icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2800 >

Nhân câu chuyện Bức tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà Nội


Theo lối hiểu chính trị - trị quốc an dân - của Việt Nam
- thế quyền cao nhất trong nước phải thần phục minh triết tâm linh .

Nhưng đây không có nghĩa là nhà nước tuân phục tổ chức thần quyền của giáo hội phật giáo
- mà là tâm thức nhà lãnh đạo cai trị phải lấy đức làm đầu, và minh triết tâm linh làm tấm gương soi .

Cách dùng mê tín thần quyền của Vatican hoàn toàn trái ngược:
Nó áp bức thế quyền của các nước châu Âu thời Trung Cổ.

Các lãnh đạo Vatican chỉ là phàm thức vô minh bất giác, gây biết bao chèn ép khoa học, bất công xã hội và thánh chiến đẫm máu
- do đó vai trò thống trị của Vatican đã bị các nước Âu Tây lật đổ, cuối cùng dồn Nó vào một "vương quốc" nhỏ xíu và vị thế của Nó ngày càng đi xuống tại châu lục này .

Một khía cạnh khác của quỉ đạo hai mặt là xúi giục con chiên bản địa phản quốc, còn các chức sắc giáo quyền thì lợi dụng khoác áo nhà tu để ấu dâm, hiếp dâm các nữ tu, và tà dâm đồng tính với nhau.

https://www.msn.com/en-us/news/world/pope-says-priests-abuse-of-nuns-went-as-far-as-sexual-slavery/ar-BBTdeLy

Việt Dân
_______________________________________________________
https://vnexpress.net/du-lich/buc-tuong-phat-ngoi-lung-vua-doc-nhat-viet-nam-o-ha-noi-3877808.html

Bức tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà Nội
Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối với cách cư xử sai lầm với đạo Phật.



Tượng Phật ngồi lưng vua hay còn có tên gọi khác là Vua sám hối. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bức tượng bắt nguồn từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), vị vua thứ 10 của nhà Lê trung hưng.

Năm 1678, vua ra sắc lệnh đuổi hết tăng ni lên rừng, ai ngoan cố không rời khỏi kinh thành sẽ bị khép vào trọng tội và đem xử trảm khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh.

Thiền sư Chân Dung Tông Diễn, Tổ thứ hai của thiền phái Tào Động Việt Nam, thấy vậy đã dâng lên vua một chiếc hộp nói là ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ ghi lại những điều lợi cho xã hội mà Phật giáo mang lại. Nội dung bên trong chủ yếu nói về việc “đời Lý, Trần các vua vì hết sức coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị, khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia”.

Tương truyền sau khi đọc xong, nhà vua chợt bừng tỉnh, lập tức cho mời nhà sư vào triều để cúi mình tạ lỗi, thu hồi lại sắc lệnh cấm Phật giáo. Vua Lê Hy Tông hứa với thiền sư Tông Diễn rằng, ông sẽ sửa mình và cho người tạc bức tượng Phật ngồi lưng vua đặt trong chùa Hòe Nhai. Đây là pho tượng độc nhất vô nhị trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo.

Chùa Hoè Nhai nằm trên một khuôn viên rộng khoảng 3.000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian và nhà tổ 7 gian tạo thành hình chữ “Công”. Sân chùa có 3 ngọn tháp cao ba tầng, ngọn tháp Ấn Quang mới được dựng năm 1963 để kỷ niệm ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.(Ngài Quảng Đức là vị bồ tát của toàn thể phật giáo VN - không phân biệt Nam Bắc)