icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2036 >

Chưa có người nào khủng bố nước Mỹ đến từ 7 quốc gia bị Donald Trump ngăn cấm

Subject: **__Chân_dung_thẩm_phán_ gây_sốc_cho_Donald_Trump
From: Mike Wilson
Date: Mon, February 06, 2017 11:03 am

Từ 1975 đến nay không có bằng chứng nào cho thấy có người nào khủng bố nước Mỹ đến từ 7 quốc gia bị Donald Trump liệt kê để ngăn cấm : Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan & Yemen .

Như vậy, pháp lệnh của Trump không dựa trên sự kiện, mà dựa trên nỗi lo sợ, dù là mị dân (mượn cớ) lo sợ cho an ninh nước Mỹ.

Nỗi lo sợ trả thù này bắt nguồn từ mặc cảm tội lỗi Nước Mỹ đã xử tệ với các nước nói trên, đã gây chia rẽ nội loạn tại các nước ấy, thậm chí đã gây đảo chính, như ở Iran xâm lược trắng trợn như tại Iraq hay gây chiến tranh ủy quyền như tại Syria, Lybia, Somalia, Sudan, Yemen .

Chính nước Mỹ, qua xâm lược vô cớ nước Iraq, và qua thúc đẩy chiến tranh ủy quyền tại Syria đã tạo điều kiện cho ISIS phát triển vũ bão - đồng thời tạo tiền đề cho Nga nhảy vào cứu nguy Syria .

Trên bàn cờ chiến lược, mọi "nước đi" của Mỹ đều mang lại hậu quả không thể tránh !

*** Hễ gây thù thì sợ chuốc oán !!!

Sâu xa hơn nữa, muốn được yên bình thì phải xóa bỏ hận thù, điều mà nước Mỹ đã không làm được, hoặc không muốn làm, do chiến lược dùng Zionist Israel để khống chế khu vực Trung Đông .

Người Mỹ có câu, "You made the bed, now you have to sleep in it !"
"Mày đã làm giường, vậy mày phải ngủ giường đó đi !"

Người Việt mình cũng nói, "Nhân nào, quả nấy".

Donald Trump đã không thể diệt cái nhân, tất cũng không thể tránh cái quả cho nước Mỹ .

*** Chuyện nó làm chỉ để mị dân mà thôi .

Nạn khủng bố bằng súng máy nội địa đã không diệt được, nay lại đòi diệt khủng bố đến từ nước ngoài, - biết nó đến từ nước nào, mà chỉ cấm di dân từ 7 nước kia ? ...

Nó có thể đến từ châu Âu, Canada, Nam Mỹ, Cận Đông, Trung Á - như vậy, có cấm được cả thế giới hay không ? Có làm chuồng nhốt được toàn dân Mỹ bằng những hàng rào ô nhục, hay không ?

Sự vĩ đại của nước Mỹ - vứt đâu rồi ???

nth-fl

Chân dung thẩm phán dám gây sốc cho Tổng thống Mỹ Donald Trump
http://vov.vn/the-gioi/quan-sat/chan-dung-tham-phan-dam-gay-soc-cho-tong-thong-my-donald-trump-591155.vov


Thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở Seattle, người trở thành tâm điểm chú ý sau khi chặn sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ vốn khá nổi tiếng với quan điểm pháp lý bảo thủ.

chan dung tham phan dam gay soc cho tong thong my donald trump hinh 1
Thẩm phán liên bang Mỹ ở Seattle James Robart (trên). (Ảnh: AP)

Ông Robart cũng được đánh giá là người công tâm, hay giúp đỡ những người tị nạn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và từng thẳng thừng tuyên bố trong một buổi điều trần về cải cách ngành cảnh sát hồi năm 2015 rằng, “tính mạng của người da màu cũng quan trọng”.

Thẩm phán James L. Robart, 69 tuổi được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại dưới thời Tổng thống George W. Bush năm 2004.
Trước đó, ông từng tốt nghiệp đại học Whitman ở Walla Walla, Washington và Trung tâm Luật Đại học Georgetown và đã làm việc 30 năm tại các công ty luật tư nhân. Trong sự nghiệp của mình, ông Robart cũng được bầu làm thành viên Hội đồng Luật gia Mỹ (American College of Trial Lawyers) – vinh dự được trao cho chưa đầy 1% các luật sư.

Phán quyết khiến Tổng thống Trump bị sốc
Ngày 3/2, ông Robart ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh cấm nhập cảnh mà Tổng thống Donald Trump ký sau khi nhậm chức. Sắc lệnh này cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày và đình chỉ chương trình chấp nhận người tị nạn trong 120 ngày.

Phán quyết được đưa ra sau khi bang Washington và bang Minnesota nộp đơn kiện. Hai bang này cho rằng, sắc lệnh của ông Trump nhằm vào người Hồi giáo là vi phạm quyền hiến định của người nhập cư và gia đình họ.

