icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2417 >

Ngắn gọn - Hiểu về Thần, và Ma Quỷ

From: Huy Thai
Date: Sun, December 17, 2017 6:42 am

Xin chào MS Quang Minh và quý vị,

Tôi không là Phật tử; nhưng qua tìm hiểu, tôi thấy có thể tạm giải thích về vấn đề mà MS nêu ra như sau:

1/.- Chữ Thần trong Phật giáo tương tự như trong Ki-tô giáo, là ám chỉ Thượng Đế [= Phạm Thiên: Brahman], với bản chất của Brahman được miêu tả là mang tính cá nhân siêu việt (transpersonal), mang tính cá nhân (personal) và không mang tính cá nhân (monist, impersonal) bởi các trường phái triết học khác nhau.
Theo đó, Thần như là một Đấng tạo dựng có thể ban phúc giáng họa cho con người. Còn như Thần, Ma, Quỷ, ... theo ý niệm dân gian là cảnh giới Tâm vô hình, nơi đây Tâm như là một tổng hợp của tình cảm, lý trí, ý chí, ký ức (ý thức + tiềm thức + vô thức) nơi sinh vật đang ở một trạng thái nào đó. Tâm được xem là nguồn năng lượng sóng vô hình (wave, chẳng hạn như sóng não – brain wave), có những tần số và biên độ khác nhau, nên theo đó mà tạm phân biệt ra cảnh giới.

Nói rõ hơn, Tâm như là nguồn năng lượng của một hệ thống mở có sự trao đổi năng lượng "tăng-giảm", có các tần số và biên độ thay đổi được theo thời gian, cho nên Tâm không có cảnh giới cố định.

Chuỗi biến đổi liên tục của Tâm gọi là quá trình chuyển hóa Tâm. Giáo dục Tâm theo chân lý khách quan (tức ai ai cũng thấy và hiểu) là quá trình chuyển hóa tâm tốt. Ngược lại, giáo dục Tâm theo chân lý chủ quan (tức nhồi sọ: tưởng tượng và áp đặt lý lẽ) là quá trình chuyển tâm xấu. Vì thế, người tu sĩ thật tu có thể có Tâm tốt hay Tâm xấu - tức do tu học đúng hay tu học sai từ nhận thức chân lý ban đầu mà ra, chứ không phải đã thật là tu sĩ rồi là tự nhiên tốt (đương nhiên là không nói đến kẻ giả tu).

Vì vậy, Tâm trong Phật giáo không có yếu tố cố định nào hết, như quan niệm linh hồn của Thượng Đế.

2/.- Về câu chuyện thần thoại miêu tả Ma, Quỷ hiện lên quấy phá Thái tử khi chưa thành đạo, là hàm ý nội tâm "Ý thức xấu", "Tiềm thức xấu" và "Vô thức xấu" của quá khứ nơi Thái tử trỗi dậy trong quá trình chuyển hóa tâm, mà trong kinh điển nhà Phật gọi là Ma chướng (.xem thêm về các thực tập Thiền học).
Do đó, đạo Phật không phủ nhận thế giới vô hình Thần, Ma, Quỷ ... theo qua niệm dân gian, và chúng không là cái linh hồn bất biến vĩnh hằng như ở các tôn giáo khác. Vì thế, đạo Phật không có thái độ gì phải cường điệu và sợ hãi như ở các tôn giáo độc thần, đa thần khác, đã tưởng tượng bày vẽ đến mực phức tạp về chúng, đến đỗi như là tìm mọi cách để nói không đúng sự thật bằng mỹ từ "Đức tin" về linh hồn của Thượng Đế qua cơ cấu “Thần học”.

Vài hàng trao đổi cùng MS

HT
________________________
Vào ngày 1:14 Chủ Nhật, 17 tháng 12 2017, Quang-Minh Nguyen đã viết:

TA CÓ THỂ XEM PHẬT GIÁO LÀ HỮU THẦN VÌ MA QUỈ ĐÃ HIỆN LÊN QUẤY PHÁ ĐỨC PHẬT NÊN NGÀI PHẢI LÀ THẦN ?