tị hiềm thì bọn ngoại đạo sẽ còn tìm cách bôi nhọ, tung tin đủ cách nhằm làm cho quần chúng hoang mang, về Phật giáo, với chủ tâm của bọn ngoại đạo là hạ bệ Phật giáo bằng mọi cách. Tất cả là chiêu trò của đám ngoại đạo mà mọi người đã bị lừa.

Từ hơn 2000 năm Phật giáo đến với dân tộc Việt Nam và đồng hành cùng người dân Việt Nam, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Với 4 chữ Đạo Pháp và Dân Tộc thì Phật giáo thật xứng đáng, như một vị Thiền sư có câu: "mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của Tổ tông". Chính tiêu đề của Nhóm là Đạo Pháp và Dân Tộc cũng không ngoài tư tưởng giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xiển dương truyền hóa Phật pháp đến mọi người mọi nhà, giúp họ có đời sống an lạc giữa cuộc đời.

Kinh Kha