Phán quyết này đương nhiên không hề “được lòng” Tổng thống Donald Trump. Trên Twitter, ông Trump mô tả Robart là “người được gọi là thẩm phán” và phán quyết của ông này là “vô lý”. Theo ông Trump, phán quyết của thẩm phán Robart chẳng khác nào việc ủng hộ “bất cứ ai, kể cả những kẻ có ý đồ xấu có thể xâm nhập nước Mỹ”.
“Không thể tin tưởng vào một thẩm phán đã đẩy đất nước vào tình thế nguy hiểm như thế này. Nếu có chuyện gì xảy ra, lỗi lầm thuộc về ông ta cũng như hệ thống tòa án. Nhiều người đang tràn vào Mỹ. Quá tệ!”, Trump viết trên mạng xã hội Twitter.

chan dung tham phan dam gay soc cho tong thong my donald trump hinh 2
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mạnh mẽ lên án phán quyết của thẩm phán Robart ngăn chặn sắc lệnh cấm nhập cư. (Ảnh: Zuma Press)

Robart – một con người kiên định
Mặc dù vậy, những người thân cận với Robart cho biết, bình luận của Tổng thống Trump không có khả năng gây ảnh hưởng đến vị thẩm phán liên bang ở Seattle.
John McKay, một cựu luật sư ở Seattle, người từng làm việc với Robart trong suốt một thập kỷ tại công ty luật Lane Powell Spears Lubersky nói: “Ông ấy là một thẩm phán rất cẩn thận. Robart bảo thủ trong cách nhìn nhận các vấn đề pháp lý và rất dũng cảm trong việc bảo vệ nó”.

Ông Douglas Adkins, một nhà đầu tư và là bạn từ thời thơ ấu của ông Robart, nói: “Tôi nghĩ hành động của ông ấy không mang động cơ chính trị. Ông ấy không phải là người bảo thủ hay tự do. Ông ấy quan tâm đến pháp luật và sự công bằng”.

Một cựu luật sư ở Seattle, Mỹ, Jenny Durkan chia sẻ về Robart: “Chúng tôi từng thắng trong vài phiên xử án của Robart và cũng từng thua không ít, nhưng chúng tôi biết rõ rằng, bất kỳ khi nào chúng tôi bước vào phòng xử án có mặt ông ấy, chúng tôi đều phải chuẩn bị kỹ càng hơn”.
Điều này được thể hiện rõ khi ông Robart chất vấn Luật sư Michelle Bennett thuộc Bộ Tư pháp Mỹ rằng, liệu những người nước ngoài đến từ 7 quốc gia nằm trong lệnh cấm của ông Trump có từng bị bắt giữ vì có âm mưu tấn công khủng bố nước Mỹ sau vụ 11/9 hay không. Bà Michelle trả lời rằng bà không biết.

Ông Robart tự trả lời câu hỏi mình đặt ra: “Câu trả lời là hoàn toàn không. Bà đang đại diện cho những người muốn nói rằng, chúng ta phải bảo vệ nước Mỹ khỏi những cá nhân đến từ những quốc gia nói trên mà không đưa ra được lý do biện minh cho việc này”.

Theo ông Robart, ông có trách nhiệm xem xét xem liệu sắc lệnh của Tổng thống Trump là “dựa trên thực tế chứ không phải những điều không có thực”.
chan dung tham phan dam gay soc cho tong thong my donald trump hinh 3
Người biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump. (Ảnh: IB Times)

Đứng về phía kẻ yếu
James L. Robart được cho là một thẩm phán rất nghiêm khắc trong những vụ án hình sự, đặc biệt là những trường hợp có liên quan đến giới “cổ cồn trắng” và ông đã thực hiện giám sát cải cách tại Sở cảnh sát Seattle kể từ năm 2012 khi cơ quan này đồng ý thực hiện những thay đổi sau những phát hiện của Bộ Tư pháp cho thấy, các nhân viên cảnh sát của Sở lạm dụng vũ lực trong những tình huống không cần thiết.
Mùa hè năm 2015, đúng thời điểm nội bộ nước Mỹ đang căng thẳng vì những cuộc biểu tình bạo lực chống cảnh sát trên khắp nước Mỹ, ông Robart đã tổ chức một buổi điều trần và gây chú ý đặc biệt khi nhắc đến khẩu hiệu phổ biến của những người biểu tình trong vụ kiện liên quan đến cáo buộc cảnh sát Seattle thiên vị và dùng vũ lực quá mức.
“Theo thống kê từ FBI, 41% các vụ cảnh sát bắn chết người tại Mỹ có nạn nhân là người da đen dù họ chỉ chiếm 20% dân số. Tính mạng người da đen cũng rất quan trọng”, Robart nói.

Công ty luật của Robart luôn cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho những người không có đủ khả năng chi trả và bản thân ông từng là Chủ tịch quỹ Ngôi nhà trẻ em Seattle – nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và giáo dục đặc biệt cho nhóm trẻ em có nguy cơ cao (bị lạm dụng hay đối xử tệ bạc) .

Robart cũng nhận được sự đánh giá rất cao của Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa bang Utah, Orrin Hatch, vì công việc đại diện cho những người tị nạn đến từ Đông Nam Á.

Chia sẻ về công việc “cầm cân nảy mực” của mình, Robart nói: “Tôi luôn tâm niệm rằng cần phải đối xử với tất cả mọi người bằng nhân phẩm và sự tôn trọng để khi rời phòng xử án, họ cảm thấy rằng họ được tham dự một phiên tòa công bằng, không có bất kỳ sự phân biệt nào”./.

Hùng Cường/VOV.VN